Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Báo cáo chuyên đề môn kinh tế tài nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 18 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA SAU ĐẠI HỌC
CHUYÊN ĐỀ
MÔN: KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Thị Thu Hà
Học viên : Nguyễn Công Sỹ
Lớp : 20A – Quản lý tài nguyên rừng
Hà Nội - 2013
MỤC LỤC
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 8
PHẦN IV: MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .13
4.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

13
4.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

13
4.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

13
4.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

13
XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỒNG NHẰM CẢI THIỆN HỆ SINH THÁI, TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT, NÂNG CAO
ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN Ở THÔN TÒNG CHÚ I, XÃ CỐC SAN, BÁT XÁT, LÀO CAI

13
4.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



13
PHẦN V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14
6.1.CÁC KẾT QUẢ TỪ CỘNG CỤ PRA

14
6.2.CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỀ RA ĐỂ CẢI THIỆN HỆ SINH THÁI, NÂNG CAO NĂNG SUẤT, DIỆN TÍCH CANH
TÁC NÔNG LÂM NGHIỆP.

17
PHẦN VII. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18
7.1. KẾT LUẬN

18
7.2. KIẾN NGHỊ

18
2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Em đang thực hiện dự án “Xây dựng làng sinh thái tại hai huyện Bát Xát,
Lào Cai và Ngân Sơn – Bắc Kạn” do nhà tài trợ Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới
tài trợ. Vì vậy, trong bài làm tiểu luận cuối kỳ của môn “Kinh tế Tài nguyên và
Môi trường” em xin lấy công việc của mình làm tư liệu cho bài làm.
Dự án xây dựng Làng sinh thái do anh hùng lao động GS. TSKH đặt tiền
đề và được Viện Kinh tế Sinh thái xây dựng thành công trên hơn 20 năm qua.
Qua thời gian đó, Viện đã xây dựng được 23 làng sinh thái trên toàn quốc. Mục
tiêu của Chương trình là cải thiện các hệ sinh thái nhạy cảm ở các vùng người
dân có đời sống khó khăn nhằm giúp họ có thêm sinh kế và quản lý được hệ sinh
thái đó.
Dự án “Xây dựng làng sinh thái tại hai huyện Bát Xát, Lào Cai và Ngân

Sơn – Bắc Kạn” do nhà tài trợ Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới tài trợ được thực
hiện từ năm 2005 đến năm 2013. Dự án là chương trình cải thiện hệ sinh thái
trên vùng đất trống đồi núi trọc cho hai địa bàn có người hưởng lợi chủ yếu là
Người Dáy ở Lào Cai và người Tày ở Bắc Kạn.
Trước khi có dự án, hai vùng trên có diện tích đất canh tác rất thấp, đặc
biệt là diện tích đất nông nghiệp. Đất đai cằn cỗi vì bị xói mòn và canh tác lạc
hậu khiến cho năng suất cây trồng thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Khi không thể sống nhờ canh tác, người dân nơi đây chủ yếu đi làm ăn xa và
chủ yếu là sang Trung Quốc lao động, và đây cũng là nguyên nhân cho việc
buôn bán phụ nữ và nhiều tệ nạn xã hội khác.
3
PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu và phát triển làng sinh
thái. Nhưng do nhu cầu cũng như đặc điểm tự nhiên, con người khác nhau nên
mỗi quốc gia chọn cho mình một hướng phát triển riêng.
Ở Mỹ, các nhà khoa học xây dựng các Làng sinh thái xen kẽ giữa các khu
đô thị lớn, nhằm cân bằng hơn về sinh thái, môi trường. Hơn nữa đó là nơi nghĩ
dưỡng, du lịch của du khách.
Ở Malaysia, các nhà khoa học nơi đây xây dựng nhiều làng sinh thái hữu
cơ, nhằm tạo ra các sản phẩm hữu cơ sạch và quá trình canh tác không ảnh
hưởng tới môi trường sinh thái. Các mô hình chủ yếu gồm có: Sản xuất phân
hữu có, nuôi giun quế, sãn xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ nguồn
nguyên liệu có sẵn.
Ấn Độ là nước phát triển làng sinh thái lâu đời. Ở đây, người ta xây dựng
làng sinh thái như là một địa điểm để bảo tồn văn hóa bản địa và các kiến thức
bản địa. Làng sinh thái nơi đây còn là nơi trình diễn các mô hình nông lâm
nghiệp bền vững cho nhiều nhà khoa học, nông dân và khách tham quan học tập.
2.2. Ở Việt Nam
Anh hùng lao động, GS. TSKH Nguyễn Văn Trương là người đầu tiên đặt tiền

đề cho nền móng Làng sinh thái ở Việt Nam. Ông cũng đã có nhiều nghiên cứu
sâu về hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. Các hệ sinh thái mà Giáo sự chú
trọng nghiên cứu là: Hệ sinh thái trên cát, hệ sinh thái vùng đất ngập úng, hệ
sinh thái trên vùng đất trống đồi núi trọc. Song song với quá trình nghiên cứu,
ông sáng lập ra Viện Kinh tế Sinh thái. Và cùng với các cộng sự, đến nay Viện
đã xây dựng được nhiều làng sinh thái.
4
DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ LÀNG SINH THÁI
S
tt
Tên dự án Nguồn tài trợ Thời
gian
1
1
Xây dựng Làng sinh thái trên
vùng cát hoang Triệu Vân –
Triệu Phong – tỉnh Quảng Trị
Bộ Khoa học Công nghệ
và Môi trường
1993-
1998
1
2
Làng sinh thái trên vùng đồi trọc
xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Tây
Tổ chức công giáo chống
nghèo đói vì sự phát triển
- CCFD
1993-
1998

3
3
Xây dựng làng sinh thái dựa trên
vấn đề cơ bản chuyển đổi thế độc
canh chè trên vùng đồi trọc xã
Ba Trại, huyện Ba Vì, tỉnh Hà
Tây
Tổ chức Bảo tồn thiên
nhiên quốc tế IUCN
1996-
1998
3
4
Xây dựng Làng sinh thái trên
vùng đồi cát hoang tại xã Hải
Thuỷ – huyện Lệ Thuỷ – tỉnh
Quảng Bình
Đại sứ quán Thuỵ Điển 1997-
1999
5
5
Xây dựng làng sinh thái dựa trên
hoạt động khôi phục rừng ngập
mặn tại xã Xuân Lâm huyện
Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hoá
Đại sứ quán Canada 1997-
1999
6
6
Xây dựng làng sinh thái dựa trên

hoạt động cải tạo vùng đất ngập
nước ngọt tại xã Phú Điền huyện
Nam Sách tỉnh Hải Dương
Tổ chức Công giáo
chống sự nghèo đói vì sự
phát triển - CCFD
1998-
2000
5
7
7
Bảo tồn nguồn gen cây thuốc
nam tại xã Bình Dương huyện
Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc
Quỹ Môi trường toàn cầu
GEF
1999-
2001
8
8
Sử dụng bền vững Lâm sản
ngoài gỗ, hiện trường xã Khang
Ninh huyện ba Bể tỉnh Bắc Kạn
Đại sứ quán Vương quốc
Hà Lan thông qua tổ
chức Bảo tồn thiên nhiên
quốc tế IUCN
1998-
2002
9

9
Dự án tái lập rừng nhiệt đới tại
huyện Sóc Sơn – Hà Nội
Sở Khoa học công nghệ
và Môi trường Hà Nội
2004-
2008
1
10
Xây dựng làng sinh thái trên
vùng đất trống trọc xã Kim Lư
huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn
Tổ chức Công giáo
chống sự nghèo đói vì sự
phát triển - CCFD
2002-
2005
1
11
Xây dựng làng sinh thái trên
vùng cát xã Cảnh Dương huyện
Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình
Tổ chức Công giáo
chống sự nghèo đói vì sự
phát triển – CCFD
2001-
2004
1
12
Xây dựng làng sinh thái trên

vùng cát xã Thạch Văn huyện
Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh
Tổ chức Công giáo
chống sự nghèo đói vì sự
phát triển – CCFD
2002-
2004
1
13
Xây dựng làng sinh thái vùng đồi
trọc tại xã Thượng Cồn huyện
Nam Đàn tỉnh Nghệ An
Tổ chức Công giáo
chống sự nghèo đói vì sự
phát triển – CCFD
2005-
2007
1
14
Xây dựng làng sinh thái vùng đất
trống đồi trọc tại thôn Tòng Chú
I, xã Cốc San huyện Bát Xát tỉnh
Lào Cai
Tổ chức Bánh mỳ cho
Thế giới – BfdW
2005-
2008
1
15
Xây dựng làng sinh thái trên

vùng cát xã Tiên Điền huyện
Tổ chức Công giáo
chống sự nghèo đói vì sự
2006-
2008
6
Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh phát triển – CCFD
1
16
Dự án Hỗ trợ chuyên ngành Lâm
sản ngoài gỗ pha II – Hiện
trường huyện Sơn Động tỉnh Bắc
Giang
Đại sứ quán Vương quốc
Hà Lan thông qua tổ
chức Bảo tồn thiên nhiên
quốc tế - IUCN
2003-
2007
1
17
Xây dựng làng sinh thái cho
vùng úng trũng ý Yên – Nam
Định
Tổ chức Công giáo
chống sự nghèo đói vì sự
phát triển – CCFD
2007-
2009
1

18
LST Phong Mỹ huyện Phong
Điền – Thừa Thiên Huế
Tổ chức Công giáo
chống sự nghèo đói vì sự
phát triển – CCFD
2007-
2009
1
19
Bảo tồn gen các loài cây gỗ quý
tại VQG Ba Vì
Cục Môi trường – Bộ
Tài nguyên và Môi
trường
2005-
2006
2
20
Đề tài: Xây dựng tiêu chí, chỉ số
cho làng kinh tế sinh thái
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
2008-
2009
2
21
Xây dựng LST Tòng Chú II, xã
Cốc San, huyện Bát Xát, Lào Cai
Tổ chức Bánh mỳ cho

Thế giới – BfdW
2008-
2010
2
22
Xây dựng LST Nà Phặc, Na Rì,
Bắc Kạn
Tổ chức Bánh mỳ cho
Thế giới – BfdW
2008-
2010
7
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Tỉnh Lào Cai
Lào Cai có địa hình núi cao, hiểm trở, có 7 kiểu và 12 dạng sinh khí hậu.
Do tính trùng lặp thì phân thành 10 kiểu sinh khí hậu và 43 vùng vi khí hậu.
Thông qua các hoạt động kinh tế có ba vành đai sinh khí hậu cơ bản và ba mùa
tương đối rõ rệt trong năm: Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau,
còn mùa mưa bắt đầu từ tháng tư đến tháng chín. Vùng cao nhiệt độ trung bình
từ 15
0
C đến 20
0
C, lượng mưa trung bình từ 1.800mm-2.000mm. Vùng thấp nhiệt
độ trung bình từ 23
0
C-29
0
C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm-1.700mm.
Dân số tỉnh Lào Cai có 575.700 người, với mật độ 77 người/km

2
, tỷ lệ hộ
nghèo là 20.43% (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh cấp đến 31/12/2009 và báo cáo
của UBND tỉnh Lào Cai về tổng quan tình hình kinh tế xã hội Lào Cai năm
2009). Lào Cai có 27 dân tộc bao gồm: Kinh, Mông, Tày, Dao, Thái, Nùng,
Dáy, Phù Lá, Kháng, La Ha, Hà Nhì, Bố Y, Lào, Mường, Hoa, La Chí) trong đó
đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ gần 70% dân số của tỉnh.
Lào Cai là một tỉnh miền núi điển hình, có diện tích rất lớn
(635.700 ha) với 84% diện tích là đồi núi dốc trên 25
0
. Do địa hình phân cắt
mạnh, nên đất có khả năng phát triển nông nghiệp rất ít (84,271 ha), chiếm
10,5% lãnh thổ, phần còn lại là đất lâm nghiệp và rừng phòng hộ. Trong đất
nông nghiệp, diện tích trồng lúa nước chiếm tỷ lệ 29%. Tại các xã vùng cao,
phần lớn đất nông nghiệp chủ yếu là nương rẫy.
Tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt nhiều do khai thác quá mức và canh tác
nương rẫy theo lối truyền thống lâu đời.Tình hình rửa trôi xói mòn xẩy ra
nghiêm trọng, đất đai bị thoái hoá nhiều, năng suất cây trồng bị giảm sút. Các
rủi ro do thiên nhiên xẩy ra thường xuyên, trong tháng 8 năm 2007 một cơn mưa
8
Lào Cai là một tỉnh
miền núi ở phía Tây Bắc Bộ
Việt Nam, giáp biên giới
Trung Quốc. Diện tích tự
nhiên 8.057,08 km
2
. Gồm 2
thị xã: Cam Đường, Lào Cai
và 9 huyện: Bát Xát, Bảo
Thắng, Sa Pa, Văn Bàn, Bảo

Yên, Than Uyên, Si Ma Cai,
Mường Khương, Bắc Hà.
lớn đã gây ra sạt lở và lũ quét làm cuốn trôi 8 người ngay gần khu vực thành phố
Lào Cai. Liên tiếp trong các năm 2009 và 2010, lũ ống và lũ quét vẫn xẩy ra
không chỉ ở huyện Bát Xát mà còn trên phạm vi toàn tỉnh (xã Mường Vi- huyện
Bát Xát xẩy ra lũ quét cuốn trôi 8 ngôi nhà và chết 1 người vào ngày 2-8-2010).
Các hệ sinh thái và vi khi hậu đã thay đổi nhiều theo hướng bất lợi cho sản xuất
nông nghiệp do nạn phá rừng làm nương rẫy gây ra.
3.2. Về huyện Bát Xát và địa bàn dự án
Huyện Bát Xát:
Là một huyện biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lào Cai. Phía Bắc
giáp Trung Quốc với chiều dài đường biên 98,8 km. Phía Nam giáp huyện Sa
Pa, Lào Cai. Phía Đông giáp phường Duyên Hải, Thành phố Lào Cai. Phía Tây
giáp huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Huyện Bát Xát nằm gần như toàn bộ trên sườn dãy núi cổ Phan Si Păng có
độ cao so với mặt biển từ 150-3096 m, địa hình phức tạp được chia thành 2
vùng:
Vùng thấp: gồm có 7 xã: Cốc San, Quang Kim, Thị Trấn, Bản Qua, Bản
Vược, Cộc Mỳ và Trịnh Tường nằm dọc theo sông Hồng có độ cao từ 150-400m
(so với mặt biển) độ cao trung bình 245m. Địa hình tương đối bằng phẳng ít bị
chia cắt.
Vùng cao: gồm 16 xã còn lại có độ cao từ 400 - 3.096m, độ dốc trung
bình trên 15
0
địa hình hiểm trở, bị cắt ngang và sâu.
Huyện có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình 15-20
0
C,
tháng nóng nhất vào tháng 7, từ 24-27
0

C, tháng lạnh nhất vào tháng 1, trung
bình từ 8-10
0
C.
Độ ẩm trung bình 85%, lượng mưa trung bình 1600-1800mm/năm. Hàng
năm thường xuất hiện mưa đá từ 2 - 4 lần/năm, số ngày có sương mù bình quân
năm từ 115-150 ngày chủ yếu ở các xã vùng cao. Huyện Bát Xát có nhiều sông
suối, tốc độ dòng chảy lớn, lưu lượng dòng chảy phụ thuộc theo mùa, mùa mưa
lưu lượng dòng chảy lớn thường gây ra lũ ống, lũ quét, diện tích sông suối
chiếm khoảng 1.557,34 ha. Hầu hết các trận lũ quét ở Lào Cai tập trung ở huyện
Bát Xát vì đây là vùng đá vôi có địa hình dốc
Về dân cư huyện Bát Xát có 11.455 hộ với 61.537 người, mật độ 59
người/km
2
. Tỷ lệ nam/nữ: (nam chiếm 30.016 người; nữ chiếm 31.521 người).
Số người trong độ tuổi lao động: 31.528 người. Số người có khả năng lao động:
31.061 người. Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt: 3,36 triệu đồng (khoảng
180 USD). Lương thực (cây có hạt) bình quân người/năm đạt: 377,4kg. Số hộ
đói, nghèo: 1.275 hộ, chiếm tỷ lệ: 11,13%.
9
Bảng so sánh các loại đất của huyện Bát Xát (đơn vị: ha)
Loại đất Diện tích Tỷ lệ
Tổng diện tích đất tự
nhiên huyện Bát Xát
105.021,00
1
100%
Đất nông nghiệp 8.141,48 7,75%
Đất lâm nghiệp 32.013,50 30,48%
Đất chuyên dụng 2.438,22 2,3%

Đất ở 242,60 0,23%
Đất chưa sử dụng 62.185,2 59,24%
Phần lớn đất chưa được sử dụng là đồi núi trọc và đất đai bị xói mòn
do nạn phá rừng và canh tác không hợp lý.
Xã Cốc San
Xã Cốc San là một xã nằm ở phía Tây Nam huyện Bát Xát trên đường
quốc lộ 4D từ thành phố Lào Cai đi Sa Pa. Cách trung tâm thành phố Lào Cai
khoảng 12 km về phía Tây. Đây là vùng núi cao dưới chân dãy núi Phăng Si
Păng, địa hình dốc, có nhiều núi đá vôi. Bắc giáp xã Quang Kim, Bản Qua phía
Đông giáp xã Đồng Tuyển (TP. Lào Cai), Bắc Cường. Phía Nam giáp thị trấn
Cam Đường. Phía Tây giáp với huyện Sa Pa.
Toàn xã có 13 thôn, có 905 hộ với 3.884 nhân khẩu. Có 327 hộ nghèo
chiếm tỷ lệ hơn 30%. Trong xã có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh, Dáy, Dao,
Tày, Hà Nhi, H’Mông Nhưng đông nhất vẫn là nhóm dân tộc Kinh và Dáy.
Tổng diện tich đất tự nhiên toàn xã là 1.906 ha, trong đó đất sản xuất nông
nghiệp là 359ha với 146,9ha là đất trồng lúa nước. Đất lâm nghiệp là 662,7ha.
Đất chưa sử dụng là 661,4ha và đất khác là 208ha. Chủ yếu là đất Lâm nghiệp
và đất chưa sử dụng chiếm hơn 60% diện tích. Qua điều tra cho thấy đất rừng tự
nhiên không còn mà chủ yếu là đất nương rẫy và núi đá vôi, hiện tượng xói mòn
rửa trôi nghiêm trọng.
Đời sống nhân dân thấp (thu nhập bình quân < 250.000 VND/ng/tháng),
tình hình vệ sinh môi truờng đang có chiều hướng ô nhiễm, thiếu nước sạch cho
sinh hoạt. Nhiệm vụ khôi phục và xây dùng lại hệ sinh thái ở vùng này là hết sức
cấp bách.
1
Chiếm 1/6 diện tích toàn tỉnh
10
Thôn Tòng Chú I
Là một trong 13 thôn của xã Cốc San, các thôn Tòng Chú I nằm ở vùng
trung tâm của xã Cốc San cách Văn phòng của UBND xã khoảng 2km, phía Tây

giáp thôn Tân Sơn, phía Bắc giáp thôn Tòng Sành và phia Đông giáp với thôn
Luổng Láo.
Thôn Tòng Chú I có 85 hộ gia đình với 350 nhân khẩu trong đó có 158
lao động. Chủ yếu là dân tộc Dáy và Kinh. Đời sống thu nhập thấp, là một trong
những thôn nghèo của xã Cốc San. Thôn có 52 hộ nghèo trong số 57 hộ gia đình
không có nghề phụ cũng như nguồn thu nhập khác ngoài sản xuất Nông Nghiệp.
Đặc biệt là thôn
Tổng diện tích tự nhiên của 2 thôn vào khoảng 280 ha trong đó:
Các loại đất Diện tích
1- Đất sản xuất Nông nghiệp 22,4 ha
Lúa 1 vụ: 0,25 ha
Lúa 2 vụ 11 ha
Ao cá: 2ha
Ngô, màu 9,1 ha
2- Đất Lâm nghiệp: 130 ha
- Rừng trồng: 5ha
- Đất chưa trồng (chủ yếu là đất
nương rẫy)
125 ha
3- Đất khác (đất Nhà ở và đất vườn) 29,6 ha
Tổng cộng 182,0 ha
Ngoài nguồn thu từ sản xuất Nông nghiệp, bình quân chưa được
300m2/người, người dân ở đây không có nguồn thu khác.
Về chăn nuôi cả thôn có 73 con trâu, 40 con bò, không có bãi chăn thả,
kinh tế vườn không đáng kể, một số loài cây đã trồng như: Mít, Xoài, Mơ, Mận,
Chuối, Vải Nhãn không có năng suất và thu nhập không đáng kể.
Từ năm 2006, Thôn Tòng chú I đã bắt đầu xây dựng làng sinh thái dưới
sự hướng dẫn của Viện Kinh tế Sinh thái (Eco-Eco) với kinh phí tài trợ của tổ
11
chức Bánh mỳ cho Thế giới (BfdW), mô hình làng sinh thái đã dần được hình

thành.
Tháng 7 năm 2008, mô hình làng sinh thái thôn Tòng Chú I được mở rộng
ra cả thôn Tòng Chú II thành một tiểu vùng sinh thái hoàn chỉnh, sau hơn 4 năm
thực hiện đã đạt được những kết quả bước đầu là:
Về mặt sử dụng đất: Hầu hết các hộ gia đình tham gia dự án đã được hỗ
trợ trồng các loài cây ăn quả lâu năm. Cụ thể, ở pha II dự án đã hỗ trợ tổng cộng
2.635 cây ăn quả, 92.055 cây lâm nghiệp và lâm sản ngoài gỗ tương đương với
phủ xanh diện tích 57 ha, Người dân được tham gia tập huấn phổ biến các biện
pháp sử dụng đất và chăm sóc các loài cây trồng, sử dụng hợp lý các loại phân
bón. Kết quả đến nay, đã có nhiều hộ có thu nhập từ các cây ăn quả, góp phần
cải thiện đời sống của bà con. Tuy nhiên, tại địa bàn việc sử dụng đất chưa khai
thác và phát huy được triệt để lợi thế của vườn nhà và đất đồi. Ở một số hộ đồng
bào dân tộc còn nhiều bảo thủ, dựa vào sản xuất tự nhiên. Vì vậy, dự án cần tiếp
tục hỗ trợ để nâng cao nhận thức và kỹ thuật nhằm cho việc sử dụng đất hợp lý
nhất để đảm bảo tính bền vững của mô hình
Thông qua hàng loạt các hoạt động, dự án đã lồng ghép nhiều chuyên đề
nói chuyện, tuyên truyền nhận thức về bảo vệ môi trường. Ở pha II, dự án đã hỗ
trợ được thêm 36 bếp tiết kiệm củi nâng số bếp tiết kiệm củi lên gần 100 hộ sử
dụng, 01 mô hình biogas thử nghiệm cho thấy hiệu quả rõ rệt, tận dụng các loại
phân thải của trâu bò, không chỉ cung cấp năng lượng cho hộ gia đình mà còn
làm sạch môi trường thôn xóm. 4 mô hình nuôi giun quế cho thấy hiệu quả làm
sạch môi trường, phát triển chăn nuôi và đang tiến hành xây dựng 26 nhà tiêu
sinh thái. Quỹ chăn nuôi quay vòng thôn Tòng Chú I sau hơn 03 năm hoạt động
đã cho vay được 58 lượt và số quỹ hiện tại đạt 43.550.000 đ.
Đặc biệt, nhằm có chỗ tập huấn, đào tạo phổ cập nâng cao nhận thức, dự
án đã hỗ trợ thôn Tòng Chú xây nhà cộng đồng tới tổng diện tích là 70m
2.
Thực tế công tác bảo vệ rừng và môi trường sinh hoạt hàng ngày còn một
số tồn tại và bất cập không thể sớm có sự chuyển biến trong một thời gian ngắn
của dự án, nhưng những chuyển đổi nhận thức bước đầu ở vùng Dự án đã được

lãnh đạo tỉnh Lào Cai đánh giá cao. Bên cạnh môi trường sinh thái đã có chuyển
biến rõ nét thì việc nâng cao nhận thức về những vấn đề xã hội đang còn bất cập
như nghiện hút, nhiễm HIV, nhất là trong tầng lớp thanh niên, nạn bạo lực gia
đình vẫn còn xảy ra. Vì vậy, trong thời gian tới, không chỉ duy trì mô hình về
mặt sinh thái, cải thiện đời sống mà còn phải quan tâm đến các hoạt động nhằm
góp phần ngăn chặn các vấn đề xã hội phát sinh trong mô hình làng sinh thái.
12
PHẦN IV: MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được các hoạt động để phục hồi hệ sinh thái trên vùng đất trống
đồi núi trọc tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận chỉ tập trung tại thôn Tòng Chú I, xã
Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đất canh tác tại địa bàn nghiên cứu, các phương thức canh tác của người
dân, các hoạt động cải thiện hệ sinh thái và nâng cao thu nhập tho thôn Tòng
Chú I.
4.4. Nội dung nghiên cứu
Xây dựng các hoạt đồng nhằm cải thiện hệ sinh thái, tình hình sử dụng đất, nâng
cao đời sống người dân ở thôn Tòng Chú I, xã Cốc San, Bát Xát, Lào cai
4.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp 1: Các công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA)
Các công cụ gồm có:
1. Sơ đồ thôn bản
2. Sơ đồ lát cắt
3. Lịch thời vụ
4. Sơ đồ VENN
5. Lựa chọn cây Lâm nghiệp, cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ

6. Các biện pháp mở rộng diện tích đất canh tác.
Phương pháp 2: Phỏng vấn chuyên gia
13
Trong quá trình lựa chọn hoạt động và các biện pháp kỹ thuật,
chúng tôi có phỏng vấn các chuyên gia đầu nghành trong lĩnh vực sử dụng
đất và cải tạo hệ sinh thái. Hơn nữa, có phỏng vấn các cán bộ chuyên môn
về nông nghiệp, lâm nghiệp của địa phương để các hoạt động của dự án đi
đúng định hướng của địa phương.
Phương pháp 3. Kế thừa các nghiên cứu trước về điều kiện tự nhiên
của địa phương để hỗ trợ thực hiện các nghiên cứu.
PHẦN V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
6.1. Các kết quả từ cộng cụ PRA
Ảnh Sơ đồ thôn Tòng Chú I
14
Sơ đồ lát cắt thôn bản
15
Lịch thời vụ
Kết quả Sơn đồ VENN
16
Kết quả của Công cụ lựa chọn cây nông nghiệp
6.2. Các hoạt động đề ra để cải thiện hệ sinh thái, nâng cao năng
suất, diện tích canh tác nông lâm nghiệp.
a. Nâng cao tỷ lệ che phụ để bảo vệ đất bảo vệ nước, chống xói mòn và
tăng hàm lượng mùn cho vùng đất bị thoái hóa
- Kết quả lựa chọn cây lâm nghiệp đã lựa chọn được các loài cây
thích hợp với địa phương gồm có: Keo, Mỡ, Bồ đề, Quế, Trám, Trẩu.
- Các cây ăn quả sẽ được trồng trong các vườn nhà, các trang trại
nhỏ, gồm các loài sau: Chanh, Xoài, Ổi, Bưỡi Diễn, Hồng Xiêm, Na.
- Các loài cây cải thiện độ phì cho đất: Cây lạc dại, cây bò khai.
b. Các hoạt động mở rộng đất canh tác nông nghiệp

- Tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ mở rộng ruộng bậc thang.
c. Các hoạt động nhằm giảm thiểu phá rừng,
Hỗ trợ bếp tiết kiệm củi.
Làm bếp biogas cho các hộ chăn nuôi nhiều.
Hỗ trợ các nghề phụ như chăn nuôi lươn, gà, nuôi giun quế.
17
PHẦN VII. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
7.1. Kết luận
Có thể cải thiện hệ sinh thái, giảm thiểu sự suy thoái đất, nâng cao
thu nhập từ canh tác mô hình nông lâm nghiệp. Hơn nữa, với các hoạt
động hỗ trợ sinh kế cho người dân nhằm nâng cao thu nhập từ các nghề
phụ, cùng mô hình bếp tiết kiệm củi, biogas thì người dân giảm thiểu nạn
phá rừng.
7.2. Kiến nghị
Nhằm nâng cao hiệu quả, cần phải có những nghiên cứu
chuyên sâu hỗ trợ cho mô hình như nghiên cứu điều kiện thủy văn, đất,
nước cho vùng địa bàn dự án.
Mô hình Làng sinh thái là một mô hình không mới, nhưng cần mở
rộng và kết hợp với mô hình Xây dựng nông thôn mới nhằm đạt được
hiệu quả cao hơn.
18

×