ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC CỦA CÁC
ĐỐI TƯỢNG, NGÀNH KINH TẾ KHÁC NHAU TRONG HỆ THỐNG
THỦY LỢI HỒ DẦU TIẾNG
EVALUATION THE EXISTING WATER RESOUCES AND WATER
REQUIREMENTS OF DIFFERENT OBJECTIVES IN DAU TIENG
RESERVOIR IRRIGATION SYSTEM.
PGS.TS. Võ Khắc Trí
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
TÓM TẮT
Hồ Dầu Tiếng được xếp vào cấp công trình loại I, có diện tích lưu vực khoảng 2.700 km
2
, trong
đó phần diện tích nằm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 1.151 km
2
, tỉnh Bình Phước 857 km
2
, tỉnh
Bình Dương 280 km
2
và phần đất trên lãnh thổ Campuchia 412 km
2
. Trong 25 năm vận hành
khai thác, hồ Dầu Tiếng đã có những đóng góp đáng kể trong việc phát triển kinh tế, xã hội và
cải thiện môi trường trong khu vực. Tuy nhiên do những thay đổi về việc khai thác nguồn nước
và hệ canh tác cũng như có sự tác động về biến đổi khí hậu trong các năm qua nên lượng nước
của hệ thống cần được tính toán đánh giá lại. Ngoài ra cũng phân cấp ưu tiên cho việc cấp nước
trong trường hợp có xảy ra sự thiếu hụt nước trong tương lai.
ABSTRACT
Dau Tieng reservoir is the first ranking of national works. The area of basin is about 2.700 km
2
including 1,151 km
2
of Tay Ninh, 857 km
2
of Binh Phuoc province, 280 km
2
of Binh Duong
province and 412 km
2
of Cambodia area. Within 25 years of operation and exploitation, Dau
Tieng reservoir has contributed significantly in socio-economical development and
environmental improvement in this region. However the changes of water resources
exploitation, cultivated system and climate impacts in Dau Tieng system within last years, so
that its water balance should be recalculated and valuated. Besides, in the case of water
shortages, it is necessary to make the priority ranking in the water distribution for this system in
future.
I. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC HỒ DẦU TIẾNG
Hồ Dầu Tiếng được xếp vào cấp công trình loại I, có diện tích lưu vực khoảng 2.700
km
2
, trong đó phần diện tích nằm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 1.151 km
2
, tỉnh Bình Phước 857
km
2
, tỉnh Bình Dương 280 km
2
và phần đất trên lãnh thổ Campuchia 412 km
2
.
Hình 1. Bản đồ lưu vực hưởng lợi từ hồ Dầu Tiếng
Hồ có dung tích là 1.580 triệu m
3
ứng với mực nước dâng bình thường 24,4 m. Diện tích
mặt thoáng là 27.000 ha. Tổng lượng nước chảy vào hồ trung bình nhiều năm là 1.841 triệu m
3
.
Mực nước chết 17,00 m ứng với dung tích chết là 470 triệu m3, diện tích mặt thoáng 5.500 ha,
dung tích hữu ích cuả hồ là 1.110 triệu m
3
. Hồ được thiết kế với tần suất lũ P = 0.1% (hay 1000
năm xuất hiện một lần) có đỉnh lũ Q
max
= 4.800 m
3
/s, tổng lượng lũ trong 5 ngày là 762 triệu m
3
.
Trong trường hợp xảy ra lũ thiết kế mực nước hồ sẽ dâng đến mực nước siêu cao là 25.1 m và
lưu lượng lớn nhất xả qua tràn là 2.800 m
3
/s.
I -1 Nhiệm vụ thiết kế của hồ
Hồ được xây dựng có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, công nghiệp, cấp
nước sinh hoạt và phòng chống xâm nhập mặn ở hạ lưu sông Sài Gòn.
2
Phần cung cấp nước trong giai đoạn trước mắt bao gồm:
• Cấp nước trực tiếp cho nông nghiệp: 93.390 ha, trong đó Tây Ninh 78.830 ha, Tp Hồ Chí
Minh 14.560 ha;
• Tạo nguồn cho 40.140 ha, trong đó Tây Ninh 16.640 ha, Long An 21.500 ha, Bình
Dương 2000 ha;
• Tạo nguồn mở rộng các dự án mới khu hạ du với tổng diện tích 25.000 ha, trong đó có
các khu dự án Hóc Môn - Bắc Bình Chánh, Bến Cầu -Tây Ninh, Lộc Giang, Hiệp Hòa,
Long An;
• Phần cấp nước cho sinh hoạt chủ yếu là nhà máy nước Tp Hồ Chí Minh từ tháng 1 đến
tháng 7 với lưu lượng 7 m
3
/s.
II-2 Hệ thống công trình đầu mối
a. Hệ thống công trình đầu mối hồ Dầu Tiếng gồm:
- Đập chính: ngăn qua sông Sài Gòn có chiều dài 1.100 m, đắp bằng đất đồng chất, cao
trình đỉnh đập là 28 m và thêm tường chắn sóng bằng bê tông cao 1 m, chỗ cao nhất là
32 m;
- Đập phụ: dài 29.000 m, đắp bằng đất, cao trình đỉnh đập là 27,00 m, đoạn từ đập chính
đến suối Đá với chiều dài khoảng 10.000 m có thêm tường chắn sóng cao 1 m, chiều cao
trung bình cuả đập là 6 - 8 m;
- Cống lấy nước: gồm 3 cống lấy nước chính:
Cống Số 1 cấp nước cho kênh Đông gồm 3 cửa kích thước mỗi cửa 3 x 4m. Cao
trình ngưỡng +13m, lưu lượng qua cống ứng với mực nước dâng bình thường
+24,4m là 93m
3
/s.
Cống Số 2 cấp nước cho kênh Tây mỗi cống gồm 3 cửa với kích thước mỗi cửa
3x4 m. Cao trình ngưỡng cống +13m, lưu lượng qua cống ứng với mực nước
dâng bình thường +24,4m là 93m
3
/s.
Cống số 3 cấp nước cho kênh Tân Hưng là cống một cửa 3 x 3m. Cao trình
ngưỡng cống là +15.75 m, lưu lượng thiết kế là 12,8m
3
/s.
- Tràn xả lũ: gồm 6 khoang tràn mỗi khoang rộng 10 m, đáy tràn ở cao trình 14 m, chiều
cao khoang tràn 6 m.
b. Hệ thống kênh mương
- Hệ thống kênh Đông: gồm kênh chính dài 45 km và 44 kênh cấp 1 với tổng chiều dài
210 km, tổng chiều dài kênh cấp 2 675 km. Kênh được lấy nước từ cống số 1. Diện tích
tưới trực tiếp của toàn bộ hệ thống kênh Đông là 41.053 ha, trong đó phần diện tích của
Tây Ninh là 26.491 ha, Củ Chi T.p Hồ Chí Minh là 14.562 ha (kể cả 2.562 ha cuả Bến
Mương Láng The);
- Hệ thống kênh Tây: kênh chính dài 40 km bắt nguồn từ cống số 2, 22 kênh cấp 1 với
tổng chiều dài 145 km, tổng chiều dài kênh cấp 2 là 466 km. Diện tích tưới trực tiếp
26.340 ha thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh;
- Hệ thống kênh Tân Hưng: kênh chính dài 29 km, diện tích phục vụ tưới 10.701 ha, ngoài
ra còn cấp nước cho nhà máy đường Bourbon với lưu lượng 1 m3/s.
Ngoài ra còn một số công trình thủy lợi khác nằm trong lưu vực hưởng lợi từ hồ Dầu
Tiếng thuộc Tây Ninh như trạm bơm, hệ thống kênh tưới tiêu đã được phát triển khu vực phục
vụ cho 12.900 ha tưới và 37.000 ha tiêu. Ở phạm vi TP. Hồ chí Minh và Long An thì có các hệ
thống hưởng lợi gián tiếp như:
3
- Hệ thống Hóc Môn Bắc Bình Chánh với diện tích là 17.984 ha, và
- Hệ thống bờ hữu ven sông Sài Gòn 3.560 ha và dự án bờ tả là 2.690 ha.
II, THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC TRONG HỆ THỐNG HỒ DẦU TIẾNG
II -1.Thực trạng sử dụng nước ở lưu vực lòng hồ
Bản đồ sử dụng đất trên lưu vực lòng hồ được điều tra theo tài liệu hiện trạng sử dụng
đất năm 2001 của các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương. Riêng
phần diện tích thuộc địa phận Campuchia không điều tra được mà chỉ căn cứ giải đoán trên ảnh
vệ tinh để hiệu chỉnh (hình 2 và bảng 1).
Hình 2. Bản đồ sử dụng đất thượng lưu vực hồ Dầu Tiếng
4
Bảng 1: Tổng hợp các loại hình sử dụng đất trên lưu vực hồ Dầu Tiếng
TT Loại hình SDĐ Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Đất trồng cây hàng năm 44,416.35 19.82
2 Đất trồng cây lâu năm 77,557.14 34.60
3 Đất có mặt nước 29,567.92 13.19
4 Đất rừng 62,229.34 27.76
5 Đất chuyên dùng 7,506.84 3.35
6 Đất chưa sử dụng 2,870.22 1.28
Tổng cộng 224,147.80
Trên điều kiện địa hình, đất đai đó tình hình phát triển nông nghiệp chủ yếu theo hướng
trồng cây công nghiệp (dài ngày) với diện tích trên 10% tổng diện tích đất đai. Đất chuyên rau
màu và cây công nghiệp chiếm 13%, cây ăn quả + nương rẫy + đồng cỏ chiếm 7%, trảng cây bụi
37%, rừng 14%, đất lúa và lúa - màu chiếm diện tích ít ỏi (trên 5%). Nhìn chung, trên lưu vực
cây trồng cạn chiếm đa số diện tích canh tác. Diện tích trồng lúa chiếm diện tích không đáng kể
(3.5%). Đất rừng chiếm diện tích 27.76% chủ yếu nằm tập trung ở tỉnh Bình Phước và một phần
ở Tây Ninh. Cây lâu năm chiếm diện tích nhiều nhất (34.6%) trong đó chủ yếu là diện tích trồng
cây cao su và cây công nghiệp lâu năm (25.11%). Cây hàng năm chiếm tỷ lệ 19.82% trong đó
chủ yếu là chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đất chưa sử dụng chiếm diện tích không
đáng kể (1.28%).
Vì đây là vùng thượng lưu hồ, cây trồng có tác dụng trong việc giữ ẩm và xói mòn đất
tạo nguồn nước cho hồ Dầu Tiếng, do diện tích đất nông nghiệp trồng lúa và màu không nhiều
mà chủ yếu là đất trồng cây lâu năm do đó việc sử dụng nước tưới tại khu vực này sẽ không
đáng kể.
II -2.Thực trạng sử dụng nước, đất trong vùng hưởng lợi
II-2-1.Thực trạng sử dụng nước ở Tây Ninh
a, Nông nghiệp
Hiện trạng canh tác nông nghiệp tại các huyện của Tây Ninh theo tài liệu niên giám
thống kê về canh tác nông nghiệp năm 2005 [1] và theo số liệu điều tra thực tế được trình bày
trong bảng 2. Từ kết quả điều tra khảo sát và thống kê cho thấy, so với các năm trước đây hiện
trạng canh tác nông nghiệp tại các huyện ít nhiều đều có biến động và có khuynh hướng gia tăng
ở Tây Ninh, đặc biệt là các huyện trong hệ thống thủy lợi hồ Dầu Tiếng như huyện Châu Thành
gia tăng đáng kể diện tích lúa Đông Xuân, Hè Thu và Mùa.
Bảng 2. Hiện trạng đất nông nghiệp Tây Ninh năm 2005 (đơn vị: ha)
Huyện Đất NN Đông
Xuân
Hè Thu Lúa
mùa
Rau Cây trái Vườn
tạp
Thị xã (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*)
Tân Biên 55628 834 1539 8942 1493 2089 2145
Tân Châu (*) (*) (*) (*) (*) (*) (*)
DMC 28326 4993 3273 8932 2756 1634 907
Châu Thành 43462 9913 8881 18539 8801 805 1515
Hoà Thành 12829 2074 2599 3824 801 2018 1394
Bến Cầu 17888 7691 7516 10450 3102 929 (*)
5
Gò Dầu 22549 7400 7535 9205 84.37 (*)
Trảng Bàng 26592 11200 13900 16715 13877 2837 3833
Tổng
Ghi chú: (*): không có số liệu
CCNNN = Miá + Đậu phộng + Mè + Thuốc
Rau đậu = Rau + đậu
Màu = Bắp + Khoai mì + Khoai
b ,Chăn nuôi
Hiện trạng chăn nuôi năm 2000 và 2005 ở Tây Ninh được trình bày trong bảng 3. Theo
bảng thống kê chưa thực đầy đủ thì thấy nhu cầu nước cho phát triển chăn nuôi không nhiều.
Một số loại giảm nhưng một số loại tăng tại các huyện, điều này chủ yếu do tác động rất lớn do
nhu cầu tiêu thụ của thị trường và dịch bệnh.
Bảng 3. Hiện trạng chăn nuôi năm 2000 và 2005 ở Tây Ninh (đơn vị :con)
2000 2005
Huyện Trâu, bò Heo Gia cầm Trâu, bò Heo Gia cầm
Thị xã 1.381 4.706
Tân Biên 10.207 9.316 8.615 7.616 75.881
Tân Châu 6.919 7.909
DMC 18.406 12.835 8.154 5.927 29.106
Châu Thành 17.274 15.320 18.182 15.719
Hoà Thành 5.070 15.512 4.134 10.854 209.900
Bến Cầu 9.138 7.371 7.275 4.015 40.826
Gò Dầu 7.361 12.399 7.896 10.662 243.450
Trảng Bàng 30.267 25.015 16.757 53.484 138.087
Tổng 106.023 110.383 211.7637
c,Công nghiệp và dân sinh
Nhu cầu nước cho công nghiệp và dân sinh tại Tây Ninh bao gồm: nước cho các khu
công nghiệp và các nhà máy đường, tổng công suất các nhà máy đường hiện tại đạt 11.500
T/ngày và yêu cầu cấp nước là từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, nhu cầu nước thực cấp đạt 2.7
m
3
/s trong đó nhà máy đường Bourbon được cấp 2 m
3
/s, các nhà máy đường khác 0.7 m
3
/s. Nhu
cầu nước cho các khu công nghiệp khác hiện tại là không đáng kể, chỉ có cấp nước cho các nhà
máy chế biến khoai mì Thái Lan và Singapore với tổng lượng khoảng 0.23 m
3
/s.
Ngoài ra Tây Ninh hiện đã xây dựng KCN Trảng Bàng ở xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, giáp ranh với huyện
Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nằm dọc theo đường Xuyên Á với tổng diện tích là 190,76 ha. Trong đó có nhà máy cấp
nước sạch là 2.000m
3
/ngày đêm. Ngoài ra còn có các khu kinh tế cửa khẩu ở Mộc Bài và Sa Mát, hàng loạt cụm và khu
công công nghiệp dự kiến xây dựng như KCN Gia Bình, Phước Đông, Bời Lời, đều nằm trong vùng hưởng lợi của dự án
như huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Hòa Thành với tổng diện tích khoảng 1.500 ha.
Dân số tỉnh Tây Ninh hiện nay đạt khoảng 1.000.000 người, với nhu cầu cấp nước 80
l/người/ngày, ước tính nhu cầu nước cho sinh hoạt vào khoảng 0,69 m
3
/s.
6
II-2-2.Thực trạng sử dụng nước ở các huyện trong dự án thuộc TP. Hồ Chí Minh
a , Nông nghiệp:
Theo niên giám thống kê [2], [3] thì diện tích đất nông nghiệp, tốc độ phát triển cây
trồng các loại hàng năm giảm đi vào khoảng 10% tại các huyện của TP.HCM trong vùng dự án
(bảng 4).
Bảng 4. Hiện trạng đất nông nghiệp theo thống kê năm 2000/2007 (đơn vị tính: ha)
Huyện Lúa cả
năm
Đông Xuân Hè Thu Lúa mùa CC
NNN
Rau
Củ Chi 32.523/
17.942
9.951/
6.682
6.034/
4.038
16.538/
7.222
3.869/
1.302
2.982/
2.862
Hóc Môn 6.692/
5.804
1.542/
808
1.221/
359
3.929/
1.914
71/
70
1.210/
1.218
Bình Chánh 17.894/
9.500
- 4.826/
2.959
13.058/
6.541
3.095/
1.641
1.946/
3.272
Tổng 57.109/
33.246
11.493/
7.490
12.081/
7.356
33.525/
15.677
7.035/
3.013
6.138/
7.352
Theo QĐ số: 3045 /QĐ-UBND của UBND TP. Hồ Chí Minh ký ngày16 tháng 7 năm
2008 về duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 -
2010) của huyện Củ Chi, diện tích đất nông nghiệp ở Củ Chi sẽ còn 28.214 ha, giảm hơn 15%
so với hiện trạng. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 26.515 ha, giảm 18,40%; đất lâm
nghiệp là 868 ha, tăng 73%; đất nuôi trồng thủy sản là 446 ha, tăng 9,6% và đất nông nghiệp
khác là 383 ha, tăng 21,6%. Hiện nay, tổng diện tích đất tự nhiên ở huyện Củ Chi là 43.496 ha.
Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nông nghiệp là 5.702 ha (15%) và
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ lúa nước sang cây trồng khác là 1.533 ha. Do vậy đã giảm áp
lực cấp nước tưới rất nhiều đối với đất nông nghiệp của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng. Ngoài ra
việc ứng dụng khoa học công nghệ và đầu tư kiên cố hoá hệ thống kênh mương để nâng cao
hiệu quả tưới và tránh tổn thất nước, sử dụng tiết kiệm nước trên hệ thống kênh Đông để phục
vụ cho công nghiệp và sinh hoạt của TP.HCM.
b,Chăn nuôi:
Theo niên giám thống kê 2007 [2] thì chăn nuôi của thành phố HCM ở các huyện trong
vùng dự án cũng biến động thiên về giảm ngoại trừ đàn heo tăng do nguyên nhân dịch bệnh và
do nhu cầu của thị trường cho ở bảng 5.
Bảng 5. Chăn nuôi ở các huyện (con)
Huyện 2000 2007
Trâu, bò Heo Gia cầm Trâu, bò Heo Gia cầm
Củ Chi - 40.800 - - 169.746 -
Hóc môn - 28.597 - - 40.300 -
Bình Chánh - 31.064 - - 32.077 -
Tổng 100.461 242.123
7
g , Công nghiệp và dân sinh
Nhà máy nước kênh Đông đang xây dựng với lưu lượng là 200.000 m
3
/ngàyđêm tương
đương với 2,3m
3
/s, sử dụng lấy từ hồ Dầu Tiếng qua hệ thống kênh Đông đưa về nhà máy nước
Tân Hiệp, Hóc Môn. Dự án Nhà máy nước kênh Đông này không chỉ cung cấp nước sạch cho
các khu công nghiệp ở Củ Chi, người dân khu vực Bình Chánh mà còn có mục đích phục vụ
người dân Long An.
Trong qui hoạch phát triển một số KCN ở trong các huyện thuộc vùng dự án Dầu Tiếng
trong đó có: Huyện Củ Chi sẽ có 3 KCN: KCN Tây Bắc Củ Chi từ 220 ha được mở rộng lên 380
ha; KCN Đông Nam (338 ha), Phước Hiệp (200 ha), Bàu Đưng (175 ha). Huyện Bình Chánh có
KCN Tân Tạo Vĩnh Lộc I là 259 ha; Vĩnh Lộc III rộng 200 ha; KCN Lê Minh Xuân tại huyện
Bình Chánh rộng 800 ha; và KCN Xuân Thới Thượng tại huyện Hóc Môn có diện tích 300 ha.
Tổng diện tích đất nông nghiệp được qui hoạch cho các KCN tương lai trong vùng dự án sẽ vào
khoảng 3.200 ha.
Cũng theo số liệu thống kê thì dân cư ở các huyện của TP.HCM nằm trong vùng dự án
ước tính khoảng 900.000 người.
III. TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ TƯỚI, TIÊU [5]
III -1.Thời vụ và cơ cấu cây trồng trong vùng dự án
Căn cứ vào đặc điểm khí tượng thuỷ văn, điều kiện địa hình và thổ nhưỡng, thời vụ một
số cây trồng chính như sau:
Lúa Đông Xuân: 1/XII – 15/III
Lúa Hè Thu: 15/IV – 30/VII
Lúa Mùa: 1/VIII – 30/XI
Màu Đông Xuân: 1/XII – 15/II
Màu Hè Thu: 1-15/IV – 30/VII- 15/VIII
Màu Thu Đông: 1-15/VIII – 30/X-15/XI
Rau Đông Xuân: 15/XI – 15/II
Rau Xuân Hè: 15/II – 15/V
Rau Hè Thu: 15/V – 15/VIII
Miá: 15/V – 28/II
Mì: 15/IV – 15/X
Cơ cấu cây trồng phù hợp và phổ biến cho đất nông nghiệp trong hệ thống như sau:
+ Đất 3 lúa: ĐX – HT1 – Mùa 1
+ Đất 2 lúa: ĐX – HT; HT – Mùa và ĐX – Mùa
+ Đất 2 lúa + 1 màu: HT1 – M1 – màu ĐX
HT1 – M1 – rau ĐX 2
+ Đất 1 lúa + 1 màu: Mùa 1 - màu ĐX
Mùa 1 – màu HT
Luá HT – màu ĐX
+ Đất chuyên màu: Lạc ĐX – Đậu HT
Đậu HT - Lạc mùa
8
III-2.Tính toán hệ số tưới
Sử dụng chương trình CROPWAT của Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) [4] cho kết
quả tính toán hệ số tưới max như sau:
Đất lúa 3 vụ q = 0.90 l/s/ha.
Đất lúa 2 vụ (Hè Thu - Mùa) q = 0.54 l/s/ha.
Đất lúa 2 lúa 1 màu q = 0.54 l/s/ha.
Đất mía q = 0.51 l/s/ha.
Đất chuyên rau q = 0.55 l/s/ha.
Đất 1 lúa + 1 màu q = 0.44 l/s/ha.
III-3.Hệ số tiêu
Hệ số tiêu được tính theo phương pháp lập bảng, với các tiêu chuẩn ngập để đảm bảo
không bị ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như năng
suất và sản lượng, cụ thể như sau:
+ Với cây trồng lúa:
Ngập 350 mm không quá 1 ngày;
Ngập 300 mm không quá 2 ngày;
Ngập 250 mm không quá 3 ngày;
Ngập 200 mm không quá 5 ngày;
Ngập 150 mm không quá 7 ngày.
+ Đối với rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày: ngập đảm bảo không quá 1 ngày.
Hệ số tiêu thiết kế cho cây trồng lúa được tính với mô hình mưa tiêu 5 ngày, tiêu 7 ngày;
cho cây trồng cạn tính theo mưa 1 ngày max.
Kết quả tính toán như sau: q màu = 10.5 l/s/ha; q lúa = 3.24 l/s/ha
IV. TÍNH TOÁN NHU CẦU NƯỚC [5]
IV-1. Một số tiêu chuẩn, khái niệm, giả định
Nhu cầu nước hiện tại cho sinh hoạt: Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, khả năng cấp
nước, mỗi một nước thường có tiêu chuẩn cấp nước, chẳng hạn tiêu chuẩn cấp nước bình quân
cuả Châu Âu là 150 l/người/ngày. Một số nghiên cứu cho thấy nhu cầu nước sinh hoạt bình quân
đầu người để đảm bảo sức khoẻ, vệ sinh và môi trường thì nhu cầu nước khoảng 60 – 80
l/người/ngày. Trong tính toán nhu cầu nước hiện tại lấy nhu cầu nước bình quân đầu người là 80
l/người/ngày. Nhu cầu nước cho sinh hoạt cho tương lai, bình quân đầu người sẽ phấn đấu bằng
80% tiêu chuẩn trung bình cuả Châu Âu, tức 120 l/người/ngày.
Nhu cầu nước cho chăn nuôi: nhu cầu nước bình quân đầu gia súc (trâu, bò và heo) được
lấy là 60 l/con/ngày. Nhu cầu nước cho gia cầm lấy 10 l/con/ngày.
Nhu cầu nước cho công nghiệp: Nhu cầu nước cho công nghiệp được được lấy bằng nhu
cầu thực cấp theo yêu cầu cuả các nhà máy hoặc của các khu công nghiệp. Ước tính cho mỗi
KCN sẽ tiêu thụ khoảng 0,2 m
3
/s.
Nhu cầu nước tưới: Qtưới (m
3
/s) và Wtưới (m
3
), là nhu cầu lưu lượng và thể tích nước
cần, được tính dựa vào nhu cầu nước của cây trồng và diện tích đất canh tác, chưa tính đến tổn
thất nước trên kênh. Trong quá trình tính toán lưu lượng Qtưới có xét đến nhu cầu dùng nước
tập trung ở đầu hay cuối tháng. Trong tháng, một số cây trồng có nhu cầu nước đầu tháng, một
số cây trồng khác có nhu cầu nước vào cuối tháng, lưu lượng tưới trong tháng này lấy bằng lưu
lượng tưới lớn nhất cuả các loại cây trồng ở đầu tháng hoặc cuối tháng, Qtưới = max(ΣA
i
.q
i
.t
id
,
9
ΣA
j
.q
j
.t
jc
). Thể tích nước cần,Wtưới (m
3
) - bằng tổng thể tích nước tưới cho từng loại cây trồng
trong tháng, Wtưới =ΣA
i
.q
i
.t
i
. Nhu cầu nước yêu cầu tưới - Qyct, là nhu cầu nước cuả cây trồng
tính đến điểm cấp nước bao gồm nhu cầu nước tưới và tổn thất nước trên hệ thống. Căn cứ vào
điều kiện đất đai và hệ thống công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng, hệ số lợi dụng kênh mương được
lấy bằng 0.9.
IV-2.Tính toán nhu cầu nước hiện tại
a , Nhu cầu nước đối với nông nghiệp
Trồng trọt
Kết quả tính nhu cầu nước cho trồng trọt hiện nay được trình bày ở bảng 6 (năm 2007).
Bao gồm nhu cầu tưới cho lúa Đông Xuân, lúa Hè Thu, lúa mùa, mía, mì, lạc, rau, đậu, bắp, bỏ
qua nhu cầu tưới cho cây ăn trái và cây cao su cho tất cả các huyện trong vùng dự án bao gồm
Tây Ninh và TP. HCM.
Bảng 6. Tổng hợp yêu cầu dùng nước nông nghiệp, hiện trạng năm 2007
Tháng Q tưới
[m
3
/s]
W tưới
[10
6
m
3
]
Qyc tưới
[m
3
/s]
Wyc tưới
[10
6
m
3
]
%Wyc
I 64.12 166.2 71.24 184.7 17.08
II 82.99 215.1 92.21 239.0 22.11
III 57.81 149.9 64.24 166.5 15.40
IV 32.01 82.98 35.57 92.2 8.53
V 52.76 136.7 58.62 151.9 14.05
VI 11.23 29.12 12.48 32.35 2.99
VII 5.66 14.68 6.29 16.31 1.51
VIII 13.86 35.93 15.40 39.92 3.69
IX 0.00 0.00 0.00 0.00 0
X 0.00 0.00 0.00 0.00 0
XI 4.23 10.95 4.70 12.17 1.13
XII 50.71 131.4 56.34 146.0 13.51
Chăn nuôi:
Nhu cầu nước cho phát triển chăn nuôi bao gồm: cho gia súc: trâu, bò, heo với tổng
lượng khoảng 350.000 con, cần 0.24 m
3
/s, cho gia cầm: gà, vịt với số lượng khoảng 2.500.000
con cần 0.29 m
3
/s. Tổng nhu cầu nước cho chăn nuôi là 0.53 m
3
/s.
b, Nhu cầu nước dùng cho dân sinh và công nghiệp
- Dân sinh
Dân số tỉnh Tây Ninh đạt khoảng 1.000.000 người và các huyện trong dự án thuộc
TP.HCM khoảng 900.000 người, với nhu cầu cấp nước 80 l/người/ngày, nhu cầu nước cho sinh
hoạt trong vùng này vào khoảng 1,75 m
3
/s.
10
- Công nghiệp:
Nhu cầu nước cho công nghiệp tại Tây Ninh bao gồm: nước cho các nhà máy đường,
tổng công suất các nhà máy đường hiện tại đạt 11.500 T/ngày và nhu cầu cấp nước là từ tháng
11 đến tháng 5 năm sau, nhu cầu nước thực cấp đạt 2.8 m
3
/s trong đó nhà máy đường Bourbon
được cấp 2 m
3
/s, các nhà máy đường khác và KCN Trảng Bàng là 0.8 m
3
/s. Nhu cầu nước cho
các khu công nghiệp khác hiện tại là không đáng kể, chỉ có cấp nước cho các nhà máy chế biến
khoai mì Thái Lan và Singapore với tổng lượng khoảng 0.23 m
3
/s. Như vậy tổng nhu cầu nước
cho công nghiệp cho Tây Ninh hiện tại vào các tháng 11 đến tháng 5 khoảng 3.03 m
3
/s và các
tháng khác khoảng 0.23 m
3
/s, trong tương lai sẽ vào khoảng 3,73 m3/s và 0,93 m3/s. Nhu cầu
cấp nước cho công nghiệp ở TP. HCM hiện nay không nhiều nhưng khi nhà máy cấp nước kênh
Đông hoàn thành và các KCN hình thành thì yêu cầu sẽ vào khoảng 3 m
3
/s phân bố đều theo các
tháng trong năm.
Tổng yêu cầu dùng nước cho cả vùng dự án sẽ là 6,73m
3
/s từ tháng 11 đến tháng 5 và
3,93m
3
/s cho các tháng còn lai.
Tổng hợp các nhu cầu dùng nước hiện tại
Bảng 7. Tổng hợp yêu cầu dùng nước hiện trạng năm 2007 (đơn vị: m
3
/s)
Qyc I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB
Q yc tưới 71.2 92.2 64.2 35.
5
58.6 12.4 6.2 15.4 0.0 0.0 4.7 56.
3
34.7
Qdân sinh 1.75 1.75 1.75 1.75 1.75 1.75 1.75 1.75 1.75 1.75 1.75 1.75 1.75
Qcông nghiệp 6.7
3
6.73 6.7
3
6.7
3
6.7
3
3.93 3.93 3.93 3.9
3
3.9
3
6.73 6.7
3
5.56
Qchăn nuôi 0.5
3
0.53 0.5
3
0.5
3
0.5
3
0.53 0.53 0.53 0.5
3
0.5
3
0.53 0.5
3
0.53
Tổng Qyc 80.2 101.2 73.2 44.5 67.6 18.61 12.41 21.61 6.21 6.21 13.71 65.3 42.5
Từ Bảng 7 cho thấy, hiện tại nhu cầu nước cho dân sinh, chăn nuôi và công nghiệp vào
khoảng tháng lớn nhất vào khoảng 9.01 m
3
/s, tháng nhỏ nhất 6.21 m
3
/s và trung bình là
7.61m
3
/s. Nhu cầu nước cho tưới nông nghiệp tháng lớn nhất đạt 92.2 m
3
/s. Tháng yêu cầu nước
lớn nhất khoảng 101.21 m
3
/s. Tổng lượng nước yêu cầu theo nhu cầu nước tính theo thể tích là
năm 2007 là 1.081x10
6
m
3
.
V. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG
Theo báo cáo hàng năm của Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO) “Tình trạng an toàn
lương thực năm 2003” báo động rằng mặt dù có sự gia tăng sản lượng lương thực hàng năm
nhưng tình trạng đói nghèo vẫn gia tăng, chủ yếu là tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Á và
Châu Phi [7]. Theo báo cáo này một số người hầu như phải chịu đói trong những quốc gia mà
kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu [8]. Đặc biệt là cơn biến động về lương thực trong
năm 2008 cho thấy rất rõ vai trò quan trọng của an ninh lương thực. Việt Nam là một trong số
nước chủ yếu trong việc xuất khẩu lương thực ở Châu Á và trên thế giới, cũng rất cần có nền
nông nghiệp ổn định để duy trì vị thế này [9]. Tuy nhiên xét trên bình diện tổng thể đối với
những vùng có trữ lượng nước từ thấp đến trung bình cần có qui hoạch và chuyển đổi cơ cấu
nông nghiệp cho phù hợp để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong vùng dự án từ khi có
11
hồ Dầu Tiếng thì lúa nước vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn, trong khi những cây lương thực khác và
những cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày có giá trị kinh tế cao, sử dụng ít nước vẫn chưa
được phát triển đúng mức. Để nâng cao cuộc sống của người dân trong vùng dự án, cần phải có
sự nghiên cứu để đưa ra những cây trồng thích nghi với loại đất và kho nước. Ngoài ra việc phát
triển đất nông nghiệp sẽ xâm hại đến đất rừng là nguồn dự trữ sinh quyển, giữ ẩm, lưu trữ nước
và bảo vệ đất không bị xói mòn, bạc màu.
Do đó khi qui hoạch những vùng cây nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến thì
sự hình thành các nhà máy, khu công nghiệp lân cận là cần thiết để giảm chi phí vận chuyển và
có sự hỗ trợ, gắn kết bao tiêu sản phẩm giữa nông dân và nhà sản xuất. Việc hình thành các khu
công nghiệp cũng cần tiêu thụ một lượng nước khá lớn phục vụ cho sản xuất, tuy nhiên điều
đáng lo ngại hơn cả là sự phát triển không đồng bộ do chỉ quan tâm đến vấn đề lợi ích kinh tế
trước mắt mà quên đi việc bảo vệ môi trường đã dẫn đến sự suy thoái trầm trọng các nguồn
nước và ngay cả đất canh tác. Các KCN này cũng nhanh chóng làm giảm diện tích đất nông
nghiệp dẫn đến một số nông dân không có đất canh tác và nghèo đói khi chưa thích ứng kịp thời
với nền công nghiệp hoá.
Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung và thủy hải sản cũng là một lợi thế cho
những vùng có trữ lượng nước không nhiều và phân bố không đều. Một chu trình khép kín có
thể được xây dựng giữa cung cấp thức ăn gia súc, chăn nuôi và chế biến thực phẩm. Lượng nước
tiêu thụ cho ngành chăn nuôi không đáng kể vì vậy nên được phát triển trong vùng dự án.
Tuy nhiên hiện nay, dưới áp lực gia tăng dân số ở nội thành việc mở rộng các khu đô thị
vệ tinh để giản dân và việc chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp sang công nghiệp để phát
triển kinh tế là hết sức cần thiết, đặc biệt là cho những thành phố lớn như TP. HCM. Vì vậy một
số lượng lớn đất nông nghiệp đã được chuyển đổi để xây dựng thành những cụm dân cư hay khu
kinh tế. Nhiều cụm dân cư đã được hình thành theo qui hoạch hoặc tự phát trong vùng dự án đã
dẫn đến một yêu cầu cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra kéo theo nhiều
vấn đề về ô nhiễm môi trường và xử lý rác thải trong các khu đô thị mới và những con kênh tưới
tiêu trong hệ thống đã trở thành nơi tiếp nhận các nguồn xả thải từ khu đô thị mới.
Ngoài ra việc gia tăng sử dụng nguồn nước hệ thống do phát triển nông nghiệp, công
nghiệp và các khu dân sinh cũng cần quan tâm đến việc duy trì dòng chảy môi trường ở phía hạ
lưu để bảo vệ hệ sinh thái hiện hữu và đẩy mặn phục vụ cho việc sử dụng nước ở hạ lưu.
Từ những nhu cầu cấp nước ở trên cần xây dựng những tiêu chí để xác định mức độ
quan trọng của các đối tượng dùng nước, sắp xếp thứ tự ưu tiên trong qui trình cấp nước.
V-1. Phương pháp đánh giá phân tích đối tượng sử dụng nước
V-1-1. Các tiêu chí đánh giá
Một số tiêu chí đề xuất dùng cho việc tính toán các đối tượng ưu tiên như sau:
i) Bảo đảm an ninh lương thực trong vùng (ANLT);
ii) Đáp ứng nhu cầu nước tối thiểu cho sinh hoạt và sản xuất trong các cụm dân cư và các
khu công nghiệp (NCN);
iii) Phát triển kinh tế, cải thiện nâng cao đời sống người nông dân (PTKT);
iv) Duy trì dòng chảy môi trường; xâm nhập mặn; bảo vệ rừng và an toàn hồ chứa (BVMT).
V-1-2. Phương pháp phân tích
Có nhiều phương pháp đánh giá để lựa chọn đối tượng như phương pháp phân tích
SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats: mạnh, yếu, cơ hội, thách thức), phương
pháp AHP (Analytical Hierarchy Process: tiến trình phân giải theo thứ bậc) [10], [11]. Ở đây đề
12
nghị sử dụng phương pháp AHP để phân tích một dự án đa mục tiêu (Multi-Objectives) hay đa
tiêu chí (Multi-Criteria), hay đa thuộc tính (Multi-Attributes). Phương pháp này đơn giản và
được sử dụng khá phổ biến trong việc phân tích ra quyết định (hình 3).
Hình 3: Sơ đồ tính của phương pháp tiến trình phân giải theo thứ bậc AHP
Phương pháp AHP dùng để phân tích trước khi ra quyết định lựa chọn đối với nhiều loại
hình đối tượng đa dạng. AHP là một tiến trình hữu dụng cho việc đánh giá một cách có hệ thống
chất lượng các tiêu chí. AHP tham gia để giải quyết các mâu thuẫn và phân tích phù hợp một
tiến trình trong việc xác định các mối quan hệ quan trọng của một tập hợp các hoạt động hoặc
tiêu chí. Thực hiện phương pháp AHP, có thể tạm chia thành ba giai đọan.
Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu tổng thể, từ đó hình thành các tiêu chí chủ yếu; sau đó,
liệt kê các tiêu chí bộ phận của từng tiêu chí chủ yếu.
Giai đoạn 2: Xác định mối quan hệ quan trọng giữa các tiêu chí chủ yếu thông qua xây
dựng một tập hợp hoàn chỉnh việc so sánh đôi (pairwise) giữa các tiêu chí chủ yếu này. Để so
sánh, một thang giá trị 9 cấp bậc (nine points), từ cao (9) đến thấp (1/9), được sử dụng để chỉ
mức độ trọng yếu của các tiêu chí trong mối tương quan với nhau.
Giai đoạn 3: các ma trận so sánh được đánh giá thông qua việc tìm các giá trị riêng. Các
giá trị này thể hiện các hàm trọng số cho mỗi tập hợp ma trận so sánh. Từ đó, tìm ra các chỉ số
ưu thế của từng tiêu chí trong mối tương quan của các dự án; và cuối cùng, xác định chỉ số ưu
thế tổng thể của từng tiêu chí trong mối tương quan giữa các tiêu chí.
Sau khi trải qua ba giai đoạn, người phân tích đã đủ yếu tố cần thiết để phát triển một
dãy thứ tự tổng thể các tiêu chí (an averall priority ranking) của từng dự án và đưa ra lựa chọn
cuối cùng.
V-2. Ứng dụng AHP để đánh giá và lựa chọn các đối tượng ưu tiên
Ở đây ta có 4 nhóm đối tượng: nông nghiệp (NN), chăn nuôi (CHN), công nghiệp (CN)
và dân sinh (DS). Dùng phương pháp AHP để lựa chọn đối tượng ưu tiên theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu tổng thể và các tiêu chí như trên
Giai đoạn 2: Xác định các mối quan hệ quan trọng giữa các tiêu chí
13
Xác định tỉ số so sánh giữa các đề án trong từng tiêu chí theo thang điểm 9 cấp bậc. Với tiêu chí
“an ninh lương thực - ANLT”, ta quy NN có cấp độ 7 so với CHN là 5 và CN là 3 và DS là 1.
Tiến hành tương tự như thế với các tiêu chí còn lại, với:
– aij = 1 nếu 2 đối tượng cùng mức độ quan trọng
– aij = 3 nếu đối tượng Oi ít quan trọng hơn Oj
– aij = 5 nếu đối tượng Oi quan trọng hơn Oj
– aij = 7 nếu đối tượng Oi quan trọng hơn nhiều Oj
– aij = 9 nếu đối tượng Oi quan trọng cực kỳ hơn nhiều Oj
– aij = 1/3 nếu đối tượng Oj ít quan trọng hơn Oi
Giai đoạn 3: Xác định chỉ số ưu thế của các tiêu chí
Lập ma trận so sánh đôi chỉ sự ưu thế của 3 đề án đối với các tiêu chí “an ninh lương thực
ANLT; NCN, PTKT và BVMT” thông qua tính gia số D của các tiêu chí:
Dãy AHP cuối cùng của các lựa chọn:
Đối tượng công nghiệp: 0,336
Đối tượng dân sinh: 0,261
Đối tượng nông nghiệp:0,236
Đối tượng chăn nuôi: 0,190
Kết quả sắp xếp theo đối tượng ưu tiên cho việc cung cấp nước:
1. Công nghiệp
2. Dân sinh
3. Nông nghiệp
4. Chăn nuôi
Phương pháp AHP giúp cho việc phân tích, thẩm định tìm ra các gia số D của các tiêu
chí, nghĩa là sự tăng giảm giá trị các tiêu chí khi chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác
thường biểu thị dưới dạng DA/ DB, DB/DC, DC/DA và gọi đó là “độ đánh đổi” (trade-offs) để
trình cho người ra quyết định. Dựa trên việc cân nhắc giá trị của “độ đánh đổi” này cùng với
việc xác định tầm quan trọng của từng tiêu chí, nhà quyết định sẽ lựa chọn phương án tối ưu
nhất, phù hợp nhất với mục đích của dự án. Nếu chia theo vùng thì thứ tự ưu tiên có thể thay đổi
như tỉnh Tây Ninh là: Nông nghiệp – Công nghiệp – Dân sinh và Chăn nuôi.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả tính toán nhu cầu nước hiện tại là dựa vào các tài liệu thống kê hiện trạng dân
sinh, kinh tế và xã hội năm 2001 và 2007. Một số tài liệu thiếu đã được giả thiết căn cứ vào tình
hình thực tế và thống nhất trong cả quá trình tính toán, nên kết quả đảm bảo độ tin cậy. Căn cứ
vào kết quả tính toán, một số kết luận và kiến nghị được rút ra sau đây:
- Nhu cầu nước sử dụng gia tăng vào các tháng cuối mùa mưa và đầu mùa khô như vậy
làm tăng hiệu quả sử dụng nước. Nhu cầu nước các tháng cuối mùa khô (III - V) giảm
góp phần làm giảm bớt được căng thẳng nước các tháng cuối mùa khô. Nhu cầu dùng
nước tưới gia tăng không đáng kể khoảng 0.14%/năm.
14
- Kết quả tính toán cho thấy, nhu cầu sử dụng chính vẫn là cho phát triển nông nghiệp đặc
biệt là ở tỉnh Tây Ninh. Còn đối với TP.HCM do chủ trương chuyển đổi cơ cấu đất nông
nghiệp và cơ cấu cây trồng đang phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu nước sẽ được ưu tiên
cho công nghiệp và sinh hoạt.
- Nhu cầu nước cho các tháng khác nhau cũng khác nhau, nhu cầu nước cao nhất vào
tháng II và nhu cầu nước thấp nhất là tháng IX và X. Các tháng mà tổng lượng nước đến
ít hơn nhu cầu dùng nước là từ tháng I đến tháng V, như vậy các tháng I – V có nhu cầu
nước dự trữ từ hồ cao.
- Cần căn cứ vào nhu cầu nước hiện tại để so sánh với nguồn nước đến từ các nguồn sông
Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn ứng với tần suất 75%, lưu lượng nước thiếu hụt vào các
tháng I đến tháng V, vì vậy cần phải có sự điều tiết dòng chảy giữa các mùa.
- Để giải quyết sự thiếu hụt nước này, cần phải có điều tiết dòng chảy trong năm trong lưu
vực hay chuyển nước từ lưu vực khác sang. Thực tế sông Sài Gòn đã được điều tiết, khả
năng xây dựng hồ điều tiết trên sông Vàm Cỏ Đông là khó do diện tích mất đất lớn. Do
đó yêu cầu chuyển nước Hồ Phước Hòa sang là hết sức cần thiết, để giải quyết thiếu
nước trong lưu vực sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông trong tương lai.
- Nhu cầu nước cho công nghiệp cũng khá lớn do đó trong điều kiện chưa có giải pháp
điều tiết dòng chảy năm, cũng cần phải nghiên cứu tái sử dụng nước để tiết kiệm nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Niên giám thống kê Tỉnh Tây Ninh 2000, 2005.
2. Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh 2001, 2007. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh.
3. Niên giám thống kê 2001, 2007. Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội. Tổng cục Thống kê.
4. Richard G. Allen et al, 1998. Crop Evaporation. Guidlines for computing crop water
requirements. FAO.
5. Võ Khắc Trí và cộng sự, 2001. Điều tra tiềm năng về trữ lượng, chất lượng, thực trạng sử
dụng và định hướng qui hoạch sử dụng tài nguyên nước mặt tỉnh Tây Ninh.
6. Viện Qui hoạch Thủy lợi Miền Nam, 2008. Báo cáo tổng hợp: Rà soát qui hoạch thủy lợi tỉnh
Tây Ninh đến năm 2010 và những định hướng lớn đến năm 2020.
7. FAO, 2003. State of the food insecurity in the world. 2003. Food and Agriculture
Organization (FAO) of the United Nations Viale delle Terme di Caracalla, 00100 Rome, Italy.
8. Smil V. 2000. Feeding the World. A challenge for the twenty-first century. The MIT Press.
315 pp.
9. Trương văn Tuyển. Đổi mới chính sách và sự thay đổi trong sản xuất và kinh doanh lúa gạo
ở Việt Nam, 1980 và 1990s (bản thào giới thiệu tại UNEP). Khoa Khuyến nông và Phát triển
Nông thôn. Đại học Nông lâm Huế.
10. Bhushan, Navneet; Kanwal Rai (January, 2004). Strategic Decision Making: Applying the
Analytic Hierarchy Process. London: Springer-Verlag. ISBN 1-8523375-6-7.
11. De Steiguer, J.E. (October, 2003), "The Analytic Hierarchy Process as a Means for
Integrated Watershed Management " , in Renard, Kenneth G., First Interagency Conference
on Research on the Watersheds, Benson, Arizona: U.S. Department of Agriculture,
Agricultural Research Service, pp. 736–740
_______________________
Người phản biện: GS.TS. Lê Sâm
15