Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh: LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.51 KB, 102 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ TÚ MẪN
PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA
TRÊN ĐỊA BÀN TẠI TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Bùi Quang Bình
Trà Vinh – Năm 2013
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nuôi cá tra là một trong những nghề chủ lực của thủy sản Việt Nam, góp
phần vào sự tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản nói riêng và nền kinh tế đất
nước nói chung. Cá tra được nuôi tập trung ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL). Do vùng ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lợi với hệ thống
sông ngòi chằng chịt với hai dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua với chiều
dài khoảng 220 km, kết hợp với kỹ thuật nuôi cá tra không quá khó nên nuôi
cá tra phát triển khá mạnh. Năm 2003 diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL là
2,792 ha, phát triển đến cuối năm 2012 lên khoảng 5.400 ha.
Cá tra đông lạnh là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của sản
phẩm thủy sản được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng. Thị trường xuất
khẩu không ngừng được mở rộng. Hiện nay, cá tra xuất khẩu trên 163 nước
và chiếm khoảng 95% thị phần cá da trơn fillet trên thế giới, sản lượng
khoảng 1.5 triệu tấn mỗi năm.
Trà Vinh là một tỉnh thuộc khu vực ven biển đựơc thiên nhiên ưu đãi về
tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản, diện tích đất có khả năng phát triển nuôi
cá trên 3.000 ha dọc theo 2 tuyến sông Tiền và sông Hậu. Cùng với ngành


nông nghiệp trồng lúa truyền thống, ngành thuỷ sản đang phấn đấu trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhất là nuôi thuỷ sản vùng nước lợ.
Các giải pháp mà tỉnh đưa ra đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển
nuôi cá tra trong tỉnh. Nó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nuôi cá tra giải quyết
được vấn đề lao động và việc làm cho một bộ phận dân cư và hơn nữa là sự
phát triển của ngành thuỷ sản đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng
trưởng kinh tế của toàn tỉnh. Tuy nhiên, còn một số tồn tại như: việc chỉ đạo,
triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển nuôi cá tra còn chậm
3
và chưa hoàn toàn được quan tâm đúng mức; việc xây dựng quy hoạch nuôi
cá tra tại các địa phương còn chậm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này bao gồm cả chủ quan và
khách quan. Về chủ quan là do việc triển khai chính sách khuyến khích phát
triển kinh tế thuỷ sản của nhà nước còn hạn chế: công tác xây dựng và triển
khai quy hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản ở địa phương còn chậm v.v.
Nguyên nhân khách quan như: thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách phát
triển kinh tế thuỷ sản, cơ sở dịch vụ hậu cần chưa đáp ứng và theo kịp yêu cầu
phát triển sản xuất; nguồn nhân lực chưa được quan tâm đào tạo kịp thời,
trình độ kỹ thuật của người nuôi còn thấp…Chính vì những lý do trên nên tôi
đã chọn đề tài làm chuyên đề tốt nghiệp thạc sỹ cho mình là: “Phát triển
nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ được cơ sở lý luận về phát triển nuôi cá tra
- Đánh giá được thực trạng phát triển nuôi cá tra ở tỉnh Trà Vinh
- Hình thành được các giải pháp phát triển nuôi cá tra ở tỉnh Trà Vinh
3. Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để phát triển nuôi cá tra ở tỉnh Trà Vinh trong những
năm tới ?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Phát triển nuôi cá tra cho tỉnh Trà Vinh.

Phạm vi: Chỉ tập trung trên đối tượng nuôi cá tra và trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh trong thời gian từ năm 2007 - 2012
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp mô tả phân tích thống kê, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng
hợp, khái quát, chuyên gia…theo nhiều cách từ riêng rẽ tới kết hợp với nhau.
4
Chúng được sử dụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá so sánh các
nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển nuôi cá tra.
Các phương pháp trên còn được dùng trong đánh giá tình hình phát triển
NTTS cũng như thực thi chính sách phát triển và chỉ ra các vấn đề tồn tại
cùng với các nguyên nhân từ đó hình thành các giải pháp phát triển nuôi cá tra
của địa phương.
Các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin sau được sử dụng trong
nghiên cứu:
- Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó;
- Tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của các Sở
Ban, Ngành trong tỉnh và huyện.
- Tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí,
Internet
- Kết hợp các phương pháp thu thập số liệu để có dữ liệu nghiên cứu và
phân tích đầy đủ.
Nguồn thông tin dữ liệu, công cụ phân tích chính:
- Thứ cấp: Chủ yếu sử dụng số liệu của Niên giám thống kê tỉnh Trà
Vinh từ 2007, tổng điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2006 và năm 2010,
các văn bản của UBND tỉnh Trà Vinh, báo cáo tổng kết của Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Chi cục Phát triển nguồn lợi thủy sản, Trung tâm
Khuyến ngư Trà Vinh, Hiệp hội thủy sản tỉnh Trà Vinh
- Sơ cấp: Ý kiến của chuyên gia và phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi.
- Công cụ chính: Sử dụng chương trình xử lý số liệu bằng Excel.

6. Nội dung đề tài
- Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển nuôi cá tra
- Chương 2 Thực trạng phát triển nuôi cá tra trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh
- Chương 3. Các giải pháp phát triển nuôi trên địa bàn tại tỉnh Trà Vinh
5
7. Tổng quan tài liệu các nghiên cứu
- Tài liệu nước ngoài:
Ngay thế kỷ 18 David Ricacdo đã cho rằng do các nguồn tài nguyên đất
đai có giới hạn trong khi dân số tăng nhanh do vậy việc phát triển các ngành
trong nông nghiệp dựa vào khai thác loại tư liệu sản xuất từ nguồn tài nguyên
chủ yếu này cần phải đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản trên quan điểm
sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đất đai và các nguồn tài nguyên gắn với đất
là mặt nước. Còn Roy Hadod Evsey Domar (1940) lập luận rằng nhấn mạnh
đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong nuôi trồng thủy sản.
Cùng quan điểm tương tự, Robert Solow (1956) đã cho rằng việc tăng khối
lượng vốn sản xuất qua đầu tư chỉ giúp tăng trưởng sản xuất trong ngắn hạn
nhưng không hiệu quả trong dài hạn. Lewis (1954) đưa ra quan điểm gắn phát
triển nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng với phát triển công nghiệp.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế này làm tăng hiệu quả sử dụng lao động (di
chuyển lao động dư thừa trong nông nghiệp sang lĩnh vực khác), từ đó góp
phần nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế nói chung và trong nông
nghiệp nói riêng. Ông cũng cho rằng cần đẩy mạnh cơ khí hóa trong nông
nghiệp và tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên
tiến vào sản xuất. Đó cũng là lý do ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng được
chú trọng và phát triển nhanh. Sung Sang Park (1992) phác họa 3 giai đoạn
trong nuôi trồng thủy sản: sơ khai, đang phát triển và phát triển cùng với các
yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng trong từng giai đoạn. Trong giai đoạn sơ
khai, các yếu tố từ tự nhiên và lao động đón vai trò chủ yếu. Giai đoạn thứ hai
được bổ sung thêm các yếu tố đầu vào vốn được tạo ra từ khu vực công
nghiệp, chẳng hạn như thức ăn công nghiệp, hóa chất, v.v…. Trong giai đoạn

thứ ba, giai đoạn phát triển, năng suất thủy sản tăng lên chủ yếu nhờ vào các
6
thành tựu của khoa học và kỹ thuật mà cụ thể là máy móc, thiết bị hiện đại và
công nghệ.
Hội thảo quốc tế về “Kế hoạch hành động cho phát triển bền vững và mở
rộng mô hình hợp tác xã thủy sản” (“International Seminar on Action Plan for
Sustainable Development and Expansion of Aquaculture Cooperatives”) diễn
ra vào ngày 26-27/6/2009 tại Hà Nội, Việt Nam đã trình bày các kết quả
nghiên cứu cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển và mở
rộng mô hình hợp tác xã NTTS (kinh nghiệm của Tây Ban Nha, kinh nghiệm
một số tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam trong việc hỗ trợ phát triển mô
hình hợp tác xã NTTS, kinh nghiệm của chính phủ Việt Nam liên quan đến
việc mở rộng mô hình hợp tác xã NTTS). Tuy nhiên các báo cáo khoa học
trong hội nghị này chưa đề cập một cách toàn diện đến việc xây dựng, hoạt
động, củng cố, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.
- Nghiên cứu trong nước
Phạm Vân Định - Đỗ Kim Chung trong giáo trình Kinh tế nông nghiệp,
(NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1997) và Nguyễn Thế Nhã, giáo trình Kinh tế
nông nghiệp, (NXB Thống kê, 2002) đã trình bày tổng quan bức tranh phát
triển nông nghiệp. Những nội dung trong hai giáo trình này sẽ giúp xây dựng
nên khung lý luận làm cơ sở để nghiên cứu về phát triển nuôi trồng thủy sản.
PGS.TS Đặng Phi Hổ trong Giáo trình Kinh tế Nông nghiệp (NXB
Thống kê, 2003) đã nhấn mạnh tới nội dung khai thác các nguồn lực để phát
triển nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng, trong đó lưu ý về việc vận
dụng các chính sách khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm điều kiện cụ thể của
từng ngành.
“Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội ngành Thủy sản Việt Nam
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” đã được chính phủ phê duyệt sẽ là
tài liệu quan trọng đã định hướng và định hình phân bố không gian phát triển
7

ngành thủy sản Việt Nam. Trong bức tranh quy hoạch chung này, Trà Vinh
chỉ là một địa phương và một bộ phận trong quy hoạch nhưng trên cơ sở quy
hoạch chung này sẽ tự định hướng các chiến lược phát triển ngành thủy sản
cho phù hợp với địa phương mình cũng như có các chính sách trong sự liên
kết với các địa phương khác trong vùng và trên cả nước.
Các đề án như “Đề án rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển
tổng thể ngành thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2015, định hướng đến 2020,
Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2006” cơ sở và căn cứ thông qua các tiêu
chí, tiêu chuẩn để phân tích thực trạng phát triển và đưa ra giải pháp phát triển
cho ngành nuôi cá tra này của Trà Vinh.
Có thể sử dụng “Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020” do
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đang chủ trì xây dựng để
đánh giá tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản hiện tại và định hướng phát
triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong những năm tới từ những nội dung của
đề án liên quan đến nuôi trồng thủy sản cho vùng ĐBSCL.
Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững thủy sản: Vấn đề và Cách tiếp
cận” tổ chức ngày 11-13/5/2006, tại Hải Phòng, do Bộ NN & PTNT phối hợp
với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) tổ chức. Hội thảo này đã thu
hút sự chú ý và tham gia rộng rãi của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà
hoạch định chính sách trong nước và quốc tế như Trung tâm phát triển thủy
sản Đông Nam Á (SEAFDEC), Cơ quan Phát triển quốc tế của Ðan Mạch
(DANIDA), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹ bảo vệ thiên
nhiên hoang dã (WWF), Liên minh sinh vật biển quốc tế (IMA), Trung tâm
thủy sản thế giới (WFC).v.v Các tác giả báo cáo đã trình bày các kết quả
nghiên cứu, đánh giá, phân tích và đề xuất định hướng chiến lược phát triển
bền vững ngành Thủy sản Việt Nam, trong đó nhận định ngành Thủy sản
đang phải đối mặt với những thách thức, rủi ro do sự suy kiệt nguồn lợi thủy
8
sản ở một số khu vực, mất đa dạng sinh học trong các thủy vực, ô nhiễm và
suy thoái môi trường nuôi, giảm nguồn giống tự nhiên, cộng đồng dân cư còn

nghèo và nhận thức về phát triển bền vững còn hạn chế. Hội thảo cũng đã đề
xuất một bộ chỉ số xác định bền vững của ngành Thủy sản Việt Nam bao gồm
bộ chỉ số đánh giá chung cho toàn ngành, bộ chỉ số đánh giá ngành khai thác
thủy sản và bộ chỉ số đánh giá ngành NTTS
Nhìn chung, các tài liệu học thuật, dự án, đề án nêu trên có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn rất lớn, đã đưa ra cơ sở lý luận cũng như nghiên cứu thực
tiễn để phân tích toàn diện bức tranh ngành thủy sản Việt Nam cũng như đề
xuất các định hướng phát triển, các quy hoạch về phân bổ lực lượng sản xuất
thủy sản, và nhiều giải pháp thực hiện. Tuy nhiên việc nghiên cứu chuyên sâu
hướng đến giải quyết mục tiêu duy trì, ổn định và phát triển lâu dài nuôi cá tra
sao cho mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cho từng địa phương, tạo ra sản
phẩm vật chất, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm góp phần xóa đói giảm
nghèo là một vấn đề chưa được tập trung nghiên cứu đầy đủ và cần tiếp tục
được nghiên cứu.
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NUÔI CÁ TRA
1.1.1. Khái niệm nuôi cá tra
Nuôi cá tra là một bộ phận của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Nuôi cá tra ra
đời cũng bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống khi mà sản lượng khai thác cá
tra tự nhiên ngày càng có nguy cơ cạn kiệt. Nước ta có một tiềm năng to lớn
để phát triển hoạt động nuôi cá tra. Nuôi cá tra là một bộ phận sản xuất có
tính nông nhiệp nhằm duy trì, bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ
sản. Nuôi cá tra nhằm mục đích cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng của dân cư
và cung cấp nguyên liệu cho hoạt đông chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
1.1.2. Vai trò của nuôi nuôi cá tra
a. Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp các sản phẩm thiết yếu
cho nhu cầu của con người đó là lương thực, thực phẩm, đó là loại sản phẩm

có vai trò đầu tiên quyết định mọi hoạt động của con người. Nếu không có sản
phẩm này thì con người không thể tồn tại và phát triển được. Nuôi trồng thuỷ
sản cũng là ngành sản xuất vật chất và cung cấp sản phẩm cho con người như
cá, tôm, cua, ghẹ…những sản phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng cho con
người giúp con người có thể tạo ra các hoạt động trong xã hội. Xã hội ngày
càng phát triển, đời sống của con người ngày càng nâng cao, thì nhu cầu của
con người cũng ngày càng cao, người ta hướng đến những loại thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng và thuỷ sản là một trong những sản phẩm
như thế.
10
b. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Nuôi trồng thuỷ sản đóng góp một phần quan trọng trong tăng tưởng
chung của ngành thuỷ sản và toàn ngành kinh tế nói chung. Đối tượng của
nuôi trồng thuỷ sản là những sinh vật thông qua hoạt động chế biến chúng tạo
thành những sản phẩm có giá trị dinh dưõng và giá trị kinh tế cao. Việc tiêu
thụ những sản phẩm này trong nội địa hay xuất khẩu sang thế giới đều giúp
cho nhà nước ta thu được lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng
của toàn ngành kinh tế nói chung. Ngành thuỷ sản phát triển mở ra một cơ hội
mới cho nền kinh tế của đất nước.
c. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong xu thế đất nước đang chuyển mình hoà nhịp vào nền kinh tế quốc
tế, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng có sự phát triển trông thấy, tăng
trưởng kinh tế của nước ta năm 2007 đạt 8,5%. Ngay trong bản thân ngành
nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch là tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng lên, tỷ
trọng ngành trồng trọt giảm. Ngành thuỷ sản phát triển cũng đóng một vai trò
quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta, và đóng góp vào
sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế nói chung. Xu hướng chuyển đổi diện tích
trồng trọt kém hiệu quả sang việc sử dụng hiệu quả hơn bằng cách phát triển
nuôi trồng thuỷ sản đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó phát triển nuôi
trồng thuỷ sản cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như

doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp trách nhiệm
hữu hạn và quan trọng hơn cả là sự tham gia của các hộ gia đình nông thôn,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển cũng kéo
theo sự phát triển của các ngành dịch vụ và công nghiệp như các cơ sở sản
xuất thức ăn, các công ty chế biến thuỷ sản.
11
d. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập
Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc
làm và thu hút một lực lượng đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản
xuất, làm giảm sức ép nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Nuôi trồng
thuỷ sản góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư, giúp họ tạo
thêm được thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Gia đình là tế bào của xã
hội, một khi bản thân các tế bào có phát triển thì xã hội mới tốt đẹp được. Do
vậy, chúng ta đang hướng tới một xã hội công bằng, văn minh, ở đó mọi
người đều được bình đẳng như nhau. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển cũng góp
phần giảm bớt sự chênh lệch giữa nông thôn với thành thị. Ngày nay khi nền
kinh tế đã có sự phát triển trông thấy thì mức sống của người dân ngày càng
được nâng cao hơn. Điều đó được thể hiện ở chỗ người ta chuyển từ nhu cầu
hàng hóa cấp cao như thịt, trứng, sữa, thủy sản…Và các sản phẩm thủy sản
cũng đáp ứng một cách đa dạng nhu cầu của nhân dân từ những sản phẩm
bình dân như cá tôm đến những mặt hàng xa xỉ như ghẹ, cua biển , tôm
hùm… Nó sẽ làm thỏa mãn nhu cầu đa dạng trong tầng lớp dân cư.
e. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản
Các sản phẩm thủy sản ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trực tiếp của dân
cư, thì một phần lớn được cung cấp cho các nhà máy chế biến làm nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến. Có một đặc điểm dễ nhận thấy là thông qua
hoạt động chế biến thì giá trị của các sản phẩm thủy sản được nâng tầm giá
trị. Việc chế biến các sản phẩm thủy sản dùng công nghệ bao gói chủ yếu
nhằm mục đích xuất khẩu sang thị trường thế giới. Để các sản phẩm này thực
sự làm hài lòng người tiêu dùng ngoại quốc thì chất lượng sản phẩm phải

được đặt lên hàng đầu. Do đó, vấn đề đặc ra là phải đảm bảo chất lượng thủy
sản từ khâu nuôi trồng, chúng ta chỉ có đầu ra khi có sản phẩm sạch.
12
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động nuôi cá tra
a. Thủy vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế
Đối tượng của nuôi cá tra là gắn với môi trường nước, nếu tách chúng ra
khỏi môi trường này thì chúng không thể tồn tại được. Từ đặc điểm này cho ta
thấy được nuôi cá tra là một nghề tương đối phức tạp so với các nghề khác.
Do vậy nuôi cá tra có khả năng phát triển ở một số nơi phù hợp. Đặc tính của
loài cá tra là đối tượng thích hợp nước ngọt và lợ dưới 6%o.
Thủy vực còn là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi nó khác với tư liệu sản xuất
khác, nếu biết sử dụng cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng thì thủy vực không bị hao
mòn, chất lượng không giảm đi trong quá trình sử dụng mà còn tốt hơn.
b. Đối tượng hoạt động nuôi cá tra là sinh vật thủy sinh
Cũng giống như sản xuất nông nghiệp, đối tượng của nuôi cá tra là các
cở thể sống. Chúng phát triển theo qui luật sinh học nhất định (sinh trưởng,
phát triển và diệt vong). Các cơ thể sống này rất nhạy cảm với điều kiện ngoại
cảnh, chỉ một sự biến động nhỏ của môi trường sống cũng dễ gây ảnh hưởng
đến bản thân của vật nuôi này. Các ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài như:
gió, mưa, bão, lũ lụt, hạn hán, độ mặn, nhiệt độ, môi trường ô nhiểm… đều
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng.
c. Nuôi cá tra mang tính thời vụ
Dựa trên qui luật sinh trưởng và phát triển của cá tra mà con người tác
động đến chúng thông qua quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc nhằm tạo ra sản
phẩm phục vụ mục đích cuộc sống. Tuy nhiên, nuôi cá tra cũng phụ thuộc rất
nhiều vào tác động của tự nhiên do đó mà thời gian lao động và thời gian nuôi
không trùng khớp với nhau dẫn đến tính thời vụ trong nuôi cá tra.
Tính thời vụ trong nuôi cá tra đã dẫn đến tình trạng người nuôi có lúc rất
bận rộn còn có những lúc lại nhàn rỗi. Đặc điểm này đòi hỏi trong nuôi cá tra
một mặt phải tôn trọng tính thời vụ, mặt khác phải giảm bớt tính thời vụ bằng

13
cách: đối với nuôi cá tra phải cần tập trung nghiên cứu cá tra giống có thời
gian sinh trưởng ngắn để có thể nuôi đúng vụ trong năm.
d. Nuôi cá tra mang tính vùng rõ rệt
Nuôi cá tra được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phụ thuộc vào điều
kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm này cho thấy ở đâu có
thủy vực phù hợp và lao động thì ở đó có khả năng nuôi cá tra. Tuy nhiên ở
mỗi vùng, mỗi quốc gia đều có những điều kiện về nguồn nước và thời tiết
khí hậu khác nhau nên đặc điểm nuôi cá tra cũng không giống nhau nên đặc
điểm nuôi trồng thủy sản cũng không giống nhau. Từ đặc điểm này đòi hỏi
các vùng, các địa phương phải nắm bắt rõ điều kiện nuôi cá tra trên địa bàn để
phát triển nuôi cá hợp lý đem lại hiệu quả cao.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA
1.2.1. Gia tăng sản lượng và bảo đảm cơ cấu nuôi trồng hợp lý
Sự phát triển nuôi cá tra đầu tiên là sự gia tăng sản lượng. Sản lượng cá
tra tăng lên là kết quả của quá trình phân bổ nguồn lực vào sản xuất thủy sản
theo cách nào, có hợp lý và hiệu quả không. Sự gia tăng sản lượng liên tục
theo thời gian là sự phát triển cả lượng và chất của nuôi cá tra. Theo các mô
hình phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng thì quá
trình gia tăng sản lượng này sẽ theo xu hướng từ đa canh tới chuyên canh trên
cơ sở chuyên môn hóa cao, từ sản xuất hộ gia đình quy mô nhỏ sang theo mô
hình trang trại chuyên canh quy mô lớn, từ một khâu sản xuất đơn thuần sang
tham gia sâu vào chuỗi giá trị hàng hóa dịch vụ trong và ngoài nước. Nhìn
chung sự phát triển này sẽ chuyển dần từ phát triển theo chiều rộng sang phát
triển sản xuất theo chiều sâu.
Sự gia tăng sản lượng không chỉ nhờ chuyển dịch cơ cấu nuôi cá tra
hợp lý mà còn phụ thuộc vào khả năng huy động các nguồn lực đế phát
14
triển theo theo chiều rộng và chiều sâu. Đồng thời quá trình này gắn liền
với việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong nuôi cá tra cũng

như tổ chức tốt sản xuất theo mô hình tiên tiến. Đồng thời bảo đảm cung
cấp các dịch vụ sản xuất thủy sản có chất lượng và các giải pháp về thị
trường cho sản phẩm cá tra.
Tiêu chí phản ánh:
- Mức sản lượng và mức gia tăng sản lượng cá tra theo thời gian;
- Mức giá trị sản lượng và mức gia tăng giá trị sản lượng cá tra
theo thời gian;
- Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng cá tra;
- Tỷ lệ cá tra theo quy mô sản xuất và hình thức nuôi;
- Mức thay đổi tỷ lệ cây hay con nuôi theo quy mô sản xuất và
hình thức nuôi.
1.2.2. Gia tăng nguồn lực cho nuôi cá tra
Các mô hình phát triển kinh tế đều chỉ ra tầm quan trọng của các nguồn
lực đối với phát triển sản xuất. Tùy theo điều kiện, đặc điểm của sản xuất mà
các nguồn lực đóng vai trò quan trọng khác nhau. Các nguồn lực bao gồm tài
nguyên đất đai, nguồn nước, vốn, lao động, kỹ thuật và công nghệ nuôi trồng
thủy sản… Khả năng huy động nguồn lực để nuôi cá tra phản ánh năng lực và
khối lượng các nguồn lực được đưa vào sản xuất nuôi cá tra trong một thời kỳ
nhất định. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khản năng của người sản
xuất, tình hình thị trường sản phẩm hay cơ chế chính sách của chính phủ…
Hãy bắt đầu từ nguồn đất đai và mặt nước nuôi trồng thỷ sản.
Do đối tượng sản xuất của nuôi cá tra là sinh vật cho nên sự phát triển
của cá tra phụ thuộc nhiều vào những yếu tố như độ PH, các muối hoà tan (độ
cứng, độ kiềm, độ mặn), các chất khí hoà tan (O2, CO2, N2), độ trong của ao
nuôi và đáy ao. Đây là những yếu tố cơ bản và cần thiết để duy trì môi trường
15
nuôi cá tra ổn định, nhằm không gây ra những cú sốc đối với cá tra, góp phần
hạn chế đến mức thấp nhất khả năng phát sinh dịch bệnh, nhằm tăng hiệu quả
kinh tế trong nuôi cá tra.
Vốn là biểu hiện bằng giá trị của tài sản bao gồm máy móc, thiết bị,

phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản
(không tính đến tài nguyên thiên nhiên), có tham gia trực tiếp vào quá trình
nuôi để tạo ra tổng số đầu ra của quá trình nuôi cá. Ngày nay, vốn đầu tư và
vốn sản xuất được coi là yếu tố quan trọng của quá trình nuôi cá.
Trình độ người nuôi cá tra là nhân tố ảnh hưởng hàng đầu đến quá trình
phát triển nuôi cá tra nhất là đối với phương thức nuôi bán thâm canh và thâm
canh vốn đòi hỏi phải có hiểu biết nhất định về nghề và phải có đủ trình độ để
áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào từng khâu trong quá trình nuôi. Mặc khác,
sản lượng của ngành nuôi cá tra chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên,
khí hậu, nguồn nước, đất đai, thổ nhưỡng; do đó nguồn nhân lực chất lượng
cao sẽ đóng góp vai trò quan trọng quyết định năng suất nuôi. Do đó, công tác
đào tạo, huấn luyện phát triển nguồn lao động lành nghề, có kiến thức đáp
ứng được nhu cầu về lĩnh vực nuôi cá tra là vấn đề đặc ra cho các cấp quản lý
địa phương muốn duy trì và phát triển bền vững ngành nuôi trồng cá tra.
1.2.3. Trình độ kỹ thuật và công nghệ nuôi cá tra
Nuôi cá tra đòi hỏi trình độ kỹ thuật công nghệ cao. Đây là nhân tố quyết
định tới sản lượng, năng suất và chất lượng sản phẩm cá tra nuôi. Trình độ kỹ
thuật và công nghệ cao sẽ hạn chế những tác hại của tự nhiên tránh được dịch
bệnh bảo đảm được năng suất chất lượng sản phẩm và cuối cùng là sản lượng.
Nếu duy trì được sản lượng bảo đảm cho quá trình sản sản xuất không ngừng
tái sản xuất theo chiều rộng nhờ không ngừng được tích lũy. Trình độ kỹ thuật
và công nghệ nuôi cá tra thể hiện qua các khâu như:
16
- Trình độ kỹ thuật và công nghệ bảo đảm về con giống;
- Trình độ kỹ thuật trong khâu chuẩn bị nuôi cá;
- Trình độ kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh;
- Trình độ kỹ thuật sản xuất và bảo quản thức ăn;
- Thu hoạch và bảo quản sản phẩm.
Trình độ kỹ thuật và công nghệ nuôi cá tra phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau như sự hiểu biết và trình độ của người nuôi, khả năng và mức độ

đầu tư của người nuôi, những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường và chính
sách hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ nuôi trồng của các cơ quan chính phủ…
Tiêu chí phản ánh:
- Tổng diện tích và mức tăng diện tích nuôi cá tra;
- Tổng lượng vốn và mức tăng vốn cho nuôi cá tra;
- Tổng lượng lao động và mức tăng lao động trong nuôi cá tra;
- Tỷ lệ nuôi cá tra bằng giống mới hay cải tiến;
- Tỷ lệ diện tích nuôi có hệ thống thủy lợi đủ tiêu chuẩn;
- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất đảm bảo kỹ thuật và quy trình nuôi.
1.2.4. Hoàn thiện tổ chức tốt sản xuất
Tổ chức sản xuất theo mô hình nào quyết định mức sản lượng đầu ra hay
quy mô sản xuất nông nghiệp. Các mô hình phát triển nông nghiệp đặc biệt là
mô hình của Todaro (1990) đã chỉ ra rằng quá trình này gắn với quá trình thay
đổi tổ chức sản xuất nông nghiệp từ sản xuất tự cấp tự túc của hộ gia đình
chuyển dần tới mô hình trang trại chuyên môn hóa cao. Các trang trại phát
triển sẽ xuất hiện nhu cầu hợp tác với nhau và mô hình HTX sẽ được áp dụng.
Phát triển nông nghiệp cũng là mục tiêu của nhiều nghiên cứu Việt Nam, các
nghiên cứu này cũng cho rằng phát triển nông nghiệp thể hiện nhiều khía cạnh
khác nhau. Tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng được đề cập tới, ở Việt Nam
những đột phá trong tổ chức sản xuất nông nghiệp đã trở thành cú hích phát
17
triển. Nguyễn Sinh Cúc, Trần Đức (1998) và Đặng Kim Sơn (2008), Bùi
Quang Bình (2006) khẳng định nên sử dụng mô hình kinh tế trang trại và thực
hiện dồn điền đổi thửa mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản
xuất cây hồ tiêu trên quy mô lớn chuyên môn hóa cao. Ngoài ra thu nhập của
các hộ nông dân cũng được quan tâm nghiên cứu.
Tiêu chí phản ánh:
- Số lượng hộ và tỷ lệ hộ sản xuất theo mô hình gia đình
- Số lượng và tỷ lệ hộ sản xuất liên kết sản xuất;
- Số lượng và tỷ lệ trạng trại nuôi cá tra.

1.2.5. Mở rộng hệ thống cung cấp dịch vụ nuôi cá tra
Đây là yếu tố tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới nuôi cá tra. Nuôi cá
tra càng phát triển đòi hỏi phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật và công
nghệ tiên tiến vào sản xuất thì mới đem lại năng suất cao, chất lượng tốt và
có hiệu quả kinh tế. Phát triển nuôi cá tra phải dựa vào tiến bộ khoa học
công nghệ sinh sản nhân tạo, lai tạo, thuần chủng giống loài cá tra, kỹ thuật
và công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp kỹ thuật vận chuyển giống, kỹ
thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho cá tra nuôi. Vì vậy việc ứng dụng và
chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào nuôi cá tra luôn là
những yêu cầu bức thiết.
Tiêu chí phản ánh:
- Số lượng và mức tăng các dịch vụ đầu vào cho nuôi cá tra;
- Số lượng và mức tăng các dịch vụ đầu ra cho cá tra;
- Số lượng và mức tăng các dịch vụ kỹ thuật và phòng chống dịch
bệnh cho nuôi cá tra;
- Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ của các cơ sở nuôi cá tra.
18
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên là tiên đề cơ bản để phát triển và phân bố cá tra. Cá
tra chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất
định. Các điều kiện tự nhiên quan trọng hàng đầu là đất, nước và khí hậu.
Chúng sẽ quyết định khả năng nuôi cá tra trên từng lãnh thổ, khả năng áp
dụng các qui trình sản xuất, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản
lượng nuôi cá tra. Bao gồm: Diện tích mặt nước, khí hậu, nguồn nước, chiều
sâu,…
a. Diện tích mặt nước
Thủy vực được xem là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế
được trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Thủy vực là ao, hồ, sông đầm mặt
nước ruộng trũng…. nói chung là các loại hình mặt nước được sử dụng vào

mục đích nuôi trồng thủy sản.
Thủy vực là nơi cư ngụ của các loại động thực vật thủy sản và thủy vực
bị giới hạn về diện tích và có tính chất vị trí cố định, chất lượng không đồng
đều. Do đó diện tích thủy vực ( mặt nước) tác động mạnh đến hiệu quả và
việc phát triển nuôi trồng thủy sản.
b. Khí hậu, nguồn nước
Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là sinh vật sống chịu
tác động của điều kiện tự nhiên: khí hậu thời tiết, nguồn nước địa hình nơi sản
xuất. Mỗi đối tượng nuôi trồng lại yêu cầu những điều kiện về khí hậu và
nguồn nước khác nhau. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản cần chú ý đến các
yêu tố của điều kiện tự nhiên và đặc điểm sinh trưởng và phát triển của đối
tượng nuôi.
19
Các điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi
trồng thủy sản, nó có thể thúc đẩy hay kìm hãm sự phát sinh và lan tràn dịch
bệnh cho vật nuôi.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới pha trộn tính ôn đới, vì
vậy mà điều kiện thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng sâu sắc đến ngành nuôi trồng
thủy sản. Những tác động có lợi của điều kiện thời tiết tác động đến nuôi
trồng thủy sản như: khả năng nuôi thủy sản có thể được tiến hành quanh năm;
các giống loài động vật thủy sinh rất phong phú, đa dạng và có nhiều loài có
giá trị kinh tế cao.
Những tai biến thiên nhiên lũ lụt, hạn hán, bão… gây thiệt hại nghiêm
trọng cho nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy ngành nuôi trồng thủy sản có tính
bấp bênh không ổn định.
Lũ lụt, nước biển dâng sẽ tác động mạnh đến hệ thống ao hồ nuôi trồng
thủy sản, làm tăng những điều kiện bất lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, làm
tăng bất lợi cho việc nuôi tôm cua, cá… do bờ đê bị phá vỡ.
Đối với nuôi trồng thủy sản, có nhiều nhân tố như: gió, nhiệt độ, không
khí, môi trường nước, chế độ mưa, độ mặn… đã ảnh hưởng đến điều kiện

sống, khả năng sinh sản và di trú của đàn cá.
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng của sinh vật
nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng. Mỗi loài có khoảng nhiệt
độ thích ứng riêng. Khả năng chóng chịu của chúng nằm trong khoảng giới
hạn nhất định. Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong
các ao hồ. Thay đổi nhiệt độ còn là điều kiện phát sinh của nhiều loại dịch
bễnh xảy ra cho các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các
loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho các loài động
vật gây hại.
20
Tác động của thời tiết cũng ảnh hưởng mạnh tới môi trường ao nuôi.
Nếu thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho quá trình phân hủy yếm khí các chất
hữu cơ trong ao nuôi, đặc biệt ở đáy ao, tạo ra nhiều khí độc tích tụ ở đáy ao,
gây ô nhiễm cho môi trường ao nuôi, ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và
phát triển thủy sản.
Đối với nghề nuôi thủy sản thì độ mặn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến
sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Khi độ mặn tăng đột ngột vượt khỏi
khả năng chịu đựng làm cho cá bị sốc và chậm lớn.
- Nguồn nước: Có thể nói nguồn nước là một yếu tố quyết định đến
thành công cho phát triển nuôi trồng thủy sản.
Tính chất mặt nước còn quyết định tới yếu tố giống loài thủy sản được
nuôi trồng. Bởi vì mỗi một giống loài thủy sản đều có những đặc điểm sinh
lý, sinh thái riêng, có một môi trường sống riêng mà không phải môi trường
nước nào cũng tồn tại được. Môi trường nước được phân thành 3 loại: nước
ngọt, nước mặn, nước lợ. Đối với mỗi loài mặt nước có một đối tượng nuôi
trồng phù hợp.
Nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản yêu cầu về chất lượng khá
nghiêm ngặt, nước không bị ô nhiễm, độ đục thấp, hàm lượng oxy tan trong
nước cao, hàm lượng chất hữu cơ trong nước thấp, hàm lượng các chất độc
trong nước thấp hoặc không có (thuốc bảo vệ thực vật, H

2
S…) để sử dụng
nguồn nước mặt cho nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và phát triển bền
vững phải chú ý giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, giải pháp công cộng…
làm cơ sở để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng, bảo vệ chất
lượng môi trường nước.
21
1.3.2. Tình hình KT-XH của địa phương
Các yếu tố xã hội như các yếu tố dân cư, lao động, chính sách về quy
hoạch, chính vốn đầu, các chính sách khuyến nông khuyên ngư của địa
phương cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi cá tra.
Nuôi cá tra mang đặc điểm vùng rõ rệt. Mỗi vùng có những đặc điểm về
xã hội khác nhau vì vậy nó chi phối hoạt động nuôi cá tra từng vùng.
Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động nuôi cá tra ở hai mặt
vừa là lực lượng sản xuất vừa là người tiêu thụ các nông sản. Bất kể một
ngành sản xuất vật chất nào cũng nhằm mục đích tạo ra sản phẩm phục vụ
nhu cầu tiêu dung. Và nghề nuôi cá tra cũng thế, muốn tạo ra các sản phẩm cá
tra thì phải có lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất trong nuôi cá tra ở đây
là các cá nhân, hộ gia đình làm việc trong lĩnh vực nuôi cá tra. Họ vừa là lực
lượng sản xuất vừa là tiêu thụ sản phẩm cá tra.
Chỉ có lao động của con người mới tạo ra được hoạt động nuôi cá tra.
Con người tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi thông
qua quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Nếu lao động có trình độ kỹ thuật cao thì
sẽ thúc đẩy nuôi cá tra phát triển.
Dân số là nguồn cung cấp lực lượng lao động cho mọi ngành kinh tế
trong đó có nuôi cá tra. Đồng thời dân số cũng là lực lượng tiêu thụ sản phẩm
cá tra
1.3.3. Khả năng về vốn
Vốn là biểu hiện bằng giá trị của tài sản bao gồm máy móc, thiết bị,
phương tiện vận tải, nhà kho và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nuôi cá tra (không tính

đến tài nguyên thiên nhiên), có tham gia trực tiếp vào quá trình nuôi để tạo ra
tổng số đầu ra của quá trình sản xuất. Ngày nay, vốn đầu tư và vốn sản xuất
được coi là yếu tố quan trọng của quá trình nuôi. Nuôi cá tra là nghề sản xuất
yêu cầu có vốn đầu tư ban đầu lớn, vốn không chỉ là cơ sở để tăng năng lực
22
sản xuất mà nó còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, góp
phần đáng kể vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động khi
chủ hộ mở rộng quy mô nuôi. Năng suất, chất lượng sản phẩm cá tra nuôi
trồng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng ao hồ và việc tổ chức quản lý sản
xuất nuôi trồng theo đúng yêu cầu của quy trình kỹ thuật.
1.3.4. Trình độ người nuôi cá tra
Chất lượng lao động là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến quá trình phát
triển nuôi cá tra. Lao động trong nuôi cá tra đòi hỏi phải am hiểu về kỹ thuật
nuôi trồng, có kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức quản lý nuôi cá theo những
hình thức và quy mô nhất định. Do đặc điểm của nuôi cá tra chủ yếu là đơn vị
kinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp tư nhân và tập thể nên lao động trong nuôi
trồng thuỷ sản rất đa dạng và thường gắn với nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy
công tác đào tạo, huấn luyện phát triển nguồn lao động cho nuôi cá tra là vấn
đề đặc biệt cần quan tâm.
1.3.5. Sự phát triển của hệ thống dịch vụ
Đây là yếu tố tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới nuôi cá tra. Nuôi cá
tra càng phát triển đòi hỏi phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến vào sản xuất thì mới đem lại năng suất cao, chất lượng tốt và có hiệu
quả kinh tế. Phát triển nuôi cá tra phải dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ
sinh sản nhân tạo, lai tạo, thuần chủng giống loài thuỷ sản, kỹ thuật và công
nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp kỹ thuật vận chuyển giống, kỹ thuật nuôi
và phòng trừ dịch bệnh cho cá tra nuôi. Vì vậy việc ứng dụng và chuyển giao
các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào nuôi cá tra luôn là những yêu cầu bức
thiết.
Nuôi cá tra hiện nay chủ yếu là nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh,

có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật của khoa học công nghệ vào nuôi cá. Vì vậy
việc nắm bắt và hiểu rõ đặc tính kỹ thuật của từng loại thuỷ sản là một trong
23
những yếu tố quan trọng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thuỷ
sản.
1.3.6. Thị trường sản phẩm
Thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào cho sản xuất và thị
trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, tuy nhiên đối với nuôi cá tra thị trường tiêu
thụ đóng vai trò quyết định. Thị trường tiêu thụ sản phẩm quy định quy mô,
cơ cấu nuôi cá tra. Người nuôi cá tra luôn căn cứ vào cung cầu và giá cả thị
trường để điều chỉnh hành vi sản xuất kinh doanh nuôi cá tra cho phù hợp,
nhằm hạn chế tối đa rủi ro do tác động của thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu
tìm kiếm, tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại cho sản phẩm cá tra luôn
là đòi hỏi mà những nhà kinh doanh nuôi cá tra phải quan tâm.
Ngoài ra yếu tố chính sách cũng là yếu tố tác động không nhỏ đến quy
mô cũng như chất lượng của nghề nuôi cá tra. Các chính sách luôn là đòn bẩy
cho sự phát triển. Phát triển nuôi cá tra phụ thuộc rất lớn vào nhiều chính sách
trong đó chính sách đất đai là quan trọng nhất. Đồng thời phải hình thành
đồng bộ chính sách tín dụng đầu tư, chính sách bảo hiểm và nhiều chính sách
khác. Vì vậy đổi mới và hoàn thiện chính sách luôn là vấn đề mà người nuôi
cá tra đòi hỏi đối với các cấp, các ngành và các địa phương.
Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có thể thúc đẩy
hoặc kìm hãm sự phát triển của nghề nuôi cá tra.
24
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA
TRÊN ĐỊA BÀN TẠI TỈNH TRÀ VINH
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI CỦA TỈNH TRÀ VINH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI SỰ PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Trà Vinh là tỉnh ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long,
bao gồm 08 đơn vị hành chính cấp huyện (Tp. Trà Vinh và 7 huyện, diện tích
tự nhiên 2.292,82 km
2
, dân số khoảng 1,2 triệu người, chiếm 5,8% diện tích
và 6,1% dân số ĐBSCL, có 65 km bờ biển, nằm giữa 2 sông lớn là sông Hậu
và Cổ Chiên, 2 tuyến sông này ngoài việc cung cấp nước ngọt, bồi đắp phù sa
còn là tuyến giao thông thủy quan trọng nối các cảng ở Trà Vinh với trung
tâm các tỉnh ở ĐBSCL, kết hợp với mở mang hệ thống giao thông đường bộ,
tạo lợi thế cho mở rộng giao lưu, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế với thế mạnh
về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ.
- Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với
sự chi phối về vị trí địa lý về vị trí địa lý và địa hình, khí hậu ở Trà Vinh rất
thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật
nuôi, đảm bảo cho nông nghiệp phát triển ổn định.
- Mưa: Tình hình mưa có liên quan đến gió mùa Tây Nam, sự hình thành
và hoạt động của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và bão biển Đông. Vì vậy, lượng
mưa hàng năm (lượng mưa lớn nhất so với năm nhỏ nhất) ở khu vực này biến
động khá lớn, tại Trà Vinh 634 mm, sự biến động lượng mưa ảnh hưởng lớn
cho sản xuất.
25
Số ngày mưa trung bình năm khá cao, đạt từ 103-127 ngày, tại Trà Vinh
đạt 103 ngày. Theo tài liệu đo mưa của trạm Trà Vinh lưu vực nằm trong
vùng có lượng mưa trung bình của tỉnh Trà Vinh (từ 1500-1800mm). Lượng
mưa giảm dần từ phía biển vào, tổng lượng mưa khoảng 1600mm, mưa tập
trung vào các tháng (5-11) chiếm 90% lượng mưa cả năm, tháng 1, 2 hầu như
không mưa, tháng 8 có lượng mưa lớn nhất (228mm), ngày có lượng mưa lớn
nhất đạt 114,5mm.
Đặc điểm mùa mưa: Tại vùng nuôi có chế độ gió mùa, một mùa mưa và

một mùa nắng tương phản sâu sắc trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5-11,
trùng với hoạt động gió mùa Tây Nam, mùa khô tháng 12 đến tháng 5 năm
sau, trùng với gió mùa Đông-Bắc, lượng mưa trong mùa mưa chiếm 90%
lượng mưa cả năm.
Đặc điểm mưa tháng: Tình hình mưa tháng không những liên quan đến
chế độ gió mùa, mà còn có liên quan với áp thấp nhiệt đới và bão hình thành
ở biển Đông, lượng mưa tăng dần từ tháng 5 (150mm và trung bình 12-13
ngày có mưa), đạt đỉnh nhất vào tháng 6 (lượng mưa từ 190-250mm, với số
ngày mưa từ 13-16 ngày), sau đó giảm chút ít vào tháng 7, tháng 8, tiếp theo
lượng mưa tăng nhanh và đạt giá trị cao nhất vào tháng 9 hoặc tháng 10, trùng
với thời kỳ hoạt động của áp thấp nhiệt đới và bảo biển Đông, lượng mưa
trung bình max 253mm, số ngày mưa trung bình 16-21 ngày, sang tháng 11
lượng mưa giảm nhiều còn khoảng nửa lượng mưa của tháng 10 (trên dưới
100mm) với số ngày mưa 8-11 ngày.
Đặc điểm các nhóm ngày mưa lớn: Các tháng trong mùa mưa đặc điểm
có những nhóm ngày mưa lớn, thường xảy ra đầu tháng 5, giữa mùa mưa
tháng 7-8, và cuối mùa mưa tháng 10, kết hợp với áp thấp nhiệt đới và bảo
biển Đông làm tan độ ngập lụt vào thời kỳ lũ lớn (tháng 9-10). Sự biến động
bất thường của áp thấp và bảo biển Đông không những xảy ra đầu mùa mưa,

×