Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn khép kín tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.52 KB, 10 trang )



Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Viện khkt nông nghiệp miền nam



Báo cáo tổng kết đề tài nhánh

xây dựng mô hình chăn nuôi lợn khép kín
tại huyện củ chi, tp. Hồ chí minh

_____________________________________

thuộc đề tài cấp nhà nớc mã số kc 06.06
nghiên cứu một số giải pháp khoa học công nghệ và thị
trờng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn
Chủ nhiệm đề tài: ts . đỗ văn quang

















6482-5
27/8/2007

hà nội - 2007


1
BÁO CÁO

KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHĂN NUÔI LN KHÉP KÍN TẠI CỦ CHI
TP. HỒ CHÍ MINH

Người thực hiện: Phạm Tất Thắng

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam



I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển và tăng trưởng khá nhanh của nền kinh
tế, ngành nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc cả về diện tích, quy mô,
năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhiều sản phẩm như gạo, cà phê, điều, tiêu,… đã xuất khẩu
và chiếm lónh được những thò phần nhất đònh trên thế giới, phần nào tạo điều kiện thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp phát triển mạnh.
Ngành chăn nuôi ở nước ta đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Các giống bò sữa, giống lợn có
năng suất và chất lượng cao đã được nhập và thích nghi với điều kiện khai thác ở nước ta, đặc
biệt các giống lợn cao sản như Yorshire, Landrace, Duroc, Pietrance đã và đang được khai

thác tốt. Mặc dù vậy, sản phẩm chăn nuôi lợn ở nước ta hầu như chưa xuất khẩu được vì chưa
đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa việc đầu tư phát triển chăn nuôi lợn ở vùng nông thôn chưa
được chú trọng nhiều, chăn nuôi ở nông thôn chủ yếu là chăn nuôi nhỏ qui mô hộ gia đình với
hình thức chính là tận dụng các phụ phế phẩm trồng trọt và lao động nông nhàn, mà phương
thức này chỉ phù hợp với các giống lợn đòa phương có năng suất và chất lượng thòt thấp. Vì thế
sản phẩm thòt lợn của nước ta chưa đủ sức cạnh tranh được với các nước khác trong khu vực
cũng như trên toàn thế giới. Chính vì vậy mà cần thiết phải nghiên cứu xây dựng các mô hình
chăn nuôi lợn tiên tiến, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi để nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm, từ đó tuyên truyền, quảng bá và hướng dẫn mở rộng cho người
chăn nuôi ở những nơi có điều kiện áp dụng theo các mô hình đã xây dựng nhằm sản xuất
được sản phẩm thòt lợn đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế để đáp ứng nhu cầu người tiêu
dùng trong nước và cho xuất khẩu là việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn khép kín tại Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Chuyển giao những tiến bộ mới về giống, chuồng trại, phương thức chăn nuôi, vệ sinh
môi trường, an toàn dòch bệnh, sử dụng thức ăn chăn nuôi phù hợp với đòa phương nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng được các tiêu chuẩn về thòt xuất
khẩu.

2

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
A/ Nội dung

1. Điều tra, khảo sát trình độ chuyên môn và khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật trong
chăn nuôi lợn của các nông hộ trong vùng tham gia đề tài.
2. Chọn ba hộ chăn nuôi lợn có đủ các điều kiện về trình độ, khả năng chuyên môn, cơ
sở vật chất và số đầu lợn nái của mỗi hộ ở vùng điều tra để tiến hành chuyển giao các tiến bộ

kỹ thuật gồm:
* Công tác giống
- Đánh giá chất lượng đàn giống hiện có của các hộ đã chọn lựa, từ cơ sở đó có kế
hoạch hướng dẫn từng hộ nên sử dụng con giống nào là phù hợp với cơ sở. Chú ý đến các
giống có năng suất và chất lượng cao hiện nay như đối với con nái: Yorshire, Landrace,
Yorshire x Landrace, France Hybrid; đối với con đực như: Duroc, Pietrain, Duroc x Pietrain,
SP.
- Hướng dẫn các hộ mua bổ sung hay thay thế dần đàn nái hiện có (nếu đàn nái hiện có
không đạt yêu cầu về năng suất và chất lượng)
- Hộ nào có điều kiện thì có thể cố vấn cho họ mua con đực giống tốt về để phối cho
nái của cơ sở, hoặc hướng cho họ tập trung mua tinh lợn đực giống nào là phù hợp.
- Hướng dẫn kỹ thuật về phát hiện động dục và gieo tinh nhân tạo, đảm bảo cho hộ
chăn nuôi có thể tự thực hiện gieo tinh nhân tạo cho lợn của trại.
- Hướng dẫn việc mở sổ theo dõi công tác giống rõ ràng và chính xác, ghi phiếu theo
dõi từng con nái về các chỉ tiêu sinh sản cũng như tình hình dòch bệnh và sức khoẻ lợn.
* Thức ăn
- Hướng dẫn các hộ mô hình lựa chọn nguyên liệu thức ăn, chú ý khai thác tốt các
nguyên liệu sẵn có của đòa phương và những nguyên liệu cần thiết khác cho từng loại lợn của
cơ sở.
- Hướng dẫn các hộ chăn nuôi tự cân đối khẩu phần ăn trên máy vi tính, đảm bảo khẩu
phần được cân đối axit amin và giá thành thấp nhất đồng thời kiểm soát được việc sử dụng các
chất kích thích sinh trưởng, đảm bảo cho sản phẩm thòt lợn không có tồn dư kháng sinh hay
hormon.
- Đối với các hộ chăn nuôi chưa có điều kiện về máy móc thì có thể hướng dẫn họ cách
lựa chọn nguyên liệu phối trộn với các loại thức ăn đậm đặc để đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu
dinh dưỡng cho từng loại lợn.
* Thú y
- Căn cứ vào đánh giá tổng hợp về tình hình thú y trong vùng, hướng dẫn các hộ chăn
nuôi thực hiện việc tiêm phòng các loại vac xin cần thiết theo đúng đònh kỳ.
- Thực hiện phun thuốc sát trùng và tẩy uế chuồng trại theo đònh kỳ và sau mỗi lần

chuyển chuồng hay xuất bán lợn.
- Giới thiệu các mô hình hầm ủ bioga, hướng dẫn họ xây dựng hầm ủ bioga để xử lý
chất thải, giảm tối đa gây ô nhiễm môi trường.
- Mở sổ sách theo dõi lòch tiêm phòng, tình hình dòch bệnh và công tác thú y.

3
* Chuồng trại
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng hộ chăn nuôi để giới thiệu các mô hình chuồng
trại: Chuồng nền hay chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng cá thể, máng ăn và máng uống tự
động.
Tùy theo điều kiện mặt bằng, vò trí đòa lý, điều kiện kinh tế của các hộ chăn nuôi để
hướng dẫn họ nên xây dựng hay cải tiến theo mô hình chuồng nuôi lợn kết hợp trồng cây và ao
cá, mô hình chuồng nuôi công nghiệp, mô hình chuồng nuôi khép kín ổn đònh nhiệt.
* Phương thức chăn nuôi
- Giới thiệu, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng
từng loại lợn, đảm bảo tối ưu các điều kiện để lợn sinh trưởng và phát triển.
- Phân tích và tham mưu cho các trang trại nên áp dụng phương thức chăn nuôi theo
kiểu công nghiệp tập trung hay kết hợp (VAC).
* Đánh giá hiệu quả của từng mô hình đặc trưng.
B/ Phương pháp tiến hành
1. Điều tra khảo sát lựa chọn hộ
Điều tra khảo sát ở một số xã của Huyện Củ Chi, xác đònh những hộ có điều kiện về
đất đai, tiền vốn, trình độ, lực lượng lao động chuyên môn để xây dựng mô hình phù hợp với
yêu cầu đặt ra.
2. Hướng dẫn các chủ hộ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn
- Áp dụng thụ tinh nhân tạo cho đàn lợn.
- Sử dụng các thiết bò tiên tiến như chuồng lồng, núm uống tự động.
- Hướng dẫn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chế biến thức ăn như cách chọn lựa
nguyên liệu, cân đối khẩu phần, phối trộn thức ăn cho từng loại lợn, chú ý sử dụng các nguyên
liệu sẵn có của đòa phương như khoai mỳ, tấm, cám, bắp, đậu nành.

- Thực hiện nghiêm ngặt công tác vệ sinh thú y như đònh kỳ sát trùng chuồng trại, tiêm
phòng đúng đònh kỳ, xử lý chất thải bằng hầm ủ bioga.

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Điều tra chọn hộ
Kết hợp với trạm thú y huyện, chúng tôi đã điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi ở các
xã Phước Vónh An, Phước Thạnh, Phước Hiệp, Thái Mỹ thuộc Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ
Chí Minh. Nhìn chung tình hình chăn nuôi lợn ở những khu vực được điều tra đang có những
bước phát triển mạnh, tuy nhiên chăn nuôi lợn phần lớn vẫn ở qui mô nhỏ hộ gia đình, một số
hộ đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi với hình thức trang trại. Tuy nhiên họ chưa thực sự đầu tư và
hạch toán kinh tế mà chỉ là hình thức gom góp tiết kiệm cho nên hiệu quả chưa cao. Hầu hết
số hộ được điều tra đều chăn nuôi lợn giống ngoại (Landrace, Yorkshire và Landrace x
Yorshire), chưa có cơ sở nào nuôi lợn đực giống để phục vụ cho công tác giống của cơ sở, chủ
yếu là gieo tinh nhân tạo từ các dòch vụ. Một số hộ sử dụng thức ăn đậm đặc và tận dụng phụ
phẩm ngành nông nghiệp để giảm chi phí, một số hộ sử dụng thức ăn hoàn chỉnh sản xuất từ
các nhà máy thức ăn. Phần lớn số hộ điều tra chưa tận dụng nguồn phân, một số hộ có vườn thì
sử dụng phân cho bón cây.

4
Nói chung tình hình chăn nuôi lợn vẫn theo tập quán, việc áp dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, năng suất và chất lượng thòt lợn chưa được cải thiện
nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu thò hiếu của người tiêu dùng và cho xuất khẩu. Việc đầu tư
cho phát triển ngành chăn nuôi chưa được chú trọng, vì thế ngành chăn nuôi vẫn còn là ngành
sản xuất nhỏ. Việc đầu tư nghiên cứu áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ nhằm sản
xuất thòt lợn có năng suất và chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và cho
xuất khẩu là cần thiết.
Qua điều tra, phân tích và bàn bạc với các chủ hộ, chúng tôi lựa chọn được 3 hộ gia
đình có chăn nuôi lợn có đủ điều kiện để tham gia mô hình.
Bảng 1.
Danh sách các chủ hộ tham gia xây dựng mô hình

STT Họ và tên Đòa chỉ hộ Số nái Số thòt
1 Nguyễn Minh Tâm Xã Phước Vónh An, Củ Chi 60 300
2 Trần Văn Xí Xã Phước Thạnh, Củ Chi 18 120
3 Trần Văn Triếu Xã Phước Thạnh, Củ Chi 15 100

Tổng cộng 93 520
* Số liệu tháng 10 năm 2003

Hầu hết các hộ chăn nuôi trên đây đều chưa mở sổ sách theo dõi năng suất sinh sản
cũng như theo dõi dòch bệnh và chích ngừa cho lợn. Tuy nhiên theo đánh giá của các chủ hộ
thì các chỉ tiêu năng suất của lợn ở các hộ đều ở mức trung bình trong khu vực. Điều đáng chú
ý là hộ nào đã có chú ý thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì tỷ lệ hao hụt từ sơ sinh
đến cai sữa thấp như hộ ông Tâm đồng thời trọng lượng lợn con cai sữa (28 ngày) cao hơn
(khoảng 7 kg) so với các hộ khác (khoảng 6,5 kg). Đặc biệt hộ ông Triếu do ít chú ý hơn đến
kỹ thuật, hơn nữa điều kiện chuồng nuôi chưa đảm bảo tốt do đó tỷ lệ hao hụt từ sơ sinh đến
cai sữa cao nhất (khoảng 13%). Đối với các chỉ tiêu tăng trọng lợn thòt cũng như hệ số chuyển
hóa thức ăn ở hộ ông Tâm cũng tốt hơn các hộ khác do hộ này đã có nhiều chú ý về vệ sinh
thú y, quản lý chặt chẽ và biết thực hiện tốt các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng hơn các hộ kia.


2. Tổ chức hướng dẫn thực hiện công tác giống

- Trên cơ sở đánh giá chất lượng đàn giống hiện có của các hộ, tất cả các hộ đã được
chọn lựa đều nuôi lợn nái giống Yorshire, Landrace, Yorshire x Landrace, mua từ Trại giống
Cấp I, từ trại France Hybrid và sử dụng nguồn tinh phối của các cơ sở chăn nuôi đực giống,
giống đực phối chủ yếu là Duroc, Landrace, Yorshire và PD.
Hộ ông Nguyễn Minh Tâm thực hiện khá tốt công tác giống, biết chọn lựa những con
giống tốt để sử dụng, hộ ông Trần Văn Xí và Trần Văn Triếu với qui mô nhỏ, vì thế chưa quan
tâm nhiều đến vấn đề này. Mặc dù vậy, chưa có hộ nào có sổ sách theo dõi chi tiết từng con
giống, chưa theo dõi kỹ các chỉ tiêu sinh sản, tình hình dòch bệnh và công tác thú y của trại,

đồng thời việc thực hiện gieo tinh nhân tạo chủ yếu do các kỹ thuật viên của các cơ sở nuôi
đực giống mang đến phối, đối với chủ hộ do họ chưa có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm về
gieo tinh nhân tạo, vì thế việc phát hiện động dục và thời điểm phối giống chưa đạt yêu cầu do
đó tỷ lệ thụ thai chưa cao. Hầu hết các hộ chưa làm tốt công tác chọn lọc loại thải, thay thế

5
đàn, số nái có năng suất thấp nhưng vẫn chưa thay thế kòp thời làm ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành tổ chức hướng dẫn cho các chủ hộ về
công tác chọn giống, việc phát hiện đúng thời điểm động dục và kỹ thuật gieo tinh nhân tạo,
đồng thời hướng dẫn họ mở sổ sách ghi chép, theo dõi.
Sau thời gian hơn 1 năm thực hiện xây dựng mô hình, các hộ đã có những cải thiện rõ
rệt. Họ đã mở sổ sách ghi chép, theo dõi cụ thể, thực hiện thao tác thành thạo việc phát hiện
động dục, thời điểm phối giống và gieo tinh nhân tạo, đánh giá tốt năng suất sinh sản, chọn lọc
loại thải kòp thời những con nái có năng suất và chất lượng thấp. Qua theo dõi kết quả tổng số
86 lứa đẻ của hộ ông Nguyễn Minh Tâm, 28 lứa đẻ của hộ ông Trần Văn Xí và 26 lứa đẻ của
hộ ông Trần Văn Triếu, chúng tôi đã tổng hợp được kết quả sau:
Bảng 2.
Một số chỉ tiêu sinh sản của lợn sau khi xây dựng mô hình
STT CHỈ TIÊU Ô. TÂM Ô. XÍ Ô.TRIẾU
1 Số lứa đẻ 86 28 26
2 Tỷ lệ thụ thai sau 1 lần phối (%) 93 89 92
3 SCSS còn sống/ổ (con) 9,76
±
0,32 9,70
±
0,30 9,68
±
0,33
4 T.lượng BQ sơ sinh(kg) 1,35

±
0,05 1,30
±
0,05 1,30
±
0,05
5 Số con cai sữa/ổ (con) 8,85
±
0,27 8,8
±
0,25 8,62
±
0,25
6 T.lượng BQ cai sữa(kg) 6,95
±
0,15 6,65
±
0,2 6,53
±
0,25
7 Tỷ lệ hao hụt (%) 9,32 9,23 10,95
8 Số lứa đẻ nái/năm(lứa) 2,14
±
0,05 2,10
±
0,05 2,10
±
0,07
9 SCCS nái/năm (con) 18,94
±

0,5 18,48
±
0,5 18,10
±
0,4
* SCSS = Số con sơ sinh; SCCS = Số con cai sữa
* Tăng trọng giai đoạn nuôi thòt; Chuyển hóa thức ăn giai đoạn nuôi thòt
Kết quả này cho thấy các chỉ tiêu sinh sản của lợn ở các hộ mô hình đạt ở mức độ tiên
tiến trong khu vực, tỷ lệ thụ thai sau một lần phối (phối kép) được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ hao
hụt của lợn con cũng giảm đáng kể.

3. Tổ chức hướng dẫn sử dụng thức ăn cho đàn lợn
Qua kết quả điều tra cho thấy phần lớn các cơ sở chăn nuôi lợn ở khu vực Huyện Củ
Chi đều sử dụng thức ăn hoàn chỉnh hoặc thức ăn đậm đặc của các nhà máy sản xuất thức ăn
gia súc, vì thế lợi nhuận của các nhà chăn nuôi chưa cao. Xuất phát từ tình hình thực tế đó,
chúng tôi đã mạnh dạn hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi đã được chọn để tự trộn thức ăn hoàn
chỉnh. Việc tự trộn thức ăn phụ thuộc vào khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như tiền vốn
của từng hộ chăn nuôi.
Hộ ông Nguyễn Minh Tâm được chúng tôi hướng dẫn sử dụng phần mềm tổ hợp khẩu
phần nên đã mạnh dạn mua máy trộn và đầy đủ các nguyên liệu để tự trộn thức ăn hoàn chỉnh.
Riêng thức ăn cho lợn con theo mẹ và thức ăn cho lợn con sau cai sữa thì tất cả các cơ sở vẫn
phải mua của các cơ sở sản xuất thức ăn chứ họ chưa tự chủ động sản xuất được loại thức ăn
này vì nguyên liệu để trộn loại thức ăn này đòi hỏi chất lượng cao. Đến nay, ông Nguyễn
Minh Tâm có thể tự tính toán cân đối khẩu phần và phối trộn thức ăn cho lợn của trại, tăng

6
trọng và tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của thức ăn tự trộn không thua kém gì so với
thức ăn của các nhà máy chế biến. Thức ăn tự trộn đã tiết kiệm được chi phí từ 300 đồng đến
500 đồng cho mỗi kg so với mua thức ăn hoàn chỉnh vì thế sau một năm sử dụng thức ăn tự
trộn, hộ ông Nguyễn Minh tâm đã tiết kiệm được 150 triệu đồng tiền thức ăn. Đây là khoản

tiết kiệm không nhỏ đối với một cơ sở có qui mô chăn nuôi nhỏ. Điều đặc biệt quan trọng là sử
dụng thức ăn tự trộn đã hòan toàn kiểm soát được chất lượng nguyên liệu, điều chỉnh được
thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng loại lợn, từng
lứa tuổi lợn, kiểm soát được việc dùng các chất kháng sinh, hormon, đảm bảo sản phẩm thòt
lợn sản xuất ra không có tồn dư các chất độc hại.
Riêng hộ ông Trần Văn Xí và Trần Văn Triếu đến nay chưa đủ điều kiện kinh tế để
đầu tư, vì thế vẫn phải mua thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn hoàn chỉnh của các nhà máy chế
biến bởi vì khi mua thức ăn hoàn chỉnh hay thức ăn đậm đặc của cơ sở chế biến thì họ sẽ
không phải trả tiền ngay mà có thể thiếu hàng tháng, thậm chí cơ sở sản xuất sẵn sàng cho họ
nợ cho đến khí xuất bán lợn thòt thì họ mới thu tiền, vì vậy hiệu quả chăn nuôi của các hộ này
chưa cao.
Bảng 3.
Tăng trọng và chi phí thức ăn cho lợn mô hình
STT CHỈ TIÊU Ô. TÂM Ô. XÍ Ô.TRIẾU
1 Tổng số lợn theo dõi (con) 320 120 80
2 Trọng lượng ban đầu (kg) 22,10
±
0,52 21,28
±
0,26 20,54
±
0,46
3 Trọng lượng xuất bán (kg)
97,00
±
0,61

95,25
±
0,30


92,94
±
0,21

4 Số ngày nuôi thòt (ngày) 115 120 120
5 Tăng trọng bình quân/ngày (g) 651
±
25,5 616
±
20,3 603
±
23,3
6 Tiêu tốn thức ăn (kg/kgTT) 3,20
±
0,14

3,24
±
0,16

3,31
±
0,14

7 Chi phí thức ăn (đồng/kg TT)
10.273
±
141 11.367
±

119

11.613
±
97


* Giá thức ăn thời điểm tháng 12 năm 2004

Theo đánh giá của các chủ trại cũng như qua thực tế ở các cơ sở chăn nuôi trên, chúng
tôi thấy đối với các trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô vừa và nhỏ, nếu được hướng dẫn
kỹ thuật hoàn chỉnh từ khâu chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng cho đến tự sản xuất thức ăn sẽ
mang lại hiệu quả tốt nhất, họ sẽ tự chủ động được nguồn thức ăn cho trang trại của mình và
kiểm soát được thành phần nguyên liệu cũng như tiết kiệm chi phí thức ăn. Tiêu biểu trong số
hộ trên đây là hộ ông Nguyễn Minh Tâm đã phát huy tốt việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào
thực tế do đó hiệu quả chăn nuôi cao hơn so với các hộ khác.

4. Công tác thú y

Do được hướng dẫn chi tiết cách lập sổ sách, lên lòch chích ngừa cho từng đối tượng lợn
theo đònh kỳ đối với các loại vaccin chủ yếu như tụ huyết trùng, dòch tả, FMD,
E.coli
,
parvovirut; vì thế các hộ mô hình đã thực hiện rất tốt việc chích ngừa cho đàn lợn. Tình hình
dòch bệnh trong năm qua đã không xảy ra, tỷ lệ tiêu chảy của lợn giảm đáng kể, tỷ lệ hao hụt
giảm rất nhiều so với trước khi tham gia mô hình. Đây là một trong những nguyên nhân giảm
chi phí chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế.

7
Tuy nhiên, cả 3 hộ chăn nuôi trên, chủ hộ đều tự làm công tác thú y, tự làm công tác

chẩn đoán và điều trò bệnh, trong khi họ chưa qua lớp đào tạo nào mà chỉ qua kinh nghiệm
thực tế và học hỏi kinh nghiệm bạn bè, vì thế việc điều trò cho những lợn bò bệnh đôi khi
không kòp thời, làm ảnh hưởng không tốt đến khả năng tăng trưởng của lợn.
Thực hiện nội dung của dự án, chúng tôi đã hướng dẫn cho hộ ông Nguyễn Minh Tâm
xây dựng một hầm ủ bioga với khối lượng 15 m
3
, tuy chưa sử dụng hết nguồn phân của trại
nhưng đã góp phần đáng kể vào làm giảm ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn năng lượng
cho sinh hoạt.

5. Chuồng trại
Từ thực tế vò trí trại chăn nuôi của hộ ông Nguyễn Minh Tâm nằm riêng biệt khỏi khu
dân cư, cạnh sông và gần đường giao thông, thuận tiện cho vận chuyển nguyên liệu thức ăn
cũng như xuất bán lợn. Tuy nhiên chuồng trại tại hộ ông Tâm đã được xây dựng từ khá lâu,
chuồng nuôi lợn thòt dạng chuồng nền, máng xi măng dài và cho ăn 2 lần trong một ngày, do
đó lợn tranh giành nhau thức ăn ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của lợn. Từ khi
tham gia thực hiện mô hình, ông Tâm đã đầu tư cải tạo lại chuồng, sử dụng máng ăn bán tự
động và nước uống bằng núm, vì thế sinh trưởng và phát triển của lợn tốt hơn. Nhìn chung khu
chăn nuôi của hộ này khá tốt vì độc lập với khu dân cư, việc thực hiện phòng ngừa dòch bệnh
rất thuận lợi. Hơn nữa đây là hộ chăn nuôi theo hướng công nghiệp, có chuồng nái cá thể, có
sàn đẻ và sàn lợn con sau cai sữa. Nhìn chung mô hình chuồng này rất thuận lợi cho việc theo
dõi, quản lý, vệ sinh phòng bệnh và khai thác tối đa diện tích chuồng trại. Mô hình chuồng trại
này thích hợp cho các hộ gia đình có điều kiện đầu tư chăn nuôi cao.
Vò trí trại chăn nuôi của ông Trần Văn Xí và ông Trần Văn Triếu nằm gần khu dân cư,
đầu tư không nhiều, vì thế chuồng trại khá đơn giản, Việc thực hiện áp dụng các tiến bộ mới
trong chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp đối với mô hình này gặp khó khăn hơn. Hai hộ
này không thực hiện xây hầm ủ bioga, toàn bộ chất thải thải ra đều được thu gom bán cho các
hộ trồng rau hay nuôi cá. Theo chúng tôi thì mô hình này chỉ phù hợp với vùng nông thôn có
diện tích đất rộng để chăn nuôi khép kín, đồng thời là nơi để đưa các giống mới có năng suất
và chất lượng cao vào sản xuất ra con giống tốt cung cấp cho bà con nông dân quanh vùng.

Sau khi tham khảo thêm một số nơi, ông Trần Văn Xí đã đầu tư xây dựng chuồng nuôi lợn thòt
ra khu riêng biệt và sử dụng máng ăn bán tự động, dùng núm uống, vì thế đến nay tình hình
chăn nuôi lợn của hộ gia đình ông Xí đã cải thiện rất nhiều.
Trong số 3 hộ này thì hộ ông Trần Văn Xí và Trần Văn Triếu được xây dựng liền sát
với khu dân cư, công tác phòng ngừa dòch bệnh gặp khó khăn hơn. Vì thế tỷ lệ hao hụt do dòch
bệnh ở các hộ này cao hơn hộ ông Nguyễn Minh Tâm. Đây là vấn đề cần chú ý khi quy hoạch
xây dựng trang trại chăn nuôi.
Với vùng chăn nuôi lợn được quy hoạch tại Củ Chi, việc xây dựng các trang trại nhỏ có
quy mô từ 15 nái đến 50 nái là thích hợp, vừa phù hợp về khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật và
quản lý, vừa phù hợp với điều kiện chung về đất đai và tiền vốn của từng hộ gia đình cũng như
việc đầu tư thu mua nguyên liệu và tự phối trộn thức ăn hoàn chỉnh cho lợn và tiêu thụ sản
phẩm.

8


6. Hiệu quả kinh tế và xã hội
Trong thời gian thực hiện đề tài, do giá lợn thòt trên thò trường cao, do đó cả 3 hộ đều
sản xuất lợn con để nuôi thòt (khoảng 90%), phần bán giống ra ngoài chỉ chiếm khoảng 10%
cho các hộ bà con thân thích. Tính đến tháng 4 năm 2005, số lượng đầu lợn ở các hộ như sau:
Bảng 4.
Số đầu lợn trước và sau khi thực hiện mô hình
TRƯỚC TRIỂN KHAI SAU TRIỂN KHAI
STT HỌ VÀ TÊN
Lợn nái Lợn thòt Lợn nái Lợn thòt
1 Nguyễn Minh Tâm 60 300 80 450
2 Trần Văn Xí 18 120 25 150
3 Trần Văn Triếu 15 100 15 120
Tổng cộng 93 520 120 720
Sau gần hai năm, số đầu lợn nái ở các hộ đều tăng lên, số nái tăng lên một phần được

hỗ trợ mua nái hậu bò mới từ các trại giống, phần còn lại là do các hộ tự lựa chọn giống trong
số nái tốt của hộ mình. Tuy nhiên mặt hạn chế của các hộ này là chưa tự chủ động được nguồn
tinh để phối, hơn nữa chưa có phương tiện để kiểm tra chất lượng tinh trước khi phối.
Với 3 hộ chăn nuôi quy mô đàn nái như trên đây, trong thời gian qua sản xuất đều có
lời, một phần do biến động giá (giá lợn con giống biến động từ 32000 đồng đến 42000
đống/kg; giá lợn thòt biến động từ 19000 đồng đến 25000 đồng/kg), một phần do các hộ áp
dụng tốt những tiến bộ kỹ thuật, vì thế hiệu quả chăn nuôi được nâng cao.

Nhìn chung hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở các hộ trên đều được nâng lên rõ rệt
sau hai năm tham gia chương trình. Theo đánh giá của chúng tôi, việc lai ba máu (Yorkshire x
Landrace) x Duroc hoặc bốn máu (Yorkshire x Landrace) x (Pietrain x Duroc) đã tạo ra những
con giống tốt có năng suất và chất lượng cao đồng thời thực hiện tự chủ động phối hợp thức ăn
với khẩu phần được cân đối dinh dưỡng, đặc biệt là cân bằng các axit amin thiết yếu, đã có tác
dụng nâng cao năng suất và chất lượng đàn lợn.
Bảng5.
so sánh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thòt giữa các hộ- Tính theo 100 kg lợn hơi
STT
CHỈ TIÊU
ÔNG TÂM ÔNG XÍ ÔNG TRIẾU
BQ KHU VỰC

1 Tăng trọng (g/ngày) 651 616 603 605
2 FCR (kg/kgTT) 3,20

3,24

3,31

3,23
3 Chi phí giống (đồng/con)

707.200 681.600 656.000
-
4 Chi phí T. ăn (đồng/con) 769.520 840.800 840.800 -
5 Chi phí thú y (đồng/con) 18.000 21.000 32.000 -
6 Chi phí nhân công (đ/con) 30.000 30.000 30.000 -
7 Giá bán (đồng/con) 2.350.000 2.300.000 2.300.000 -
8 Hạch toán (đồng) + 825.280 + 726.600 + 741.200 -
* Bình quân khu vực – theo số liệu điều tra của Phòng nghiên cứu Tiểu gia súc – Viện KHKT
NN miền Nam năm 2002

9
* Giá lợn con giống tính theo thời điểm tháng 4 năm 2004 là 32 000 đồng/kg, giá lợn thòt tính
theo thời điểm tháng 12 năm 2004

Tăng trọng bình quân ngày của lợn thòt ở hộ ông Tâm và ông Xí cao hơn, nhưng hộ ông
Triếu chỉ tương đương mặt bằng chung cả khu vực. Sở dó như vậy là vì điều kiện chăm sóc,
nuôi dưỡng ở hai hộ này tốt hơn, con giống được chú ý chọn lọc kỹ hơn, tinh lợn giống phối ở
hai hộ này chủ yếu là Duroc hoặc Pietrain x Duroc hay SP.
Đồng thời với các chỉ tiêu kỹ thuật tốt thì các chỉ tiêu kinh tế cũng tốt theo. Mặc dù
chưa tính hết các chi phí, song kết quả cũng cho thấy, tiền lời trong chăn nuôi lợn thòt ở hộ ông
Tâm là cao nhất sau đó mới đến hộ ông Triếu và ông Xí.
Qua tất cả các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật, chúng tôi thấy rằng mô hình trang trại có
chú ý đầu tư như hộ ông Tâm rõ ràng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên nếu hạch
toán đầy đủ các khoản thu ngoài sản phẩm chính từ lợn thì chúng tôi thấy mô hình hộ ông
Triếu cũng mang lại hiệu quả kinh tế không thấp. Như vậy, tùy điều kiện thực tế từng vùng,
từng hộ và điều kiện kỹ thuật từng vùng mà có biện pháp áp dụng mô hình nào cho thích hợp.
Một điều đáng ghi nhận là các hộ được hỗ trợ một phần về vac xin, tinh lợn giống do
đó việc phòng ngừa dòch bệnh trong thời gian qua khá tốt, không có hiện tượng dòch bệnh xảy
ra, việc lai tạo ra những con giống tốt từ nguồn tinh hỗ trợ đã phần nào nâng cao được năng
suất đàn lợn. Hầu hết các hộ đã một phần hoặc hoàn toàn chủ động trộn thức ăn theo hướng

dẫn của chúng tôi hoặc một phần theo hướng dẫn của các hãng sản xuất thức ăn đậm đặc mà
đã giảm giá thành thức ăn, đồng thời họ chủ động được vấn đề dinh dưỡng trong thức ăn cho
nên năng suất lợn thòt được nâng cao rõ rệt. Đây là vấn đề có thể hướng dẫn áp dụng rộng rãi
cho các hộ khác.

7. Đề xuất, kiến nghò
Đây là mảng nghiên cứu rất cần thiết để thực hiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong
chăn nuôi lợn nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn lợn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và
tiến tới cho xuất khẩu. Vì vậy cần đầu tư nghiên cứu tiếp tục cho các vùng sâu, vùng xa với
các mô hình nhỏ để cung cấp con giống tốt cho người chăn nuôi nhằm đáp ứng được nhu cầu
cho người tiêu dùng và cho xuất khẩu, nâng cao mức sống cho người dân.

×