Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tổng hợp các bệnh thường gặp trên cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.96 KB, 6 trang )

1. Bệnh đốm trắng.

Cơ thể của cá phủ đầy những nốt nhỏ màu trắng mọc khắp mình cá và lan
truyền ra cả vây. Sự nhiễm bệnh theo chu kỳ. Ký sinh vật ichthyophthirius
multifilius sẽ rời cơ thể cá tạo màng để làm thành nang nhớt rơi xuống đáy
của bể. Trong nang này, ký sinh vật tiềm sinh vẫn phân chia và tạo ra nhiều
cá thể con. Đến lúc màng ngoài của nang nứt ra, các cá thể con thoát ra, bơi
lội tự do đi tìm một vật chủ khác. Có thể diệt chúng vào giai đoạn này bằng
phương pháp thích hợp. Vì bệnh có thể lây cho cá khác trong bể, do đó phải
điều trị toàn bể nuôi. Người ta đã tìm được thuốc chữa bệnh này. Cũng có
thể điều trị bằng cánh nâng nhiệt độ nước lên 32-35 độ C trong 4-6 ngày. Pha
vào trong nước thuốc tím theo tỷ lệ 1g cho 1 lít nước.

2. Bệnh nấm mốc nước.

Bệnh này gây ra bởi các loài nấm thủy mi hay mốc nước Saprolegnia, một
loại phát ban dạng túm như là bông xuất hiện trên cơ thể của cá, có khi được
phủ một màng mỏng nấm dạng sợi hay bột. Cách điều trị có hiệu quả là
ngâm cá trong một chậu nước tắm mặn. Người ta hòa tan muối tự nhiên
trong nước ngọt. Nồng độ cho một lần ngâm như vậy với thời gian ngắn (từ
15-30 phút) là 15-30g trong một lít. Muốn điều trị dài ngày, cần dùng 7g/lít.
Có một số phép chữa đặc biệt khác.

3. Nấm thân, nấm miệng.

Nấm miệng không liên quan đến nấm thân, do một loại vi khuẩn là
Chondrococcus gây ra. Bệnh xảy ra tại vùng miệng gây ra những vết sùi.
Không dùng thuốc trị nấm được mà phải dùng thuốc kháng sinh, có thể tìm
ở các thầy thuốc thú y.

4. Bệnh rung.



Khi mô tả về các triệu chứng của bệnh này, chỉ có thể nói là cá bị bệnh thực
hiện những chuyển động uốn lượn rất nhanh tại chỗ mà không nhích lên
được một centimet nào cả. Có người gọi là bệnh vặn mình. Một trong những
nguyên nhân của rối loạn này do sự hạ thấp nhiệt độ của nước, gây ra cho cá
sự nhiễm lạnh. Cách trị là hiệu chỉnh lại hệ thống tạo nhiệt lượng cho bể nuôi
và đưa nhiệt độ trở về mức đúng cho nhu cầu của cá.

5. Bệnh phù.

Cơ thể của cá phù lên ở một điểm kéo theo sự xù lên của các vảy. Nguyên
nhân là do sự tích tụ của chất lỏng trong khoang bụng nhưng chưa rõ đúng
là do cái gì gây nên. Phần đông các nhà nuôi cá gọi một cách không chắc
chắn là bệnh phù thũng. Khó có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng cũng có thể
tiến hành rút nước thừa trong cơ thể cá bằng một ống tiêm dưới da. Nhưng
bệnh này có thể lây, nên tốt nhất là bắt riêng cá bệnh cho tới khi có dấu hiệu
khỏi bệnh mới cho cá vào bể nuôi.

6. Bệnh thối vây, đuôi.

Sự thoái hóa của các mô nằm giữa các tia của vây do sự nhiễm khuẩn thường
xảy ra dễ dàng hơn nếu phẩm chất của nước xấu. Vây cá cũng có thể bị thiệt
hại do những khi bắt cá bằng tay không khéo léo hoặc do các cá khác cắn
vây, khiến cho sự nhiễm khuẩn có chỗ phát sinh trên những phần bị thương.
Để điều trị, phải làm sao cho nước được hoàn toàn trong sạch, luôn luôn xem
xét đến các điều kiện bảo quản và vận hành của bể. Nếu bệnh phá hoại ở
phần đuôi của cá, sự trị bệnh rất tốn kém. Có thể dùng các cách điều trị trên
cơ sở của Acriflavin và của Phenoxethol thay cho các phương pháp phẫu
thuật.


7. Bệnh giun hay gyrodactylite.

Người ta thấy có khi các cá bị bệnh gãi mình vào đá và cây cỏ, triệu chứng
này thường kèm theo sự thở gấp của cá. Các mang há ra và có thể thấy bị
sưng. Các cá này bị các loại giun nhỏ Dactylogyrus hay Gyrodactylus ký
sinh; chúng bám và xâm nhập vào da và tập trung ở các màng mềm của mũi
cá. Gyrodactylus làm cá yếu đi và làm biến màu cá. Chúng thường nằm phía
ngoài bề mặt của cá. Có khi chúng xâm nhập vào mang của cá tạo ra bệnh
giun ở mang. Người ta có thể loại trừ các loài giun này bằng cách cho cá tắm
trong các dung dịch lỏng của xanh methylen, formol (pha loãng và tiến hành
thận trọng vì là một chất độc) và aciflavin.

- Xanh methylen pha loãng 1%. Ngâm lâu cá trong dung dịch 0,4-0,8cc mỗi
lít.

- Acriflavin pha loãng 10/mg/lít. Ngâm lâu, dùng 2,2cc mỗi lít.

- Formol. Đậm đặc formaldehyd 47%. Ngâm ngắn (45-50 phút) 0,25cc mỗi
lít, hoặc ngâm lâu 0,066cc mỗi lít.

Cần chú ý là độ đậm đặc của các sản phẩm thích hợp thay đổi tùy theo từng
nơi, từng khu vực khác nhau.

Các loài ký sinh không thể sống nếu không có vật chủ. Nếu ta lấy hết cá bệnh
ra để điều trị một thời gian bằng xanh metylen, thì các loài ký sinh tự nó
cũng bị huỷ diệt nếu không còn có vật chủ.

Cũng có trường hợp cá phập phồng bơi ở mặt nước không hẳn là cá đã
nhiễm bệnh ký sinh. Có thể chúng đi tìm oxy để thở trong trường hợp bể
nuôi dư thừa cacbonic. Trong trường hợp này, ta tăng cường không khí để

có đủ oxy cho cá hô hấp, nhưng cách giải quyết tốt nhất là phải tổ chức tốt bể
nuôi.

Người ta còn kể đến một số bệnh khác như:

- Nang bạch huyết.

Gây ra những chỗ lồi dạng cải bông (súp lơ) trên vảy và trên da cá, đồng thời
làm giảm trọng lượng của cá. Bệnh có thể phát triển nhanh chóng. Thường ít
gặp trong bể nuôi cá nước ngọt.

- Mụn:

Những đốm trắng kết liền lại với nhau tạo thành mảng lớn. Cá có vẻ hốc hác
và xoắn lại. Nguyên nhân có thể do chế độ thức ăn không cân đối, thiếu
vitamin.

- Da nhớt.

Một màng mỏng xám bao phủ thân cá. Do bị các vật ký sinh Cyclochacta và
Costia gây ra sự tiết dịch nhớt.

- Viêm mắt:

Mắt cá bị mờ đục do một loại nấm gây ra hoặc là bệnh đục nhãn mắt có
nguồn gốc ký sinh (Proalaria). Các mắt có u lồi có thể do một bệnh khác.

- Bệnh nấm Oodinium

Trên cơ thể cá thể hiện những lớp như bột. Đó là do nhiễm nấm Oodinium.

Cách điều trị cũng tương tự như bệnh đốm trắng.

Các bệnh nặng:

Các bệnh nhiễm bệnh nặng hơn có thể do những nguyên nhân bên trong, ví
dụ như bệnh lao hay sự có mặt của giun dẹp Nematodes hay Cestodes mà ta
không thấy được bằng mắt thường. Thông thường khi các triệu chứng đã
xuất hiện, thật đã quá muộn để thực hiện một cách điều trị nào cho có hiệu
quả. Để xác định đúng, cần tiến hành phân tích các cơ quan của cá bị chết.
Nhiễm nấm là một trong những bệnh phổ biến thường thấy ở cá nhiệt đới. Bởi vì những
bào tử của nấm được tìm thấy trong bể cá cảnh, chính những bào tử này sẽ xâm nhập vào
cá và gây bệnh cho cá khi cá bị căng thẳng(stress), bị thương hoặc bị bệnh nào đó. Chất
lượng nước kém cũng có thể là nguyên nhân làm tăng sự lây nhiễm nấm đối với cá trong
bể.

Hầu hết những người nuôi cá đều nhận ra những dấu hiệu nhiễm nấm từ bên ngoài. Hầu
hết các vết bệnh đều có màu trắng (mịn, có lông tơ) đặc trưng và thường được gọi là
“bệnh len bông-cotton wool disease”. Khi cá bị nhiễm nấm nặng thì vết nhiễm nấm có
thể chuyển sang màu xám thậm chí là màu đỏ.

Nhưng may mắn thay hầu hết nấm chỉ tấn công vào phần mô bên ngoài của cá và những
loài nấm thường xuất hiện khi cá bị nhiễm trùng trước hoặc cá bị thương và chính điều đó
giải thích tại sao khi cá bị nấm cần phải có 2 phần điều trị đó là vừa phải điều trị vết
thương, tăng cường sức khoẻ cho cá kết hợp với điều trị nấm. Tuy nhiên cũng có vài loài
nấm sẽ gây nhiễm vào cơ quan bên trong của cá và sau đó sẽ làm ảnh hưởng đến sức
khoẻ của cá nếu không được can thiệp kịp thời. Nấm luôn có mặt trong hầu hết bể cá
cảnh tuy nhiên điều kiện để làm tăng sự lây nhiễm cho cá trong bể bao gồm:

- Chất lượng nước bể kém.


- Vệ sinh bể kém.

- Có cá chết trong bể hay có sự phân huỷ nhiều các chất hữu cơ trong bể.

- Cá bị tổn thương, cá già hoặc cá đang có những bệnh khác.

Những bể cá thường bị lây nhiễm nấm cần kiểm tra và vệ sinh thật kỹ bể, hệ thống lọc
nước, chất lượng nước. Những bể chất lượng nước tốt thì cá hiếm khi bị nấm.

Một số bệnh nấm hay gặp ở cá cảnh bao gồm:

- Bệnh nấm len bông-cotton wool disease:

Bệnh nấm len bông là một thuật ngữ được dùng để chỉ chung cho những loại nấm lây
nhiễm trên da, vây và miệng của cá. Những phần nấm trắng (dạng như bông) thường phát
triển ở những khu vực mà cá đã bị lây nhiễm trước, những chỗ có ký sinh trùng tấn công
và cả những chỗ cá bị thương. Những loài nấm gây bệnh này thường là loài Saprolegnia
và Achyla. Nhiều loài nấm khác cũng có thể gây bệnh này và nhiều khi có thể tìm thấy
nhiều loại nấm cùng gây bệnh trên cá.

Để điều trị loại bệnh này thì có thể tắm cho cá bằng nước muối hoặc sử dụng thuốc kháng
nấm có chứa phenoxyethanol. Trong một số trường hợp cần phải điều trị toàn bộ số cá
trong bể nhưng nếu có vài con riêng lẻ bị bệnh thì có thể bắt riêng những cá thể đó ra để
điều trị riêng. Việc sử dụng thuốc kháng nấm và kháng khuẩn có chứa chất Gentian
Violet để bôi vào vết nấm cho cá cũng là một sự lựa chọn tốt trong điều trị.

- Bệnh thối mang - Gill rot:

Đây là loại bệnh nấm không thường gặp nhưng khi bị bệnh thì rất nguy hiểm cho cá và
làm cho cá chết nếu không được điều trị. Khi bị nhiễm loại nấm này cá có dấu hiệu hô

hấp bất thường như thở gấp gáp để lấy không khí. Các tơ mang và lá mang dính lại với
nhau bởi chất nhầy và trên đó cũng xuất hiện các đốm. Nguyên nhân của bệnh này là do
nấm Branchiomyces, có thể làm cho mang bị thối đi. Bệnh này thường xuất hiện khi cá bị
stress mà nguyên nhân chủ yếu là lượng amoniac hoặc nitrat trong bể cao. Khi cá bị bệnh
thì việc điều trị rất khó khăn và thường là không thành công nhiều. Trong một số trường
hợp có thể chữa được bằng cách tắm phenoxyethanol trong thời gian dài và tăng lượng
oxy trong bể. Vì thế chế độ chăm sóc tốt bể cá chính là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa
bệnh này.

- Bệnh nhiễm nấm toàn thân - Systemic fungal infections:

Bệnh nhiễm nấm toàn thân ở cá cảnh nhiệt đới là bệnh rất hiếm gặp và nói chung là rất
khó chẩn đoán và điều trị. Kết quả là không có nhiều hiểu biết về loại bệnh này. Một loại
nấm có thể gây nhiễm bệnh này là Icthyophonus. Cá bị nhiễm bệnh rất yếu ớt, bơi lội,
hoạt động và kém ăn rõ rệt. Cá sống trong môi trường nước kém và hay thay đổi dễ bị
mắc bệnh này. Tuy nhiên bệnh có thể điều trị thành công bằng cách tắm và ngâm cá trong
thuốc xanh malachit.

Hầu hết những người nuôi hoặc chơi cá cảnh đều phải đối mặt với những bệnh lây nhiễm
nấm không khi này thì khi khác. Đa số những bệnh nấm đều được điều trị thành công nếu
phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Có một điều hiển nhiên ai cũng biết là nấm hay phát
triển khi cá có sức khoẻ yếu, hoặc bị thương, đặc biệt là việc chăm sóc bể cá kém. Vì vậy
khi cá nuôi của bạn bị nhiễm nấm thì bạn hãy kiểm tra chất lượng nước và đảm bảo chắc
chắn rằng nước trong bể của bạn được tốt, an toàn và tự nhiên cho các chú cá nuôi của
bạn.
2.

×