Tải bản đầy đủ (.pptx) (30 trang)

Báo cáo Quản lý tài nguyên rừng: Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.55 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI BÁO CÁO QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN RỪNG
Chuyên đề:
Luật Bảo Vệ và Phát Triển Rừng 2004
GVHD: TS. NGÔ AN
DANH SÁCH NHÓM 1

1.TRẦN THỊ BÍCH DÂN_11157386

2. HỒ THỊ DUNG_11157389

3.TRỊNH THỊ LỆ QUYÊN_11157260

4.BÙI THỊ THƯỜNG_11157303

5.NGUYỄN THÀNH CÔNG_11157083
Bố cục
Bố Cục
Gồm 5 chương và 88 điều:
Chương I. Những quy định chung:
Gồm có 12 điều, từ Điều 1 đến Điều 12.
Nội dung cụ thể của Chương I quy định về: phạm vi điều chỉnh của luật là những vấn đề về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng
rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, quy định những đối tượng được thực hiện áp dụng luật, quy định về những căn cứ để phân loại
rừng, quy định về những tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được coi là chủ rừng, quy định những quyền của Nhà nước đối với rừng, quy
định về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, những nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng, chính sách của Nhà
nước về bảo vệ và phát triển rừng; quy định về nguồn tài chính để bảo vệ và phát triển rừng, quy định những hành vi bị nghiêm cấm
trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
Chương II. Quyền của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Bao gồm 23 điều (từ Điều 13 đến
Điều 35)
Chương này được chia thành 5 mục bao gồm:
Mục 1 - Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, có 9 điều (từ Điều 13 đến Điều 21)


Quy định về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; quy định những căn cứ, nội
dung, kỳ và trách nhiệm lập quy hoạch, kế koạch bảo vệ và phát triển rừng, quy định thẩm quyền phê
duyệt, quyết định xác lập các khu rừng và điều chỉnh quy hoạch, xác lập các khu rừng; công bố quy
hoạch, kế hoạch và bảo vệ phát triển rừng.
Mục 2 - Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng. Trong mục này có 7 điều (từ
Điều 22 đến Điều 28)
Quy định về nguyên tắc, căn cứ và thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử
dụng rừng. Quy định cụ thể về giao rừng, cho thuê rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất cho các đối
tượng; quy định thu hồi rừng trong những trường hợp nào và chế độ chính sách cho các chủ rừng khi bị thu
hồi rừng.
Mục 3- Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao
rừng. Mục này có 2 điều (Điều 29 và Điều 30), đây là điều mới và rất có ý nghĩa về mặt pháp lý.
Quy định điều kiện để cộng đồng thôn được giao rừng, được giao những loại rừng nào; chỉ có Ủy ban nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có đủ thẩm quyền giao, thu hồi rừng đối với cộng đồng thôn.
Quy định quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng.
Mục 4- Đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; thống kê rừng, kiểm kê
rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Mục này có 2 điều (Điều 31 và Điều 32)
Quy định việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng tài nguyên rừng. Nêu lên trách nhiệm của chủ
rừng, cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
Mục 5- Giá rừng. Mục này có 3 điều (từ Điều 33 đến Điều 35).
Đây là một mục mới được quy định khá chi Xết về việc xác định và hình thành giá rừng; việc đấu giá quyền sử
dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; quy định giá trị quyền sử dụng rừng để phục vụ cho
việc đấu giá, [nh vào giá trị tài sản, ghi vào giá trị vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp, xác định lại giá trị
quyền sử dụng rừng khi cổ phần hoá doanh nghiệp
Chương III. Bảo vệ rừng. Bao gồm 8 điều (từ Điều 36 đến Điều 44).
Chương này được chia thành 2 mục.
Mục 1- Trách nhiệm bảo vệ rừng. Mục này có 4 điều (từ Điều 36 đến Điều 39). Trong đó quy định rõ
trách nhiệm bảo vệ rừng được xác định trong luật là trách nhiệm của toàn dân.
Mục 2- Nội dung bảo vệ rừng. Mục này có 5 điều (từ Điều 40 đến Điều 44)
Quy định về bảo vệ hệ sinh thái rừng khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi xây

dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình ảnh có hưởng đến hệ sinh thái phải tuân theo
các quy định của Nhà nước.
Chương IV. Phát triển rừng, sử dụng rừng. Chương này gồm 14 điều, từ Điều 45 đến Điều 58
và được chia làm 3 mục, đó là:
Mục 1- Rừng phòng hộ. Mục này có 4 điều (từ Điều 45 đến Điều 48).
Nội dung mục này quy định những nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng phòng hộ, đối với rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây
dựng thành rừng tập trung, liền vùng, nhiều tầng, xây dựng thành các đai rừng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng vùng để có
hiệu quả đối với rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường và các quy định trong việc khai thác
các lợi ích khác của rừng phòng hộ như: kết hợp sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh
thái- môi trường, khai thác lâm sản và các lợi ích khác của rừng phòng hộ phải tuân theo quy chế quản lý rừng. Quy định tổ chức
quản lý rừng phòng hộ; việc quản lý, sử dụng rừng sản xuất và đất đai xen kẽ trong rừng phòng hộ và việc khai thác lâm sản trong
rừng phòng hộ.
Mục 2- Rừng đặc dụng. Mục này gồm 6 điều (từ Điều 49 đến Điều 54)
Nội dung mục này quy định nguyên tắc phát triển và sử dụng rừng đặc dụng là: bảo đảm việc phát triển tự nhiên của rừng,
bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan khu rừng; xác định rõ trong khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia các phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, vùng đệm và phân khu dịch vụ- hành chính, mọi hoạt động ở khu rừng đặc
dụng phải tuân theo quy chế quản lý rừng và phải được phép của chủ rừng. Các quy định về tổ chức quản lý rừng, khai thác
lâm sản, hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy thực tập, hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch,
sinh thái – môi trường và ổn định đời sống dân cư sống trong khu rừng đặc dụng và vùng đệm cũng đã được quy định khá
đầy đủ, rõ ràng và chi Xết ở mục này.
Mục 3- Rừng sản xuất. Trong mục này có 4 điều (từ Điều 55 đến Điều 58)
Quy định về nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng sản xuất; quy định việc quản lý khi rừng sản xuất là
rừng tự nhiên; việc quản lý khi rừng sản xuất là rừng trồng và quy định việc quy hoạch và chỉ đạo xây
dựng hệ thống rừng giống quốc gia; việc bình tuyển rừng giống, công nhận rừng giống, việc sản xuất,
kinh doanh giống cây lâm nghiệp Nhiều nội dung rất quan trọng quy định về rừng sản xuất đã được
quy định ở mục này để phục vụ cho việc quản lý, trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, khai thác, sử dụng, bảo
đảm diện [ch, phát triển kinh tế lâm- nông- ngư nghiệp kết hợp
Chương V. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Chương này gồm có 20 điều(từ Điều 59 đến
Điều 78) và được chia làm 5 mục quy định các vấn đề sau:


Mục 1- Quy định chung về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Mục này có 2 điều (Điều 59 và Điều 60).

Mục 2- Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ. Mục này
gồm 2 điều (Điều 61 và Điều 62).

Mục 3- Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức kinh tế. Mục này có 6 điều (từ Điều 63 đến Điều 68).

Mục 4- Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân. Mục này có 4 điều (từ Điều 69 đến Điều 72).

Mục 5- Quyền và nghĩa vụ của các chủ rừng khác. Mục này có 6 điều (từ Điều 73 đến Điều 78)
Chương VI. Kiểm lâm. Chương này gồm 5 điều, từ điều 79 đến Điều 83. (So với Luật bảo vệ và phát
triển rừng năm 1991 tăng thêm 2 điều).
Chương VII. Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Chương này gồm 3 điều, từ Điều 84 đến Điều 86. Nội dung chương này quy định: những tranh chấp
về quyền sử dụng rừng đối với các loại rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng do Toà án
nhân dân giải quyết. Các tranh chấp về đất đai có liên quan đến rừng còng do Tòa Án nhân dân giải
quyết.
Chương VIII. Điều khoản thi hành Chương này có 2 điều, Điều 87 và Điều 88. Quy định Luật này có
hiệu lực từ ngày 01/4/2005. Luật này thay thế Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991. Chính phủ
được giao quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Một số nội dung cơ bản
Các hành vi bị cấm
Bảo vệ rừng
Chính sách của nhà nước
Các loại rừng
Kiểm lâm
Các nguyên tắc
Nguyên tắc 1: Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi
trường, quốc phòng, an ninh, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, chiến lược phát triển lâm
nghiệp, đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương, tuân theo quy chế

quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Nguyên tắc 2: Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động bảo vệ
và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững, kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với
khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng, kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái
sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và
ngư nghiệp, đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao
giá trị sản phẩm rừng.
Nguyên tắc 3: Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc
giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuân theo các quy định của Luật này,
Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội
hoá nghề rừng.
Nguyên tắc 4: Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi
ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm
cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng.
Nguyên tắc 5: Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng rừng theo quy
định của Luật này và các quy định khác của pháp luật, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ
rừng khác.

Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.

Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.

Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.

Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.

Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng.


Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.

Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp.

Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất- nhập khẩu thực vật rừng,
động vật rừng trái với quy định của pháp luật.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Các hành vi bị cấm:

Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non.

Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh
quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng;
mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng.

Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị
quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật.

Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng.

Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
Bảo vệ rừng:
Trách nhiệm bảo vệ rừng được xác định trong luật là trách nhiệm của toàn dân và của cơ quan nhà
nước, tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ rừng, thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ rừng theo quy định của Luật này, pháp luật về phòng cháy,
chữa cháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của

pháp luật có liên quan.
Nội dung về bảo vệ rừng quy định về bảo vệ hệ sinh thái rừng khi tiến hành các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình ảnh có hưởng đến hệ sinh thái
phải tuân theo các quy định của Nhà nước. Việc khai thác thực vật rừng phải thực hiện theo quy chế
quản lý rừng, việc săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã; việc quản lý, bảo
vệ theo chế độ đặc biệt đối với những loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Các chính sách của nhà nước
1. Chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế -
xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư,
ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi.
2. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống
quốc gia, bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, nghiên
cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho
việc bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê
rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành,
đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh
vật gây hại rừng.
3. Chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ
lớn, gỗ quý, cây đặc sản, có chính sách hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên
liệu; có chính sách khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng,
tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.
4. Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi
trọc, ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ các ngành kinh tế, mở rộng các hình thức cho
thuê, đấu thầu đất để trồng rừng, có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng, có chính
sách đối với tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời gian vay phù hợp
với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.
5. Chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành
phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản.
6. Khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động sản xuất lâm nghiệp

×