Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề thi và hướng dẫn chấm học sinh giỏi các tỉnh lớp 10 tham khảo (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.9 KB, 5 trang )

Câu 1: Quá trình lọc thận nhân tạo được biểu hiện trong sơ đồ có sử
dụng các biểu tượng dưới đây:
Hình nào dưới đây là đúng?
Đáp án: Hình c đúng
a.
b.
c. d.
: Hồng cầu
: Urê

Màng bán thấm
: Muối
: prôtêin
Câu 2. Hãy cho biết 2 con đường tổng hợp ATP trong tế bào động vật.
Đáp án
- Tổng hợp bằng con đường photphorin hoá cơ chất (bản thể). Cụ thể là
nhóm photphat được chuyển từ phân tử chất hữu nào đó (ví dụ như
diphotphoglyxerat) sang ADP.
- Tổng hợp bằng con đường photphorin hoá ôxi hoá. Thông qua quá
trình hô hấp ATP được tổng hợp nhờ hiện tượng hoá thẩm. H
+
được chuỗi
truyền điện tử bơm từ trong chất nền ti thể vào xoang giữa của hai lớp màng
ti thể để rồi H
+
lại được thấm trở lại qua kênh ATP syntaza để tổng hợp nên
ATP từ ADP.
Câu 3. Quá trình cố định một phân tử CO
2
trong quá trình quang hợp
cần tiêu thụ nhiều phân tử ATP hơn quá trình cố định một phân tử N trong


cố định đạm? Giải thích (biết 4 ATP cần để vận chuyển 1 cặp electron)
Đáp án:
Để cố định 1 phân tử CO
2
vào quá trình quang hợp theo chu trình Canvin
cần tiêu thụ 3 ATP và 2 NADH hay 2 NADPH (tuỳ loài) như vậy cần
khoảng 9 ATP. Trong khi để khử 1 phân tử N
2
thành 2 NH
3
cần đến sự vận
chuyển của 4 cặp electron, ta biết 4 ATP cần để vận chuyển 1 cặp electron,
do đó cần khoảng 16 ATP (tối thiểu 12 ATP) để biến đổi N
2
thành 2NH
3
. Vì
vậy quá trình cố định NH
2
đòi hỏi nhiều năng lượng hơn quá trình cố định 1
phân tử CO
2
trong quang hợp.
Câu 4: Các nhà khoa học cho rằng khối u gây bệnh ung thư ở người
được phát sinh từ một tế bào bị đột biến. Dựa trên cơ sở này hãy cho biết mô
nào trong cơ thể người hay bị ung thư và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
phát sinh ung thư? Giải thích.
Đáp án:
- Các loại mô biểu bì hay bị ung thư như biểu bì lót trong các cơ quan
nội tạng: phổi, ruột vv Các tế bào của chúng liên tục phân chia để thay thế

các tế bào chết hoặc bị tổn thương nên khả năng phát sinh và tích luỹ các đột
biến cao hơn các tế bào khác. Vì đột biến gen thường hay phát sinh trong
quá trình nhân đôi ADN. Do vậy, tế bào càng nhân đôi nhiều càng tích luỹ
nhiều đột biến.
- Các yếu tó ảnh hưởng đến khả năng phát sinh ung thư: Tuổi tác: tuổi càng
cao thì tế bào phân chia càng nhiều lần cũng như có nhiều thời gian tiếp xúc
với tác nhân gây đột biến.
- Tác nhân gây đột biến: Nếu tiếp xúc nhiều với tác nhân đột biến các
loại sẽ gia tăng tần số đột biến cũng như khả năng tích luỹ đột biến.
Câu 5:
a) Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng thông
báo nhiều bệnh mới lạ ở người và động vật gây nên bởi các loại virut. Hãy
đưa ra 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này
b) So sánh cấu tạo, đặc điểm sống của virus cúm ở người và virus HIV.
Đáp án
a)
- Do các virut có sẵn bị đột biến thành các virut gây bệnh mới. Nhiều
loại virut rất dễ bị đột biến tạo nên nhiều loại virut khác nhau.
- Do sự chuyển đổi virut từ vật chủ này sang vật chủ khác.
b)
- Giống nhau: + Có màng bọc
+ Vỏ capxit đối xứng
+ Lõi axit Nuclêic
+ Đều gây hại cho người.
- Khác nhau
Virus cúm Virus HIV
Đối xứng xoắn Đối xứng khối
1 ARN ss 2 ARN ss
Không có enzim sao mã ngược Có
Tế bào chủ niêm mạc đường hô hấp Tế bào chủ lympho T

CD4
Cơ chế nhân lên: chu trình tan, virus
độc
Chu trình tiềm tan, virus ôn hòa
Câu 6
a) Tế bào nấm men bị đột biến mất khả năng lên men được nuôi trong
môi trường không có oxy. Hãy cho biết tế bào đột biến này có tiến hành quá
trình đường phân được không? Giải thích.
b) Trình bày đặc điểm cấu tạo của Nostoc thích nghi với điều kiện có thể
thực hiện quang hợp va cố định N
2
Đáp án:
a) Tế bào đột biến này không thể tiến hành quá trình đường phân được vì
đường phân cần có ATP và NAD
+
. Không có NAD
+
được tạo trong quá trình
lên men hoặc trong quá trình hô hấp (chuỗi truyền điện tử ) thì quá trình
đường phân không thể xảy ra.
b) Quá trình quang hợp hiếu khí ở Nostoc giải phóng O
2
trong khi
Nostoc cần điều kiện kị khí để hệ nitrogenaza hoạt động cố định N
2
, do đó
chuỗi tế bào Nostoc đã không gồm các tế bào giống nhau mà có những tế
bào làm chức năng riêng: tế bào sinh dưỡng (màu lục tiến hành quang hợp)
còn tế bào to hơn, màng dày hơn có màu vàng (chứa khuẩn diệp lục) goi là
tế bào dị hình, trong đó không có quang hợp giải phóng oxi, do đó ở đây hệ

enzim cố định đạm hoạt động.
Câu 7: Có 2 bình thuỷ tinh cùng chứa 25 cm
3
môi trường nuôi cấy y hệt
như nhau. Người ta lấy vi khuẩn Pseudomonas fluorescens từ cùng một
khuẩn lạc cấy vào hai bình thuỷ tinh nói trên. Trong quá trình nuôi cấy, một
bình được cho lên máy lắc (bình A), lắc tiên tục còn bình kia thì để yên
(bình B). Sau một thời gian nuôi cấy, ở một bình ngoài chủng vi khuẩn gốc
(chủng được cấy vào bình lúc ban đầu) người ta còn phân lập được thêm 2
chủng vi khuẩn có đặc điểm hình thái và một số đặc tính khác khác hẳn với
chủng gốc. Những chủng vi khuẩn mới này có đặc tính di truyền khác biệt
với chủng gốc. Trong bình còn lại, sau một thời gian nuôi cấy người ta vẫn
chỉ thấy có một chủng vi khuẩn gốc mà không phát hiện thấy một chủng nào
khác.
a) Hãy cho biết bình nào (A hay B) có thêm 2 loại vi khuẩn mới? Giải
thích tại sao lại đi đến kết luận như vậy?
b) Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì?
Đáp án:
a) Hai bình A và B với xuất phát lúc thí nghiệm là như nhau và chỉ khác
nhau là một bình được lắc và một bình không được lắc trong khi làm thí
nghiệm. Như vậy, bình nào được lắc sẽ có môi trường trong bình đồng nhất
hơn so với bình không được lắc. Trong bình không được lắc, môi trường
nuôi cấy vi khuẩn sẽ không đồng nhất: phía trên bề mặt sẽ giầu ô xi hơn
(hiếu khí, phía giữa ít ô xi hơn, dưới đáy gần như không có ô xi (kị khí). Sự
khác biệt về môi trường sống là yếu tố để chọn lọc tự nhiên chọn lọc ra các
chủng vi khuẩn thích hợp với từng vùng của môi trường nuôi cấy. Nhu vậy
bình B (không được lắc) là bình có thêm chủng vi khuẩn mới.
b) Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều kiện môi trường thay đổi giúp
phân hoá hình thành nên các đặc điểm thích nghi.

×