Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT HÀNH LANG AN TOÀN DỌC BỜ SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 16 trang )

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT HÀNH LANG AN TOÀN
DỌC BỜ SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE.
STUDY AND PROPOSE SAFETY CORRIDOR
ALONG THE RIVER BANK OF BENTRE PROVINCE
PGS.TS. Nguyễn Thế Biên
Abstract: The river bank erosion of Tien river in the areas of BenTre Province,
which brings serious human and material losses. Therefore study and propose safety
corridor along the river bank is a necessary solution for evacuation preventing
calamity.
Based on a lot of measured data years, computation by Mike 11, Mike 21C
models, empirical formula and satellite images, we propose a safety corridor along the
river bank of BenTre Province.
Tóm tắt: Hiện tượng xói lở bờ sông Tiền, khu vực tỉnh Bến Tre đã gây ra những thiệt
hại nghiêm trọng về tính mạng và vật chất cho nhân dân các vùng dọc theo hai bên bờ
sông. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất hành lang an toàn ven sông là một giải pháp
rất cần thiết cho việc phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
Trên cơ sở số liệu thực đo nhiều năm, tính toán bằng các mô hình Mike 11,
Mike 21C, công thức kinh nghiệm tính toán xói lở và tài liệu ảnh viễn thám, chúng tôi
đề xuất hành lang an toàn dọc theo hai bên bờ các sông rạch trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tỉnh Bến Tre nằm cuối nguồn sông Cửu Long ở vị trí: Từ 9
0
48’đến 10
0
20’ vĩ
độ Bắc, từ 105
0
57’đến 106
0
48’ kinh độ Đông. Diện tích toàn tỉnh 2.356 km
2


, được
phân chia thành 8 đơn vị hành chánh gồm 7 huyện và thị xã Bến Tre.
Bến Tre được ví như một đảo lớn nằm giữa ba mặt là hệ thống sông Tiền và
mặt thứ tư là biển Đông. Hệ thống sông Tiền, biển Đông có ý nghĩa quyết định trong
toàn bộ đời sống, sinh hoạt và sản xuất và có ý nghĩa rất quan trọng đối với an ninh,
quốc phòng. Hai bên bờ của hệ thống sông, rạch là nơi tập trung thị xã, thị trấn, thị tứ,
các khu dân cư, là nơi có tổng sản phẩm xã hội chiếm tỉ lệ rất lớn của Tỉnh. Tuy nhiên
dòng sông luôn luôn biến động và có hai mặt của nó: mặt lợi và mặt hại. Bên cạnh
những lợi ích to lớn mà hệ thống sông ngòi mang lại thì lũ lụt hàng năm, triều cường
các hiện tượng xói lở, bồi lắng vùng cửa sông đã gây nên những thiệt hại rất to lớn về
tính mạng và tài sản của nhân dân, làm mất ổn định các khu dân cư, ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh. (Hình 1)
Sạt lở bờ sông, rạch đã trở thành những thách thức rất lớn đối với nhiều người
dân sống dọc theo hai bên bờ sông. Trong khoảng 10 năm nay, nhiều đoạn bờ sông
trên địa bàn Bến Tre thường xảy ra hiện tượng sạt lở làm chết 12 người và thiệt hại về
mặt vật chất là rất lớn, như đoạn bờ sông Tiền xã Phú Túc, huyện Châu Thành, đoạn
sông Cổ Chiên xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày; sông Mỏ Cày, thị trấn Mỏ Cày;
sông Bình Châu, xã Bình Thắng, huyện Bình Đại… . Ngoài ra, từ ngày vận hành cống
đập Ba Lai (năm 2002), hai bên bờ sông An Hóa với chiều dài khoảng 4km đã bị sạt lở

1
trên toàn tuyến và đến nay mức độ sạt lở càng ngày càng mạnh, trong đó có nhiều
đoạn bị sạt lở lấn sâu vào bờ từ 20-30m. Đặc biệt bờ sông Vàm Cái Quao, đoạn chợ
Bình Khánh Đông cũng đang bị sạt lở rất mạnh.
Theo số liệu thống kê chỉ tính từ năm 2000 đến 2007 các đợt sạt lở bờ đã làm
mất gần 50ha đất dọc theo hai bên bờ sông, rạch trên địa bàn tỉnh Bến Tre, trong đó có
nhiều nhà cửa, ruộng, vườn cây ăn trái, kho tàng, bến bãi …, thiệt hại vật chất ước tính
hàng chục tỷ đồng và đã làm mất ổn định các khu dân cư ven sông.
Vì vậy, việc nghiên cứu tính toán xác định và đề xuất một hành lang an toàn cho
từng khu vực dọc theo các sông rạch trên địa bàn tỉnh Bến Tre là một công việc hết

sức cần thiết và cấp bách giúp cho các ngành chức năng sớm quy hoạch các khu dân
cư, các cơ sở sản xuất và cơ sở hạ tầng để ổn định đời sống nhân dân phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội ở Bến Tre.
II. HÀNH LANG AN TÒAN VÀ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH:
II.1. Phạm vi họat động lòng sông:
Phạm vi hoạt động lòng sông trên mặt bằng trong điều kiện tự nhiên là khoảng cách
giữa mép bờ sông hiện hữu tới đường bờ sông xa nhất đã từng xuất hiện trong quá khứ, là
phạm vi hoạt động tự do của lòng sông trên mặt bằng trước những thay đổi của các yếu tố
tự nhiên… trong quá trình nhiều năm kể từ khi hình thành dòng sông, khi lòng sông chưa
chịu nhiều sự khống chế của con người. Đây là khoảng không gian bên sông có khả năng
xẩy ra hiện tượng sạt lở bờ, có khả năng lặp lại diễn biến như trước đây. Các phương
pháp xác định phạm vi hoạt động của lòng sông trên mặt bằng bao gồm:
+ Dựa vào đặc điểm địa hình, địa mạo: Bề mặt địa hình, địa mạo, hình thái,
mạng thoát thuỷ là những căn cứ quan trọng để phân biệt phạm vi diễn biến lòng
sông và đồng ruộng.
+ Dựa vào địa chất trầm tích, trong phạm vi lòng sông hoạt động, địa chất trầm
tích chủ yếu là cát, cát pha (thường có lẫn vỏ sò, vỏ ốc, hến, xác thực vật, xương động
vật ), trầm tích đồng ruộng không thuộc trầm tích sông gồm sét và sét hữu cơ.
II.2. Đặc điểm sạt lở bờ sông:
Hình thức sạt lở khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất của mỗi vùng, ngoài
ra nguyên nhân gây sạt lở cũng đóng vai trò quan trọng đối với hình thực sạt lở. Các
sông thuộc hệ thống Tiền có thể phân thành một số hình thức sạt lở chủ yếu như sau:
- Sạt lở theo phương ngang (lở mặt).
- Trượt sâu có 2 hình thức: trượt sâu theo dạng cung tròn và trượt khối phẳng.
- Sạt lở cả theo phương ngang và trượt sâu
Theo mức độ nguy hiểm tăng dần có thể thấy:
- Sạt lở mặt có mức độ nguy hiểm nhỏ nhất (do sạt lở dễ phát hiện và diễn ra
liên tục theo thời gian). Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sạt lở này là do tác động
của dòng chảy mặt do nước mưa, sóng gió, sóng tàu thuyền, do các hoạt động con
người trực tiếp lên bề mặt mái bờ sông, do sự phong hoá bề mặt của đất mái bờ, sự phá

hoại của các sinh vật sống dưới nước
- Sạt lở sâu (trượt sâu) dạng cung trượt tròn là loại nguy hiểm nhất. Đây là loại
cung trượt xẩy ra phổ biến ở khu vực có khối đất bờ sông mềm yếu, đồng chất (lớp
mặt dày), phạm vi cung trượt lớn và mức độ lấn sâu đáng kể, thời gian diễn ra nhanh
và bất ngờ, thông thường diễn ra vào ban đêm nên càng tạo nên sự lúng túng trong
việc phát hiện, sơ tán và cứu nạn. Sạt lở sâu thường xảy ra ở các khu vực gần các cửa
sông Cửa Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên và các sông An Hóa, Mỏ Cày, Vàm Cái Quao.

2
Hình 1: Bản đồ mạng lưới sông rạch tỉnh Bến Tre
Qua các đợt sạt lở đã xẩy ra ở đoạn sông An Hóa có thể nhận thấy đặc điểm và
quy mô cung trượt có dạng như sau:
+ Phạm vi cung trượt theo dọc sông có chiều dài từ 10 ÷ 50m.

3
+ Độ lấn sâu của cung trượt phổ biến thường đạt từ 2 ÷10m.
+ Trên mặt bằng, cung trượt có dạng tương đối thẳng, tuy vị trí lấn sâu nhất vẫn
là đoạn giữa của cung trượt.
Hình 2: Trượt sâu khối phẳng xẩy ra phổ biến trên sông An Hóa
Tại khu vực ngã ba sông Mỏ Cày – Kinh Ngang, do đặc điểm điều kiện địa chất
được cấu tạo bởi lớp bùn sét yếu, bở rời và khá dày, nên xẩy ra trượt sâu dạng cung
tròn phổ biến hơn trượt sâu dạng mảng khối phẳng.
Kết quả điều tra tại nhiều đoạn sạt lở trên sông Cổ Chiên đoạn xã Nhuận Phú
Tân, sông An Hóa, đoạn các xã An Hóa và Giao Hòa, sông Mỏ Cày, đoạn Kinh
Ngang, sông Vàm Cái Quao, đoạn xã Bình Khánh Đông thì hầu hết các vụ sạt lở bờ
sông đều xẩy ra nhanh và bất ngờ theo dạng trượt sâu (xem hình IX.4)
B
sl
max
: ChiÒu réng lín

nhÊt cña cung trît tÝnh
tõ mÐp bê s«ng vµo phÝa
trong bê (m).
Lct : ChiÒu dµi däc s«ng
cña cung trît tÝnh t¹i
mÐp bê (m).
Hình 3: Trượt sâu dạng cung tròn trên sông Mỏ Cày
đoạn Kinh Ngang.
Về thời gian xuất hiện sạt lở là vào mùa mưa lũ cộng với lúc triều cường cũng
có nơi vào mùa kiệt, chủ yếu tập trung trong hai tháng 6 và 7.

4
Lct
B
sl
max
Hình 4: Sạt lở theo cả phương ngang và trượt sâu xảy ra phổ biến ở các sônglớn
khác
II.3. Hành lang an tòan:
Hành lang an toàn ven sông là khu vực dọc theo hai bên bờ sông không bị ảnh
hưởng của hiện tượng sạt lở và có thể quy hoạch để xây dựng các khu dân cư, các cơ
sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, bệnh viện, chợ búa …
Hành lang an toàn ven sông tuỳ thuộc vào địa hình, địa vật trên bờ. Dọc theo
hai bên bờ sông, kênh rạch, các khu dân cư thường tập trung vào một số khu vực,
trong đó có nhiều cơ sở hạ tầng như trường học, chợ búa, cơ quan, kho bãi, một số nơi
có bến tàu, ghe hay cơ sở sản xuất, còn lại những khu vực khác thường là ruộng lúa,
các ao, vuông nuôi tôm hay thủy sản… . Một số khu vực bờ dọc theo sông bị sạt lở
nghiêm trọng thường là do tác động mạnh của dòng chảy, sóng gió, sóng do các
phương tiện giao thông thủy, các hoạt động khai thác dọc bờ hay do bờ bị chất tải quá
nặng do các công trình xây dựng gây nên. Căn cứ vào kết quả tính toán và đối chiếu

ngoài hiện trường nếu dọc theo bờ là đất đồng ruộng không có nhà cửa hay công trình
nào thì hành lang an toàn ven sông được đề nghị theo Bảng 1, còn nếu dọc theo bờ là
các khu dân cư hay nhiều công trình xây dựng, nhiều cơ sở hạ tầng thì hành lang an
toàn được đề nghị theo Bảng 1 cộng thêm khoảng cách từ 5 ÷10m. Hành lang an toàn
dọc theo sông được đề xuất theo Bảng 1 tùy thuộc vào cấp sông và theo tiêu chí chung
của các cấp sông, rạch, tuy nhiên tùy theo từng bờ sông cụ thể ngoài hiện trường đã đề
xuất hành lang an toàn cho từng đoạn để phù hợp với các điều kiện dân sinh kinh tế xã
hội môi trường của từng đoạn đó.
TT Cấp kỹ thuật của sông, kênh, rạch Chiều rộng phạm vi hành lang (m)
1 Kênh, rạch khi chưa được phân cấp 10m/mỗi bên
2 Cấp I 20m/mỗi bên
3 Cấp II 30m/mỗi bên
4 Cấp III 40m/mỗi bên
5 Cấp IV 50m/mỗi bên
6 Cấp V 55m/mỗi bên
Bảng 1. Quy định hành lang an toàn theo các cấp địa hình của sông

5
II.4. Nguyên tắc xác định hành lang an tòan:
Căn cứ theo Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính phủ
về quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ công trình đối với công trình giao thông
đường sông và quản lý sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh, rạch, tuy hiện nay Nhà
nước chưa ban hành một quy định chi tiết nào về hành lang trên bờ sông, kênh rạch
nhưng dựa vào việc tính toán và một số quy định trong Nghị định trên có thể đề xuất
hành lang ổn định dọc bờ sông thuộc địa bàn tỉnh Bến Tre. Theo quy định này thì hành
lang trên bờ sông, rạch là đường ranh giới xác định chiều rộng khu vực đất nằm dọc
hai bên bờ sông, rạch được tính từ mép bờ cao của sông, rạch (theo dạng tự nhiên hoặc
đang cải tạo) vào bên trong phía đất liền trong đó mép bờ cao tự nhiên là đường ranh
giới giữa mái dốc tự nhiên của bờ sông với mặt đất tự nhiên theo phương ngang và
mép bờ cao cải tạo là đỉnh các bờ kè hoặc các công trình bảo vệ bờ khác.

Việc xác định hành lang an toàn ven sông, kênh rạch các khu vực bị sạt lở
trọng điểm trên địa bàn tỉnh Bến Tre được dựa trên những kết quả nghiên cứu tính
toán thủy lực, tính toán xói lở bằng các mô hình toán Mike 11, Mike 21C, tính toán dự
báo chiều rộng bờ sông bị sạt lở từ các công thức kinh nghiệm, kết quả chồng ghép các
bản đồ ảnh viễn thám của các sông.
Theo đó, dựa theo Quy định của Nhà nước về phân cấp địa hình sông nên có thể
phân chia cấp sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh Bến Tre như sau:
TT Cấp sông,
kênh, rạch
Tên, vị trí sông, kênh, rạch
1 Cấp I
B ≤ 50m
- Sông Bình Châu, đoạn từ ngã ba với sông Cửa Đại đến địa
phận các ấp 1, 2, 3, 4 và 5 xã Bình Thắng, huyện Bình Đại
- Sông Chợ Lách từ UBND huyện Chợ Lách đến ngã ba với
sông Hàm Luông
- Sông Ba Lai đoạn từ ngã tư với sông Bến Tre đến đầu nguồn
thuộc xã Phú Đức, huyện Châu Thành
- Sông Mỏ Cày đoạn từ UBND Huyện đến ngã ba với sông Cổ
Chiên
2 Cấp II
50<B≤100m
- Sông Bến Tre từ ngã ba với sông Hàm Luông đến ngã tư với
sông Ba Lai.
- Sông Ba Lai đoạn từ ngã tư với sông Bến Tre đến khu vực
xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri.
3 Cấp III
100< B≤ 300m
- Sông Ba Lai đoạn từ xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri đến cửa
sông.

- Sông An Hóa từ ngã tư với sông Ba Lai đến ngã ba với sông
Mỹ Tho – Cửa Đại.
- Sông Vàm Cái Quao đoạn từ ngã ba với sông Hàm Luông
đến rạch Xẻo Chùa, thôn Phú Tây Thượng, xã Bình Khánh
Đông, huyện Mỏ Cày.
4 Cấp IV
300< B≤ 500m
- Nhánh sông Cổ Chiên đoạn từ xã Tân Thiềng (Chợ Lách)
đến xã Khánh Thạnh Tân (Mỏ Cày)
- Nhánh sông Hàm Luông đoạn từ xã Phú Nhiuận (TX. Bến
Tre) đến xã Hưng Lễ (Giồng Trôm)
5 Cấp V
500m < B
- Sông Tiền đoạn có trụ điện cao thế xã Phú Túc, Châu Thành
- Sông Cổ Chiên đoạn xã Nhuận Phú Tân, Mỏ Cày

6
-Sông Hàm Luông, đoạn có cù lao Tiên Lợi, xã Tiên Long,
Châu Thành
- Vùng các cửa sông thuộc các sông Mỹ Tho, Cửa Đại, Hàm
Luông, Cổ Chiên và Ba Lai.
Bảng 2. Phân cấp sông, kênh, rạch tỉnh Bến Tre
Ghi chú: B là chiều rộng lòng sông
Hành lang an toàn được tính từ bờ sông vào phía trong đất liền, bao gồm:
- Hành lang ven sông có một hay bao gồm nhiều hạng mục: kè bảo vệ bờ (có
hay không có hành lang đỉnh kè), công trình hạ tầng kỹ thuật, công viên, cây xanh,
đường giao thông…
- Chiều rộng an toàn.
Việc xác định hành lang an toàn ven sông dùng để:
+ Phục vụ công tác quy hoạch, phát triển, bố trí cơ sở hạ tầng, các khu dân cư, đô

thị mới, khu công nghiệp, dịch vụ, khu giải trí, hành lang xanh ven sông.
+ Phục vụ công tác phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai do do sạt lở bờ sông gây ra.
+ Làm cơ sở trợ giúp các ban ngành quản lý chức năng xây dựng cơ sở pháp lý
về phạm vi an toàn dọc theo hai bên bờ sông.
Đối với từng sông ứng với các cấp kỹ thuật của sông sẽ có quy định hành lang
an toàn ven sông khác nhau: kênh rạch chưa phân cấp là 10m, sông cấp I (chiều rộng
sông: B ≤ 50m) là 20m/mỗi bên, sông cấp II (chiều rộng sông: 50<B≤100m) là
30m/mỗi bên, sông cấp III (chiều rộng sông: 100< B≤ 300m) là 40m/mỗi bên, sông
cấp IV (chiều rộng sông: 300< B≤ 500m) là 50m/mỗi bên, sông cấp V (chiều rộng
sông: B < 500m) là 55m/mỗi bên. Tuy nhiên, hành lang ven sông trong một số khu
vực sẽ theo đồ án quy hoạch chi tiết của cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc trong các
trường hợp khác như có tuyến đường bộ chạy dọc ven sông, đường bờ sông khúc
khuỷu, đặc biệt là những đoạn bờ bị sạt lở sẽ có sự thay đổi ranh phạm vi hành lang
ven sông.
Hành lang an toàn ven sông được xác định theo công thức:
B
HLAT
=B
[1,2]
AT
+ B
HLVS

B
[1,2]
AT
(m): Chiều rộng an toàn (chiều rộng xói lở dự báo);
B
HLVS
(m): hành lang ven sông (theo cấp sông, hay qui định riêng);

H×nh 5: Minh häa hµnh lang ven s«ng c«ng
tr×nh kÌ s«ng TiÒn khu vùc F3,F4-TX. Sa
§Ðc.
H×nh 6: Minh häa ph¹m vi hµnh lang an
toµn vµ hµnh lang s¹t lë bê.

7
B
HLAT
B
max
sl
BAT
III. HÀNH LANG AN TOÀN CỦA MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẾN TRE:
III.1. Đề xuất hành lang an toàn dọc theo các sông:
Việc xác định hành lang an toàn ven sông các khu vực bị xói lở trọng điểm của
một số các sông lớn trên địa bàn tỉnh Bến Tre được dựa trên những cơ sở:
- Kết quả tính toán bằng mô hình toán Mike 11, Mike 21C cho các sông rạch tỉnh
Bến Tre;
- Kết quả tính toán dự báo chiều rộng xói lở từ công thức kinh nghiệm;
- Kết quả dự báo xói lở theo bản đồ ảnh viễn thám;
- Theo tiêu chuẩn được quy định trong Bảng 1.
Kết hợp các tiêu chí trên, để bảo đảm an toàn cho các khu dân cư, các công
trình dọc theo hai bên bờ sông, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bến Tre,
hành lang an toàn theo từng đoạn ven các sông lớn trên địa bàn tỉnh được đề nghị như
sau:
IV.4.1. Sông Cổ Chiên:
Cổ Chiên là sông rất rộng (chiều rộng >800m), phần bờ tả nằm trên địa phận
tỉnh Bến Tre, hiện tại có 10 vị trí bị sạt lở rất mạnh ảnh hưởng đến các khu dân cư

dọc theo bờ sông. Để bảo đảm ổn định cho phát triển kinh tế xã hội, hành lang an
toàn cho bờ sông được xác định là chiều rộng tính từ mép bờ cao của bờ sông vào
trong đất liền.
Hành lang an toàn của 10 vị trí sạt lở bờ sông Cổ Chiên được đề nghị như sau:
• Bờ sông từ rạch Phú Phụng đến rạch Xã Kỹ thuộc ấp Cồn Cống, xã Phú
Phụng, huyện Chợ Lách với chiều dài sạt lở là 2.600m, tốc độ sạt lở từ 2 ÷3m/năm,
hành lang an toàn được đề nghị là 25m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông khu vực cửa rạch cầu Cống (cách rạch Phú Phụng 1,5km về phía hạ
lưu) với chiều dài sạt lở là 250m, tốc độ sạt lở là từ 2 ÷5m/năm, hành lang an toàn
được đề nghị là 30m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ ngã ba sông Cổ Chiên-Chợ Lách thuộc ấp Lương Khánh, xã Tân
Thiềng, huyện Chợ Lách đến sông Cầu Mới với chiều dài sạt lở là 2.950m, tốc độ sạt
lở từ 2 ÷3m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 25m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ ngã ba sông Cổ Chiên-Cầu Mới, thuộc ấp Yên Tịnh, xã Tân
Thiềng, huyện Chợ lách đến rạch Cá Tre với chiều dài sạt lở là 1.000m, tốc độ sạt lở là
từ 3 ÷4m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 30m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông bờ từ rạch Cái Mơn thuộc ấp Thanh Trung, xã Hưng Khánh Trung,
huyện Mỏ Cày đến hạ lưu Vàm Cá Tắc với chiều dài sạt lở là 1.650m, tốc độ sạt lở là
từ 3 ÷6m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 30m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ rạch Bà Bừa đến rạch Bến Xoài thuộc ấp Cầu Cống, xã Nhuận Phú
Tân, huyện Mỏ Cày với chiều dài sạt lở là 1.800m, tốc độ sạt lở là từ 7 ÷10m/năm,
hành lang an toàn được đề nghị là 50m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ kênh Tổng Cang đến hạ lưu rạch Cái Bần thuộc ấp Xương Hòa, xã
Thới Thạnh, huyện Thạnh Phú với chiều dài sạt lở là 1.300m, tốc độ sạt lở là từ 2
÷3,5m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 30m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ ấp Bến Trại đến hạ lưu rạch Ớt thuộc hai xã An Thuận, An Quy,
huyện Thạnh Phú với chiều dài sạt lở là 1.200m, tốc độ sạt lở là từ 2 ÷3m/năm, hành
lang an toàn được đề nghị là 25m tính từ mép bờ cao của sông;

8

• Bờ sông hai bên đầu cù lao Phú Đa, thuộc ấp Phú Phụng, xã Vĩnh Bình, huyện
Chợ Lách với chiều dài sạt lở là 800m, tốc độ sạt lở là từ 5 ÷7m/năm, hành lang an
toàn được đề nghị là 50m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông đầu cù lao Bùng thuộc ấp Lương Khánh, xã Tân Thiềng, Chợ Lách
với chiều dài sạt lở là 750m, tốc độ sạt lở là từ 3 ÷5m/năm, hành lang an toàn được đề
nghị là 30m tính từ mép bờ cao của sông;
IV.4.2. Sông Hàm Luông:
Hàm Luông cũng là sông rất rộng (>800m), có 4 vị trí bị sạt lở mạnh. Để bảo
đảm ổn định cho phát triển kinh tế xã hội chúng tôi đề nghị hành lang an toàn cho bờ
sông là chiều rộng tính từ mép bờ cao của bờ sông vào trong đất liền.
Tùy theo từng khu vực, hành lang an toàn của 4 vị trí bị sạt lở được đề nghị
như sau:
• Bờ sông đoạn sông cong đối diện cù lao Tiên Lợi thuộc ấp Tiên Lợi, xã Tiên
Long, huyện Châu Thành với chiều dài sạt lở là 3.250m, tốc độ sạt lở là từ 6 ÷8m/năm
nên hành lang an toàn được đề nghị là 50m tính từ mép bờ cao của sông ;
• Bờ sông khu vực chợ Tiên Thủy, thuộc xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành với
chiều dài sạt lở là 700m, tốc độ sạt lở là từ 1 ÷3m/năm, hành lang an toàn được đề
nghị là 25m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ ấp Mỹ An A, xã Phú Nhuận, TX Bến Tre đến đầu ấp 3, xã Sơn
Phú, huyện Giồng Trôm với chiều dài sạt lở là 1.500m, tốc độ sạt lở là từ 1 ÷2m/năm,
hành lang an toàn được đề nghị là 20m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ ngã ba sông Hàm Luông-Vàm Cái Quao, xã Bình Khánh Đông,
huyện Mỏ Cày đến gần ngang đuôi cù lao Ốc, chiều dài sạt lở là 850m, tốc độ sạt lở là
từ 2 ÷5m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 30m tính từ mép bờ cao của sông;
IV.4.3. Sông Mỹ Tho – Cửa Đại:
Mỹ Tho – Cửa Đại cũng là sông rất rộng (>800m), có 6 vị trí bị sạt lở mạnh.
Để bảo đảm ổn định cho phát triển kinh tế xã hội chúng tôi đề nghị hành lang an toàn
cho bờ sông là chiều rộng tính từ mép bờ cao của bờ sông vào trong đất liền. Tùy theo
từng khu vực, hành lang an toàn của 6 vị trí bị sạt lở được đề nghị như sau:
• Bờ sông từ vàm Khém đến rạch Phú Đức thuộc ấp Phú Ninh, xã Phú Đức,

huyện Châu Thành với chiều dài sạt lở là 1.900m, tốc độ sạt lở là từ 3 ÷7m/năm, hành
lang an toàn được đề nghị là 40m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ ngã ba rạch nhỏ về phía hạ lưu thuộc ấp 1, xã Phú Túc, huyện
Châu Thành với chiều dài sạt lở là 1.000m, tốc độ sạt lở là từ 4 ÷5m/năm, hành lang
an toàn được đề nghị là 35m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ kênh Bình Trung đến kênh Cả Ngang thuộc ấp 2, xã Định Trung,
huyện Bình Đại với chiều dài sạt lở là 700m, tốc độ sạt lở là từ 4 ÷5m/năm, hành lang
an toàn được đề nghị là 35m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông khu vực cửa sông Bình Châu, huyện Bình Đại với chiều dài sạt lở là
300m, tốc độ sạt lở là từ 2 ÷3m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 25m tính từ
mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ sông Bình Châu đến sông Thừa Mỹ thuộc hai xã Bình Thắng và
Thừa Đức, huyện Bình Đại với chiều dài sạt lở là 3.600m, tốc độ sạt lở là từ 1,5
÷2m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 20m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông đầu cù lao Tân Hiệp và phía đối diện với huyện Bình Đại với chiều
dài bị sạt lở là 2.800m, tốc độ sạt lở là từ 2 ÷3m/năm, hành lang an toàn được đề nghị
là 25m tính từ mép bờ cao của sông;

9
IV.4.4. Sông Ba Lai:
• Bờ sông thuộc các xã Phong Mỹ và Châu Hòa trước khi cống đập Ba Lai được
vận hành (2002) có chiều dài bị sạt lở khoảng 500m, tuy nhiên từ khi cống đập Ba Lai
hoạt động đến nay thì đoạn sạt lở này rất ít, tuy nhiên để bảo đảm ổn định cho phát
triển kinh tế xã hội chúng tôi đề nghị hành lang an toàn dọc theo sông là 25m tính từ
mép bờ cao của đoạn nói trên.
IV.4.5 . Sông Mỏ Cày:
Mỏ Cày là sông nhỏ với chiều rộng sông <100m, tuy nhiên sạt lở bờ sông đã
xảy ra trên nhiều đoạn cả hai bên bờ sông nên hành lang an toàn cho 12 khu vực được
đề nghị như sau :
• Bờ sông ấp 2 đến rạch Ngã ba, thị trấn Mỏ Cày với chiều dài bị sạt lở là

800m, tốc độ sạt lở là từ 2 ÷3m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 25m tính từ
mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ ngã ba sông Hàm Luông – Vàm Nước trong đến rạch Kỳ Hà
thuộc ấp Thanh Thủy, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày với chiều dài bị sạt lở là 500m,
tốc độ sạt lở là từ 3 ÷4m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 30m tính từ mép bờ
cao của sông;
• Bờ sông từ UBND Huyện đến cầu Mỏ Cày thuộc ấp 3, thị trân Mỏ Cày với
chiều dài bị sạt lở là 850m, tốc độ sạt lở là từ 2 ÷3m/năm, hành lang an toàn được đề
nghị là 30m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông ngã tư sông Mỏ Cày – sông Ông Bồng, khu vực phía sau văn phòng
Huyện ủy thuộc thị trân Mỏ Cày với chiều dài bị sạt lở là 250m, tốc độ sạt lở là từ 3
÷5m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 30m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ cầu Mỏ Cày đến Kinh Ngang thuộc xã Đa Phước Hội, huyện Mỏ
Cày với chiều dài bị sạt lở là 2.700m, tốc độ sạt lở là từ 1 ÷2m/năm, hành lang an toàn
được đề nghị là 20m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông đối diện kênh Ngang thuộc ấp Hội An, xã Đa Phước Hội, huyện Mỏ
Cày với chiều dài bị sạt lở là 600m, tốc độ sạt lở là từ 3 ÷5m/năm, hành lang an toàn
được đề nghị là 30m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ chợ Thơm đến rạch cái Chát nhỏ thuộc ấp An Thiện, xã An Thành,
huyện Mỏ Cày với chiều dài bị sạt lở là 700m, tốc độ sạt lở là từ 1 ÷2m/năm, hành
lang an toàn được đề nghị là 20m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ Hiệp Phước đến rạch ngã ba thuộc ấp Hiệp Phước, xã Phước Hiệp,
huyện Mỏ Cày với chiều dài bị sạt lở là 600m, tốc độ sạt lở là từ 1 ÷2m/năm, hành
lang an toàn được đề nghị là 20m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ xã Tân Thành Bình đến ngã ba Vàm nước trong – Vàm Quéo
thuộc ấp 8, xã Tân Thành Bình, huyện cầu Mỏ Cày với chiều dài bị sạt lở là 1.500m,
tốc độ sạt lở là từ 1 ÷2m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 20m tính từ mép bờ
cao của sông;
• Bờ sông từ rạch ngã ba đến đoạn ngã tư sông cong (đối diện chợ Mỏ Cày)
thuộc ấp An Thới, xã Phước Hiệp, huyện cầu Mỏ Cày với chiều dài bị sạt lở là 700m,

tốc độ sạt lở là từ 1 ÷3m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 25m tính từ mép bờ
cao của sông;
• Bờ sông thuộc ấp An Qưới, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày với chiều dài bị sạt
lở là 1.000m, tốc độ sạt lở là từ 1 ÷2m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 20m
tính từ mép bờ cao của sông;

10
• Bờ sông ngã ba sông Mỏ Cày – sông Cổ Chiên thuộc ấp Tân Hưng, xã, Khánh
Thạnh Tân, huyện Mỏ Cày với chiều dài bị sạt lở là 650m, tốc độ sạt lở là từ 1
÷2m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 20m tính từ mép bờ cao của sông;
IV.4.6 . Sông Chợ Lách:
Chợ Lách cũng là sông nhỏ với chiều rộng sông <100m, nên hành lang an toàn
cho 3 khu vực trên được đề nghị như sau :
• Bờ sông từ ngã ba sông Cổ Chiên – Chợ Lách đến đoạn đối diện rạch Xếp
trên thuộc ấp Bình An A, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách với chiều dài bị sạt lở là
3.650m, tốc độ sạt lở là từ 2 ÷3m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 25m tính từ
mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ ngã ba sông Chợ Lách – sông Sụp đến rạch Cây Mít thuộc xã Sơn
Định, huyện Chợ Lách với chiều dài bị sạt lở là 2.300m, tốc độ sạt lở là từ 2 ÷4m/năm,
hành lang an toàn được đề nghị là 30m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ ngã ba sông Tiền – sông Chợ Lách thuộc xã Sơn Định, huyện Chợ
Lách với chiều dài bị sạt lở là 400m, tốc độ sạt lở là từ 3 ÷4m/năm, hành lang an toàn
được đề nghị là 30m tính từ mép bờ cao của sông;
IV.4.7 . Sông Bến Tre:
Hành lang an toàn cho 3 khu vực của sông Bến Tre được đề nghị như sau:
• Bờ sông từ cầu kênh Chẹt Sậy kéo dài khoảng 600m thuộc ấp Phú Chánh, xã
Phú Hưng, huyện Châu Thành với chiều dài bị sạt lở là 600m, tốc độ sạt lở là từ 2
÷2,5m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 20m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ ngã tư sông Bến Tre – sông Ba Lai đến bến đò Hữu Định thuộc xã
Hữu Định, huyện Châu Thành với chiều dài bị sạt lở là 1.300m, tốc độ sạt lở là từ 2

÷4m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 25m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông ngã ba sông Hàm Luông – Bến Tre thuộc xã Mỹ Thạnh An, TX Bến
Tre với chiều dài bị sạt lở là 1.200m, tốc độ sạt lở là từ 1 ÷2m/năm, hành lang an toàn
được đề nghị là 20m tính từ mép bờ cao của sông;
IV.4.8 . Sông An Hóa:
Hành lang an toàn cho 4 khu vực của sông An Hóa được đề nghị như sau:
• Bờ sông từ ngã ba sông Mỹ Tho – sông An Hóa đến cầu An Hóa thuộc các ấp
1 và 2 xã Giao Hòa, huyện Châu Thành với chiều dài bị sạt lở là 1.200m, tốc độ sạt lở
là từ 2 ÷4m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 25m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ cầu An Hóa đến ngã tư sông An Hóa – sông Ba Lai thuộc xã An
Hóa, huyện Châu Thành với chiều dài bị sạt lở là 1.000m, tốc độ sạt lở là từ 4
÷5m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 35m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ ngã ba sông Mỹ Tho - An Hóa đến cầu An Hóa thuộc ấp 3, xã
Long Định, huyện Bình Đại với chiều dài bị sạt lở là 1.200m, tốc độ sạt lở là từ 2
÷4m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 25m tính từ mép bờ cao của sông;
• Bờ sông từ cầu An Hóa đến ngã tư sông An Hóa – sông Ba Lai thuộc ấp 5, xã
Long Hòa, huyện Bình Đại với chiều dài bị sạt lở là 1.200m, tốc độ sạt lở là từ 3
÷4m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 30m tính từ mép bờ cao của sông;
IV.4.9 . Sông Vàm Cái Quao:
Hành lang an toàn cho 2 bên bờ sông Vàm Cái Quao được đề nghị như sau:
• Hai bên bờ sông Vàm Cái Quao từ ngã ba với sông Hàm Luông đến rạch Xẻo
Chùa thuộc xã Bình Khánh Đông, huyện Mỏ Cày với chiều dài bị sạt lở là 1.200m, tốc
độ sạt lở là từ 3 ÷4m/năm, hành lang an toàn được đề nghị là 30m tính từ mép bờ cao
của sông;

11
III.2. Dự báo xói lở bờ sông, rạch tỉnh Bến Tre:
Dựa theo các kết quả điều tra tình hình xói lở hệ thống sông Tiền thuộc địa phận
tỉnh Bến Tre từ năm 2000 đến năm 2007, kết quả phân tích tài liệu, số liệu thu thập
được, kết quả tính toán dự báo xói bồi bờ sông bằng các công thức kinh nghiệm, bằng

mô hình toán Mike 11, Mike 21C, bằng phân tích ảnh viễn thám và điều tra dân gian
đã tổng hợp được thành bảng dự báo qui mô, kích thước sạt lở bờ sông, kênh, rạch tỉnh
Bến Tre (Bảng 3).
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Cùng với lũ lụt, hiện tượng sạt lở bờ sông, rạch ở đồng bằng Nam bộ nói chung
và Bến Tre nói riêng đã làm thiệt hại rất lớn tính mạng và tài sản của nhân dân. Theo
số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có tất cả 49 vị trí bờ các sông rạch bị sạt lở,
từ 1 ÷ 1,5m/năm đến 7 ÷ 10m/năm làm mất hàng trăm ha đất và nhiều nơi người dân
phải liên tục di dời làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của
địa phương.
Vì vậy, việc nghiên cứu tính toán xác định phạm vi, tốc độ sạt lở và từ đó đề
xuất hành lang an toàn cho các sông lớn trên địa bàn tỉnh Bến Tre là cơ sở khoa học
giúp cho các nhà quản lý quy hoạch điều chỉnh các khu dân cư, các cơ sở sản xuất dọc
theo hai bên bờ sông để phòng tránh những thiệt hại do sạt lở bờ sông gây ra, đảm bảo
phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Đối với những đoạn bờ sông đang bị sạt lở nghiêm trọng như sông An Hóa (hai
bên mố cầu, ngã tư sông An Hóa-sông Ba Lai), sông Cổ Chiên (đoạn xã Nhuận Phú
Tân), sông Vàm Cái Quao (đoạn xã Bình Khánh Đông)… cần phải tổ chức di dời ngay
người dân ra khỏi vùng nguy hiểm này, đồng thời có kế hoạch xây dựng các công trình
bảo vệ bờ để bảo vệ cầu An Hóa và các khu dân cư đông đúc dọc theo các đoạn sông
này.


12
Bảng 3: DỰ BÁO PHẠM VI SẠT LỞ VÀ ĐỀ XUẤT HÀNH LANG AN TOÀN DỌC THEO BỜ SÔNG TỈNH BẾN TRE
Địa phương Đặc tính
khu vực bị
sạt lở
Dự báo phạm vi sạt lở bờ Đề xuất hành
lang an toàn

SÔNG Bờ Phạm vi sạt lở Ấp Xã Huyện Tốc độ
(m/năm)
Chiều
dài (m)
Chiều
rộng (m)
Chiều rộng (m)
CỔ
CHIÊN
Tả Đường bờ từ rạch Phú Phụng đến rạch
Xã Kỹ
Cồn Cống Phú Phụng Chợ Lách
2÷3
2.600
12÷15
25
Khu vực cửa rạch Cống (cách rạch Phú
Phụng 1,5 km về phía hạ lưu)
Phục Đức A Phú Phụng Chợ Lách Ngã 3 sông
2 ÷4
250
12÷24
35
Đoạn ngã 3 sông Cổ Chiên – Chợ Lách
đến sông Cầu Mới
Lương
Khánh
Tân Thiềng Chợ Lách Cửa sông,
cửa rạch
2÷3

2.950
12÷15
25
Đoạn ngã 3 sông Cổ Chiên – Cầu Mới
về phía hạ lưu đến rạch Cá Tre
Ấp Yên
Tịnh
Tân Thiềng Chợ Lách Cửa sông
phân lưu
3÷4
1.000
18÷24
35
Từ rạch Cái Mơn đi về phía hạ lưu vàm
Cá Tấc
Thanh
Trung
Hưng Khánh
Trung
Mỏ Cày Ngã 3 sông
3÷6
1.650
18÷30
50
Đường bờ từ chợ Tân Nhuận (Bang
Tra) đến rạch Bà Bừa
Cầu Cống Nhuận Phú Tân Mỏ Cày Dòng chảy
mạnh
1÷1,5
500

7÷10
25
Từ rạch Bà Bừa về phía hạ lưu đến
rạch Bến Xoài
Cầu Cống Nhuận Phú Tân Mỏ Cày Ngã 3 sông
7÷10
1.800
42÷60
50
Khu vực cửa sông Thơm Tân Bình Thành Thới B Mỏ Cày Cửa phân
lưu
2÷3
300
12÷15
25
Từ kênh Tổng Cang đi về hạ lưu đến
rạch Cái Bần
Xương Hòa Thới Thạnh Thạnh Phú Ngã 3 sông
2÷3,5
1.300
12÷21
30
Đoạn bờ từ ấp Bến Trại trở xuống hạ
lưu đến rạch Ớt
An Thuận-An
Qui
Thạnh Phú Dòng chảy
mạnh
2÷3
1.200

12÷15
25
Cù lao
Phú Đa
Hai bên bờ đoạn đầu cù lao đối diện
Vĩnh Long và các xã Phú Phụng, Vĩnh
Bình, Chợ Lách
Phú Đa Phú Phụng,
Vĩnh Bình
Chợ Lách Dòng chảy
đoạn sông
phân lạch
5÷7
800
30÷42
55
Cù lao
Bùng
Đầu cù lao Lương
Khánh
Tân Thiềng Chợ Lách Dòng chảy
qua đoạn
sông phân
lạch
3÷5
750
12÷17
25
HÀM
LUÔNG

Tả Chợ Tiên Thủy Tiên Thủy C. Thành Khu dân cư
1 ÷3
700
6÷18
25
Đường bờ từ ấp Mỹ An A, xã Phú
Nhuận đến đầu ấp 3 xã Sơn Phú
Phú Nhuận &
Sơn Phú
Thị xã Bến
Tre
G.Trôm
1÷2
1500
6÷12
20

13
Đoạn ngã ba sông Vàm cái Quao gần
ngang đuôi cù lao Ốc
Bình Khánh
Đông
Mỏ Cày Ngã ba sông
2 ÷ 5
850
12 ÷30
40
Hữu Đường bờ các xã Phong Mỹ – Châu
Hòa
Ấp 3 và

Chân Hòa
Phong Mỹ,
Châu Hòa
G.Trôm
1,5÷2
500
8÷12
25
BA LAI Hữu Đoạn bờ hạ lưu bể tiêu năng Tân Thị Tân Xuân Ba Tri Dòng chảy
mạnh khi xả
cống đập
1÷1,5
80
6÷9
20
Đoạn bờ hạ lưu bể tiêu năng Bình Lộc Đại Hòa Lộc Bình Đại Dòng chảy
mạnh khi xả
cống đập
1÷1,5
70
6÷9
20
Tả Từ Vàm Khém đến rạch Phú Đức Phú Ninh Phú Đức C.Thành Đầu cù lao
3÷7
1.900
18÷30
50
MỸ
THO -
Hữu Từ rạch Nhỏ về phía hạ lưu 800m Ấp 1 Phú Túc C. Thành

4÷5
1.000
25÷30
50
CỬA
ĐẠI
Từ kênh Bình Trung đến kênh Cả
Ngang
Ấp 2 Định Trung Bình Đại Cửa kênh
4÷5
700
25÷30
50
Cửa sông Bình Châu Ấp 1 Bình Thới,
Bình Thắng
Bình Đại Ngã ba sông
2÷3
300
12÷18
30
Từ sông Bình Châu đến sông Thừa Mỹ Bình Thắng Bình Đại
1,5÷2
3.600
9÷12
20
Cù lao
xã Tân
Hiệp
Đầu cù lao Tân Hiệp Tân Thới Đoạn đầu,
bờ đối diện

H.Bình Đại
2÷3
2.800
12÷18
30
MỎ
CÀY
Tả Từ ấp 2 thị trấn Mỏ Cày đến rạch Ngã
ba
Ấp 2 T.T Mỏ Cày Mỏ Cày Sông cong
2÷3
800
12÷18
25
Từ ngã 3 sông Hàm Luông – vàm nước
trong đến rạch Kỳ Hà
Thanh
Thủy
Định Thủy Mỏ Cày Ngã 3 sông
3÷4
500
18÷24
40
Từ ngã tư UBND Huyện đến cầu Mỏ
Cày
Ấp 3 T.T Mỏ Cày Mỏ Cày Sông hợp lưu
2÷3
850
12÷15
25

Từ ngã tư sông Mỏ Cày – Ông Bồng
khu vực phía sau VP huyện ủy
T.T Mỏ Cày Mỏ Cày Khu hợp lưu
(ngã tư)
3÷5
250
18÷30
50
Từ cầu Mỏ Cày đến Kinh Ngang Đa Phước Hội Mỏ Cày Sông hẹp
1÷2
2.700
6 ÷12
20
Đoạn bờ đối diện kênh Ngang Hội An Đa Phước Hội Mỏ Cày Ngã ba sông
3÷5
600
18÷30
50
Đoạn bờ từ chợ Thơm đến rạch Cái
Chát nhỏ
An Thiện An Thành Mỏ Cày Cửa rạch
1÷2
700
6÷12
20
Hữu Từ ấp Hiệp Phước đến rạch ngã ba Hiệp
Phước
Phước Hiệp Mỏ Cày
1÷2
600

6÷12
20
Từ xã Tân Thạnh Bình đến ngã ba vàm
nước trong - vàm Quéo
Ấp 8 Tân Thanh
Bình
Mỏ Cày Sông cong
1÷2
1.500
6÷12
20

14
Đoạn bờ từ rạch ngã ba đến đoạn ngã
tư sông cong (đối diện chợ Mỏ Cày)
An Thới Phước Hiệp Mỏ Cày Sông cong
1÷3
700
6÷18
25
Đoạn bờ thuộc ấp An Quới An Quới Định Thủy Mỏ Cày Sông hẹp
1÷2
1.000
6 ÷12
20
Đoạn bờ ngã ba sông Mỏ Cày-Cổ
Chiên
Tân Hưng Khánh Thạnh
Tân
Mõ Cày Ngã ba sông

1÷1,5
650
6÷9
20
CHỢ
LÁCH
Tả Từ sông Sụp đến rạch Cây Mít Sơn Định Chợ Lách
2÷4
2.300
12÷24
35
Khu vực ngã ba sông Tiền – Chợ Lách Thới Lộc Sơn Định Chợ Lách Ngã 3 sông
3÷4
400
18÷24
40
Hữu Từ cửa sông Chợ Lách - Cổ Chiên vào
đến đoạn sông cong (đối diện rạch Xếp
Trên)
Bình An A Hòa Nghĩa Chợ Lách Sông thẳng,
khu dân cư
2÷3
3.650
12÷18
25
Đoạn sông cong (đối diện rạch Xếp
Trên) đến cầu sắt Chợ Lách
Bình An A Hòa Nghĩa +
UBND Thị trấn
Chợ Lách Sông cong,

trước UBND
Huyện
1,5÷2
1.000
9÷12
20
BẾN
TRE
Hữu Đoạn từ cầu kênh Chẹt Sậy qua 600m Phú Chánh Phú Hưng Châu
Thành
2÷2,5
600
12÷15
25
Từ ngã tư sông An Hóa - Ba Lai đến
bến đò Hữu Định
Hữu Định Châu
Thành
Dòng chảy
ép sát bờ
2÷4
1.300
12÷24
35
Tả Ngã ba sông Bến Tre-Hàm Luông Mỹ Thạnh An TX. Bến
Tre
Ngã ba sông
1÷2
1.200
6÷12

20
AN
HÓA
Hữu Từ ngã ba sông Mỹ Tho – An Hóa đến
cầu An Hóa
Ấp 1, 2 Giao Hòa Châu
Thành
Ngã ba sông
2÷4
1.200
12÷24
35
Từ cầu An Hóa đến ngã tư sông An
Hóa-Ba Lai
An Hóa Châu
Thành
Ngã tư sông
4÷5
1.000
24÷30
50
Tả Từ ngã ba sông Mỹ Tho – An Hóa đến
cầu An Hóa
Ấp 3 Long Định Bình Đại Ngã ba sông
2÷4
1.200
12÷24
30
Từ cầu An Hóa đến ngã tư sông An
Hóa-Ba Lai

Ấp 5 Long Hòa Bình Đại Ngã tư sông
3÷4
1.200
18÷24
45
VÀM
CÁI
QUAO
Tả +
Hữu
Từ ngã ba Vàm Cái Quao – Hàm
Luông đến đoạn sông cong ranh giới 2
xã Bình Khánh Đông – Bình Khánh
Tây
Bình Khánh
Đông+Bình
Khánh Tây
Mỏ Cày Sông cong
3÷5
1.500
18÷30
50

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều tra biến đổi lòng dẫn sông Cửu Long 1998 - Viện Khoa học Thủy lợi
miền Nam.
2. Công trình bảo vệ bờ sông; 1991 - GS TS Vũ Tất Uyên
3. Tiêu chuẩn ngành công trình bảo vệ bờ sông chống lũ; 1991 - Bộ Thủy lợi.
4. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án công trình bảo vệ bờ sông Mỏ Cày khu

vực thị trấn Mỏ Cày- tỉnh Bến Tre; 1998 - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
5. Nghiên cứu dự báo xói lở phòng tránh giảm nhẹ thiên tai trên sông Cửu
Long; 12/1997 - PGS Lê Ngọc Bích và các tác giả
6. GS.TSKH Nguyễn Ân Niên, PGS. Lê Ngọc Bích, PGS.TS. Lương Phương
Hậu: “Nghiên cứu dự báo biến hình lòng sông” TP. Hồ Chí Minh, 3/1998
7. Động lực học dòng sông; 1992 - GS Lương Phương Hậu
8. Biến hình lòng sông; 1996 - Ibadzade I.A., Kiacbeili T.H., Baky
9. Đề tài: “Nghiên cứu điều tra biến đổi lòng dẫn sông, rạch tỉnh Bến Tre; định
hướng qui hoạch và phương hướng các giải pháp kỹ thuật phòng chống giảm nhẹ thiên
tai”, 2000-2001, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.
10. Đề tài: “Điều tra diễn biến tác động của môi trường sau khi xây dựng hệ
thống cống đập Ba Lai – Cầu Sập và định hướng các giải pháp tổng hợp để khai thác
hợp lý tối ưu vùng dự án và hạn chế xấu diễn biến môi trường các vùng nhạy cảm”,
2003-2005, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
11. Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre các năm 2004, 2005, 2006. Cục Thống kê
tỉnh Bến Tre.
12. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế –xã hội tỉnh Bến Tre các năm 2004,
2005, 2006 của UBND tỉnh Bến Tre.
13. Báo cáo nghiên cứu khả thi công trình chống xói lở bờ sông An Hóa-
huyện Châu Thành – tỉnh Bến Tre. Tháng 12-2004, Công ty Tư vấn và chuyển giao
công nghệ, trường Đại học Thủy lợi, chi nhánh miền Nam.
14. Van Rijn, L. C. Mathematical Modeling of Morphological Process in the
case of Suspended Sediment Transport, Delf Hydraulics Communication No. 382,
Delf, The Netherlands, 1984.
15. Mike 11 Reference Manual. DHI- Water and Environment, 2001
16. Mike 21C Reference Manual. DHI - Water and Environment, 2003

16

×