LỜI NÓI ĐẦU
Lạm phát, dường nhưđó là căn bệnh trung của nền kinh tế thị trường.
Nói đến lạm phát ta có thể hình dung ra ngay sự suy thoái của nền kinh tế,
dù có thể ta chưa hiểu rõ về khái niệm này. Tác hại của lạm phát gây ra thật
khôn lường như chúng ta đãđược chứng kiến trong thời gian vừa qua ở nước
ta, bằng chứng là chúng ta đã phải đổi mới một loạt cơ chế chính sách, thực
hiện những cải cách thị trường. Chính vì muốn tìm hiểu được vấn đề này rõ
hơn, em đã chọn cho mình đề tài “Lạm phát và hậu quả của lạm phát”.
Với kiến thức hạn chế của môn học bài viết của em không thể tránh khỏi
những thiếu xót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô.
Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo - người đã
hướng dẫn em hoàn thành bài viết này.
1
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
I. LẠM PHÁT
1. Khái niệm
Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ, là tình trạng khối lượng tiền giấy
tràn đầy các kênh lưu thông tiền tệ vượt quá các nhu cầu kinh tếđược biểu
hiện ở sự mất giá của tiền tệ, mà sự mất giá của tiền tệ lại biểu hiện rõ rệt
nhất ai cũng thấy được là sự tăng giá bình quân của tất cả mọi thứ hàng hoá.
Lạm phát xảy ra khi giá cả mọi thứ hàng hoá, dịch vụ và mọi chi phíđều
tăng tuy nhiên với một tốc độ và tỉ lệ không đều nhưng nói chung mọi
thứđều tăng giá.
Như vậy, đặc tính cơ bản chung về lạm phát là hiện tượng giá cả chung tăng
lên và giá trị, đúng hơn là sức mua thực tế của đồng tiền giảm xuống.
2. Các mức lạm phát
• Lạm phát vừa phải: Là loại lạm phát xảy ra với tốc độ
gia tăng giá cả chậm, chỉở mức một con số hay dưới 10%/năm. Đây là loại
lạm phát phổ biến và tồn tại gần như thường xuyên, một “căn bệnh khinh
niên” cố hữu vàđặc trưng ở hầu hết các nền khinh tế thị trường trên thế giới.
• Lạm phát phi mã:Được nhận dạng khi mức tăng giá
cảđạt tới “ngưỡng” thường là từ 2 đến 3 con số (20%, 100%, 200%…) một
năm.
• Siêu lạm phát: Hiện tượng cực hiếm chỉ xảy ra vào thời kỳ chiến
tranh hay chuyển đổi cơ chế kinh tế, khi đó tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm
phát phi mã và vô cùng không ổn định. Đã từng có những siêu lạm phát mà
tốc độ mất giá của tiền cũng như tăng giá hàng năm tới 8-10 chữ số không
trong một năm.
3. Đo lường lạm phát
Người ta cân nhắc từng mặt hàng theo tầm quan trọng kinh tế của nó.
Tầm quan trọng kinh tế của mỗi mặt hàng được tính bằng phần của tổng số
chi tiêu cho tiêu dùng dành cho mặt hàng đó trong kỳ tính toán:
2
Ví dụ: t = năm tính toán
CPI
t
= giá trị của CPI trong năm t
P
t
gạo = giá gạo trong năm t
P
t
thực phẩm = giá thực phẩm trong năm t
P
o
gạo = giá gạo trong năm gốc.
Phần của gạo = % dành cho gạo trong tổng số chi tiêu dùng của thời kỳ lạm
phát.
CPI t =
ogao
tgao
P
p
x 100 x % của gạo
Ngoài chỉ số giá trị tiêu dùng là chỉ số sử dụng phổ biến nhất, còn hai chỉ số
khác có thể sử dụng được, đó là chỉ số giá cả sản xuất và chỉ số giảm lạm
phát GNP.
Chỉ số giá cả sản xuất ( PPI – Production Price Index) là chỉ số giá bán
buôn bán. PPI được xây dựng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên, chỉ số
này rất cóích, và nóđược tính chi tiết sát với những thay đổi của thực tế.
Chỉ số giảm lạm phát GNP là chỉ số giá cả cho toàn bộ GNP. Tỉ số này
được áp dụng bằng tỉ lệ GNP danh nghĩa và GDP thực tế. Chỉ số này cũng
cóích, vì nó bao gồm giá tất cả các lọai hàng hoá và dịch vụ trong GNP, do
nóđầy đủ và toàn diện hơn CPI.
II. HẬU QUẢ CỦA LẠM PHÁT
Lạm phát tác động trực tiếp đến nền kinh tế, làm thây đổi mức độ và
hình thức sản lượng, đồng thời tạo ra sự phân phối lại thu nhập và của cải xã
hội. Tác hại của lạm phát tỉ lệ thuận với tốc độ lạm phát với mức độ tiến
không thể dự báo trước và vượt ra khỏi khả năng điều tiết, kiềm chế của
chính phủ. Lạm phát phi mã và siêu lạm phát là những tai họa khủng khiếp
cho đời sống kinh tế – xã hội của một nước. Nhìn chung lạm phát có hậu
quả sau:
• Lạm phát làm biến dạng các yếu tố và tín hiệu thị trường, làm cho
toàn bộ các hoạt động kinh tế xã hội đặc biệt là các hoạt động kinh doanh
3
không thể tiến hành bình thường được. Bản thân vai tròđiều tiết nền kinh tế
của chính phủ thông qua tiền tệ và thuế cũng bị suy giảm, do mức thuế trở
nên vô nghĩa trước tốc độ tăng lạm phát thời kì phi mã hoặc siêu lạm phát.
• Làm suy yếu thậm chí phá vỡ thị trường vốn và tín dụng. Lạm phát
thường tạo ra tình huống lãi suất thực tếâm, khiến tiết kiệm giảm sút và
chuyển hướng sản xuất. Bởi vậy, lạm phát thường đi kèm suy thoái kinh tế.
• Lạm phát làm biến dạng hành vi kinh doanh, đặc biệt là hành vi
đầu tư, do làm mất khả năng tính toán hợp lí về lợi nhuận. Lạm phát kiềm
hãm các đầu tư dài hạn, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kích thích đầu tư
ngắn hạn thường là là các tài sản mang lại lãi vốn, có tính đầu cơ, gây ra tình
trạng khan hiếm không bình thường.
• Lạm phát làm tăng nguy cơ phá sản do vỡ nợ và làm tăng chi phí
dịch vụ nợ nuớc ngoài tính bằng ngọai tệ của cả các doanh nghiệp lẫn chính
phủ, do lạm phát thường kéo theo những điều chỉnh nâng tỉ giá và lãi suất
đồng bản tệ với tư cách là các giải pháp nhằm thích nghi và kiềm chế lạm
phát (đồng thời, có trường hợp chính sựđiều chỉnh phá giá bản tệ là nguồn
gốc trực tiếp làm gia tăng lạm phát do áp lực chi phíđẩy đối với hàng hoá,
vật tư nhập ngoại và tăng cầu đối sản phẩm nội địa và sự tương tác qua lại
giữa chúng nếu vượt quá khả năng kiểm soát của chính phủ, sẽ tạo ra vòng
xoáy bất tận: phá giá- lạm phát - phá giá .. tàn phá nền kinh tế vàđời sống
kinh tế - xã hôị của quốc gia.)
• Việc phân phối thu nhập thường kém đồng đều trong các thời kì
lạm phát. Một số người lắm giữ các hàng hoá có giá cả tăng đột biến trở nên
giàu có nhanh chóng, và ngược lại, những người có hàng hoá, tài sản mà giá
cả không tăng hoặc tăng chậm bị nghèo đi, mức lương thực tế cũng sụt giảm
làm tổn hại đến mức sống thực tế của người có mức thu nhập thấp và
cốđịnh. Phúc lợi xã hội dành cho tầng lớp nghèo trong xã hội cũng bị suy
giảm rõ rệt, thậm chíđổ vỡ, mất tác dụng.
4
• Sự mất ổn định của giá cả và tiền tệ còn là môi trường kinh doanh
trong nước xấu đi, khiến dòng đầu tư nước ngoài đầu tư chậm lại, đi đôi với
điều này là sự ra đi của những dòng vốn trong nước. Lạm phát kéo theo giá
cả hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, hạn chế những hàng hoá, vật tư cần
thiết. Lạm phát cao (thường trên 40%) luôn gắn với thâm hụt tài chính lớn
và thâm hụt đó trở nên nặng nề hơn, nhất là thâm hụt ngân sách
III. VIỆT NAM KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN QUA
Qúa khứ kéo dài của cơ chế quản lí hành chính quan liêu can thiệp trực tiếp
vào đời sống kinh tế xã hội, kéo theo nó là cơ chế bao cấp, bù lỗ qua ngân
sách nhà nước, coi nhẹ hiệu quả kinh tế, chạy theo các mục tiêu chính trị của
các hoạt động sản xuất xã hội, cùng với các cơ chế khác như cơ chế bình
quân chủ nghĩa làm triệt tiêu động lực phát triển là các lợi ích kinh tế cá
nhân, cơ chế nhà nước độc quyền cạnh tranh, dân chủ…, hợp lực của tất
cảđã tạo ra cơ chế làm tăng chi phí sản xuất và phi sản xuất, tạo ra tình trạng
khan hiếm phổ biến – mảnh đất màu mỡ cho quá trình tích tụ liên tục những
xung lực lạm phát, chuyển hoá dần chúng từ lạm phát ngầm, bịđè nén sang
lạm phát mở và bùng phát thành lạm phát phi mã, siêu lạm phát trong suốt
thời gian chuyển đổi nền kinh tế của đất nước.
Như chúng ta đã biết, trong hai thập kỉ vừa qua chúng ta đã rơi vào tình
trạng siêu lạm phát làm cho nền kinh tế suy giảm trầm trọng. Chúng ta đã
phải đổi tiền sau cuộc khủng hoảng đó. Nhưng với sự nhất quán của đảng và
nhà nước ta trong việc từng bứơc thay thế cơ chế quản lí cũ bằng cơ chế
quản lí mới. Đến nay, đã hình thành bước đầu những đường nét của nền
kinh tế vận hành theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lí của nhà nước.
Thực tếđã chứng tỏđầy thuyết phục sựđúng đắn của việc lựa chọn những
phương hướng và giải pháp chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1991- 1995: đưa ra
mục tiêu chống lạm phát lên vị trí hàng đầu và gắn liền với hệ thống quản lí,
thi hành chính sách giá cả thị trường, chính sách tiền tệ tín dụng chặt chẽ,
đổi mới hệ thống ngân hàng, phát triển kinh tếđối ngoại, hoàn thiện cơ
5