Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

BẢO VỆ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.05 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
TRUNG TÂM NHÂN QUYỀN
*****








KỶ YẾU TỌA ĐÀM
“BẢO VỆ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM”























TP.HCM – 12/2009
Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM



2

MỤC LỤC

1. Đảm bảo quyền con người của người chưa thành niên dưới góc
độ luật hình sự, Ths. Phan Anh Tuấn.

3
2. Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
trong luật hình sự Việt Nam, Ths. Vũ Thị Thúy.

15
3. Bàn về nguyên tắc nhân đạo trong hoạt động phòng chống các
tội xâm phạm tình dục người chưa thành niên, Ths. Nguyễn
Huỳnh Bảo Khánh
23
4. Một s
ố vấn đề trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự có bị

can là người chưa thành niên, Trần Minh Sơn.
26
5.
Bảo vệ người chưa thành niên phạm tội thông qua công tác
thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử
vụ án hình sự, Bùi Huỳnh Trung.

34
6. Những vướng mắc trong thực tiễn xét xử người chưa thành
niên phạm tội, Quách Hữu Thái.

43
7. Bàn về hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong việc bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên phạm tội,
Nguyễn Văn Cảnh.

52

Hội thảo: “Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS”


ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HÌNH SỰ

Phan Anh Tuấn
1

Quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, tự do, bình đẳng… là
những quyền cơ bản của con người. Quyền con người là thành quả phát triển của
lịch sử lâu dài sự nghiệp đấu tranh giải phóng, cải tạo xã hội và cải tạo thiên nhiên

của cả nhân loại. Chính vì vậy, Đảng ta đã khẳng định: “Quyền con người là thành
quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời
đại của nhân dân lao động và các
dân tộc bị áp bức trên thế giới và cũng là cuộc đấu tranh của loài người làm chủ
thiên nhiên, qua đó, quyền con người trở thành giá trị chung của nhân loại
”2
. Bảo
vệ quyền con người ở nước ta gắn liền với bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân và được thực hiện thông qua
nhiều biện pháp trong đó biện pháp pháp luật có vai trò quan trọng.
Pháp luật hình sự có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người
nói chung và quyền con người của người chưa thành niên nói riêng. Điều 1 BLHS
năm 1999 qui định: “Bộ luật hình sự có nhi
ệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo
vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo
dục mọi người ý thức tuân theo pháp luậ
t, đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm.” Qui định tại Điều 1 BLHS này đã khẳng định bảo vệ quyền con người là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của luật hình sự, trong đó có quyền con
người của người chưa thành niên.
Theo các qui định của pháp luật Việt Nam hiện nay, người chưa thành niên
được hiểu là người chưa đủ 18 tuổi - đây là những người phát triển chưa
đầy đủ về
thể chất, nhận thức và tâm - sinh lý và là đối tượng cần được sự quan tâm, giáo
dục, giúp đỡ của gia đình, nhà trường và xã hội.
Trong luật hình sự, quyền con người của người chưa thành niên được bảo vệ
dưới cả hai góc độ: người phạm tội hoặc người bị hại (người bị tội phạm xâm hại)


1
Ths. Luật, giảng viên Khoa Luật Hình sự - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
2
Chỉ thị 12/TW của Ban Bí thư, ngày 12-7-1992.
Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM



4
và nó được thể hiện ở cả các qui định ở cả Phần Chung và Phần Các tội phạm của
Bộ luật hình sự tạo thành hệ thống các quy phạm làm cơ sở cho việc bảo vệ quyền
con người đối với người chưa thành niên.
Bảo vệ quyền con người của người chưa thành trong luật hình sự là một bộ
phận của việc bảo vệ quyền con ng
ười nói chung trong luật hình sự, do vậy nó vừa
có những đặc điểm chung về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự
(chẳng hạn: qui định về cấm hồi tố, về quyền không bị tra tấn, đối xử và trừng phạt
tàn bạo ) vừa có những đặc điểm riêng (đặc thù) về bảo vệ quyền con người đối
với người chưa thành niên. Trong phạ
m vi bài viết này, tác giả chỉ nghiên cứu
những qui định của pháp luật hình sự về bảo vệ quyền con người mang tính đặc
thù đối với người chưa thành niên trong luật hình sự.
1. Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên thông qua qui định
về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được qui định tại Điều 12 Bộ lu
ật Hình sự
năm 1999:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm

hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng”.
Như vậy, theo luật hình sự Việt Nam, không phả
i bất cứ người chưa thành
niên phạm tội có độ tuổi như thế nào đều phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ
những người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình
sự và cũng có sự phân hóa. Đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 đến
dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ph
ạm rất nghiêm trọng do cố
ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, còn nếu họ chỉ phạm tội ít nghiêm trọng
hoặc tội nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng do vô ý thì không phải chịu trách
nhiệm hình sự.
Qui định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự như vậy tại Điều 12
BLHS thể hiện một bước tiến bộ trong pháp luật luật hình s
ự Việt Nam về bảo vệ
quyền con người của người chưa thành niên trong pháp luật hình sự. Qui định này
Hội thảo: “Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS”


cũng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của Công ước Quốc tế về quyền trẻ em (Đã
được Liên Hợp Quốc thông qua ngày 20-11-1989 và có hiệu lực từ 2-9-1990)
1
.
Nếu so với độ tuổi bắt đầu chịu trách nhiệm hình sự trong luật hình sự một
số nước trên thế giới hiện nay như Nam Phi: 7 tuổi, Ấn Độ: 7 tuổi, Anh: 10 tuổi
2

thì chúng ta mới nhận thấy sự tiến bộ của pháp luật hình sự Việt Nam trong việc
bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên phạm tội.
Về cách tính tuổi của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự

Việt Nam trên thực tế hiện nay cũng thể hiện yêu cầu bảo đảm quyền con người
của người chưa thành niên. Các văn bản hướng dẫ
n về cách tính độ tuổi của người
chưa thành niên phạm tội đều theo hướng có lợi cho người chưa thành niên phạm
tội.
3

2. Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên thông qua qui định
về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội
Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm được qui định tại
Điều 69 BLHS, các nguyên tắc này đã thể hiện đầy đủ quan điểm định hướng của
Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền con người củ
a người chưa thành
niên phạm tội. Các nguyên tắc này bao gồm:
- Nguyên tắc thứ nhất: “Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội chủ yếu
nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành
công dân có ích cho xã hội.

1
Điểm a khoản 3 Điều 40 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em qui định:
“3. Các Quốc gia thành viên tìm cách xúc tiến việc hình thành các đạo luật, các thủ tục, quy
định các cơ quan có thẩm quyền và thể chế áp dụng riêng cho những trẻ em bị coi là, bị tố cáo
hay bị thừa nhận là đã vi phạm luật hình sự, đặc biệt là:
a) Quy định một hạn tuổi tối thiểu mà những trẻ em ở dưới hạn tuổi đó được coi như là không
có khả năng vi phạm luật hình sự;
2
Nguồn :
3
Theo Nghị quyết số 02/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày
5/11/1986 qui định:

"Cách tính tuổi do luật định là "đủ 14 tuổi", hoặc "đủ 16 tuổi”, tức là tính theo tuổi tròn. Thí
dụ: sinh 1/1/1975 thì 1/1/1989 mới đủ 14 tuổi. Trong trường hợp không có điều kiện xác định
được chính xác ngày sinh thì tính ngày sinh theo ngày cuối cùng của tháng sinh và nếu cũng
không có điều kiện xác định chính xác tháng sinh thì xác định ngày sinh là 31/12 năm sinh”.
Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM



6
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người
chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng
nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên
nhân và điều kiện gây ra tội phạm.” (khoản 1 Điều 69 BLHS).
Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể ch
ất cũng như
về tâm sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn hạn chế,
nguyên nhân và điều kiện dẫn đến người chưa thành niên phạm tội phần lớn do
môi trường sống của họ, trong đó có một phần trách nhiệm lớn của gia đình và xã
hội. Chính vì vậy, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu là nhằm giáo
dục họ ý th
ức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các qui tắc của cuộc sống xã hội
XHCN, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có
ích cho xã hội.
Do chưa phát triển và hoàn thiện về các mặt, cho nên không phải bất cứ
trường hợp phạm tội cụ thể nào người chưa thành niên cũng có đầy đủ năng lực
trách nhiêm hình sự, tức là có khả năng nhận thức đầy đủ tính ch
ất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi mà mình thực hiện và hậu quả của nó cũng như khả năng điều
khiển hành vi ấy. Năng lực này đối với từng trường hợp phạm tội cụ thể là rất khác
nhau. Vì thế, luật hình sự Việt Nam đòi hỏi trong mọi trường hợp điều tra, truy tố

và xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan Nhà nướ
c có
thẩm quyền phải xác định rõ khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội.
Chỉ khi làm rõ những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ nguy hiểm của
hành vi và nhân thân người phạm tội thì các cơ quan tư pháp và người tiến hành tố
tụng mới có thể giúp họ nhận thức ra được lỗi lầm và sử
a chữa để trở thành người
có ích cho xã hội. Mặt khác, người chưa thành niên chịu sự tác động chủ yếu của
môi trường sống. Sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như các đặc điểm
nhân thân khác của người chưa thành niên chịu chi phối bởi qui định bởi nền giáo
dục, đào tạo của gia đình, nhà trường, xã hội. Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến
người chưa thành niên phạm tộ
i phần lớn do môi trường sống của họ tạo ra. Vì
vậy, khi điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các
cơ quan có thẩm quyền không những phải xác định năng lực TNHS của họ mà
Hội thảo: “Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS”


phải còn xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội từ đó để đưa ra giải pháp thích
hợp, nhằm cải tạo, giáo dục người chưa thành niên phạm tội có hiệu quả.
Nguyên tắc này cũng phù hợp với yêu cầu tại Điều 40 Công ước Quốc tế về
quyền trẻ em.
1

- Nguyên tắc thứ hai: “Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn
trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm
trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ
quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục”.
Theo nguyên tắc này, người chưa thành niên phạm tội được miễn trách

nhiệm hình sự khoan hồng hơn so với qui đị
nh về miễn trách nhiệm hình sự đối
với người đã thành niên.
- Nguyên tắc thứ ba: “Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành
niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường
hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc
điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tộ
i phạm”.
- Nguyên tắc thứ tư: “Khi xét xử, nếu thấy không cần phải áp dụng hình
phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thì tòa án áp dụng một trong các
biện pháp tư pháp được qui định tại Điều 70 BLHS.
Theo các nguyên tắc này, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội chỉ được đặt ra khi nó thật sự cần thiết, việc xử lý hình
sự
đối với người chưa thành niên chỉ là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp xử
lý khác của nhà nước không còn hiệu quả. Trong trường hợp có những biện pháp
xử lý khác khoan hồng mà không cần phải áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội thì ưu tiên áp dụng các biện pháp khoan hồng này.

1
Khoản 1 Điều 40 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em: “Các Quốc gia thành viên thừa nhận
quyền của mọi trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay bị công nhận là đã vi phạm luật hình sự, được đối
xử theo cách thức phù hợp với việc cổ vũ ý thức của trẻ em về phẩm cách và phẩm giá, tăng
cường lòng tôn trọng của trẻ em đối với các quyền con ng
ười và các quyền tự do cơ bản của
người khác, cách thức đối xử cũng phải tính đến lứa tuổi của trẻ em và đến điều mong muốn làm
sao thúc đẩy sự tái hoà nhập và việc đảm đương một vai trò xây dựng trong xã hội của trẻ em.”

Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM




8
Các nguyên tắc này cũng đã thể hiện rõ nét tinh thần bảo đảm quyền con
người của người chưa thành niên củng như yêu cầu của Công ước Quốc tế về
quyền trẻ em.
1

- Nguyên tắc thứ năm:
“ Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên
phạm tội.
Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế
áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành
niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã
thành niên phạm tộ
i tương ứng.
Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ
tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội”.
Xuất phát từ yêu cầu của nguyên tắc nhân đạo, luật hình sự không cho phép
áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm
tội. C
ũng với lập luận trên, đối với người chưa thành niên phạm tội khi buộc phải
áp dụng hình phạt tù thì mức án dành cho họ phải thấp hơn so với người đã thành
niên (Điều 74 BLHS).
Qui định không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi và các hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên
phạm tội xuất phát từ th
ực tiễn là nếu áp dụng các hình phạt này đối với người
chưa thành niên phạm tội sẽ không có ý nghĩa thiết thực, không đảm bảo tính khả

thi của hình phạt.
Nguyên tắc này cũng phản ánh tinh thần bảo đảm quyền con người của
người chưa thành niên trong Công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
1


1
Khoản 4 Điều 40 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em qui định:
“Cần có sẵn nhiều biện pháp khác nhau, như là sự chăm sóc, các hướng dẫn và lệnh giám sát:
tư vấn, tạm tha, sự chăm nom của cha mẹ nuôi, các chương trình giáo dục và dạy nghề và
những biện pháp thay thế khác bên ngoài sự chăm sóc của các cơ quan và tổ chức trong thể chế
nhằm đảm bảo cho các trẻ em được đối xử một cách phù hợp với phúc lợi của các em và tương
xứng cả với hoàn cảnh và tội phạm của những em này.”

Hội thảo: “Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS”


- Nguyên tắc thứ sáu: “Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội
khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy
hiểm”.
Qui định trên, một mặt cũng xuất phát từ yêu cầu phân hóa trách nhiệm
hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo các nhóm (độ tuổi) và là sự
cụ thể hóa của nguyên tắc xử lý chung đối với người chưa thành niên phạm tội
“Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ
sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.”
(khoản 1 Điều 69 BLHS)
Tóm lại, các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm được qui
định trong luật hình sự đã thể hiện đầy đủ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
trong việc bảo vệ quyề
n con người của người chưa thành niên phạm tội, phù hợp

với các yêu cầu của Công ước Quốc tế về quyền trẻ em đã được nhà nước ta ký kết
và tham gia.
3. Bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên thông qua qui
định về các biện pháp xử lý hình sự khoan hồng đối với người chưa thành niên
phạm tội
Bộ luật hình sự đã qui định nhiều biện pháp xử
lý mang tính khoan hồng đối
với người chưa thành niên phạm tội, thể hiện đầy tinh thần bảo đảm quyền con
người của người chưa thành niên phạm tội. Các biện pháp xử lý khoan hồng đó
bao gồm:
a. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Điều 70 Bộ luật hình sự qui định hai biện pháp cưỡng chế tư pháp có tính
chất giáo dục, phòng ngừa và đượ
c tòa án áp dụng riêng (đặc thù) đối với người

1
Điều 37 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em qui định:
Các Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng:
a) Không trẻ em nào phải chịu sự tra tấn, đối xử và trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hay bị làm
mất phẩm giá. Sẽ không áp dụng án tử hình hoặc tù chung thân mà không có khả năng
phóng thích đối với những hành động phạm pháp do những người dưới 18 tuổi gây ra;
b) Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tuỳ tiện. Việc bắt, giam
giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành theo luật pháp và chỉ được dùng đến như một biện
pháp cuối cùng và trong thời hạn thích hợp ngắn nhất;

Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM



10

chưa thành niên phạm tội, mà xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối
với họ là:
- Giáo dục tại xã phường, thị trấn
- Đưa vào trường giáo dưỡng.
Những biện pháp tư pháp này có điểm đặc biệt là : có tác dụng thay thế hình
phạt và người chưa thành niên phạm tội được áp dụng các biện pháp này thì
không bị coi là có án tích.
Việc qui định hai biện pháp tư pháp có thể thay thế cho hình ph
ạt khi áp
dụng đối vối người chưa thành niên phạm tội đã thể hiện tinh thần nhân đạo và
quan điểm bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên phạm tội.
b. Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Đối với người chưa thành niên phạm tội, việc truy cứu trách nhiệm không
đồng nhất với việc buộc họ phải chịu hình ph
ạt, mà bên cạnh đó còn có thể áp
dụng các biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa như đã trình bày ở
trên. Trong trường hợp cần thiết phải đưa người chưa thành niên phạm tội ra xét
xử và áp dụng hình phạt đối với họ thì Tòa án chỉ được áp dụng một trong các
hình phạt qui định tại Điều 70 BLHS. Các hình phạt đó là :
1. Cảnh cáo
2. Phạt tiền
3. Cải t
ạo không giam giữ
4. Tù có thời hạn.
- Không xử phạt chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành
niên phạm tội.
- Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên
phạm tội (Khoản 5 Điều 69 BLHS).
Như vậy, không phải hình phạt nào cũng có thể được áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội mà chỉ có một số hình phạt nh

ất định mà thôi; mặt khác
Bộ luật hình sự không chỉ giới hạn ở các loại hình phạt áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội mà còn qui định mức độ nghiêm khắc của của các hình
Hội thảo: “Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS”


phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nhẹ hơn so với người
đã thành niên phạm tội (xem các Điều 72- 75 BLHS). Thông qua việc qui định xử
lý mang tính khoan hồng này, pháp luật hình sự Việt Nam đã thể hiện cụ thể việc
bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên.
c. Miễn, giảm TNHS và xóa án tích áp dụng riêng đối với người chưa thành
niên phạm tội
Bên cạnh biện pháp tư pháp, hình phạt áp dụng đối với người chưa thành
niên phạm tội, luật hình sự còn qui định nhiều biện pháp xử lý khoan hồng áp
dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm tội – thể hiện tinh thần bảo đảm
quyền con người của người chưa thành niên phạm tội. Các biện pháp xử lý hình sự
mang tính khoan hồng đó là:
- Miễn trách nhiệm hình sự
đối với người chưa thành niên phạm tội (Khoản
2 Điều 69 BLHS)
- Miễn chấp hành hình phạt áp dụng riêng đối với người chưa thành niên
phạm tội (Khoản 2 Điều 76 BLHS)
- Giảm chấp hành hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều
76 BLHS)
- Xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 77 BLHS)
4. Bảo đảm quyền con người của ng
ười chưa thành niên thông qua qui
định bảo vệ người chưa thành niên với tư cách là người bị hại
Luật hình sự bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên với tư
cách là người bị hại thông qua việc qui định xử lý nghiêm khắc hơn đối với những

hành vi xâm hại đến người chưa thành niên so với hành vi tương ứng xâm hại đến
người đã thành niên. Việc xử lý nghiêm khắc hơ
n này được Bộ luật hình sự qui
định thành các dấu hiệu tăng nặng trách nhiệm hình có thể là dấu hiệu định tội,
dấu hiệu định khung tăng nặng, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Trong Phần Chung của Bộ luật hình sự năm 1999, tình tiết “phạm tội đối
với trẻ em” được nhà làm luật qui định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
(điểm h khoản 1
Điều 48 BLHS)
Trong Phần Các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1999, “phạm tội đối với
trẻ em” được nhà làm luật qui định là dấu hiệu định tội của nhiều tội phạm:
Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM



12
- Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112)
- Tội cưỡng dâm trẻ em ( Điều 114)
- Tội giao cấu với trẻ em (Điềi 115)
- Tội dâm ô đối đối với trẻ em (Điều 116)
- Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120)
- Tội vi phạm qui định về sử dụng lao động trẻ em (Điề
u 228)
- Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp
(Điều 252)
- Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS) .v.v
Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự còn qui định xử lý nghiêm khắc đối với những
hành vi “phạm tội đối với trẻ em” hoặc “đối với người chưa thành niên) bằng cách
qui định dấu hiệu này thành các dấu hiệu định khung t
ăng nặng trong nhiều điều

luật như:
- Điểm c Khoản 1 Điều 93 BLHS (Tội giết người)
- Điểm c Khoản 2 Điều 103 BLHS (Tội đe dọa giết người)
- Điểm d Khoản 1 Điều 104 BLHS (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác)
- Điểm a Khoản 2 Điều 110 BLHS (Tội hành hạ ngườ
i khác)
- Khoản 4 Điều 113 BLHS (Tội cưỡng dâm)
- Điểm b Khoản 2 Điều 117 BLHS (Tội lây truyền HIV cho người
khác)
- Điểm c Khoản 2 Điều 1118 BLHS (Tội cố ý truyền HIV cho người
khác)
- Điểm đ Khoản 2 Điều 134 BLHS (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản)
- Điểm c Khoản 2 Điều 197 BLHS (Tội tổ chức sử dụng trái phép chấ
t
ma túy)
Hội thảo: “Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS”


- Điểm c Khoản 2 Điều 198 BLHS (Tội chứa chấp sử dụng trái phép
chất ma túy)
- Điểm d Khoản 2 Điều 200 BLHS (Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác
sử dụng trái phép chất ma túy)
- .v.v
Bằng những qui định thành các dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung tăng
nặng và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự một cách cụ thể, rõ ràng và chặt
chẽ như v
ậy, Bộ luật hình sự năm 1999 đã thể hiện vai trò rất quan trọng trong
việc đảm bảo quyền con người của người chưa thành niên.

5. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự nhằm bảo đảm hơn
nữa quyền con người của người chưa thành niên
Trên cơ sở nghiên cứu về quyền con người đối với người chưa thành niên,
chúng tôi nhận thấy rằng, tái hoà nh
ập cộng đồng cho người chưa thành niên vi
phạm pháp luật hiện nay phải được xem là khâu quan trọng việc hoàn thiện pháp
luật hình sự để đảm bảo hơn nữa quyền con người đối với người chưa thành niên.
Thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng không chỉ là sự thể hiện tính nhân đạo
trong chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định an ninh và phòng
chống tội phạm hữu hiệu mà còn là biện pháp c
ụ thể để quyền con người đối với
người chưa thành niên. Đối phó với thực trạng người chưa thành niên phạm tội,
tăng cường các biện pháp giáo dục tại cộng đồng đang được các chuyên gia pháp
lý và dư luận đánh giá cao hơn so với các biện pháp giam giữ. Thực tiễn đấu tranh
phòng, chống tội phạm thanh thiếu niên của nhiều nước trên thế giới cho thấy:
những chế tài nh
ư không tước tự do, giáo dục người chưa thành niên ngay tại cộng
đồng được thiết lập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của với người chưa thành
niên phạm tội đã giảm đáng kể tỷ lệ tái phạm. Điều này không những phù hợp với
Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (biện pháp giam giữ chỉ được áp
dụng sau cùng, trong thời gian ngắn nh
ất có thể), mà còn phù hợp với Nghị quyết
49-NQ/TW của Đảng về cải cách tư pháp với chủ trương hạn chế phạm vi áp dụng
hình phạt tù.
Trên cơ sở như vậy, chúng tôi cho rằng hoàn thiện qui định của pháp luật
hình sự để bảo đảm hơn nữa quyền con người đối với người chưa thành niên cần
hướng tới mục tiêu phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng và các t
ổ chức xã hội,
Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM




14
trên cơ sở Công ước Quyền trẻ em và chuẩn mực quốc tế có liên quan, hạn chế
việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội. Các
biện pháp cụ thể có thể là:
- Bổ sung thêm các hình phạt không tước tự do đối với người chưa
phạm tội như: Lao động bắt buộc.
- Bổ sung thêm các biện pháp tư pháp đối với ngườ
i chưa thành niên
phạm tội như: hạn chế sự nhàn rỗi hoặc đặt ra các yêu cầu riêng về giáo dục bắt
buộc đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Bổ sung thêm biện pháp miễn hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội với các điều kiện nhẹ hơn so với qui định tại Điều 54 BLHS năm
1999.
- Qui định về th
ời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu thi
hành bản án đối với người chưa thành niên phạm tội với thời hạn chỉ bằng một
nửa so với người đã thành niên phạm tội.
- Mở rộng phạm vi áp dụng của án treo đối với người chưa thành niên
phạm tội với các điều kiện nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tộ
i; bổ sung
thêm chế định trả tự do có điều kiện cho người chưa thành niên phạm tội đang
chấp hành hình phạt tù.
Hội thảo: “Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS”


CÁC HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Vũ Thị Thúy
1

1. Đặt vấn đề
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên là người
chưa đủ mười tám tuổi
2
. Đồng thời, Điều 12 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định
mức tuổi tối thiểu phải chị trách nhiệm hình sự là người từ đủ mười bốn tuổi. Vì
vậy, người chưa thành niên phạm tội được hiểu là người ở độ tuổi từ đủ mười bốn
tuổi đến dưới mười tám tuổi đã thực hiện hành vi phạm tội được quy đị
nh trong
Bộ luật hình sự.
Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm -
sinh lý và trình độ nhận thức. Vì vậy họ thường sốc nổi, khả năng tự kiềm chế có
hạn, thiếu bản lĩnh tự lập, thiếu kinh nghiệm sống. Đồng thời họ cũng là người
hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn, dễ bị dụ dỗ
, kích động, muốn được khẳng định
mình… Những đặc điểm trên khiến cho người chưa thành niên dễ có nguy cơ thực
hiện tội phạm nếu họ sống trong một môi trường xã hội không lành mạnh, tỷ lệ tội
phạm cao. Bên cạnh đó, người chưa thành niên cũng là người dễ uốn nắn, cải tạo,
thích nghi với cuộc sống nên việc giáo dục, cải tạo người ch
ưa thành niên thường
dễ dàng hơn so với người đã thành niên, đạt được hiệu quả của hình phạt cao hơn.
Việc giáo dục, cải tạo người chưa thành niên cần có sự kết hợp chặt chẽ của gia
đình, nhà trường và xã hội. Trong đó gia đình là chủ thể chính trong việc hình
thành nhân cách và giáo dục các chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lối sống cho người
chưa thành niên từ khi họ sinh ra đến khi trưở
ng thành. Nhà trường vã xã hội cần
phối hợp chặt chẽ với gia đình để việc giáo dục người chưa thành niên đạt hiệu

quả cao nhất.
Trong phạm vi vai trò và trách nhiệm của mình, Nhà nước đã có nhiều cố
gắng trong việc bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên. Trong hoạt động lập
pháp, chúng ta đã tham gia ký kết Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989;
ban hành Luật b
ảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 và 2004. Đối với

1
Thạc sỹ luật, giảng viên Khoa Luật hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM.
2
Điều 18 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005.
Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM



16
người chưa thành niên phạm tội, BLHS còn có những quy định riêng trong
Chương X – “Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội” từ Điều 68
đến Điều 77 BLHS. Những quy định này được xây dựng trên cơ sở các đặc điểm
tâm sinh lý, thể chất và khả năng nhận thức, cải tạo, giáo dục của người chưa
thành niên. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đế
n hệ thống hình phạt
được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định của BLHS
1999.
Theo quy định tại Điều 28 BLHS 1999, hệ thống hình phạt bao gồm bảy
hình phạt chính và bảy hình phạt bổ sung, trong đó hình phạt tiền và hình phạt trục
xuất chỉ áp dụng là hình phạt bổ sung khi không áp dụng là hình phạt chính. Các
hình phạt chính trong BLHS Việt Nam bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo
không giam giữ, tr
ục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Trong số các

hình phạt này, theo quy định tại Điều 69 BLHS, hình phạt tù chung thân, tử hình
và các hình phạt bổ sung không được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội. Mặt khác, theo quy định tại Điều 71 BLHS, người chưa thành niên phạm tội
chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: cảnh cáo,
phạt tiền, cải tạo không giam gi
ữ, tù có thời hạn. Như vậy, theo quy định tại Điều
69 BLHS, nhà làm luật Việt Nam không cấm áp dụng hình phạt trục xuất đối với
người chưa thành niên phạm tội; nhưng theo quy định tại Điều 71 BLHS, hình
phạt trục xuất không được phép áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.
Đây là một nội dung mà nhà làm luật có lẽ đã vô tình bỏ ngỏ, không quy định rõ
ràng, dẫn đế
n khó khăn trong quá trình áp dụng.
2. Các hình phạt không được phép áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội
- Không áp dụng hình phạt tù chung thân, tử hình đối với người chưa thành
niên phạm tội
1

Xuất phát từ nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội chủ
yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành
công dân có ích cho xã hội, việc truy cứu TNHS và áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội chỉ thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết
và phải xem xét đến khả năng nhận thứ
c và điều khiển hành vi của họ, nguyên

1
Điều 34, Điều 35 và Điều 69 BLHS.
Hội thảo: “Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS”



nhân và điều kiện phạm tội. Một số loại hình phạt đặc biệt nghiêm khắc trong
BLHS mang nặng tính trừng trị hơn giáo dục như hình phạt tù chung thân hoặc tử
hình thì không được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Việc áp
dụng các hình phạt này không đạt được mục đích “giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm,
phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội” (khoản 1 Điều 69
BLHS). Vì vậy, khoảng 5 Điều 69 BLHS quy định: “Không xử phạt tù chung thân
hoaawcj tử hình đối với người chưa thành niên phậm tội”.
- Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội từ
đủ 14 đến dưới 16 tuổi
Hầu hết người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không có
thu nhập và tài sản riêng, chưa có khả năng lao động, sống phụ thu
ộc vào gia đình.
Việc quy định hình phạt tiền đối với nhóm đối tượng này là không khả thi, không
đạt được mục đích của hình phạt, đồng thời còn là gánh nặng không đáng có cho
gia đình người phạm tội, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cải tạo, giáo dục người
phạm tội. Điều 69 BLHS quy định: “Không áp dụng hình phạt tiền đối với người
chưa thành niên phạm tội ở độ
tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi”.
- Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội
Mục đích của việc quy định và áp dụng hình phạt bổ sung đối với người
phạm tội là hỗ trợ cho hình phạt chính nhất là trong việc ngăn ngừa người phậm
tội phậm tội mới. Do đặc điểm tâm, sinh lý và nhận thức của ng
ười chưa thành
niên, việc áp dụng hình phạt bổ sung không những không đạt được mục đích của
hình phạt này mà còn trở thành gánh nặng tâm lý và ảnh hưởng xấu đến khả năng
cải tạo, giáo dục và tái hòa nhập cộng đồng của người chưa thành niên. Vì vậy,
BLHS 1999 quy định không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành
niên phạm tội.
3. Các hình phạt được phép áp dụng đối với người chư
a thành niên phạm tội

Trong những trường hợp thực sự cần thiết phải áp dụng đối với người chưa
thành niên phạm tội, mức hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội cũng nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội có cùng tính chất và mức độ
nguy hiểm.
Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM



18
Theo quy định tại Điều 71 BLHS: Người chưa thành niên phạm tội chỉ được
áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: 1. Cảnh cáo; 2.
Phạt tiền; 3. Cải tạo không giam giữ; 4. Tù có thời hạn.
- Hình phạt cảnh cáo
Cảnh cáo là loại hình phạt nhẹ nhất được quy định trong BLHS, thể hiện sự
khiển trách công khai của nhà nước đối với người phạm tội. Trong Chươ
ng X của
BLHS, nhà làm luật không quy định các quy tắc riêng khi áp dụng hình phạt cảnh
cáo đối với người chưa thành niên nên chúng ta hiểu điều kiện áp dụng hình phạt
cảnh cáo đối với người cáo đối với người chưa thành niên phạm tội giống như điều
kiện áp dụng loại hình phạt này đối với người đã thành niên. Theo quy định tại
Điều 29 BLHS, hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối v
ới người phạm tội ít nghiêm
trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Tuy
nhiên, theo quy định tại Điều 12 BLHS, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ
16 tuổi không phải chịu TNHS về những tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng do vô ý. Từ đó ta có thể suy ra hình phạt cảnh cáo không áp dụng
đối với người chưa thành niên từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Người chưa thành
niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng có thể được áp dụng
hình phạt cảnh cáo.

Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, khi người chưa thành niên từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý, hoặc đặc biệt nghiêm
trọng, nếu có đủ điều kiện áp dụng Đ
iều 47 BLHS để chuyển sang một khung hình
phạt liền kề nhẹ hơn và trong khung hình phạt liền kề đó có quy đinh hình phạt
cảnh cáo thì chúng ta vẫn có thể áp dụng loại hình phạt này đối với họ.
- Hình phạt tiền
Theo quy định tại Điều 72 BLHS, phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính
đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổ
i phạm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản
lý hành chính và một số tội phạm khác do BLHS quy định nếu có thu nhập hoặc
có tài sản riêng. Thu nhập của người chưa thành niên phạm tội là những nguồn thu
hợp pháp từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiền lương lao động một cách
thường xuyên hoặc không thường xuyên. Tài sản riêng của người chưa thành niên
phạm tội là những tài sản do được thừa kế, được tặng cho… Mức phạt tiền đối với
Hội thảo: “Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS”


người chưa thành niên phạm tội không quá ½ mức phạt tiền mà điều luật quy định
đối với người đã thành niên, tuy nhiên mức phạt tiền tối thiểu không được dưới
một triệu đồng (Điều 30 BLHS).
Hình phạt tiền không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ
14 đến dưới 16 tuổi.
- Cải tạo không giam giữ
Theo quy định tại Điề
u 30 và Điều 73 BLHS, cải tạo không giam giữ được
áp dụng từ sáu tháng đến 18 tháng
1
đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc

tội nghiêm trọng do BLHS quy định mà đang có nơi làm việc ổn định và có nơi
thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội ra
khỏi xã hội. Khi áp dụng hình phạt cải tảo không giam giữ đối với người chưa
thành niên phạm tội thì không khấu trừ thu nhập của họ.
Tương tự như hình phạt cả
nh cáo, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không
phải chị TNHS về tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng nên về nguyên tắc, họ
không bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, trừ khi có đủ căn cứ áp dụng
Điều 47 BLHS để chuyển sang khung hình phạt liền kề nhẹ hơn mà trong khung
HP liền kề đó có quy định hình phạt cải tạo không giam giữ.
- Tù có thời hạn
Theo quy định củ
a BLHS hiện nay, hình phạt nặng nhất có thể áp dụng đối
với người chưa thành niên phạm tội là tù có thời hạn. Điều 69 khoản 5 BLHS quy
định: “Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế
áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành
niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với ng
ười đã
thành niên phạm tội tương ứng”.
Tù có thời hạn là loại hình phạt tước tự do của người bị kết án, buộc họ phải
chấp hành hình phạt tại trại giam trong một khoảng thời gian nhất định, cách ly họ
ra khỏi cuộc sống xã hội. Hình phạt tù có thời hạn có thể được áp dụng cho người
phạm tội từ tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọ
ng cho đến tội đặc
biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc xử lý đối với người chưa

1
Theo quy định tại Điều 31 BLHS, thời hạn cải tạo không giam giữ là từ 6 tháng đến 3 năm.
Theo quy định tại Điều 73 BLHS, thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành
niên phạm tội không quá ½ thời hạn mà điều luật quy định.

Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM



20
thành niên phạm tội là chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát
triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội (Điều 69 BLHS) và hạn
chế áp dụng loại và mức hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội,
Điều 74 BLHS quy định người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn
theo quy định sau đây:
- Đối với người từ đủ 16 tu
ổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật
được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt
cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức
hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật
quy định (không quá 15 năm tù);
- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổ
i khi phạm tội, nếu điều luật
được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt
cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức
hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều
luật quy định (không quá 10 năm tù).
Mức xử phạt tù tối thiểu đối với người chưa thành niên phạm tội được áp
dụng theo quy định chung tại Điều 33 BLHS là không dưới 3 tháng tù.
4. Bàn về việc áp dụng hình phạt trục xuất với tư cách là hình phạt chính đối
với người chưa thành niên phạm tội
Trục xuất là hình phạt được áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội trên
lãnh thổ Việt Nam, Tòa án buộc người bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam
trong một khoảng thời gian nhất đị
nh. Đối tượng bị áp dụng hình phạt trục xuất là

người nước ngoài (người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch
không thường trú tại Việt Nam). Hình phạt trục xuất có thể được áp dụng đối với
người nước ngoài phạm bất kỳ tội nào trong BLHS. Trục xuất là loại hình phạt đạt
hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa người bị kết án phạm t
ội mới tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 69 BLHS, trục xuất không thuộc nhóm hình phạt bị
cấm áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nhưng theo quy định tại Điều
71 BLHS, trục xuất không thuộc nhốm các hình phạt được phép áp dụng đối với
nguồi chưa thành niên phạm tội. Như vậy, nếu căn cứ vào Điều 69 BLHS, Tòa án
có thể áp dụng hình ph
ạt trục xuất đối với người nước ngoài chưa thành niên phạm
Hội thảo: “Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS”


tội; nhưng căn cứ vào Điều 71 BLHS việc áp dụng hình phạt trục xuất đối với
người nước ngoài chưa thành niên phạm tội là trái với quy định của luật hình sự.
Trên thực tế có nhiều trường hợp người chưa thành niên là người nước
ngoài đến Việt Nam học tập, du lịch, thăm thân nhân và đã có hành vi phạm tội tại
Việt Nam. Vấn đề đặt ra hiện nay là BLHS có nên quy định hình ph
ạt trục xuất là
hình phạt chính được phép áp dụng đối với người nước ngoài chưa thành niên
phạm tội hay không? Chúng tôi cho rằng BLHS nên quy định cho phép áp dụng
hình phạt trục xuất đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Thứ nhất, hình phạt trục xuất là loại hình phạt mang tính khoan hồng,
không tước tự do của người bị kết án. Vì vậy, áp dụng hình phạt trục
xuất đối với ngườ
i chưa thành niên đảm bảo được nguyên tắc việc xử lý
đối với nhóm người này chủ yến nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai
lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội
1

.
- Thứ hai, người chưa thành niên bị áp dụng hình phạt trục xuất có điều
kiện học tập, rèn luyện, sinh hoạt bình thường trong gia đình, cộng đồng
và xã hội (tại quốc gia nơi họ mang quốc tịch hoặc quốc gia khác) nên
khả năng cải tạo, giáo dục và hòa nhập cộng đồng của họ tốt hơn, có thể
đạt hiệu quả của hình phạt cao hơn.
- Thứ ba, người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể
chất, tâm sinh lý và nhận thức nên pháp luật quy định các hoạt động có
ảnh hưởng đến quyền lợi của người chưa thành niên đều phải có người
đại diện của họ. Theo quy định tại Điều 141 và Điều 61 Bộ luật dân sự,
cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp là đại diện
đương nhiên của người
chưa thành niên. Nếu chúng ta buộc người chưa thành niên phạm tội
chấp hành hình phạt tại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định
(như hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù có thời hạn) thì
sẽ gây khó khăn trong việc đại diện này, nhất là khi người đại diện của
họ không thường xuyên làm việc, sinh sống tại Việt Nam.
- Thứ tư, trong mộ
t số trường hợp, khi chúng ta buộc người chưa thành
niên phạm tội chấp hành hình phạt tại Việt Nam sẽ gây một số trở ngại
không đáng có với các cơ quan thi hành án hình sự như rào cản ngôn ngữ

1
Khoản 1 Điều 69 BLHS.
Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM



22
(nhất là khi trình độ ngoại ngữ của phần đông cán bộ, công chức còn hạn

chế), chế độ cải tạo, giam giữ; điều kiện giam giữ, sinh hoạt…
- Cuối cùng, áp dụng hình phạt trục xuất đối với người chưa thành niên
phạm tội vẫn đạt được mục đích của hình phạt là ngăn ngừa họ phạm tội
mới ở Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng Tòa án chỉ nên áp dụng hình phạt trục xuất
đối với người chưa thành niên phạm tội là người nước ngoài có cha, mẹ hoặc
người giám hộ của họ không thường xuyên cư trú, làm việc, sing sống tại Việt
Nam. Đối với nguời chưa thành niên phạm tội là người nước ngoài nhưng cha mẹ
hoặc người giám hộ của họ thường trú tại Việt Nam, thì chúng ta không nên áp
dụng hình phạt này vì gia đình với không khí h
ạnh phúc, tình yêu thương và sự
cảm thông giữa các thành viên là môi trường tự nhiên tốt nhất để người chưa thành
niên có thể cải tạo giáo dục trở thành người có ích cho xã hội.
Với những lý do trên, tác giả cho rằng nhà làm luật nên bổ sung các hình
phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:
“Điều 71. Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm
tội
Người ch
ưa thành niên phạm tội chỉ được áp dụng một trong các hình phạt
sau đây đối với mỗi tội phạm:
1. Cảnh cáo;
2. Phạt tiền;
3. Cải tạo không giam giữ;
4. Trục xuất;
5. Tù có thời hạn.”
Hội thảo: “Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS”


BÀN VỀ NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO
TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH

DỤC NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh
1

Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động
phòng chống tội phạm. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra ở đây là nội dung nguyên
tắc này được hiểu như thế nào cho phù hợp với lý luận và thực tiễn phòng chống
tội phạm trong giai đoạn hiện nay cũng như có mối quan hệ nào giữa nguyên tắc
này với việc đảm bảo nhân quyền trong hoạ
t động phòng chống các tội xâm phạm
tình dục người chưa thành niên?
Phải thừa nhận rằng thuật ngữ nhân quyền là một thuật ngữ ít được sử dụng
trong các văn bản pháp lý ở Việt Nam cho nên hiểu nhân quyền là gì còn phụ
thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Theo định nghĩa của từ điển điển tiếng Việt phổ
thông, “nhân quyền” là quyền căn bản củ
a con người
2
, “ nhân đạo” là đạo đức thể
hiện sự thương yêu, quý trọng và bảo vệ con người”
3
. Như vậy khái niệm nhân đạo
được hiểu rộng hơn khái niệm nhân quyền, nhân đạo không chỉ đơn thuần là bảo
vệ quyền lợi con người mà sự bảo vệ đó còn là đạo đức thể hiện sự tôn trọng
những giá trị, phẩm chất của con người xuất phát từ tình yêu thương. Với cách
hiểu này, nguyên tắc nhân đạo trong phòng chống các tội xâm phạm tình dục
người chưa thành niên là vi
ệc áp dụng các biện pháp phòng chống tội phạm không
được xâm phạm, gây tổn thương cho các đối tượng có liên quan, đặc biệt là người
phạm tội và nạn nhân của tội phạm.

Cách hiểu này hơi khác với cách hiểu từ trước tới nay về “ nhân đạo” trong
phòng chống tội phạm dưới góc độ pháp lý hình sự. Tính nhân đạo của pháp luật
hình sự chủ yếu gắn liền với các quy định của BLHS liên quan tới chủ
thể của tội
phạm, trong khi đó các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân tội phạm thì
chưa được chú ý. Cách hiểu này cũng được thể hiện trong pháp luật tố tụng hình
sự, tức là các quy định của pháp luật tố tụng hình sự cũng chưa thể hiện rõ việc

1
Thạc sỹ Luật học, Giảng viên Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM
2
Trang 647 Từ điển Tiếng Việt phổ thông- Viện ngôn ngữ học- NXB TP.HCM 2002
3
Trang 674 Từ điển Tiếng Việt phổ thông- Viện ngôn ngữ học- NXB TP.HCM 2002
Khoa Luật hình sự, Trung tâm Nhân Quyền – Trường Đại học Luật TP.HCM



24
bảo vệ quyền lợi của nạn nhân, cụ thể ở đây là người chưa thành niên. Trong bài
viết này tác giả chỉ xin tập trung vấn đề bảo vệ nạn nhân của các tội xâm phạm
tình dục người chưa thành niên liên quan đến hình thức xét xử.
Điều 131 Hiến pháp 1992 quy định: “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ
trường hợp do luật định” và để cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp, điều 7 luậ
t
Tổ chức Tòa án nhân dân đã cụ thể hơn: “Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp
cần xét xử kín để giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, hoặc
để giữ bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ” và điều 18 Bộ
luật Tố tụng hình sự cũng quy định tương tự: “Trong trường hợp đặc biệt cần giữ


bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự
theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công
khai.” Đối chiếu tất cả các quy định trên thì chúng ta thấy rằng hiện nay chưa có
quy định chính thức nào liên quan đến hình thức xét xử của Tòa án, việc lựa chọn
hình thức xét xử còn phụ thuộc vào quyết định chủ quan của tòa án. Đ
iều này đã
dẫn đến thực tế là cùng các vụ án xâm phạm tình dục người chưa thành niên
nhưng có thể tòa án địa phương này xét xử kín nhưng tòa án ở địa phương khác
xét xử công khai, thậm chí xét xử lưu động tại địa phương của bị cáo, nạn nhân
của tội phạm
1
. Dưới góc độ phòng ngừa tội phạm, hình thức xét xử công khai, đặc
biệt là xét xử lưu động có hiệu quả rất lớn, có ý nghĩa tác động giáo dục, răn đe
các cá nhân khác trong xã hội. Tuy nhiên, về khía cạnh nhân đạo đối với nạn nhân
thì cần được xem xét lại. Đa số trong các vụ án xâm phạm tình dục người chưa
thành niên thì nạn nhân thường vắng mặt, điều này có thể gây khó khăn trong hoạt
động xét x
ử nhưng ở khía cạnh khác, sự vắng mặt của nạn nhân đã cho thấy nạn
nhân sợ phải đối diện với việc xét xử tội phạm. Cho dù trong trường hợp nạn nhân
vắng mặt tại phiên tòa nhưng các thông tin cơ bản về nhân thân nạn nhân được
công bố công khai, hơn thế nữa, trong nội dung phần xét hỏi, tranh luận, các tình
tiết diễn biến của vụ phạm tội đượ
c bị cáo, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử nhắc
lại nhiều lần, thậm chí ở những nội dung mang tính nhạy cảm nhất. Nạn nhân,
người đã bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, họ một lần nữa bị tổn thương, phải đối
diện với những dư luận xã hội mà họ không hề mong muốn. Trong trường hợp có

1
Ngày 22.9.2009 tại trung tâm văn hóa Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh, TAND TP.HCM xét xử
lưu động vụ hiếp dâm trẻ em đối với bị cáo Nguyễn Văn Bình( 40 tuổi, ngụ tại Q.4 TP.HCM)

mức án 13 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em đối với cháu L.NG.A( 13 tuổi)( CAND.com).
Hội thảo: “Bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên trong LHS và Luật TTHS”


mặt tại phiên tòa, nạn nhân buộc phải chứng kiến lại những tình tiết mà họ đã
từng rất sợ hãi, đau đớn và quan trọng hơn, với sự chứng kiến của rất nhiều người,
nạn nhân luôn cảm thấy mặc cảm, xấu hổ. Tâm lý này không chỉ tồn tại tại phiên
tòa mà sẽ đeo đuổi theo nạn nhân trong suốt cuộc đời. Họ khó có thể có cuộ
c sống
bình thường khi luôn bị ám ảnh vể tội phạm, sợ hãi khi suy nghĩ rằng quá nhiều
người biết về vụ phạm tội. Như vậy vì mục đích phòng ngừa tội phạm, Tòa án lựa
chọn hình thức xét xử công khai, lưu động nhưng vô tình Tòa án lại khiến nạn
nhân của tội phạm cảm thấy tổn thương nhiều hơn, hay nói cách khác, tòa án đã
đặt mục tiêu phòng ngừa tội ph
ạm lên trên lợi ích của nạn nhân. Điều này rõ ràng
chưa phù hợp với nguyên tắc nhân đạo trong hoạt động phòng chống tội phạm,
phòng ngừa nhưng chưa đảm bảo được quyền lợi của con người, chưa xuất phát từ
tình yêu thương đối với con người. Đành rằng phòng ngừa tội phạm là cần thiết
nhưng Tòa án có thể lựa chọn những hình thức khác, ví dụ như xét xử
kín nhưng
tuyên án công khai( tuy nhiên phải giữ bí mật các thông tin về nạn nhân), hoặc kết
hợp với các cơ quan, đoàn thể khác tiến hành một số biện pháp phòng ngừa khác
như giúp đỡ cho các phiên tòa giả định, tư vấn cho các phương tiện truyền thông
cách thức đưa thông tin về các vụ xâm phạm tình dục người chưa thành niên, lồng
ghép phòng ngừa tội phạm thông qua các hình thức sân khấu, phim ảnh….Những
hình thức phòng ngừa mang tính xã hội này mang tính giáo dục cao nh
ưng lại
không gây tổn thương cho nạn nhân của tội phạm, vừa có ý nghĩa tôn trọng nhân
quyền, vừa mang tính nhân đạo không chỉ với người phạm tội mà còn nhân đạo
với nạn nhân của tội phạm.

Tóm lại, phòng ngừa, phòng chống tội phạm là chức năng, nhiệm vụ thường
xuyên của các cơ quan bảo vệ pháp luật nhưng việc lựa chọn các biện pháp phòng
ngừa phải dự
a trên sự tôn trọng các quyền lợi của con người, hạn chế đến mức tối
đa khả năng nạn nhân trở thành nạn nhân một lần nữa. Có như vậy các biện pháp
phòng ngừa mới có thể phát huy hết ý nghĩa của nó và đạt được hiệu quả như
mong muốn.

×