Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

đề thi và hướng dẫn chấm học sinh giỏi các tỉnh lớp 10 tham khảo (12)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.29 KB, 8 trang )

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ
HỒNG PHONG
KỲ THI HỌC SINH GIỎI DUYÊN HẢI BẮC BỘ
NĂM HỌC 2009- 2010
Môn: Sinh học lớp 10
( Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề )
Đề thi gồm 02 trang
Câu 1.(1,5đ)
So sánh quá trình lên men và hô hấp hiếu khí ở tế bào?
Câu 2. (1đ)
Tính hiệu suất sử dụng năng lượng của quá trình hô hấp tế bào từ nguyên liệu là
1 phân tử glucozo, biết 1 phân tử ATP tích trữ được 7,3kcal?
Câu 3.(1,5đ)
a. Hệ sắc tố quang hợp ở thực vật bậc cao gồm những nhóm sắc tố nào?
b. Tại sao nhóm thực vật bậc thấp lại có nhóm sắc tố phycobilin?
c. Tại sao một số cây cảnh có màu tím đỏ nhưng vẫn quang hợp bình thường?
Câu 4.(1đ)
Quá trình biến đổi năng lượng trong quang hợp ở cây xanh chủ yếu được tiến
hành nhờ các phản ứng nào? Phân biệt các phản ứng đó?
Câu 5. (2,5đ)
a. Sự vận chuyển H
+

qua màng sinh học liên quan đến những quá trình trao
đổi chất nào diễn ra trên màng? (1,0 điểm)
b. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Tại sao khi qua
nhiệt độ tối ưu của enzim, nếu tăng nhiệt độ thì sẽ làm giảm tốc độ phản ứng
và có thể gây biến tính enzim? (1,5 điểm)
Câu 6. (2,5đ)
Trong 1 cơ thể sinh vật, xét sự phân chia của 1 nhóm tế bào sinh dưỡng và 1


nhóm tế bào sinh dục sơ khai thấy tổng số tế bào ban đầu của 2 nhóm bằng số
NST đơn trong bộ lưỡng bội của loài. Các tế bào sinh dưỡng đều nguyên phân 1
số lần bằng nhau và bằng số tế bào sinh dục sơ khai. Các tế bào sinh dục sơ khai
cũng nguyên phân 1 số lầ bằng nhau và bằng số tế bào sinh dưỡng. Tổng số tế
ĐỀ ĐỀ NGHỊ
bào con sinh ra từ 2 nhóm là 152. Trong toàn bộ quá trình trên, môi trường nội
bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương vơi 1152 NST đơn.
Các tế bào con của các tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp thêm 5 lần
nữa rồi tiến hành giảm phân tạo giao tử. 1/4 số giao tử tạo thành được thụ tinh
tạo thành hợp tử. Biết tổng số NST đơn trong hợp tử ở trạng thái chưa nhân đôi
là 8192NST
Xác định bộ NST 2n của loài, số tế bào của mỗi nhóm ban đầu và giới tính của cá
thể trên.
Câu 7 (2 điểm)
Dựa vào hình thái bên ngoài thì virut bại liệt, virut Hecpet, virut cúm, virut đốm
thuốc lá, virut đậu mùa, virut sởi, virut dại, HIV được xếp vào những loại nào?
Câu 8 (4 điểm)
Chỉ ra những điểm giống nhau và khác biệt về kiểu dinh dưỡng giữa nhóm vi
khuẩn nitrit hóa với nhóm vi khuẩn nitrat hóa?
Câu 9 (4 điểm)
a. Trong tự nhiên, tại sao nhiều vi khuẩn ưa trung tính tạo ra các chất thải có
tính axit hoặc kiềm nhưng chúng vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường
đó? (2 điểm)
b. Vì sao tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi
khuẩn? (2 điểm)
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LÊ HỒNG PHONG
ĐỀ THI OILMPIC CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI BẮC BỘ

LẦN THÚ II – Khối 10
NĂM HỌC 2009 -2010
(Đề đề nghị)
ĐÁP ÁN
Câu 1.(1,5đ)
So sánh quá trình lên men và hô hấp hiếu khí ở tế bào?
Trả lời:
- Giống nhau: ( 0,5đ)
+ Đều diễn ra qua giai đoạn đường phân, chuyển glucozo thành a. pyruvic và giải
phóng 2 ATP, 2NADH
- Khác nhau: (1đ)
Lên men Hô hấp hiếu khí
Chất nhận electron cuối
cùng
Chất hữu cơ O
2
Vị trí xảy ra Tế bào chất Tế bào chất, chất nền và
màng trong ti thể đối với
sinh vật nhân thực
Tế bào chất, màng sinh
chất ở sinh vật nhân sơ
Năng lượng thu được Thấp (thường là
2ATP)
38ATP
Câu 2. (1đ)
Tính hiệu suất sử dụng năng lượng của quá trình hô hấp tế bào từ nguyên liệu là
1 phân tử glucozo, biết 1 phân tử ATP tích trữ được 7,3kcal?
Trả lời
- Năng lượng được tích trữ trong các phân tử ATP: 38 x 7,3= 277,4kcal
- Năng lượng có trong 1 phân tử glucozo: 686kcal

 Hiệu suất sử dụng năng lượng: 277,4/686 x100% = 40%
Câu 3.(1,5đ)
a. Hệ sắc tố quang hợp ở thực vật bậc cao gồm những nhóm sắc tố nào?
b. Tại sao nhóm thực vật bậc thấp lại có nhóm sắc tố phycobilin?
c. Tại sao một số cây cảnh có màu tím đỏ nhưng vẫn quang hợp bình thường?
Trả lời:
a. Ở thực vật bậc cao có 2 hệ săc tố: diệp lục và carotenoid 0,5đ
b. Thực vật bậc thấp thường sống dưới tán cây rừng hay dưới nước do đó sự có
mặt của phycobilin là cần thiết cho sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng ngắn
0,5đ
c. Cây cảnh có màu tím đỏ song vẫn quang hợp bình thường vì nó vẫn có diệp lục
Sở dĩ lá cây có màu tím đỏ là do nó có nhiều sắc tố Autoxian 0,5đ
Câu 4.(1đ)
Quá trình biến đổi năng lượng trong quang hợp ở cây xanh chủ yếu được tiến
hành nhờ các phản ứng nào? Phân biệt các phản ứng đó?
- 2 con đường : Photphorin hóa vòng và photphorin hóa không vòng 0,25đ
- Phân biệt: 0,75đ
Photphorin hóa vòng Photphorin hóa không
vòng
Đường đi của electron Đi vòng Không khép kín vòng
Hệ sắc tố PSI P
700
PSII P
680
và PSI P
700
Sản phẩm ATP ATP, NADPH và O
2
Mức độ tiến hóa Thấp hơn Cao hơn
Câu 5. (2,5đ)

a. Sự vận chuyển H
+

qua màng sinh học liên quan đến những quá trình trao
đổi chất nào diễn ra trên màng? (1,0 điểm)
- Đồng vận chuyển H
+
/lactôzơ, H
+
/saccarôzơ qua màng. (0,5 điểm)
- Tổng hợp ATP hóa thẩm từ ADP và P vô cơ nhờ ezim ATP synthetaza. (0,5
điểm)
b. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim? Tại sao khi qua
nhiệt độ tối ưu của enzim, nếu tăng nhiệt độ thì sẽ làm giảm tốc độ phản ứng
và có thể gây biến tính enzim? (1,5 điểm)
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất,
nồng độ enzim, chất ức chế enzim. (0,5 điểm)
- Enzim có bản chất là protein, cấu hình không gian ba chiều của protein được ổn
định nhờ các liên kết yếu (liên kết hidro, liên kết đisunfua ). (0,5 điểm)
- Ở nhiệt độ cao, các liên kết yếu này bị phá vỡ làm thay đổi cấu hình không gian
của enzim, do đó trung tâm hoạt động của enzim bị biến đổi không phù hợp với cơ
chất nên enzim mất khả năng xúc tác. (0,5 điểm)
Câu 6. (2,5đ)
Trong 1 cơ thể sinh vật, xét sự phân chia của 1 nhóm tế bào sinh dưỡng và 1
nhóm tế bào sinh dục sơ khai thấy tổng số tế bào ban đầu của 2 nhóm bằng số
NST đơn trong bộ lưỡng bội của loài. Các tế bào sinh dưỡng đều nguyên phân 1
số lần bằng nhau và bằng số tế bào sinh dục sơ khai. Các tế bào sinh dục sơ khai
cũng nguyên phân 1 số lầ bằng nhau và bằng số tế bào sinh dưỡng. Tổng số tế
bào con sinh ra từ 2 nhóm là 152. Trong toàn bộ quá trình trên, môi trường nội
bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương vơi 1152 NST đơn.

Các tế bào con của các tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp thêm 5 lần
nữa rồi tiến hành giảm phân tạo giao tử. 1/4 số giao tử tạo thành được thụ tinh
tạo thành hợp tử. Biết tổng số NST đơn trong hợp tử ở trạng thái chưa nhân đôi
là 8192NST
Xác định bộ NST 2n của loài, số tế bào của mỗi nhóm ban đầu và giới tính của cá
thể trên.
Trả lời:
Gọi số TB sinh dưỡng ban đầu: a (a, b nguyên dương)
số TBSD sơ khai ban đầu: b
Bộ NST lưỡng bội của loài:2n
Tổng số TB con: a x 2
b
+ b x 2
a
=152
Số NST đơn MTNB cung cấp: {a(2
b
-1) +b(2
a
-1)}2n = 1152
0,5đ
 2n= 8 hoặc 2n=144
Do tổng số NST trong các hợp tử là 8192 => 2n=8
0,5đ
Theo bài ra: a+b=8
Mà a x 2
b
+ b x 2
a
=152

 a=2 và b=6 hoặc ngược lại 0,5đ
Th1. a=2 và b=6
Số hợp tử tạo thành:8192:8= 1024
Số TB con tạo thành từ các TBSD sơ khai:b x2
a
= 6x4=24
Tổng số TB con tạo ra sau 5 lần NP: 24x2
5
= 768
 Số giao tử được hình thành : 768 hoặc 3072
 Số giao tử tham gia thụ tinh: 192 hoặc 768
 Loại 0,5đ
TH2: a=6 và b= 2
Tổng số TB con tạo ra sau 5 lần NP: b x2
a
x2
5
= 4096
 Số giao tử được hình thành : 4096 hoặc 16384
 Số giao tử tham gia thụ tinh: 1024 hoặc 4096
 Cá thể đã cho là cá thể cái 0,5đ
 Vậy a= 6, b= 2 và cá thể đã cho là cá thể cái
Câu 7 (2 điểm)
Dựa vào hình thái bên ngoài thì virut bại liệt, virut Hecpet, virut cúm, virut đốm
thuốc lá, virut đậu mùa, virut sởi, virut dại, HIV được xếp vào những loại nào?
Dạng khối: virut bại liệt, virut hecpet, HIV
Dạng xoắn: virut cúm, virut đốm thuốc lá, virut sởi, virut dại
Dạng phức tạp: virut đậu mùa
Câu 8 (4 điểm)
Chỉ ra những điểm giống nhau và khác biệt về kiểu dinh dưỡng giữa nhóm vi

khuẩn nitrit hóa với nhóm vi khuẩn nitrat hóa?
* Giống nhau: chúng đều có kiểu dinh dưỡng hóa tự dưỡng (1 điểm)
* Khác nhau: về phương thức thu nhận năng lượng (3 điểm)
+ Vi khuẩn nitrit hóa (Nitrosomonas) : oxi hóa NH
3
thành axit nitrơ để lấy năng lượng
cho quá trình khử CO
2
2NH
3
+ 3O
2
2HNO
2
+ 2 H
2
O + Q (552,3 kj)
+ Vi khuẩn nitrat hóa (Nitrobacter) : oxi hóa HNO
2
thành axit nitric để lấy năng lượng
cho quá trình khử CO
2
2 HNO
2
+ O
2
2HNO
3
+ Q (75,7 kj)
Câu 9 (4 điểm)

a. Trong tự nhiên, tại sao nhiều vi khuẩn ưa trung tính tạo ra các chất thải có
tính axit hoặc kiềm nhưng chúng vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường
đó? (2 điểm)
b. Vì sao tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi
khuẩn? (2 điểm)
a.Trong tự nhiên, nhiều vi khuẩn ưa trung tính tạo ra các chất thải có tính axit hoặc
kiềm nhưng chúng vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường đó. Hãy giải thích vì
sao?
- Các vi khuẩn ưa trung tính vẫn sinh trưởng bình thường trong môi trường có tính axit
hoặc kiềm vì chúng có khả năng điều chỉnh độ pH nội bào nhờ việc tích lũy hoặc
không tích lũy H
+
. (2 điểm)
b. Giải thích vì sao tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi
khuẩn?
- Do nấm mốc là loại vi sinh vật ưa axit và hàm lượng đường cao. Trong dịch bào của
rau quả thường có hàm lượng axit và đường cao, không thích hợp với vi khuẩn. (1
điểm)
- Do hoạt động của nấm mốc, hàm lượng đường và axit trong quả giảm, lúc đó vi
khuẩn mới hoạt động. (1 điểm)

×