Tiểu luận môn Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng-ktnn52c
Kinh tế tài nguyên môi trường Mã SV: 521066
Phần I Mở đầu.
Thị trấn Chờ là trung tâm văn hóa, chính trị của huyện Yên Phong
tỉnh Bắc Ninh. Những năm gần đây, thị trấn đã có những bước phát triển
đáng kể về kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện khá
cao( 8,6%/năm), đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Như vậy, khi
nền kinh tế phát triển, tiêu dùng tăng, kéo theo đó sẽ là những vấn đề xung
quanh nó như an ninh, chính trị, môi trường… Một vấn đề đang nổi cộm lên
ở huyện Yên Phong hiện nay chính là vấn đề rác thải sinh hoạt. Rác thải
không những chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường, đến mĩ quan của thị trấn,
mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân nơi đây.
Từ những thực trạng về rác thải trên địa bàn huyện và từ những yêu
cầu thực tế, tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề: “ Thực trạng vấn đề rác thải
sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải trên địa bàn thị trấn Chờ,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ”
Phần II Nội dung
2.1 Thực trạng rác thải sinh hoạt của huyện thị trấn Chờ.
2.1.1 Khái niệm về rác thải sinh hoạt.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề rác thải sinh hoạt, sau đây tôi xin đưa ra
trích dẫn về một khái niệm rác thải sinh hoạt.
“ Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường
học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần
bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo,
thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà
lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…”
2.1.2 Nguồn phát sinh rác thải của thị trấn Chờ.
1
Tiểu luận môn Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng-ktnn52c
Kinh tế tài nguyên môi trường Mã SV: 521066
Huyện Yên Phong là một huyện có sự phát triển mạnh về kinh tế đặc
biệt là thị trấn Chờ-trung tâm của huyện. Chính vì vậy mà mức độ tiêu dùng
hàng hóa ở đây cũng khá mạnh. Hơn nữa trên địa bàn huyện có sự hoạt động
của hai khu công nghiệp lớn nên người lao động đổ về thị trấn sinh sống là
khá đông. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chờ chủ
yếu từ sinh hoạt của các hộ gia đình, ngoài ra từ các cơ quan, các chợ, quán
ăn, trường học và các hoạt động thương mại, dịch vụ khác. Nguồn phát sinh
rác thải sinh hoạt của toàn thị trấn được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2.1 Nguồn phát sinh rác thải của thị trấn Chờ
Nguồn
Khối lượng
(tấn/ngày)
Tỷ lệ (%)
RTSH hộ gia đình 3,92 62,32
Rác thải từ các chợ 0,83 13,24
Rác thải từ các quán ăn, dịch vụ công
cộng...
0,95 15,07
Rác thải từ trường học, cơ quan, công ty 0,59 8.98
Tổng 6,29 100
(nguồn: UBND thị trấn Chờ huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh)
Qua bảng 2.1 ta có thể thấy được rằng: Rác thải sinh hoạt từ các hộ
gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất (62,32%). Rác thải từ chợ: thị trấn Chờ có ba
thôn( Phú Mẫn, Ngân Cầu và Nghiêm Xá) và một khu phố mới, mỗi thôn có
một chợ để phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân. Ngoài ra tại khu phố
mới còn có thêm một chợ chính phục vụ toàn huyện. Chính vì thế nên lượng
rác thải từ chợ cũng chiếm một tỷ lệ tương đối (13,24%); nhất là ở khu vực
bán rau, hoa quả và các hàng ăn uống. Rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất
hữu cơ dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau củ, quả bị hỏng...ngoài ra còn một
lượng lớn các loại bao bì, túi nilon.
Thêm vào đó là rác thải từ các hoạt động dịch vụ, nhà hàng và các
quán ăn. Do khu phố mới thuộc thị trấn có tuyến quốc lộ liên huyện( Huyện
2
Tiểu luận môn Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng-ktnn52c
Kinh tế tài nguyên môi trường Mã SV: 521066
Yên Phong-Bắc Ninh và huyện Hiệp Hòa-Bắc Giang) chạy qua, mặt khác ở
đây tập trung toàn bộ các cơ quan hành chính của huyện nên việc kinh doanh
buôn bán rất phát triển đặc biệt là các nhà hàng, quán ăn.... Vì vậy, lượng rác
thải phát sinh từ nguồn này cũng chiếm một lượng đáng kể (15,07%).
Ngoài ra còn có rác thải từ khu vực trường học, cơ quan, công sở…
những chiếm một tỉ lệ ít( 8,98% ), chủ yếu là giấy, bao bì plastic, linon…
2.1.3 Khối lượng rác thải phát sinh
Theo kết quả điều tra hộ gia đình, bình quân mỗi người dân của thị
trấn Chờ thải ra lượng rác là 0,63 kg/người/ngày. Như vậy với tổng số dân là
6223 người thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các thôn trên địa bàn thị
trấn khoảng 3,92 tấn/ngày. Đó là chưa kể một lượng lớn rác thải sinh hoạt
phát sinh từ các khu chợ, các hoạt động thương mại dịch vụ và từ các cơ
quan, công ty, trường học trên địa bàn thị trấn. Theo số liệu thống kê của
UBND thị trấn thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn này
khoảng 2,37 tấn/ngày. Như vậy rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn phát
sinh khoảng 6,29 tấn/ngày. Vào những ngày nghỉ cuối tuần hay những ngày
lễ hội thì khối lượng rác thải phát sinh lại tăng lên, nếu lượng rác này không
được thu gom thường xuyên sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô
thị và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Bảng 2.2 Phân bố dân cư và lượng rác thải sinh hoạt của thị trấn Chờ
3
Tiểu luận môn Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng-ktnn52c
Kinh tế tài nguyên môi trường Mã SV: 521066
STT Thôn Số khẩu
Khối lượng
RTSH
( tấn/ngày)
Tỷ lệ (%)
1 Nghiêm Xá 1805 1,79 28,4
2 Phú Mẫn 1409 1,30 20,8
3 Ngân Cầu 1586 1,52 24,2
4 Khu Phố Mới 1463 1,68 26,6
5 Tổng 6223 6,29 100
( Nguồn : UBND thị trấn Chờ)
Từ hình trên cho thấy lượng rác thải sinh hoạt phát sinh cao ở nơi có
số dân cư đông (thôn Nghiêm Xá) và nơi có mức thu nhập của người dân
cao (khu Phố). Còn các thôn khác dân số ít thì lượng rác thải sinh hoạt cũng
ít hơn.
2.2 Thực trạng thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chờ
2.2.1 Khả năng đáp ứng của công tác thu gom
2.2.1.1 Thiết bị thu gom
+ Thôn Nghiêm Xá:
Thiết bị và phương tiện thu gom của thôn Nghiêm Xá rất đơn giản
gồm: 2 xe đẩy, chổi, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, đôi ủng, găng tay lao
động. Những trang thiết bị này do thôn đầu tư cho những người thu gom rác
hàng năm.
+ Thôn Phú Mẫn:
Do là một thôn có diện tích nhỏ hơn thôn Nghiêm Xá nên ban lãnh
đạo thôn Phú Mẫn đã đầu tư có sự đơn giản hơn thôn Nghiêm Xá. Thôn vẫn
trang bị những đồ dùng thiết yếu như chổi, xẻng, quần áo bảo hộ lao động,
đôi ủng, găng tay lao động. Nhưng thôn chỉ có 1 chiếc xe đẩy chuyên dụng.
4
Tiểu luận môn Sinh viên: Nguyễn Bá Dũng-ktnn52c
Kinh tế tài nguyên môi trường Mã SV: 521066
Những trang thiết bị này cũng do thôn đầu tư cho 1 người thu gom hàng
năm.
+ Thôn Ngân Cầu:
1 bộ quần áo bảo hộ lao động, 2 đôi găng tay, 1 xẻng, 1 chổi, 1 đôi
ủng, 1 mũ , 1 xe bò kéo dùng chung cho cả 2 người thu gom của thôn.
Những trang thiết bị này do thôn đầu tư cho người thu gom/năm.
+ Khu Phố Mới:
Do khu phố mới là khu rất phát triển nên hàng ngày thải ra rất nhiều
rác thải sinh hoạt. Chính vì vậy mà ban quản lý khu phố đã đầu tư rất cẩn
thận cho việc thu gom rác. Thiết bị và phương tiện thu gom gồm: 2 xe
chuyên dụng, 4 bộ quần áo bảo hộ lao động/năm, 4 đôi găng tay/tháng, 4 đôi
ủng/năm, 2 chổi, 2 xẻng.
2.2.1.2 Thành phần và tiền công thu gom.
Hầu hết các thôn đều có một nhóm người chuyên làm nhiệm vụ đi thu
gom rác. Thường thì những thôn có địa bàn rộng như thôn Nghiêm Xá thì tổ
thu gom cần phải có nhiều người hơn những thôn khác, mỗi người phụ trách
một xóm hoặc một khu vực tùy theo cách chia. Ví dụ như thôn Nghiêm Xá
có 4 xóm( xóm Trại, xóm Đông, xóm Vườn Gốc và xóm Giữa) như vậy tổ
thu gom sẽ gồm 4 người và mỗi người phụ trách một xóm. Riêng thôn Phú
Mẫn với diện tích nhỏ lên tổ thu gom rác chỉ gồm 2 người. Thôn Ngân Cầu
gồm 3 người. Đối với khu phố mới, tuy đây là khu vực thải ra nhiều rác sinh
hoạt nhưng do đặc điểm địa hình thuận lợi ( chỉ có một trục đường) nên tổ
thu gom rác của tổ dân phố chỉ gồm 2 người.
Tiền công thu gom của mỗi thôn là khác nhau do đặc điểm dân số của
từng thôn. Hình thức trả công cho các tổ thu gom thường do thôn chi trả,
mỗi người thu gom có thể được trả 1 triệu đến 1 triệu 200 nghìn đồng một
tháng. Riêng tổ dân phố mới có hình thức trả công khác với các thôn. Đó là
5