Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Luận văn Đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa và đề xuất các biện pháp khắc phục docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.01 KB, 22 trang )

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Luận văn
Đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý tài
nguyên trên lưu vực sông Đồng Nai đoạn
chảy qua thành phố Biên Hòa và đề xuất
các biện pháp khắc phục

GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

MỤC LỤC

TRANG

Luận văn.............................................................................................................................1
Đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý tài nguyên trên lưu vực sơng Đồng Nai đoạn chảy
qua thành phố Biên Hịa và đề xuất các biện pháp khắc phục.............................................1
MỤC LỤC TRANG.................................................................................................................2
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC KHẢO SÁT...................................................................................5
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN..................................................................................9
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ.......................................................................................................13
NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI...........................................................................................15
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...........................................................................................................18
KẾT LUẬN_KIẾN NGHỊ........................................................................................................20


GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1

Tính cấp thiết của đề tài

Tài nguyên nước và các loại tài nguyên trên ao hồ, sơng, suối có một tầm quan
trọng đặc biệt, là nhu cầu thiết yếu đối với đời sống con người và sinh vật cũng như
đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam là quốc gia có lượng tài
ngun này trung bình trên thế giới nhưng nếu không biết sử dụng, khai thác một cách
hợp lý thì Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt tài nguyên, gây ảnh hưởng
lớn đến đời sống, xã hội,
Trong số những con sông lớn ở Việt Nam, thì sơng Đồng Nai được đánh giá là
con sơng có lượng tài ngun phong phú phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
Nhưng hiện nay, việc sử dụng và khai thác các loại tài nguyên này chưa được quản lý
chặt chẽ, vẫn cịn để tình trạng khai thác trái phép gây lãng phí tài nguyên diễn ra.
Đây cũng chính là những vấn đề thách thức đối với những nhà quản lý, cũng như nhân
dân sống tại đây trong việc đưa ra các chính sách khai thác và quản lý phù hợp vừa
bảo đảm khai thác mang lợi nhuận vừa bảo đảm phát triển bền vững. Nhằm có một cái
nhìn sâu hơn về những vấn đề đã đề cập, nhóm quyết định thực hiện báo cáo “ Đánh
giá hiện trạng khai thác và quản lý tài nguyên trên lưu vực sông Đồng Nai đoạn
chảy qua thành phố Biên Hòa và đề xuất các biện pháp khắc phục”.
1.2


-

1.3

Phương pháp thực hiện

Phương pháp nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý kiến chuyên gia các số liệu về
điều kiện tự nhiên của vùng: vị trí địa lý,địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy
văn,thảm thực vật…. dựa trên các nguồn tài liệu phong phú trên mạng, trong
sách vở và sự giới thiệu và góp ý của chuyên gia để biết được các kết quả nghiên
cứu tượng tự, làm so sánh đối chứng và điều chỉnh.
Khảo sát thực địa, phỏng vấn người dân.
Giới hạn, phạm vi đề tài

Do sông Đồng Nai tương đối rộng và nhiều các nhánh sông khác đổ vào nên
trong thời gian nghiên cứu có hạn, đề tải chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu sông Đồng
Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa.

GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUN NƯỚC

Hình 1: Bản đồ sơng Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa

GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang



QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC KHẢO SÁT
1.4

Vị trí địa lý

Sơng Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hịa nằm trong khoảng từ
106°78′ kinh độ đơng đến 106°86′ vĩ độ bắc từ 10°82′ đến 10°96′ chảy qua các
phường Tam hiệp, Quyết Thắng, Hiệp Hòa, Bửu Long, Hịa Bình, Quang Vinh, Tân
Phong, Long Bình Tân của thành phố Biên Hịa. Là một con sơng tương đối lớn khi đi
ngang qua TP. Biên Hịa sơng Đồng Nai tách thành hai dòng tạo ra cù lao ở phường
Hiệp Hòa. Với vị trí quan trọng đó sơng Đồng Nai có ý nghĩa rất quan trọng với người
dân thành phố Biên Hịa.
1.5

Đặc điểm địa hình

Đoạn sơng Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hịa thuộc hạ lưu của sơng có
chiều dài khoảng 19,6 km. Diện tích của lưu vực là 23 500 km 2 . Hướng chính của
sơng là hướng Đơng Bắc – Tây Nam. Địa hình khá bằng phẳng, lịng sơng khá rộng từ
1 km đến 4,5 km, có chỗ sâu tới 18 m, nước sông chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ bán
nhật triều vùng cửa sông. Tại Hiếu Liêm, Tân Uyên biên độ triều trong ngày còn tới
trên 1m.
1.6
1.6.1

Đặc điểm khí hậu

Chế độ nhiệt

Mặc dù nằm gần xích đạo, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ nhiệt vùng nhiệt
đới, song với nền địa hình phức tạp, lưu vực sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng
Nai cũng hình thành sự phân hóa nhiệt độ giữa các vùng một cách sâu sắc. Trong một
năm mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần cách nhau 4 tháng, với độ cao mặt trời ít thay
đổi.Nhiệt độ trung bình năm khoảng 260C ở các vùng thấp.Chênh lệch nhiệt độ bình
quân tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3-3,50C.Tháng giêng là tháng có
nhiệt độ thấp nhất với nhiệt độ trung bình 25-26 0C.Tháng tư là tháng nóng nhất có
nhiệt độ trung bình 30-330C.Tuy nhiên thời gian duy trì nhiệt độ cao trong ngày
thường ngắn, chỉ vài ba giờ vào lúc sau bữa trưa.Khơng khí mát khi về chiều và đêm ở
những vùng thấp và ven sông.Sự dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 10 0 C1200 C, lớn nhất vào thời kỳ khô hạn tháng 4.
1.6.2

Chế độ ẩm

Độ ẩm trung bình trong khu vực là 82% và biến đổi theo mùa. Mùa mưa độ ẩm
trung bình 85-88%, mùa khơ độ ẩm trung bình là 70-75%.
1.6.3

Chế độ mưa

Chế độ mưa phân thành hai mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa
chiếm 80-90% lượng mưa cả năm, mưa lớn tập trung vào tháng 9 tháng 10 hàng năm.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và hầu như khơng có mưa, nếu có
cũng chỉ là các trận mưa nhỏ rải rác. Lượng mưa mùa khô chỉ chiếm khoảng 10-20%
lượng mưa cả năm.
GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang



QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.6.4

Chế độ gió

Hướng gió thay đổi theo mùa, gió mùa Đơng Nam xuất hiện từ tháng 5 đến
tháng 11, áp suất cao , mang khơng khí ẩm từ vịnh Thái Lan thổi vào lưu vực sông,
sinh ra mưa nhiều. Gió mùa Đơng Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió mang
khơng khí khơ và không sinh ra lượng mưa đáng kể trong lưu vực tạo ra mùa khơ.
1.7

Đặc điểm thủy văn

Chế độ dịng chảy ở đây rất phức tạp, bị ảnh hưởng và chịu tác động lẫn nhau
tùy thuộc vào sự thay đổi của các yếu tố sau.
- Dòng chảy đầu nguồn
- Chế độ thủy triều.
- Các hoạt động khai thác của con người trong lưu vực.
1.8

Đặc điểm địa chất- thổ nhưỡng

Các loại đất trong lưu vực sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hoà
Bảng 1: Phân loại đất
STT

Tên đất
ĐẤT CÁT BIỂN


1

Đất cát biển

2

Đất cát đỏ
ĐẤT MẶN

3

Đất mặn

4

Đất mặn sú vẹt đước,phèn tiềm tàng
ĐẤT PHÈN

5

Đất phèn tiềm tàng

6

Đất phèn hoạt động
ĐẤT PHÙ SA

7


Đất phù sa khơng được bồi, chua và ít phân dị

8

Đất phù sa khơng được bồi, có tầng loang lổ
ĐẤT PHÙ SA

9

Đất phù sa gley

10

Đất phù sa ngòi suối

GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

ĐẤT XÁM
11

Đất xám trên phù sa cổ

12

Đất xám trên granit


13

Đất xám đọng mùn - gley

ĐẤT ĐEN
14

Đất đen trên bazan

15

ĐẤT ĐỎ VÀNG

16

Đất đỏ nâu trên bazan

17

Đất nâu vàng trên bazan

18

Đất tím đỏ trên bazan

19

Đất vàng đỏ trên granit


20

Đất vàng trên granit

21

Đất đỏ vàng trên đá phiến

22

Đất vàng trên đá cát kết

23

Đất đỏ nâu trên đá vôi

24

Đất đỏ vàng trên đá axit

25

Đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất

25

Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit

27


Đất đỏ vàng do trồng lúa nước
Đất vàng nâu trên phù sa cổ
ĐẤT DỐC TỤ

28

Đất dốc tụ
ĐẤT XĨI MỊN TRÊN SỎI ĐÁ

29

Đất xói mịn trơ sỏi đá
(Nguồn: Phân Viện Quy Hoạch Nông Nghiệp Miền Nam)

GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.9

Đặc điểm tài nguyên sinh vật

1.9.1

Đặc điểm thảm phủ thực vật tự nhiên

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nguồn nước ở lưu vực sơng
Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hịa là đặc điểm thảm thực vật trên lưu vực,

bao gồm hệ thống rừng tự nhiên và thảm thực vật canh tác nhằm đảm bảo tích trữ
nước để điều hịa lưu lượng nước sông vào mùa khô và hạn chế khả năng xói mịn, rửa
trơi đất vào mùa mưa.
Lưu vực sơng có 28 loại sử dụng đất chính liên quan đến mức độ che phủ và
đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng mơi trường cho tồn lưu
vực. Các loại sử dụng đất chính này được phân chia thành 5 lớp bao gồm: đất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dụng và nhóm đất khác
1.9.2

Nguồn tài nguyên thủy sản

Cơ cấu thành phần thuộc khu hệ cá sơng với các lồi cá có nguồn gốc nội địa và
nước biển di cư vào theo mùa, các loài cá thuộc bộ cá chép (Cyprinidae với 14/33lồi
mới) như lịng tong sắt (Esomus metallicus), lòng tong bay (Esomus dảuica), cá đỏ
đuôi (Rasbora borapetenis), cá ngựa chấm (Hampala dispar), cá duồng
(Cirrhinusmicrolepsis), cá da trơn (Siluriformes) và bộ cá vực (Perciformes), bộ
Clupeiformes (cá cơm,cá trích), Belonoformes (cá nhái, cá kình) và bộ
Tetrodotiformes (cá nóc).
Một số lồi cá nước lợ như chạch rằn (Macrognathus teaniagaster), chạch lấu
đỏ(Mastacembelus erythrotaenia), cá chiên (Bagarius), cá hường vện
(Datnioidesquadrifasciatus), cá bống cát (Glossogobius giuris).
Nhìn chung các lồi cá xuất hiện là các lồi cá có đặc trưng hệ cá nội
đồng,thích sống nơi nước sạch, có dịng chảy chậm hay đứng và có nhiều thủy sinh
vật.
1.9.3

Đặc điểm thủy sinh vật

• Tổng quan
Các sinh vật ln phải chịu ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố mơi trường

đồng thời chính sự có mặt của chúng cũng phản ánh điều kiện sống trong mơi trường
đó.Như vậy, dựa vào thành phần lồi, cấu trúc và chức năng của các quần xã sinh vật
trong thủy vực ta có thể xác định được đặc điểm môi trường sống của thủy vực.Đối
với các thủy vực nước ngọt các loài thuộc ngành tảo lục (Chlorophyta) chiếm ưu thế
về thành phần loài, đối với các thủy vực nước mặn các loài thuộc ngành tảo silic
(Bacillariophyta) chiếm ưu thế.
• Thực vật phù du
Đã phát hiện được 98 lồi thực vật phù du thuộc 5 ngành tảo trong đó ngành tảo
lục có số lượng chiếm ưu thế 48 lồi (49%), tiếp đến là tảo silic 30 loài (30,6%), tảo
GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

mắt 10 loai (10,2%), tảo lam 9 loài (9,2%) và tảo giáp là một loài. So sánh thành phần
lồi giữa mùa mưa và mùa khơ cho thấy có sự sai khác đáng kể về thành phần lồi
thực vật giữa mùa khơ và mùa mưa.Vào mùa mưa có 59 lồi, mùa khơ có 69 lồi.Tảo
lục vẫn là lồi chiếm ưu thế trong cả mùa khơ và mùa mưa, điều này phản ánh đúng
hiện trạng môi trường nước ngọt.
• Động vật phù du
Đã phát hiện được 54 lồi động vật phù du thuộc 6 nhóm trong đó nhóm chân
mái chèo (Copepoda) chiếm ưu thế về thành phần loài (22 lồi, 40,7%) tiếp đến là
nhóm râu nhánh (Cladocera) 17 loài bằng 31,4%; loài trùng bánh xe (Rotatoria) 8 loài;
động vật ngun sinh (Protozoa) 4 lồi, phân lớp có vỏ (Ostracoda) 2 loài và
Decapoda 1 loài. Tuy tổng số loài đã phát hiện là 54 loài nhưng vào mỗi thời kỳ số
loài vẫn thay đổi. Vào mùa mưa chỉ phát hiện được 29 lồi, mùa khơ là 49 lồi, chứng
tỏ có sự khác biệt rất lớn về thành phần lồi giữa hai mùa trong năm.
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN

1.10

Cung cấp nước cho hoạt động nông nghiệp

Sông Đồng Nai mang lại một lượng đất bùn sa màu mỡ đến vun đắp góp phần
phát triển nền nơng nghiệp cho Thành phố Biên Hòa tiêu biểu là tại cù lao Phố Nước
từ sông Đồng Nai sẽ thông qua hệ thống kênh, mương để dài gần 1km để dẫn nước
vào cung cấp nước cho việc trồng lúa.Cơ cấu cây trồng được người dân áp dụng phụ
thuộc rất lớn vào lượng nước tưới sẵn có.Nếu nước được cung cấp đầy đủ vào đúng
các thời điểm yêu cầu trong năm thì cơ cấu cây trồng sẽ là 3 vụ lúa. Bên cạnh trồng
lúa nước, người dân Cù lao Phố còn sử dụng nguồn nước này để đào ao nuôi cá, và
tưới tiêu cho các vườn cây ăn trái như mận, xồi, dừa…

Hình 2: Trồng lúa tại cù lao phố
1.11

Khai thác cát

Dọc tuyến sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên hịa là khu vực sơng có lưu
lượng và độ dốc khá lớn nên lượng cát và phù sa bồi lắng rất nhiều. Hơn nữa cát là
GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

một trong những loại khoáng sản dễ khai thác, có nhu cầu sử dụng lớn và có giá trị khá
cao, chủ yếu là trong xây dựng…Cho nên mặc dù UBND tỉnh Đồng Nai đã có quyết
định cấm khai thác cát trên sông Đồng Nai nhưng hoạt động khai thác cát diễn ra ngày

càng phức tạp và tinh vi .
Việc khai thác cát bừa bãi đã gây ra tác hại không nhỏ cho môi trường
nước.Các tàu thuyền ngày đêm hút cát rồi xả bùn, bợn trả xuống lịng sơng cùng dầu
nhớt động cơ thải làm ơ nhiễm nguồn nước. Hơn thế nữa hoạt động khai thác còn làm
tăng khả năng khuếch tán của chất dinh dưỡng trong trầm tích vào nguồn nước và làm
dậy phèn trên sơng dẫn đến làm chua nguồn nước gây nguy hiểm cho sinh vật thủy
sinh sống trên sông.
1.12

Nuôi trồng thủy sản

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản Đồng Nai, năm 2009 có 346 hộ ni 856 bè
cá chủ yếu tập trung ở các phường Tân Mai, An Bình, Thống Nhất, xã Hiệp Hịa và
Long Bình Tân với loại cá ni chủ yếu là cá chép, điêu hồng và một số cá kiểng, cá
lăng…. Căn cứ vào các tiêu chí và điều kiện của UBND thành phố Biên Hịa, thì sau
quy hoạch (đến giữa năm 2010), thành phố chỉ còn 251 bè được bố trí, giảm khoảng
1/3 so với trước.Số lượng bè nuôi liên tục tăng theo từng năm. Năm 2000, tổng số bè
là 276, đến năm 2004 là 920 bè và đến 2011 số lượng bè giảm xuống còn 879 bè. Sản
lượng cá bè ni tại TP Biên Hịa đạt khoảng 6.000 tấn/năm.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các lồi cá trên sơng Đồng Nai đoạn
chảy qua thành phố Biên Hịa bị thu hẹp phạm vi phân bố, tình trạng khai thác thủy
sản quá mức làm giảm tính đa dạng các loài thủy sản. Ngoài vấn đền khai thác q
mức, đắp đập ngăn dịng di cư của cá, thì một vấn nạn khác là ô nhiễm môi trường do
quá trình đơ thị hóa, phát triển cơng nghiệp q mức cũng là một trong những nguyên
nhân khiến các loài thủy sản trên dịng sơng Đồng Nai cạn kiệt.
Trước đây hoạt động nuôi trồng thủy sản diễn ra mạnh mẽ.Nhưng đến thời
điểm hiện nay thì cịn rất ít.
1.13

Du lịch sơng Đồng Nai


Là một tài sản quý giá của ngành du lịch Đồng Nai, được ví như “nàng tiên nữ”
đang say giấc đang cần được đầu tư và phát triển các tiềm năng vốn có của nó. Sơng
Đồng Nai có khá nhiều lợi thế về cảnh quan lẫn văn hóa có thể ứng dụng để phát triển
các sản phẩm du lịch sông nước.Những nét sinh hoạt xưa, gắn liền với đặc tính thủy
triều chắc chắn là những điểm nổi bật độc đáo trong xây dựng sản phẩm du lịch sông
nước.
Tuyến du lịch Biên Hịa – sơng Đồng Nai có vị trí thuận lợi là nằm ngay trung
tâm thành phố Biên Hòa và có thể liên kết, nối tour với các tỉnh, thành khác (TP.Hồ
Chí Minh, Bình Dương…) để tạo sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng nhằm hấp dẫn
và thu hút du khách
GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Với lợi thế về cảnh quan và văn hóa, các tuyến du lịch ở đây chủ yếu là du lịch
sông nước và chùa như: KDL cù lao Ba Xê, cù lao Phố, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh,
Thất phủ cổ miếu (chùa Ông), Đại giác cổ tự, công viên dọc bờ kè sông, các nhà hàng,
quán ăn nằm rải ven sông…
 Cù Lao Phố:
Cù Lao Phố hay cịn gọi là Nơng Nại Đại Phố- nay là xã Hiệp Hịa, thành phố
Biên Hịa với diện tích 6,93km2.
Hiện nay, Cù Lao Phố cịn 5 ngơi chùa, 3 tịnh xá, 11 ngơi đình, 3 ngơi miếu.
Nơi đây cịn tồn tại nhiều dạng hình thức tín ngưỡng, tạo thành một cơ cấu đan xen
hòa trộn lẫn nhau
 Cù lao Ba Xê:
Dự án thuộc phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai cách

Tp. HCM 25 km đường bộ ( theo xa lộ Hà Nội, và quốc lộ 1A), 40 km đường thủy
(theo tuyến sông Đồng Nai đến bến Bạch Đằng), cách TP Vũng Tàu 90 Km (theo
Quốc lộ 51).
Cù lao Ba xê từng bước được xây dựng thành Khu du lịch sinh thái, vui chơi
giải trí cuối tuần. Cù Lao Ba xê là một điểm dừng trên tuyến du lịch sơng Đồng Nai,
gắn kết với nhiều di tích văn hóa, lịch sử hấp dẫn của vùng đất Nam bộ, nhưng chưa
được khai thác.
 Chùa Đại Giác:
Chùa Đại Giác nằm trên địa phận xã Hiệp Hòa (Cù lao phố), là một trong ba
ngơi chùa cổ nhất ở Biên Hịa, được nhà nước cơng nhận là di tích lịch sử cấp quốc
gia. Hai ngơi chùa cịn lại là chùa Long Thiền (Nhơn Trạch) và chùa Bửu Phong
(Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long). Chùa có kiến trúc hình chữ đinh, diện tích
khoảng 1000m2 gồm 3 phần chính: chánh điện, giảng đường và nhà trù.
 Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh:
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh thuộc địa phận xã Hiệp Hòa (Cù lao Phố). Mặt đền
nhìn ra sơng Đồng Nai theo hướng tây nam, sân đền rộng. Mặt trước đền có gắn đôi
rồng chầu pháp làm bằng gốm men xanh, hai bên là cặp lân.Hàng cột mặt tiền đắp
rồng cuốn mây có đơi liễn chữ nho khắc chìm vào tuờng.
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh là một di tích lịch sử-văn hóa đã được nhà nước xếp
hạng.
 Di tích lịch sử Chùa Ơng:
Chùa Ông thuộc địa phận xã Hiệp Hòa (Cù lao phố), thành phố Biên Hòa, cách
đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh chỉ khoảng 100 mét. Trước đây Chùa là Miếu Quan Đế,

GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC


ngày nay có tên chữ là Thất Phủ Cổ Miếu.Đây là ngôi chùa Hoa sớm nhất ở Nam bộ
(khoảng năm 1684).
Chùa Ông được xây dựng theo kiến trúc chữ khẩu. Bên ngồi chùa là cả một
cơng trình độc đáo các tượng gốm men xanh của thợ gốm Cây Mai (Chợ Lớn) về các
đề tài như hát bội, hát tuồng, múa hát cung đình, tượng ơng Nhật bà Nguyệt...Thêm
vào đó, các tạo tác bằng đá ở mặt tiền chùa do thợ đá Bửu Long tạo ra đã tạo nên kiểu
thức đặc trưng cho kiến trúc Minh Hương trên vùng đất Biên Hịa. Là một cơ sở tín
ngưỡng, với kiến trúc khá độc đáo, chùa Ông là điểm đến của nhiều du khách gần xa
tới tham quan, nghiên cứu, chiêm bái và cầu lộc.
Tuy nhiên, cho đến nay, tuyến du lịch này vẫn chưa phát triển tương xứng với
tiềm năng của nó.
 Dọc 2 bờ kè sơng Đồng Nai có các cơng viên với khu vui chơi giải trí, các nhà
hang, quán ăn… phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Ngồi ra, sở GTVT đưa ơtơ điện vào vận chuyển hành khách tham quan dọc theo
khu vực bờ song Đồng Nai, chợ Biên Hòa và một số tuyến đường trung tâm thành phố
Biên Hịa. Xe ơtơ điện sẽ phục vụ vào các ngày từ thứ hai đến thứ sáu có 24
chuyến/ngày, riêng thứ bảy, chủ nhật sẽ là 40 chuyến/ngày phục vụ hành khách. Thời
gian hoạt động từ 16h đến 21h, thời gian giãn cách giữa các chuyến là 15 phút. Dù mới
đưa vào hoạt động nhưng xe ô tô điện đã được khá nhiều người dân và khách du lịch
thích thú hưởng ứng.
1.14

Cấp nước cho sinh hoạt

Các kết quả quan trắc cho thấy một số chỉ tiêu đạt chuẩn cho phép như nhu cầu
ôxy sinh học, ôxy hóa học, độ mặn, kim loại nặng, nitơ, nhiều chỉ tiêu khác như độ
pH, độ đục, nồng độ chất rắn hịa tan trong nước, ơxy hịa tan, nồng độ dầu và vi sinh
vật tại hầu hết các trạm quan trắc đều ở mức cho phép. Điều này cho phép khai thác sử
dụng nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt.


Hình 3: Trạm bơm cấp nước
Một số nhà máy đã được đưa vào vận hành:
-

Trạm bơm Hóa An, Bình An cung cấp nước cho TP.Hồ Chí Minh

GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

-

Nhà máy nước Biên Hòa cấp nước cho TP.Biên Hịa cơng suất 36.000 m 3/ngày
đêm. Cung cấp cho hầu hết các phường trong thành phố

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ
1.15

Cung cấp nước cho hoạt động nông nghiệp:

Hệ thống kênh này được TP Biên Hòa đầu tư gần 2 tỉ đồng và giao cho ủy ban
nhân dân xã Hiệp Hòa quản lý tuy vậy tuyến kênh mương để phục vụ cho việc tưới
tiêu này đã cạn trơ đáy việc sử dụng không phát huy hiệu quả.
1.16

Khai thác cát:


Sau khi nhận được phản ánh của cử tri, sở Tài nguyên và Môi trường đã phối
hợp cùng UBND các xã phường nơi có các điểm khai thác để kiểm tra việc sạt lở do
hoạt động khai thác cát không phép trên địa bàn xã Bình Hịa, kết quả ghi nhận có hiện
tượng sạt lở đất vì 2 nguyên nhân như sau: do tác động trực tiếp của dòng chảy và do
hoạt động bơm hút cát gần bờ.
Từ thực tế việc quản lý, khai thác cát tại đây để tăng cường kiểm tra, ngăn chặn
các hoạt động bơm hút cát không phép trên hệ thống sông, suối cũng như quản lý việc
kinh doanh mua bán cát tại các bến bãi, Sở Tài ngun và Mơi trường đã có văn bản số
kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương đồng thời đã được
UBND tỉnh nhất trí với đề xuất, đề nghị các ngành, các cấp căn cứ vào chức năng,
nhiệm vụ của mình thực hiện một số cơng việc cụ thể như sau:
Đối với UBND các xã, UBND tỉnh đề nghị để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý
theo quy định tại điều 12 Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 16/01/2007 của
UBND tỉnh về quản lý hoạt động khai thác cát đồng thời UBND tỉnh giao Sở Tài
chính chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện có các xã, phường ven sơng thống nhất
nguồn kinh phí mua sắm phương tiện (ghe máy) để thực hiện công tác kiểm tra hoạt
động bơm, hút cát trên địa bàn.
Đối với UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa chỉ đạo
UBND các xã, phường, thị trấn có giải pháp kiểm tra chặt chẽ các bến bãi kinh doanh
mua bán cát, khi phát hiện việc nhập cát có nguồn gốc khai thác không phép lập biên
bản tạm giữ, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Quản lý Thị trường để
phối hợp xử lý.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, UBND cấp huyện thu hồi giấy
phép kinh doanh, giấy phép mở bến bãi nếu đơn vị kinh doanh mua bán cát tái phạm
việc tiêu thụ cát có nguồn gốc khai thác khơng phép. Sở Giao thơng Vận tải chủ trì
phối hợp cùng Sở Tài ngun và Mơi trường và các ngành có liên quan kiểm tra, giải
tỏa các bến bãi kinh doanh, mua bán cát nhưng chưa được cấp giấy phép.
Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã giao cho Cơng an tỉnh chỉ đạo phịng Cảnh sát
giao thơng đường thủy, phịng Cảnh sát mơi trường và công an cấp huyện tăng cường

GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

lực lượng kiểm tra nhất là ban đêm để ngăn chặn kịp thời các hoạt động bơm hút và
vận chuyển cát không phép trên các tuyến sông, rạch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Với việc chỉ đạo các biện pháp đồng bộ liên quan đến việc triển khai thực hiện
nhiệm vụ của nhiều cấp, nhiều ngành như trên, cử tri có cơ sở để tin rằng công tác
quản lý hoạt động khai thác cát trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới sẽ hiệu quả và nề
nếp hơn.
1.17

Nuôi trồng thủy sản

Chi cục thủy sản Đồng Nai sẽ hướng dẫn các hộ nuôi trồng thủy sản bằng cách
tham dự các cuộc tập huấn về truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm thủy sản
không đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Đây là chương trình mở đầu nhằm giúp
người nuôi thủy sản làm quen dần với việc ghi chép nhật ký trong sản xuất, thu hoạch
và vận chuyển thủy sản đảm bảo an toàn.
Để tạo điều kiện cho nghề nuôi cá bè, Thành phố Biên Hòa cũng đã lập kế
hoạch dành khoảng 4 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn cho
những hộ ni cá bè trên sơng Đồng Nai phải giải tỏa theo chủ trương quy hoạch làng
cá bè của Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa. Căn cứ vào các tiêu chí và điều kiện
của Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hịa, thì sau quy hoạch, thành phố chỉ cịn 251 bè
được bố trí, sắp xếp vào khu quy hoạch làng cá bè thuộc khu vực Cù lao Ba Xê thuộc
phường Long Bình Tân và đoạn sông Cái là một nhánh của sông Đồng Nai thuộc xã
Hiệp Hòa. Qua phân loại, gần 200 hộ đạt các tiêu chí ở các phường sẽ được xét sắp

xếp vào làng bè đã quy hoạch.
1.18

Du lịch sông Đồng Nai

Du lịch trên sông Đồng Nai đang chịu sự quản lý của sở văn hóa thể thao và du
lịch tỉnh Đồng Nai. Sở VHTTDL là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai giúp tham mưu quản lý về du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung và tuyến du
lịch sơng Đồng Nai – thành phố Biên Hịa nói riêng.
Hiện nay, Sở VHTT&DL Đồng Nai và TP.Hồ Chí Minh ký kết hợp tác du lịch.
Việc ký kết chương trình hợp tác nhằm hỗ trợ nhau để phát huy những lợi thế của mỗi
địa phương, tạo động lực cho du lịch phát triển bền vững, với những nội dung chủ yếu
như: Hỗ trợ lẫn nhau về thông tin, xúc tiến du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp du
lịch, các hãng lữ hành của hai địa phương hợp tác liên kết; thiết kế các tuyến, tour du
lịch nhằm gắn kết các điểm du lịch, khu du lịch của tỉnh Đồng Nai và TP.Hồ Chí Minh
với các tour, tuyến điểm quốc gia.v.v..
1.19

Cấp nước cho sinh hoạt

Nhà máy nước cấp Biên Hòa trực thuộc quản lý của Công ty TNHH_một thành
viên cấp nước Đồng Nai ( là một thành viên của Tổng công ty Sonadezi ). Công ty
chuyên khai thác, xử lý nước phục vụ sinh hoạt đô thị và công nghiệp, phân phối nước

GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUN NƯỚC


sạch; xây dựng cơng trình cấp nước, lắp đặt hệ thống bơm nước; nhập khẩu trực tiếp
và kinh doanh vật tư thiết bị phụ kiện chuyên ngành nước.
Ngoài đầu tư cụm xử lý nước tại xã Hóa An, cơng ty cịn đầu tư 60 tỷ đồng xây
dựng thêm 1 trạm cấp nước với công suất 15 ngàn m3/ngày đêm ở phường Bửu Hịa.
Dự tính, trạm cấp nước sẽ khởi công vào tháng 7-2012 và khả năng sẽ hoàn thành vào
cuối năm 2013. Khi trạm cấp nước hồn thành đi vào hoạt động, người dân thành phố
khơng lo thiếu nước sinh hoạt. Nhà máy cấp nước Thủ Đức do Tổng cơng ty cấp nước
Sài Gịn trực tiếp quản lý.
Nhà máy nước Thủ Đức, đơn vị trực tiếp sản xuất của Tổng Cơng ty Cấp nước
Sài Gịn có các chức năng cơ bản sau đây:
-

Khai thác, chế biến, xử lý từ nguồn nước sông Đồng Nai thành nước sạch theo
đúng tiêu chuẩn chất lượng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của Thành phố
Hồ Chí Minh.

-

Đảm bảo hoạt động sản xuất và truyền tải nước sạch vào hệ thống cấp nước của
Tổng Công ty (Công ty mẹ) an toàn và liên tục.

-

Quản lý, điều hành và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm hàng hóa
cho nhà máy theo ủy quyền của Tổng Giám đốc Tổng Cơng ty.

NHỮNG VẤN ĐỀ CỊN TỒN TẠI
1.20


Trong khai thác

 Cung cấp nước trong nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành sử dụng nước rất lớn nhưng vẫn cịn
duy trì kỹ thuật lạc hậu với các cơng trình và mức tưới rất tốn kém nước:
• Để có đủ nước cho canh tác người dân thường xây dựng hệ thống thủy lợi để
dẫn nước từ nơi có nhiều nước đến nơi thiếu nước. Nguồn nước này được dẫn
theo hệ thống kênh mương được đào theo quy hoạch của thủy lợi, việc sử dụng
hệ thống kênh mương dẫn nước làm thất thốt đi một lượng nước đáng kể.
• Kênh dẫn nước, chứa nước ngoài ruộng, vườn để tưới tiêu khơng đảm bảo kỹ
thuật dẫn đến thất thốt nước, gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ
sâu.
• Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các
loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu
trong khu vực đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng.
• Việc tưới ngập thường xuyên suốt vụ theo tập qn của nơng dân đã gây ra lãng
phí nước rất lớn, chưa kể tình trạng lượng nước dư thừa do tưới tràn từ ruộng
chảy xuống kênh tiêu.

GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUN NƯỚC

• Tổn thất trong q trình dẫn nước từ cơng trình đầu mối đến mặt ruộng, do
ngấm, kênh bị bồi lắng, sạt lở... cản trở dòng chảy, thiếu các cơng trình điều tiết
nước cho từng khu tưới.
• Hệ thống kênh rạch khơng được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các

vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu
thốt của dịng nước.
• Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu khơng hợp lý là nguyên nhân gây thất
thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.
 Khai thác cát
Hiện nay, tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai diễn biến hết
sức phức tạp, với mức độ ngày càng tinh vi, thách thức lực lượng bảo vệ pháp luật.
Hàng đêm, “cát tặc” sử dụng máy hút cát với công suất lớn. Khi bị phát hiện, chúng
sẵn sàng chống trả người thi hành cơng vụ hoặc đánh chìm ghe, thuyền xuống dịng
sơng để tẩu thoát. Hậu quả của việc khai thác cát trái phép đã gây sạt lở một số đoạn
thuộc sông Đồng Nai, sông La Ngà. Riêng trên các đoạn sông ở thành phố Biên Hịa,
cát tặc hồnh hành cả ngày lẫn đêm, chủ yếu bơm hút cát trái phép tại các đoạn sông
tại các phường, xã thuộc địa bàn TP.Biên Hịa bằng các máy hút có cơng suất lớn.
 Thủy sản

Phần lớn các hộ nuôi cá là do phong trào mà hình thành chứ khơng theo một
chính sách, kế hoạch nào nên trong thời kỳ đầu do phát triển trong môi trường tự nhiên
mà sản lượng cá thu được rất cao nhưng càng về sau thì sản lượng giảm đi bởi người
nuôi không được học tập kỹ thuật nuôi.
Qua thống kê cho thấy, liên tiếp từ năm 2002 đến 2009, cứ vào thời điểm cuối
mùa khô đầu mùa mưa lại xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, mà nguyên nhân được
xác định là do biến động bất thường về môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, mật
độ bè nuôi quá cao, các tàu bè neo đậu không đúng quy cách, khơng tạo được sự thơng
thống cho dịng chảy. Ngồi ra, trong q trình ni người dân đã sử dụng thức ăn
tươi sống như nội tạng gà, vịt, thức ăn tự chế, điều này đã làm gia tăng sự ô nhiễm cục
bộ ở khu vực nuôi cá bè. Một trong những nguyên nhân khác đó là vào đầu mùa mưa,
những cơn mưa lớn đã cuốn các chất thải bẩn tồn đọng trên đất liền theo các kênh,
rạch đổ ra sông Đồng Nai làm xáo trộn chất lượng nước sông một cách đột ngột.
Việc ni trồng thủy sản cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến nguồn nước trên
đoạn sông này.Nguồn gây ô nhiễm phát sinh từ hoạt động của cá ni trong bè: dư

lượng thức ăn, các hóa chất phịng và trị bệnh cho cá, phân cá, vi trùng, ký sinh trùng
trên mình cá, cá chết, hoạt động làm khơ cá ngay trên bè và trên các bãi cá vùng bán
ngập, ruột cá và các bộ phận bỏ đi của cá thải vào nguồn nước gây ô nhiễm mùi và
môi trường nước.
 Du lịch
GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Hiện tại, khai thác tuyến du lịch đường sông Đồng Nai mới chỉ dừng lại ở vài
tuyến điểm ngắn ở TP.Biên Hòa bằng thuyền nhỏ, chưa thu hút khách. Một số điểm du
lịch ven sông hoặc nhánh sông cũng mới chỉ khai thác thông qua một số trị chơi mặt
nước đơn điệu, hầu như chưa có sản phẩm hay dịch vụ nào đặc sắc mang tính sông
nước. Một số tuyến điểm du lịch đã ngưng hoạt động ví dụ như bến đị Nguyễn Văn
Trị, trước kia rất phát triển dịch vụ du thuyền đưa khách du lịch tham quan các tuyến
điểm du lịch dọc sông Đồng Nai. Hiện tại, dịch vụ du lịch này đã chuyển về cù lao Ba
Xê và bến đò Nguyễn Văn Trị hiện giờ chỉ phục vụ giao thông vận tải trên sông và
làm bãi đậu cho xe tải và xe ô tô.
Tuyến du lịch sông Đồng Nai đến nay vẫn chưa khai thác đúng tầm là do các
nguyên nhân sau: Cơ sở hạ tầng còn thấp, thiếu vốn đầu tư, điểm tham quan và các sản
phẩm du lịch đặc trưng sông nước chưa hấp dẫn, các trò chơi còn đơn điệu
 Cấp nước sinh hoạt
Việc cung cấp nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, và việc cung cấp
nước vẫn chưa ổn định, vẫn cịn tình trạng cúp nước kéo dài. Ví dụ phường Tân Vạn,
cả phường có đến 1 ngàn hộ thiếu nước máy để sinh hoạt. Một số hộ ở ngồi mặt
đường, gần đường ống nước chính tuy nước chảy yếu nhưng cịn có nước dùng, cịn
cách đường ống chính khoảng 300m vào sâu bên trong hầu hết ban ngày khơng có

nước Chỉ vào giữa khuya, khoảng 1-2 giờ sáng thì nước máy có mạnh lên chút đề sử
dụng
Chất lượng nước sông ngày cảng suy giảm, do việc xả thải trực tiếp từ các hộ
dân và các nhà máy ven sông.
1.21

Trong quản lý

 Quản lý cấp nước cho nông nghiệp
Trong công tác quản lý, sử dụng nước tưới tiêu trên địa bàn khu vực còn tồn tại
một số vấn đề:
• Trình độ chun mơn của cán bộ thuỷ nơng hầu như khơng có, chủ yếu là dựa
vào kinh nghiệm và lịng nhiệt tình.
• Người dân vẫn chưa được hướng dẫn về việc tưới tiêu hợp lý vẫn còn áp dụng
biện pháp tưới cổ truyền đã gây lãng phí rất lớn và ơ nhiễm nước trên địa bàn.
Bên cạnh đó Ý thức sử dụng nước của người nơng dân chưa cao: Họ thường coi
nước là "của trời", công trình cấp nước đã có Nhà nước đầu tư, bản thân họ đã
đóng thuỷ lợi phí nên họ phải sử dụng cho “đủ”. Kiến thức sử dụng nước của
hầu hết người dân cịn nhiều hạn chế, họ khơng được trang bị kiến thức về yêu
cầu nước tưới theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng... dẫn đến tình trạng
lấy nước quá nhiều, dư thừa.
 Trong quản lý khai thác cát

GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC


Chính quyền địa phương phớt lờ sự tác động xấu đến môi trường mà chỉ nghĩ
đến các khoản phí "bèo bọt" do các đơn vị khai thác cát mang lại.
Lực lượng quản lý chủ yếu là phòng CSGT đường thủy, nhưng lực lượng

còn mỏng, thiếu thốn phương tiện và chủ yếu chỉ kiểm tra vào ban ngày.
Lực lượng CSGT đường thủy chỉ được phép làm nhiệm vụ truy bắt và
neo giữ phương tiện khai thác khoáng sản trái phép. Còn việc xử lý đối tượng và
tang vật khai thác cát lậu lại do cơ quan khác xử lý, và mới chỉ dừng lại mức xử
phạt hành chính nên chưa đủ sức răn đe.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.22

Trong khai thác

 Cấp nước cho nông nghiệp
-

Thường xuyên nạo vét hệ thống, khơi thơng dịng chảy.
Ln canh giữa các loại cây trồng để tận dụng tối đa nguồn nước tưới.
Áp dụng và thử nghiệm một số loại hình tưới tiêu mới trên trên thế giới.

-

Thay đổi hình thức canh tác và nâng cao ý thức cho người dân bằng cách hướng
dẫn về cách thức tưới tiêu hợp lý.
 Khai thác cát

Tăng cường công tác tuần tra để phát hiện các điểm khai thác cát lậu, khoanh
vùng lại những tuyến trọng điểm.
Cần có biện pháp mạnh hơn như tăng mức xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân

có hành vi khai thác khống sản trái phép, thậm chí là có thể truy tố với những đối
tượng chống đối.
 Nuội trồng thủy sản
-

-

-

Chi cục thủy sản Đồng Nai nên có giải pháp trước mắt là cùng thành phố Biên
Hòa phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng có biện pháp buộc người dân
neo đậu bè đúng khoảng cách, di dời các bè đậu gần các cống xả của các nhà
máy cũng như các kênh dẫn nước thải từ thành phố Biên Hòa ra.
Kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp người nuôi cá sử dụng thức ăn tươi
sống, thức ăn tự chế.
Kiểm tra, giám sát và xử lý kịp thời các nhà máy, cơ sở sản xuất có xả thải ra
sông Đồng Nai, đồng thời sớm triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải
sinh hoạt của thành phố.
Giải pháp ổn định lâu dài là gấp rút thực hiện dự án “Quy hoạch làng cá bè phù
hợp với quang cảnh môi trường sinh thái sông Đồng Nai thành phố Biên Hòa”
đã được phê duyệt.
 Du lịch

GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC


Cần chú trọng khả năng phát triển hình thức du lịch du thuyền trên sơng một
cách bài bản. Phát triển các dịch vụ du thuyền “nối” từ TP. Hồ Chí Minh xuống. Tìm
ra các sản phẩm du lịch đặc trưng sơng nước. Đầu tư bến đón du thuyền, nghiên cứu
các dòng chảy để du thuyền thuận lợi trong việc đến - đi. Tóm lại, muốn phát triển tour
đường sơng thì 3 điểm cần lưu ý đầu tư gồm: bến bãi, thuyền và điểm tham quan.
 Cấp nước sinh hoạt
 Giảm thất thoát: Cải tạo cơ sở hạ tầng.
-

Nâng cấp, cải tạo mạng lưới đường ống đang bị xuống cấp.
Xây dựng, mở rộng các tuyến ống mới.
Thường xuyên, định kỳ kiểm định, sửa chữa các bể lắng, bể lọc, bể chứa,
các đường ống, van và các thiết bị kỹ thuật.
Thay thế các máy bơm, thiết bị kém hiệu quả.
Áp dụng các thành tựu khoa học nhằm kiếm soát hệ thống mạng lưới và sản
xuất, nâng cao chất lượng nước trong từng công đoạn xử lý, phân phối ….

 Giảm thất thu:
-

1.23

Thay thế các đồng hồ khách hàng bị kẹt, chạy chậm, quá hạn, …
Thay đổi phương thức kinh doanh, quản lý chặt chẽ, phối hợp nhiều phòng
ban từ các khâu ban đầu lập hợp đồng sử dụng nước, khai thác dịch vụ, thu
hồi công nợ, …..
Quản lý công tác của từng tổ đội, nhân viên …. (chế độ thưởng / phạt).

Trong quản lý


 Quản lý cấp nước cho nông nghiệp
Tổ chức các công tác truyền thông về quản lý nước sông Đồng Nai, phát động
phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên, cần ngăn chặn các hành vi làm suy
thoái tài nguyên, xây dựng và nhân rộng các cá nhân, tập thể có những thành tích trong
cơng tác bảo vệ tài ngun lịng sơng. Tăng cường và đề cao vai trò của Mặt trận tổ
quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia trong việc tuyên truyền, vận
động nhân dân thực hiện và giám sát thực thi pháp luật trong quản lý, bảo vệ tài
nguyên.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ chuyên môn về tài nguyên, môi trường của các
huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn để nắm bắt được nội dung các văn bản pháp
luật của nhà nước về quản lý hoạt động khai thác khống sản nói chung , về bảo vệ đê
điều và bảo vệ môi trường.
 Quản lý trong khai thác cát
Thanh tra toàn bộ và thường xuyên công tác quản lý để phát hiện các sai phạm
và xử lý triệt để.
Phân chia trách nhiệm quản lý rõ ràng tránh chồng chéo lên nhau.
GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Lực lượng giám sát chủ yếu là lực lượng CSGT đường thủy cần được tăng
cường và thường xuyên tuần tra kiểm tra bất ngờ.
Hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị cho địa phương tăng cường cơng tác kiểm tra, xử
lý các hoạt động khai thác trái phép trên địa bàn.Thực hiện cơ chế khen thưởng cho
người dân khi phát hiện các trường hợp vi phạm và báo tin cho các cấp chính quyền xử
lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
KẾT LUẬN_KIẾN NGHỊ

1.24

Kết luận:

-

-

1.25

Tài nguyên trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hịa có vai trị
vai trị vơ cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa… cũng như
ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cư dân thành phố Biên Hịa.
Tình trạng khai thác tài ngun ở lưu vực sơng cịn chưa đi vào khn khổ, nề
nếp, tình trạng khai thác lậu còn xảy ra ở nhiều nơi.
Hệ thống quản lí tài ngun trên lưu vực sơng Đồng Nai của chính quyền địa
phương chưa thật sự hiệu quả, dẫn đến việc cạn kiệt tài nguyên trên lưu vực
sông.
Kiến nghị:

-

-

Tăng cường quản lý: tránh tình trạng khai thác lậu, gây xạc lỡ, phòng tránh thiên
tai,…
Đưa ra các biện pháp phịng ngừa ơ nhiễm, thiết lập, tăng cường và nâng cao hệ
thống quan trắc trên lưu vực nhằm theo dõi, đánh giá chất lượng nước thường
xuyên.
Tổ chúc các công tác truyền thông về quản lý và sử dụng nguồn nước hợp lý.

Xây dựng các bồn dự trữ nước.
Cần có sự hợp tác của người dân và chính quyền địa phương nhằm mục tiêu giữ
vững và phát tài nguyên tránh tình trạng khai thác quá mức làm cạn kiệt tài
nguyên trên lưu vực sông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Nguyễn Ngọc Dung, 2008 – Quản lý tài nguyên và môi trường – Nhà xuất bản
xây dựng.
 Lê Văn Khoa, 2010 – Môi trường và phát triển bền vững – Nhà xuất bản giáo
dục
 Trần Đức Hạ – Bảo vệ và quản lý tài nguyên nước – Nhà xuất bản khoa học và
kỹ thuật
/> Nguyễn Thị Oanh. Quản lý hoạt động khai thác cát, trách nhiệm chung của
nhiều cấp, nhiều ngành,
 ttp://hdnd.dongnai.gov.vn/anpham/mlnewsfolder.2
009-10 29.6615319736/mlnews.2009-10-29.1586711703
GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

 NGÔ THANH TUYỀN, 2010. Đồ án tốt nghiệp_ “Đánh giá chất lượng nước
sông Đồng Nai đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai và đề xuất biện pháp quản lý tài
nguyên nước trên đoạn sông này”.
 Đặc điểm lưu vực sông đồng nai và các sông suối trong tỉnh,
/> BÁO MỚI. Báo động nạn khai thác cát trên sông Đồng Nai,
/> Khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác và quản lý nguồn nước trên lưu vực
sông Đồng Nai chảy qua huyện Vĩnh Cửu,

/> Đồng Nai: Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường
(21/7/2011)
/>
GVHD: Ths. Nguyễn Trần Liên Hương

Trang



×