Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tóm tắt luận án tiên sĩ truyện ngắn việt nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.62 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Truyện ngắn là thể loại có lịch sử lâu dài, trên thế giới và Việt Nam đã có
nhiều nhà văn thành danh với truyện ngắn. Cùng với thời gian đội ngũ những người
viết truyện ngắn ngày càng đông đảo, nhất là trong giai đoạn hiện nay với một số
lượng ấn phẩm phong phú trong đó nhiều cây bút đã tạo được dấu ấn phong cách.
Truyện ngắn là thể loại có nhiều thành tựu và đóng góp cho đời sống văn học.
1.2. Truyện ngắn là thể loại luôn vận động và biến đổi. Ở Việt Nam, cùng với
quá trình hiện đại hóa văn học, thể loại truyện ngắn đã có những chuyển biến rõ rệt,
đặc biệt từ thời kỳ đổi mới truyện ngắn đã chứng tỏ là thể loại năng động, có khả năng
nắm bắt sự vận động của cuộc sống một cách nhanh nhạy, kịp thời nhưng vẫn khái
quát được những vấn đề sâu sắc đặt ra trong đời sống. Xuất phát từ thực tiễn đời sống
thể loại, chúng tôi xét thấy cần có một công trình nghiên cứu hệ thống, cập nhật về
những đặc điểm và quy luật vận động của thể loại trong đời sống văn học từ sau 1986.
1.3. Truyện ngắn, từ góc độ thể loại và ranh giới thể loại cũng là vấn đề đáng
quan tâm của văn học đương đại. Hướng đi mà luận án lựa chọn góp phần lý giải đời
sống thể loại trong bước chuyển của đời sống văn học những thập kỷ cuối của thế kỷ
XX và những năm đầu của thế kỷ XXI. Tìm hiểu truyện ngắn đương đại trên cơ sở
tham chiếu lý thuyết thể loại sẽ thấy được những thay đổi trong tư duy nghệ thuật, tư
duy thể loại trong bối cảnh mới.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là tìm hiểu sự vận động của thể loại truyện ngắn Việt Nam
từ 1986 đến nay, lý giải quy luật vận động, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự thay
đổi tư duy thể loại. Luận án trước hết tìm hiểu sự đổi mới tư duy thể loại, đồng thời sẽ
nhận diện và lý giải một số phương thức trần thuật, bút pháp nghệ thuật được các cây
bút truyện ngắn sử dụng trong quá trình tạo lập văn bản truyện ngắn.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là truyện ngắn từ 1986 đến nay trên các
phương diện quan niệm và tư duy thể loại, nghệ thuật xây dựng nhân vật và kết cấu
truyện ngắn, ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật.


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát những truyện ngắn đặc sắc của các tác giả tiêu biểu, luận án tập trung
vào các cây bút mà sáng tác của họ đã tạo được dư luận và có thành tựu. Mặt khác,
luận án cũng chú ý đến truyện ngắn của một số cây bút trẻ xuất hiện gần đây.
1
4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết
Trong luận án này, lý thuyết tự sự học, thi pháp học vẫn là lựa chọn chính yếu.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng vận dụng một số lý thuyết khác như phân tâm học, lý
thuyết huyền thoại, lý thuyết hậu hiện đại,… nhằm có cái nhìn đa chiều khi tiếp cận và
giải mã quá trình sáng tạo, sự đổi mới tư duy nghệ thuật của các cây bút truyện ngắn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau đây:
phương pháp cấu trúc hệ thống, phương pháp loại hình, phương pháp so sánh; đồng
thời tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo hướng thi pháp học, tự sự học.
5. Đóng góp của luận án
Luận án góp phần làm sáng rõ một số vấn đề thuộc về lý luận thể loại, về những
đặc điểm khu biệt và sự tương tác thể loại qua việc khảo sát truyện ngắn sau 1986.
Góp phần vào việc nhìn nhận, khảo sát những biểu hiện và cách tân từ tư duy
thể loại đến phương thức xây dựng nhân vật, cách tổ chức văn bản từ đó nhận diện
những kế thừa và sự tiếp biến, đổi mới tư duy nghệ thuật truyện ngắn Việt Nam đương
đại.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Truyện ngắn – quan niệm và sự đổi mới tư duy thể loại
Chương 3: Các dạng thức xây dựng nhân vật và tổ chức kết cấu văn bản truyện
ngắn
Chương 4: Ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Khái lược về những nghiên cứu lý thuyết truyện ngắn
Truyện ngắn là thể loại phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên
thế giới. Đã có nhiều ý kiến bàn về truyện ngắn, về khái niệm và đặc trưng của thể loại
này.
Trước hết là vấn đề định nghĩa thể loại. Có thể thấy, số lượng truyện ngắn trên
thế giới và ở Việt Nam vô cùng phong phú nhưng lại không dễ đưa ra một định nghĩa
thống nhất, cho phép khái quát hết đặc điểm của các tác phẩm. Do khả năng biến động
và tính năng sản của thể loại nên đã có rất nhiều quan niệm truyện ngắn được xác lập,
theo đó cũng có nhiều cách hiểu về truyện ngắn. Nổi bật là hai xu hướng. Thứ nhất,
2
coi truyện ngắn tồn tại như một thể loại độc lập, có những đặc trưng riêng về thi pháp
thể loại. Xu hướng thứ hai là đặt truyện ngắn trong mối liên hệ với các thể loại tương
cận. Bên cạnh đó, lại cũng có nhà văn tuyên ngôn rằng khi sáng tác họ từ chối mọi quy
định lý thuyết và vì thế truyện ngắn ít bị ràng buộc bởi các quy phạm.
Những nghiên cứu liên quan đến từng trường hợp, tác giả, tác phẩm cụ thể
Dù chưa nhiều nhưng cũng có một số bài viết của các học giả nước ngoài lựa
chọn một trường hợp, một tác giả truyện ngắn Việt Nam đương đại làm đối tượng
khảo sát.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.2.1. Về khái niệm và định nghĩa truyện ngắn
Đã có nhiều công trình nghiên cứu hoặc tập hợp những bài nghiên cứu về truyện
ngắn với tư cách là một thể loại tự sự trong đó có đề cập đến khái niệm thể loại.
Nhiều ý kiến của các nhà văn Việt Nam về truyện ngắn được giới thiệu trong
cuốn Sổ tay truyện ngắn, tiêu biểu là ý kiến của Nguyễn Công Hoan, Bùi Hiển,
Nguyễn Kiên, Nguyễn Thành Long, Đỗ Chu – những cây bút mà tên tuổi của họ gắn
liền với sự nghiệp truyện ngắn. Đa phần, tác giả các công trình bài viết đều thống nhất
ở đặc điểm cơ bản của truyện ngắn là tính chất “ngắn” của thể loại, dù rằng giới hạn về
số trang viết chưa phải là tiêu chí đầu tiên nói lên ranh giới thể loại. Một mặt truyện

ngắn được xem là thể loại độc lập có những đặc trưng về thi pháp, mặt khác trong các
công trình, các nhà văn, nhà nghiên cứu cũng lại chỉ ra mối liên hệ giữa truyện ngắn và
truyện kể, hoặc xem truyện ngắn là thể loại “trung gian giữa truyện kể và tiểu thuyết”.
Từ thực tiễn đời sống thể loại và qua việc khảo sát những định nghĩa, cách hiểu truyện
ngắn của các nhà nghiên cứu lẫn sáng tác, chúng tôi thấy ở những góc độ khác nhau,
các định nghĩa dù có ít nhiều khác nhau nhưng đều thống nhất ở tính chất cô đúc, hấp
dẫn của thể loại.
1.2.2. Các công trình, bài viết đề cập đến truyện ngắn từ sau 1986
1.2.2.1 Những vấn đề chung
Sau 1986 cùng với sự xuất hiện đông đảo của đội ngũ những người viết truyện
ngắn, với sự thay đổi trong lối viết đã có nhiều công trình lựa chọn truyện ngắn, đặc
biệt là truyện ngắn đổi mới làm đối tượng nghiên cứu. Ngoài các công trình chuyên
biệt về thể loại truyện ngắn như luận án tiến sĩ của Lê Thị Hường hoàn thành năm
1995 Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 -1995; các
công trình Truyện ngắn Việt Nam lịch sử, thi pháp, chân dung (Nhiều tác giả) ; Truyện
ngắn - Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại (Bùi Việt Thắng) đã có các bài viết
quan tâm nghiên cứu nhiều vấn đề của truyện ngắn. Các công trình, bài viết ở nhiều
góc độ đã đề cập đến thành tựu của truyện ngắn sau 1975, những đóng góp và thách
thức của thể loại trong đời sống văn học đương đại, nhiều người có đồng quan điểm
3
trong việc ghi nhận vị trí quan trọng của truyện ngắn đối với quá trình đổi mới văn học
đương đại.
Truyện ngắn từ phương diện thể loại cũng đã ít nhiều được các tác giả, các nhà
nghiên cứu đề cập đến, ở các phương diện: những đổi mới trong tư duy thể loại, những
cách tân trong nghệ thuật tự sự của các cây bút truyện ngắn. Qua việc khảo sát lịch sử
vấn đề nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy cùng với sự vận động của thể loại, truyện ngắn
thời kỳ đổi mới (từ những hiện tượng đến những vấn đề đặt ra trong từng tác giả, tác
phẩm cụ thể) đã dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình. Bên cạnh
cách tiếp cận từ đề tài sáng tác là những hướng tiếp cận về sự đổi mới hình thức thể
loại, về nghệ thuật tự sự.

1.2.2.2 Tiếp cận từ những hiện tượng
Truyện ngắn từ 1986 đến nay đã có một số hiện tượng tiêu biểu gây được sự chú
ý của dư luận và sự quan tâm nghiên cứu trong đó đáng chú ý là truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, hiện tượng truyện ngắn nữ, hiện
tượng Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, truyện
ngắn 8X.
1.2.2.3. Những nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm cụ thể
Cụm bài này rất nhiều được đăng tải trên các báo và tạp chí cũng như trong các
công trình nghiên cứu. Các bài nghiên cứu, phê bình thường tập trung vào một số tác
giả xuất hiện đều đặn và đã thành danh, tiêu biểu cho truyện ngắn một giai đoạn.
Những bài viết này thường xuất hiện cập nhật với tình hình sáng tác: từ những bài đọc
sách, giới thiệu tác phẩm mới đến những bài viết nhận diện sáng tác của từng cây bút,
từng chặng đường sáng tác khẳng định những tìm tòi, đóng góp của họ trên phương
diện thể loại.
1.2.2.4. Tiếp cận truyện ngắn từ góc độ vận dụng lý thuyết
Quan sát thực tiễn nghiên cứu truyện ngắn từ 1986 đến nay, chúng tôi nhận thấy
các lý thuyết chủ yếu được vận dụng là: thi pháp học, tự sự học; phân tâm học, lý
thuyết huyền thoại, lý thuyết hậu hiện đại, lý thuyết hiện sinh.
Qua việc khảo sát lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đi đến một số nhận định
sau:
- Trong chặng đường hơn hai mươi năm đổi mới, thể loại truyện ngắn đã được
các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đương đại quan tâm khảo sát với tính chất là
những bài viết riêng rẽ hoặc những nhận định về thể loại trong hướng nghiên cứu về
những vấn đề của văn xuôi, văn học thời kỳ này. Chú ý tới tính cập nhật của đối
tượng, chúng tôi coi đó là cơ sở gợi dẫn để tìm hiểu nhận diện những đặc điểm và quy
luật vận động của thể loại trên tiến trình đổi mới văn học.
- Đời sống truyện ngắn nhìn từ góc độ thể loại là phương diện còn ít được các
nhà nghiên cứu, các công trình, bài viết đề cập đến. Luận án hướng tới việc nghiên cứu
4
đời sống thể loại trong sự phát triển nội tại và sự tương tác thể loại với hy vọng sẽ

phần nào khắc phục, bổ khuyết việc nhận diện và lý giải đời sống thể loại truyện ngắn
từ sau 1986.
1.3. Diễn trình truyện ngắn thời kỳ đổi mới
1.3.1. Giai đoạn từ 1986 đến 2000 với vai trò chủ đạo của thế hệ nhà văn thế hệ thứ
ba, thế hệ thứ tư
Giai đoạn từ 1986 đến những năm cuối thế kỷ XX, lực lượng viết truyện ngắn
chủ yếu vẫn là những cây bút “gạo cội” từng tham gia chiến tranh cùng với những cây
bút thuộc thế hệ tiếp theo xuất hiện ngay sau giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới. Những
cách tân nghệ thuật, sự đổi mới lối viết được thể hiện ngay trong đội ngũ những người
viết này.
1.3.2. Giai đoạn từ 2000 đến nay với sự xuất hiện của những cây bút thế hệ 7X, 8X
Quan sát đời sống văn học hiện nay có thể thấy sự hiện diện đông đảo những
cây bút trẻ như Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Thuần, Phạm Duy Nghĩa, Nguyễn Vĩnh
Nguyên, Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, những cây bút thuộc thế hệ 8X, thậm chí là
9x. Trong dàn hợp xướng nhiều âm sắc của đội ngũ những người viết hôm nay, các
nhà văn trẻ đã tạo nên một “dòng riêng giữa nguồn chung”, đã đem đến cho đời sống
văn học những góc nhìn mới – góc nhìn của những người trẻ.
CHƯƠNG 2
TRUYỆN NGẮN - QUAN NIỆM VÀ SỰ ĐỔI MỚI TƯ DUY THỂ LOẠI
2.1. Quan niệm và tư duy thể loại truyện ngắn trong văn học truyền thống
Theo quan điểm của chúng tôi ở thời kỳ trung đại đã có hình thức sơ khai của
truyện ngắn (dù chưa có được những chuẩn mực của truyện ngắn hiện đại do sự chi
phối của tính lịch sử cụ thể). Truyện ngắn hiện đại với tư cách là một hình thái tư duy
mới, một thuật ngữ có quy chuẩn lý thuyết thể loại xuất hiện muộn. Sang thế kỷ XX
cùng với sự hiện diện của đời sống báo chí, sự thay đổi quan niệm thẩm mỹ, quan
niệm văn học, truyện ngắn với tính chất là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự
mới có những quy chuẩn đặc trưng.
Sang thời kỳ hiện đại vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX đánh dấu sự xuất hiện
của nhiều cây bút truyện ngắn như Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,
Thạch Lam, Tô Hoài, Bùi Hiển,… Tiếp sau đó là thế hệ nhà văn chống Pháp và chống

Mỹ với các tên tuổi Xuân Thiều, Nguyễn Kiên, Ma Văn Kháng, Đỗ Chu, Nguyễn
Thành Long, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Phần lớn các cây bút truyện ngắn thời
kỳ này viết truyện ngắn theo hình thức văn bản tự sự có thể kể lại được, có nhân vật,
có cốt truyện, có sự kiện và hành động (ở giai đoạn trước 1945 với sự góp mặt của một
số cây bút như Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Ngọc Giao hình thức truyện ngắn trữ tình đã
5
tồn tại nhưng chưa trở thành một khuynh hướng hay một ý thức về hình thức nghệ
thuật như ở thời kỳ đổi mới). Theo đó, cốt truyện luôn là thành tố quan trọng và người
viết thường chú trọng đến những yếu tố gay cấn, khai thác xung đột và quá trình phát
triển tính cách của nhân vật. Người đọc dễ dàng kể lại được nội dung của câu chuyện,
nghĩa là mỗi nhà văn khi viết truyện ngắn đều hướng tới việc thiết lập sườn truyện với
hệ thống các sự kiện, tình huống, xung đột đóng vai trò là sợi dây liên kết sự diễn tiến
của câu chuyện được kể. Tính đầy đủ của các thành tố trong cốt truyện từ mở đầu, phát
triển, đỉnh điểm và kết thúc được tuân thủ nghiêm ngặt. Với sự chi phối của tư duy thể
loại như đã đề cập, truyện ngắn truyền thống vì thế thường nặng về kể, người viết
truyện ngắn thường chú ý đến diễn trình hành động - thời gian tuyến tính của chuyện
kể. Theo cách thức đó, tác giả thường chú trọng đến câu chuyện được kể hơn là cách
thức kể (bản kể).
2.2. Sự thay đổi quan niệm và tư duy thể loại truyện ngắn trong văn học hiện nay
2.2.1. Những tiền đề của sự đổi mới tư duy thể loại
2.2.1.1. Tác động của bối cảnh xã hội
Những năm sau chiến tranh, trở về với quỹ đạo của cuộc sống đời thường, nhà
văn có điều kiện phát huy tự do sáng tạo. Chủ trương, đường lối lãnh đạo về văn hóa
văn nghệ có xu hướng cởi mở hơn đã tạo chất xúc tác cho sự đổi mới tư duy sáng tạo,
đời sống văn học và đời sống thể loại đã có những thay đổi đáng kể.
Kinh tế thị trường với sự chi phối của quy luật cung cầu cũng đã tác động mạnh
mẽ đến văn học nghệ thuật từ người sáng tác, người đọc đến hoạt động xuất bản, phát
hành lưu thông sản phẩm.
Đổi mới văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng không phải là hiện tượng
riêng lẻ, cá biệt mà là xu thế chung của đời sống xã hội, văn hóa thời kỳ mở cửa.

Trong xu thế hội nhập toàn cầu và giao lưu văn hóa quốc tế việc nhà văn Việt Nam
tiếp thu và ảnh hưởng những giá trị, trào lưu sáng tác trên thế giới cũng là một thực tế
tất yếu.
2.2.1.2. Ý thức đổi mới tư duy của chủ thể sáng tạo
Ý thức về sự thay đổi lối viết là một thực tế hiện hữu trong tư duy sáng tạo của
người viết truyện ngắn hiện nay. Điều này là tiền đề cho những đổi mới trong nghệ
thuật, bút pháp trần thuật, trong sự lựa chọn và cách thức tiếp cận, xử lý chất liệu hiện
thực của người cầm bút.
Ý thức về sự đổi mới không chỉ dừng lại ở việc khai thác những đề tài trước đây
còn bỏ ngõ, phản ánh sâu sắc và nhiều bình diện của cuộc sống con người hôm nay mà
còn ở sự cách tân nghệ thuật - những trăn trở về lối viết. Từ quan niệm truyện ngắn là
một “câu chuyện có đầu có cuối” đến sự biến hóa trong cách thức kể: truyện ngắn
đồng nghĩa với sự sáng tạo và biến đổi.
6
2.2.2. Thay đổi mô thức tự sự truyền thống
2.2.2.1. Thay đổi quan niệm thể loại
Có thể thấy được quan điểm thẩm mỹ của các nhà văn từ những ý kiến phát biểu
của các cây bút truyện ngắn (Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang
Thân) theo đó cái quan trọng nhất, chủ yếu nhất nằm ở cách kể, cách dựng lại câu
chuyện đó. Ở những người viết trẻ, ý thức về sự “quẫy đạp” trong cách viết có phần
mạnh mẽ hơn, họ không tán đồng với quan niệm truyện ngắn là phải có cốt truyện
mạch lạc theo quan niệm truyền thống. Từ những quan niệm này có thể thấy người
viết luôn đặt ra yêu cầu cần có một cái gì đó mới mẻ hơn trên những trang viết. Khi
đọc nhiều truyện ngắn hôm nay người đọc thấy nó hoàn toàn không còn là một truyện
theo nghĩa truyền thống.
2.2.2.2. Thay đổi mô thức thể loại truyện ngắn truyền thống
Với sự thay đổi tư duy của chủ thể sáng tạo, thể loại truyện ngắn hiện nay đã có
những đổi khác so với quan niệm truyền thống, theo đó, truyện ngắn không còn là văn
bản tự sự ngắn, kể bằng văn xuôi, có mở đầu, diễn biến, kết thúc. Truyện ngắn có thể
có sự pha trộn thể loại, các thành phần kết cấu cốt truyện có thể không tuân thủ mô

hình truyền thống, người viết vận dụng nhiều bút pháp tự sự nhằm lạ hóa văn bản nghệ
thuật.
2.2.2.3. Nguyên lý trò chơi và khát vọng đi tìm những phương thức biểu hiện mới
Nhiều truyện ngắn hiện nay được viết như một cuộc “chơi" thể loại, một sự tìm
tòi thử nghiệm các hình thức độc đáo: có truyện ngắn thư (Bức thư gửi mẹ Âu Cơ – Y
Ban), truyện ngắn nhật ký (Mười ngày – Phan Thị Vàng Anh), (Mưa – Nguyễn Huy
Thiệp), truyện ngắn dòng ý thức (Biển trong mưa, Không khóc ở California – Lý Lan),
truyện ngắn chân dung (Nguyễn Thị Lộ, Mưa Nhã Nam – Nguyễn Huy Thiệp),… Với
nhiều truyện ngắn hiện nay, có thể thấy nhà văn đã làm đứt gãy những quy ước thể
loại tríc ®©y và khi đọc tác phẩm những thói quen và kinh nghiệm của người đọc cũng
bị phá vỡ bởi tác giả đã có ý thức và thực hành “chơi thể loại” bằng việc tạo nên một
tác phẩm lệch chuẩn.
Tính trò chơi trong truyện ngắn đương đại Việt Nam còn được biểu hiện trong
kết cấu tác phẩm, ở sự hỗn loạn, rời rạc, phân mảnh, đảo lộn trật tự các thành tố trong
kết cấu (truyện ngắn Phạm Thị Hoài, Nguyễn Vĩnh Nguyên). Đọc tác phẩm cũng có
nghĩa là quá trình người đọc phát hiện, đi tìm, lý giải những khoảng trống trong văn
bản, và khi người đọc đối diện với những khoảng trống thì những quy phạm, những
mã văn hóa quen thuộc rất có thể bị thách thức.
2.2.3. Sự tương tác thể loại trong truyện ngắn
Trong đời sống văn học hiện nay, quan niệm truyền thống về thể loại truyện
ngắn đã thay đổi với xu hướng xóa bỏ những ranh giới thể loại đã được mặc định
7
trước đó. Với nhiều trường hợp, sự pha trộn, tương tác được xem như “sự vi phạm quy
tắc có chủ ý” của người viết.
2.2.3.1. Truyện rất ngắn – “hình thức mới’’ của truyện ngắn hiện nay
Truyện ngắn trong quá trình hình thành và phát triển luôn biến đổi theo xu hướng
thay đổi đường biên của thể loại. Một trong những sự biến đổi đó là xu hướng viết
ngắn lại, nghĩa là người viết đặc biệt chú trọng đến tính chất ngắn của thể loại. Thời
điểm nở rộ của loại hình này là những năm chín mươi của thế kỷ trước. Điều này tạo
thành một hiện tượng và từng được coi là “hình thức mới’’ trong truyện ngắn hiện nay.

Cuộc thi viết truyện rất ngắn do tạp chí Thế giới mới tổ chức trong 2 năm 1993 và
1994 đã có gần 5000 truyện ngắn dự thi. Cũng trong cuộc thi này nhiều tên tuổi đã
được định vị như Lý Thanh Thảo, Phạm Sông Hồng, Trương Quốc Dũng, Phan Thị
Vàng Anh, đặc biệt sau cuộc thi đã xuất hiện những cây bút chuyên tâm với thể loại
này, tiêu biểu là Phạm Sông Hồng, Phan Thị Vàng Anh.
Khuynh hướng viết ngắn lại, thao tác viết thật ngắn hiện hữu trong đời sống văn
học một mặt thuộc về phong cách nhà văn, mặt khác đã cho thấy những thay đổi từ
phía chủ thể sáng tạo: viết ngắn là cách thức làm mới, đồng thời viết ngắn cũng là để
đáp ứng tâm lý tiếp nhận của một bộ phận người đọc trong bối cảnh mới. Ở đây không
hoàn toàn là việc người viết chỉ làm thao tác thủ công rút ngắn lại trang viết mà là
nghệ thuật xây dựng tác phẩm, sự bố trí, sắp xếp chi tiết tình huống, nghệ thuật kết
cấu, khắc họa nhân vật… sao cho giá trị nghệ thuật được đạt đến tối đa, sao cho trong
một khuôn khổ có hạn người viết có thể chuyển tải được nhiều ý tưởng và mang lại
nhiều xúc cảm thẩm mỹ cho người đọc.
2.2.3.2. Sự “phức hợp thể loại”
Sự phức hợp thể loại trong truyện ngắn, tiểu thuyết ít nhiều đã có trong văn học
trước đây. Tuy nhiên, phải đến thời kỳ đổi mới, với sự thay đổi quan niệm văn học và
quan niệm thể loại, dấu hiệu của sự pha trộn, dung nạp thể loại mới được thể hiện rõ
rệt và với tần suất cao. Thực tế này làm đứt gãy những giới hạn thể loại truyền thống.
Nghĩa là trong quan niệm của người viết, truyện ngắn không còn là thể loại văn tự sự
đơn giản mà có khả năng biến hóa với việc vận dụng thủ pháp xóa mờ lằn ranh thể
loại.
Người viết hiện nay khá tự do trong việc làm thay đổi khuôn diện của truyện
ngắn truyền thống, bằng cách để cho những yếu tố thuộc về phẩm tính của thơ ca hay
chất thơ xâm nhập vào tác phẩm tự sự, không chỉ ở giai điệu, hình ảnh, xúc cảm –
những đặc điểm của tác phẩm thơ mà còn ở bình diện hiển ngôn trên bề mặt văn bản.
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có sự hòa phối của nhiều phong cách thể loại khác
nhau (có cả thơ, văn xuôi và kịch). Ở truyện ngắn Phạm Thị Hoài chất thơ lại được
8
biểu hiện bởi những suy cảm từ sự việc, những ý nghĩ của nhân vật trong từng trạng

huống (Trong cơn mưa). Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Cái nhìn khắc khoải,
Dòng nhớ, Chiều vắng, Hiu hiu gió bấc, ) có sự dung nạp yếu tố trữ tình vào truyện
ngắn bằng việc không hướng vào khai triển hệ thống sự kiện với cốt truyện mạch lạc,
mà chú ý khắc họa nhân vật trong nhiều trạng huống tâm trạng (gần với chủ thể - nhân
vật trữ tình trong thơ).
Truyện ngắn giàu tính kịch: Không có vua (Nguyễn Huy Thiệp), Kịch câm
(Phan Thị Vàng Anh),…
Một số truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh được viết dưới hình thức truyện ngắn -
nhật ký, truyện ngắn bức thư. Phù phiếm truyện (Phan Việt) dung chứa nhiều yếu tố
của tùy bút, bút ký. Có thể dễ dàng nhận ra trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp có sự đan xen của các thể loại: truyện kiểu truyện ngắn – tư liệu (Thương cả
cho đời bạc), truyện ngắn - nhật ký (Mưa), truyện ngắn – chân dung (Nguyễn Thị Lộ,
Mưa Nhã Nam). Với nhiều truyện ngắn hiện nay, người đọc sẽ băn khoăn về tính thể
loại của tác phẩm (Phù phiếm truyện của Phan Việt hay Người ăn gió và quả chuông
bay đi của Nhật Chiêu).
Quan sát thực tiễn đời sống thể loại truyện ngắn thời kỳ đổi mới, dễ nhận thấy,
nhiều truyện ngắn đương đại đã được viết với sự phức hợp thể loại. Điều này cho thấy
những thay đổi trong tư duy nghệ thuật của chủ thể sáng tạo, tuy nhiên, không phải với
trường hợp nào sự pha trộn thể loại cũng mang lại hiệu quả nghệ thuật.
2.2.3.3. Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn
Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn được đặc trưng bởi các yếu tố. Thứ nhất, ở
“sự dài hơi”, (không đơn thuần là dung lượng tác phẩm mà ở khả năng phản ánh, sức
ôm chứa nhiều vấn đề của đời sống). Thứ hai, ở phương diện nghệ thuật trần thuật:
những bút pháp vốn nổi bật trong tiểu thuyết - sự luân chuyển các ngôi kể, đan xen các
điểm nhìn, gia tăng phân tích tâm lý nhân vật, kỹ thuật phân tích tâm lý, độc thoại nội
tâm,…
Trên thực tế, sự tác động qua lại giữa truyện ngắn và tiểu thuyết, ở đây là tư duy
tiểu thuyết trong truyện ngắn đương đại có thể thấy trong nhiều trường hợp như Tướng
về hưu, Giọt máu, Con gái thủy thần (Nguyễn Huy Thiệp), Khách ở quê ra, Phiên chợ
Giát (Nguyễn Minh Châu), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh), Bóng đè (Đỗ Hoàng

Diệu), Những buổi chiều ngang qua cuộc đời (Đỗ Bích Thúy), Cánh đồng bất tận
(Nguyễn Ngọc Tư), Bức thư gửi mẹ Âu cơ (Y Ban), Hậu thiên đường (Nguyễn Thị
Thu Huệ), Nhiệt đới gió mùa (Lê Minh Khuê),
Một trong những biểu hiện của tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn là ở sự xâm
lấn của những phương diện kỹ thuật mà thông thường chỉ có thể có trong tiểu thuyết.
9
Khảo sát Cánh đồng bất tận trên các phương diện vốn dĩ có thế mạnh trong một tác
phẩm tiểu thuyết như kỹ thuật di chuyển điểm nhìn trần thuật, kỹ thuật lắp ghép lồng
truyện và kỹ thuật phân tích tâm lý, độc thoại nội tâm sẽ thấy được tính chất tiểu
thuyết hóa truyện ngắn trong tác phẩm của cây bút nữ trẻ này.Tư duy tiểu thuyết thâm
nhập vào thể loại truyện ngắn qua việc khai thác và biểu hiện đời sống theo chiều sâu,
gia tăng tính dồn nén: Giọt máu (Nguyễn Huy Thiệp). Truyện ngắn Tướng về hưu có
bóng dáng tiểu thuyết chương hồi truyền thống. Tính chất tiểu thuyết hóa truyện ngắn
còn được thể hiện ở kỹ thuật liên kết các truyện ngắn tạo nên kiểu “truyện ngắn
khung”, “truyện ngắn trong truyện ngắn” hay “truyện ngắn liên hoàn” trong các truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: Những ngọn gió Hua tát (gồm 10 truyện ngắn liên
hoàn), Chút thoáng Xuân Hương gồm ba truyện: Truyện thứ nhất, Truyện thứ hai,
Truyện thứ ba.
Sự xuất hiện của tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn đã chứng tỏ những biến
động trên bề mặt và trong cấu trúc tự sự của thể loại truyện ngắn. Điều này gắn liền
với quan niệm của nhà văn về thể loại, về văn học với mục đích nhằm chuyển tải hiện
thực đời sống trong bối cảnh mới. Đó cũng là nhu cầu làm mới thể loại thông qua
những cách tân tự sự trên hành trình vận động và phát triển. Sự xâm lấn của các yếu tố
tiểu thuyết vào truyện ngắn (hay còn có thể nói là xu hướng tiểu thuyết hóa trong
truyện ngắn đương đại Việt Nam), một phần là kết quả của quy luật nội tại trong quá
trình vận động thể loại, mặt khác là bởi ý thức của người viết nhằm tạo nên những
không gian nghệ thuật mới.
2.2.4. Đa dạng hóa phương thức và bút pháp trần thuật
2.2.4.1. Bút pháp tả thực mới
Văn học những năm sau chiến tranh bước sang một quỹ đạo mới, với sự hình

thành một đội ngũ viết mới bên cạnh thế hệ cầm bút đã đi qua chiến tranh. Cái nhìn về
hiện thực xã hội đương đại của các nhà văn hôm nay dĩ nhiên sẽ khác trước: tả thực
không phải phơi bày mà là phân tích, lý giải, chiêm nghiệm đời sống.
Tả thực là bút pháp quan trọng với nhà văn trong quá trình triển khai và thể hiện
ý tưởng. Tuy nhiên, quan niệm về tả thực trong văn học giai đoạn trước và giai đoạn
hiện nay có khác nhau. Trước đây, trong văn học cách mạng, tả thực không chệch ra
ngoài “từ trường” cũng như sự chi phối có tính định hướng. Trong giai đoạn hiện nay,
được sự cỗ vũ của tinh thần dân chủ trong đời sống và trong văn chương, nhu cầu nói
thẳng nói thật, các nhà văn đã hướng tới việc tiếp cận đời sống trong tính đa dạng và
phức tạp của nó.
Sau chiến tranh, trong cảm quan sáng tác của các nhà văn đã có ý thức lật xới lại
những vấn đề của lịch sử, hay nhìn thực tại với giác độ mới gây được phản hồi tích
cực từ phía người đọc: Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Hai người đàn bà xóm
10
Trại (Nguyễn Quang Thiều), Xưa kia chị đẹp nhất làng (Tạ Duy Anh), Người sót lại
của rừng cười (Võ Thị Hảo), Họ đã trở thành đàn ông (Phạm Ngọc Tiến), Cỏ lau
(Nguyễn Minh Châu),
Tả thực theo nguyên tắc nghệ thuật mới cũng là cách thức nhà văn đặt lại quan
niệm về hiện thực: không chỉ dừng lại ở hiện thực bề mặt mà còn là hiện thực lý tính,
hiện thực trực giác, ảo giác, hiện thực của “sự tưởng tượng vô bờ bến”. Theo đó nhà
văn phải có nhiều cách thức trong việc sử dụng ngôn ngữ và bút pháp để diễn tả hiện
thực đa dạng đó.
2.2.4.2. Bút pháp huyền thoại
Bút pháp huyền thoại được sử dụng trong nhiều truyện ngắn của các cây bút Võ
Thị Hảo, Ngô Văn Phú, Phạm Hải Vân, Nguyễn Huy Thiệp, Hoà Vang, Phạm Thị
Hoài, Lý Lan, Nguyễn Thị Ấm, Y Ban, Ngô Tự Lập, Lưu Sơn Minh, Với việc sử
dụng những hình thức nghệ thuật như cổ tích hoá, huyền thoại hoá; các cây bút đã có
một cách thức phù hợp với việc tái tạo hiện thực nhằm đem đến cho người đọc những
không gian hiện thực mới. Thủ pháp kỳ ảo được các tác giả sử dụng có khi dựa trên
nền tảng của những tác phẩm cổ tích, truyền thuyết, thần thoại trong quá khứ (Trương

Chi, Những ngọn gió Hua Tát - Nguyễn Huy Thiệp, Sự tích ngày đẹp trời – Hoà Vang,
Gióng – Lê Minh Hà) và ở đó hiện thực đời sống không phải bao giờ cũng tuân theo lô
gic nhân quả; có khi là việc sử dụng các chi tiết tình huống kỳ ảo (Thợ may - Phạm
Hải Vân, Anh lính To ny D – Lê Minh Khuê, Nguyệt cầm - Nguyễn Thị Ấm) với sự
lồng ghép yếu tố hư và thực, sử dụng mô típ hóa kiếp, luân hồi. Tính chất “nguyên
phiến” của huyền thoại, cổ tích đã không còn mà đã có sự khúc xạ qua lăng kính của
nhà văn. Bút pháp huyền thoại được vận dụng trong việc tạo dựng không khí, không
gian huyền thoại, yếu tố thần kỳ, xây dựng kết cấu, nhân vật truyện ngắn, qua ngôn
ngữ và hệ thống biểu tượng,… Sự tiếp nối, liên tưởng với những nét mờ nhoè, sự pha
trộn đan cài giữa hư và thực, sự vận động của dòng mạch truyện kể nhiều khi “không
tuân theo quy luật tư duy và lý trí” đã kích thích khả năng khám phá của người đọc với
tư cách là chủ thể tiếp nhận. Các cây bút truyện ngắn đã tận dụng được lợi thế của bút
pháp này trong việc khám phá và thể hiện thế giới đa chiều của đời sống. Việc sử dụng
bút pháp huyền thoại trong các sáng tác thời kỳ này đã cho thấy những bứt phá khỏi
mô thức tự sự truyền thống với sự biến hóa trong cách kể, cách trần thuật đem đến cho
người đọc những cách tiếp cận mới.
2.2.4.3. Tự sự dòng ý thức
Kỹ thuật dòng ý thức được các tác giả sử dụng cho phép nhà văn đi sâu vào đời
sống bên trong con người, biểu đạt đời sống theo chiều sâu, biểu đạt thế giới nội tại
của con người: “từ hướng ngoại chuyển vào hướng nội”. Các tác phẩm như Phiªn chî
Gi¸t (NguyÔn Minh Ch©u), Kịch câm, Si tình (Phan Thị Vàng Anh), Trong c¬n ma
11
(Phạm Thị Hoài), Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (Y Ban), Chơi Hạ Long, Biển trong mưa (Lý
Lan), với thủ pháp tự sự dòng ý thức, nhà văn đã miêu tả đời sống thông qua trạng
thái suy tư của nhân vật. Với lối viết dựa vào dòng ý thức, các sáng tác theo khuynh
hướng này không thiên về cốt truyện sự kiện mà thường khai thác ý nghĩ của nhân vật.
Ở những truyện ngắn mà dòng ý thức đã trở thành sợi dây kết nối mạch truyện, thời
gian thường mang tính ước lệ, quá khứ và hiện tại cùng đồng hiện đan xen theo dòng
tâm tưởng của nhân vật. Tác phẩm thiên về bộc lộ cảm nghĩ và suy tưởng hơn là bám
sát miêu tả sự kiện và biến cố của đời sống (vốn là một đặc trưng của văn học giai

đoạn trước). Tính nhất quán và hoàn chỉnh của cốt truyện không còn là nguyên tắc tổ
chức tác phẩm. Diễn biến của truyện đôi khi đứt đoạn, không liền mạch. Đồng hiện
thời gian, độc thoại nội tâm, hồi tưởng được xem là những cách triển khai hợp lý nhằm
khắc hoạ đời sống nội tâm của nhân vật cũng như những trạng thái của đời sống.
CHƯƠNG 3
CÁC DẠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ TỔ CHỨC KẾT CẤU VĂN
BẢN TRUYỆN NGẮN
3.1. Các dạng thức xây dựng nhân vật
3.1.1. Thay đổi dạng thức nhân vật bất biến
Thời kỳ đổi mới, với ý thức thay đổi mối quan hệ tác giả - nhân vật và người
đọc, với sự đổi mới tư duy nghệ thuật đã dẫn đến sự thay đổi trong cách thức xây dựng
nhân vật. Trong truyện ngắn đương đại, thế giới nhân vật vô cùng phong phú, muôn
hình vạn trạng, mỗi người một tính cách, một hoàn cảnh và thái độ ứng xử độc lập,
khác biệt.
Hình thức xây dựng cốt truyện trên cơ sở người thật việc thật, những nguyên
mẫu trong đời sống vốn phổ biến trong các truyện ký chống Mỹ đến nay trở nên thưa
thớt mà thay vào đó là nhiều kiểu dạng nhân vật mới, đa dạng hóa các loại hình nhân
vật. Chất liệu xây dựng nhân vật trong truyện ngắn đương đại vẫn từ cuộc sống, từ
những con người đang tồn tại xung quanh chúng ta nhưng là những con người cá nhân
với muôn hình vạn trạng hình thức biểu hiện.
• Cái nhìn mới về nhân vật lịch sử:
Cũng có trường hợp nhà văn lựa chọn nhân vật lịch sử để xây dựng nhân vật
văn học nhưng lịch sử được xem như một nguyên cớ để nhà văn tạo nên những sáng
tạo nghệ thuật qua đó thể hiện quan niệm về con người và cuộc đời: Vàng lửa, Kiếm
sắc và Phẩm tiết (Nguyễn Huy Thiệp), Một mình ở Tokyo (Trần Thùy Mai). Đặt Trần
Thùy Mai bên cạnh Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo, Nguyễn Xuân Khánh, Sương
12
Nguyệt Minh (với truyện ngắn Dị hương) để thấy rằng nhu cầu viết về lịch sử theo
cảm quan mới vẫn là nhu cầu thường trực của nhiều cây bút.
• Giả cổ tích, giả huyền thoại – những sáng tạo mới:

Dân gian hóa nhân vật là cách thức người viết sử dụng những hình tượng nhân
vật từng tồn tại trong các tác phẩm văn học dân gian, những nhân vật đã đi vào lịch sử
để xây dựng thành nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn: Trương Chi (Nguyễn Huy
Thiệp), Câu hát (Lưu Sơn Minh), Sự tích một ngày đẹp trời, Nhân sứ (Hòa Vang),
Gióng (Lê Minh Hà) Trương Chi (Nguyễn Huy Thiệp), Câu hát (Lưu Sơn Minh),
Trương Chi (Bão Vũ). Từ những mẫu hình nhân vật trong truyện cổ, các nhà văn đã
sáng tạo nên những nhân vật, con người đầy cá tính, tâm trạng. Những nhân vật này
khi bước vào tác phẩm đã không còn giữ những đặc điểm nguyên bản vốn ăn sâu vào
tiềm thức của con người bao thế hệ. Nhân vật không còn đại diện cho một chức năng,
một quan niệm của quần chúng nhân dân mà là một cá nhân cụ thể với những đặc
điểm tính cách và đời sống nội tâm phong phú, phức tạp.
Nếu như trong tác phẩm văn học dân gian, nhân vật thường được chú ý khái
thác trên các bình diện sự kiện, hành động thì trong tác phẩm truyện ngắn đương đại,
bình diện tâm lý, tính cách của nhân vật được chú ý khai thác. Với sự mở rộng quan
niệm về phương pháp sáng tác và cách tiếp cận hiện thực, với việc sử dụng mô típ
huyền thoại, thủ pháp nghịch dị, lạ hóa, các cây bút truyện ngắn hôm nay đã mở rộng
biên độ khám phá, đồng thời làm thay đổi thói quen tiếp nhận của người đọc.
3.1.2. Dạng thức nhân vật lưỡng diện
Những năm sau chiến tranh, truyện ngắn ngày càng áp sát hiện thực đời sống.
Con người trở thành tâm điểm sáng tạo của các cây bút. Một cách nhìn mới về con
người được mở ra. Những nhân vật toàn thiện, toàn mĩ trở nên hiếm hoi hơn mà
thường là con người đời thường với những nhu cầu cá nhân, những “cái con người”
trong con người: những khát khao, cả dục vọng và ham muốn, cao cả và thấp hèn.
Con người được soi chiếu ở nhiều tầng bậc, cả ý thức và vô thức, con người cá
nhân, con người đời thường và con người xã hội. Chưa bao giờ như bây giờ, con người
lại được khai thác ở nhiều chiều kích và bình diện đến vậy. Tiếp xúc với thế giới nhân
vật trong các sáng tác, người đọc như được tiếp xúc với những con người có thực ở
ngoài đời, cũng sinh động, phong phú và không kém phần phức tạp.
3.1.3. Mờ hóa nhân vật – sự khám phá con người ở chiều sâu tâm linh
Khó có thể tìm thấy những kiểu dạng nhân vật được cho là biểu trưng, đại diện

cho một tầng lớp người nào đó trong xã hội trong truyện ngắn hiện nay. Nhà văn có ý
thức khước từ sự định danh, định tính cho nhân vật, “tẩy trắng” hoàn toàn những gì
dính líu tới nhân vật. Với việc sử dụng thủ pháp mờ hóa, nhân vật thường được đặt
trong nhiều trạng thái, đặc điểm tính cách và số phận trở nên mờ nhạt.
3.1.3.1 Mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật
13
Trong nhiều truyện ngắn đương đại, nhân vật có thể bị xóa mờ những đường
viền lịch sử, ngay cả tên nhân vật cũng thường được viết tắt. Trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư, nhiều nhân vật chính không có lý lịch, không tên tuổi: (Cái nhìn
khắc khoải, Dòng nhớ). Nhiều nhân vật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái không tên
tuổi, gốc gác mà nhân vật được định danh bởi nghề nghiệp, địa vị. Với những kiểu tên
gọi được ký hiệu hóa (Nhân vật K trong Phù phiếm truyện – Phan Việt) nhân vật
dường như bị thủ tiêu bản sắc cá nhân, nhân vật hiện hữu trong tác phẩm cũng như
trong cuộc đời không cần căn cước.
3.1.3.2. Mờ hóa và trạng thái vô thức
Vô thức vốn là phạm trù mang tính bản nguyên. Tuy nhiên vấn đề này trong văn
học trước đây chưa được nhìn nhận thấu đáo. Khi con người được nhìn nhận và đánh
giá ở nhiều chiều kích thì những vấn đề của vô thức, những vấn đề của đời sống tâm
sinh lý của mỗi cá nhân có cơ hội được bộc lộ. Đây là một biểu hiện của nguyên tắc
mờ hóa nhằm khám phá và biểu hiện con người ở nhiều chiều kích.
• Giấc mơ như một biểu hiện của trạng thái vô thức:
Khảo sát truyện ngắn Việt Nam đương đại có thể thấy giấc mơ được trở đi trở
lại trong nhiều tác phẩm: Lời hứa của thời gian (Nguyễn Quang Thiều), Những người
thợ xẻ, Huyền thoại phố phường, Tâm hồn mẹ (Nguyễn Huy Thiệp); Phiên Chợ Giát
(Nguyễn Minh Châu); Vết son, Người đoán mộng giỏi nhất thế gian, Giấc mơ, (Phạm
Thị Hoài); Người sót lại của rừng cười, Máu của lá, Đêm bướm ma (Võ Thị Hảo);
Người đi tìm giấc mơ, Vào một đời sống khác (Nguyễn Thị Thu Huệ); Cơn mưa hoa
mận trắng (Phạm Duy Nghĩa), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư).
Nếu như trong văn học dân gian, văn học trung đại, giấc mơ xuất hiện gắn liền
với chức năng điềm báo, với quan niệm tín ngưỡng dân gian thì giấc mơ trong truyện

ngắn Việt Nam đương đại được biểu hiện ở nhiều dạng thức và dù ở dạng thức này
hay dạng thức khác thì nó cũng góp phần tái hiện đời sống thực, là cách thức để nhà
văn khám phá con người bên trong với nhiều ẩn khuất và tầng bậc.
Giấc mơ cũng là cách thức nhà văn thể hiện năng lực sáng tạo, là một cách thức
phản ánh thế giới trên tinh thần và cảm quan mới: nhà văn chú ý khai thác những phần
ẩn khuất của thế giới tâm linh, con người được khám phá ở nhiều chiều kích. Việc sử
dụng giấc mơ như một hình thức biểu đạt hiện thực, biểu đạt những trạng thái tâm
linh, trạng thái vô thức của con người. Giấc mơ cũng là một biểu hiện của sự thay đổi
bút pháp: từ bút pháp tả thực đến việc sử dụng bút pháp đa dạng, nhiều biến ảo. Điều
này cũng góp phần tạo nên những thay đổi trong nghệ thuật kết cấu truyện ngắn, ở sự
đan cài, đồng hiện giữa thực tại và quá khứ, giữa hư và thực, ở tính chất ghép mảnh –
một biểu hiện của tư duy nghệ thuật hậu hiện đại từng được nói đến trong đời sống văn
học đương đại Việt Nam.

14
3.2. Tổ chức kết cấu văn bản truyện ngắn
3.2.1. Các dạng thức kết cấu
3.2.1.1. Đổi mới kết cấu văn bản trên mô hình truyền thống
• Kết cấu theo trình tự thời gian:
Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới đã chứng kiến sự nở rộ của các phong cách
truyện ngắn. Không ít cây bút đã có những cách tân trong lối viết, tuy nhiên, trên thực
tế kiểu kết cấu theo trình tự thời gian với sự cố kết chặt chẽ của tuyến sự kiện vẫn
được nhiều cây bút kế thừa và phát triển: Một chiều xa thành phố, Anh lính Tony D, Bi
kịch nhỏ, Đồng đô la vĩ đại (Lê Minh Khuê), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp),
Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh), Phục thiện, Bỏ trường, Đất đỏ, Cha tôi (Phan Thị
Vàng Anh).
• Kết cấu tâm lý:
Một trong những xu hướng của văn học hôm nay là nhà văn đi vào khai thác thế
giới tinh thần với nhiều trạng thái bên trong tâm hồn con người và kết cấu tâm lý là
dạng thức phù hợp để chuyển tải hiện thực bên trong đó. Với quan niệm co giãn hơn,

truyện ngắn hôm nay có xu hướng tăng cường kết cấu cốt truyện bên trong, bộc lộ
trạng thái tâm tưởng của nhân vật, phân tích nội tâm trở thành phương tiện nghệ thuật
quan trọng trong cách thức xây dựng kết cấu cốt truyện truyện ngắn đương đại: Người
xưa (Nguyễn Thị Thu Huệ), Sau chớp là giông bão, Người đàn bà và những giấc mơ
(Y Ban),… Các nhà văn không chỉ khai thác tình huống, sự kiện mà còn quan tâm tới
những biến thái bên trong, những xúc cảm, nghĩ suy của nhân vật. Diễn biến của
truyện thường là nương theo tâm trạng của nhân vật và vì thế truyện có có thể có cấu
trúc không đầu, không cuối, không thắt nút, mở nút. Tác giả thiên về bộc lộ những
cảm nghĩ và suy tưởng hơn là bám sát sự kiện và biến cố của đời sống. Theo đó thời
gian trần thuật không trùng khít với thời gian lịch sử mà có sự đan xen, đồng hiện, có
khi là đảo ngược trật tự thời gian quá khứ - hiện tại thông qua sự hồi tưởng của nhân
vật và nghệ thuật tạo lập không thời gian của người viết. Với việc đi sâu vào thế giới
nội tâm của nhân vật, kiểu kết cấu này có sự liên quan chặt chẽ với lối viết dòng ý thức
vẫn được nhiều cây bút truyện ngắn đương đại vận dụng.
• Kết cấu truyện lồng trong truyện:
Trên thực tế thì kiểu kết cấu này là thế mạnh của tiểu thuyết, tuy nhiên, một số
người viết truyện ngắn hiện nay vẫn có thể sử dụng hình thức này, tiêu biểu là Nguyễn
Huy Thiệp ở Con gái thủy thần với bộ ba truyện ngắn: Truyện thứ nhất, Truyện thứ
hai, Truyện thứ ba; Những ngọn gió Hua Tát. Đây là dạng kết cấu tổ hợp theo cách
nhiều truyện cùng hướng về một chủ đề.
• Kết cấu theo hình thức nhật ký, thư từ:
Nhiều truyện ngắn hôm nay được viết dưới dạng bức thư, nhật ký. Hình thức
bức thư, nhật ký nhiều khi được vận dụng trong suốt cả chiều dài văn bản (khác với
15
tiểu thuyết). Đây thực chất là sự kế thừa phương thức nghệ thuật đã có trong truyền
thống nhưng với ý thức của người viết là gia tăng sự khám phá và lý giải chiều sâu của
nhân vật: Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Người đàn bà có ma lực (Y Ban), Mười ngày (Phan
Thị Vàng Anh), Năm ngày (Phạm Thị Hoài),…
3.2.1.2. Đổi mới kết cấu truyện ngắn theo hướng hiện đại
• Kết cấu lắp ghép phân mảnh – sự phi tâm hóa tổ chức trần thuật:

Với sự phân rã của kết cấu cốt truyện hay nói cách khác là sự thay đổi và yếu
dần đi của cốt truyện truyền thống, kết cấu cốt truyện truyện ngắn hôm nay đã có
những thay đổi đáng chú ý: tác phẩm không còn duy trì tính thống nhất trong trình tự
thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính mà là
một chuỗi lắp ghép các phân đoạn, các “mảnh vỡ” của cuộc đời nhân vật chính, truyện
có thể là những lắp ghép từ những sự kiện phân tán và rời rạc.
Một số truyện ngắn Phạm Thị Hoài được xây dựng từ những mảnh ghép nối, với
những mảng hiện thực riêng biệt, những dữ kiện giả định được đưa vào tác phẩm, song
hành với hành động của nhân vật là những triết lý và suy luận tưởng như không có sự
gắn kết nhưng thực ra lại nằm trong đường dây của mối liên hệ về đời sống, được mắc
xích trong dòng mạch những suy ngẫm về thế giới và con người. Nhân vật triền miên
trong những dòng suy tư với những ý nghĩ bất chợt, đan xen giữa hiện thực và ý thức:
Chín bỏ làm mười, Khách (Phạm Thị Hoài). Cách viết của cây bút trẻ Nguyễn Vĩnh
Nguyên là khước từ lối tự sự mạch lạc, sáng sủa theo cách người đọc dễ dàng quy
chiếu vào hiện thực đời sống. Truyện của anh có sự đảo lộn thời gian, phá vỡ trật tự
tuyến tính của các mối quan hệ nhân quả của các sự kiện, chồng xếp những mảng hồi
ức quá khứ và hiện tại, cố tình làm phân tán rời rạc mạch truyện để tạo không gian cho
sự tưởng tượng và liên hệ từ phía người đọc: Hai truyện nhỏ không biết gắn vào đâu,
Động vật trong thành phố,…
Khuynh hướng tạo lập kết cấu theo hình thức phân mảnh tập trung nhiều ở các
cây bút thích tìm tòi, thể nghiệm cái mới. Điều này thể hiện ý thức cách tân, ý thức
tiếp cận với tư duy nghệ thuật tự sự của thế giới. Đây là một nỗ lực đáng ghi nhận dù
rằng không phải mọi cách tân đều mang lại giá trị nghệ thuật đích đáng và không phải
mọi độc giả đều thấy hứng thú với lối viết đó.
3.2.2. Đặc điểm của đoạn kết và tiêu đề tác phẩm
3.2.2.1. Đổi mới cách kết thúc truyện ngắn
Từ thời kỳ đổi mới với sự thay đổi tư duy, văn học phát triển theo xu hướng cởi
mở hơn. Truyện ngắn có kết cấu tự do hơn, đoạn kết được xây dựng khá đa dạng phần
lớn vượt ra khỏi mô hình “kết thúc có hậu” truyền thống.
16

• Các kiểu dạng kết thúc truyện ngắn thường gặp:
Kết thúc mở:
Kết thúc mở là một khuynh hướng thường gặp của truyện ngắn đương đại. Ưu
thế của khuynh hướng này là người đọc có thể lựa chọn cách kết thúc theo khả năng
mình cho là hợp lý. Kết thúc mở đồng nghĩa với việc văn bản truyện đã đọc xong
nhưng dòng vận động của truyện chưa chấm dứt, số phận nhân vật vẫn tiếp tục đựơc
suy đoán. Nhà văn phá vỡ những phán đoán thông thường đã tạo thành nếp nghĩ cũ
mòn trong truyền thống: Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, Những bài học nông
thôn (Nguyễn Huy Thiệp), Si tình, Người có học, Đất đỏ (Phan Thị Vàng Anh), Phiên
chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Ánh trăng (Nguyễn Bản).
Cách kết thúc này cho phép người đọc tham dự vào sự vận động của dòng mạch
tác phẩm và điều này cho thấy những chuyển đổi trong ý thức sáng tạo, trong việc điều
chỉnh mối quan hệ giữa người viết và người đọc, hướng tới việc xóa bỏ khoảng cách
giữa người trần thuật và cái được trần thuật.
Truyện có thể không có kết thúc:
Hình thức truyện không có kết thúc thường gặp trong những truyện ngắn dòng ý
thức. Các tình tiết, chi tiết của truyện được triển khai theo mạch vận động của cảm xúc
suy nghĩ của nhân vật là chủ yếu. Câu chuyện chưa kết thúc mà tác giả chỉ tạm ngưng
vì một lý do nào đó. Truyện có thể không có kết thúc như cách mà Lý Lan đã làm
trong Chơi Hạ Long, trong Stop and go (Nguyễn Vĩnh Nguyên). Truyện có khi chỉ là
một mẩu đối thoại (Mê lộ, Khách), một dòng suy tưởng, triết lý (Kẻ giết ý nghĩ, Người
suy tư), một cảm nghĩ (Hoa sữa) trong truyện ngắn Phạm Thị Hoài. Truyện dường như
không có mở đầu mà cũng ít khi có kết thúc toàn vẹn: Buổi học thêm ở tu viện, Mười
ngày (Phan Thị Vàng Anh).
Tác giả đưa ra nhiều cái kết:
Truyện ngắn những năm gần đây có xu hướng đưa ra nhiều cái kết, tác phẩm để
ngỏ nhiều giả định. Tác giả đưa ra nhiều cách kiến giải cho cuộc đời nhân vật, người
viết không áp đặt một kết cục tất yếu cho câu chuyện. Người sót lại của rừng cười (Võ
Thị Hảo) kết thúc bằng cách đưa ra nhiều kiến giải về chuỗi đời còn lại của nhân vật
qua hình dung của một nhân vật khác. Nguyễn Huy Thiệp trong Vàng lửa đã đưa ra ba

cách kết thúc cho phép người đọc lựa chọn. Mỗi đoạn kết là một cách kiến giải riêng
về số phận nhân vật. Ở những truyện ngắn có kết cấu đa kết, ở phần kết, rất ngắn,
người đọc vẫn thường gặp những dạng câu như “Tôi hiến bạn đọc ba đoạn kết cho câu
chuyện này để bạn đọc tùy ý lựa chọn” (Vàng lửa). Hay “Tôi chỉ có thể làm được mỗi
một việc là viết lại câu chuyện này để ít nhiều tôn trọng một sự thật. Quyền phán xét
nó thuộc về bạn đọc” (Họ đã trở thành đàn ông – Phạm Ngọc Tiến). Hoặc như
“Chuyện này khó viết được đoạn kết. Tôi chỉ vẽ ra hai cái kết để bạn đọc chiêm
nghiệm” (Hoa anh túc - Nguyễn Thị Ấm).
17
Việc làm rõ thêm những gì đã được viết ra trong văn bản nằm trong ý đồ của
người viết nhằm bày tỏ ý hướng tôn trọng hiện thực khách quan của đời sống. Câu
chuyện mở ra những khả năng để người đọc suy ngẫm, tác giả không hướng tới tầm
đón đợi của một bộ phận độc giả vì mỗi người đều có thể suy ngẫm về những khả thể
của sự việc, câu chuyện có thể diễn ra theo những chiều hướng khác nhau như cuộc
đời vốn đa sự và không ít những ngẫu nhiên.
3.2.1.2. Tên tác phẩm như một thành tố của kết cấu
Tên tác phẩm trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới thường có xu hướng đi vào
những vấn đề của đời thường: Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Bi kịch nhỏ (Lê
Minh Khuê), Hậu thiên đường (Nguyễn Thị Thu Huệ), Thợ may (Phạm Hải Vân), Nợ
trần gian (Nguyễn Bản), Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo), Con chó và vụ ly
hôn (Dạ Ngân)… hoặc thể hiện tính chất giễu nhại: Vũ điệu của cái bô (Nguyễn
Quang Thân), Không có vua (Nguyễn Huy Thiệp), Nhà trẻ không có bô (Vũ Bão), Mi
nu xinh đẹp (Nguyễn Thị Thu Huệ).
Tên tác phẩm không bao hàm chức năng dự báo mà nhiều khi tiêu đề như một
gợi mở, một dẫn dụ để người đọc khám phá tác phẩm, nội dung tác phẩm có thể sẽ gây
bất ngờ với người đọc: Trương Chi, Không có vua (Nguyễn Huy Thiệp). Tên tác phẩm
Phạm Thị Hoài thường rất ngắn, thường là một từ: Mê lộ, Quê ngoại, Năm ngày, Vệt
son, Hoa sữa, Giấc mơ, Man Nương, một cụm từ: Người suy tư, Người tốt bụng, Một
cái gì, đôi khi chỉ là một từ đơn âm tiết: Khách. Với cách thức đặt tên tác phẩm bằng
từ đơn âm tiết hay những tổ hợp ngôn ngữ ngắn, có sức nén, tác giả đã đưa người đọc

vào một tình thế phải suy đoán, tư duy nhiều hơn ngay khi bắt đầu tiếp xúc với những
ký tự đầu tiên của văn bản truyện ngắn.
Trong bối cảnh hiện nay, việc xuất bản và lưu thông một tác phẩm không chỉ
phụ thuộc vào tác giả - người viết mà là một chu trình của các yếu tố: nhà văn – tác
phẩm – độc giả và cả nhà xuất bản. Bởi vậy, có tác giả đã lựa chọn những tên gọi,
những tiêu đề nhằm gây sự chú ý của độc giả rồi những tiêu đề có phần gây sốc đánh
vào thị hiếu của độc giả trẻ. Nhiều khi người viết và cả những người làm sách đã cố
tình đặt cho tác phẩm một cái tên thật sốc đánh vào tâm lý hiếu kỳ của người đọc mà
chưa chắc tên gọi đã phản ánh đúng tinh thần của tác phẩm.
CHƯƠNG 4
NGÔN NGỮ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT
4.1 Ngôn ngữ trần thuật
4.1.1. Ý thức đổi mới ngôn ngữ văn chương
Thời kỳ đổi mới, cùng với sự thay đổi tư duy nghệ thuật, ý thức về sức mạnh
của ngôn ngữ và sự đổi mới ngôn ngữ văn chương, cùng với việc đưa ra những quan
18
niệm nghệ thuật, các cây bút truyện ngắn đã trực tiếp đặt vấn đề cách tân ngôn ngữ.
Những quan niệm của mỗi nhà văn đều chi phối việc sử dụng ngôn ngữ trong sáng tác
của chính họ.
4.1.2. Đổi mới thành phần và cấu trúc cú pháp, ngữ đoạn
4.1.2.1 Thay đổi thành phần ngôn ngữ
• Sử dụng lớp ngôn ngữ đời thường, gia tăng thành phần khẩu ngữ:
Thời kỳ đổi mới, cùng với sự thay đổi đề tài, thay đổi cách tiếp cận hiện thực,
nhà văn có ý thức trong việc thay đổi cách thức sử dụng ngôn từ bằng việc đưa vào tác
phẩm những thành phần ngôn ngữ gần với ngôn ngữ đời sống. Ngôn ngữ vì thế bớt đi
vẻ mượt mà, trau chuốt thậm chí thô nhám, trực diện hơn (nhất là trong ngôn ngữ đối
thoại của các nhân vật).
Ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là thứ ngôn ngữ miêu tả đời
sống như chính hiện thực mà nó vốn có. Nguyễn Huy Thiệp đã làm nên một sự cách
tân, một cuộc cách mạng cho ngôn từ văn chương. Sau ông, nhiều cây bút đã mạnh

dạn đem vào văn chương một thứ ngôn ngữ giàu góc cạnh và cá tính. Bằng khả năng
quan sát và trải nghiệm thực tế, các cây bút truyện ngắn đương đại đã đưa vào tác
phẩm của mình những tiếng nói của đời sống thường nhật với sự dung nạp khẩu ngữ
trong ý thức đưa tác phẩm đến gần hơn với người đọc: Một thằng nhỏ (Lý Lan) Đêm
dịu dàng (Nguyễn Thị Thu Huệ), Hoa muộn – Phan Thị Vàng Anh, Người hùng
trường làng (Tạ Nguyên Thọ), Dạo đó thời chiến tranh (Lê Minh Khuê), Phòng khách
(Hồ Anh Thái).
Việc khai thác, vận dụng những “thành ngữ” hay lối nói dân gian hiện đại, ngôn
ngữ đời sống thường nhật đã làm gia tăng tính thời sự, cập nhật đồng thời đưa tác
phẩm đến gần hơn với người đọc. Tiếp xúc với văn bản trên phương diện ngôn từ, có
thể thấy, các tác giả đã có sự rút ngắn khoảng cách người kể chuyện và nhân vật, tác
giả và người đọc. Với lối nói mang sắc thái hiện thực đời thường, các cây bút truyện
ngắn đã góp phần tái hiện chân thực bức tranh của đời sống với một gam màu lạ, thể
hiện được sự đa dạng và sống động của cuộc sống đồng thời làm phong phú, sống
động hơn ngôn ngữ văn chương.
• Sử dụng lớp từ mới mang hơi thở đời sống đương đại:
Không chỉ có thứ ngôn ngữ thô nhám của một thứ khẩu ngữ, hoặc lối nói dân
gian; lối nói mới mẻ, phóng túng mà rất giàu hình tượng của đời sống kinh tế thị
trường trên thực tế cũng làm cho ngôn ngữ tác phẩm cập nhật hơn với đời sống: (Nước
mắt đàn ông – Nguyễn Thị Thu Huệ); Lắp ghép hạnh phúc, Tháng chạp (Lý Lan),
“quá đát” (Công tử vườn – Lý Lan),
Bên cạnh đó là việc sử dụng nhiều thuật ngữ nước ngoài, thuật ngữ mới thuộc
nhiều ngành chuyên môn, thuật ngữ y học, công nghệ thông tin, số hóa trong truyện
ngắn Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Mạc Can.
19
4.1.2.2. Thay đổi cấu trúc cú pháp, ngữ đoạn
Cùng với ý thức cách tân, ngôn ngữ truyện ngắn gần đây đã trở nên linh hoạt
bằng sự biến hóa của cấu trúc cú pháp, ngữ đoạn.
Để diễn tả sự gấp gáp, hỗn tạp của đời sống hiện đại nhiều cây bút đã sử dụng
những kết cấu câu văn ngắn có tiết tấu trần thuật nhanh (Cả một dây theo nhau đi - Hồ

Anh Thái); những câu văn ngắn gọn, dồn dập, hạn chế tối đa các liên từ (18 tuổi – Lý
Lan),… Ở một thái cực khác, đối lập với sự diễn tả nhịp sống hối hả của đời sống hôm
nay, nhằm tái hiện một trạng thái hỗn mang của cuộc sống hiện đại, nhà văn đã sử
dụng những câu trúc câu dài không tương hợp ngữ pháp truyền thống (ở TiÖm may Sµi
Gßn, ở TruyÖn thµy A.K, kÎ sÜ Hµ Thµnh của Phạm Thị Hoài và các truyện ngắn của
Hồ Anh Thái: Chim anh chim em).
Trong nhiều truyện ngắn đương đại, người viết còn tạo ra những ký hiệu, hình
ảnh, biểu tượng – những yếu tố không thuộc về hệ thống ký hiệu ngôn ngữ thông
thường (Chợ đằng đông - Nhật Chiêu), những ký hiệu khác lạ vốn chưa từng tồn tại
trong các văn bản truyện ngắn trước đây (Sự cố của không gian - Nguyễn Vĩnh
Nguyên). Với hình thức này văn bản được tạo dựng như một trò chơi ngôn ngữ trong
đó mỗi sự bài trí sắp đặt câu chữ được xem như một nước đi có tính toán đòi hỏi người
đọc phải giải mã, cắt nghĩa văn bản.
4.1.3. Tính chất đa thanh của ngôn ngữ trần thuật
4.1.3.1. Ngôn ngữ đối thoại với sự gia tăng tính đa thanh phức điệu
Sự gia tăng ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn xuất phát từ yêu cầu gia tăng
ý thức và khả năng tranh biện, đối thoại. Đây cũng là một biểu hiện của nhu cầu nhận
thức lại, nhu cầu chiêm nghiệm hiện thực trong bối cảnh mới. Trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp ngôn ngữ đối thoại chiếm tỷ lệ lớn và đây cũng là đặc điểm gây ấn
tượng với người đọc. Điều đáng chú ý là câu đối thoại thường ngắn với sự giản lược
tối đa các thành tố trong cấu trúc câu (Tướng về hưu Không có vua). Ở đây không đơn
thuần là lời đối thoại của các nhân vật mà còn là sự đối thoại mang tính tranh luận giữa
những quan điểm tư tưởng khác nhau.
Đối thoại, ở một phương diện khác, lại là cách thức để xóa bỏ khoảng cách trần
thuật, tạo ra một không gian trần thuật gần gũi với đời sống (Cú điện thoại của Phan
Việt, Điện thoại của Nguyễn Danh Lam).
4.1.3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm: sự khám phá con người bên trong
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm thường được bộc lộ trong những tình huống tự
nhận thức của nhân vật. Đây là loại tình huống nảy sinh khi nhân vật tự phán xét hành
động của mình, là khoảnh khắc tự thức tỉnh với những giằng xé nội tâm quyết liệt.

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm bởi vậy có ý nghĩa trong việc bộc lộ quá trình tự ý thức
của nhân vật, thể hiện nhu cầu hướng nội.
20
Nhân vật có thể chiêm nghiệm, nhìn lại chính mình trong những khoảnh khắc
suy tư. Ở những truyện ngắn Giai nhân, Người đi tìm giấc mơ, Phù thủy; Nguyễn Thị
Thu Huệ đã tạo cho nhân vật những khoảnh khắc nhận thức lại sự thật của đời mình.
Trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư), độc thoại nội tâm cũng là
phương diện đáng chú ý cho thấy bên cạnh việc tạo dựng một không gian hiện thực
qua ngôn ngữ của người trần thuật là khả năng “chiếu sáng nội tâm” của nhân vật bằng
ngôn ngữ độc thoại.
Sự biến đổi về mặt ngôn ngữ là một đặc điểm cho thấy những cách tân khá rõ
rệt của nhà văn trên hành trình đổi mới tư duy nghệ thuật của chủ thể sáng tạo. Khảo
sát truyện ngắn Việt Nam đương đại có thể thấy những thay đổi đáng kể trong ngôn
ngữ truyện ngắn. Sự thay đổi góc nhìn tự sự, ý thức đổi mới ngôn từ văn chương và
cách thức, năng lực xử lý ngôn ngữ của nhà văn đã làm cho ngôn ngữ truyện ngắn thời
kỳ này trở nên sinh động, phong phú, đa dạng, vừa mang vẻ đẹp cần có của ngôn từ
văn chương vừa là sự phản ánh đời sống đương đại trong tính đa dạng và phồn tạp của
nó. Dẫu vậy, với một số lượng phong phú các tác phẩm truyện ngắn thời kỳ này trong
đó có một bộ phận không nhỏ của các cây bút trẻ (một lực lượng thích tìm tòi cái mới,
thích sự thể nghiệm) truyện ngắn đương đại tất yếu sẽ không tránh được những hạt sạn
ngôn ngữ.
4.2. Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật
4. 2.1. Trần thuật từ ngôi thứ ba với hình thức người kể chuyện hàm ẩn
4.2.1.1. Người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn của mình
Trong truyện ngắn Việt Nam đương đại, hình thức kể chuyện ngôi thứ ba theo
điểm nhìn của mình vẫn được nhiều tác giả sử dụng. Ưu điểm của hình thức này là tác
phẩm có khả năng bao quát hiện thực đời sống một cách phong phú, đa dạng. Có thể
xem tác phẩm như một cuốn phim được trình chiếu và người đọc được giả định là
người được xem những thước phim đó. Với hình thức kể này, người kể chuyện dường
như nắm bắt toàn bộ diễn biến của các sự kiện, các tình huống cũng như trạng thái của

nhân vật. Người kể chuyện có vai trò điều binh khiển tướng, đôi khi có bộc bộ quan
điểm cá nhân thông qua những luận đề và bình luận.
Ở những truyện ngắn có sự lựa chọn ngôi kể ngôi thứ ba với người kể chuyện
kể theo điểm nhìn của mình chủ thể câu chuyện được đặt ngoài câu chuyện, đứng
ngoài quan sát câu chuyện, đôi lúc người kể chuyện nhập thân vào nhân vật đóng vai
trò như một người biết hết dẫn dắt người đọc: trong các truyện ngắn Không có vua,
Giọt máu, Thương cả cho đời bạc, Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp.
4.2.1.2. Người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn nhân vật
Trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới nhiều nhà văn vẫn lựa chọn hình thức trần
thuật từ ngôi thứ ba nhưng với một cảm quan mới, tâm thế mới, thu hẹp sự nhận xét,
cắt nghĩa từ phía người trần thuật. Với hình thức này, người kể chuyện có một khoảng
21
cách nhất định với nhân vật và toàn bộ sự kiện, tình huống trong tác phẩm, các nhân
vật trong truyện tự khắc họa chân dung, tính cách thông qua sự bộc lộ hành động, lời
nói của họ. Ở hình thức này, người kể chuyện hóa thân vào nhân vật tựa vào điểm nhìn
nhân vật để kể: Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (Y Ban), Tình yêu ơi ở đâu (Nguyễn Thị Thu
Huệ), Kịch câm (Phan Thị Vàng Anh),…
4.2.2. Trần thuật từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong
Trần thuật từ ngôi thứ nhất là người kể chuyện tường minh kể về người khác
hay tự kể chuyện mình (nhân vật xưng tôi – không hẳn là tác giả mà là một nhân vật
trong truyện - viết về những điều mình đã trải qua, đã chứng kiến, nếm trải và chiêm
nghiệm).
Trần thuật từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong là phương thức nghệ thuật
thể hiện nhiều sự cách tân của truyện ngắn Việt Nam đương đại. Ở đó người kể
chuyện thường là nhân vật chính (Người vãi linh hồn – Vũ Bão, Cánh đồng bất tận –
Nguyễn Ngọc Tư, Như gốc gội xù xì – Hà Thị Cẩm Anh, Hoàng hôn màu cỏ úa,
Người đi tìm giấc mơ – Nguyễn Thị Thu Huệ), theo đó nhân vật tự kể về những biến
cố, sự kiện liên quan đến bản thân, bộc lộ suy nghĩ, xúc cảm và các trạng thái tâm lý
nhưng cũng có trường hợp người kể chuyện là nhân chứng (Cún – Nguyễn Huy Thiệp,
Đùa của tạo hóa – Phạm Hoa) theo cách thức đặt độc giả trước một câu chuyện mà

người kể chuyện được chứng kiến. Với hình thức này, người kể chuyện tham gia vào
câu chuyện như một nhân chứng, có thể bày tỏ quan điểm và thái độ trước hiện thực
được kể.
Hầu hết truyện ngắn của các cây bút nữ như Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban đều viết dưới hình thức người kể chuyện xưng tôi (Khi
người ta trẻ: 15/19 truyện, Truyện ngắn Y Ban: 9/23 truyện, Hậu thiên đường: 8/15
truyện). Ở những truyện ngắn này, với hình thức người kể chuyện ngôi thứ nhất đã bộc
lộ một xu hướng viết “như một nhu cầu trình bày những trải nghiệm của bản thân”.
Truyện ngắn của các cây bút 8X chủ yếu lựa chọn điểm nhìn từ bên trong với nhân vật
xưng tôi. Ở đó nhân vật hiện diện với những trải nghiệm cá nhân. Ở tập Truyện ngắn
8X plus có đến 11/25 truyện ngắn được kể bởi nhân vật xưng “tôi”. Với những người
viết trẻ, nhất là với những cây bút mới thì việc lựa chọn ngôi kể là nhân vật xưng tôi
được xem là cách thức dễ được lựa chọn hơn cả. Bởi lẽ, với người kể chuyện xưng tôi,
câu chuyện dễ được khai triển theo chiều hướng viết về những trải nghiệm của bản
thân. Những giới hạn về vốn sống và nghệ thuật tự sự chưa cho phép người viết đi xa
hơn để làm chủ bút pháp.
Việc sử dụng kiểu trần thuật từ ngôi thứ nhất trong truyện ngắn Việt Nam
đương đại cho thấy khuynh hướng quan tâm tới việc thể hiện những vấn đề của con
người cá nhân. Điều này cũng xuất phát từ nhu cầu hướng nội, từ ý thức về con người
22
cá nhân, nhu cầu tự vấn, nhu cầu nhận thực lại trong đời sống văn học trước làn gió
đổi mới. Với hình thức người kể chuyện xưng tôi, người viết có thể vận dụng được
hình thức tự sự “dòng ý thức” – một bút pháp nghệ thuật có nhiều lợi thế trong việc
biểu hiện đời sống bên trong của con người.
4.2.3. Trần thuật nhiều chủ thể, sự di động điểm nhìn và đan xen giọng nhiều
giọng điệu trần thuật
Trong thực tiễn sáng tác truyện ngắn Việt Nam đương đại có thể thấy, nhiều tác
phẩm đã được viết dưới hình thức phối hợp các ngôi kể với sự di động của nhiều điểm
nhìn trần thuật. Sự phối hợp này sẽ tạo ra nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu làm cho tác
phẩm mang tính đa thanh.

Thực chất đây là sự phi tâm hóa tổ chức trần thuật. Người viết tổ chức cùng một
lúc nhiều điểm nhìn, mỗi điểm nhìn thể hiện những quan điểm khác nhau, những cách
đánh giá hiện thực khác nhau, soi chiếu hiện thực từ nhiều điểm nhìn khác nhau tạo
nên tiếng nói đa âm. Với sự gia tăng và xê dịch điểm nhìn trần thuật, đổi ngôi trần
thuật, người viết đã khắc phục được lối kể chuyện đơn điệu nhuốm màu sắc chủ quan
của chủ thể sáng tạo (Dịch quỷ sứ - Tạ Duy Anh, Bến trần gian - Lưu Sơn Minh, Nhân
sứ - Hòa Vang, Phiên chợ Giát – Nguyễn Minh Châu, Vàng lửa - Nguyễn Huy Thiệp).
Việc tổ chức trần thuật nhiều điểm nhìn đã cho thấy sự sáng tạo của tác giả trong việc
tạo dựng hình tượng người kể chuyện không đáng tin cậy, người kể chuyện không dẫn
dắt người đọc với tư cách là người kể “biết tuốt” mà là sự gợi mở, khơi gợi lối đọc chủ
động cũng như khả năng đồng sáng tạo của người đọc. Với sự di động điểm nhìn trần
thuật, tác phẩm đã có được nhiều tiếng nói, nhiều tông giọng khác nhau. Chính sự cọ
xát trong các quan điểm đã tạo nên tính chất đối thoại trong giọng điệu trần thuật và
điều này khiến cho tác phẩm có tính chất mở, khơi gợi ở người đọc khả năng suy
ngẫm và chiêm nghiệm. Đây được xem là sự đổi mới nghệ thuật trần thuật nhằm đem
đến cho người đọc những hứng thú trong việc khám phá và giải mã tác phẩm.
KẾT LUẬN
Vào khoảng hai thập kỷ cuối thế kỷ XX trở lại đây, đời sống văn học Việt Nam
đã có những chuyển biến mạnh mẽ trên tinh thần đổi mới với xu hướng mở rộng tính
chất dân chủ. Quá trình đổi mới này diễn ra trên cả bề rộng và chiều sâu, ở cả phương
diện thể loại và hướng tiếp cận đời sống. Nằm trong xu hướng chuyển đổi đó, truyện
ngắn với những cách tân và thành tựu trở thành thể loại xung kích và nòng cốt trong
việc góp phần tạo nên thành tựu của văn học giai đoạn này.
1. Qua khảo sát truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay từ góc độ tư duy thể
loại, luận án đã chỉ ra rằng cùng với những chuyển động của văn học Việt Nam thời kỳ
đổi mới, truyện ngắn đã có những biến đổi sâu sắc trên phương diện thể loại. Trước
những tác động của đời sống, của ý thức sáng tạo, khái niệm và ranh giới thể loại đã
23
có sự vận động và biến đổi, điều này tạo nên một khuôn diện mới cho thể loại truyện
ngắn. Người viết truyện ngắn đề cao tính tự do, tính biến hóa, coi đó như một trong

những cách thức để cách tân nghệ thuật, đổi mới bút pháp và lối viết. Không chỉ biến
hóa về dung lượng, biến hóa về nội dung, biến hóa về các dạng thức mà còn ở sự đa
dạng trong kỹ thuật viết, trong sự pha trộn, chồng xếp các phong cách thể loại. Quan
niệm về thể loại cũng trở nên uyển chuyển hơn. Một mặt, truyện ngắn vẫn được sáng
tác như một thể loại độc lập. Mặt khác, nhiều cây bút truyện ngắn lại có những phá
cách, muốn được tự do nằm ngoài khuôn mẫu và quy định của thể loại. Nhà văn phải
đặt lại vấn đề bản chất của truyện ngắn, về yêu cầu “làm mới” thể loại – thông qua
việc cách tân các kĩ thuật tự sự.
2. Luận án đã xác định, phân tích, lý giải những nguyên tắc xây dựng nhân vật
và các dạng thức kết cấu truyện ngắn, khảo sát một số phương diện thuộc về kết cấu
truyện ngắn như cách kết thúc, tiêu đề tác phẩm. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy
nghệ thuật tổ chức kết cấu tác phẩm đã được đa dạng hóa. Sự lấn lướt của kiểu kết cấu
tâm lý, những kết cấu truyện ngắn không tuân theo trình tự thời gian đã cho thấy ý
thức kiếm tìm lối viết của các cây bút truyện ngắn. Một mặt các tác giả tìm cách làm lạ
lối viết (với những truyện ngắn có kết cấu truyền thống), mặt khác các tác giả sẵn sàng
vượt qua những quy ước sẵn có, cho phép những thử nghiệm. Luận án làm rõ những
cách tân nghệ thuật trên phương diện kết cấu, nhân vật, chỉ ra sự thay đổi trong nghệ
thuật trần thuật theo xu hướng huy động tối đa sự hợp tác của độc giả, kích thích khả
năng đồng sáng tạo đem đến những trải nghiệm mới mẻ cho người đọc.
3. Nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam thời kỳ đổi mới từ góc độ ngôn ngữ và
cách thức tổ chức văn bản, luận án đã chỉ ra và phân tích những đặc điểm nổi bật,
những cách tân nghệ thuật của các cây bút truyện ngắn. Các nhà văn đã có những cách
thức xử lý ngôn ngữ độc đáo làm cho ngôn ngữ truyện ngắn thời kỳ này trở nên sinh
động, đa dạng góp phần thể hiện được nhiều chiều kích của cuộc sống và con người
hôm nay. Cùng với ý thức cách tân của người viết, ngôn ngữ truyện ngắn gần đây đã
trở nên linh hoạt với sự biến hóa của cấu trúc cú pháp, ngữ đoạn.
4. Thực tiễn văn học từ xưa đến nay đã chứng minh một thực tế: những thành
tựu văn học không mang tính kỳ hạn, tính chu kỳ mà luôn biến thiên, đầy những yếu tố
bất ngờ, khó đoán định. Sự xuất hiện một tài năng văn chương, một tác phẩm kiệt xuất
không tùy thuộc vào những nhân tố cố định, lại càng không phải là một mẫu số chung.

Khó có thể tiên lượng được một tác giả với những tác phẩm xuất sắc trong năm nay,
năm sau họ sẽ viết được những tác phẩm mới và tiếp tục gặt hái được thành tựu. Trong
quá trình thực hiện luận án, chúng tôi cũng ý thức được rằng tiếp cận với truyện ngắn
thời kỳ đổi mới là tiếp cận với “cái đương đại chưa hoàn thành”. Chúng tôi coi đây là
sự nổ lực bước đầu của sự nhìn nhận, đánh giá thể loại truyện ngắn trong tiến trình văn
học Việt Nam hiện đại.
24

×