Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.18 KB, 22 trang )

CÁC HÌNH THỨC
GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG
KINH DOANH
I. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP
TRONG KINH DOANH
Tranh chấp kinh doanh hay còn gọi là
tranh chấp thương mại là những mâu
thuẫn, bất đồng, xung đột về quyền và
nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình
thực hiện các hoạt động kinh doanh hay
hoạt động thương mại
II. CÁC HÌNH THỨC GiẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH
- Thương lượng
- Hòa giải
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
- Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
2.1 THƯƠNG LƯỢNG
* Khái niệm:
Thương lượng là hình thức giải quyết
tranh chấp mà các bên tranh chấp cùng
nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những
bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp
mà không cần có sự tham gia của bên thứ
ba
2.1 THƯƠNG LƯỢNG
* Đặc điểm:
- Dựa trên cơ chế tự giải quyết mang
tính nội bộ
- Không chịu ràng buộc bởi bất kỳ


nguyên tắc pháp lý nào
- Việc thực thi kết quả thương lượng
hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện
của mỗi bên tranh chấp
2.2 HÒA GIẢI
* Khái niệm:
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có
sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải
để hỗ trợ, thuyết phục các bên tìm kiếm giải pháp
nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh
* Đặc điểm:
- Có sự tham gia của bên thứ ba
- Không chịu sự ràng buộc bởi các thủ tục pháp

- Phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên
2.3 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG
TRỌNG TÀI
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh
chấp phát sinh trong hoạt động thương mại
được tiến hành theo trình tự, thủ tục do các
bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp
luật.
Trọng tài tồn tại dưới 2 hình thức:
- Trọng tài vụ việc
- Trọng tài thường trực
TRỌNG TÀI VỤ VIỆC
Là phương thức trọng tài do các bên tranh
chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh
chấp. Trọng tài sẽ chấm dứt tồn tại khi vụ tranh
chấp được giải quyết xong.

Đặc trưng:
- Có tính chất “lâm thời”, vụ việc
- Không có trụ sở thường trực, không có bộ
máy điều hành
- Không có danh sách trọng tài viên riêng
- Không có quy tắc tố tụng riêng
TRỌNG TÀI THƯỜNG TRỰC
Trọng tài thường trực được tổ chức dưới hình
thức các Trung Tâm Trọng Tài – là tổ chức phi
chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài
khoản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định.
VIAC là tên viết tắt của cụm từ “Vietnam
International Arbitration Centre at the Vietnam
Chamber of Commerce and Industry” - “Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”
Những tranh chấp nào có thể giải
quyết bằng Trọng tài?
- Những tranh chấp phát sinh
trong quá trình kinh doanh
- Những tranh chấp phát sinh
từ hoạt động thương mại
Thủ tục nộp đơn khởi kiện lên
VIAC được quy định như thế nào?
Đơn kiện sẽ nộp trực tiếp tại trụ sở của
VIAC (Số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội hoặc 171
Võ Thị Sáu, Tp. HCM). Đơn kiện phải bao
gồm những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm viết đơn;
- Tên và địa chỉ của Nguyên đơn và Bị

đơn;
- Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
- Căn cứ pháp lý để khởi kiện;
Thủ tục nộp đơn khởi kiện lên VIAC được
quy định như thế nào?
- Trị giá của vụ tranh chấp và các
yêu cầu khác của Nguyên đơn;
- Tên Trọng tài viên có tên trong
Danh sách Trọng tài viên mà Nguyên
đơn chọn hoặc yêu cầu của Nguyên đơn
về việc Chủ tịch Trung tâm chỉ định
Trọng tài viên cho mình.
Thủ tục nộp đơn khởi kiện lên VIAC
được quy định như thế nào?
Kèm theo Đơn kiện, Nguyên đơn phải
gửi bản chính hoặc bản sao có chứng thực
hợp lệ thỏa thuận trọng tài, các tài liệu, chứng
cứ có liên quan và chứng từ nộp tạm ứng phí
trọng tài. Đơn kiện và các tài liệu kèm theo
phải lập đủ số bản (05 bản) để gửi cho các
thành viên trong Hội đồng Trọng tài giải
quyết vụ tranh chấp, mỗi người một bản, cho
Bị đơn một bản và một bản lưu tại VIAC.
Phí trọng tài là bao nhiêu?
VIAC quy định Biểu phí trọng tài, gồm 2
loại:
- Phí trọng tài áp dụng cho các vụ tranh
chấp trong nước
- Phí trọng tài áp dụng cho vụ tranh chấp
có yếu tố nước ngoài.

Mức phí cụ thể sẽ được tính theo trị giá
vụ tranh chấp mà các bên yêu cầu
Danh sách trọng tài viên?
Danh sách trọng tài viên được cung cấp
bởi VIAC
Có bắt buộc phải chọn trọng tài viên
có tên trong danh sách này không?
- bắt buộc: đối với các tranh chấp
trong nước
- không bắt buộc: đối với các tranh
chấp có yếu tố nước ngoài
Có thể đưa tranh chấp ra VIAC khi trước
đó các bên chưa có thỏa thuận không?
Tranh chấp chỉ có thể được giải
quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc
sau khi xảy ra tranh chấp các bên có
thỏa thuận trọng tài. Theo đó, nếu
muốn giải quyết tranh chấp tại
VIAC các bên phải có thỏa thuận
bằng văn bản trong đó chỉ rõ chọn
VIAC để giải quyết tranh chấp.
Có thể đưa tranh chấp ra VIAC khi trước đó
các bên chưa có thỏa thuận không?
VIAC khuyến nghị các doanh nghiệp nên
đưa điều khoản trọng tài mẫu của VIAC sau
đây vào hợp đồng:
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên
quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết
chung thẩm tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế
Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng
trọng tài của Trung tâm này”
Giá trị pháp lý của Quyết định trọng tài?
Nguyên tắc giải quyết bằng trọng
tài là xét xử “một lần”
Vì vậy, Quyết định trọng tài có
giá trị chung thẩm, các bên bắt buộc
phải thi hành.
Khi đã có Quyết định trọng tài
các bên không thể khởi kiện tiếp ra
tòa án
Luật nào sẽ được áp dụng khi giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài?
Đối với vụ tranh chấp giữa các bên Việt Nam:
Luật của Việt Nam sẽ được áp dụng để giải quyết
tranh chấp
Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài:
áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn
Trong trường hợp các bên không lựa chọn
pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng
Trọng tài quyết định
Quy trình giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài ?
2.4 GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
BẰNG TÒA ÁN
- Đơn khởi kiện
- Thụ lý vụ án
- Hòa giải và chuẩn bị xét xử
- Phiên tòa sơ thẩm
- Phiên tòa phúc thẩm

- Thủ tục giám đốc thẩm
PHIÊN TOÀ SƠ THẨM
- Giai đoạn khai mạc phiên
toà
- Giai đoạn thẩm vấn
- Giai đoạn tranh luận
- Giai đoạn nghị án và tuyên
án

×