Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

VAI TRÒ CỦA CỐNG TRÊN SÔNG VÀM CỎ TÂY TRONG VIỆC CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG, THOÁT LŨ VÀ GIỮ NGỌT CHO VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.39 KB, 7 trang )


VAI TRÒ CỦA CỐNG TRÊN SÔNG VÀM CỎ TÂY TRONG VIỆC CẢI TẠO
MÔI TRƯỜNG, THOÁT LŨ VÀ GIỮ NGỌT CHO VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
GS.TS. ĐÀO XUÂN HỌC
Hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi
Tóm tắt: Đồng Tháp Mười là một vùng trũng thấp nằm trên châu thổ hạ lưu sông Mê Kông chịu ảnh
hưởng trực tiếp của lũ lụt, hạn hán, chua phèn và xâm nhập mặn tác động xấu đến phát triển kinh tế,
xã hội và môi trường. Bài viết nêu lại các giải pháp tiêu thoát lũ, cải tạo môi trường, ngăn mặn giữ
ngọt đã đề xuất trước đây và đi sâu phân tích vai trò của cống lớn trên sông Vàm Cỏ Tây trong việc hạ
thấp mực nước trên sông, tạo dòng chảy một chiều từ sông Tiền và sông Vàm Cỏ Đông sang sông Vàm
Cỏ Tây, xoá đi các vùng giao thoa nước để cải tạo đất phèn, môi trường vùng đất phèn; tăng lượng lũ
thoát ra sông Vàm Cỏ thêm 17% so với hiện trạng, rút ngắn thời gian ngập lụt xuống khoảng 20 ngày.
Đồng thời tăng hệ số luân lưu nước, tăng lượng phù sa lấy vào từ sông Tiền cải tạo đồng ruộng, giảm
lượng nước trong ít phù sa tràn qua biên giới. Ngoài ra cống còn có vai trò ngăn mặn giữ ngọt, chưa
can thiệp vào vấn đề ô nhiễm môi trường trên sông Vàm Cỏ Đông trong giai đoạn hiện nay.
1. Hệ thống sông Vàm Cỏ và vùng Đồng Tháp Mười
Hệ thống sông Vàm Cỏ có hai sông nhánh là
Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông, bắt nguồn từ
Campuchia, hợp lưu tại xã Nhật Ninh huyện Cần
Đước, chảy trên đoạn dài 27 km rồi đổ ra sông
Soài Rạp cách biển khoảng 15 km. Hệ thống sông
Vàm Cỏ nằm trong cảnh quan đồng bằng sông
Cửu Long, chạy dọc theo dải đất trũng thấp nhất,
tồn tại như một trục tiêu tự nhiên cho vùng Đồng
Tháp Mười, do vậy nó tác động trực tiếp đến
vùng Đồng Tháp mười về thoát lũ, cấp nước, cải
tạo môi trường và giao thông thuỷ. Tổng diện tích
lưu vực của sông Vàm Cỏ khoảng 12.300 km
2
,
trong đó phía thượng lưu thuộc Campuchia


khoảng 4.500 km
2
, phía hạ lưu thuộc Việt Nam
khoảng 7.800 km
2
thuộc địa bàn 5 tỉnh thành phố:
Long An 433.870 ha, Tây Ninh 256.141 ha, Tiền
Giang 50.218 ha, Tp. Hồ Chí Minh 50.218 ha,
Đồng Tháp 8.350 ha.
Vùng Đồng Tháp Muời (ĐTM) với diện tích
tự nhiên trên 700. 000 ha, trong đó gần 70% là
đất nông nghiệp, là vùng đất đai mầu mỡ với
nhiều hệ sinh thái tự nhiên.Tuy nhiên ĐTM là
một đồng lũ kín, trũng thấp, ảnh hưởng mạnh mẽ
bởi chế độ bán nhất triều ở biển Đông, 40% diện
tích là đất phèn, lượng lũ hàng năm tràn về rất
lớn, gây ngập sâu nhất và dài ngày nhất. Trận lũ
năm 2000 làm thiệt mạng 237 người (vùng
ĐTM), tổng thiệt hại đến gần 3000 tỷ đồng.
Những hạn chế do các điều kiện tự nhiên đã có
ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội
vùng ĐTM.
Trong những năm qua Nhà nước đã có những
đầu tư lớn cho các công trình hạ tầng, có chủ
trương đúng cho phương hướng sản xuất và đã
đạt những thành tựu lớn: Năm 2001 diện tích gieo
trồng lúa đạt 790.000 ha (cao nhất từ trước tới
nay), tổng GDP đạt 8791,2 tỷ đồng (theo giá
1994), trong đó nông nghiệp đóng góp 53%. Tuy
vậy, cũng phải thấy rằng tốc độ tăng trưởng trong

những năm gần đây chậm lại: Đồng Tháp đạt
2,9%; Tiền Giang 3,1%; Long An 6,0%. Năng
suất lúa bình quân toàn vùng khoảng 4,53 T/ha,
trong đó năng suất bình quân lúa Đông Xuân 5,44
T/ha, mặc dầu có đầu tư nhiều song năng suất vẫn
không tăng.


Những hạn chế như: Lũ lụt, hạn hán, chua
phèn, xâm nhập mặn và môi trường vẫn còn đó,
sản xuất phụ thuộc, đời sống kinh tế và văn hoá
không ổn định. Do đó kiểm soát được lũ, hạn chế
được mức độ ngập lụt và hạn hán vẫn là yêu cầu
quan trọng để đồng bằng ĐTM phát triển kinh tế
xã hội ổn định và bền vững.
Tuy nhiên, do lượng lũ tràn vào ĐTM rất lớn:
40 - 60 tỷ m
3
, cùng với tác động của con người
trong những năm qua, ĐTM có xu hướng ngày
càng ra tăng chiều sâu ngập và thời gian ngập lũ.
Theo tại liệu thống kê của 41 năm qua cho thấy
mức ngập lũ của vùng Đồng Tháp mười ngày
càng gia tăng: Chênh lệch cao trình mực nước lũ
max giữa Tân Châu và Mộc Hoá giảm dần từ 2,5
- 2,8 m xuống còn 1,5 - 1,8 m (Hình 1).
Hạn hán và xâm nhập mặn vẫn là mối đe doạ
thường xuyên trong vùng, đặc biệt đối với tỉnh
Long An. Nguồn xâm nhập mặn từ biển Đông
vào trong vùng phụ thuộc rất nhiều vào lượng

mưa đầu vụ, sử dùng nước trong khu vực, lượng
nước từ sông Tiền chảy vào Vàm Cỏ Tây qua hệ
thống kênh trục ngang như: Hồng Ngự, Tân
Thành - Lò Gạch, Đồng Tiến Lagrange. Thời
gian mặn nhất thường xuất hiện vào tháng III, IV
và đầu tháng V. Theo tài liệu thống kê năm 2005,
nồng độ mặn 4 g/l trên sông Vàm Cỏ Đông và
Vàm Cỏ Tây vào sâu hơn trăm km (Bảng1), đã
gây những ảnh hưởng rất lớn và nhiều mặt ở
trong vùng.

Hình 1. Xu thế diễn biến của chênh lệch mực nước lũ Tân Châu – Mộc Hóa (1960 – 2000)
Bảng 1. Vị trí có độ mặn 2g/l và 4g/l trên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây
Độ mặn
Vị trí (km)
Vàm Cỏ Đông Vàm Cỏ Tây
Độ mặn 2 g/l Cách biển Đông khoảng 129,67 km Cách biển Đông khoảng 148,1 km
Độ mặn 4 g/l Cách biển Đông khoảng 117,67 km Cách biển Đông khoảng 134,4 km
Là một vùng có diện tích đất canh tác bị phèn
lớn, lại phân bố vào những vùng trũng thấp, nằm
kẹp giữa các con sông nên việc thau rửa, cải tạo
phèn càng gặp nhiều khó khăn. Sự giao thoa dòng


chảy giữa sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây tạo nên
sự lưu cữu nước phèn lớn ở vùng Bắc Đông. Sự
giao thoa dòng chảy ở giữa hai sông Vàm Cỏ Tây
và Đông tạo nên vùng lưu cữu nước phèn lớn ở
vùng kênh Bo Bo (Hình 2).
Hình 2. Nước phèn lưu cữu ở vùng giữa 2 sông Vàm Cỏ

Ngoài nguồn ô nhiễm nước phèn trong khu
vực còn bị ô nhiễm do nước thải từ các nhà máy
công nghiêp ven sông Vàm Cỏ Đông, nhiều nơi
đã ở tình trạng không thể chịu đựng như kênh An
Hạ, kết quả phân tích mức độ ô nhiễm trên sông
Vàm Cỏ Đông như biểu đồ số 7.
2. Giải pháp kiểm soát lũ, cải tạo môi
trường vùng Đồng Tháp Mười
Do những đặc điểm về tự nhiên bất lợi nên
kiểm soát lũ (KSL) cho vùng Đồng Tháp Mười là
công việc rất khó khăn và phức tạp. Tiếp thu ý
tưởng của các đề tài nghiên cứu trước đây, tính
toán và phân tích số liệu thực tế, chúng tôi đã đề
xuất mục tiêu và mô hình kiểm soát và khai thác
tài nguyên lũ cho vùng ĐTM:
(1) Mô hình hai tuyến KSL cho ĐTM đã được
thống nhất và đã được công bố trong nhiều tài
liệu (Quy hoạch lũ ĐBSCL – Phân viện khảo sát
và quy hoạch thủy lợi Nam Bộ; Các báo cáo khoa
học cấp Nhà nước trước đây) là: Tuyến Tân
Thành - Lò Gạch và tuyến bờ Nam kênh
Nguyễn văn Tiếp. Hai tuyến KSL này đã được
xây dựng, tuy chưa hoàn chỉnh, nhưng là biện
pháp rất cơ bản để thu gom lũ, hạn chế một phần
lượng lũ tràn vào ĐTM. Mực nước lũ trong ĐTM
đã được giảm, tuy nhiên chưa đáng kể.
(2) Cải tạo khu Tứ Thường với việc mở rộng
các cửa thoát lũ Trà Đư – Cây Đa, Nam Hang -
Cái Sách.



(3) Tăng cường lưu lượng lũ tràn vào rạch
Hồng Ngự bằng cách nạo vét và gia cố bảo vệ hai
bờ khu vực có đông dân cư.
(4) Cải tạo các tuyến thoát lũ, cửa thoát, mở
thêm các hành lang thoát lũ phía hạ lưu đồng thời
phải tính đến các biện pháp giữ nước.
(5) Cải tạo nhẹ (một số đoạn) sông Vàm Cỏ
Tây, xây dựng cống trên sông Vàm Cỏ Tây để
ngăn triều, thoát lũ, tạo dòng chảy một chiều
phục vụ cải tạo đất, cải tạo môi trường đất phèn ở
các vùng Bắc Đông - BoBo và sử dụng nước lũ
để cải tạo chất lượng nước, môi trường sông Vàm
Cỏ, biến sông Vàm Cỏ thành nơi trữ nước, cấp
nước, giao thông thuỷ và nuôi trồng thủy sản.
(6) Cải tạo các vùng trũng ven sông Vàm Cỏ
Tây thành các “hồ rừng”, các tổ hợp Nông – Lâm
– Ngư nghiệp gắn liền với trục sông Vàm Cỏ.
(7) Sử dụng nước lũ vào việc cải tạo đất và
môi trường các vùng đất phèn.
3. Tác động của các cống trên sông Vàm Cỏ
trong việc cải tạo môi trường, thoát lũ và ngăn
mặn
Các tác động (có lợi và có hại) của các cống
trên sông Vàm Cỏ (dòng chung) và Vàm Cỏ Tây
đã được nghiên cứu tương đối toàn diện, phần
dưới đây trình bày tóm lược những tác động cơ
bản nhất:
(1) Tác động chính của cống trên sông Vàm
Cỏ Tây là ngăn triều, biến dòng hai chiều thành

dòng chảy một chiều. Tạo sự lệch pha và làm cho
mực nước trên sông Vàm Cỏ Tây hạ thấp, đặc
biệt là đầu và cuối mùa lũ (50-80cm), tạo ra dòng
chảy một chiều từ sông Tiền và sông Vàm Cỏ
Đông về phía sông Vàm Cỏ Tây. Dòng chảy một
chiều này sẽ xoá đi hai vùng nước phèn lưu cữu ở
vùng Bắc Đông và Bo Bo, tăng hệ số luân lưu
nước để cải tạo phèn (hình 3,4).
Hình 3. TP nước chua tại Tân An từ tất cả các nguồn nước chua pH
Hình 4. TP nước chua tại Ngã 3 hai sông Vàm Cỏ từ tất cả các nguồn nước chua pH

27-6-1998 29-6-1998 1-7-1998 3-7-1998 5-7-1998 7-7-1998 9-7-1998 11-7-1998 13-7-1998 15-7-1998
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
Time Series Concentration (KQPH_ALL_JUN2JUL98.res11)
Concentration
WESTVAMCO 97500.00 PH
WESTVAMCO 97500.00 PH
27-6-1998 29-6-1998 1-7-1998 3-7-1998 5-7-1998 7-7-1998 9-7-1998 11-7-1998 13-7-1998 15-7-1998
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0

30.0
Time Series Concentration (KQPH_ALL_JUN2JUL98.res11)
Concentration
WESTVAMCO 130200.00 PH
WESTVAMCO 130200.00 PH

Qua kết quả tính toán mô phỏng bài toán nước
nhiều thành phần, ta thấy hàm lượng phèn và thời
gian xuất hiện phèn trên sông Vàm Cỏ Tây và
sông Vàm Cỏ giảm đáng kể. Như vậy việc chất
lượng nước ở các sông kênh trong khu vực sẽ
được cải thiện đáng kể.
(2) Cống trên sông Vàm Cỏ Tây (B = 150m;
Zđáy = -8m) làm cho tổng lượng nước tiêu thoát
qua sông Vàm Cỏ trong suốt mùa lũ chiếm 56,5%
(23,73 tỷ m
3
so với 15,16 tỷ m
3
hiện trạng). Nếu
so sánh với tổng lượng nước thoát từ ĐTM ra 2
phía sông Tiền và sông Vàm Cỏ, ta thấy cống
Vàm Cỏ Tây làm lượng thoát ra phía Vàm Cỏ
tăng gần 17% (53,38% khi có công trình so với
36,4% hiện trạng).
Tương ứng, lượng nước thoát ra phía sông
Tiền là 46,62% giảm đi đáng kể so với năm 1996,
trong đó lượng nước thoát qua đoạn An Hữu -
Long Định giảm 10%, đoạn qua QL 30 giảm 7%.
Điều này có lợi cho việc bảo vệ vùng cây ăn quả

tỉnh Tiền Giang.
(3) Do khả năng thoát nước xuống hạ lưu tăng
lên, nên lượng nước chảy vào ĐTM cũng gia tăng
khoảng 4% (46,18 tỷ m
3
so với 44,71tỷ m
3
hiện
trạng). Trong đó lượng nước vào ĐTM từ phía
sông Tiền có xu thế tăng lên (10,55% so với
10,06% hiện trạng) do sự gia tăng độ dốc ngang,
trong lúc tỷ lệ nước vào ĐTM từ biên giới giảm
(89,94% hiện trạng giảm xuống 89,45%). Sự gia
tăng tuy không đáng kể, song điều đó có lợi cho
việc lợi dụng nước lũ, lấy phù sa.
(4) Cống còn có tác dụng làm cho mức nước
lũ giảm, nên thời gian ngập lụt cũng giảm theo,
tương ứng với diễn biến của mức nước. Tại các
tuyến hạ lưu (Mộc Hóa, Tuyên Nhơn) ứng với
mức nước H =1m thời gian ngập lụt rút ngắn
khoảng 20 – 30 ngày. Ngược lên phía thượng lưu
(Hưng Thạnh, Tam Nông) thời gian ngập lụt rút
ngắn khoảng 15 – 20 ngày, phụ thuộc vào hướng
lũ rút từ thượng lưu xuống.
(5) Nguồn nước xả từ Dầu tiếng vào thượng
lưu sông Vàm Cỏ Đông có tác dụng rất tốt trong
việc đẩy mặn ở giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên
trong tương lai nguồn nước bổ sung cho sông
Vàm Cỏ cần được lấy từ hệ thống sông Mê Kông
vì với tốc độ phát triển của lưu vực sông Đồng

Nai thì nguồn nước sông Đồng Nai sẽ thiếu trong
tương lai gần (toàn bộ lưu vực chỉ có gần 34 tỷ
m
3
), trong khi lưu vực sông Mê Kông có khoảng
400 tỷ m
3
. Chính vì vậy việc xây dựng cống trên
sông Vàm Cỏ tây còn có ý nghĩa rất lớn về mặt
giữ ngọt.
(6) Kết quả nghiên cứu còn cho thấy nếu cống
được xây dựng trên sông Vàm Cỏ chung sẽ mang
lại hiệu quả cao hơn về mặt thoát lũ và hạ thấp
mực nước. Tuy vậy, dung lượng lũ thoát qua
cống Vàm Cỏ thì không lớn hơn nhiều, so với
phương án cống trên sông Vàm Cỏ Tây. Lượng
nước thoát qua cống sông Vàm Cỏ là đạt 55,21%
so với 53,38% khi có cống tại Vàm Cỏ Tây, tức
là chỉ tăng lên 0,81tỷ m
3
. Trong đó, tuyến Tân An
tăng mạnh, đến 3,18 tỷ m
3
, còn tuyến Vàm Cỏ
Đông giảm 2,19 tỷ m
3
so với phương án Vàm Cỏ
Tây. Điều đó có thể giải thích: Vàm Cỏ Tây là
tuyến thoát lũ thuận lợi. Vàm Cỏ Đông ở xa
ĐTM hơn nên thiếu nguồn vào, hệ thống kênh

thoát lũ từ ĐTM cũng chưa đủ thông thoáng để
chuyển nước, làm cho khả năng thoát lũ của Vàm
Cỏ Đông kém hơn. Do vậy hệ thống này cũng cần
được cải tạo nếu muốn sử dụng cống lớn.
(7) Việc xây dựng cống Vàm Cỏ chung sẽ rất
khó khăn việc cải tạo đất và môi trường vùng Bo
Bo (hình 5) do không xóa được các giáp nước
vùng giữa 2 sông Vàm Cỏ.
(8) Khi có cống Vàm Cỏ (trên dòng chung), do
nước ít lưu chuyển hơn trên sông Vàm Cỏ Đông
bởi cống làm giảm tác động của thủy triều, tốc độ
lan truyền các nguồn ô nhiễm giảm. Điều đó dẫn
đến sự ô nhiễm tăng cường so với hiện trạng tại
các khu vực gần nguồn xả thải (hình 6). Tỷ lệ
nước thải gây ô nhiễm tăng đáng kể, đạt đến 30 –
40% so với tự nhiên (hiện trạng 2005), ảnh hưởng
lên một vùng rộng lớn phía thượng lưu cống bên
sông VCĐ, do cống đã hạn chế nguồn nước để
pha loãng. Tuy vậy, bên sông VCT lại không bị
ảnh hưởng.


Hình 5. TP nước chua tại Ngã 3 kênh Bo Bo – Thủ Thừa từ tất cả các nguồn nước chua pH
Hình 6. Tỷ lệ thành phần nước ô nhiễm tại Bến Lức
(9) Nếu chưa có nguồn cấp nước ngọt thêm
cho VCĐ thì việc xây cống Vàm Cỏ để kiểm soát
mặn sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường dọc
theo VCĐ, vốn đã rất nặng như hiện nay. Nguồn
xả từ Dầu tiếng vào thượng Vàm Cỏ Đông có tác
dụng rất tốt trong mở rộng vùng ngọt khi có cống

Vàm Cỏ, tuy vậy cũng không cải thiện được
nhiều về chất lượng nước ở vùng thượng lưu
cống Vàm Cỏ so với khi không có nguồn này
(hình 7).
(10) Do hiện trạng ô nhiễm và nguy cơ ô
nhiễm gia tăng của nguồn nước sông Vàm Cỏ
Đông bởi các nguồn thải sinh hoạt và đặc biệt từ
các khu công nghiệp bên bờ tả, vì vậy trong khi
chưa xử lý triệt để nguồn nước xả vào sông Vàm
Cỏ Đông thì chưa nên xây dựng cống Vàm Cỏ
chung hoặc cống trên sông Vàm Cỏ Đông.
4. Kết luận
Việc xây dựng một cống lớn trên sông Vàm
Cỏ Tây sẽ có tác dụng rất tốt trong việc cải tạo
đất, cải tạo môi trường trong vùng Đồng Tháp
Mười, môi truờng trong hệ thống sông kênh.
Cống có tác dụng tăng khả năng thoát lũ, hạ thấp
mực nước lũ. Cống có tác dụng ngăn mặn giữ
ngọt cho một vùng rông lớn. Cống Vàm Cỏ Đông
sẽ được xây dựng sau khi các giải pháp xử lý
nước thải từ các khu công nghiệp ra sông được xử
lý triệt để, đồng thời diện tích đất phèn ở vùng Bo
Bo đã được cải tạo một cách cơ bản.


Hình 7. Tỷ lệ TPN ON tại ngã 3 sông VCĐ và sông Bến Lức khi có bổ sung 30m
3
/s từ Dầu Tiếng
TµI LIÖU THAM KH¶O
[1] Phân viện khảo sát QHTL Nam Bộ: Trận lũ lịch sử năm 2000, nhìn lại và điều chỉnh quy hoạc

kiểm soát lũ ở ĐBSCL - 12/2000.
[2] Cơ sở 2 trường ĐH Thuỷ lợi: Đánh giá lũ năm 2000 – 12/2003.
[3] Đại học Quốc gia TP.HCM: Kỷ yếu hội thảo KH “Những vấn đề Kỹ thuật-Kinh tế- Xã hội-Môi
trường đồng bằng SCL để chủ động sống chung với lũ-2001.
[4] Cơ sở 2 trường ĐH Thuỷ lợi: Các vấn đề thoát lũ và kinh tế xã hội môi trường phục vụ phát triển
bền vững vùng ĐTM
[5] Viện KH Thuỷ lợi miền Nam: Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học.
Summary
Prof. Dr. DAO XUAN HOC
Water Resources University
DongThapMuoi is located in the depression region of the Mekong river delta, directly affected by
flood, drought, intrusion of saline water, acid sulfate soil; such these disadvantage have adverse
effects on both environmental and socio – economic systems. This report has repeated the previous
proposals about controlling the flood, improving water environment and limiting salinization. The
roles of the sluice construction located in the VamCoTay are analyzed in details of the decreasing
water level in river, creating the one-way water flowing from both rivers of Tien and VamCoDong to
VamCoTay river. This construction can also cross off the water interference region to improve acid
sulfate soil, increase flood water volume of 17% releasing to VamCo from Tien river side and also
taking flooding duration shorter to 20 days. Beacause of food water with high nutrient concentration
coming from Tien river is better than from border of the country. However, this sluice have not solved
the water pollution problem in the Vam Co Dong yet.
Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Quang Kim

×