Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Khám chữa bệnh vì lợi nhuận bệnh nhân bị lợi dụng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.27 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
Thực tế cuộc sống có rất nhiều những vấn đề xã hội cần quan tâm: Như vấn
đề về giá xăng dầu, tranh chấp biển Đông, biến động trên thị trường thế giới….Mỗi
vấn đề lại đặt chúng ta vào những tình huống khác nhau cần suy ngẫm. Nhưng có lẽ
một trong những vấn đề mà chúng ta quan tâm nhiều nhất chính là sức khỏe của
chúng ta.
Không ai trong chúng ta không một lần phải sử dụng dịch vụ khám chữa
bệnh, vì thế khi đề cập đến vấn đề khám chữa bệnh ở Việt Nam, mỗi người đều có
được những nhận định, nhận xét, hay cách đánh giá riêng cho mình. Chúng ta có thể
thấy một cách rõ rệt rằng, dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại Việt Nam thực sự quá
tải, ngay cả những bệnh viện tư cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, là y đức và chuyên môn rất đáng báo động của ngành y Việt Nam.
Chính vì thế, Chúng tôi thực sự muốn tìm hiểu sâu hơn về đề tài: Khám chữa bệnh
vì lợi nhuận bệnh nhân bị lợi dụng.
Chúng tôi chia đề tài thành 3 phần lớn:
I, Khung lý thuyết
II, Khám chữa bệnh vì lợi nhuận bệnh nhân bị lợi dụng vì?
III, Biện pháp
1
I, Khung lý thuyết
1, Thất bại về thông tin của thông tin của thị trường gồm 2 dạng:
Thông tin mang tính chất của Hàng hóa công cộng: Việc tiêu dùng
thông tin không mang tính cạnh tranh- việc sử dụng thông tin của người này
không cản trở lợi ích từ vệc sử dụng thông tin của người khác. Mặc dù tính
chất không loại trừ của thông tin còn chưa rõ ràng nhưng cũng chứng tỏ là
thông tin có tính chất giống như một hàng hóa công cộng không thuần túy.
Việc xét thông tin như một thất bại thị trường về HHCC được phân tích như
mọi HHCC khác
Dạng thất bại thứ 2 của thông tin, đó là tình trạng lượng thông tin về
tính chất của hàng hóa không được chia sẻ đồng đều như nhau giữa các đối
tác tham gia thị trường. Đó là thất bại về thông tin không đối xứng, hay một


bên nào đó tham gia giao dịch trên thị trường có thông tin đầy đủ hơn bên kia
về các đặc tính của sản phẩm.
2, Tính phi hiệu quả của thị trường do thông tin không đối xứng:
2
D0
Q
Q
1

AC
P
P
o
0

D1
Q
o
A
B
E
P1
Nếu người tiêu dùng có được thông tin cần thiết cầu của họ sẽ là Do,
lượng tối ưu xã hội là Qo, giá bán Po. Tuy nhiên không có đủ thông tin trên
thị trường nên cá nhân chỉ sẵn sàng mua ở D1, tại các mức giá khác nhau.
Cân bẳng thị trường tại điểm E, lượng cung Q1, mức giá P1.
Diện tích ABE là tổn thất phúc lợi xã hội do việc tiêu dùng dưới mức
hiệu quả gây ra.
Tuy nhiên cũng có nhưng thông tin không đối xứng làm thị trường
cung cấp nhiều hơn mức tối ưu xã hội. Không phải chỉ người mua mới nhận

được thông tin không đối xứng mà người bán cũng nhận được thông tin
không đối xứng bằng người mua.
3, Nguyên nhân gây ra hiện tượng thông tin không đối xứng:
Những thất bại do thông tin không đối xứng gây ra phụ thuộc vào
tương quan giữa chi phí và lợi ích tiềm tàng của người tiêu dùng khi thu thập
thông tin về chất lượng hàng hóa.
Nếu mọi thứ khác như nhau chi phí này sẽ phụ thuộc vào
Chi phí thẩm định hàng hóa: Để biết rõ về hàng hóa người tiêu dùng
phải bỏ ra một chi phí để thẩm định nó rồi mới mua hàng (Hàng hóa có thể
thẩm định trước). Đây là những hàng hóa có thể thẩm định trước. Một số hàng
hóa chỉ có thể biết được chất lượng khi đã qua sử dụng (Hàng hóa chỉ thẩm
định được khi dùng). Nhóm Hàng hóa không thể thẩm định được, tức là
những hàng hóa không thể hoặc khó biết rõ chất lượng của nó ngay cả
khi đã sử dụng một thời gian. Đây là trường hợp về vấn đề khám chữa bênh
của bênh nhân. Họ rất khó biết được những hiệu ứng phụ có hại cho sức khỏe
của mình có thật do việc dùng thuốc gây ra hay không hay do loại thuốc nào
gây ra.
Mức độ đồng nhất trong mối quan hệ giá cả và chất lượng: Với chất
lượng cho trước thì giá cả có giao động mạnh hay không hơặc với mức giá
như nhau thì giá cả có giao động lớn hay không? Nếu giữa giá cả và chất
lượng có sự biến thiên mạnh thì người tiêu dùng phải chọn mẫu thử rất lớn để
3
có thể biết chắc về chất lượng. Điều này có thể khiến người tiêu dùng ngần
ngại khi bỏ chi phí thẩm định và nguy cơ thất bại do thông tin không đối xứng
sẽ rất lớn
Mức độ thường xuyên mua sắm: Thường xuyên mua sắm giúp người
tiêu dùng tích tụ được thông tin
4, Mức độ nghiêm trọng về thông tin không đối xứng với các loại
hàng hóa
- Hàng hóa cớ thể thẩm định trước: Rất ít khi gắn với thất bại về thông

tin không đối xứng
- Hàng hóa chỉ thẩm định được khi dùng: Chi phí thẩm định hàng hóa
đối hàng hóa loại này lớn hơn hàng hóa có thể thẩm định trước. Điều đó làm
cho Do và D1 gần nhau hơn
- Hàng hóa không thể thẩm định trước: Nguy cơ thất bại do thông tin
không đối xứng cao
5, Các giải pháp khắc phục thông tin không đối xứng:
- Các giải pháp tư nhân:
+, Xây dựng thương hiệu và quảng cáo
+, Bảo hành sản phẩm
+, Dựa vào bên thứ 3: Dịch vụ chứng nhận chất lượng, các tổ chức đại
diện có thể tư vấn về chất lượng, mua thông tin, công ty bảo hiểm
- Các giải pháp của chính phủ:
+, Tăng cường độ tin cậy và hiệu lực của các giải pháp tư nhân: Ban
hành các điều luật quy định tính trung thưc của quảng cáo, chống hàng giả,
….
+, Chính phủ hỗ trợ các cơ quan, tổ chức đóng vai trò là bên thứ 3 của
tư nhân hoạt động có hiệu quả hoặc trực tiếp đảm nhận vai trò
+, Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và người sản xuất
+, Trực tiếp cung cấp thông tin để hỗ trợ thị trường
6. Đánh giá
4
Dựa trên khung lý thuyết trên chúng tôi khẳng định
Người bán ở đây chính là bác sĩ, Người chịu trách nhiệm về khám chữa bệnh
Người mua là người bệnh
Ở đây người mua là người thiếu thông tin về:
+, Giá dịch vụ khám chữa bệnh tăng thêm (dịch vụ cho thuê giường ngủ cho người
nhà, dịch vụ tắm cho người bệnh, dịch vu thay ga trải giường…)
+, Giá thuốc
+, Thông tin về việc khám bệnh này cần những xét ngiệm nào, thuốc nào.

Chính vì sự thiếu thông tin trên mà người bệnh đã phải chịu thiệt khi sử dụng dịch
vụ khám chữa bệnh.
5
II, Khám chữa bệnh vì lợi nhuận, bệnh nhân bị lạm dụng
1. Tính đặc thù của ngành nghề
1.1. Dịch vụ khám chữa bệnh, Viện phí:
Dịch vụ y tế là một loại hàng hóa đặc biệt không tuân theo quy luật
kinh tế thị trường nhưng các bệnh viện được giao tự chủ và vận hành theo cơ
chế thị trường, chính vì vậy điều này đã bộc lộ những mâu thuẫn từ mặt lý
luận đến bất cập trong triển khai tự chủ bệnh viện. Từ khi Chính phủ ban
hành Nghị định 95-CP về việc thu một phần viện phí năm 1994 cho đến nay
vẫn không có thay đổi chính thức nào về mặt văn bản. Sau 16 năm, giá viện
phí trên lý thuyết vẫn áp dụng khung giá từ năm 1994 đã bộc lộ quá nhiều bất
hợp lý so với mặt bằng giá cả chung của xã hội. Chính vì giá viện phí không
bù đắp đủ chi phí cho các dịch vụ y tế nên để tồn tại được trong nền kinh tế
thị trường, các bệnh viện và cơ sở y tế đã tự áp dụng các quy định và hình
thức khác nhau nhằm tăng thêm nguồn thu, bù đắp vào khoản thiếu hụt. Điều
này dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực khác như giá một số dịch vụ bệnh viện gia
tăng khó kiểm soát, trong đó có vấn đề lạm dụng thuốc và xét nghiệm (theo
báo cáo y tế thế giới năm 2010 lãng phí 40%). Mặc dù hiện nay không có
công cụ và biện pháp hữu hiệu nào để đánh giá được việc lạm dụng thuốc và
dịch vụ cận lâm sàng, nhưng theo kết quả một số nghiên cứu thì hiện tượng
này đang tồn tại ở nhiều cơ sở y tế Nhà nước và đặc biệt là cơ sở y tế tư nhân.
Một nghiên cứu đánh giá việc thực hiện tự chủ bệnh viện theo Nghị định 43
cho biết có nguy cơ lạm dụng, tăng chỉ định sử dụng các xét nghiệm kỹ thuật
cao tại một số bệnh viện các tuyến; 20% bác sỹ được điều tra cho biết có nguy
cơ lạm dụng xét nghiệm. Bệnh viện tuyến TW có chi phí điều trị ngoại trú của
bệnh nhân bảo hiểm y tế tăng từ 1,2-2,6 lần năm 2008 so với năm 2005; chi
phí điều trị nội trú tăng 1,1-2,8 lần.
Một nghiên cứu trên toàn địa bàn TP.HCM 2008 cho thấy, so với 2006,

mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ y tế đã giảm đi một bậc. Trong
1194 phiếu điều tra, có đến 495 phiếu trả lời không hài lòng hoặc trung lập. Y
6
tế là 1 trong 3 dịch vụ bị giảm theo thứ bậc và bị giảm theo tỷ lệ hài lòng
nhiều nhất. Khoảng cách chênh lệch về mức độ hài lòng theo tỷ lệ % của
người dân đối với dịch vụ y tế trong hai năm qua, cũng đã giảm đi. Năm
2006, người dân hài lòng chiếm 78,2%, nhưng đến năm 2008, tỷ lệ này chỉ
còn 68,9%. Nhóm khảo sát đã tổng hợp cơ sở dữ liệu trên tổng số 1477 hộ gia
đình, trong đó 1194 hộ gia đình có người đi khám chữa bệnh trong 12 tháng
qua và 283 hộ gia đình không có người đi khám bệnh.
Nhóm khảo sát cho biết, ngoài lý do thực sự không đau ốm gì hoặc chỉ
ốm nhẹ, 9,6% hộ gia đình không có người đi khám chữa bệnh cho rằng thời
gian chờ đợi ở cơ sở y tế quá lâu và ngại đến cơ sở y tế. Đặc biệt, 1,8% rơi
vào lý do đau lòng là chi phí khám chữa bệnh quá cao và bệnh không chữa
được. Theo đó, vì áp lực quá tải, thời gian chờ khám chữa bệnh mất hơn 60
phút ở khối y tế công.
Người ta đến khám chữa bệnh tại bệnh viện công vì đó là nơi đăng ký
bảo hiểm (48,7%), gần nhà (38,2%), khả năng khám và điều trị tốt (34,3%).
Còn người dân lựa chọn y tế tư nhân là vì khả năng khám và điều trị tốt
(51,9%), thuận tiện không phải chờ đợi (44,2%), gần nhà (43,3), thái độ phục
vụ tốt (35,2%), thủ tục nhanh chóng (30,9%). Tâm lý chung của người dân
muốn khi đi khám chữa bệnh là sự thuận tiện, không phải chờ đợi.
Trong khi đối với điều kiện phòng chờ khám, có 19,8% khối y tế công
và 6,9% khối y tế tư nhân cho rằng điều kiện phòng chờ không tốt, không
thoải mái. Tổng chung hai khối so với năm 2006, tỷ lệ cảm nhận điều kiện
phòng chờ không thoải mái (nóng nực, chật chội) đã tăng lên (17,3% so với
13,8%).
Nhận xét mức chi phí chính thức phải trả cho dịch vụ khám chữa bệnh
là cao đến quá cao chiếm tỷ lệ không nhỏ, 32,3% ở dịch vụ y tế công và
27,1% ở dịch vụ tư nhân.

Trên thực tế để cải thiện chất lượng khám chữa bệnh, giúp người bệnh
giảm bớt thời gian chờ đợi, nhiều bệnh viện tuyến quận huyện, thành phố,
7
trong thời gian qua đã bằng nhiều hình thức "xã hội hóa", "vay vốn kích
cầu" để nâng cấp phòng khám, đầu tư máy móc, trang thiết bị, hiện đại.
Đi sâu vào khía cạnh chuyên môn, mỗi bệnh viện đều có riêng những
quy chuẩn về điều kiện vệ sinh, an toàn, xử lý nước - rác thải Thậm chí, cả
vấn đề thoát hiểm tức là liên quan đến kết cấu của bệnh viện cũng phải đi theo
một cái quy trình.
Từ giữa năm 2010, sau khi Bộ Y tế trình dự thảo giá viện phí mới thay
cho khung giá viện phí đã được áp dụng từ năm 1995 đến nay, trong đó đề
xuất tăng giá khoảng 350 trên tổng số hơn 3.000 dịch vụ mà các BV đang áp
dụng đã khiến dư luận hết sức quan tâm. Khi đó, giá khám bệnh ban đầu tại
bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1, hạng 2 sẽ tăng từ 2.000-3.000 đồng/lượt hiện
nay lên khoảng từ 20.000-30.000 đồng/lượt; giá tiền giường bệnh tại bệnh
viện hạng 1, hạng đặc biệt giá với các bệnh phải mổ từ 8.000-10.000
đồng/ngày tăng lên 70.000-100.000 đồng/ngày; các thủ thuật nội soi thanh
quản, lấy dị vật từ 20.000-60.000 đồng tăng lên 300.000-350.000 đồng…
Theo nhiều chuyên gia phân tích, dù hiện tại nước ta đã đạt mốc thu nhập
bình quân đầu người 1.000 USD/năm nhưng thực tế trong đó chỉ vài phần
trăm dân số thu nhập cao, số lớn còn lại chia nhau một phần GDP quá nhỏ.
Với mức tăng viện phí gấp 3-7 lần như dự thảo đề ra trong hoàn cảnh lạm
phát gia tăng, đồng lương và thu nhập của người lao động đơn giản ở nước ta
chưa theo nổi như hiện nay, chắc chắn sẽ có không ít khó khăn cho người dân.
Với thực trạng ở nhiều cơ sở y tế trang thiết bị khá sập xệ, thiếu giường bệnh
trầm trọng, khi mà viện phí tăng, liệu có chấm dứt được tình trạng “chiếu
manh, chăn chiên”, người dân có được bảo đảm phục vụ một cách chu đáo,
được sử dụng dịch vụ xứng đáng với đồng tiền mà họ bỏ ra?
Kinh nghiệm từ thực tiễn thế giới, đặc biệt là kinh nghiệm từ chính các
nước có nền kinh tế thị trường phát triển, cho ta thấy một sự thật hoàn toàn

trái ngược về tính hiệu quả của hệ thống cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh tư
nhân kinh doanh vì lợi nhuận. Các nghiên cứu so sánh chi phí y tế đều cho kết
8
luận giống nhau: chi phí điều trị tại các cơ sở y tế kinh doanh vì lợi nhuận đắt
hơn so với các cơ sở y tế hoạt động phi lợi nhuận. Một nghiên cứu tổng quan
về chi phí điều trị của 350.000 bệnh nhân năm 2004 ở 324 bệnh viên tại Mỹ
cho thấy chi phí điều trị tại các cơ sở y tế tư nhân vì lợi nhuận cao hơn 19%
so với chi phí điều trị khu vực y tế không vì lợi nhuận(1). Bộ Y tế của Anh
cũng khẳng định rằng các thủ thuật thực hiện tại y tế tư nhân vì lợi nhuận cao
hơn bình quân 11,2% so với y tế công(3). Nghiên cứu của Woolhandler và
Himmelstein kết luận các bệnh viện tư nhân kinh doanh vì lợi nhuận tại Mỹ
có chi phí bình quân một đợt điều trị nội trú là 8115 USD so với 6507 USD
tại bệnh viện công (Tạp chí New England Journal of Medicine(4)). Một
nghiên cứu khác của E.M Siverman và cộng sự so sánh chi phí y tế mà quỹ
BHYT Medicare chi trả giữa hai khu vực, khu vực chỉ có các nhà cung ứng
dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân kinh doanh vì lợi nhuận và khu vực chỉ có
các nhà cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh phi lợi nhuận phục vụ cũng cho
kết quả tương tự. Số liệu thống kê y tế của tổ chức OECD cũng cho thấy các
nước có tỷ lệ giường bệnh tư nhân vì lợi nhuận cao hơn thì cũng có chi phí y
tế bình quân đầu người cao hơn. Tổng chi phí y tế bình quân đầu người tại
Mỹ năm 2006 là 6714 USD tính theo sức mua tương đương (PPP), lớn gấp
đôi chi phí y tế bình quân đầu người của đa số các nước thuộc tổ chức OECD
còn lại. Mặc dù chi phí của khu vực y tế tư nhân kinh doanh vì lợi nhuận cao
hơn, nhưng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh không cao hơn. Một nghiên
cứu tổng quan gần đây (năm 2003) so sánh khả năng tiếp cận, chất lượng dịch
vụ và chi phí hiệu quả giữa khu vực y tế công, y tế tư nhân vì lợi nhuận và y
tế tư nhân phi lợi nhuận, được lấy từ 149 công trình nghiên cứu với số liệu 20
năm qua. Trong số 149 công trình nghiên cứu, có 88 nghiên cứu kết luận khu
vực y tế phi lợi nhuận phục vụ tốt hơn; 43 nghiên cứu không tìm thấy sự khác
biệt. Chỉ có 18 nghiên cứu cho rằng các trung tâm y tế kinh doanh vì lợi

nhuận phục vụ tốt hơn(5). Ngoài ra, vấn đề lạm dụng chỉ định các dịch vụ
khám chữa bệnh không cần thiết và các dịch vụ khám chữa bệnh có tác dụng
9
phụ cũng nhiều hơn ở khu vực y tế tư nhân vì lợi nhuận. Một nghiên cứu đăng
tải trên tạp chí New England Journal of Medicine đưa ra bằng chứng về việc
bệnh nhân ở y tế tư nhân vì lợi nhuận chịu liều phóng xạ do chụp CT cao hơn
so với khu vực y tế công(7). Khi các bác sĩ có lợi ích tài chính từ các cơ sở y
tế hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận thì việc chỉ định sử dụng dịch vụ cao
hơn rõ rệt. Các hình thức “bật tường” (kickbacks) và tự chuyển bệnh nhân về
cơ sở y tế của mình (self-referrals) ở khu vực y tế tư nhân vì lợi nhuận đang là
những vấn đề nhức nhối tại Mỹ, dẫn tới việc chuyển viện không cần thiết và
đẩy chi phí y tế tăng thêm(8).
1.2. Kiến thức chuyên môn
Do việc khám chữa bệnh mang tính đặc thù ngành nên người bệnh hoàn
toàn phụ thuộc vào bác sĩ. Việc mình bị bệnh gì hay uống thuốc như thế nào,
những loại thuốc gì và mua ở đâu đều do bác sĩ chỉ định, người bệnh chỉ biết
tuân theo. Chính điều này dẫn tới nếu y đức của bác sĩ bị mất, thiệt thòi sẽ
thuộc về người bệnh.
Về nguyên tắc, để tránh sự tư lợi cho cả hai bên thì bác sỹ không được
vừa kê đơn, vừa bán thuốc; còn dược sỹ không thể tự ý bán thuốc được. Mối
quan hệ giữa bác sỹ và dược sỹ là mối quan hệ tương tác lẫn nhau và có thể
gạch nối giữa họ là các trình dược viên (TDV). Đơn thuốc không chỉ là tài
liệu mà còn là cầu nối trong sáng giữa hai nghề nghiệp khác nhau nhưng cùng
một mục đích cao cả là: cứu người. Nhưng thực tế không phải bao giờ và tất
cả bác sỹ và dược sỹ đều làm được như vậy. Có trường hợp các bác sỹ đã để
cho bệnh nhân dùng cả hai dạng bào chế của cùng một hoạt chất. Dù rằng
tiêm hay uống khi vào cơ thể mọi loại thuốc đều được hấp thu. Có thầy thuốc
cho đơn chỉ quan tâm đến giá trị kinh tế của đơn thuốc và tâm lý người bệnh.
Có người bệnh, nhất là người già thì lại cho rằng: Đơn càng nhiều thuốc, càng
quý; càng đắt tiền thì hiệu quả điều trị bệnh càng cao. Ai cũng biết thuốc,

ngoài tác dụng cần thiết còn kéo theo rất nhiều tác dụng phụ, càng uống nhiều
loại thuốc thì khả năng gây tác dụng phụ càng nhiều.
10
Hơn thế nữa, trình độ chuyên môn của các y, bác sĩ ở các tuyến cơ sở,
xã huyện lại hạn chế. Gần đây, đã xảy ra nhiều vụ việc bệnh nhân bị tử vong
do bác sĩ chuẩn đoán sai, do sợ bị chê trách không cho bệnh nhân chuyển
viện, hay do sự thờ ơ của chính y, bác sĩ đối với bệnh tình của bệnh nhân.
Mới đây nhất là vụ hai mẹ con sản phụ đã chết vì trình độ bác sĩ kém. Theo
Giám đốc bệnh viện tỉnh Lào Cai, khi nhân lực y tế tuyến dưới còn yếu thì
tuyến trung ương còn quá tải. Không ít bác sĩ tuyến tỉnh chuyên môn còn non,
không đủ khả năng chẩn đoán. Bệnh nhân bị bệnh nặng, bác sĩ không tiên
lượng được nhưng không dám chuyển tuyến trên vì sợ bị phê bình. Đến khi
bệnh nhân gần chết mới chuyển tuyến thì đã nguy kịch.
Có rất nhiều sự việc đau lòng đã xảy ra liên quan đến trình độ của bác
sỹ, và đã dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một trường hợp
xảy ra vào sáng 17/5/2010, bà Nguyễn Thị Bé (64 tuổi, ngụ ấp Phú Ninh, xã
Phú Phong, huyện Châu Thành, Tiền Giang) đến Bệnh viện Đại học Y dược
(Q.5, TPHCM) để khám mắt. Sau khi xem xét, bác sĩ cho nhập viện và tiến
hành mổ mắt với chi phí ca mổ là 27 triệu đồng. Bệnh nhân Nguyễn Thị Bé
và người nhà đồng ý. Nhưng đến 16 giờ cùng ngày, bà Bé trút hơi thở cuối
cùng và được bệnh viện trả về nhà lo hậu sự. Sau khi nhận xác bà Bé, người
nhà vô cùng bàng hoàng vì họ nghĩ mổ mắt không thể dẫn đến chết người.
Hơn nữa thi thể nạn nhân lại được quấn băng trắng từ ngực đến rốn, có vết
mổ ở bụng. Chuyện bệnh nhân đi mổ tụ huyết ở mắt mà lại bị mổ bụng và tử
vong khiến người nhà nghi ngờ bác sĩ mổ bụng bệnh nhân để lấy nội tang. Và
còn rất nhiều vụ việc khác nữa.
Bên cạnh đó, hiện nay, có không ít các phòng khám do bác sỹ người
Việt Nam đứng ra mở, nhưng thực chất những người trực tiếp khám chữa
bệnh lại là các bác sỹ người Trung Quốc. Hiện trạng này thật ra không phải
mới mà đã có từ 2-3 năm nay, kể từ khi rất nhiều phòng khám Đông y Trung

Quốc phải đóng cửa do làm ăn thất bát và rất nhiều bác sỹ Trung Quốc sang
Việt Nam để hành nghề. Vậy trình độ chuyên môn của họ thế nào, ai kiểm
11
tra? Ai giám sát? Tất cả đều chưa có sự quản lý rõ ràng, trong khi đó hàng
ngày có không biết bao người vẫn tới khám bệnh, bốc thuốc, tiêu tốn không
biết bao nhiêu tiền của.
1.3. Chi phí khám chữa bệnh, giá thuốc (Cầu về thuốc là cầu không
co giãn):
Có thể thấy việc chữa bệnh cũng như các mặt hàng thuốc là những
hàng hóa có độ co giãn thấp và gần như không co giãn bởi:
+ Chúng đều là những hàng hóa ít có hàng hóa thay thế:
+ Tâm lý của người bệnh muốn mau khỏi bệnh nên có thế chấp nhận
chữa bệnh, mua thuốc dù giá cao
+ Người bệnh không có sự lựa chọn trong việc mua thuốc nào, hay giá
nào thì phù hợp.
Thời gian gần đây, cùng với sự biến động gia tăng của nhiều mặt hàng
tiêu dùng thiết yếu, thuốc tây cũng “té nước theo mưa” tăng giá bán từ 5- 30%
đối với cả thuốc nội và thuốc ngoại. Thế nhưng người tiêu dùng mà nhất là
người bệnh vẫn phải chấp nhận việc tăng giá này, bởi nếu không có thuốc thì
làm sao khỏi bệnh?
Theo một khảo sát của Hiệp hội Sản xuất kinh doanh dược Việt Nam
công bố vào cuối tháng 3/2011 cho thấy, giá nhiều mặt hàng thuốc, điển hình
là các thuốc điều trị tim mạch, ung thư, xương khớp, kháng sinh đều tăng.
Thế nhưng công bố này vẫn không khiến dư luận, nhất là người bệnh bất ngờ
bằng việc giá bán hiện tại của một số mặt hàng thuốc dù đã tăng hơn trước đó
nhiều lần nhưng vẫn thấp hơn giá đã kê khai từ năm 2007. Như vậy, có nghĩa
là mức giá bán đó vẫn nằm trong khung cho phép của Cục Quản lý Dược cho
nên dù có thanh, kiểm tra thì cơ quan chức năng cũng khó có thể xử phạt bởi
doanh nghiệp sẽ nói rằng: Tôi vẫn đang bán thấp hơn giá đã cho phép
Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức kiểm tra giá thuốc ở trung tâm bán buôn

dược phẩm Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội). Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh
thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, phần lớn các gian hàng được phát hiện đều
12
tăng giá với mức 10-60% những mặt hàng thuốc được kiểm tra. Tại gian hàng
của Cty TNHH một thành viên dược phẩm T.Ư 1 có tới hơn 30 mặt hàng
thuốc tăng giá với mức tăng chủ yếu là 5%. Đặc biệt có thuốc Clorocid 0,25g
của Cty cổ phần TƯ 1 tăng tới 26%. Cty dược phẩm Fitopharma cũng có một
số mặt hàng tăng giá như: Fitogra - F hộp 22 viên tăng từ 60.000 đồng -
68.000 đồng/hộp (tương đương 12%). Cty cổ phần Trapharco có mặt hàng
tăng từ 17-25%, Công ty Domesco có 14/249 mặt hàng tăng giá với mức từ 8-
21% Tại gian hàng của Công ty Sao Thái Dương có 9/11 mặt hàng tăng giá
từ 15-25%. Công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre có một số mặt hàng tăng giá
trên 30%.
Thực tế cho thấy, công tác quản lý giá thuốc chữa bệnh đã được nhiều
cơ quan chức năng vào cuộc và hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật như
Luật Dược, Pháp lệnh Giá, Nghị định 79 hướng dẫn thi hành Luật Dược
Tuy nhiên, không vì thế mà hết “kẽ hở” để các doanh nghiệp dược “lách”.
Việc quản lý giá theo nguyên tắc các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,
buôn bán thuốc tự định giá, cạnh tranh về giá và chịu trách nhiệm theo quy
định của pháp luật; hay quy định các cơ sở sản xuất, nhập khẩu không được
bán thuốc cao hơn giá kê khai nên các doanh nghiệp đã “vin” vào đó để kê
khai giá thuốc theo kiểu “đón đầu” tăng giá. Ngay sau sự việc này, để chấn an
dư luận, Cục Quản lý Dược đã có ngay một văn bản khẩn yêu cầu các Sở Y tế
tiến hành thanh, kiểm tra và siết chặt việc kê khai lại giá thuốc của các doanh
nghiệp; đồng thời phát hiện và xử lý nghiêm sai phạm về vấn đề này. Và
chính cơ quan này thông báo xử phạt 10 công ty dược đã “vượt rào” với các
hình thức “quen thuộc” như tạm ngừng cấp số đăng ký, ngừng tiếp nhận hồ sơ
thông tin quảng cáo, ngừng cấp giấy phép nhập khẩu thuốc Thế nhưng
dường như những hình thức xử phạt này không đủ sức răn đe, bởi qua đợt
phúc tra lại mới đây của Thanh tra Y tế Hà Nội về việc kê khai lại giá thuốc

của một số doanh nghiệp và chi nhánh dược phẩm tại Hà Nội cho thấy, tại Chi
nhánh Công ty CP Dược phẩm OPC, công ty mới tiến hành kê khai lại 26/124
13
mặt hàng đang kinh doanh, trong đó có 24 mặt hàng giảm mức kê khai từ
13% - 16,5% so với mức giá bán dự kiến đã kê khai năm 2008 nhưng vẫn
đang cao hơn giá thị trường.
Như vậy, rõ ràng thời gian qua, người bệnh đã phải mua thuốc với giá
quá cao mà không hề biết. Vì thế, người dân có quyền đặt câu hỏi việc các
doanh nghiệp dược kê khai giá “ảo” như vậy tại sao một hội đồng với các
thành viên tham gia đều là các chuyên gia về quản lý giá thẩm định việc kê
khai/kê khai lại giá thuốc, họ có biết hay không?
Thống kê của liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam năm
2009 cho thấy chi phí thuốc men, khám và xét nghiệm chiếm 53% và chi phí
quà biếu nhân viên y tế chiếm 9% tổng chi phí của một đợt khám. Ngoài ra,
38% chi phí khám chữa bệnh còn lại được gọi là chi phí gián tiếp và được
"rót" vào những nhu cầu như: Đi lại, ăn uống, sinh hoạt. Hiện nay, mỗi người
đi viện thường kéo theo ít nhất 1 người nhà, thậm chí có gia đình có đến 2-3
người đi cùng để san sẻ công việc chăm sóc tại bệnh viện. Ngay cả khi bệnh
nhân phải đợi khám thì người nhà vẫn cứ "khăn gói" đi theo ngay từ đầu. Vì
thế, nơi ăn chốn ở là một vấn đề không nhỏ đối với gia đình các người bệnh.
Trên địa bàn Hà Nội có bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai là có khu vực
dành riêng cho người nhà bệnh nhân thuê với giá rẻ (10-15 ngàn đồng/đêm),
thậm chí người nào nghèo quá bệnh viện sẽ miễn phí.
1.4. Nguồn cung hạn chế
Hiện nay tình trạng quá tải đang xảy ra ở hầu khắp các bệnh viện Việt
Nam. Công suất sử dụng giường bệnh cao nhiều lần thực tế. Theo số liệu báo
cáo của Bộ Y tế đến ngày 31-12-2010, cả nước có 1.148 bệnh viện với 191.020
giường bệnh (GB). Trong khi đó, số lượng bệnh nhân khám và điều trị ngoại
trú mỗi năm là hơn 120.000 lượt và hơn 10 triệu lượt người điều trị nội trú.
Hơn 2 triệu lượt ca phẫu thuật phức tạp. TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng

Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, tình trạng quá tải vẫn còn tập trung ở
một số bệnh viện tuyến trung ương. Tại các khoa trọng điểm như Nội tim
14
mạch, Tiết niệu, Hồi sức cấp cứu, Sơ sinh, Nội tiết chuyển hóa, Ung thư, Chấn
thương, bệnh nhân nằm ghép 2 - 3 người/giường là phổ biến. Vì thế công suất
sử dụng giường bệnh luôn cao hơn nhiều lần so với số giường thực tế”.
Công suất sử dụng giường bệnh tại Trung tâm Y học hạt nhân và Điện
tim ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai là 210%, Khoa Thần kinh, Truyền nhiễm
khoảng 192%. Các khoa Ngoại tiêu hóa, Ngoại thần kinh, Tim mạch can
thiệp, Nội tim mạch, Chấn thương sọ não của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí
Minh) đều vượt tải trên 200%. Đại diện bệnh viện tỉnh Hòa Bình cho biết, dù
là bệnh viện miền núi nhưng bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã quá tải 130
- 140%.
Do quá tải bệnh nhân chờ mổ, ở bệnh viện Việt Đức từng có bác sĩ làm
“cò”, móc nối đưa bệnh nhân đi mổ nơi khác để lấy hoa hồng. Ở bệnh viện
Nhi Trung Ương, nhiều phụ huynh đã phải dấm dúi cho bác sĩ để được khám
sớm, không phải xếp hàng. Tại bệnh viện Mắt, bệnh viện K trung ương từng
xuất hiện “cò” khám chữa bệnh. Cũng từ chuyện quá tải mà nảy sinh nhiều
cách bồi dưỡng nhân viên y tế.
* Những con số "ấn tượng" về tình trạng quá tải tại Bệnh viện Nhi
Trung ương
(Số liệu tháng 11/2009, trong đề tài Xây dựng công cụ giám sát, ghi
nhận ý kiến của cha mẹ và người chăm sóc trẻ ốm tại khoa Khám bệnh - BV
Nhi TW của ThS YTCC Đỗ Mạnh Hùng):
- Tại khoa khám bệnh của bệnh viện Nhi Trung ương, hàng ngày có
khoảng 1.500 đến 2.000 bệnh nhi đến khám bệnh, kèm theo khoảng 3.000
người nhà đi theo.
- Khảo sát 50 bậc cha mẹ đưa con đi khám tại bệnh viện Nhi TW thì có
tới 46 người cho biết họ rất mong muốn có được những thuận lợi về các dịch
vụ trong bệnh viện, đặc biệt là việc không phải chờ đợi lâu để lấy kết quả xét

nghiệm, X-quang, siêu âm,
- Thời gian từ khi làm thủ tục đến khi được khám là 1h25 phút.
15
- Thời gian từ khi được chỉ định đến khi có được kết quả xét nghiệm là
4h15’.
Trong đó: Để được chỉ định xét nghiệm: mất 10 phút, từ lúc làm thủ tục
xét nghiệm - đợi xét nghiệm - được xét nghiệm: mất 55 phút, đợi kết quả xét
nghiệm mất 2h30’ (lâu nhất), Có kết quả rồi quay lại chờ gặp bác sỹ mất 40
phút.
Bên cạnh cơ sở vật chất, nguồn lực hạn chế, thì nguồn cung ứng thuốc
cũng hạn chế. Có thể thấy rõ là các loại thuốc đặc trị như ung thư, tim mạch…
không phải hiệu thuốc nào cũng có, phân phối nhỏ giọt. Và những loại thuốc
này thường là thuốc nhập ngoại cho nên giá thuốc càng khó kiểm soát.
2, Đạo đức nghề nghiệp bị ảnh hưởng vì lợi nhuận
Y đức là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của những người hành nghề y,
được thể hiện qua thái độ, tinh thần trách nhiệm, hết lòng thương yêu, chăm
sóc người bệnh, coi sự đau đớn của người bệnh như của mình. Lời Bác Hồ đã
dạy "Lương y như từ mẫu". Y đức không ở đâu xa, đó là thái độ giao tiếp,
cung cách phục vụ - cái mà người bệnh rất cần.
Trong những năm qua, từ khi nhà nước có quyết định về thu viện phí
và thành lập bệnh viện tư nhân, đã nổi lên nhiều vấn đề y đức trong ngành y.
Trong các bệnh viện công, khi vào khám bệnh, bệnh nhân luôn được làm rất
nhiều xét nghiệm, Các bệnh nhân đóng bảo hiểm và bệnh nhân trả phí thì số
xét nghiệm cao hơn từ 3 đến 4 lần so với bệnh nhân được miễn một phần hoặc
toàn bộ chi phí. Nguyên nhân chính là vì làm các xét nghiệm tăng thêm này bệnh
viện mới thu được tiền phí. Hơn thế nữa, đối với bệnh nhân sử dụng dịch vụ,
không sử dụng bảo hiểm luôn được quan tâm chăm sóc hơn. Nếu không may
phải vào bệnh viện, ai cũng có thể dễ dàng được chứng kiến cảnh nhân viên y tế
có các biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu. Tình trạng người bệnh bị quát nạt, hạch
sách vì một lý do “tế nhị” nào đó vẫn thường xuyên diễn ra. Ở nhiều phòng

khám, người ta kháo nhau chỉ cần kẹp tiền vào sổ khám bệnh thì sẽ được ưu tiên
khám trước mà không phải xếp hàng. Dễ thấy nhất là ở các phòng sản khoa, mỗi
16
lần tiêm, thay băng, vệ sinh cho sản phụ… nếu có tiền “lót tay” cho y tá, hộ lý
thì mọi việc sẽ trở nên suôn sẻ, “lương y” lại như “từ mẫu”
Tại các bệnh viện tư, Có thể thấy nhiều nhất là việc bác sĩ vừa khám
bệnh vừa bán thuốc. Theo Luật Khám chữa bệnh mới, bác sỹ không được vừa
kê đơn vừa bán thuốc nhưng thực tế các phòng khám đều lách luật bằng cách
thuê dược sỹ đứng tên mở một nhà thuốc trong khuôn viên phòng khám.
Chính vì vậy khi thanh tra y tế đi kiểm tra thì các phòng mạch này đều không
phạm luật, vì vậy rất khó xử lý. Điều này cũng dễ lý giải, lợi nhuận từ việc
khám tại các phòng mạch tư nhân không nhiều, lợi nhuận chủ yếu là từ bán
thuốc. Bác sỹ mở phòng mạch tư đầu tư số vốn không hề nhỏ, nhưng chi phí
mỗi lần khám chỉ khoảng 100.000 đồng. Trong khi đó, lợi nhuận từ việc bán
thuốc lại cao hơn rất nhiều. Chính vì thế, các phòng mạch tìm mọi cách lách
luật để thu được lợi nhuận cao hơn từ các phòng mạch tư nhân. Vả lại muốn
tạo uy tín cho nơi làm ăn của mình mà họ có thể bán những loại thuốc kháng
sinh loại mạnh để bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh. Chính điều này góp
phần làm cho Việt Nam được tổ chức y tế thế giới đánh giá là quốc gia có tỷ
lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới.
Thêm nữa là, bác sỹ thường được các trình dược viên mời bán thuốc và
qua mỗi đơn thuốc sẽ có phần trăm hoa hồng. Đó là khoản thu nhập không
nhỏ đối với các bác sĩ đông bệnh nhân. Các công ty tư nhân nhỏ thường chú
trọng vào hoa hồng theo mỗi lô thuốc. Chỉ tính riêng tiền thuốc biếu, khuyến
mãi cho bác sỹ đã khoảng hơn 1 triệu đồng/tháng, những tháng trúng thuốc
đặc trị, thu nhập tăng lên thì chi cho bác sỹ từ 1,5-2 triệu đồng/tháng. Vì lợi
nhuận bác sỹ bán thuốc với giá trên trời và không quan tâm đến lợi ích của
người bệnh là hành vi sai trái và vô trách nhiệm. Đa số thuốc được lột ra khỏi
bao bì nên không ai biết là thuốc gì, còn hạn dùng hay không. Bên cạnh đó
nhiều loại thuốc nội và thuốc ngoại khá giống nhau. Bác sỹ bán thuốc nội

nhưng giá thuốc ngoại thì cũng chẳng ai biết. Không chỉ thế, tình trạng vì
17
kiếm lời bác sĩ kê đơn sai, hoặc kê thuốc bổ quá mức trong đơn thuốc, hoặc
rất nhiều loại không có tác dụng chữa bệnh trong đơn thuốc.
Đơn thuốc có kê thực phẩm chức năng (Nguồn: Tuổi Trẻ)
Tiền thuốc chữa bệnh 1, tiền thuốc bổ gấp 40 lần
Qua những tìm hiểu trên, chúng ta có thể nhìn nhận được rằng, khám
chữa bệnh vì lợi nhuận, người bệnh sẽ càng bị lạm dụng, họ không chỉ bị tổn
thất về tài sản mà còn cả sức khỏe.
3. Sự quản lý lỏng lẻo và quy định, quy chế chưa nghiêm
18
3.1. Quản lý về giá thuốc:
Một thực tế đang tồn tại hiện nay: Bác sĩ vì lợi nhuận bán thuốc là hành
vi sai trái và vô trách nhiệm với bệnh nhân. Tuy nhiên, cái vòng luẩn quẩn này
nó cứ tồn tại dai dẳng mà ngành y tế chưa thể giải quyết được. Có những sở y
tế còn đề nghị cho bác sĩ bán thuốc luôn. Bộ Y Tế chưa có biện pháp để quản
lý chặt chẽ việc quy định bảng giá bán thuốc thống nhất. Luật Khám chữa bệnh
đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1-1-2011. Theo đó, một trong
những quy định là bác sỹ không được bán thuốc dưới mọi hình thức (trừ bác sỹ
đông y, lương y). công tác quản lý ở nhiều nơi còn lỏng lẻo, chưa phát hiện hết
vi phạm. Mặc dù Sở Y tế đã chỉ đạo các địa phương thắt chặt công tác thanh,
kiểm tra, nếu phát hiện bác sĩ nào vừa kê đơn vừa bán thuốc sẽ xử phạt vi phạm
hành chính 2 triệu đồng, nếu tái phạm số tiền phạt là 5 triệu đồng nhưng trên
thực tế vẫn chưa có trường hợp bác sỹ nào bị xử phạt.
PGS.TS. Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM,
cho biết bác sĩ tự bán thuốc có hại rất nhiều mặt. Thứ nhất, thuốc đó không
thể kiểm soát chất lượng vì đa số thuốc được lột ra khỏi bao bì nên không ai
biết đó là thuốc gì, còn hạn dùng hay không. Thứ hai, giá cả của thuốc do bác
sĩ bán cao trên trời. Có những bác sĩ một ngày khám tư là 50 bệnh nhân, mỗi
bệnh nhân phải mua hơn 2 triệu đồng/toa thuốc tiêu hóa. Việc bác sĩ bán

thuốc sẽ làm cho nhà nước thất thu thuế. PGS. Lan cho biết ở nước khác,
người ta cấm chuyện phòng mạch và có nhà thuốc cùng một tòa nhà có cửa
thông nhau. Nó vừa tránh được tình trạng hãng dược tác động bác sĩ, dược sĩ
câu kết bán thuốc.
3.2. Mức quy định về chi phí khám bệnh không được thực hiện như
quy định của Bộ Y Tế:
Việc Bộ Y Tế đưa ra danh mục chi phí với từng loại hình dịch vụ y tế
là có tuy nhiên việc thực hiện theo như thế nào lại phụ thuộc vào quy định của
từng bệnh viện, từng phòng khám khác nhau. Bộ Y Tế đưa ra danh mục quy
định này nhưng việc quản lý thực hiện quy định này chưa chặt chẽ và hiệu
19
quả. Hiện nay phần lớn các bệnh viện, phòng khám đều tự đưa ra mức tính
chi phí dịch vụ của riêng mình.
Bà Tạ Thị Hiền (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc) khám tại bệnh viện Đại
học Y Hà Nội cách đây gần một tháng vì chứng ho dai dẳng nhiều đờm kể lại,
việc khám ở bệnh viện hoàn toàn không có những chi phí chỉ vài ngàn đồng
như danh sách mà Bộ Y tế đưa ra trước đó. Bà kể, vì quên mang theo chứng
minh thư nhân dân nên bà không đăng kí khám được BHYT mà chỉ đăng kí
khám thường, với chi phí là 100 ngàn đồng. Được chẩn đoán viêm xoang,
viêm thực quản, bà được bác sĩ chỉ định chụp CT xoang, nội soi dạ dày, xét
nghiệm máu… với chi phí hết gần 2 triệu đồng.
Đưa bảng danh sách một số dịch vụ y tế mà Bộ Y tế dự định tăng giá,
bà Hiền vô cùng ngạc nhiên vì với nội soi dạ dày, bà đã phải thực hiện nhiều
lần nên “thuộc” giá và bà vẫn nhớ phải nộp hơn 300 ngàn đồng cho một lần
nội soi thông thường, còn với nội soi gây mê chi phí là trên 700 ngàn. “Hoàn
toàn không có chi phí nội soi dạ dày 10 - 30 ngàn đồng như Bộ Y tế nói”, bà
Hiền khẳng định.
Cũng trong tình trạng “bán tín bán nghi” về danh sách giá một số dịch
vụ theo quy định cũ của Bộ Y tế, anh Tú (CT2A, khu đô thị Xa La, Hà Đông,
Hà Nội) chia sẻ, nếu chỉ với giá khám bệnh 3.000 đồng, giá giường bệnh từ

2.500 - 18.000 đ/ngày… thì đợt sốt phát ban con gái anh phải nhập viện 103,
chi phí sẽ không thể đến 500 ngàn đồng như đã thanh toán. Thực tế, rất nhiều
người bệnh khi được hỏi đều cho rằng, số tiền họ phải chi trả trong quá trình
khám chữa bệnh cao hơn rất nhiều so với giá mà Bộ Y tế ban hành trước đó
nhiều năm.
3.3. Hàng loạt các phòng khám bệnh kém chất lượng mọc lên như
nấm:
Lợi dụng sự cả tin, nhiều cơ sở tự quảng bá chữa trị dứt nhiều bệnh nan
y để lôi kéo bệnh nhân. Một lương y ở quận Thủ Đức thổ lộ: “Đã hành nghề
mấy năm nay rồi, chẳng thấy cơ quan nào đến kiểm tra cả. Bệnh nhân tin thì
20
chữa thôi”. Chính vì nhận ra những yếu kém trong công tác quản lý lỏng lẻo,
nhiều phòng khám, phòng mạch vừa kê toa vừa bán thuốc; quảng cáo không
phép; hoạt động sai giấy phép; cho thuê giấy phép hành nghề hoặc chỉ đứng
tên trên danh nghĩa còn hoạt động hành nghề là người khác. Không chỉ phòng
khám, phòng mạch mà hiện bệnh viện tư nhân cũng đua nhau mọc lên như là
một xu hướng đầu tư.
Một thực tế hiện nay có rất nhiều các phòng khám tư nhân kết hợp có
cả bác sỹ Trung Quốc và Việt Nam được mở ra và hoạt động trên nguyên tắc
cả 2 bên cùng có lợi. Về cái lợi của các bác sỹ Trung Quốc, có thể thấy ngay
đó là họ có thể làm việc thoải mái, có thu nhập cao, ổn định như trước kia mà
họ không cần lo lắng về các thủ tục hành chính tại Việt Nam, không lo bị đổ
tiếng lừa đảo, móc túi… Còn cái lợi của bác sỹ người Việt Nam là chỉ chịu
trách nhiệm quản lý, giấy tờ, thủ tục nhưng bù lại họ có cái mác là phòng
khám gồm các bác sỹ người nước ngoài và tha hồ PR, quảng cáo trang thiết bị
hiện đại, chữa được bệnh này, bệnh kia… và nghiễm nhiên, phí điều trị cho
bệnh nhân sẽ cao hơn hẳn so với các phòng khám của toàn bác sỹ Việt Nam.
Sẵn tâm lý sính ngoại của người Việt Nam ta, đặc biệt là của một số bộ phận
có đời sống cao thì việc chạy theo các phòng khám có bác sỹ nước ngoài là
rất nhiều, cũng vì thế nguồn thu của họ là không nhỏ, và sự liên kết, chia chác

này là hoàn toàn có lợi cho cả đôi bên. Thêm một lý do nữa để lý giải tại sao
một số bác sỹ Trung Quốc phải hành nghề ẩn mặt tại các phòng khám Việt
Nam là do họ không có giấy phép hành nghề. Bên cạnh một số bác sỹ có bằng
cấp, được cấp phép khám chữa bệnh thì cũng có một bộ phận bác sỹ không có
giấy phép hành nghề hay còn gọi là bác sỹ “chui”. Nếu thuê những bác sỹ này
thì phí sẽ rẻ hơn nhiều và bản thân những bác sỹ Trung Quốc chưa được cấp
giấy phép tại Việt Nam cũng muốn có việc làm, có thu nhập nên họ cũng
nhanh chóng tìm đến để chấp nhận hợp tác.
21
3.4. Khó lường chất lượng
Đến nay dư luận vẫn chưa hết bức xúc sau cái chết thương tâm của
cháu bé 7 tuổi N.D.Thịnh (ngụ TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc) tại BV tư
nhân Hoàn Mỹ (cơ sở 1 - TPHCM) sau khi nội soi dạ dày. Hội đồng khoa học
Sở Y tế TPHCM kết luận nguyên nhân tử vong do BV Hoàn Mỹ tổ chức
phòng nội soi (nhân sự, trang thiết bị) và quy trình thực hiện thủ thuật nội soi
có gây mê với trẻ em chưa đầy đủ theo quy định
Thực tế cho thấy, hầu hết những trường hợp tử vong tại các cơ sở y tế
tư nhân đều được cho là “tai nạn”, vì vậy, thiệt thòi luôn thuộc về bệnh nhân.
Điều này càng đáng ngại hơn đối với các phòng khám, phòng mạch khi phó
thác “sinh mệnh” cho những “lang băm, lang vườn” được hợp pháp hóa bằng
những giấy phép hành nghề.
Mặc dù hoạt động khá bát nháo, nhưng công tác thanh tra, kiểm tra đối
với các cơ sở hành nghề y dược tư nhân rất… khiêm tốn. Theo Thanh tra Sở
Y tế TPHCM, trong năm 2008 ngành y tế chỉ thanh tra được khoảng 20%
trong tổng số trên 13.000 cơ sở. Và đáng ngại khi mỗi đợt thanh tra đều phát
hiện hàng loạt cơ sở sai phạm, như năm vừa qua phát hiện tới 266 cơ sở hành
nghề y vi phạm; 394 cơ sở hành nghề dược sai phạm và gần 40% cơ sở y học
cổ truyền hoạt động quá chức năng, bán thuốc không nguồn gốc. Không
những vậy, có những cơ sở đã được yêu cầu đóng cửa nhưng vẫn cố tình hoạt
động trở lại hoặc thay đổi địa chỉ.

Các cơ sở khám chữa bệnh tư hiện có ba điểm yếu tai hại.
Thứ nhất, chất lượng khám chữa bệnh chưa cao. “Hầu hết các phòng
khám tư, khám, chẩn đoán bệnh không có phương tiện xét nghiệm cận lâm
sàng, chiếu chụp X quang - Bác sĩ Hoàn nói- Họ chỉ khám, chẩn đoán dựa
trên triệu chứng lâm sàng và kinh nghiệm.
Chỉ bằng ống nghe hoặc một vài thứ y cụ thông thường, làm sao có
chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả được. Không ít bệnh nhân tiền mất tật
mang vì đi khám chữa bệnh tại phòng khám tư”.
22
Thứ hai, vi phạm quy định chuyên môn. Khi hành nghề y dược tư nhân,
bác sĩ chỉ được phép khám bệnh, kê đơn, bệnh nhân phải mua thuốc tại nhà
thuốc được phép hành nghề. “Tuy nhiên hầu hết phòng khám tư vừa khám, kê
đơn và trực tiếp bán thuốc” – Bác sĩ Hoàn khẳng định - “Một số phòng khám tư
nhân mà bác sĩ đang làm trong cơ sở y tế công lập còn chỉ bệnh nhân về khám
chữa tại phòng khám tư, hoặc lợi dụng các phương tiện xét nghiệm cận lâm
sàng của cơ sở y tế công phục vụ xét nghiệm tại phòng khám tư. Như thế khó
tránh tình trạng bác sĩ không tận tâm với công việc chung".
Thứ ba, góp phần làm tăng giá thuốc và nhờn thuốc. Phòng khám tư nhân
hoạt động không ngoài mục đích tận dụng thời gian nhàn rỗi để tăng thu nhập.
Do vậy bệnh nhân đến phòng khám tư đều được chẩn đoán, thông báo tình trạng
bệnh nặng hơn so với thực tế để kê đơn nhiều loại thuốc, nhiều biệt dược.
4. Biện pháp
Từ thực trạng khám chữa bệnh vì lợi nhuận đã dẫn đến việc người bệnh
bị lợi dụng, nhóm 5 đưa ra một số giải pháp nhằm làm hạn chế sự hành vi bị
lợi dụng và hỗ trợ người bệnh như sau:
4.1. Nhóm các biện pháp nhằm giảm sự ảnh hưởng của việc thông
tin không đối xứng.
a. Ngoài các biện pháp liên quan trực tiếp đến cán bộ y tế, cần phát
triển hệ thống ở các khía cạnh khác nữa để nâng cao chất lượng dịch vụ
tại các cơ sở y tế công: Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn dịch vụ; Quản lý

nguồn nhân lực; Đào tạo và đào tạo lại; hướng dẫn và giám sát hỗ trợ; phát
triển, sử dụng và giám sát quản lý, chương trình và hướng dẫn lâm sàng, đặc
biệt chú ý các hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý và tuân thủ phác đồ điều trị, kể
cả kiểm tra chuyên môn.
b. Quản lý hệ thống y tế ngoài khu vực công.
- Xây dựng một hành lang quản lý hành nghề y tế tư nhân đủ mạnh về cả
mặt chuyên môn và luật pháp và đảm bảo các cơ sở y tế tư nhân phải tuân thủ chặt
chẽ các quy định thông qua việc kiểm tra, thanh tra, và khi cần kể cả khởi tố.
23
- Xây dựng và củng cố một hành lang tương tự để quản lý việc bán lẻ
thuốc. Cần yêu cầu các quầy thuốc lưu lại bản sao của các đơn thuốc và ghi
chép các lần bán thuốc không theo đơn phục vụ cho việc thanh tra kiểm tra.
c. Áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến trong quản lý.
- Hiện nay rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng phương thức chi trả
bệnh viện dựa vào hệ thống casemix. Casemix là một thuật ngữ để chỉ những
trường hợp bệnh trong một hệ thống các loại bệnh cần được chăm sóc. Đó là
một hệ thống phân loại các loại bệnh vào các nhóm bệnh tương tự nhau. Nếu
chẩn đoán cuối cùng trong bệnh án ra viện chính là sản phẩm của quá trình điều
trị sau khi được đưa vào quản trị bệnh viện, thì rõ ràng đã có rất nhiều bước
trung gian trong suốt một quá trình trước đó. Người ta có thể nghĩ rằng, sản
phẩm chính là kết quả của 2 giai đoạn mà đầu vào chính là lao động, thuốc, dịch
truyền và trang thiết bị được chuyển thành những sản phẩm trung gian như quá
trình chữa bệnh, thuốc men và các xét nghiệm. Casemix vì vậy có thể được coi
là một công cụ thông tin trực tiếp để nắm được và điều khiển các “sản phẩm”
trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Casemix cũng đồng thời là một phương tiện nhằm đạt được những cấp
bậc cao hơn về niềm tin và một hệ thống phân loại tương đối cho phép những
so sánh giữa các đầu ra sản phẩm tại các nhóm bệnh cần chăm sóc khác nhau
sau khi đưa vào quản trị bệnh viện hoặc sau phẫu thuật.
Các bệnh viện được hỗ trợ tài chính một phần bởi Nhà nước trước nay

vẫn quen tính viện phí bằng cách tính theo số ngày bệnh nhân ở trong viện và
theo các dịch vụ đã phục vụ bệnh nhân. Bệnh nhân điều trị nội trú càng lâu,
sử dụng càng nhiều thuốc và xét nghiệm, bệnh nhân sẽ càng tốn kém hơn.
Điều này cũng có nghĩa, bệnh nhân ở viện càng lâu, bệnh viện sẽ càng tốn
kém nhiều nguồn lực hơn. Là một phương thức tài chính hiệu quả, casemix sẽ
giúp cải thiện hệ thống tài chính bệnh viện dựa trên ngân sách cố định mà
không cần quan tâm nhiều tới số ngày bệnh nhân điều trị nội trú.
24
Hơn thế nữa, cách tính tài chính theo casemix còn giúp chúng ta tiến xa
hơn một bước nữa trong việc cải thiện hệ thống phụ cấp. Thay vì dựa vào mỗi
số ngày bệnh nhân phải điều trị nội trú, giờ chúng ta có thể phân phối nguồn
trợ cấp từ Chính phủ cho các hoạt động cộng đồng của bệnh viện thông qua
casemix. Casemix sẽ bao quát gần như toàn bộ các loại bệnh cần điều trị cũng
như các chi phí liên quan cần thiết. Và như vậy, bệnh viện có thể điều trị
nhiều ca bệnh hơn và càng nhiều ca bệnh phức tạp thì bệnh viện sẽ càng tiết
kiệm được nhiều tiền hơn. Chính vì vậy, casemix là một phương thức chi trả
hiệu quả hơn các phương thức truyền thống khác nhờ vào việc phân bổ các
nguồn một cách hợp lý.
4.2. Giảm áp lực về tự cân đối tài chính của các bệnh viện công, tư
và phát huy khả năng phòng, chữa bệnh ngay tại tuyến cơ sơ.
Chính phủ việt nam cần xây dựng chính sách dựa trên nền tảng truyền
thống của khu vực y tế công (Mạng lưới y tế cơ sở là xương sống của hệ
thống y tế Việt Nam và dịch vụ y tế công là cứu cánh cơ bản trong chăm sóc
sức khỏe cho dân nghèo nông thôn) và tiếp tục phát triển các dịch vụ y tế
công để góp phần xóa đói giảm nghèo, phục vụ cho toàn dân nói chung và
cho người nghèo nói riêng, đặc biệt dân nghèo nông thôn. Nhà nước cần tăng
cường vai trò của mình đối với ngành y tế của dân với tư cách nhà cung cấp
tài chính, cung cấp dịch vụ và quản lý dịch vụ.
Chi ngân sách cho y tế công từ ngân sách nhà nước đã tăng theo con số
tuyệt đối. Tuy nhiên, từ cuối thập kỷ 90 đến nay, chi ngân sách nhà nước cho

y tế công đã giảm đáng kể theo tỉ lệ tương đối, chủ yếu là do thu từ viện phí
trực tiếp tăng. So với các nước châu Á khác thì việt nam đang nằm ở cực
thấp hơn trong cán cân “tổng chi cho y tế từ ngân sách nhà nước”. Để tăng
tính công bằng và hiệu quả trong đầu tư tài chính cho y tế và nâng cao chất
lượng dịch vụ công, nghiên cứu khuyến cáo từ nay đến 2015 cần thực hiện
các mục tiêu sau:
25

×