Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ảnh hưởng của kỹ thuật tưới nhỏ giọt và phân hc dạng lỏng đến sinh trưởng và năng suất cà chua trồng trên giá thể vụ xuân 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.81 KB, 13 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rau xanh là một loại thực phẩm được con người sử dụng rất lâu đời, hiện
nay trong bữa ăn hàng ngày rau xanh không thể thiếu được. Khi đời sống ngày
càng cao thì nhu cầu về rau càng tăng cao và khắt khe hơn. Cà chua là loại rau giàu
dinh dưỡng, dễ chế biến, có thể sử dụng lâu dài, liên tục. Do đó cà chua là loại rau
rất được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Cà chua thuộc họ cà (Lycopersicon esculentum Mill ) thuộc họ cà
( Solanaceae ) là một trong những loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, đứng
đầu về giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị sử dụng. Trong quả cà chua chin có
đường, các loại vitamin C, B, K, β–carotene,…acid hữu cơ và các chất khoáng
quan trọng cho sức khỏe con người như Mg, Ca, Fe,… Về mặt Y học, cà chua có
tính mát, vị ngọt giúp tạo năng lượng, tăng sức sống, cân bằng tế bào, giải nhiệt,
điều hòa bái tiết, tăng khả năng tiêu hóa.
Hiện nay cà chua là loại rau chủ lực của rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo FAO, năng suất cà chua trên thế giới năm 2005 đạt 27,59 tấn/ha nhưng đến
năm 2010 năng suất này tăng lên 33,59 tấn/ha . Năm 2010, diện tích trồng cà chua
trên toàn thế giới đạt 4,34 triệu ha trong khi đó diện tích trồng cà chua ở châu Á là
24,34 triệu ha chiếm 56,13% diện tích cà chua toàn thế giới. Năng suất của châu Á
đạt 33,57 tấn/ha.
Ở nước ta, cà chua được trồng từ rất lâu đời, cho đến nay cà chua vẫn là loại
cây trồng chính được nhà nước quan tâm phát triển, năm 2010, diện tich cà chua cả
nước đạt 17,6 nghìn ha, năng suất đạt 11,6 tấn/ha. Phần lớn diện tích trồng cà chua
tập trung tai đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hải Phòng , Hải Dương, Thái
Bình, Hưng Yên, Bắc Giang, Nam Định,… và một số tỉnh tại miền Trung, Tây
Nguyên, Nam Bộ.Ở nước ta, cà chua được trồng 3 vụ/năm trong đó phát triển chủ
yếu là vụ đông hay vụ chính.
Tuy nhiên việc sản xuất cà chua ở nước ta còn gặp nhiều hạn chế do năng
suất và chất lượng cà chua ở nước ta còn thấp, thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội
địa, do khí hậu nước ta thay đổi từ Bắc vào Nam nên không phải nơi nào cũng
thích hợp cho sự phát triển của cây cà chua vì cà chua là loại cây trồng cần rất


nhiều nước để sinh trưởng và phát triển do đó nhiều vùng ở nước ta gặp khó khăn
khi trồng cà chua do thiếu nước tưới. Chính vì điều đó nên các phương pháp canh
tác tiết kiệm nước tưới như phương pháp tưới nhỏ giọt rất có ý nghĩa trong sản
xuất.
Nhằm góp phần tăng năng suất và chất lượng cây cà chua ở nước ta, tôi chọn
đề tài : “Ảnh hưởng của kỹ thuật tưới nhỏ giọt và phân HC dạng lỏng đến sinh
trưởng và năng suất cà chua trồng trên giá thể vụ xuân 2014”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
+ Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, cấu trúc cây và một số đặc điểm hình
thái của đối tượng nghiên cứu.
+ Đánh giá mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng.
+ Đánh giá ảnh hưởng của từng phương pháp tưới nước nhỏ giọt đến sinh
trưởng và năng suất của cà chua và xác định công thức tối ưu trong các công
thức thí nghiệm.
+ Đánh giá ảnh hưởng của từng chế độ dinh dưỡng đến sinh trưởng và năng
suất của cà chua và xác định công thức tối ưu trong các công thức nghiên
cứu.
+ Xác định nền giá thể thích hợp nhất với cà chua trồng trong nhà lưới có sử
dụng hệ thống tưới nhỏ giọt
1.2.2. Yêu cầu
+ Nắm được yêu cầu ngoại cảnh và kĩ thuật chăm sóc cây cà chua xuân.
+ Theo dõi ảnh hưởng của kĩ thuật tưới nhỏ giọt đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây cà chua xuân.
+ Theo dõi ảnh hưởng của các loại phân bón đến sự sinh trưởng và phát triển
của cây cà chua trồng trên giá thể.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1. Nguồn gốc phân loại và giá trị của cây cà chua
2.1.1 Nguồn gốc
2.1.2.Phân loại

2.1.3.Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học
2.1.4 Giá trị kinh tế
2.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY
CÀ CHUA
2.2.1. Đặc điểm thực vật học
2.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh
2.2.2.1 Đất và dinh dưỡng
2.2.2.2 Nhiệt độ
2.2.2.3 Ánh sáng
2.2.2.4 Độ ẩm, nước
2.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ CHUA Ở TRÊN VIỆT NAM VÀ TRÊN
THẾ GIỚI
2.3.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
2.3.2 Tình hình sản suất cà chua ở Việt Nam
3. VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN; NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu:
Cây cà chua
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu:
+ Phân bón, hạt giống cà chua, thuốc BVTV, nước tưới,
+ Dụng cụ, thước dây,máy sấy, máy đo độ ẩm,…
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
+ Địa điểm nghiên cứu: Khu thí nghiệm đồng ruộng Đại Học Nông Nghiệp Hà
Nội.
+ Thời gian nghiên cứu: … tuần (từ ngày …/…/2014 đến …/…/2014). Hạt cà
chua được gieo vào ngày… tháng … năm 2014. Trồng ngày… tháng …
năm 2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Xác định đặc tính lý hóa học của giá thể

+ Xác định dung trọng của giá thể.
+ Xác định tỉ trọng của giá thể.
+ Xác định độ xốp của giá thể.
3.3.2 Xác định nhu cầu nước của cà chua.
3.3.3 Xác định độ ẩm đất, độ ẩm cây héo và độ ẩm tối đa đồng ruộng.
3.3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nước tưới và chế độ dinh dưỡng tới cây cà
chua.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Xác định đặc tính lý hóa học của giá thể:
Mỗi loại giá thể lấy 10 mẫu ngẫu nhiên sau đó trộn lẫn và lấy ra 0,1 m3 để
phân
tích các chỉ tiêu.
3.4.1.1 Xác định tỷ trọng giá thể bằng phương pháp picnometer.
Cân 1 picnometer sạch và khô. Thêm vào đó 10g đất khô không khí ( nếu là
picnometer 100ml thì có thể cân 50g đất). Cân picnometer bao gồm cả nút và
lượng chứa bên trong.
Xác định hàm lượng nước của 10g đất khác nhờ cách sấy khô ở 110°C. Rót
vào picnometer khoảng ½ bình bằng nước cất, đun sôi nhẹ nước vài phút , cân rồi
đun nhẹ để ngăn ngừa sự mất đất do sôi mạnh.
Làm nguội picnometer picnometer và sản phẩm trong đó đến nhiệt độ
phòng, tiếp theo thêm nước cất nguội ở nhiệt độ phòng đã loại không khí cho đầy
picnometer, đậy nắp và khóa, cân picnometer và chất trong bình đó đồng thời xác
định lại nhiệt độ của nó. Đổ chất chứa trogn picnometer ra , làm sạch bình, thêm
nước cất vào đó, làm sạch rồi cân lại bình có nước.
D
P
=(g/cm
3
).
Trong đó

d : tỉ trọng nước (g/cm
3
) ở nhiệt độ thí nghiệm
W
s
: Trọng lượng bình cộng mẫu đất ở trạng thái khô đã sấy.
W
a
: Trọng lượng bình có đầy không khí
Ws: Trọng lượng bình có đầy mẫu đất và nước.
W: Trọng lượng bình chứa đầy nước.
3.4.1.2 Xác định dung trọng
Ðịnh nghĩa: Dung trọng của đất là khối lượng (g) của một đơn vị thể tích đất
(cm3) ở trạng thái tự nhiên (có khe hở) sau khi được sấy khô kiệt.
Dung trọng của đất được người ta xác định bằng cách đóng ống kim loại
hình trụ có thể tích bên trong 100 cm
3
thẳng góc với bề mặt đất ở trạng thái hoàn
toàn tự nhiên, sau đó đem sấy khô kiệt rồi tính theo công thức sau:
D = P / V
Trong đó:
D - Dung trọng của đất (g/cm
3
);
P - Khối lượng đất tự nhiên trong ống trụ đóng sau khi đã được sấy khô kiệt (được
tính theo g).
V - Thể tích của ống đóng (được tính theo cm
3
).
3.4.1.3 Xác định độ xốp

Sau khi xác định được dung trọng và tỷ trọng chúng ta xác định độ xốp qua
nghiệm thức sau:
P(%) = (1 - D/ d) x 100
Trong đó:
P - Ðộ xốp của đất (%);
D - Dung trọng đất;
d - Tỷ trọng đất.
Ðộ xốp của đất có thể biến động từ 30-70% tùy thuộc vào đất rờirạc không
có kết cấu như đất cát, đất bạc màu cho đến những loại đất có kết cấu viên như đất
đỏ vàng đồi núi. Như vậy độ xốp phụ thuộc vào kết cấu, tỷ trọng và dung trọng của
đất.
3.4.1.4 Xác định pH của giá thể.
3.4.2 Xác định độ ẩm đất, độ ẩm cây héo và độ ẩm tối đa đồng ruộng:
3.4.2.1 Xác định độ ẩm đất
Độ ẩm đất=
Fw: trọng lượng đất ẩm vừa lấy mẫu.
Dw: trọng lượng đất ẩm đã qua sấy.
3.4.2.2 Xác định độ ẩm cây héo:
Khi lá bắt đầu héo, lấy mẫu lá và sấy ở nhiệt độ 110°C :
PWP=
3.4.2.3 Xác định độ ẩm tối đa đồng ruộng:
Ngâm ống trụ có chứa đất ở trạng thái tự nhiên của khu vực thí nghiệm trong
vòng 3-4 giờ, sau đó vớt ống trụ ra khỏi mặt nước đem cân rồi sấy khô, sau đó cân
mẫu đất khô.
FC=
Trong đó
FC là độ ẩm tối đa đồng ruộng
FW là trọng lượng đất khô đã sấy
ODW là trọng lượng đất ở trạng thái bão hòa nước.
3.4.3 Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất, hình thái

3.4.3.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng
-Thời gian sinh trưởng (ngày)
+ Từ gieo đến ngày mọc mầm
+ Từ gieo đến xuất hiện lá thật
+ Thời gian từ trồng đến ra hoa (ngày): khi có 70% số cây trong ô thí nghiệm
ra hoa ở chùm 1.
+ Thời gian từ trồng đến đậu quả (ngày): khi 70% số cây trong ô thí nghiệm
đậu quả ở chùm 1.
+ Thời gian từ trồng đến quả bắt đầu chín (ngày): khi 30% số cây trong ô thí
nghiệm chín ở chùm 1.
+ Thời gian từ trồng đến quả chín rộ (ngày): khi 70% số cây trong ô thí
nghiệm chín ở chùm 1 và chùm 2
+ Tổng thời gian sinh trưởng: từ khi gieo đến khi thu đợt quả cuối cùng (ngày)
- Đặc điểm cấu trúc cây:
+ Số đốt từ gốc đến chùm hoa thứ nhất (đốt).
+ Chiều cao từ gốc đến chùm hoa thứ nhất (cm).
+ Chiều cao cây (cm): đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng
3.4.3.2 Chỉ tiêu phát triển
+ Vị trí xuất hiện chùm hoa
+ Số hoa/ chùm
+ Số chùm hoa/ cây
+ Tỉ lệ đậu quả
3.4.3.3 Chỉ tiêu về chống chịu sâu bệnh
Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh
3.4.3.4 Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Số lượng quả trên cây
- Hình thái và cấu trúc quả
+ Hình dạng quả ( tròn, dẹt, ….)
+ Màu sắc vỏ quả
+ Khối lượng quả ( g), khối lượng trung bình quả (g)

-Năng suất:
+ Tỷ lệ đậu quả (%): đếm trên 5 chùm quả đầu.
+ Số chùm quả/cây
+ Số quả/cây : N = N1 + N2 (trong đó N1 là số quả thuộc nhóm quả lớn, N2 là
số quả thuộc nhóm quả nhỏ).
+ Khối lượng trung bình quả (g) gồm khối lượng trung bình của nhóm quả lớn
là P1 (quả có khối lượng trên 30g), khối lượng trung bình của nhóm quả nhỏ
là P2 (quả có khối lượng nhỏ hơn 30g).
+ Năng suất cá thể : NSCT = N1xP1 + N2xP2 (g).
+ Năng suất quả/ô thí nghiệm = năng suất cá thể x số cây đảm bảo năng suất
(kg).
+ Năng suất/ha = năng suất cá thể x số cây/ha (tấn/ha).
3.4.3.5 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng
+ Độ brix
+ Hàm lượng NO3
+ Hàm lượng vitaminC
+ Hàm lượng chất khô
3.4.4 Chăm sóc:
3.4.4.1 Bón phân:
Bón phân cho 1 ha:
- Lượng phân bón: 20 tấn phân chuồng hoai mục, 600 kg phân lân, 300 kg phân
đạm ure, 280 kg phân kali.
- Phương pháp bón phân :
+ Bón lót : toàn bộ phân chuồng hoai mục + 50% P + 10% K.
+ Bón thúc lần 1 : sau khi cây bén rễ hồi xanh, khoảng 7-8 ngày sau trồng, bón
10% P + 10% N.
+ Bón thúc lần 2 : khi cây bắt đầu có nụ, khoảng 30 ngày sau trồng, bón 40%
P + 30% N + 30% K.
+ Bón thúc lần 3 : khi cây ra quả rộ, khoảng 45 – 50 ngày sau trồng, bón 30%
N + 30% K.

+ Bón thúc lần 4: sau thu hoạch quả đợt 1, bón 30% N + 30%K.
3.4.4.2 Tưới nước
Nhu cầu nước tưới của cà chua tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cây.
Khi cây ra hoa đậu quả là khi cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới cũng nên
thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất. Khi bón nhiều
phân đạm và trồng dầy, cần thiết gia tăng lượng nước tưới.
Sau khi trồng phải tưới nước liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày tưới 1 lần vào
buổi sáng. Sau khi cây bén rễ thì 2 - 3 ngày tưới 1 lần. Khi cành lá phát triển nhiều
thì lượng nước tưới mỗi lần phải được tăng lên. Thời kỳ cà chua ra hoa và quả nhỏ
là lúc cây cần nhiều nước nên đất luôn phải được giữ ẩm.
3.4.4.3 Các chăm sóc khác:
Vun xới kết hợp với làm cỏ : Việc vun xới cà chua cần được tiến hành
trước khi cây ra hoa kết quả. Từ lúc trồng đến khi cây được 20 ngày phải vun gốc 2
lần: lần thứ nhất sau khi trồng khoảng 8 - 10 ngày và lần thứ 2 cách lần thứ nhất 1
tuần.
Làm cỏ:
+ lần 1 làm sạch cỏ và vun gốc sau khi cây hồi xanh.
+ lần 2 làm sạch cỏ và vun gốc kết hợp với bón phân.
Làm giàn :
Việc làm giàn được tiến hành sau khi cây ra chùm hoa thứ nhất. Mỗi cây cà
chua vươn tới đâu thì buộc thân cây vào cọc giàn tới đó.
Tỉa cành và bấm ngọn:
Mục đích bấm ngọn tỉa cành là để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Có
hai cách bấm ngọn tỉa cành, tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cây thì dùng
cách khác nhau.
Với cà chua sinh trưởng hữu hạn: Tiến hành bấm cành nhưng vẫn để lại một
cành từ thân chính dưới nách cọng lá phía dưới chùm hoa thứ nhất. (Tất cả chồi
non và cành khỏe cắt hết). Bấm ngọn khi cây đó ra được 4 - 5 chùm quả. Tính từ
chùm quả cuối cùng lên chừa lại hai lá, phần ngọn phía trên bấm đi.
Cà chua sinh trưởng vô hạn có thể để thân chính vươn dài theo cọc giàn.

Vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, cà chua có những lá già vàng cần phải
tỉa bỏ để làm thoáng ruộng cho cây phát triển tốt
3.4.5 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trong túi bầu theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 6
công thức(2 chế độ nước tưới và 3 chế độ phân bón) và 4 lần nhắc lại, trồng
1cây/1túi bầu diện tích mỗi ô là 6m
2
với các chế độ chăm sóc như nhau.
Chế độ nước tưới gồm:
• Tưới nước nhỏ giọt
• Tưới theo phương pháp thông thường
Chế độ phân bón gồm”
• Bón theo phương pháp bình thường
• Bón bằng phân HC dạng lỏng:
Phân bón qua lá Komix 201 có thành phần gồm PH = 7,0-9,0
- N = 2,6%
- P2O5 = 7,5%
- K2O = 2,2%
• Bón bằng dung dịch dinh dưỡng D409
6 công thức trên một lần nhắc lại như sau :
CT1: Tưới nhỏ giọt + Bón bình thường
CT2: Tưới nhỏ giọt + Bón phân HC dạng lỏng
CT3: Tưới nhỏ giọt + Bón bằng dung dịch dinh dưỡng D409
CT4: Tưới bình thường + Bón bình thường
CT5: Tưới bình thường + Bón phân HC dạng lỏng
CT6: Tưới bình thường + Bón bằng dung dịch dinh dưỡng D409.
Nhắc lại 1 CT5 CT3 CT4 CT2 CT6 CT1
Nhắc lại 2 CT5 CT1 CT4 CT6 CT2 CT3
Nhắc lại 3 CT6 CT3 CT2 CT1 CT4 CT5
Nhắc lại 4 CT5 CT4 CT6 CT3 CT2 CT1

3.4.6 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm
IRRISTAT 4.0 và EXCEL trên máy tính.
4. KẾ HOẠCH VÀ DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
TT Nội dung công việc Dự kiến kế hoạch thực hiện (theo giai đoạn
hay thời điểm)
1 Xây dựng đề cương
2 Thu thập số liệu,tài liệu và
khảo sát thực địa
3 Xây dựng thí nghiệm, thử
nghiệm
4 Tổng hợp số liệu và viết
tổng quan
5 Báo cáo tiến độ
6 Xử lý số liệu, viết luận án sơ
bộ thông qua giáo viên
hướng dẫn
7 Báo cáo tiến độ
8 Thẩm định Luận văn
9 Hoàn chỉnh và nộp Luận án
10 Bảo vệ Luận án
4.1. Dự kiến kết quả đạt được
Đánh giá được ảnh hưởng của từng loại phân bón đến sinh trưởng và phát triển của
cây cà chua trồng trên giá thể.
Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng phương pháp tưới nước tới sinh trưởng
và năng suất cây cà chua trồng trên giá thể.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hà Nội, ngày 11 tháng 1 năm 2014
Xác nhận của GV hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ths.Ngô Thị Dung Nguyễn Văn Thắng

×