Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN XÓI BỒI LÒNG DẪN SÔNG HẬU ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ LONG XUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 12 trang )

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN XÓI BỒI LÒNG DẪN SÔNG HẬU
ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
MORPHOLOGICAL CHANGE RESEARCH OF MEKONG RIVER BED
IN LONGXUYEN CITY AREA
Ths. Lê Thanh Chương
Ths. Nguyễn Tuấn Long
KS. Nguyễn Đức Hùng
TÓM TẮT
Trên cơ sở phân tích các tài liệu cơ bản thực đo và tài liệu thu thập, các
tác giả đã nghiên cứu bước đầu xác định được xu thế diễn biến lòng dẫn sông
Hậu đoạn chảy qua thành phố Long Xuyên. Qua đó cho thấy lòng dẫn sông
Hậu đang có xu thế phát triển mạnh ở nhánh phải cù lao Ông Hổ, ngược lại
ở nhánh trái lòng dẫn đang có xu thế bị thóai hóa.
ABSTRACT
Based on the basic measured and collection data analysis, the authors
have studied to determine general trend of Mekong river bed change in
Longxuyen city area.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sông Hậu khu vực Long Xuyên đoạn từ kênh Chắc Cần Đạo đến vị trí
cuối cù lao Ông Hổ là đoạn sông phân nhánh phức tạp, các nhánh sông đang
thời kỳ diễn biến mạnh, luôn có sự tranh chấp lẫn nhau. Cù lao Ông Hổ, cù lao
Phó Ba, cù lao Phó Quế đều đang dịch chuyển dần xuống hạ lưu, điều này có
nghĩa là đầu cù lao bị xói lở mạnh, còn đuôi cù lao được bồi đắp dần. Qua các
tài liệu điều tra khảo sát khu vực này cho thấy:
- Đường bờ phía lạch phải từ đầu cù lao ông Hổ về hạ du thuộc ấp Mỹ
Thuận xã Mỹ Hòa Hưng, trên đọan chiều dài hơn 3000 m bị xói lở mạnh với tốc
độ sạt lở khỏang 5-10 m/năm.
- Đường bờ phía lạch trái từ đầu cù lao ông Hổ về hạ du thuộc ấp Mỹ
Khánh xã Mỹ Hòa Hưng bị sạt một đoạn dài gần 2000 m, tốc độ sạt trung bình
vào khoảng 5 m/năm.
- Đoạn đuôi cù lao ông Hổ đang được bồi lắng, với tốc độ bồi trung bình


hàng năm khoảng 20 m, trên chiều dài trên 2000 m.
- Hiện tượng xói lở cũng xảy ra khá mạnh ở đầu và bờ phải cù lao Phó Ba
(phía bờ nhìn vào thành phố Long Xuyên) thuộc ấp Mỹ Thanh xã Mỹ Hòa
Hưng, tốc độ xói lở hơn 6 m/năm, chiều dài đoạn bờ bị sạt 3000 m.
Hình 1 – Sạt lở đoạn bờ phía cù lao Ông Hổ
Đáng chú ý là đoạn bờ hữu sông Hậu thuộc địa phận thành phố Long
Xuyên, đã xảy ra nhiều đợt xói lở bờ trên chiều dài hàng km. Bờ sông có nhiều
công trình kiến trúc kiên cố, nhiều nhà cửa khang trang, nhiều dãy phố sầm uất
và cũng không ít những khu nhà cấp 3, cấp 4 chen lấn nhau, đua nhau phát triển
lấn chiếm lòng sông, chính vì vậy mỗi đợt xói lở gây nên tổn thất đáng kể.
Để ngăn chặn tình trạng xói lở bờ sông Hậu đoạn chảy qua thành phố
Long Xuyên, uy hiếp một trung tâm kinh tế, văn hoá lớn nhất vùng ĐBSCL,
trong mấy năm qua một số đoạn kè bảo vệ bờ đã được xây dựng như: Đoạn bờ
kè bảo vệ công viên Nguyễn Du, dài khoảng 1200 m, xây dựng vào năm 1998;
Đoạn bờ kè phía thượng du bến phà An Hoà cũng đã được xây dựng, trong các
năm 2001 và 2002, dài 460 m, mặc dù vậy hiện tượng xói lở bờ sông khu vực
thành phố Long Xuyên vẫn tiếp tục xảy ra. Bờ sông thuộc khu vực Xí nghiệp
Đông Lạnh 7, phường Mỹ Đức nơi có cơ sở hạ tầng khá kiên cố xây dựng ven
sông, hiện đang xói lở với tốc độ khá lớn khoảng từ 5-10 m/năm, trên chiều dài
khoảng 1000 m. Xói lở bờ khu vực kho xăng dầu của đơn vị Hải Quân đóng tại
thành phố Long Xuyên đã diễn ra nhiều năm những vẫn chưa thể ngăn chặn
được, xói lở bờ cù lao Ông Hổ nơi tập trung đông dân cư đang là nỗi day dứt
của các cấp chính quyền địa phương.
Gần đây nhất đoạn kè bảo vệ bờ khu vực thành phố Long Xuyên được xây
dựng năm 2004 với tổng kinh phí xây dựng gần 40 tỷ đồng, sau chỉ hai năm làm
việc đã bị hư, mất ổn định cục bộ. Hai đọan kè bị sụp đổ với chiều dài mỗi đọan
từ 15 đến 20 m, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của cả tuyến kè
Long Xuyên dài hơn 600 m.
Hình 2 - Đoạn kè Long Xuyên bị hư hỏng ảnh chụp ngày 12/6/2006
Mặt khác hiện tượng bồi lắng lòng dẫn nhánh trái cù lao Ông Hổ xảy ra

khá mạnh, đã hình thành nhiều bãi nổi giữa lòng sông, gây cản trở dòng chảy từ
thượng nguồn; khiến cho lưu lượng dòng chảy nhánh hữu cù lao Ông Hổ tăng
lên đáng kể, đặc biệt vào mùa mưa lũ và vì thế tình trạng xói lở lòng dẫn sông
Hậu phía tp. Long Xuyên càng trở nên mạnh hơn, đe doạ tới sự an nguy của
công trình bảo vệ bờ đã xây dựng trước đây.
Hình 3 – Các bãi bồi, cồn nổi nhánh tả cù lao Ông Hổ
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông Hậu đọan
chảy qua thành phố Long Xuyên là hết sức cần thiết, nhằm xác định được xu
thế, quy luật diễn biến, từ đó cung cấp những cơ sở khoa học cho công tác dự
báo, cảnh báo và đề xuất các biện pháp khắc phục.
II - NGUYÊN NHÂN GÂY XÓI BỒI VÀ XU THẾ DIỄN BIẾN LÒNG
DẪN SÔNG HẬU ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
II.1- Nguyên nhân gây xói bồi đọan sông Hậu khu vực thành phố Long
Xuyên
Lòng dẫn sông Hậu khu vực Long Xuyên trong những năm gần đây đang
có sự thay đổi mạnh. Trong khi phía lòng dẫn ở nhánh hữu cù lao Ông Hổ đang
bị xói lở mạnh, thì ngược lại phía nhánh trái cù lao Ông Hổ lòng dẫn đang được
bồi lấp. Nguyên nhân chủ yếu là do bồi lắng tại nút phân lạch khiến cho tỷ lệ
phân chia lưu lượng dòng chảy giữa các nhánh bị thay đổi. Đây cũng chính là
lọai hình xói bồi thường thấy ở các đoạn sông phân lạch ở hệ thống sông Cửu
Long điển hình là khu vực cù lao Long Khánh (sông Tiền).
Qua các tài liệu đo đạc cho thấy tỷ lệ phân lưu khu vực cù lao Ông Hổ
đang có xu thế lệch về phía nhánh hữu. Trong đợt khảo sát mới đây vào tháng
10/2007, lưu lượng qua nhánh hữu cù lao Ông Hổ vào khỏang gần 9.655 m
3
/s
chiếm 77% lưu lượng trên sông Hậu, còn nhánh tả chỉ khỏang 3.370 m
3
/s. Ứng
với lưu lượng dòng chảy các nhánh sông tại thời điểm đo đạc thì vận tốc tương

ứng các nhánh được ghi trong bảng 8 cho thấy vận tốc dòng chảy ở nhánh hữu
cù lao Ông Hổ đang có xu thế tăng lên. Khi vận tốc của dòng chảy lớn hơn vận
tốc không xói cho phép của lòng dẫn thì lòng dẫn sẽ bị bào xói, làm cho lòng
dẫn ngày một sâu thêm, chân mái bờ dốc đứng đôi khi xuất hiện hàm ếch, kết
quả dẫn tới lực chống trượt cho khối đất mái bờ giảm, khối đất mái bờ mất cân
bằng rồi đi đến hiện tượng trượt theo cung tròn hay sụt lở từng mảng.
Bảng 1. Kết quả đo đạc vận tốc, lưu lượngdòng chảy sông Hậu khu vực cù lao
Ông Hổ, Tp. Long Xuyên (ngày 8, 9/10/2007)
Thời gian đo
đạc
Vận tốc dòng chảy (m/s) Lưu lượng dòng chảy (m3/s)
Nhánh trái cù
lao Ông Hổ
Nhánh phải cù
lao Ông Hổ
Nhánh trái cù
lao Ông Hổ
Nhánh phải cù
lao Ông Hổ
8/10/2007 10:00 0,927 1,130 3.531,38 10.259,48
8/10/2007 11:00 0,782 1,050 3.557,40 10.045,48
8/10/2007 12:00 0,797 1,040 3.251,02 9.872,87
8/10/2007 13:00 0,82 1,020 3.472,27 9.602,39
8/10/2007 14:00 0,789 1,070 3.367,47 9.657,22
8/10/2007 15:00 0,723 1,030 3.297,02 9.279,11
8/10/2007 16:00 0,704 1,020 3.349,74 9.244,79
8/10/2007 17:00 0,689 1,030 3.364,10 9.314,63
8/10/2007 18:00 0,756 1,040 3.412,75 9.657,42
8/10/2007 19:00 0,747 1,040 3.371,26 9.870,76
8/10/2007 20:00 0,753 1,110 3.474,65 10.084,11

8/10/2007 21:00 0,817 1,110 3.466,12 9.978,57
8/10/2007 22:00 0,868 1,130 3.464,83 10.209,21
8/10/2007 23:00 0,774 1,140 3.533,56 10.307,60
9/10/2007 0:00 0,774 1,150 3.532,40 10.120,48
9/10/2007 1:00 0,842 1,130 3.652,92 9.933,25
9/10/2007 2:00 0,772 1,130 3.703,69 10.206,07
9/10/2007 3:00 0,749 1,130 3.564,24 9.257,83
9/10/2007 4:00 0,564 0,890 2.883,40 8.309,60
9/10/2007 5:00 0,664 0,880 3.043,77 8.265,51
9/10/2007 6:00 0,704 0,910 2.808,76 8.608,91
9/10/2007 7:00 0,765 1,010 3.071,96 9.551,03
9/10/2007 8:00 0,732 1,080 3.356,74 10.045,03
9/10/2007 9:00 0,751 1,130 3.349,54 10.045,04
Trên cơ sở các tài liệu thu thập và đo đạc chúng tôi đã tính tóan xác định
được vận tốc không xói cho phép hay còn gọi vận tốc khởi động bùn cát của bờ
sông khu vực thành phố Long Xuyên.
Vận tốc khởi động bùn cát lòng dẫn được xác định từ các công thức kinh
nghiệm đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới như: công thức của Êri, của
Gôntrarốp, của Samốp …
Công thức của Êri :
V

=3,9
gd
d
)
0004,0
1( +

Công thức của Gôntrarốp:

V

=lg
agd
d
h
75,1
28,8

Công thức của Samốp:
V

=4,6
6
2
1000






d
h

Trong đó:
V

: Lưu tốc khởi động của bùn cát (m/s);
K : Hằng số;

a : Hệ số Acsimet, a=
λ
γγ

S
và thường lấy a=1,65;
γ
S
: Trọng lượng riêng của bùn cát;
γ
S
: Trọng lượng riêng của nước;
g : Gia tốc trọng trường (m/s
2
);
h : Chiều sâu dòng nước (m);
d : Đường kính hạt (m).
Kết quả tính toán vận tốc khởi động bùn cát bờ sông Hậu khu vực thành
phố Long Xuyên theo công thức Êri, Gôntrarốp và Samốp như sau:
Bảng 2. Kết quả tính toán vận tốc khởi động bùn cát bờ sông Hậu khu vực Long
Xuyên
Vị trí
Đ. kính
d
TB (mm)
Độ sâu h
(m)
V

(m/s)

Êri Gôntrarốp Samốp Trung bình
Lớp 1 0,031 3,0 0,2535 0,1412 0,1728 0,189
Lớp 2 0,199 24,0 0,2990 0,3657 0,4564 0,374
Lớp 3 0,021 40,0 0,2505 0,1413 0,2334 0,208
Từ các kết quả này cho thấy, vận tốc cho phép không xói [V] bờ sông Hậu
khu vực thành phố Long Xuyên khá nhỏ. Vận tốc khởi động bùn cát bờ sông
Hậu có thể lấy giá trị trung bình khỏang 0.3 m/s. So sánh giá trị này với kết quả
đo lưu tốc dòng chảy một số mặt cắt trên sông Hậu trong đợt khảo sát mùa lũ
vào ngày 08, 09/10/2007 nhận thấy vận tốc trung bình của dòng chảy trong thực
tế khá lớn so với vận tốc không xói cho phép của lòng dẫn (hình 4). Vận tốc
dòng chảy trong thời gian khảo sát dao động từ 0,8 – 1,2 m/s. Như vậy, với khả
năng bào xói của dòng chảy sẽ dẫn đến bờ sông bị xói lở.
Hình 4. Biểu đồ so sánh vận tốc thực đo và vận tốc khởi động bùn cát bờ sông
Hậu khu vực Tp. Long Xuyên,
Ngòai nguyên nhân chính là do yếu tố dòng chảy, các nhân tố khách quan
khác do các họat động của con người cũng khiến cho hiện tượng sạt lở bờ sông
Hậu khu vực Long Xuyên thêm trầm trọng thêm. Cụ thể:
- Ảnh hưởng của họat động khai thác cát: Khai thác cát với khối lượng
lớn không chỉ làm thay đổi hình dạng mặt cắt sông, thay đổi độ lớn và kết cấu
dòng chảy mà còn thay đổi độ đục, vì thế ảnh hưởng tới xói bồi biến hình lòng
dẫn các đọan sông lân cận, đặc biệt là đọan sông phía hạ du dưới khu vực khai
thác cát. Trường hợp khai thác cát ở đầu các cù lao như đầu cù Ông Hổ sẽ làm
thay đổi tỷ lệ phân lưu dòng chảy của hai nhánh, đây chính là nguyên nhân thúc
đẩy quá trình xói lở, bồi lắng lòng dẫn trên hai nhánh sông.
- Lắp đặt các bè cá trên sông làm thay đổi kết cấu dòng chảy, hướng dòng
chảy, thu hẹp dòng chảy làm cho vận tốc dòng nước tăng lên, khả năng bào xói
và tải bùn cát của dòng chảy tăng, nguy cơ xảy ra sạt lở bờ lớn.
- Gia tải lên mép bờ sông như xây dựng nhiều nhà cửa lấn chiếm lòng
sông, chất hàng hóa lên mép bờ sông, neo đậu tàu thuyền khiến cho khối đất mái
bờ hình thành vùng biến dạng dẻo. Khi tải trọng tăng dần, vùng biến dạng dẻo

phát triển, tới một mức nào đó khối đất mái bờ mất ổn định dẫn tới sụp đổ.
- Họat động giao thông thủy ngày càng nhiều, thuyền bè tải trọng lớn, tốc
độ cao xuất hiện hơn nhiều lần trước đây, đã tạo nên những đợt sóng vỗ vào bờ,
gây ra sạt lở mái bờ, phần nằm trên mực nước thấp.
- Xây dựng các công trình ngăn lũ, thóat lũ ra biển Tây, chuyển lũ đầu vụ
chảy theo kênh Vĩnh Tế – Hà Tiên, xây dựng tuyến kiểm sóat lũ Tân Thành - Lò
Gạch, hạn chế lũ sớm chảy vào TGLX và ĐTM, đã phần nào tập trung lũ vào
sông chính (sông Tiền và sông Hậu), làm gia tăng lưu lượng lũ, kéo dài thời gian
duy trì mực nước lũ cao. Đó cũng chính là nguyên nhân không nhỏ dẫn tới tình
trạng diễn biến lòng dẫn sông Tiền, sông Hậu không theo quy luật mấy năm gần
đây.
II.2- Xu thế diễn biến đọan sông Hậu khu vực thành phố Long Xuyên
Từ các nguồn tài liệu thu thập được
[1],[2],[3],[4],[6]
, chúng tôi đã xây dựng bản
đồ diễn biến lòng dẫn trên mặt bằng đọan sông Hậu khu vực thành phố Long
Xuyên, giai đọan từ 1966 đến 2004, được thể hiện trên hình sau:
#
#
#
#
#
TP. Long Xuy£n
An Ch¡u
Nh¥n Hßa
Cî lao š ng Hå
H. Ch¡u Thªnh
1
9
8

7
1
9
8
7
1
9
8
7
1
9
8
7
1
9
8
7
1
9
8
7
1
9
8
7
1
9
8
7
1

9
6
5
1
9
9
7
1
9
9
7
1
9
7
7
1
9
7
7
1
9
9
7
1
9
6
5
1
9
7

7
1
9
7
7
1
9
6
5
1
9
6
5
1
9
6
5
1
9
7
7
1
9
7
7
1
9
7
7
1

9
6
5
1
9
6
5
1
9
6
5
1
9
7
7
1
9
7
7
1
9
6
5
1
9
6
5
1
9
7

7
1
9
6
5
1
9
9
7
1
9
6
5
1
9
6
5
1
9
9
7
1
9
6
5
1
9
7
7
1

9
6
5
1
9
7
7
1
9
6
5
1
9
6
5
1
9
6
5
1
9
9
7
1
9
6
5
1
9
6

5
1
9
9
7
1
9
7
7
1
9
6
5
1
9
6
5
4 0 4 Kilometers
N
540000
540000
542000
542000
544000
544000
546000
546000
548000
548000
550000

550000
552000
552000
554000
554000
1148000
1148000
1150000
1150000
1152000
1152000
1154000
1154000
1156000
1156000
Hình 5. Diễn biến đường bờ sông Hậu, khu vực Tp. Long Xuyên,
giai đọan 1966-2004
Quan sát hình 5 cho thấy, cửa vào nhánh trái cù lao Ông Hổ lòng sông đã
bị bồi lắng nhiều, mặt cắt sông đã bị thu hẹp một nửa trong khỏang thời gian gần
40 năm. Sự bồi lắng lòng dẫn lạch trái không chỉ cản trở khả năng thóat lũ, cản
trở giao thông thủy trên lạch sông này mà còn là nguyên nhân làm gia tăng tốc
độ sạt lở đầu cù lao Ơng Hổ và cũng là ngun nhân làm lòng dẫn lạch phải bị
xói sâu trong nhiều năm qua.
Để thấy rõ tác động của q trình bồi lắng nhánh trái sơng Hậu đọan chảy
qua thành phố Long Xun đến tình trạng mở rộng diện tích mặt cắt dòng chảy
nhánh phải, chúng ta có thể xem xét diễn biến tuyến lạch sâu nhánh phải sau
nhiều năm được thể hiện trên hình 6. So sánh cao trình tuyến lạch sâu năm 2007
với cao trình tuyến lạch sâu năm 2000 cho thấy, chỉ trong vòng 8 năm lòng dẫn
sơng Hậu khu vực này đã xói sâu thêm đến 7 m.
ĐOẠN KHU VỰC CÙ LAO ÔNG HỔ - THỊ XÃ LONG XUYÊN

MẶT CẮT DỌC SÔNG HẬU
Hình 6. Diễn biến tuyến lạch sâu sơng Hậu đọan chảy qua thành phố Long Xun.
So sánh kết quả đo đạc mặt cắt ngang năm 2007 với tài liệu đo đạc năm
2003 thu thập được cũng cho thấy diễn biến lòng dẫn sơng Hậu khu vực Long
Xun trên mặt cắt ngang có sự thay đổi khá lớn. Các mặt cắt có xu thế mở rộng
cả chiều sâu lẫn chiều ngang (Xem hình 7 )
C
U


L
A
O
CUỉ LAO
C
U

L
A
O
PHAỉ AN HOAỉ
CUỉ LAO ONG HO
XAế Mể HOAỉ HệNG
GPS459
2.03
1.056
LXGPS03
Hình 7. Diễn biến lòng dẫn trên một số mặt cắt ngang sông Hậu khu vực Long Xuyên
III – KẾT LUẬN
Nghiên cứu quá trình diễn biến lòng dẫn sông Hậu đoạn chảy qua thành

phố Long Xuyên là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi phải có chuỗi các số liệu thực đo
trong nhiều năm. Vì vậy để có thể nắm bắt được các quy luật diễn biến lòng dẫn
cần phải thực hiện việc đo đạc theo dõi thường xuyên. Các kết quả nghiên cứu
trên đây chỉ là bước đầu, cần tiếp tục có những nghiên cứu bổ sung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. Lê Ngọc Bích và các tác giả khác: Nghiên cứu dự báo xói lở phòng
tránh giảm nhẹ thiên tai trên sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh, 12/1997.
2. GS.TS. Nguyễn Ân Niên, PGS. Lê Ngọc Bích, PGS. TS. Lương Phương
Hậu:" Nghiên cứu dự báo biến hình lòng sông ", TP. Hồ Chí Minh, 3/1998.
3. PGS. Lê Ngọc Bích và các tác giả khác:”Điều tra biến đổi lòng dẫn hệ thống
sông Cửu Long, hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn và định hướng giải pháp kỹ
thuật phòng chống sạt lở giảm nhẹ thiên tai trên sông Cửu Long”, 1995-
1998.
4. PGS.TS Lê Mạnh Hùng, nnk: “Nghiên cứu dự báo xói lở, bồi lắng lòng dẫn
và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông ở đồng bằng sông
cửu long”, 2004.
5. http:/www.angiang.gov.vn.
6. http:/www.gisdevelopment.net, Using remotely sensed data to detect
changes of riverbank in Mekong River, Vietnam.

×