Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

cơ chế đàm phán 6 bên trên bán đảo triều tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.03 KB, 13 trang )








Tiểu luận


CƠ CHẾ ĐÀM PHÁN 6 BÊN TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN















A. LỜI NÓI ĐẦU
Triều Tiên đã phát triển vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo, vũ khí sinh
hoá học và sự khác biệt trong ý thức hệ của từng thời kỳ cùng với những thất
bại kinh tế sẽ làm tăng nguy cơ leo thang quân sự. Bán đảo Triều Tiên cũng
là nơi duy nhất tại Đông Á mà Mỹ còn duy trì sự hiện diện quân sự trên đất


liền, Mỹ càng dựa vào vũ khí hạt nhân để nhằm răn đe các cuộc tấn công thì
Triều Tiên càng mong muốn có được vũ khí hạt nhân. Hàng loạt vụ thử tên
lửa, bom hạt nhân của CHDCND Triều Tiên khiến tình hình an ninh trong
khu vực thêm thêm phức tạp.
Trong tình hình đó, đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo
Triều Tiên đã được thiết lập nhằm nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình và
an ninh, tránh các cuộc đụng độ vũ trang. Cuộc đàm phán 6 bên bao gồm các
thành viên: Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga.
Ngoài ra, sau này còn xuất hiện thêm các chủ thể gián tiếp khác về sau như
Asean bởi không chỉ Triều Tiên là thành viên của diễn đàn an ninh khu vực
ARF mà bởi tính dễ bị tổn thương trong kỷ nguyên toàn cầu hoá.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở hình thành đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo
Triều Tiên:
1. Nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân:
Sau chiến tranh lạnh, cả thế giới tưởng như đã thoát khỏi một cuộc
chiến không thật sự “nóng” nhưng luôn tiềm ẩn một mối nguy hiểm vô cùng
lớn, đe doạ đến hoà bình của mọi quốc gia, đó là cuộc chạy đua vũ khí hạt
nhân hay còn gọi là vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Tuy nhiên, chiến tranh lạnh
kết thúc cũng không đồng nghĩa với việc vũ khí hạt nhân cũng theo đó mà
tan biến, các nước lớn mặc dù đã ký kết với nhau nhiều hiệp ước cắt giảm vũ
khí chiến lược nhưng đó chỉ là con số rất nhỏ trong tổng số những gì họ
đang sở hữu. Mặc dù vậy việc sở hữu vũ khí hạt nhân của các nước lớn hầu
như được nằm trong tầm kiểm soát của các hiệp ước song phương cũng như
đa phương nhưng trên hết, mối quan tâm hàng đầu của thế giới hiện nay
đang là việc một số quốc gia nhỏ lẻ cũng đang sở hữu được loại vũ khí nguy
hiểm hàng đầu này, một trong số các quốc gia đó chính là Bắc Triều Tiên.
Việc Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân đã làm cho các quốc
gia trên thế giới đặc biệt lo ngại. Bởi trên thực tế, tuy số lượng vũ khí hạt
nhân trên thế giới tồn tại với số lượng lớn nhưng mới chỉ có 2 quả bom

nguyên tử được ném xuống 2 thành phố của Nhật Bản trong giai đoạn chiến
tranh thế giới 2. Qua đó, cả thế giới đã nhận thức được sức công phá vô cùng
khủng khiếp của loại vũ khí này và hậu quả của vụ ném bom vẫn còn tồn tại
cho đến ngày nay. Chính vì thế mà các nước trên thế giới cố gắng xây dựng
những cơ chế chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Việc Bắc Triều Tiên phát triển
loại vũ khí này sẽ là một tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế, gây ra những
nguy cơ phổ biến loại vũ khí hủy diệt này, nguy cơ chạy đua vũ khí hạt nhân
và nguy cơ khủng bố hạt nhân. Nếu loại vũ khí hủy diệt hàng này được phổ
biến rộng rãi sẽ đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh quốc tế, nhất
là khi các tổ chức khủng bố quốc tế có trong tay loại vũ khí này.

2. Nguy cơ chiến tranh:
Cả Bắc Triều Tiên và Mỹ đều có chính sách cứng rắn trong việc giải quyết
vấn đề này:
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên xuất hiện từ đầu những năm
1990 của thế kỷ XX và bắt đầu gây chú ý khi nước này rút khỏi Hiệp định
không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) vào năm 1993. Tháng 4/1994, Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ gửi đề nghị trừng phạt CHDCND Triều Tiên lên Hội
đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Sau một thời gian đàm phán, Hợp chủng quốc
Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên đi đến ký kết đến Hiệp định khung vào
ngày 20/ 10/1994. Theo đó, Bắc Triều Tiên ngừng sản xuất nguyên liệu hạt
nhân, đổi lại Mỹ cam kết cung cấp 2 lò phản ứng hạt nhân nhẹ để chế tạo
năng lượng hạt nhân và 0,5 triệu tấn dầu/năm cho nước này
Tuy nhiên, quá trình thực hiện hiệp định khung này không suôn sẻ,
Mỹ vẫn cho rằng Bắc Triều Tiên đang bí mật sản xuất vũ khí hạt nhân. Theo
tuyên bố của Bắc Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc không thực hiện những gì đã
cam kết trong hiệp định khung 1994, cung cấp nhỏ giọt, vì vậy, tháng 8-
1998, Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa và làm cho quan hệ giữa hai nước Mỹ
và Bắc Triều Tiên ngày càng căng thẳng. Việc Bắc Triều Tiên tuyên bố có
vũ khí hạt nhân đồng nghĩa với việc hiệp định khung ký giữa Mỹ và Bắc

Triều Tiên năm 1994 đã không còn giá trị và mở ra một giai đoạn khủng
hoảng mới về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Thêm vào đó, vụ
việc khủng bố ở Mỹ 11/9/2001, chính quyền Bush đã đưa 7 nước trong trục
ma quỷ trong đó có Bắc Triều Tiên ( theo Mỹ, đây là các quốc gia bất trị và
là đối tượng hàng đầu của chiến lược đánh đòn phủ đầu). Riêng với các nước
này, Mỹ sẽ đánh bất kỳ lúc nào mà không cần xin phép ai. Vì điều này,
2002, Bắc Triều Tiên tuyên bố họ có quyền phát triển vũ khí hạt nhân nhằm
bảo vệ an ninh lãnh thổ. Căng thẳng leo thang đến đỉnh điểm, khi ngày
10/1/2003 Bắc Triều Tiên tuyên bố rút khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí
hạt nhân NPT. tháng 2 tuyên bố nếu Mỹ phong tỏa bằng biện pháp quân sự
thì Bắc Triều Tiên sẽ rút khỏi Hiệp định đình chiến Triều Tiên. Ngày 24/2,
Bắc Triều Tiên phóng tên lửa có tầm bắn 100 km, tháng 3, phóng thử tên lửa
tầm trung có điểm rơi chỉ cách bờ biển Nhật bản 110 km khiến dư luận Nhật
Bản lo ngại. Tháng 4/2003, Bắc Triều Tiên tuyên bố tái chế 8000 thanh
nhiên liệu hạt nhân.
Chính sách hạt nhân của CHDCND Triều Tiên được gọi là “Chính
sách bên miệng hố chiến tranh”, tức là khả năng tồn tại bên miệng hố chiến
tranh mà không để bị lôi cuốn vào chiến tranh, buộc các quốc gia khác phải
có những nhượng bộ đơn phương có lợi cho mình. Do đó, có thể thấy rõ, vũ
khí hạt nhân chỉ là một lá chắn của nước này. Trong hoàn cảnh bị bao vây,
cấm vận về kinh tế, an ninh quốc gia bị đe doạ từ nhiều phía thì việc họ dùng
con bài hạt nhân để đổi lấy sự viện trợ về kinh tế cũng như với mục đích
phòng vệ, đảm bảo an ninh quốc gia được coi là hành động khôn ngoan. Ban
đầu, nhiều người còn cho rằng đó chỉ là lời bịa đặt, rằng thực chất thì
“Không có một chương trình hạt nhân nào ở Triều Tiên”. Tuy nhiên, sự nghi
ngờ nào cũng có lí do của nó, và Triều Tiên đã đưa cả thế giới đi từ ngạc
nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Mặt khác, bán đảo Triều Tiên vẫn còn trong tình trạng chiến tranh
nên giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên vẫn còn là "kẻ thù" của nhau vì giữa 2
bên Bàn Môn Điếm chưa ký kết bất kỳ một hiệp định hòa bình nào. Tình

trạng này cũng là lý do cơ bản để Bình Nhưỡng theo đuổi việc chế tạo vũ khí
hạt nhân và các loại tên lửa tầm xa, tầm ngắn, như một cách để phòng vệ
chính đáng. Một hiệp định hòa bình sẽ là điều cần thiết để Mỹ chính thức
không xem Bình Nhưỡng là "kẻ thù" nữa, mà là "bạn" của nhau thì mọi
chuyện có thể sẽ được giải quyết dễ dàng hơn
Mặc dù có thái độ cứng rắn như vậy nhưng các nước đều không muốn
xảy ra một cuộc chiến tranh. Nhìn lại lịch sử ta thấy, do vị trí địa lý đặc biệt
là nằm ở trung tâm khu vực Đông Bắc Á, nơi tập trung lợi ích của các nước
lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, cho nên từ lâu vận mệnh của dân
tộc Triều Tiên thường bị rơi vào tầm ngắm của các nước lớn xa gần khi các
nước lớn tranh giành quyền kiểm soát lợi ích ở khu vực. Nếu như chiến
tranh vùng Vịnh có thể dễ dàng nổ ra bởi vị trí cách biệt với xung quanh thì
điều này lại khó xảy ra đối với trường hợp của Bắc Triều Tiên. Một khi
chiến tranh xảy ra thì lợi ích của các nước lớn đểu bị đe dọa. Chính vì thế
nên các nước sẽ tìm kiếm một biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề này.
3. Vấn đề uy tín của các quốc gia:
Việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên là một cơ hội cho
các nước lớn thể hiện vai trò cũng như khẳng định uy tín của mình.
a. Mỹ:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ nổi lên là một siêu cường thế giới, chi
phối mọi hoạt động của quan hệ quốc tế. Với vấn đề hạt nhân trên bán đảo
Triều Tiên, Mỹ tự cho mình là phải có trách nhiệm giải quyết. Tuy nhiên,
Mỹ sẽ phải đứng trước những lựa chọn khó khăn trong việc đánh hay không
đánh Trều Tiên. Nếu Mỹ tiến hành chiến tranh với Bắc Triều Tiên sẽ ảnh
hưởng đến các nước xung quanh và nếu không đánh thì sẽ làm giảm uy tín
của Mỹ, gây ra hệ lụy về sau là lời nói của Mỹ sẽ bị giảm trọng lượng và vấn
đề sinh tử.
b. Trung Quốc:
Trung Quốc đã đứng ra làm trung gian để tiến hành các cuộc đàm phán.
Trung Quốc và Bắc Triều Tiên từ trước đến nay đã có mối quan hệ thân cận.

Trung Quốc cần Triều Tiên như là một vùng đệm với những nước "đối
nghịch" như Hàn Quốc, Nhật Bản Việc có đồng minh Triều Tiên, vùng
Đông Bắc của Trung Quốc ổn định về an ninh hơn rất nhiều và đem lại cho
Bắc Kinh tiềm năng kinh tế lớn. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể để Bình
Nhưỡng muốn làm gì thì làm, đặc biệt là việc Triều Tiên theo đuổi tham
vọng hạt nhân bởi việc này tạo ra nhiều thách thức lớn với Bắc Kinh.

c. Nga:
Sau chiến tranh lạnh, Nga đang nỗ lực để khôi phục ảnh hưởng mà Liên Xô
đã có đối với bán đảo Triều Tiên. Vấn đề hoà bình và ổn định trên bán đảo
Triều Tiên luôn là ưu tiên quan trọng trong chính sách Đông Á của Nga. Đặc
biệt, Nga không chấp nhận công thức đàm phán 4 bên vì công thức này
không chấp nhận lợi ích địa chính trị- lịch sử của Nga trên bán đảo Triều
Tiên mà theo Nga, để giải quyết vấn đề Triều Tiên, tất cả các nước liên quan
đến bán đảo này phải được tham gia trong một cơ chế đa phương.
d. Nhật Bản:
Do vị trí địa lý, bán đảo Triều Tiên có quyết định vô cùng quan trọng, quyết
định mọi an nguy đối với nước Nhật. Chỉ cách Nhật có một eo biển hẹp, bán
đảo Triều Tiên vừa là cầu nối của Nhật Bản ra bên ngoài, vừa là con đường
cho các thế lực bên ngoài dễ dàng tấn công Nhật Bản. Nhận thức được lợi
ích an ninh to lớn, vì thê, 1992, cục phòng vệ Nhật Bản đã tuyên bố rằng: “
Duy trì hoà bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên là điều quan trọng sống
còn đối với hoà bình, ổn định của toàn khu vực Đông Á, bao gồm Nhật Bản”
e. Hàn Quốc
Hàn Quốc là nước không thể không tham gia trong cuộc đàm phàn 6 bên bởi
vấn đề hạt nhân của Triều Tiên luôn có mối quan hệ chặt chẽ với việc thống
nhất 2 miền.

Tóm lại,Các nước lớn can thiệp chặt chẽ vào tình hình bán đảo Triều Tiên
không chỉ bởi đơn thuần nhằm ngăn chặn khả năng phổ biến vũ khí hạt nhân

mà đây còn là địa bản để họ tranh giành ảnh hưởng, khẳng định vị thế của
mình sau khi cấu trúc 2 cực tan rã. Thực chất vấn đề hạt nhân Triều Tiên là
sự hoà quyện của 3 vấn đề cơ bản: Vấn đề thống nhất 2 miền Triều Tiên;
Vấn đề đảm bảo lợi ích của ít nhất 4 nước lớn Mỹ, Nga, Nhật, Trung Quốc;
Vấn đề hạt nhân. Điều này có nghĩa là khi giải quyết vấn đề hạt nhân của
Triều Tiên phải giải quyết đồng bộ cả ba vấn đề trên mới hi vọng đạt được
kết quả.

II. Quy trình hợp tác
Cuộc đàm phán sáu bên lần thứ nhất diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 27 -
29/8/2003 gồm các nước Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, CHDCND Triều Tiên, Đại Hàn Dân Quốc, Nhật Bản và Cộng
hòa Liên bang Nga nhưng chỉ mang tính hình thức. Vòng đàm phán sáu bên
lần thứ hai diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 25 - 28/2/2004, kết thúc cũng không
đạt được kết quả do lập trường của các bên khác xa nhau. Vòng đàm phán
sáu bên lần thứ ba cũng diễn ra ở Bắc Kinh từ ngày 24 - 26/6/2004. Đàm
phán 6 bên vòng 4 ( giai đoạn 1 : 26/7-7/8/2005; giai đoạn 2 : 13-19/09/2005
) đã đạt kết quả quan trọng. Triều Tiên cam kết từ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân
và các kế hoạch hạt nhân hiện thời; Mỹ khẳng định tôn trọng chủ quyền của
Triều Tiên. Kết quả đàm phán vòng 5 ( từ tháng 11/2005 – tháng 12/2006 )
là một bước thụt lùi hay chí ít cũng là một sự giậm chân tại chỗ so với vòng
4. Các bên chỉ thông qua được Bản tuyên bố của nước Chủ tọa với một số
nội dung chung chung như : Các bên đã tái khẳng định sẽ thực hiện Tuyên
bố chung theo nguyên tắc “cam kết đối cam kết”, “hành động đối hành
động”, qua đó sớm thực hiện mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên
một cách có thể kiểm chứng.
Tháng 10-2006, CHDCND Triều Tiên tiếp tục ra tuyên bố, lần đầu
tiên thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân. Sự kiện này đã vượt quá khả
năng của đàm phán 6 bên, buộc Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc
phải ra Nghị quyết số 1718 trừng phạt CHDCND Triều Tiên

1
. Đáp trả lại,
Triều Tiên đã rút khỏi vòng đàm phán 6 bên và đẩy nhanh tiến độ chương
trình hạt nhân của họ. Đỉnh điểm của sự căng thẳng là việc Triều Tiên tiến
hành vụ thử hạt nhân lần 2 ngày 25-5-2009. HĐBA một lần nữa lại thông
qua Nghị quyết số 1874, thắt chặt hơn mức độ cấm vận đối với Triều Tiên
trong cả vấn đề xuất nhập khẩu vũ khí lẫn tài chính. Bắc Triều Tiên đã tuyên
bố “sẽ không bao giờ trở lại tham gia vào đàm phán, sẽ không bị ràng buộc
bởi bất kỳ thỏa thuận nào tại đàm phán nữa”. Bắc Triều Tiên trục xuất thanh
tra hạt nhân từ các quốc gia, thông báo cho IAEA rằng họ sẽ tiếp tục chương
trình vũ khí hạt nhân của họ. Thái độ này của Triều Tiên đã khiến cho vòng
thứ 6 nói riêng và đàm phán 6 bên nói chung đi vào bế tắc. Đến nay, các
nước đang nỗ lực để nối lại vòng đàm phán này.

III. Đánh giá
1. Thành công
a. Biểu hiện của xu thế đối thoại
Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên mở màn
vào tháng 8/2003 đánh dấu việc lần đầu tiên các bên liên quan ngồi đối thoại
với nhau về một chủ đề nóng đã tồn tại từ những năm 90 của thế kỷ trước.
Đây được coi là biểu hiện của xu thế đối thoại trong thời đại mới. Các bên
đều nhận thức được sự cần thiết phải hợp tác trong vấn đề này. Bởi sức hủy
diệt của vũ khí hạt nhân thì không cần phải bàn cãi mà sự thật rõ ràng là Bắc
Triều Tiên đã sở hữu vũ khí hạt nhân, nguy cơ xảy ra chiến tranh là cận kề
mà nếu chiến tranh xảy ra thì không bên nào có lợi (sẽ dính líu đến ít nhất là
4 nước lớn là Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản). Hơn nữa lợi ích mà đàm
phán lần này đem lại không hề nhỏ, các bên sẽ thể hiện được uy tín, tầm ảnh
hưởng của mình tại điểm nóng này.
b. Mở ra khả năng giải quyết hòa bình
Sự thất bại của Hiệp định Geneve tháng 10/1994 và việc chính quyền

Bush đưa Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên vào danh sách “Trục ma
quỷ” khiến cho hai nước này luôn trong tình trạng bên miệng hố chiến tranh.
Thực sự Mỹ đã dồn Bắc Triều Tiên vào chân tường và chỉ còn hai sự lựa
chọn hoặc là hủy bỏ chương trình hạt nhân hoặc là chấp nhận đối đầu quân
sự. Thậm chí Bắc Triều Tiên còn công khai tuyên bố “sẵn sàng dùng chiến
tranh để đáp lại chiến tranh”. Qua đây có thể thấy nguy cơ chiến tranh là
thường trực và Đàm phán 6 bên được tổ chức như là một liều thuốc kịp thời,
xoa dịu sức nóng của hai bên. Trải qua các vòng đàm phán, các bên có cơ
hội bày tỏ quan điểm để có thể hiểu nhau nhiều hơn và mở ra khả năng giải
quyết bằng hòa bình xung đột.
2. Hạn chế
a. Chỉ dừng lại là một diễn đàn
Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên chưa phải
là một cơ chế hợp tác mà mới chỉ dừng lại ở cấp độ là một diễn đàn. Cũng vì
chỉ là diễn đàn nên không được các quốc gia coi trọng, dẫn đến rất nhiều bất
cập. 6 vòng đàm phán đã được diễn ra mà đại diện các nước cử đi giữ chức
vị cao nhất là thứ trưởng Bộ Ngoại giao, còn phần lớn là các chuyên viên.
Kết quả mà các vòng đàm phán mang lại cũng chỉ là các tuyên bố chung,
không có tính pháp lý và cũng không có giá trị ràng buộc. Trải qua suốt 5
năm, diễn đàn đã tỏ ra không mấy có hiệu quả. Và đặc biệt khi xảy ra tình
huống thì không có cơ chế giải quyết. Đàm phán thì có 6 bên tham gia
nhưng khi có tình huống mới thì các bên lại giải quyết riêng rẽ, không có sự
thống nhất. Điều này thể hiện rõ nhất vào năm 2008 khi Bắc Triều Tiên rút
khỏi vòng đàm phán, Mỹ đã cho rằng nhờ có Trung Quốc hậu thuẫn nên mới
dẫn đến sự việc này và gây áp lực với Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc
thuyết phục Bắc Triều Tiên nên tiếp tục tham gia vào vòng đàm phán thì Bắc
Triều Tiên lại phản ứng bằng một vụ thử vũ khí hạt nhân khiến cho mối nghi
ngờ của Mỹ với Trung Quốc càng tăng và Mỹ trả đũa bằng cuộc tập trận Mỹ
- Hàn.
b. Lập trường của Mỹ và Bắc Triều Tiên đối lập nhau

Đàm phán về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Tiều Tiên gồm 6 bên
nhưng ai cũng biết hai nhân vật chính là CHDCND Triều Tiên và Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ. Thành công hay thất bại của các vòng đàm phán là do
hai nước này quyết định. Lập trường của hai bên lại quá đối lập nhau nên đã
5 năm mà diễn đàn chưa mang lại kết quả thực chất nào. Bắc Triều Tiên thì
đang ở trong thế tiến thoái lưỡng nan: nếu tiếp tục chương trình vũ khí hạt
nhân thì sẽ bị Mỹ, Nhật và các nước tư bản phát triển khác tẩy chay, siết chặt
bao vây, cấm vận về kinh tế; còn nếu từ bỏ chương trình sản xuất vũ khí hạt
nhân thì mất át chủ bài có thể răn đe, mặc cả, mà cũng không chắc chắn
nhận được sự giúp đỡ về kinh tế từ các nước này đặc biệt là Mỹ. Về phía
Mỹ, nước này luôn theo đuổi một lập trường nhất quán là kiên quyết yêu cầu
CHDCND Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân có thể kiểm chứng
được một cách chắc chắn. Sau khi điều này trở thành hiện thực Mỹ ôm ấp hy
vọng xoá bỏ thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa ở Bắc Triều Tiên, biến toàn
bộ Bán đảo Triều Tiên thành một đồng minh chiến lược của Mỹ để kiềm chế
Trung Quốc.
c. Sự dính líu của các bên
Không chỉ Mỹ và Bắc Triều Tiên có những lợi ích sống còn trong vấn
đề này mà ngay cả 4 nước còn lại là Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc và Nhật
Bản bước vào vòng đàm phán với những toan tính riêng cho mình. Trung
Quốc thông qua diễn đàn để khẳng định vai trò là một cường quốc khu vực
và quốc tế bằng việc đứng ra làm trung gian cho các vòng đàm phán. Nhật
Bản trên tinh thần chung kiên quyết yêu cầu Bắc Triều Tiên hủy bỏ chương
trình hạt nhân giống Mỹ nhưng lại không đồng tình về biện pháp quân sự,
đánh đòn phủ đầu Bắc Triều Tiên do lo ngại chiến tranh sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến Nhật Bản. Và nước này cũng rất lo ngại đến ý đồ sâu xa thống nhất
hai miền Triều Tiên của Mỹ vì sẽ ảnh hưởng đến vị trí của Nhật tại khu vực
Đông Bắc Á. Người anh em sinh đôi của Bắc Triều Tiên là Hàn Quốc cũng
không đồng tình với những biện pháp cứng rắn trừng phạt Bắc Triều Tiên cả
biện pháp quân sự lẫn phi quân sự. Hàn Quốc luôn muốn thống nhất Bán đảo

Triều Tiên theo hướng sát nhập miền Bắc vào miền Nam nhưng bằng con
đường lâu dài là thông qua trao đổi, hợp tác kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội
chứ không phải bằng chiến tranh. Còn Nga tuy không có ảnh hưởng trực tiếp
nhưng do vị trí địa lý của bán đảo Triều Tiên thuộc vùng viễn Đông của
mình nên nước này cũng không muốn đánh mất cơ hội thể hiện ảnh hưởng
của mình trong diễn đàn. Mỗi bên đang theo đuổi những ý đồ riêng và vẫn
không chịu nhượng bộ nên chưa tìm được lối thoát cho vấn đề này.
3. Triển vọng của diễn đàn
Sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khởi động chương trình cấm
vận Bắc Triều Tiên vì vụ phóng thử tên lửa, Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt
nhân trên bán đảo Triều Tiên rơi vào ngõ cụt. Từ đó đến nay giữa hai miền
Triều Tiên lại xảy ra liên tiếp những sự kiện ngăn cản tiến trình được nối lại.
Trong đó, phải kể đến chìm tàu khu trục Cheonan của Hàn Quốc ở gần vùng
biển tranh chấp Hoàng Hải vào tháng 3/2010. Phía Hàn Quốc cáo buộc
CHDCND Triều Tiên gây ra, nhưng không có đủ bằng chứng. Sau đó, đến
tháng 11/2010, lại xảy ra vụ đấu pháo giữa 2 miền Triều Tiên trên đảo
Yeonpyeong Hàn Quốc làm 4 người chết. Vụ đấu pháo nghiêm trọng đến
mức thế giới tưởng chừng sắp sửa chứng kiến chiến tranh Triều Tiên tái
diễn, nhưng cuối cùng mọi việc cũng êm xuôi sau khi lãnh đạo CHDCND
Triều Tiên Kim Jong-il lên tiếng kêu gọi hòa giải. Ngoài ra, còn có hàng loạt
những vụ đấu súng thường xuyên trên biển, bắt bớ ngư dân tàu cá của 2 bên
do tranh chấp vùng biển chồng lấn… Đặc biệt trong hai vụ trên, phía Hàn
Quốc luôn lên tiếng đòi Bắc Triều Tiên phải xin lỗi và lấy đó làm điều kiện
để tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán. Về phía mình, Bắc Triều Tiên chưa bao
giờ thể hiện ý định xin lỗi. Song trong thời gian gần đây, triển vọng nối lại
đàm phán 6 bên đã le lói thông qua chuyến thăm Seoul của Ngoại trưởng
Mỹ Hillary Clinton tháng 4/2011 và chuyến thăm không chính thức của nhà
lãnh đạo Kim Jong-il tới Trung Quốc từ ngày 20 đến 26/5 với tư cách là
khách mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Khả năng các bên nối lại đàm phán 6 bên là rất

lớn song đàm phán có mang lại kết quả hay không thì còn phải xem xét.









×