ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
I. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Khái niệm chức năng quản trị. Nội dung 5 chức năng của quản trị doanh nghiệp.
2. Khái niệm lĩnh vực quản trị. Nội dung của lĩnh vực tài chính - kế toán, lĩnh vực nhân sự, lĩnh
vực marketing.
3. Khái niệm cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp. Nguyên tắc xây dựng, đặc điểm, ưu
nhược điểm của cơ cấu trực tuyến. cơ cấu chức năng. Các loại liên hệ trong cơ cấu tổ chức.
4. Khái niệm quản trị nhân sự. Mục đích và các nhân tố ảnh hưởng quản trị nhân sự trong
doanh nghiệp?
5. Khái niệm hoạch định nhu cầu nhân sự. Quy trình hoạch định nhu cầu nhân sự.
6. Khái niệm tuyển chọn nhân sự. Nội dung của nguồn tuyển chọn nhân sự. Các nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả tuyển chọn nhân sự.
7. Khái niệm công nghệ. Các thành phần cấu tạo nên công nghệ.
8. Khái niệm chuyển giao công nghệ? Phân tích sự cần thiết phải đổi mới công nghệ trong
doanh nghiệp.
9. Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp, vai trò của quản trị tài chính, các mối quan hệ
tài chính doanh nghiệp, các nguồn tài chính doanh nghiệp.
10. Các hoạt động chính tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp? Sản xuất theo mẫu, sản xuất theo
đơn đặt hàng là gì?
11. Quyết định có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Nêu các bước trong quá trình
ra quyết định quản trị?
12. Khái niệm kiểm soát. Vai trò của kiểm soát trong doanh nghiệp. Quy trình kiểm soát,
hình thức kiểm soát
II. PHẦN BÀI TẬP
1. Lựa chọn phương án công nghệ tối ưu.
2. Quản trị chi phí, kết quả theo phương thức phân bổ truyền thống, mức lãi thô.
3. Nội dung của chính sách bán chịu.
4. Bài toán điểm hoà vốn.
Kết cấu đề thi
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi gồm có 2 câu lý thuyết và 1 bài tập.
Thông qua Khoa Các giáo viên bộ môn biên soạn
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Câu 1: Công ty A dự định sản xuất 20.000 sản phẩm theo dây chuyền công nghệ mới. Có 2
phương án công nghệ được đề xuất với chi phí như sau:
Đơn vị tính: đồng
TT Nội dung chi phí Phương án 1 Phương án 2
1 Nguyên vật liệu chính tính cho 1 sản phẩm 80.000 82.000
2 Vật liệu phụ tính cho 1 sản phẩm 20.000 21.000
3 Nhiên liệu, động lực tính cho 1 sản phẩm 15.000 17.000
4 Tiền lương tính cho 1 sản phẩm 35.000 35.000
5 Chi phí sử dụng máy móc thiết bị tính cho toàn
bộ sản phẩm
70.000.000 60.000.000
6 Chi phí phân xưởng tính cho toàn bộ sản phẩm 10.000.000 10.000.000
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho toàn bộ
sản phẩm
20.000.000 20.000.000
Yêu cầu:
1. Hãy lựa chọn phương án công nghệ tối ưu theo phương pháp tính giá thành trực tiếp?
2. Hãy lựa chọn phương án công nghệ tối ưu theo phương pháp tìm điểm nút Q*. Vẽ đồ
thị
3. Nếu ở phương án 1 chi phí cố định tăng lên 15% và chi phí biến đổi giảm 10%,
giám đốc công ty quyết định lựa chọn công nghệ của phương án 2, theo anh chị lựa chọn
của giám đốc doanh nghiệp đã tối ưu chưa? Vì sao?
Câu 2: Tình hình sản xuất kinh doanh trong năm ở doanh nghiệp B như sau:
TT
NỘI DUNG
Đơn vị
tính
Sản phẩm A Sản phẩm B
1 Chi phí vật liệu chính 1 sản phẩm đồng 30.000 40.000
2 Chi phí vật liệu phụ 1 sản phẩm đồng 5.000 7.000
3 Chi phí nhiên liệu, động lực 1 sản
phẩm
đồng 5.000 7.000
4 Chi phí tiền lương, các khoản trích
theo lương 1 sản phẩm
đồng 5.000 6.000
5 Giá bán 1 sản phẩm đồng 65.000 82.000
6 Sản lượng sản xuất trong năm sản phẩm 60.000 70.000
Tổng chi phí gián tiếp: 345.000.000 đồng.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định giá thành đơn vị sản phẩm và tổng lợi nhuận của doanh nghiệp sử
dụng phương pháp phân bổ theo chi phí trực tiếp?
2. Hãy xác định giá thành đơn vị sản phẩm và tổng lợi nhuận của doanh nghiệp sử
dụng phương pháp phân bổ theo doanh thu?
3. Hãy xác định tổng lợi nhuận của doanh nghiệp theo mức lãi thô.
Câu 3: Doanh nghiệp C thực hiện chính sách bán chịu như sau:
Khi giao hàng khách hàng phải trả 10% giá trị lô hàng. Hết tháng thứ nhất trả 40%.
Hết tháng thứ 2 trả 20%. Hết tháng thứ 3 trả 30% còn lại. Lãi suất vay là 1%/ tháng.
Nhờ bán chịu số lượng bán được 35.000 sản phẩm, giá bán 100.000 đồng/sản phẩm và
chi phí 75% trên doanh thu.
Nếu không bán chịu số lượng bán được 30.000 sản phẩm, giá bán 100.000 đồng/sản
phẩm, chi phí 80% trên doanh thu. Chi phí quản lý do bán chịu là 70.000.000 đồng. Chi phí
thu hồi nợ khác là 40.000.000 đồng.
Yêu cầu:
1. Tính chênh lệch thu nhập nhờ bán chịu của doanh nghiệp?
2. Tính lợi ích bán chịu của doanh nghiệp?
3. Trong trường hợp lãi suất vay là 15%/ năm. Hãy tính CP
k
của doanh nghiệp?
Câu 4: Một doanh nghiệp dự định sản xuất loại sản phẩm A có số liệu như sau:
TT Yếu tố chi phí Đơn vị
tính
Sản phẩm A
1 Chi phí vật liệu chính 1 sản phẩm đồng 130.000
2 Chi phí vật liệu phụ 1 sản phẩm đồng 20.000
3 Chi phí nhiên liệu, động lực 1 sản phẩm đồng 15.000
4 Chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương 1 sản
phẩm
đồng 35.000
5 Chi phí cố định toàn bộ sản phẩm đồng 50.000.000
6 Giá bán 1 sản phẩm đồng 240.000
7 Sản lượng sản xuất trong năm sản phẩm 2.000
Yêu cầu:
1. Hãy xác định sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, thời gian hòa vốn của sản phẩm A?
2. Hãy xác định lợi nhuận doanh nghiệp đạt được của sản phẩm A. Vẽ đồ thị minh họa?
3. Nếu doanh nghiệp giảm chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm xuống 15% thì lợi nhuận của
sản phẩm A là bao nhiêu?
4. Nếu chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm tăng 20% thì giá bán đơn vị sản phẩm A là bao
nhiêu để doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận ở yêu cầu 2?
BÀI GIẢI THỰC HÀNH
Câu 1:
1. Lựa chọn phương án công nghệ tối ưu theo phương pháp tính giá thành trực tiếp.
v
1
= 80.000 + 20.000 + 15.000 + 35.000 = 150.000 đồng/sản phẩm
C
1
= 70.000.000 + 10.000.000 + 20.000.000 = 100.000.000 đồng
v
2
= 82.000 + 21.000 + 17.000 + 35.000 = 155.000 đồng/sản phẩm
C
2
= 60.000.000 + 10.000.000 + 20.000.000 = 90.000.000 đồng
Với Q = 3.000sp
Z
1
= C
1
+v
1
Q = 100.000.000 + 150.000 x 3.000 = 550.000.000 đồng
Z
2
=C
2
+v
2
Q = 90.000.000 + 155.000 x 3.000 = 555.000.000 đồng
Kết luận: Doanh nghiệp lựa chọn phương án có giá thành thấp hơn là phương án 1
2. Lựa chọn phương án công nghệ tối ưu theo phương pháp tìm điểm nút Q*. Vẽ đồ thị.
C
1
–C
2
100.000.000 - 90.000.000
Q
*
= = = 2.000 sản phẩm
v
2
– v
1
155.000 - 150.000
Q> Q
*
Doanh nghiệp lựa chọn phương án có chi phí cố định lớn hơn là phương án 1
Đồ thị:
Z
3. Điều chỉnh chi phí phương án 1
Chi phí cố định tăng 15%: 100.000.000 x 115% = 115.000.000 đồng
Chi phí biến đổi giảm 10%: 150.000 x 90% = 135.000 đồng/sản phẩm
Z
1
= 115.000.000 + 135.000 x 3000 = 520.000.000 đồng
Giám đốc doanh nghiệp lựa chọn phương án 2 là chưa tối ưu. Vì Z
1
< Z
2
Z
2
Q
Z
1
Q = 3.000Q* = 750
100.000.000
555.000.000
550.000.000
90.000.000
Câu 2:
1. Xác định giá thành một sản phẩm và tổng lợi nhuận của doanh nghiệp B sử dụng
phương pháp phân bổ theo chi phí trực tiếp.
CPTT1spA = 30.000 + 5.000 + 5.000 + 5.000 = 45.000 đồng
CPTT1spB = 40.000 + 7.000 + 7.000 + 6.000 = 60.000 đồng
Tổng CPTT = 45.000 x 60.000 + 60.000 x 70.000 = 6.900.000.000 đồng
Phân bổ chi phí gián tiếp theo chi phí trực tiếp:
CPGT1spA =
345.000.000
x 45.000 = 0,05 x 45.000 = 2.250 đồng
6.900.000.000
CPGT1spB =
345.000.000
x 60.000 = 0,05 x 60.000 = 3.000 đồng
3.400.000.000
Lập bảng:
Sản phẩm CPTT1sp CPGT1sp Z1sp DT1sp LN1sp
A 45.000 2.250 47.250 65.000 17.750
B 60.000 3.000 63.000 82.000 19.000
Tổng LN = 17.750 x 60.000 + 19.000 x 70.000 = 2.395.000.000 đồng
2. Xác định giá thành một sản phẩm và tổng lợi nhuận của doanh nghiệp A sử dụng
phương pháp phân bổ theo doanh thu.
Tổng DT = 65.000 x 60.000 + 82.000 x 70.000 = 9.640.000.000 đồng
Phân bổ chi phí gián tiếp theo doanh thu: (làm tròn sau dấu phẩy 4 chữ số)
CPGT1spA =
345.000.000
x 65.000
= 0,0358 x 65.000 = 2.327
đồng
9.640.000.000
CPGT1spB =
345.000.000
x 82.000
= 0,0358 x 82.000 = 2.936
đồng
9.640.000.000
Lập bảng:
Sản phẩm CPTT1sp CPGT1sp Z1sp DT1sp LN1sp
A 45.000 2.327 47.327 65.000 17.673
B 60.000 2.936 62.936 82.000 19.064
Tổng LN = 17.673 x 60.000 + 19.064 x 70.000 = 2.394.860.000 đồng
3. Xác định tổng lợi nhuận của doanh nghiệp A theo mức lãi thô
Tổng DT = 9.640.000.000 đồng
Tổng CPTT = 6.900.000.000 đồng
MLT = Tổng DT - Tổng CPTT = 9.640.000.000 - 6.900.000.000 = 2.740.000.000 đồng
Tổng LN = MLT - Tổng CPGT = 2.740.000.000 - 345.000.000 = 2.395.000.000 đồng
Câu 3:
1. Tính chênh lệch thu nhập nhờ bán chịu?
DT
BC(1)
= 35.000 x 100.000 = 3.500.000.000 đồng
CP
BC(1)
= 75% DT
BC
= 75% x 3.500.000.000 = 2.625.000.000 đồng
DT
0
= 30.000 x 100.000 = 3.000.000.000 đồng
CP
0
= 80% DT
0
= 80% x 3.000.000.000 = 2.400.000.000 đồng
∆TNBC = (DT
BC
- CP
BC
) - (DT
0
- CP
0
)
= (3.500.000.000 - 2.625.000.000 ) - (3.000.000.000 – 2.400.000.000) = 275.000.000
đồng
2. Tính lợi ích bán chịu của doanh nghiệp trên?
LBC = ∆TNBC - CPBC
CPBC = (CP
k
+ CP
ql
+ CP
th
)
Trong đó:
CP
k
= 90% x 3.500.000.000 x 1% + 50% x 3.500.000.000 x 1% +
30% x 3.500.000.000 x 1% = 59.500.000 đồng
CPBC = 59.500.000 + 70.000.000 + 40.000.000 = 169.500.000 đồng
LBC = 275.000.000 - 169.500.000 = 105.500.000 đồng
3. Trong trường hợp lãi suất vay là 15%/ năm. Hãy tính lợi ích bán chịu của doanh
nghiệp?
Lãi suất/ tháng = 15%/12 = 1,25%/ tháng
CP
k
= 90% x 3.500.000.000 x 1,25% + 50% x 3.500.000.000 x 1,25% +
30% x 3.500.000.000 x 1,25% = 74.375.000 đồng
Câu 3:
1. Xác định sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, thời gian hòa vốn của sản phẩm A
v
= 130.000 + 20.000 + 15.000 + 35.000 = 200.000 đồng/sản phẩm
Qhv =
F
=
50.000.000
= 1.250 sản
phẩm
p-v 240.000 - 200.000
DThv = 1.250 x 240.000 = 300.000.000 đồng
Thv =
Qhv
x 12 =
1.250
x 12 = 7,5 tháng
Q 2.000
2. Xác định lợi nhuận doanh nghiệp đạt được của sản phẩm A.
Tổng DT = 240.000 x 2.000 = 480.000.000 đồng
V = 200.000 x 2.000 = 400.000.000 đồng
Tổng CP = 50.000.000 + 200.000 x 2.000 = 450.000.000 đồng
Tổng LN = Tổng DT - Tổng CP = 480.000.000 - 450.000.000 = 30.000.000 đồng
Đồ thị:
DT, CP
DT
TC
3. Nếu doanh nghiệp giảm chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm xuống 15% thì lợi nhuận
của sản phẩm A là bao nhiêu?
Chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm giảm 15%: v = 200.000 x 85% = 170.000 đồng/sp
Tổng CP = 50.000.000 + 170.000 x 2.000 = 390.000.000 đồng
Tổng LN = 480.000.000 - 390.000.000 = 90.000.000 đồng
4. Nếu chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm tăng 20% thì giá bán đơn vị sản phẩm A là
bao nhiêu để doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận ở yêu cầu 2?
Chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm tăng 20%: v = 200.000 x 120% = 240.000 đồng/sp
Tổng CP = 50.000.000 + 240.000 x 2.000 = 530.000.000 đồng
Tổng LN = Tổng DT – Tổng CP
90.000.000 = 2.000P – 530.000.000
620.000.000 = 2.000P
P =
620.000.000
= = 310.000 đồng/sản phẩm
2.000
Q
V
Q = 2.000Qhv = 1.250
480.000.000
50.000.000
400.000.000
300.000.000
F
450.000.000