Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lí thu thuế xuất nhập khẩu hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.5 KB, 64 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong giao đoạn hiện nay ở nước ta thu thuế xuất nhập khẩu đã và
đang là một nguồn thu quan trọng và tập trung của ngân sách nhà nước,
là phương tiện vật chất để nhà nước hoạt động và thực hiện chức năng
quản lý của mình. Trong nhưng năm qua chính sách và cơ chế quản lí
thu thuế xuất nhập khẩu đã cũng có những thay đổi lớn và đạt được
những kết quả quan trong cả về yêu cầu thu ngân sách và quản lí điều
tiết vĩ mô trong quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần ổn định kinh tế- xã
hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển sang một thờ kì phát triển
mới, thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập.
Đứng trước những yêu cầu mời của thời kì hội nhập kinh tế quốc tế
đòi hỏi công tác quản lí thuế xuất nhập khẩu ở nước ta nói chung và
công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu trong ngành Hải quan nói riêng
cần có những thay đổi căn bản cả về chính sách và cơ chế quản lí.
Nhưng trong thời gian vừa qua công tác quản lí thuế xuất nhập khẩu đã
bộc lộ nhiều khuyết điểm và những bất cập gây tổn thất lớn cho ngân
sách nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý thu thuế xuất
nhập khẩu cũng như đòi hỏi bức xúc của thực tế do vậy qua đề tài
“Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lí thu thuế xuất nhập khẩu
hiện nay” chúng em có cơ hội để tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về vấn
đề này. Chúng em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC THUẾ
XUẤT NHẬP KHẨU.
1. THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
1.1.Khái niệm về thuế xuất nhập khẩu
1.1.1. Sự ra đời của thuế xuất nhập khẩu.
Thuế XNK có tên gọi chung mà các nước thường dùng là thuế quan.


Thuế quan là một biện pháp tài chính mà các nước dùng để can thiệp
vào quá trình hoạt động ngoại thương, buôn bán, trao đổi hàng hóa dịch
vụ giữa các quốc gia.
Thuế quan ra đời vào thời kì cổ đại, tồn tại và phát triển cho đến
ngày nay. Tùy theo tình hình kinh tế, chính trị của thế giới và mỗi nước,
ở từng giai đoạn khác nhau , thái độ sử dụng thuế quan ở mỗi nước có
những đặc điểm khác nhau.
Ở Việt Nam, thuế quan có tên gọi là thuế xuất nhập khẩu. Đây là một
loại thuế đánh vào các hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất
khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Thuế XNK được nhà nước ta
ban hành năm 1951. Luật thuế XNK hàng mậu dịch được Quốc hội ban
hành ngày 29-12-1987 nhằm điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế phát sinh
từ hoạt động XNK hàng mậu dịch. Luật thuế XNK qua nhiều lần sửa
đổi, bổ sung thì hiện nay sử dụng Luật thuế được Quốc hội ban hành
ngày 14/6/2005. Theo đó, Nhà nước thu thuế XNK không phân biệt tính
chất hàng hóa là XNK mậu dịch hay phi mậu dịch.
1.1.2. Khái niệm thuế XNK.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu, một yếu tố cấu
thành trong giá cả hàng hóa, do các tổ chức, cá nhân xuất nhập khểu
hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi
đóng góp cho nhà nước theo luật định.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong hệ thống
chính sách kinh tế tài chính, thương mại vĩ mô tồng hợp, gắn liền với cơ
chế quản lý xuất nhập khẩu và chính sách đối ngoại của một quốc gia.
1.1.3. Đặc điểm của thuế xuất nhập khẩu.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế quan trọng với những đặc
điểm riêng phân biệt với các loại thuế khác:
Thứ nhất, thuế XNK là loại thuế gián thu. Nhà nước sử dụng để điều
chỉnh hoạt động ngoại thương thông qua việc tác động vào cơ cấu giá cả
của hàng hóa. Việc tăng giảm thuế suất XNK sẽ tác động trực tiếp tới

giá cả hàng hóa XNK, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu và sự lựa chọn của
người tiêu dùng buộc nhà sản xuất và nhập khẩu hàng hóa phải điều
chỉnh sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp.
Thứ hai, thuế XNK là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương.
Thuế XNK là công cụ quan trọng của nhà nước nhằm kiểm soát hoạt
động ngoại thương thông qua kiểm soát giá cả và chủng loại hàng hóa
XNK.
Thứ ba, thuế XNK chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế
như: sự biến động kinh tế thế giới, xu hướng thương mại quốc tế…Sự
biến động kinh tế thế gioi, xu hướng thương mại quốc tế trong từng thời
kì sẽ tác động trực tiếp tới hàng hóa XNK của các quốc gia. Để đạt được
những mục tiêu đặt ra đòi hỏi chính sách thuế XNK phải có tính linh
hoạt cao, có những biến đổi phù hợp theo tình hình kinh tế thế giới và
đảm bảo phù hợp với những cam kết quốc tế.
1.2. Tác dụng của thuế XNK.
Thuế XNK được ban hành và sửa đổi bổ sung khá nhiều lần nhằm
phù hợp với đường lối chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước ta
trong thời kỳ đổi mới. Là hàng rào thuế quan bảo hộ hàng trong nước
nhằm hạn chế xuất khẩu những mặt hàng thiết yếu và những loại vật tư,
nguyên liệu quý hiếm, mặt khác cũng tạo điều kiện để hàng trong nước
xuất khẩu ra nước ngoài.
Thuế nhập khẩu đánh vào giá trị ngoại hàng nhập khẩu vào trong
nước nhằm bảo hộ sự xâm nhập của hàng ngoại vào thị trường trong
nước, từ đó thúc đẩy sự phát triển của sản xuất hàng hoá nội địa. Thuế
xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu Ngân sách Nhà
nước.
Thuế xuất nhập khẩu thể hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta, góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao hiệu quả
hoạt động xuất nhập khẩu, phát triển và bảo vệ sản xuất, hướng dẫn tiêu
dùng, khuyến khích đầu tư sản xuất hàng hoá trong nước, cung cấp hàng

hoá cho thị trường nội địa và cho xuất khẩu.
1.3. Nội dung áp dụng, phạm vi.
Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội ban hành
ngày 14/6/2005 quy định như sau:
1.3.1. Đối tượng chịu thuế:
Theo Điều 2: trừ hàng hoá quy định tại Điều 3 của Luật này, hàng
hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu:
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan
và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
1.3.2. Đối tượng không chịu thuế
Theo Điều 3:Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng
không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
1. Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu,
biên giới Việt Nam, hàng hoá chuyển khẩu theo quy định của Chính
phủ.
2. Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại
3. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa
nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong
khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi
thuế quan khác.
4. Hàng hoá là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi
xuất khẩu.
1.3.4. Đối tượng nộp thuế:
Tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối
tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật này là đối tượng nộp thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. QUẢN LÍ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC XUẤT
NHẬP KHẨU

2.1. Khái niệm về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế XNK.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có
thể được hiểu như sau:
Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế XNK là việc
nhà nước tác động có tổ chức và bằng pháp quyền đối với các quá trình
KTXH và hành vi của con người nhằm thực hiện các mục tiêu chung
thông qua công cụ thuế quan.
Theo nghĩa hẹp, quản lí nhà nước trong lĩnh vực XNK là việc cơ quan
Hải quan sử dụng quyền lực nhà nước để tổ chức thực hiện các quy định
về thuế XNK đối với hàng hóa XNK.
2.2. Sự cần thiết phải quản lý thu thuế XNK.
Hiện nay, hoạt động XNK đã thực sự đóng một vai trò lớn đối với
mỗi quốc gia. Số thuế XNK ngày một tăng với kim ngạch XK không
ngừng tăng lên, số thu về thuế XNK chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn thu NSNN. Thực tế đòi hỏi phỉa tăng cường quản lý chặt chẽ hơn
nữa đối với công tác thu thuế XNK nhằm đảm bảo đủ nguồn thu đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của đất nước.Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện
nay thì hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu. Hội nhập kinh tế quốc tế
được thực hiện thông qua việc chính phủ kí kết các hiệp định thương
mại song phương và đa phương tham gia vào các liên kết quốc tế và các
tổ chức kinh tế quốc tế. Do đó, xuất nhập khẩu thuận lợi hơn. Vì vậy,
việc quản lý thuế XNK trong điều kiện hội nhập là rất cần thiết, góp
phần đảm bảo các cam kết được thực hiện, quản lý chặt chẽ hoạt động
ngoại thương đôi với các quốc gia khác.
Công tác quản lý thuế nói chung và thuế XNK nói riêng luôn là vấn
đề nóng bỏng và phức tạp ở các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam. Để phù hợp với xu thế hội nhập, Việt Nam đã có những cố gắng
trong việc xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp luật liên quan đến kinh
doanh XNK. Tuy nhiên, do mặt trái của nền kinh tế thị trường thể hiện
rõ nét thông qua việc các cá nhân, tổ chức luôn chạy theo lợi nhuận và

để thực hiện mục tiêu đó họ sẵn sàng làm mọi cách để trốn thuế. Vì vậy,
công tác quản lý thu, chống thất thoát thuế XNK luôn được đặt ra như là
một tất yếu khách quan.
Hiện nay, tình trạng thất thu thuế XNK thể hiện rõ nét qua ba hình
thức: buôn lậu, gian lận thương mại, nợ đọng thuế kéo dài. Tình trạng
nợ thuế xuất nhập khẩu hiện nay cũng là một vấn đề nan giải và rất bức
xúc. Các chủ hàng thường lợi dụng những sơ hở trong luật thuế để kê
khai lách thuê, gây thất thu cho NSNN.
Chính vì những lý do trên, sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực
thuế XNK là đặc biệt quan trọng.
2.3.Nội dung cơ bản về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế XNK.
Quản lý thuế nói chung và quản lý thuế XNK nói riêng có vai trò hết
sức to lớn đối với mỗi quốc gia. Với vai trò to lớn như vậy, việc không
ngứng hoàn thiện công tác quản lý thu thuế XNK là tất yếu khách quan
đối với mỗi quốc gia. Công tác quản lý thu thuế XNK trong nền kinh tế
quốc dân nhằm đạt được các mục tiêu:
• Tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu thuế XNK cho NSNN.
• Phát huy tốt vai trò của thuế trong nền kinh tế, đặc biệt là trong hoạt
động ngoại thương.
• Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của thuế cho các ttoor chức
kinh tế và cá nhân kinh doanh XNK.
Khi đề cập đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu, chúng ta cần phải quan tâm đến chủ thể quản lý, đối tượng
quản lý, nội dung quản lý.
2.3.1. Chủ thể quản lý.
Cơ quan quản lý thuế ở Việt Nma bao gồm: Cơ quan thuế ( Tổng cục
thuế, Cục thuế, Chi cục thuế) và cơ quan Hải quan (Tổng cục Hải quan,
Cục Hải quan, Chi cục Hải quan và tương đương). Bộ máy quản lý thuế
ở Việt Nam phân định chức năng cho cơ quan thuế quản lý thuế nội địa,
cơ quan Hải quan quản lí đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong phạm

vi nghiên cứu đề tài, luận văn chỉ đề cập đến cơ quan Hải quan là chủ
thể trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu với nhiệm vụ được quy định tại Điều 11 Luật
Hải quan.
2.3.2 .Đối tượng chịu sự quản lý thuế XNK :
Đối tượng chịu sự quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là các tổ
chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2.3.3. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế XNK:
Hiện hành, Việt Nam đang áp dụng mô hình quản lý thuế theo chức
năng và cơ quan quản lý thuế trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ
trưởng Bộ Tài chính. Cùng với việc xây dựng mô hình thì xây dựng cơ
chế quản lý nhà nước đối với thuế XNK cũng là một nội dung quan
trọng trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhâp
khẩu. Năm 2006, Luật Quản lý thuế số 78 được ban hành với quy định
về việc áp dụng quản lý thuế theo cơ chế người nộp thuế tự kê khai, tự
nộp thuế. Đây được coi là bước ngoặt quan trọng trong lộ trình cải cách
thuế ở nước ta nhằm hướng đến một nền quản lý thuế tiên tiến, phù hợp
với thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, khi nói đến quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu chúng ta phải nói đến nội dung tổ chức triển khai thực hiện
các quy định của pháp luật liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu. Nội dung cơ bản của việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp
luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm các công việc:
Một là, lựa chọn và ban hành luật thuế.
Hai là, quản lý thu nộp Ngân sách Nhà nước.
Ba là, quản lý miễn, giảm và hoàn thuế XNK.
Bốn là, kiểm tra, thanh tra thuế xuất, thuế nhập khẩu.
Năm là, xử lý vi phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Sáu là, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu .
2.3.3.1. Lựa chọn và banh hành luật thuế.

 Căn cứ cho việc lựa chọn và ban hành luật thuế.
Nội dung của luật thuế XNK phải dựa trên các căn cứ như tình hình
kinh tế quốc gia, cơ cấu kinh tế, chủ trương, chính sách về quản lý kinh
tế của Nhà nước…Ngoài ra còn phải xem xét đến các vấn đề kinh tế thế
giới và khu vực.
Yêu cầu cơ bản của luật thuế.
Cũng giống như bất cứ hệ thống thuế nào, việc xây dựng hệ
thống thuế XNK cũng đòi hỏi đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất là tiêu chuẩn công bằng. Đây là một trong những tiêu
chuẩn đánh giá hệ thống thuế có tiến bộ hay không. Công bằng được
hiểu là sự đối xử về thuế như nhau. Những người có cùng điều kiện như
nhau phải được đối xử như nhau trên lĩnh vực thuế, tức là phải nộp thuế
giống nhau.
Thứ hai là tiêu chuẩn thuận tiện. Tiêu chuẩn này thông qua các tiêu
chí: dễ quản lý đối tượng nộp thuế, dễ thu, dễ kiểm tra, nội dung luật dễ
hiểu, dễ thực hiện.
Thứ ba là tiêu chuẩn hiệu quả. Hiệu quả đối với nền kinh tế: giảm
thiểu những tác động tiêu cực của thuế trong phân bổ nguồn lực vốn đã
đạt được hiệu quả dưới tác động của lực lượng thị trường và hiệu quả tổ
chưc thu thuế là lơn nhất: tổng số thuế thu được nhiều nhất với chi phí
tổ chức thu thuế thấp nhất.
2.3.3.2. Hoạt động quản lý thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu cho NSNN.
• Quản lý khai thuế
Với cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu
trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, người
nộp thuế đóng vai trò chủ động trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
cũng như nâng cao tính tự giác, tuân thủ chấp hành pháp luật.
• Quản lý thu, nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Tương ứng với từng loại hình hàng hóa, thời hạn nộp thuế đối với

mỗi loại hàng hóa mà có cách thức quản lý thu nộp thuế XNK riêng.
Điều 42 Luật Quản lý thuế năm 2006 bổ sung sửa đổi quy định về thời
hạn nộp thuế tại Điều 15 Luật Thuế XNK năm 2005.
• Quản lý nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Trong những năm qua, vấn đề nợ đọng thuế luôn thu hút sự quan tâm
của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành. Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Chỉ thị số 15/2004/CT-TTg ngày 15/4/2005 về các biện pháp
quản lý nợ đọng thuế và chống thất thu Ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 77/2008/TT-BTC ngày
15/9/2008 hướng dẫn thi hành một số biện pháp xử lý nợ đọng thuế.
Tổng cục Hải quan đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các Cục Hải
quan tỉnh, thành phố triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý
nợ đọng thuế.
• Phương thức thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Điều 44 Luật Quản lý thuế số 78 năm 2006 quy định địa điểm và hình
thức nộp thuế, theo đó người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế vào ngân
sách nhà nước: Tại Kho bạc Nhà nước; tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp
nhận hồ sơ khai thuế; thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế uỷ
nhiệm thu thuế; thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác
và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2.3.3.3.Quản lý miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu
Các quy định về miễn, giảm, hoàn thuế XNK được quy định chủ yếu
tại các văn bản sau: Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của
Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu thay thế Nghị định số 149/2005/NĐ-
CP; ngày 06/12/2010, Thông tư số 194/TT-BTC ngày 06/12/2010 của
Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải
quan; thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK thay thế Thông
tư số 79/2009/TT-BTC.

2.3.3.4.Kiểm tra, thanh tra thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Kiểm tra, thanh tra thuế XNK là một trong những yếu tố cấu thành
của hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thuế XNK. Bên cạnh
việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai, tự nộp thuế của người nộp thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu, cơ quan Hải quan thực hiện các biện pháp
giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa
đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
• Đối tượng của thanh tra thuế: là các tổ chức kinh tế và cá nhân hoạt
động XNK và chính bản thân các đơn vị thuộc ngành thuế.
• Yêu cầu:
+Phải đảm bảo tính khách quan , trung thực.
+Phải dựa trên cơ sở văn bản pháp lí của nhà nước,lấy đó làm chuẩn
mực.
+Phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng trong các kết luận.
2.3.3.5. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu.
Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế XNK là tội phạm sẽ bị áp
dụng chế tài hình sự. Các hành vi vi phạm không phải là tội phạm bị xử
lý hành chính. Đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình
sự khác như dấu hiệu của tội trốn thuế, cơ quan Hải quan gửi hồ sơ đề
nghị cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền xem xét khởi tố,
điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan Hải quan
có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (bao
gồm cả thuế XNK).
2.3.3.6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu.
Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan Hải
quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết
định của cơ quan quan hải quan, hành vi hành chính của công chức hải

quan khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái với pháp
luật, xâm phạm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của mình. Mọi công dân có
quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế,
công chức quản lý thuế hoặc tổ chức cá nhân khác.
2.4. Vai trò của quản lý nhà nước đối với thuế XNK.
Trong thời kỳ bao cấp, hoạt động XNK của nước ta còn mang tính
giản đơn. Những mặt hàng XNK chủ yếu là nông lâm sản, được xuất
sang các nước XHCN để trả nợ hoặc sang các nước XHCN có hiệp định
ưu đãi về thuế quan. Vì vậy, giá xuất khẩu thường thấp, không đủ bù
đắp chi phí thu mua sản xuất. Còn hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng viện
trợ hoặc hàng hóa của các nước XHCN có thuế suất rât thấp. Hoạt động
XNK không mang tính chất ngoại thương, không tuân thủ theo quy luật
cạnh tranh, quy luật giá trị của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, thuế XNK
không phát huy được vai trò của mình, không có khả năng điều tiết hoạt
động XNK. Vì vậy, vai trò quản lý của nhà nước là rất quan trong.
Vai trò của quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
thể hiện ở những khía cạnh sau:
2.4.1. Kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thông qua việc quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cơ quan
nhà nước sẽ quản lý được số lượng, loại hình hàng hóa thực xuất khẩu,
nhập khẩu, từ đó kiểm soát được tất cả hàng hóa xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam và hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
2.4.2. Đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước
Cho đến nay, Việt Nam đã mở rộng quan hệ buôn bán trao đổi với
hơn 100 nước trên thế giới. Các mặt hàng XNK ngày càng đa dạng,
phong phú, tăng cả về số lượng và chất lượng. Kim ngạch xuất nhập
khẩu tăng không ngừng, tương ứng là số thu thuế suất, nhập khẩu cũng
ngày một tăng, đóng góp từ 20-23% tổng thu NSNN về thuế. Chính vì
thế, quản lý nhà nước đối với thuế XNK nhằm đảm bảo nguồn thu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu được đầy đủ, chính xác, kịp thời, thường

xuyên, ổn định cho NSNN.
2.4.3. Bảo hộ sản xuất trong nước
Bảo hộ sản xuất trong nước nhằm hỗ trợ nền sản xuất phát triển, tạo
công ăn việc làm và nguồn thu nội địa. Bảo hộ cũng làm giảm tính cạnh
tranh, lãng phí nguồn lực gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên,
về lâu dài thì đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý để
nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tăng năng lực cạnh tranh
trên thị trường quốc tế mới là yếu tố quyết định. Bảo hộ là bảo vệ và trợ
giúp các thành phần kinh tế trong điều kiện cần thiết, nhà nước dùng các
công cụ điều tiết vĩ mô tạo ra một môi trường thuận lợi cho các doanh
nghiệp phát triển. Một trong những công cụ đó là thuế XNK.
2.4.4. Hạn chế tối đa hành vi vi phạm pháp luật về thuế
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có
vai trò trong việc hạn chế tối đa các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, các
hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, hành vi buôn lậu.
Đồng thời quản lý nhà nước cũng làm tăng cường sự tuân thủ pháp luật
thuế, bởi tính tuân thủ cao cũng là một trong những biểu hiện của hệ
thống thuế phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội.
2.4.5. Thực hiện các chính sách đối ngoại
Một trong những vai trò không kèm phần quan trọng của quản lý nhà
nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là việc thực hiện các
chính sách đối ngoại. Đây là một biện pháp quản lý tiến bộ thay vì sử
dụng những biện pháp phi thuế quan như cấm nhập khẩu.
2.5. Một số cam kết quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà
nước trong lĩnh vực thuế XNK.
2.5.1. Cam kết quốc tế của Tổ chức thương mại thế giới
Một số cam kết quốc tế của WTO tác động đến quản lý thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam là:
 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (Hiệp định GATT);
Hiệp định trị giá GATT (Hiệp định thực hiện Điều VII Hiệp định

chung về thuế quan và thương mại).
 Hiệp định về Quy tắc xuất xứ.
2.5.2. Cam kết quốc tế của Tổ chức Hải quan thế giới
Một số cam kết quốc tế của WCO tác động đến quản lý thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam là:
 Công ước quốc tế về đơn giản và hài hòa thủ tục hải quan (The
International Convention on the simplification and harmonization of
Customs procedures), gọi tắt là Công ước Kyoto.
 Công ước về Hệ thống điều hoà về mô tả và mã hoá hàng hoá (The
international convention on Harmonizaed commodity disciption and
Coding system), gọi tắt là Công ước HS.
2.5.3. Các cam kết quốc tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
 Hiệp định về Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung để xây dựng Khu vực
Mậu dịch tự do ASEAN (CEFT/AFTA) là một trong những cam kết
quốc tế quan trọng của ASEAN.

PHẦN II: TÌM HIỂU VỀ TỔNG CỤC HẢI QUAN
1.KHÁI QUÁT CHUNG VỂ TỔNG CỤC HẢI QUAN
1.1.Vị trí và chức năng
- Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thộc Bộ Tài Chính, thực hiện
chức năng tham mưu, giúp Bộ Trưởng Tài Chính quản lý nhà nước
về Hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về Hải quan.
- Tổng Cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy,
tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà
Nội.
1.2.Nhiệm vụ và quyền hạn
1.2.1.Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định:
- Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh,

dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị
định của chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng chính phủ về
hải quan.
- Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình hành động, đề án, dự án quan trọng về Hải quan.
- Dự toán thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm theo quy định của Luật
Ngân sách Nhà nước.
1.2.2.Trình Bộ trưởng Bộ Tài Chính xem xét, quyết định:
- Dự tảo thông tư và các văn bản khác về Hải quan;
- Kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành Hỉa quan.
1.2.3.Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản
quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục
Hải quan.
1.2.4.Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về Hải quan sau
khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
1.2.5.Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Hải quan.
1.2.6.Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
- Kiểm tra, giám sát, hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh;
- Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện các biện
pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan theo quy
định của Chính phủ;
- Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Kiểm tra sau thông quanđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ

trương, biện pháp quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và
chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
1.2.7.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý theo
thẩm quyền hoạc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của
pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật Hải quan; phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc
sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
1.2.8.Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công
nghệ trong ngành Hải quan.
1.2.9.Hướng dẫn việ thực hiện pháp luật về Hải quan; hỗ trợ đối
tượng nộp thuế hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
1.2.10 Tổ chức thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.
1.2.11.Thực hiện hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân công, phân
cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
1.2.12.Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương
và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật đào
tạo, bồi dưỡng với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý
của Tổng cục Hải quan theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và
quy định của pháp luật.
1.2.13.Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung
chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê
duyệt.
1.2.14.Quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật
1.2.15.Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài
chính giao và theo quy định của pháp luật
1.3.Cơ cấu tổ chức
1.3.1.Cơ quan tổng cục Hải quan ở Trung ương
- Vụ Pháp chế;
- Vụ hợp tác quốc tế;

- Vụ tổ chức cán bộ;
- Vụ tài vụ- quản trị;
- Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh);
- Thanh tra;
- Cục giám sát và quản lý về hải quan;
- Cục thuế xuất nhập khẩu;
- Cục điều tra chống buôn lậu;
- Cục kiểm tra sau thông quan;
- Cục công nghệ thông tin và thống kê Hải quan ;
- Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (có chi
nhánh ở một số khu vực)
- Viện nghiên cứu Hải quan ;
- Trường Hải quan Việt Nam ;
- Báo Hải quan.
1.3.2.Các cơ quan Hải quan ở địa phương:
1.3.2.1.Các cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thuộc Tổng cục Hải quan
- Cục Hải quan thành phố Hà Nội
- Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh
- Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng
- Cục Hải quan thành phố Hải Phòng
- Cục Hải quan thành phố Cần Thơ
- Cục Hải quan tỉnh An Giang
- Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Cục Hải quan tỉnh Bình Định
- Cục Hải quan tỉnh Bình Dương
- Cục Hải quan tỉnh Bình Phước
- Cục Hải quan tỉnh Cà Mau
- Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng
- Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk

- Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai
- Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp
- Cục Hải quan tỉnh Điện Biên
- Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum
- Cục Hải quan tỉnh Hà Giang
- Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh
- Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang
- Cục Hải quan tỉnh Khánh Hoà
- Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn
- Cục Hải quan tỉnh Lào Cai
- Cục Hải quan tỉnh Long An
- Cục Hải quan tỉnh Nghệ An
- Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình
- Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam
- Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh
- Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi
- Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị
- Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh
- Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá
- Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế
1.3.2.2. Các chi cục Hải quan: Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị
tương đương thuộc cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
Việc thành lập, sát nhập, giải thể các chi cục Hải quan, Đội kiểm soát
Hải quan và đơn vị tương đương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan.
1.4. Đặc điểm hoạt động của Tổng cục Hải quan
Hải quan Thế giới (WCO) từ ngày 1/7/1993 và từ đó mở quan hệ với
tổ chức Hải quan thế giới và Hải quan ASEAN. Ghi nhận bước trưởng

thành của Hải quan Việt Nam, Hội đồng Nhà nước đã tặng huân chương
độc lập hạng nhì cho ngành, huân chương các hạng cho một số Hải các
tỉnh Hải quan Việt Nam nhân dịp 45 năm kỷ niệm ngày thành lập Hải
quan.
Từ năm 1990 đến năm 2000 toàn ngành Hải quan tích cực triển khai
thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tập trung đột phá vào khâu cải
cách thủ tục Hải quan tại cửa khẩu, thực hiện tốt các nội dung: Sắp xếp
lại và thành lập thêm các địa điểm thông quan, công khai hóa các văn
bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủ tục Hải quan, phân luồng
hàng hóa, thiết lập đường dây điện thoại nóng, sửa đổi, bổ sung và ban
hành nhiều văn bản, quy chế, quy trình thủ tục Hải quan nhằm thực hiện
các nội dung của đề án cải cách.
Sau khi trở thành thành viên của WCO, Hải quan Việt Nam đã tham
gia công ước KYOTO về đơn giản hóa và hài hào thủ tục hải quan (năm
1997), công ước hài hòa và mô tả về mã hóa hàng hóa (công ước HS)
(năm 1998). Từ năm 2000 đến nay, Hải quan Việt Nam đã và đang tiến
hành các bước tham gia công ước KYOTO sửa đổi
Trong 2 năm 1999-2000 Hải quan Việt Nam đã ký kết và thực hiện 2
dự án với nước ngoài: Dự án VIE-97/059 do UNDP tài trợ về “ tăng
cường năng lực cho Hải quan Việt Nam thực hiện công tác quản lý
XNK và hội nhập quốc tế” và Dự án nghiên cứu khả thi do cơ quan phát
triển và Thương mại Hoa Kỳ(TDA) và công ty UNISYS tài trợ về công
nghệ thông tin tiến tới áp dụng công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử EDI.
Từ năm 1993 đến năm 2001 toàn ngành tập trung xây dựng và hoàn
thiện Dự thảo Luật Hải quan, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đến tháng
5/2001 Dự thảo luật Hải quan làn thứ 18 đã được hoàn chỉnh và trình kỳ
họp thứ 9 Quốc Hội khóa 10 để thông qua thay thế cho pháp lệnh Hải
quan 1990. Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng thưởng Huân
chương Hồ Chí Minh cho ngành Hải quan nhân dịp 50 năm thành lập
Hải quan Việt Nam(10/9/1945- 10/9/1995).

Ngày 29/12/2003, Hải quan Việt Nam bắt đầu thực hiện xác định trị
gia Hải quan theo Hiệp định trị giá GATT của tổ chức thương mại thế
giới (WTO). Cho đến nay, Hải quan Việt Nam đễ triển khai áp dụng
phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT đối với hàng hóa đến
từ 51 quốc gia trên toàn cầu.
2.CỤC THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
Theo quyết định số 1017/QĐ-BTC ngày 11/5/2010 của Bộ Tài chính,
Cục Thuế xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng cục Hải quan có vị trí và
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức như sau:
2.1.Vị trí và chức năng
Cục thuế xuất nhập khẩu là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có
chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực
hiện quản lý nhà nước về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu; trực tiếp tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thuế và thu khác đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi trách nhiệm, quyền
hạn được giao và theo quy định của pháp luật.
Cục thuế xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được
mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của
pháp luật.
2.2.Nhiệm vụ và quyền hạn:
2.2.1.Trình tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng
Bộ Tài chính:
• Văn bản quy phạm pháp luật về xác định giá trị thuế xuất nhập khẩu;
phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu; thuế xuất khẩu, nhập khẩu và quản
lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
• Chiến lược, kế hoạch, dự toán dài hạn,trung hạn, hàng năm về thu thuế
và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các chương trình, đề
án về quản lý thues theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
• Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét về việc sửa đổi, bổ sung
các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế, các cơ chế tài chính

liên quan đến thu ngân sách nhà nước;
• Ý kiến tham gia về dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật rong lĩnh
vực thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phân
công của tổng cục trưởng tổng cục Hải quan.
2.2.2.Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:
• Văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, quy chế nội bộ về quản lý thuế
đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý nợ thuế đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu; thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu tính thuế; phân loại
hàng hóa và áp dụng mức thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;
• Giao nhiệm vụ thu thuế phấn đấu hàng năm cho các Cục Hải quan tỉnh,
liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
• Các biện pháp chỉ đạo, đôn đốc thực hiện dự toán thu ngân sách được
giao hàng năm;
• Văn bản trả lời chính sách chế độ, quy trình, thủ tục về thuế, phân loại
hàng hóa thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
theo quy định của pháp luật;
• Kết quả thẩm định các hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn
nợ và xóa nợ thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trình cấp có
thẩm quyền quyết định.
2.2.3.Tổ chức công tác thu ngân sách, chống gian lận thương mại,
quản lý nợ thuế, cưỡng chế thuế:
• Hướng dẫn giải thích về giá tính thuế, phân loại hàng hóa, áp dụng mức
thuế, chính sách thuế và quản lý thuế, kế toán thuế và thu khác đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật và của Tổng
cục trưởng Tổng cục Hải quan;
• Tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật, các quy chế, quy trình
nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân công quản lý;
• Tổ chức xây dựng, thu thập, cập nhật, khai thác, sử dụng và quản lý cơ
sở dữ liệu về giá tính thuế, phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế
suất, cơ sở dữ liệu về thu ngân sách nhà nước và thu khác đối với hàng

hóa xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
• Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện giao dịch với các tổ chức,
cá nhân trong nước và ngoài nước, tổ chức tiếp nhận tin báo, tố giác;
yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để
phục vụ công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu.
• Kiểm tra cơ quan hải quan các cấp thực hiện công tác thu thuế, quản lý
nợ thuế, xử lý nợ thuế, kế toán thuế, cưỡng chế thuế và thu khác đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của
công tác quản lý thuế.
• Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
• Xét duyệt các báo cáo kế toán thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu của các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
2.2.4.Tổ chức triển khai thực hiện các vấn đề kỹ thuật của Hiệp định
trị giá hải quan(GATT), các cam kết quốc tế về giá trị hải quan; Công
ước hài hòa hóa mô tả và mã hóa hàng hóa(HS) của Tổ chức Hải quan
thế giới; các cam kết quốc tế về phân loại hàng hóa và cắt giảm thuế;
thực hiện hợp tác quốc tế về trị giá hải quan, phân loại hàng hóa theo
phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2.2.5Tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thuế theo quy định của pháp luật.
2.2.6.Đề xuất khen thưởng định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị, cá
nhân ngoài ngành hải quan có thành tích trong công tác thu thuế đối
với hàng hóa xuất nhập khẩu.
2.2.7.Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
trong công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
2.2.8.Thống kê, đánh giá, tổng kết tình hình và kết quả thực hiện các
nhiệm vụ được giao theo chế độ quy định.
2.2.9.Phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan xây dựng
chương trình, nội dung giảng dạy nghiệp vụ về thuế, quản lý thuế trong

ngành hải quan.
2.2.10.Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản được giao theo
quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Tài chính.
2.2.11.Thực hiện các nghiệp vụ khác do Tổng cục trưởng tổng cục
Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.
2.3.Cơ cấu tổ chức:
Cục thuế xuất nhập khẩu có các phòng:
- Phòng Chính sách
- Phòng Trị giá
- Phòng phân loại hàng hóa
- Phòng Dự toán – Tổng hợp
- Phòng quản lý nợ và kế toán thuế.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải
quan quy định.
Biên chế của Cục Thuế xuất nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục
hải quan quyết định trong tổng số biên chế được giao.
3. YÊU CẦU QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
NGÀNH HẢI QUAN HIỆN NAY
3.1.Hội nhập kinh tế và vấn đề hợp tác trong quản lý thu thuế Hải
quan.
Việt Nam được kết nạp vào WTO là sự công nhận của cộng đồng
quốc tế về kết quả công cuộcđổi mới của đất nước ta. Sự kiện này mang
đến những cơ hội to lớn, song cũng đặt ra không ít thách thức cho cả
nền kinh tế, trong đó có ngành Hải quan.
Khi gia nhập WTO áp lực đối với ngành Hải quan về tạo điều kiện tối
đa cho hoạt động thương mại quốc tế và tạo môi trường thuận lợi để thu
hút đầu tư sẽ rất lớn. Để đáp ứng đòi hỏi thuận lợi cho thương mại,
nhưng không buông lỏng vai trò quản lý và đảm bảo an ninh, Hải quan
tăng cường áp dụng các biện pháp nghiệp vụ Hải quan hiện đại, sao cho
vừa đảm bảo khả năng kiểm soát, nhưng lại không cản trở thương mại.

Cơ quan Hải quan sẽ phải triển khai thực hiện hàng loạt các cam kết
có liên quan trong WTO. Cụ thể là: thực hiện xác định trị giá Hải quan
theo Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT); thực hiện
các quy định về phí và lệ phí trong WTO; thực hiện các quy định về tự
do quá cảnh; minh bạch hóa chính sách và quy trình thủ tục; thực hiện
Hiệp định về quy tắc xuất xứ; thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại
biên giới theo Hiệp định về những vấn đề liên quan đến thương mại của
Quyền sỏ hữu trí tuệ (TRIPS). Đồng thời thực hiện các quy định có liên
quan đến việc cấp phép nhập khẩu, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và
đứng tên tờ khai hải quan của doanh nghiệp nước ngoài, mở cửa thị
trường dịch vụ chuyển phát nhanh, vận tải giao hàng hóa xuất nhập khẩu
kể cả dịch vụ thông quan hàng hóa, các quy định chống bàn phá giá.
Việc nước ta gia nhập WTO cũng đặt ra không ít thách thức cho
ngành gải quan.Ngành hải quan phải triển khai áp dụng các yêu cầu
nghiệp vụ mới như áp dụng xác định trị giá theo GATT, thực thi quyền
sở hữu trí tuệ đối với hàng xuất nhập khẩu tại biên giới, phải áp dụng
các biện pháp nghiệp vụ hải quan hiện đại theo chuẩn quốc tế Đây là
những nhiệm vụ hết sức khó khăn trong điều kiện hiện nay.
Mặc dù hệ thống pháp luật về hải quan trong thời gian qua đã được
sửa đổi, bổ sung và cơ bản đáp ứng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế,
nhưng hiện vẫn còn có những bất cập cần được tiếp tục sửa đổi, bổ
sung: đó là sự thiếu đồng bộ về văn bản, cơ chế chính sách ngay trong
ngành hải quan và giữa văn bản quản lý nhà nước về hải quan với các
bộ, các ngành, là sự chưa nhất quán giữa các văn bản thực hiện trong
nước với hệ thống các quy định phải tuân thủ của WTO, Khi vào
WTO, ngành hải quan cần chủ động thực hiện rà soát hệ thống văn bản
pháp luật của mình, đồng thời phối hợp các bộ ngành khác kiến nghị
Chính phủ vag Quốc hội sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật
một cách đồng bộ.
Khi gia nhập WTO, khối lượng công việc nhiều lên, tính chất công

việc cũng phức tạp hơn và công việc diễn ra trong môi trường quản lý
hiện đại và những yêu cầu rất cụ thể, đòi hỏi rất cao về trình độ càn bộ.
Vì vậy, để vượt qua thách thức đó, ngành hải quan phait tập trung cao
độ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng
nghề nghiệp, đạo đức, lối sống, tác phong công tác, phong cách làm việc
cho án bộ, công chức hải quan theo yêu cầu nhiệm vụ mới.
Cơ sở của thủ tục hải quan là Luật Hải quan và các quy định khác của
pháp luật có liên quan. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải
quan( có hiệu lực từ 1-1-2006) đã cơ bản phù hợp với công ước Kyoto
và như vậy cơ bản là phù hợp yêu cầu hội nhập và các quy định của
WTO.

×