Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tổ chức tài chính trung gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.29 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
Mục lục........................................................................................................02
Phần mở đầu.................................................................................................03
Phần nội dung...............................................................................................04
Chương I: Trung gian tài chính....................................................................04
I.Khái niệm.............................................................................................04
II. Chức năng, vai trò..............................................................................04
III. Vai trò................................................................................................04
Chương II: Công ty tài chính.......................................................................06
I.Khái niệm.............................................................................................06
II. Đặc điểm, tính chất.............................................................................06
III.Phân loại.............................................................................................07
IV. Hoạt động của công ty tài chính........................................................10
Chương III: Công ty bảo hiểm.....................................................................15
I. Khái niệm............................................................................................15
II. Vai trò.................................................................................................15
III. Phân loại............................................................................................16
Chương IV: Phân biệt ngân hàng thương mại với các tổ chức phi ngân hàng
(Công ty tài chính và công ty bảo hiểm)......................................................19
I. So sánh giữa tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng...................................19
II. So sánh giữa công ty tài chính và ngân hàng thương mại.......................22
Chương V: Vai trò của công ty tài chính và công ty bảo hiểm trong việc giải
quyết các rào cản trong kênh tài chính trực tiếp..........................................24
KẾT LUẬN..................................................................................................28
PHẦN MỞ ĐẦU

Tuy các ngân hàng là tổ chức tài chính mà chúng ta thường giao dịch
nhất, nhưng không phải tất cả các tổ chức tài chính đều chỉ là các ngân hàng.
Giả sử bạn mua bảo hiểm của một công ty bảo hiểm, vay một món nợ trả dần
của một công ty tài chính để mua một xe hơi mới, hoặc mua một số cổ phiếu
qua sự giúp đỡ của một người môi giới. Trong mỗi vụ giao dịch này bạn đang


giao tiếp với một tổ chức tài chính phi ngân hàng. Trong nền kinh tế của
chúng ta, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đóng một vai trò quan trọng
trong việc khơi các nguồn vốn từ những người cho vay - từ người tiết kiệm tới
người vay - những người chi tiêu y như một ngân hàng. Hơn thế, quá trình đổi
mới tài chính đã tăng tính quan trọng của các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Qua đổi mới, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cạnh tranh trực tiếp hơn với
các ngân hàng qua các dịch vụ tương tự như hoạt động ngân hàng. Trong số
đó không thể không kể đến hoạt động của các công ty tài chính và công ty bảo
hiểm. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng nói chung và hai loại hình công ty
bảo hiểm, công ty tài chính nói riêng chủ yếu hoạt động như thế nào và thể
hiện vai trò là trung gian tài chính ra sao sẽ được phân tích cụ thể trong đề tài
thuyết trình của nhóm chúng tôi.
2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
I. Khái niệm:
Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện
chức năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn. Tuy nhiên không như
dạng tài chính trực tiếp, người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với
nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn
thông qua một cầu nối, nghĩa là người cần vốn muốn có được vốn phải thông
qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài chính gián tiếp hay các tổ chức
tài chính trung gian. Các tổ chức tài chính trung gian có thể là các ngân
hàng, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm,
công ty tài chính.
II. Chức năng, vai trò:
- Chuyển đổi thời gian đáo hạn giữa các công cụ tài chính.
- Giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa đầu tư.
- Giảm thiểu chi phí hợp đồng và chi phí xử lý thông tin.
- Cung cấp một cơ chế thanh toán.

III. Phân loại:
Các tổ chức trung gian tài chính có thể phân loại thành các nhóm sau:
1. Các tổ chức tín dụng ngân hàng:
- Ngân hàng thương mại
- Các liên hiệp, hiệp hội tiết kiệm và cho vay
- Các quỹ tín dụng
2. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng
- Công ty bảo hiểm
3
- Các quỹ hưu trí
3. Các tổ chức trung gian đầu tư
- Công ty tài chính
- Các quỹ hỗ tương
- Các quỹ tài chính của thị trường tiền tệ.
4
CHƯƠNG II: CÔNG TY TÀI CHÍNH
I. Khái niệm:
Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng với chức
năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu
tư, cung ứng các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được
làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm.
II. Đặc điểm, tính chất:
1. Phạm vi hoạt động:
- Công ty Tài chính được mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước,
ngoài nước sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn
bản.
- Công ty Tài chính được thành lập công ty trực thuộc, có tư cách pháp
nhân, hạch toán độc lập để hoạt động dịch vụ tài chính, tiền tệ, môi
giới, bảo hiểm, chứng khoán và tư vấn theo quy định của pháp luật.
2. Mức vốn pháp định:

- Công ty tài chính có vốn pháp định, song vốn pháp định của công ty
tài chính thấp hơn ngân hàng. Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ngày
22/11/2006 của Chính phủ, công ty tài chính được cấp giấy phép
thành lập và hoạt động sau ngày Nghị định 141/2006/NĐ- CP của
Chính phủ có hiệu lực và trước ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn
pháp định là 300 tỷ đồng; công ty tài chính được cấp giấy phép thành
lập và hoạt động sau ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp
định là 500 tỷ đồng.
5
- Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong
toả không được hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt
động tối thiểu 30 ngày. Số vốn này chỉ được giải tỏa sau khi Công ty
Tài chính khai trương hoạt động.
3. Thời hạn hoạt động:
- Thời hạn hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50 năm. Trường
hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam chấp thuận, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50.
4. Cơ hội cạnh tranh và lợi ích mang lại:
- Xét ở khía cạnh nào đó, các công ty tài chính sẽ chịu áp lực cạnh tranh
ở mức độ thấp. Theo cam kết WTO, chỉ có ngân hàng thương mại
nước ngoài và công ty tài chính nước ngoài mới được thành lập công
ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước
ngoài. Tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được thành lập công ty tài
chính liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng phải có
tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.
- Công ty tài chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đoàn và nhóm
công ty. Vì thế, rủi ro xảy ra đối với các công ty tài chính chủ yếu là
do nội bộ tập đoàn hay nhóm công ty gánh chịu, rất ít ảnh hưởng tới
cộng đồng.
- Khi các quan hệ kinh tế trong tập đoàn là minh bạch và tuân thủ đúng

pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro là không lớn.
III. Phân loại: có 3 dạng công ty tài chính
- Công ty tài chính bán hàng
6
- Công ty tài chính tiêu dùng
- Công ty tài chính doanh nghiệp
1. Công ty tài chính bán hàng
(Sale finance company)

Do các công ty sản xuất và bán hàng làm chủ sở hữu và thực hiện các
khoản cho vay tài trợ cho khách hàng mua các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ
của chính công ty. Công ty tài chính bán hàng cạnh tranh trực tiếp với ngân
hàng về các khoản cho vay tiêu dùng và có được khá nhiều khách hàng vì
các khoản cho vay này thường đựoc thực hiện nhanh hơn và tiện lợi hơn tại
các địa điểm mua hàng.
Các công ty tài chính này gián tiếp cấp tín dụng cho người tiêu dùng
để mua các món hàng từ một nhà bán lẻ hoặc từ một nhà sản xuất nào đó.
Tín dụng được cấp dưới hình thức: các doanh nghiệp bán hàng trả góp cho
khách hàng theo hợp đồng mẫu do công ty tài chính loại này cung cấp, sau
đó hợp đồng được bán lại cho công ty tài chính. Như vậy khoản nợ của
khách hàng với nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ đã chuyển thành khoản nợ của
khách hàng đối với công ty tài chính. Các công ty tài chính loại này thường
do các công ty sản xuất hay các nhà phân phối bán lẻ (retailling or
manufacturing company) thành lập nên nhằm hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ
hàng hoá của mình. Ví dụ tại Mỹ, General Motors Acceptance Corporation
chuyên tài trợ cho khách hàng mua ô tô của hãng GM.
2. Công ty tài chính tiêu dùng
(Consumer finance company)
7
Thực hiện các khoản cho vay cho khách hàng mua các loại hàng hóa

cụ thể hay giúp đỡ chi trả các khoản nợ nhỏ. Các công ty tài chính tiêu dùng
này là các doanh nghiệp riêng biệt hay do các ngân hàng là chủ sở hữu. các
công ty này thường cho khách hàng không có khả năng vay từ các nguồn
khác và định lãi suất cao hơn .
Công ty tài chính loại này cung ứng phần lớn nguồn vốn của mình cho
các gia đình và cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng hoá tiêu dùng như
các đồ đạc nội thất (giường, tủ…) và các đồ gia dụng (tủ lạnh, máy giặt…)
hoặc sửa chữa nhà cửa. Hầu hết các khoản cho vay đều được trả góp định
kỳ. Một cách cho vay khác là cấp thẻ tín dụng cho khách hàng để họ mua
sắm ở hệ thống cửa hàng bán lẻ. Do các khoản vay của loại công ty tài chính
này khá rủi ro nên công ty thường chỉ cho vay những khoản tiền nhỏ và với
lãi suất cao hơn lãi suất thị trường. Khách hàng của các công ty tài chính tiêu
dùng vì vậy cũng thường là những người không thể tìm được khoản tín dụng
từ những nguồn khác và do vậy họ thường phải chịu lãi suất cao hơn thông
thường. Các công ty tài chính loại này có thể do các ngân hàng thành lập nên
hoạt động độc lập dưới hình thức các công ty cổ phần.
3. Công ty tài chính doanh nghiệp
(Business finance company)
Cung cấp các hình thức ứng dụng chuyên biệt cho các doanh nghiệp
bằng cách thực hiện các khoản cho vay và tài khoản mua bán với chiết khấu:
dạng tín dụng này được gọi là factoring. Ngoài ra công ty tài chính doanh
nghiệp chuyên môn hóa vào cho thuê trang thiết bị máy móc mà họ mua về
và cho các doanh nghiệp vay trong một khoản thời gian nào đó.
8
Công ty tài chính loại này cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới các
hình thức như: Bao thanh toán (Nghiệp vụ Factoring và Forfating) - Công ty
cấp tín dụng dưới hình thức mua lại (chiết khấu) các khoản phải thu của
doanh nghiệp; Cho thuê tài chính (Nghiệp vụ Leasing) - Công ty cấp tín
dụng dưới hình thức mua các máy móc thiết bị mà khách hàng yêu cầu rồi
cho khách hàng thuê, …

IV. Hoạt động của công ty tài chính:
1. Huy động vốn
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ
có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ
chức tài chính quốc tế.
- Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và
ngoài nước.
2. Huy động tín dụng
• Công ty Tài chính được cho vay dưới các hình thức:
- Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước.
9
- Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật Các tổ chức tín dụng và
hợp đồng uỷ thác.
- Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp.
• Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá
khác
- Công ty Tài chính được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm
cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ
chức và cá nhân.
- Công ty Tài chính và các tổ chức tín dụng khác được tái chiết khấu,
cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau.
• Bảo lãnh
Công ty Tài chính được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính
của mình đối với người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của Công ty Tài

chính phải được thực hiện theo quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60
Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
4. Mở tài khoản và ngân quỹ
• Mở tài khoản.
- Công ty Tài chính được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà
nước nơi Công ty Tài chính đặt trụ sở chính và các ngân hàng hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân
hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được Ngân hàng Nhà nước cho
phép.
10
- Công ty Tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại Ngân hàng
Nhà nước và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy
định của Ngân hàng Nhà nước
• Dịch vụ ngân quỹ.
Công ty Tài chính được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho
khách hàng.
5. Các hoạt động khác
• Các nghiệp vụ khác được phép thực hiện theo đúng quy định của pháp
luật hiện hành, gồm:
- Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng
khác.
- Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng.
- Tham gia thị trường tiền tệ.
- Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng.
- Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá
cho các doanh nghiệp.
- Được quyền nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản,
vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
- Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư

cho khách hàng.
- Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ
két, cầm đồ và các dịch vụ khác.
• Các nghiệp vụ được các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho
phép
11

×