Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Phân tích báo cáo tài chính Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.2 KB, 64 trang )

Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
LỜI MỞ ĐẦU
Bạn có là một nhà đầu tư cổ phần vốn tiềm năng, một nhà cho vay nhiều
kinh nghiệm, một nhà phân tích tài ba của một công ty hay là một vị giám đốc tài
chính (CFO) chuyên nghiệp thì khi bạn muốn quyết định xem nên mua hay bán cổ
phần, nên cho vay hay từ chối hoặc nên lựa chọn giữa cách tiếp tục kiểu trước đây
hay là chuyển sang một quy trình mới, tất cả sẽ phần lớn sẽ phụ thuộc vào các kết
quả phân tích báo cáo tài chính có chất lượng. Vậy phân tích báo cáo tài chính là
gì? Nó có ý nghĩa, vai trò như thế nào đối với các nhà đầu tư? Việc phân tích giúp
ích gì cho các nhà đầu tư hay không?...
Để hiểu rõ hơn sau đây chúng tôi tiến hành phân tích báo cáo tài chính Công
ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn – TRIBECO qua những công cụ và phương
pháp phân tích tài chính. Trong quá trình phân tích nếu có gì sai sót mong thầy và
bạn đọc chân thành đóng góp ý kiến.
Trang 1
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1. Những vấn đề cơ bản khi phân tích tài chính doanh nghiệp:
1.1. Khái niệm về phân tích tài chính:
Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số
liệu tình hình tài chính hiện hành và quá khứ. Tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ
tiêu trung bình của ngành, thông qua đó các nhà phân tích có thể thấy được thực trạng tài
chính hiện tại và những dự đoán cho tương lai.
1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính :
Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân
phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có
hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở
cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và


điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
1.3. Mục tiêu của phân tích tài chính:
Có hai mục tiêu chính cần quan tâm đến là:
- Thứ nhất, phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu được các con số" hoặc để
"nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương
tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Như vậy, ta có thể đưa ra nhiều
biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt
lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu.
- Thứ hai, do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết
định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán
tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả
những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, ta sử dụng các công cụ và kĩ
thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài
chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện
tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.
1.4. Vai trò của phân tích tài chính đối với doanh nghiệp:
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế gắn liền với việc hình
thành là sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh tại doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính cho phép các doanh
nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp.
Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng với chiến lược
Trang 2
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
kinh doanh có hiệu quả. Phân tích tình hình tài chính còn là công cụ quan trọng trong các
chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động
kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý nhất là chức năng
kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
Chính vì tầm quan trọng trên mà các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích
tình hình tài chính của doanh nghiệp mình.
2. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp:

Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là những
tài liệu chủ yếu được sử dụng khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ngoài
ra, muốn phân tích báo cáo tài tích một cách toàn diện ta còn phải xem xét các thông tin hỗ
trợ bổ sung như: Các phân tích và thảo luận của Ban quản lý, Báo cáo của Ban quản trị,
Báo cáo kiểm toán, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo ủy nhiệm.
2.1. Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài
sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Phương trình cơ bản xác định bảng cân đối kế toán được trình bày như sau:
Tổng Tài sản = Tổng Nợ + Vốn Chủ sở hữu (Vốn cổ phần)
Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần:
 Phần Tài sản: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của
doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau:
A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
 Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại doanh nghiệp tại thời
điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối
với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra:
A: Nợ phải trả
B: Nguồn vốn chủ sở hữu
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Nếu bảng cân đối kế toán cho thất bức tranh về tài sản công ty tại một thời điểm cụ
thể thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo
hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà
nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
Nó cho biết liệu doanh nghiệp đó kiếm được lợi nhuận hay không - nghĩa là liệu thu
nhập thuần (lợi nhuận thực tế) dương hay âm. Đó là lý do tại sao báo cáo thu nhập thường
được xem là báo cáo lỗ, lãi. Ngoài ra, nó còn phản ánh khả năng lợi nhuận của công ty ở

Trang 3
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
cuối một khoảng thời gian cụ thể thường là cuối tháng, quý hoặc năm tài chính của công ty
đó. Đồng thời, nó còn cho biết công ty đó chi tiêu bao nhiêu tiền để sinh lợi - từ đó bạn có
thể xác định được tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của công ty đó.
Báo cáo kết quả kinh doanh được thể hiện bằng một biểu thức đơn giản như sau:
Doanh thu - Chi phí = Thu nhập thuần (hoặc Lỗ thuần)
- Doanh thu: số tiền thu được từ việc bán hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng. Một
công ty cũng có thể có các khoản doanh thu khác. Trong nhiều trường hợp, những khoản
này đến từ các khoản đầu tư hoặc thu nhập lãi suất từ số dư tiền mặt, ta được lợi nhuận
gộp.
- Lấy lợi nhuận gộp trừ chi phí hoạt động và khấu hao, ta được lợi nhuận hoạt động.
Những khoản lợi nhuận này thường được gọi là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT).
- Chúng ta tiếp tục xem những khoản giảm trừ cuối cùng đối với doanh thu. Chi phí lãi
vay là lãi suất phải trả từ các khoản vay mà một công ty sử dụng. Thuế thu nhập là thuế
thu bởi chính phủ trên thu nhập của công ty, là khoản cuối cùng phải nộp.
- Phần doanh thu còn lại được gọi là thu nhập thuần, hoặc lợi nhuận thực tế. Nếu thu
nhập thuần có giá trị dương thì công ty sẽ thu được lợi nhuận.
2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo nêu lên chi tiết các lý do tại sao lượng tiền (và những khoản tương đương
tiền) thay đổi trong kỳ kế toán. Phản ánh tất cả các thay đổi về tiền tệ theo 3 hoạt động:
kinh doanh, đầu tư và tài chính.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết có bao nhiêu tiền vào đầu kỳ và còn lại bao
nhiêu vào cuối kỳ. Kế tiếp, nó mô tả công ty đã thu và chi bao nhiêu tiền trong một khoảng
thời gian cụ thể. Việc sử dụng tiền được ghi thành số âm, và nguồn tiền được ghi thành số
dương.
Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo một hoặc cả hai
phương pháp: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
 Theo phương pháp trực tiếp:
- Đặc điểm của phương pháp này là các chỉ tiêu được xác lập theo các dòng tiền vào

hoặc ra liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ chủ yếu, thường xuyên phát sinh trong các
loại hoạt động của doanh nghiệp.
+ Đối với hoạt động kinh doanh : dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến hoạt động
bán hàng, cung cấp dịch vụ và việc thanh toán các khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh
doanh thường bao gồm: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, tiền đã
trả nợ cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, tiền đã nộp
thuế…
Trang 4
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
+ Đối với hoạt động đầu tư : dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến việc mua sắm,
thanh lý, nhượng bán TSCĐ; xây dựng cơ bản, hoạt động cho vay, mua bán các công cụ nợ
của đơn vị khác, hoạt động đầu tư vào các đơn vị khác.
+ Đối với hoạt động tài chính: dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến các nghiệp vụ
nhận vốn, rút vốn từ các chủ sỡ hữu và các nghiệp vụ đi vay, trả nợ vay.
Ngoài ra nếu doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong giao dịch thì khoản chênh lệch tỷ
giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và tương tiền bằng ngoại tệ khi lập báo
cáo lưu chuyển tiền tệ cũng là một chỉ tiêu nằm trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh
nghiệp.
 Theo phương pháp gián tiếp:
- Phương pháp gián tiếp bắt đầu từ:
+ Lợi nhuận ròng trên báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Sau đó diều chỉnh các khoản hạch toán thu chi không bằng tiến mặt ( khấu hao,
trích lập dự phòng, đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái…).
+ Loại trừ các khoản lãi từ hoạt động đầu tư và hoạt dộng tài trợ.
+ Sau đó điều chỉnh những thay đổi của tài sản lưu động (tăng, giảm) trên bảng cân
đối kế toán để đi đến dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh.
2.4. Thông tin hỗ trợ:
 Báo cáo của Ban quản trị:
Ban quản trị phải nêu bật bất cứ xu hướng thuận lợi hay bất lợi và nhận định các

biến cố quan trọng và không chắc chắn mà có thể ảnh hưởng đấn khả năng thanh toán cả
công ty, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh. Họ cũng phải trình bày những thông
tin có liên quan đến những sự kiện quan trọng và tình huống không chắc chắn có thể làm
cho các thông tin báo cáo tài chính không còn là những chỉ dẫn tốt cho hoạt động kinh
doanh và điều kiện tài chính trong tương lai.
Mục đích của báo cáo này là để tăng cường:
+ Trách nhiệm của các nhà quản lý cấp cao đối với hệ thống tài chính và kiểm soát nội
bộ của công ty.
+ Sự phân công vai trò của nhà quản lý, giám đốc và kiểm toán viên trong việc chuẩn bị
các báo cáo tài chính.
 Báo cáo kiểm toán:
Một kiểm toán viên bên ngoài là kiểm toán viên độc lập được ban quản lý thuê để
đưa ra ý kiến đánh giá về các báo cáo tài chính của công ty có tuân theo đúng các nguyên
tắc kế toán chung được chấp nhận hay không. Phân tích báo cáo tài chính đòi hỏi phải xem
xét lại báo cáo kiểm toán để biết chắc rằng cộng ty có nhận được ý kiến đánh giá kém chất
lượng không. Bất kỳ ý kiến đánh giá không chất lượng nào cũng làm gia tăng mức độ rủi
ro trong phân tích.
Trang 5
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
 Thuyết minh báo cáo tài chính:
Bao gồm các thông tin về:
- Nguyên tắc và phương pháp kế toán áp dụng.
- Liệt kê chi tiết các khoản mục trong báo cáo tài chính.
- Các cam kết và sự việc bất ngờ.
- Những kết hợp kinh doanh.
- Các giao dịch đối với công ty đối tác.
- Kế hoạch quyền chọn cổ phiếu.
- Những kiện tụng pháp luật.
- Khách hàng quan trọng.
- Các thông tin bổ sung cho thuyết minh báo cáo tài chính: dữ liệu phân đoạn kinh

doanh, doanh thu xuất nhập khẩu, các chứng khoán giao dịch trên thị trường, bảng báo cáo
đánh giá, vay nợ ngắn hạn, dữ liệu tài chính hàng quý.
 Báo cáo ủy quyền:
Báo cáo ủy quyền chứa đựng những thông tin phong phú về một công ty bao gồm
thông tin về cổ đông nắm giữ từ 5% cổ phần đang lưu hành, tiểu sử của hội đồng quản trị,
các thỏa thuận trả công cho nhân viên và thành viên hội đồng quản trị, kế hoạch phúc lợi
cho công nhân và các giao dịch mua bán với nhân viên và thành viên hội đồng quản trị của
công ty.
3. Công cụ phân tích tài chính:
3.1. Phân tích tài chính so sánh:
Phương pháp này thông qua việc xem xét liên tục các bảng cân đối kế toán, báo cáo
thu nhập hay báo cáo hoạt động kinh doanh qua các thời kỳ; xem xét những thay đổi trong
số dư từng khoản mục riêng lẻ năm và so với năm khác hoặc so sánh nhiều năm với nhau.
Hai kỹ thuật của phân tích so sánh thông thường là:
- Phân tích biến động từng năm: Việc so sánh các báo cáo tài chính qua các thời kỳ
tương đối ngắn – 2 đến 3 năm – thường được thực hiện bằng cách phân tích biến động qua
từng năm trong từng khoản mục riêng lẻ. Nhưng nếu xuất hiện một giá trị âm ở năm gốc
và một giá trị dương ở năm kế tiếp (hay ngược lại) thí không thể tính được một biến động
có ý nghĩa.
- Phân tích chỉ số xu hướng: Đòi hỏi phải dựa trên kỳ gốc đối với tất cả các khoản mục
với chỉ số thường được chọn trước là 100. Nên chọn năm gốc có các điều kiện kinh doanh
bình thường. Cũng như khi tính tỷ lệ biến động qua từng năm, một vài biến động nào đó,
từ giá trị âm đến giá trị dương, không thể được thể hiện bằng chỉ số. Thời kỳ so sánh càng
dài thì kết quả dễ bị ảnh hưởng của giá cả. Kết quả phân tích xu hướng sẽ chuyển tải vào
trong các động cơ, chính sách và triết lý của nhà quản trị.
3.2. Phân tích báo cáo tài chính theo tỷ trọng:
Trang 6
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
Phương pháp này cho biết được tỷ trọng của một nhóm hay một nhóm nhỏ cấu
thành một khoản mục. Đặc biệt trong phân tích bảng cân đối kế toán thông thường thể hiện

tổng Tài sản (hay Nguồn vốn) là 100%. Sau đó các khoản mục bên trong được thể hiện
theo tỷ lệ phần trăm so với số tổng Tài sản.Trong phân tích báo cáo hoạt động kinh doanh
thì doanh thu ấn định là 100% với các khoản mục còn lại được thể hiện bằng tỷ lệ phần
trăm so với doanh thu. Phương pháp này còn được gọi là phân tích theo chiều dọc : đánh
giá từ trên xuống (hay từ dưới lên) của phạm vi báo cáo tài chính. Thí dụ khi:
 Phân tích bảng cân đối kế toán :
 Phân tích kết cấu tài sản:
Dùng phưong pháp phân tích theo chiều dọc để:
+ Xem xét, đánh giá các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp hiện nay
trên thị trường như thế nào
+ Xem xét các khoản phải thu
+ Xem xét các mục HTK
+ Xem xét TSLĐ khác
+ Xem xét TSCĐ để xem giá trị hữu dụng và giá trị kinh tế của nó trên thị trường.
Qua bảng kết cấu tài sản có thể đánh giá quy mô về tài sản của doanh nghiệp tăng hay
giảm. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường hay không thể hiện
qua tình hình tăng thêm tài sản cố định.
 Phân tích kết cấu nguồn vốn:
Dùng phưong pháp phân tích theo chiều dọc để:
+ Xem xét và đánh giá các khoản mục nợ ngắn hạn doanh nghiệp đang khai thác như
vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước,…có phù hợp không?
+ Xem xét, đánh giá các khoản nợ dài hạn doanh nghiệp đang sử dụng như thế nào.
+ Xem xét và đánh giá các khoản nợ khác như chi phí trả trước,..có phù hợp với mục
đích sử dụng vốn hay không?
+ Xem xét và đánh giá nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp đang khai thác…
 Phân tích biến động thu nhập, chi phí, lợi nhuận ( bảng báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh): Sử dụng phương pháp so sánh theo chiều dọc để:
+ Xem xét, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp có thực hay không?
+ Xem xét, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi có phù hợp với
đặc điểm chi phí, hiệu quả kinh doanh, phương hướng kinh doanh...

Báo cáo hoạt động kinh doanh khá thích hợp với phân tích theo tỷ trọng, mỗi khoản
mục của báo cáo liên quan đến một khoản mục chính là doanh thu. Đối với những mức độ
khác nhau, doanh thu gần như ảnh hưởng đến tất cả các chi phí .
 Phân tích biến động các dòng tiền qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Trang 7
Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD
tiền từ hoạt động =
sản xuất kinh doanh Tổng dòng tiền từ các hoạt động
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
tiền từ hoạt động =
đầu tư Tổng dòng tiền từ các hoạt động
3.3. Phân tích các tỷ số tài chính:
 Tỷ số thanh toán:
 Tỷ số thanh toán hiện hành: (R
c
)

 Tỷ số thanh toán ngắn hạn cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi
thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả
năng trả nợ của công ty.
 Tỷ số thanh toán nhanh: (R
q
)
Trang 8
Tỷ trọng lưu chuyển Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài trợ
tiền từ hoạt động =
tài trợ Tổng dòng tiền từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi hoạt động SXKD
chi hoạt động =

SXKD Tổng dòng tiền chi các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi hoạt động tài trợ
chi hoạt động =
Tài trợ Tổng dòng tiền chi các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động SXKD
thu từ hoạt động =
SXKD Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư
thu từ hoạt động =
đầu tư Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền thu từ hoạt động tài trợ
thu từ hoạt động =
tài trợ Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền Dòng tiền chi hoạt động đầu tư
chi hoạt động =
đầu tư Tổng dòng tiền chi các hoạt động
TSLĐ & ĐTNH
Tỷ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO

 Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của công ty..
 Tỷ số hoạt động:
 Vòng quay hàng tồn kho:
 Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn hoặc số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng
nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh. Tuy nhiên nếu quá cao lại thể hiện sự
trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hoá cung ứng không kịp cung ứng cho khách hàng,
gây mất uy tín doanh nghiệp.
 Vòng quay các khoản phải thu:
 Số vòng quay nợ phải thu càng lớn và số ngày một vòng quay càng nhỏ thể hiện tốc độ

luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh. Tỷ số vòng quay nợ phải
thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp.
 Vòng quay tài sản ngắn hạn:
Trang 9
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn kho
Kỳ thu tiền bình quân Số ngày trong kỳ (360 ngày) Doanh thu thuần
(Số ngày của một vòng = =
nợ phải thu) Số vòng quay nợ phải thu Doanh thu BQ trong ngày
Giá vốn hàng bán trong kỳ
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân

Tổng doanh thu thuần trong kỳ
Số vòng quay tài sản ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn bình quân
trong kỳ
Số ngày trong kỳ ( 360 ngày)
Số ngày của một vòng quay tài sản ngắn hạn =
Số vòng quay tài sản ngắn hạn
Tổng TSLĐ và ĐTNH - HTK
Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ phải trả ngắn hạn
Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu =

Các khoản phải thu
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO

 Số vòng quay của tài sản ngắn hạn càng lớn hoặc số ngày một vòng quay càng nhỏ thì
tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nhanh góp phần tiết kiệm vốn cho nhu cầu sản xuất
kinh doanh, hạn chế sự ứ đọng hoặc bị chiếm dụng vốn.
 Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định:
 Chỉ số này càng lớn thể hiện khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của doanh nghiệp
nhanh hơn , tạo điều kiện tích lũy, tái đầu tư TSCĐ mới cải thiện tư liệu sản xuất,....
 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản :
 Chỉ số này càng lớn thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp nhanh hơn, tạo
điều kiện hạn chế vốn dự trữ, bị chiếm dụng,....
 Hiệu suất sử dụng Vốn chủ sở hữu:
 Chỉ số này càng lớn thể hiện doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu trong
kinh doanh.
 Tỷ số đòn bẩy tài chính:
 Tỷ số nợ trên tài sản:
 Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay.
 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
 Tỷ số này cho thấy công ty đã sử dụng lượng vốn vay bao nhiêu.
 Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu:
Trang 10
Tổng doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Tài sản cố định TSCĐ bình
quân trong kỳ
Tổng doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
Tổng doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =

Toàn bộ tài sản bình quân trong kỳ

Tổng nợ
Tỷ số nợ =

Tổng tài sản
Tổng nợ
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
 Tỷ số này để tính toán mức độ đi vay mà công ty đang gánh chịu.
 Khả năng thanh toán lãi vay:
 Tỷ số này cho thấy một đồng lãi vay được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước
thuế và lãi vay.
 Tỷ số sinh lợi:
 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: (ROS)
 Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.Tỷ suất này càng lơn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp càng tốt .
 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn:
 Tỷ số này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn doanh nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
càng cao.
 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn (tài sản cố định và đầu tư dài hạn)
 Tỷ số này cho biết một đồng vốn cố định doanh nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp càng cao.
 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản: (ROA)
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là một thước đo thích hợp cho tính hiệu quả của hoạt
động kinh doanh. Tỷ số này phản ánh lợi nhuận của công ty được sinh ra từ tổng tài sản
(hoặc tài trợ).
Khi lấy tổng tài sản làm cơ sở để tính ROI đôi khi phải thực hiện một số điều chỉnh
sau:

Trang 11
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên TS ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn =

Tài sản dài hạn quân trong kỳ
Tổng tài sản
Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận trước thuế + lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay =
Lãi vay
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
- Điều chỉnh tài sản không hoạt động: loại bỏ các khoản đầu tư vào thị trường chứng
khoán và các khoản tiền mặt vượt trội từ vốn đầu tư nhằm tập trung phân tích vào tài sản
hoạt động và tách biệt phân tích hoạt động kinh dodanh khỏi các hoạt động tài chính của
công ty.
- Điều chỉnh tài sản vô hình: loại trừ các tài sản vô hình ra khỏi vốn đầu tư, nên thực
hiện trước khi tiến hành phân tích.
- Điều chỉnh khấu hao tích lũy: đối với phân tích toàn công ty tốt hơn là không cộng
lùi khấu hao tích lũy vào vốn đầu tư.
 Tỷ số này cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp
càng cao.
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: (ROE)

 Tỷ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp càng cao.
 Tỷ số giá thị trường:
 Thu nhập mỗi cổ phần: (EPS)
 Thu nhập của mỗi cổ phần là một yếu tố qua trọng nhất, quyết định giá trị của cổ phần
vì nó đo lường sức thu nhập chứ đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu
nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần.
 Tỷ lệ chi trả cổ tức:
Trong đó:
Trang 12
Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay ( 1 + Thuế suất)
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản =
Giá trị tài sản bình quân trong kỳ
Cổ tức mỗi cổ phần
Tỷ lệ chi trả cổ tức =
Thu nhập mỗi cổ phần
Lợi nhuận sau thuế
Thu nhập của mỗi cổ phần =
Số cổ phiếu thường đang lưu hành
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu sử dụng bình quân trong kỳ
Tổng cổ tức
Cổ tức mỗi cổ phần =
Số lượng cổ phần thường
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
 Chỉ tiêu tỳ lệ chi trả cổ tức nói lên công ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay
giữ lại để tái đầu tư. Đây là một nhân tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phần.
 Tỷ số giá thị trường trên thu nhập: (P/E)

Giá thị trường mỗi cổ phần
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập =
Thu nhập mỗi cổ phần
 Chỉ tiêu này thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ so với thu nhập.
3.4. Phân tích dòng tiền:
Sử dụng như là một công cụ để đánh giá nguồn và sử dụng nguồn. Phân tích dòng
tiền cung cấp những hiểu biết sâu sắc về một công ty đạt được nguồn tài trợ và sử dụng
chúng như thế nào. Nó cũng được sử dụng trong việc dự báo dòng tiền và là một phần của
phân tích khả năng thanh toán.
3.5. Các mô hình định giá:
 Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM):
 Định giá nợ:
Giá trị của một chứng khoán bằng hiện giá của các khoản thu nhập tương lai được
chiết khấu về hiện theo một suất chiết khấu thích hợp. Các khoản thu nhập tương lai của
một chứng khoản nợ là tiền lãi và phần vốn gốc. Công thức tính giá trị của mọt trái phiếu tại
thời điểm t ( V
B
t
) là :
1 2
1 2
...
(1 ) (1 ) (1 ) (1 )
B
t t t n
t
n n
I I I
F
V

r r r r
+ + +
= + + + +
+ + + +
Với : I
t+n
: tiền lãi được chi trả trong thời điểm t+n
F : khoản chi trả vốn gốc ( thường là mệnh giá của nợ)
r : lãi suất ( TSSL khi đáo hạn)
 Định giá cổ phần:
Giống như định giá nợ nhưng phức tạp hơn vì các khoản thu nhập tương lai của trái
phiếu là được xác định còn với cổ phần, nhà đầu tư không có quyền ấn định trước các
khoản thu nhập. Công thức tính giá trị của một cổ phần tại thời điểm t ( V
E
t
) là:
( ) ( ) ( )
1 2
1 2
... ...
(1 ) (1 ) (1 )
t t t n
E
t
n
E D E D E D
V
r r r
+ + +
= + + + +

+ + +
Với : D
t+n
: cổ tức tại thời điểm t+n
r : chi phí sử dụng vốn
Trang 13
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
 Mô hình dòng tiền tự do đối với vốn cổ phần:
Tính toán giá trị vốn cổ phần tại thời điểm t bằng cách thay thế cổ tức kỳ vọng bằng
dòng tiền tự do đối với vốn cổ phần kỳ vọng:
( ) ( ) ( )
1 2
1 2
... ...
(1 ) (1 ) (1 )
t t t n
E
t
n
E FCFE E FCFE E FCFE
V
r r r
+ + +
= + + + +
+ + +
Với : FCFE
t+n
: dòng tiền tự do đối với vốn cổ phần tại thời điểm t+n
r : chi phí sử dụng vốn
+ Dòng tiền tự do đối với vốn cổ phần được xác định bằng cách lấy dòng tiền hoạt

động trừ chi tiêu vốn và điều chỉnh với thay đổi của nợ.
+ Dòng tiền tự do cũng có thể xác định cho toàn bộ doanh nghiệp. đặc biệt là dòng tiền
tự do đối với doanh nghiệp bằng dòng tiền hoạt động (đã được điều chiu3nh với thu nhập
và chi phí lãi vay) trừ đi đầu tư vào tài sản hoạt động.
 Mô hình thu nhập còn lại:
Tính toán giá trị bằng cách sử dụng các biến số kế toán. Theo mô hình này giá rị cổ
phần tại thời điểm t là tổng của giá trị sổ sách hiện tại và hiện giá các thu nhập còn lại kỳ
vọng trong tương lai:
1 2
1 2
... ...
(1 ) (1 ) (1 )
E
t t t n
t t
n
RE RE RE
V B
r r r
+ + +
= + + + + +
+ + +
Với : B
t
: giá trị sổ sách tại cuối thời kỳ t
RE
t+n
: thu nhập còn lại dự kiến trong thời kỳ t+n
r : chi phí sử dụng vốn
+ Thu nhập còn lại tại thời kỳ t là thu nhập ròng tổng hợp trừ một khoản chi phí trên

giá trị sổ sách đầu kỳ
( )
1
*
t t
RE Earn r B

= −
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC
GIẢI KHÁT SÀI GÒN – TRIBECO
Trang 14
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
1. Những thông tin cơ bản:
1.1. Thông tin về công ty:
- Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn - TRIBECO
- Tên giao dịch quốc tế: SaiGon Beverages Joint Stock Company.
- Tên viết tắt: TRIBECO
- Trụ sở chính: 12 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: +84-(0)8-824.96.54
- FAX: +84-(0)8-824.96.59
- Email:
- Website:
- Lĩnh vực: Sản xuất – Chế biến
- Ngành: Sản xuất đồ uống
- Các đơn vị trực thuộc:
+ Nhà máy Tribeco Miền Bắc
+ Chi nhánh bán hàng tại Hà Nội.
+ Phòng nghiên cứu phát triển thị trường.
1.2. Thông tin về Cổ phiếu:
- Ngày lên sàn: 28/12/2001

- Niêm yết tại: HOSE
- Mã chứng khoán: TRI
- Giá giao dịch phiên đầu: 29.000 đồng
* Tại thời điểm 31/12/2008 :
- Số lượng cổ phần niêm yết: 7.548.360
- Số lượng cổ phần lưu hành: 7.548.360
- Vốn điều lệ : 65.486.600.000 đồng
- Vốn hóa thị trường: 71.709.420.000 đồng
Thời gian
phát hành
Ngày niêm
yết số CP
PH mới
Số lượng
CP phát
hành
Phương án phát hành Mục đích tăng vốn
11/07/2001
Trích lợi nhuận để lại chưa
phân phối
Tăng vốn điều lệ từ
37,403 tỷ lên 37,903 tỷ
11/12/2003
Trích lợi nhuận để lại chưa
phân phối
Tăng vốn điều lệ từ 37,903
tỷ lên 45,4836 tỷ.
Trang 15
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
05/2007 18/05/2007 2.000.000

4.000.000
- Giai đoạn 1: Phát hành 2,1
triệu cổ phiếu cho cổ đông
theo hình thức gửi thư chào
bán trực tiếp với mức giá
khởi điểm 30.000 đồng/cổ
phiếu. Nguyên tắc xác định
nhà đầu tư được mua theo
giá đặt mua từ cao xuống
thấp.
- Giai đoạn 2: Phát hành
964.836 cổ phiếu cho cổ
đông hiện hữu theo tỷ lệ
10:1 với giá bằng mệnh giá
10.000đồng/cp; và 935.164
cổ phiếu cho các nhà đầu tư
chiến lược và CBCNV theo
giá 20.000 đồng/cp.
Tổng vốn huy động của
đợt phát hành này dự kiến
91,35 tỷ đồng, được sử
dụng để mở rộng nhà
xưởng và dây chuyền sản
xuất chai PET tại Bình
Dương và đầu tư dự án
xây dựng khu căn hộ cao
cấp Phú Vinh cao 20 tầng
tại đường Trần Quang
Diệu (Q.3, TP.HCM).
1.3. Cơ cấu cổ đông:

- Số cổ đông trong công ty : 28; số cổ phiếu sở hữu: 4.4460.507; tỷ lệ nắm giữ: 59,09%.
- Số cổ đông ngoài công ty:1921; số cổ phiếu sở hữu: 3.087.852; tỷ lệ nắm giữ: 40,91%.
- Số cổ đông trong công ty : 105; số cổ phiếu sở hữu: 2.515.004; tỷ lệ nắm giữ: 33,32%.
- Số cổ đông trong công ty : 2; số cổ phiếu sở hữu: 3.968.373; tỷ lệ nắm giữ: 52,57%.
- Các cổ đông lớn: Uni President, Citigroup Global Market LTD & Citigroup Global
Market Financial Products LTD, Vietnam Investment Limited.
1.4. Các thành tích đạt được qua các năm:
• Công ty được Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng thưởng
Huân Chương Lao Động Hạng Ba năm 1992 và Huân Chương Lao động Hạng Nhì năm
1993 về thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất.
• Tháng 07 năm 2002 đạt Giấy Chứng Nhận Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn quốc
tế ISO 9001 :2000.
• Thương hiệu TRIBECO đoạt giải Sao Vàng Đất Việt liên tục năm 2003 – 2005.Đây
là giải thưởng có giá trị lớn được Chính Phủ giao cho Trung Ương Hội Liên Hiệp Thanh
Niên Việt Nam và Hội các Doanh Nghiệp Trẻ Việt Nam tổ chức.
• Thương hiệu TRIBECO thuộc Top 5 thương hiệu mạnh hàng đầu trên thị trường
nước giải khát trong nước.
• Sản phẩm của TRIBECO được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn là Hàng Việt
Nam Chất Lượng Cao 11 năm liền (1997 – 2007).
Trang 16
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
• Ngày 24 tháng 10 năm 2003, sản phẩm Sữa Đậu Nành chai và Nước Ngọt có gas
đóng lon được Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh công nhận là sản phẩm công
nghiệp chủ lực của Thành Phố.
• Tháng 10 năm 2005 công ty đạt giải thưởng Chất lượng Việt Nam.
1.5. Các dự án đầu tư mới:
- Xaâây dựng khu căn hộ cao cấp Phú Vinh 20 tầng với diện tích 3.209 m
2
ở số
108/24 Trần Quang diệu, Q.3, TP.HCM

- Xaâây dựng Tribeco Building 14 tầng với diện tích 1.048 m
2
ở số 12 Kỳ Đồng, F.9,
Q.3, Tp.HCM.
2. Lịch sử hình thành và phát triển:
2.1. Giai đoạn hình thành và củng cố ( từ năm 1992 đến 2001):
- Năm 1992: Khi Luật Công ty ra đời, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tribeco được thành
lập với số vốn điều lệ là 8.500.000.000 đồng, giấy phép thành lập số 571/GP-UB do Ủy
Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 06 tháng 10 năm 1992, số đăng ký kinh
doanh 054399 do Trọng tài Kinh tế cấp ngày 07 tháng 10 năm 1992. Trong đó phần vốn
của Nhà nước (Foodexco) góp vào Công ty TNHH Tribeco chiếm 51% vốn điều lệ, phần
còn lại 49% là vốn của các cổ đông bên ngoài.
- Năm 1993 : Công ty Tribeco liên doanh với Nhà máy bánh kẹo Tràng An Hà Nội
thành lập Công ty Nước giải khát Tribeco Hà Nội và mở rộng thị trường ra các tỉnh phía
Bắc với tổng số vốn liên doanh là 800 triệu đồng.
- Cuối năm 1999, Nhà nước chấp nhận chuyển 51% vốn của Nhà nước tương ứng với
số tiền 11.425.530.000 đồng cho tư nhân (Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm chuyển
nhượng là 22.403.000.000 đồng).
2.2. Giai đoạn phát triển sản phẩm , đổi mới công nghệ và tham gia niêm yết thị
trường chứng khoán (từ năm 2001 đến nay) :
- Ngày 16 tháng 02 năm 2001 Công ty TNHH Tribeco chuyển thành Công ty Cổ phần
Nước Giải Khát Sài Gòn TRIBECO theo Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh số
4103000297 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp.
- Tháng 04 năm 2001, sáp nhập Công ty cổ phần Viết Tân vào Công ty Cổ phần Nước
Giải Khát Sài Gòn TRIBECO, nâng vốn điều lệ của Công ty mới lên 37.403.000.000 đồng.
- Ngày 07 tháng 11 năm 2001, Công ty Cổ phần Nước Giải Khát Sài Gòn TRIBECO
tăng vốn điều lệ từ 37.403.000.000 đồng lên 37.903.000.000 đồng bằng cách trích từ lợi
nhuận để lại chưa phân phối.
- Tháng 12 năm 2001, Công ty được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp Giấy Phép
Niêm Yết trên Thị Trường Chứng Khoán và đến ngày 28 tháng 12 năm 2001 Công ty

chính thức tiến hành phiên giao dịch đầu tiên tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán
Trang 17
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
Thành Phố Hồ Chí Minh. Công ty đã tăng vốn điều lệ từ 37.903.000.000 đồng lên
45.483.600.000 đồng theo giấy phép tăng vốn của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Thành Phố Hồ
Chí Minh cấp ngày 12 tháng 11 năm 2003 bằng nguồn lợi nhuận để lại.
- Quyết định số 01/GCNPH ngày 12 tháng 04 năm 2004 của Ủy Ban Chứng Khoán
Nhà Nước chấp thuận Công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu để
tăng vốn điều lệ lên 45.483.600.000 đồng, trích từ nguồn lợi nhuận để lại của Công ty,
tổng cổ phiếu đã phát hành và lưu ký tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán TPHCM :
4.548.360 cổ phiếu.
- Tháng 10 năm 2005, Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô
mua cổ phiếu Tribeco và nắm quyền kiểm soát với tỷ lệ cổ phần chi phối là 35,4%.
- Tháng 7 năm 2006, thành lập Công ty Cổ phần TRIBECO Bình Dương, vốn điều lệ
ban đầu là 50.000.000.000 đồng và hiện nay tăng lên là 200.000.000.000 đồng. Tổng chi
phí đầu tư ban đầu gần 400 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn – TRIBECO
hiện nay góp vốn với tỷ lệ là 36%.
- Tháng 4 năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần TRIBECO Miền Bắc, vốn điều lệ
50.000.000.000 đồng. Công ty Cổ phần Nước giải khát Sài Gòn – TRIBECO góp vốn với
tỷ lệ là 80%, tổng chi phí đầu tư ban đầu gần 80.000.000.000 đồng.
- Tháng 8 năm 2007, Công ty bổ sung vốn từ việc phát hành thêm cổ phiếu , nâng vốn
điều lệ lên 75.483.600.000 đồng. Đến thời điểm này, Công ty TNHH Xây dựng và Chế
biến thực phẩm Kinh Đô nắm tỷ lệ cổ phần là 23,42% và Công ty TNHH Uni President
Việt Nam nắm tỷ lệ cổ phần là 29,14%.
3. Hoạt động kinh doanh của công ty:
3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý công ty:
Trang 18
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
3.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty:
- Chế biến thực phẩm, sản xuất sữa đậu nành, nước ép trái cây và nước giải khát các

loại.
- Mua bán hàng tư liệu sản xuất (vỏ chai, hương liệu…) và các loại nước khát.
- Sản xuất, kinh doanh, chế biến lượng thực.
- Đại lý mua bán hàng hoá.
- Sản xuất rượu nhẹ có ga (Soda hương ).
- Cho thuê nhà và kho bãi.
- Kinh doanh nhà hàng ăn uống.
3.3. Các sản phẩm chính:
Mặt hàng nước giải khát có gas và nước giải khát không có gas đựng trong bao bì
chai thuỷ tinh hoàn lại, chai PET, lon, hộp giấy và bịch giấy Tetra Park, bình inox như sữa
đậu nành, trà bí đao, nước yến ngân nhĩ, nước nha đam; nước ép trái cây TriO; sữa đậu
nành bổ sung canxi Somilk; sữa tiệt trùng Trimilk; nước tinh khiết Watamin; nước tăng lực
X2; sữa tươi tiệt trùng cho trẻ em Nata; nước ép dinh dưỡng JENO...
Trang 19
Tổng
Giám đốc
Phó Tổng
Giám đốc
Trợ lý
Giám đốc
Bộ phận
Marketing
Bộ phận
Bán hàng
Bộ phận
Tài chính
– Kế toán
Bộ phận
HCNS
Bộ phận

Cung ứng
Bộ phận
Kế hoạch
Trung tâm
nghiên cứu
và phát triển
sản phẩm
Bộ phận
điều phối
Bộ phận
bán hàng
phía Bắc
Bộ phận
bán hàng
phía Nam
Bộ phận
Tài chính
Bộ phận
Kế toán
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
Chiến lược phát triển sản phẩm theo hai hướng: đẩy mạnh phát triển sản phẩm nước
giải khát không gas như sữa đậu nành, trà cúc, trà đào, trà chanh, sữa đậu nành cacao;
đồng thời duy trì tốc độ phát triển sản phẩm nước giải khát truyền thống có gas.
3.4. Thị trường:
Thị trường chủ yếu : thị trường nội địa tập trung tại TP. HCM và Đồng Bằng Đông
Nam Bộ.
Sản phẩm của công ty được phân phối thông qua hệ thống các đại lý cấp 1, cấp 2,
các nhà buôn bán lẻ, phân phối trực tiếp cho các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học,
siêu thị, bệnh viên, các điểm vui chơi giải trí lớn của TP. HCM.
Ngoài ra Công ty còn xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang Hoa Kỳ, Ấn Độ,

Campuchia và xuất khẩu gián tiếp sang Hà Lan, Đài Loan.
4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua:
4.1. Những tác động của ngành:
Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ nước giải khát không cồn có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất thế giới do đó dự báo được đến năm 2012, tổng lượng đồ uống bán
lẻ ở Việt Nam sẽ tăng gần 50% so với năm 2007.
Trong những năm gần đây có sự cạnh tranh sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong
nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chiếm lĩnh thị trường nước giải khát
hiện nay vẫn là hai đại gia Coca-Cola và Pepsi Cola (chiếm hơn 60% thị phần cả nước),
còn lại thị trường của các đơn vị sản xuất trong nước như Tân Hiệp Phát, Tribeco,
Bidrico… Do áp lực cạnh tranh trên thị trường, khiến các doanh nghiệp không ngừng tung
ra các sản phẩm mới và thay đổi chiến lược sản xuất; trong đó có việc giảm tỷ trọng sản
xuất nước giải khát có gas.
Thị trường xuất khẩu nước giải khát, đặc biệt là các loại nước ép hoa quả, nước
uống bổ dưỡng đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm trở lại đây. Giá trị xuất khẩu
nước uống bổ dưỡng chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu nước giải khát. Ngành nước
giải khát đã chiếm được một thị phần lớn tại các thị trường cao cấp như: Hà Lan, Nhật
Bản, Hoa Kỳ, Anh, Canada, Singapre, Trung Quốc. Các doanh nghiệp nước giải khát có
nhiều sản phẩm xuất khẩu phải kể đến như: Công ty CP thực phẩm Đồng Giao, Công ty
Yến sào Khánh Hòa, Công ty CP Nước giải khát Tribeco…
Một số công ty cùng ngành là:
- Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc Tế (IFS)
- Công ty Cổ phần Nước Giải khát Chương Dương (SCD)
- Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa (THB)
- Công ty cổ phần Nước giải khát Sài Gòn-TRIBECO (TRI)
- Công ty cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (VDL)
- Công ty Cổ phần Thăng Long (VTL)
Trang 20
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
4.2. Phân tích SWOT của công ty:

 Điểm mạnh:
Thị phần của công ty ngày càng được củng cố và phát triển. Xét về thị phần nước
ngọt có ga thì công ty chiếm khoảng 15%, còn đối với nước không có ga như: sữa đậu
nành, trà… thì hiện nay chiếm khoảng 20%.
Trong suốt quá trình kể từ ngày thành lập đến nay, uy tín của Công ty Tribeco
không ngừng lớn mạnh trên thị trường với nhiều thành tựu được ghi nhận qua các giải
thưởng. Đối với thị trường trong nước, các sản phẩm của Công ty mang thương hiệu
Tribeco đã được người tiêu dùng mọi miền đất nước tín nhiệm, bình chọn hàng Việt Nam
chất lượng cao nhiều năm liền.
Công ty đã xây dựng một hệ thống phân phối hàng hoá rất đa dạng rộng khắp cả
nước, thông qua các nhà đại lý cấp 1, các đại lý cấp 2, các nhà buôn bán lẻ, phân phối trực
tiếp cho các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học, siêu thị bệnh viện, các điểm vui chơi
giải trí lớn của thành phố (Đầm sen, Sài gòn Water park, Suối Tiên…) nên đã chiếm lĩnh
thị trường to lớn ở TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ.
Tribeco liên tục đầu tư thiết bị công nghệ như: sản phẩm sữa đậu nành bịch và hộp
giấy được sản xuất bằng thiết bị Tetra Pak của Thụy Điển và xử lý tiệt trùng theo công
nghệ UHT-công nghệ tiên tiến nhất hiện nay; dây chuyền sản xuất sữa đậu nành chai do
Mỹ sản xuất; dây chuyền sản xuất nước ngọt đóng lon 330 ml là thiết bị nhập từ Mỹ tự
động hóa 100%...
 Điểm yếu:
Sự cạnh tranh gay gắt bởi các doanh nghiệp cùng ngành đặc biệt là các Công ty
nước giải khát tầm cỡ quốc tế mang nhãn hiệu Pepsi và Coca Cola đã làm cho thị phần của
Tribeco bị thu hẹp.
Quy mô vốn hiện nay của Công ty tương đối nhỏ nên mạng lưới tiếp thị, quảng cáo,
khuyến mãi của Công ty chưa đủ mạnh, hệ thống phân phối vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của
người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây doanh thu và lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm và
công ty vẫn còn duy trì đòn
bẩy tài chính khá cao nên gặp nhiều tiềm ẩn rủi ro.
 Cơ hội:

Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số trên 85 triệu. Do vậy, đây là một
thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng và triển vọng cho lĩnh vực bán lẻ nói chung và ngành
thực phẩm, nước uống giải khát nói riêng.
Các sản phẩm của Tribeco liên tục được đa dạng hoá và chủ yếu phục vụ cho đối
tượng khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Đây là phân khúc thị trường rất lớn vì
phần lớn dân số Việt Nam thuộc nhóm thu nhập này.
Trang 21
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
Tribeco có các sản phẩm mới được ra đời và được người tiêu dùng chấp nhận như
sữa đậu nành, sữa đậu nành ca cao và nhiều loại nước giải khát có ga như xá xị, soda, Cola.
Với công suất 18.000 chai/giờ, chiếm hơn 50% sản lượng công ty, sữa đậu nành chai của
Tribeco vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong quy hoạch được Bộ Công Thương phê duyệt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá
trị sản xuất toàn ngành rượu - bia - nước giải khát Việt Nam giai đoạn 2006-2010 đạt
12%/năm, giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm và giai đoạn 2016-2025 đạt 8%/năm. Đến
năm 2010 sản lượng sản xuất đạt, 2 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu từ 70-80
triệu USD. Đến năm 2015, sản lượng sản xuất đạt 4 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất
khẩu từ 140-150 triệu USD. Đến năm 2025, sản lượng sản xuất đạt 11 tỷ lít nước giải khát.
 Thách thức:
Do công ty sử dụng nước ngầm 200m để pha chế nước có hương vị đậm đà riêng
nên rất dễ gặp rủi ro khi nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. Ngoài ra giá nguyên liệu đường,
một trong những nguyên liệu chính trong sản xuất có diễn biến giá bất thường phụ thuộc
nhiều vào thời tiết, biến đổi theo mùa nên rủi ro về tăng giá nguyên liệu đặc biệt là đường
có thể ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công ty.
Hàng năm Công ty phải nhập khẩu trung bình khoảng 10% nguyên vật liệu đầu vào
phục vụ cho quá trình sản xuất. Do đó những biến động trong tỷ giá giữa đồng Việt Nam
với các ngoại tệ mạnh (đặc biệt là đồng USD và DEM) sẽ tác động làm thay đổi hiệu quả
hoạt động của công ty.
Hiện nay Tribeco còn có kế hoạch mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản sẽ
giúp công ty tận dụng nhiều cơ hội thị trường hơn nhưng bên cạnh đó công ty cũng sẽ phải

đối mặt nhiều rủi ro thị trường hơn, nhất là thị trường bất động sản Việt Nam vẫn thiếu
tính ổn định và buộc Tribeco phải phân phối nguồn lực.
4.3. Tình hình doanh thu và lợi nhuận từ năm 2006 đến năm 2008:
Chỉ tiêu 2008 2007 2006
Doanh thu thuần 580,595 384,640 293,779
Lợi nhuận ròng (144,988) 15,230 5,708
Doanh thu thuần của Tribeco năm 2006 thấp do giá giá nguyên vật liệu tại thời
điểm đó tăng rất cao, đặc biệt giá đường tăng 100% nên công ty cần phải điều chỉnh giá
bán cao hơn và trong thời gian này công ty đang điều chỉnh lại hệ thống phân phân phối
bán hàng, các cửa hàng phân phối chỉ được bán sản phẩm của công ty nên số lượng cửa
hàng bị giảm, chính vì vậy sản lượng tiêu thụ của công ty đã giảm đáng kể.
Năm 2007, doanh thu thuần đạt 385 tỷ đồng, tăng đến 31% so với năm 2006 do
trong năm 2006 công ty đầu tư thiết bị, dây chuyền sản xuất mới giúp công ty sản xuất
những sản phẩm mới có lợi nhuận cao. Doanh thu năm 2007 tăng cũng nhờ một phần đóng
Trang 22
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
góp của việc mua bán chứng khoán. Riêng lợi nhuận sau thuế trong năm 2007 đạt 15,3 tỷ
đồng, tăng đến 76% so với năm 2006, cải thiện đáng kể tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh
thu thuần từ 3% năm 2006 lên gần 4% năm 2007.
Tới năm 2008 doanh thu của công ty tiếp tục tăng gần 51% so với năm 2007. Doanh
thu tăng nhanh như vậy do tháng 3/2008 nhà máy sản xuất nước trà xanh, bí đao, nước ép
trái cây tại nhà máy Bình Dương và nhà máy Tribeco miền Bắc chính thức được đưa vào
hoạt động giúp cho sản lượng của công ty tăng đáng kể. Về lợi nhuận thì mặc dù 3 quý đầu
năm 2008, Tribeco 500 triệu đồng nhưng đến QIV/2008 lỗ tới gần 145 tỷ đồng. Nguyên
nhân chính dẫn đến khoản lỗ này là do chi phí tài chính trong năm 2008 cao hơn năm
2007 và nhiều chi phí với thời hạn phân bổ dài (như quảng cáo, tiếp thị) thì Tribeco chỉ
phân bổ một lần trong quý IV/2008.

Trang 23
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO

CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN TRIBECO
1. Phân tích dòng tiền của công ty qua các năm:
1.1. Phân tích dòng tiền thu:
Chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005
Dòng tiền thu từ HĐ SXKD
895,133 389,578 303,003 326,632
Dòng tiền thu từ HĐ Đầu tư
4,961 42,733 1,120 300,000
Dòng tiền thu từ HĐ Tài trợ
432,685 632,112 182,770 57,667
Tổng dòng tiền thu từ các HĐ
1,332,779 1,064,423 486,893 384,599
Chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005
Dòng tiền thu từ HĐ SXKD
67.16 % 36.60 % 62.23 % 84.93 %
Dòng tiền thu từ HĐ Đầu tư
0.37 % 4.01% 0.11 % 0.08 %
Dòng tiền thu từ HĐ Tài trợ
32.46 % 59.39 % 37.54 % 14.99 %
Tổng dòng tiền thu từ các HĐ
100 % 100 % 100 % 100 %
Dòng tiền thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tribeco qua các năm 2005,
2006, 2007, 2008 đều tăng đặc biệt là năm 2008 doanh thu tăng 130% so với năm 2007. Sự
gia tăng trong doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 là do sự gia tăng
trong sản lượng. Sản lượng năm 2008 đạt hơn 10,000 triệu thùng/két tăng gấp đôi so với
sản lượng năm 2007 đạt 5,940 triệu thùng/két. Giá sản phẩm qua các năm giữ ở mức ổn
định để đảm bảo tính cạnh tranh với các công ty khác trong ngành. Dòng tiền thu từ hoạt
động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng khá lớn khoảng 67% tổng dòng tiền thu từ các
hoạt động của công ty còn các dòng tiền thu từ các hoạt động khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ

điều này chứng tỏ doanh thu của công ty chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hàng năm công ty vẫn thu được một khoản tiền từ hoạt động đầu tư, chủ yếu là
khoản tiền được chia cổ tức và tiền lãi cho vay nhưng khoản tiền này không ổn định qua
các năm. Năm 2007 dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư tăng cao do công ty tiến hành bán và
thanh lý các tài sản cố định như nhà cửa, mày móc, thiết bị văn phòng, dây chuyền sản
xuất.
Dòng tiền thu từ hoạt động tài trợ của công ty khá ổn định trong đó chủ yếu là
khoản vay ngắn hạn của công ty. Chủ nợ cho vay chủ yếu của công ty là công ty Kinh Đô
– đây cũng chính là cổ đông chiến lược của công ty nên luôn sẵn sàng cung cấp tín dụng
cho công ty hàng năm giúp cho công ty có tính thanh khoản cao. Ngoài ra do Tribeco là
Trang 24
Công Ty Cồ Phần Nước Giải Khát Sài Gòn–TRIBECO
công ty nước giải khát có thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam từ lâu, vì vậy xếp hạng tín
dụng của công ty khá cao nên công ty luôn nhận được những khoản vay ngắn hạn từ các
ngân hàng lớn như Vietcombank hay ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV.
1.2. Phân tích dòng tiền chi :
Chỉ tiêu
2008 2007 2006 2005
Dòng tiền chi từ HĐ SXKD
893,398 597,147 360,160 353,500
Dòng tiền chi từ HĐ Đầu tư
126,440 165,448 10,635 2,241
Dòng tiền chi từ HĐ Tài trợ
367,650 247,225 113,916 34,949
Tổng dòng tiền chi từ các HĐ
1,387,488 1,009,820 484,711 390,690
Chỉ tiêu 2008 2007 2006 2005
Dòng tiền chi từ HĐ SXKD
64.39 % 59.13 % 59.13 % 90.48 %
Dòng tiền chi từ HĐ Đầu tư

9.11 % 16.38 % 2.19 % 0.57 %
Dòng tiền chi từ HĐ Tài trợ
26.50 % 24.48% 23.50 % 8.95 %
Tổng dòng tiền chi từ các HĐ 100 % 100 % 100 % 100 %
Dòng tiền chi cho hoạt động sản suất kinh doanh của công ty không ngừng gia tăng
qua các năm và tăng với tốc độ chóng mặt trên 50%. Trong giai đoạn này chi phí hoạt
động sản suất kinh doanh gia tăng chủ yếu do chi phí nguyên vật liệu đầu vào gia tăng
đáng kể đặc biệt là giá đường. Ngoài ra chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
cũng góp phần lớn trong việc làm cho tổng chi tiêu của doanh nghiệp gia tăng. Dòng tiền
chi từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm trên 60% tổng chi phí của công ty – đây là
một con số khá lớn nó sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận hoạt động kinh doanh của
công ty.
Giai đoạn 2005, 2006, 2007, 2008 Tribeco có những hoạt đông đầu tư rất lớn. Chỉ
trong vòng 3 năm công ty đã đầu tư xây dựng hai nhà máy sản suất đó là công ty nước giải
khát Tribeco Miền Bắc và Tribeco Bình Dương. Tổng số vốn đầu tư cho hai dự án này là
160 tỷ đồng. Chính vì vậy mà dòng tiền chi cho hoạt động đầu tư của công ty cao.
Về đầu tư tài chính, năm 2007 Tribeco đã tham gia đợt IPO Sabeco với giá mua
70.000 đồng/cổ phiếu và hiện giá giao dịch chỉ còn 29.000 đồng/cổ phiếu. Công ty cũng
đầu tư 122.000 cổ phiếu Kinh Đô ở mức giá bình quân 124.754 đồng/cổ phiếu (ngày
10/02/2009 giá cổ phiếu Kinh Đô trên sàn là 22.000 đồng/cổ phiếu, giảm 82% so với giá
đầu tư của Tribeco). Cuối năm 2008 do phải trích dự phòng giảm giá chứng khoán, chi phí
tài chính quý 4 lên tới 28,8 tỷ đồng, trong khi cả ba quý đầu năm chỉ có 23,2 tỷ đồng. Do
mặt bằng lãi suất cả năm tăng cao, và với lượng vốn vay lớn (đến 31/12/2008 vay ngắn hạn
của công ty là 338 tỷ đồng, vay dài hạn 80 tỷ đồng, trong khi tiền mặt chỉ còn 11,5 tỷ
đồng), điều hiển nhiên là trả lãi vay của công ty tăng đáng kể so với năm 2007 (tăng 2,5
lần). Đây là điều khó tránh khỏi đối với hầu hết các doanh nghiệp năm qua.
Trang 25

×