Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tóm tắt luận án nghiên cứu một số thông số huyết động và chức năng tim bằng siêu âm doppler ở bệnh nhân phẫu thuật thay van hai lá sorin bicarbon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.69 KB, 27 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phẫu thuật thay van hai lá là giải pháp cuối cùng trong điều trị
các bệnh van hai lá khi van tổn thương quá nặng, không cho phép
nong van hai lá hoặc phẫu thuật sửa van hai lá.
Ở Việt Nam, phẫu thuật thay van tim mới được tiến hành
khoảng hơn 10 năm gần đây nhưng số lượng bệnh nhân được phẫu
thuật thay van ngày càng tăng. Hiện nay, số lượng bệnh nhân được
phẫu thuật thay van tim nhân tạo lên đến khoảng 100 ca mỗi tháng,
trong đó có gần một nửa là phẫu thuật thay van hai lá đơn thuần.
Dù van nhân tạo có được cải tiến tốt đến đâu thì các bệnh
nhân mang van nhân tạo có nguy cơ mắc các biến chứng: huyết
khối gây kẹt van, chảy máu, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, tan
máu, thoái hóa van… Vì vậy, các bệnh nhân này cần được theo dõi
định kỳ, lâu dài nhằm phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra
để xử lý kịp thời. Siêu âm Doppler tim được coi là thăm dò chuẩn
giúp đánh giá về huyết động, chức năng thất trái cũng như hoạt
động của van nhân tạo.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động của van nhân
tạo cũng như đánh giá các thay đổi về huyết động và chức năng tim
sau phẫu thuật bằng siêu âm tim. Ở nước ta trước đây đã có một vài
nghiên cứu đánh giá hoạt động bình thường của van nhân tạo bằng
siêu âm Doppler tim nhưng chủ yếu là siêu âm tim qua thành ngực
(SATQTN). Tuy nhiên chưa thấy có nghiên cứu nào sử dụng siêu âm
tim qua thực quản (SATQTQ) để đánh giá hoạt động của van nhân tạo,
vì vậy, việc tìm hiểu về vấn đề này có tính thời sự, khoa học và giúp
ích cho các nhà tim mạch học trong thực hành lâm sàng.
1
2. Ý nghĩa của đề tài
Phẫu thuật thay van tim nhân tạo ngày càng được thực hiện nhiều.
Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng


cũng như kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân có cải
thiện huyết động, giảm suy tim và áp lực ĐMP. Tuy nhiên, có một số
bệnh nhân còn biểu hiện suy tim cũng như các nguy cơ của van nhân
tạo luôn tồn tại. Siêu âm tim có vai trò quan trọng, là một trong các xét
nghiệm chủ yếu để đánh giá, theo dõi các bệnh nhân này. Nghiên cứu
diễn tiến sau thay van nhân tạo bằng siêu âm tim thực sự có ý nghĩa
với các nhà ngoại khoa và nội khoa tim mạch trong tiên lượng bệnh
nhân và theo dõi, điều trị sau phẫu thuật.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu các thay đổi về huyết động và chức năng tim sau
phẫu thuật thay van hai lá bằng van Sorin Bicarbon.
- Đánh giá hoạt động bình thường và những biến chứng có thể
gặp của van hai lá nhân tạo Sorin Bicarbon bằng siêu âm tim qua
thành ngực và siêu âm tim qua thực quản.
4. Cấu trúc luận án
Luận án gồm 105 trang (chưa kể phần phụ lục và tài liệu tham
khảo) với 4 chương chính: Đặt vấn đề 2 trang, chương 1 – Tổng quan
28 trang, chương 2 – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 16 trang,
chương 3 – Kết quả nghiên cứu 31 trang, chương 4 – Bàn luận 25
trang, Kết luận và kiến nghị 3 trang. Luận án có 37 bảng, 7 biểu đồ, 26
hình ảnh minh họa, 149 tài liệu tham khảo trong đó có 33 tài liệu tiếng
Việt và 116 tài liệu Tiếng Anh và tiếng Pháp.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.ĐẠI CƯƠNG BỆNH LÝ VAN HAI LÁ
1.1.1. Nguyên nhân và thay đổi sinh lý bệnh bệnh
VHL
Các bệnh lý VHL bao gồm HHL, HoHL, HHoHL. Nguyên nhân
thường gặp là hậu thấp. Ngoài ra có thể là thoái hóa, vôi hóa vòng van,

viêm nội tâm mạc nhiễm trùng…
HHL làm tăng áp lực trung bình trong nhĩ trái (NT), từ đó tăng
áp lực ĐMP trung bình để máu có thể lưu thông trong tiểu tuần hoàn.
Do áp lực động mạch phổi tăng (tăng hậu tải thất phải) sẽ dẫn đến giãn
và tái cấu trúc TP, gây giãn vòng VBL và gây hở VBL.
Trong HoHL, tiền tải thất trái cao lâu ngày sẽ gây nên giãn thất
trái. Do trở kháng thì tâm thu thấp, các chỉ số đánh giá chức năng tâm
thu cơ tim như phân xuất tống máu (EF) và phần trăm co ngắn sợi cơ
(FS) thường cao hơn chức năng tâm thu thất trái thực tế. Trong HoHL
mạn tính, NT giãn dần nhưng áp lực NT bình thường hoặc chỉ tăng
nhẹ. Do vậy, áp lực ĐMP và sức cản mạch phổi thường vẫn nằm trong
giới hạn bình thường hoặc chỉ tăng nhẹ.
Ở các bệnh nhân có HHoHL, NT giãn và áp lực NT tăng. Tỷ lệ
huyết khối nhĩ trái thường ít hơn khi có hở hai lá đáng kể. Tăng áp lực
trong nhĩ trái lâu ngày sẽ làm tăng áp lực động mạch phổi. Mức độ
giãn thất trái phụ thuộc mức độ dòng hở van.
1.1.2. Điều trị bệnh van hai lá
Bao gồm điều trị nội khoa, nong VHL bằng bóng qua da, điều
trị phẫu thuật (mổ tách mép van trên tim kín, phẫu thuật sửa van hai lá
với tuần hoàn ngoài cơ thể, phẫu thuật thay van hai lá).
3
Có hơn 80 loại van nhân tạo đã được nghiên cứu để đưa ra sử
dụng gồm 2 loại chính: van cơ học và van sinh học trong đó van Sorin
Bicarbon là loại van cơ học hai cánh được sử dụng khá phổ biến trên
thế giới và tại Việt Nam.
1.1.3. Đánh giá hoạt động van hai lá nhân tạo
Các thăm dò chính cho phép đánh giá hoạt động của van cơ học
gồm soi dưới màn tăng sáng, thông tim, chụp cắt lớp vi tính và siêu âm
tim trong đó siêu âm tim là xét nghiệm cơ bản nhất.
Siêu âm tim qua thành ngực và qua thực quản giúp quan sát cấu

trúc cũng như vận động của van nhân tạo, đồng thời giúp xác định
nguyên nhân gây rối loạn hoạt động của van (nếu có). SÂ Doppler còn
cung cấp các thông tin về huyết động của van nhân tạo như chênh áp
qua van, diện tích lỗ hở hiệu dụng (EOA), các dòng hở van. Hơn nữa,
nó còn giúp đánh giá các cấu trúc giải phẫu khác của quả tim, kích
thước và chức năng tim cũng như ước tính áp lực động mạch phổi.
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BIẾN ĐỔI LÂM SÀNG VÀ HUYẾT
ĐỘNG SAU PHẪU THUẬT THAY VAN HAI LÁ
1.2.1. Trên thế giới
Có nhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau ở các bệnh
nhân mang VHL nhân tạo:
- Các nghiên cứu đánh giá kết quả thay van hai lá trên lâm sàng
của các loại van nhân tạo khác nhau: Goldsmith (1999), Camilleri
(2001), Borman (2003), Ikonomidis (2003), Misawa (2007), Palatinos
(2007) …
- Nghiên cứu về đặc điểm siêu âm Doppler bình thường của các
loại van nhân tạo khác nhau: Badano (1997), Reisner (1998), Joseph
(2005), tổng kết của Rosenhek (2003)… Các nghiên cứu đánh giá vai
4
trò của SATQTQ trong đánh giá rối loạn hoạt động van cơ học:
Muratori (2006), Ozkan (2006), Pedersen (2010)…:.
- Nghiên cứu về thay đổi chức năng thất trái và / hoặc áp lực
ĐMP sau phẫu thuật thay VHL: Le Tourneau (2000), Chowdhury
(2005), Zakai (2010), Aris (1996), Mubeen (2008)
1.2. Tại Việt Nam
Năm 2005, Nguyễn Hồng Hạnh nghiên cứu đặc điểm siêu âm
Doppler tim bình thường của van St Jude. Nghiên cứu của Hồ Huỳnh
Quang Trí (2007), Đặng Hanh Sơn (2010) cho kết quả trung và dài hạn
về một số thông số chính trên lâm sàng và siêu âm của các bệnh nhân
sau phẫu thuật thay VHL. Phần lớn các bệnh nhân có giảm độ NYHA,

áp lực ĐMP, kích thước nhĩ trái, thất phải… Nghiên cứu của Nguyễn
Duy Thắng (2011), Nguyễn Hồng Hạnh (2012) cho thấy kết quả phẫu
thuật thay VHL bằng van St Jude tốt với tỷ lệ biến chứng thấp. Nghiên
cứu năm 2012 của Nguyễn Hồng Hạnh cho thấy sau 6 tháng các triệu
chứng lâm sàng và cận lâm sàng cải thiện rõ. Các nghiên cứu này chưa
phân tích kỹ các thay đổi trên siêu âm tim cũng như không thực hiện
siêu âm tim qua thực quản.
CHƯƠNG 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 104 bệnh nhân được phẫu thuật thay VHL cơ học loại
Sorin Bicarbon tại bệnh viện Tim Hà nội trong thời gian từ 9/ 2008
đến tháng 11/ 2009. Tất cả các bệnh nhân này được theo dõi dọc đến 6
tháng. Có 80 bệnh nhân được đánh giá tiếp ở thời điểm 1 năm sau
phẫu thuật.
5
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Bao gồm tất cả các bệnh nhân có tổn thương van hai lá (hẹp
van, hở van hoặc hẹp hở van) được hội chẩn và được phẫu thuật thay
van hai lá loại Sorin Bicarbon có thể kèm theo hoặc không sửa van
ba lá. Các bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu liên tiếp theo trình
tự thời gian.
Để việc nghiên cứu và xử lý số liệu được khoa học, chính xác,
chúng tôi chia bệnh nhân thành 3 nhóm:
- Nhóm I: Nhóm HHL gồm 32 bệnh nhân HHL khít có thể kèm
theo HoHL nhẹ (≤ 1/4) và/ hoặc tổn thương van ĐMC nhẹ.
- Nhóm II: Nhóm HoHL gồm 35 bệnh nhân HoHL nặng, có thể
kèm theo HHL nhẹ và/ hoặc tổn thương van ĐMC nhẹ.
- Nhóm III: Nhóm HHoHL gồm 40 bệnh nhân HHL khít kèm
HoHL ≥ 2/4 và/ hoặc tổn thương van ĐMC nhẹ.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các bệnh nhân được phẫu thuật thay đồng thời cả van hai lá và
van động mạch chủ.
- Được phẫu thuật bắc cầu nối ĐMC- ĐM vành đồng thời.
- Có kèm sửa các dị tật tim bẩm sinh.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp tiến cứu, cắt
ngang, theo dõi dọc theo thời gian.
2.2.2. Các bước tiến hành:
+ Trước phẫu thuật: Các bệnh nhân được khám lâm sàng và làm
các xét nghiệm chụp tim phổi thẳng, điện tâm đồ 12 chuyển đạo, SA
tim theo quy trình trong vòng 1 tuần trước phẫu thuật theo mẫu, làm
một số xét nghiệm sinh hóa, công thức máu, đông máu theo quy
trình chung.
6
+ Các bệnh nhân được phẫu thuật thay van hai lá dưới tuần hoàn
ngoài cơ thể và sửa VBL nếu có chỉ định. Ghi lại một số thông số theo
mẫu bệnh án.
+ Sau phẫu thuật, các bệnh nhân được khám lại ở các thời điểm
1-2 tuần sau mổ, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc khi có bất thường về
cơ năng. Ghi nhận các thông số nghiên cứu về lâm sàng và siêu âm tim
theo mẫu bệnh án. SATQTQ được làm sau phẫu thuật trong vòng 1
tháng và khi có nghi ngờ rối loạn hoạt động van cơ học hoặc viêm nội
tâm mạc nhiễm trùng.
2.2.3. Các thông số siêu âm tim
A. SATQTN
* Ở thời điểm trước phẫu thuật:
- Đường kính thất trái cuối tâm trương (Dd) và cuối tâm thu
(Ds), phần trăm co cơ (FS) và phân suất tống máu (EF).

- Đánh giá tình trạng và mức độ tổn thương VHL (HHL, HoHL
hay HHoHL).
- Đánh giá mức độ HoBL và áp lực ĐMP tâm thu ước tính
(ALĐMPtt).
- Đo đường kính và diện tích các nhĩ, đường kính thất phải (đk
TP), biên độ vận động của vòng VBL (TAPSE), vận tốc di chuyển của
vòng VBL trên Dopler mô (Sa VBL).
* Các thông số được đánh giá trong tất cả các lần siêu âm –
Doppler tim khi tái khám bao gồm:
- Tất cả các thông số đã đánh giá từ trước phẫu thuật và thêm
một số thông số khác để đánh giá tình trạng van nhân tạo: chênh áp và
vận tốc tối đa và trung bình qua VHL nhân tạo (Gmax và Gmean,
Vmax và Vmean), thời gian bán giảm áp lực (PHT), diện tích hữu
dụng của van (EOA), đánh giá các dòng hở sinh lý trong van và các
dòng hở cạnh van; Đánh giá tràn dịch màng tim.
7
B. SATQTQ
- Đánh giá tình trạng van nhân tạo: chênh áp tối đa và tối thiểu
qua van (Gmax và Gmean), vận tốc tối đa và tối thiểu dòng qua VHL
nhân tạo (Vmax và Vmean), thời gian bán giảm áp lực (PHT), các
dòng hở trong van và cạnh van (nếu có).
2.4. Phương pháp xử lý thống kê
Các số liệu thu thập được của nghiên cứu được xử lý theo các
thuật toán thống kê y học trên máy vi tính bằng chương trình phần
mềm SPSS 15.0.
Các kết quả được thể hiện dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn
Test “t” student và χ
2
để so sánh kết quả siêu âm giữa các nhóm
đối tượng, kết quả SATQTN và kết quả SATQTQ. Sự khác biệt được

coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. So sánh phương sai ANOVA
được sử dụng để so sánh giá trị trung bình của 2 nhóm.
Dùng test t có ghép cặp (paired - t test) để so sánh các kết quả
thu được trước và sau phẫu thuật, kết quả SATQTN và SATQTQ. Kết
quả được coi là có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu gồm 104 bệnh nhân được phẫu thuật thay
VHL cơ học Sorin Bicarbon trong thời gian từ 9/ 2008 đến tháng
11/2009 và được theo dõi dọc trong vòng 6 tháng. Có 80 bệnh nhân
được đánh giá tiếp ở thời điểm 1 năm sau phẫu thuật.
Nhóm bệnh nhân nghiên cứu gồm 64,4% nữ và 35,6% nam, độ
tuổi trung bình là 44,2 ± 11,5 (năm).
Tất cả các bệnh nhân đều có khó thở NYHA II trở lên, trong đó
8
14 bệnh nhân (13,5%) ở mức NYHA III – IV. 80 bệnh nhân (76,9%)
bị rung nhĩ, 24 bệnh nhân (23,1%) vẫn duy trì nhịp xoang.
3.2. Kết quả siêu âm -Doppler tim trước phẫu thuật của nhóm
bệnh nhân nghiên cứu
Phần lớn các bệnh nhân trong nghiên cứu có hình ảnh tổn thương
VHL hậu thấp trên siêu âm tim: 84 bệnh nhân chiếm 80,8%.
Các bệnh nhân đều có nhĩ trái giãn (trung bình 56,5mm). 64,4%
bệnh nhân có âm cuộn tự nhiên trong NT trong đó có 17 bệnh nhân
(16,3%) quan sát thấy huyết khối trong NT, hoặc TNT hoặc cả NT và
TNT. 74 bệnh nhân (71,2%) có HoBL mức độ ≥ 2. 69,9% bệnh nhân
có tăng áp ĐMP nặng (ALĐMPtt ≥ 60mmHg) và 16 bệnh nhân
(15,4%) có EF < 50% trước mổ.
3.3. Đặc điểm phẫu thuật thay VHL
Các bệnh nhân được thay van Sorin Bicarbon từ số 25 đến số

33, trong đó cỡ van được sử dụng nhiều nhất là 29 và 31 (63,4%). Có
68 BN (65,2%) được sửa VBL cùng lúc PT thay VHL. Có 20 BN được
lấy huyết khối trong NT và TNT. 71 BN (68,9%) được khâu chân tiểu
nhĩ trái.
3.4. Kết quả siêu âm – Doppler tim đánh giá hoạt động của VHL
nhân tạo Sorin Bicarbon.
3.4.1. SATQTN
Dòng chảy bình thường qua VHL nhân tạo Sorin Bicarbon được
nghiên cứu ở 103 BN do có một bệnh nhân bị kẹt van sớm sau mổ.
9
Bảng 3.8. Một số thông số siêu âm – Doppler tim đánh giá hoạt động van
hai lá nhân tạo trên SATQTN
Thông số Giá trị (x
±
SD)
Giá trị giới hạn
V max (m/s) 1,5 ± 0,2 1,1 – 2,0
V mean (m/s) 1,0 ± 0,15 0,7 – 1,5
G max (mmHg) 9,9 ± 2,7 4,7 – 16,0
G mean (mmHg) 4,2 ± 1,3 1,5 – 7,5
PHT (cms) 74,1 ±8,1 55 - 96
EOA
PHT
(cm
2
) 3,0 ± 0,3 2,3 – 4,0
VTI
VHL
(cm) 29,0 ± 7,6 17,7 - 85
EOA

PTLT
(cm
2
) 2,2 ± 0,6 1,1 – 3,9
Chỉ số diện tích van (EOA
PTLT
/BSA) 1,5 ± 0,4 0,75 – 2,6
VTI
VHL
/ VTI
ĐRTT
1,5 ± 0,3 0,88 – 2, 66
Chúng tôi không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của vận
tốc tối đa và trung bình, chênh áp tối đa và trung bình, PHT, VTI, cũng
như EOA tính theo phương pháp PHT và phương trình liên tục giữa
các số van (p> 0,05). Trên SATQTN, dòng hở trong van quan sát được
ở 83 bệnh nhân (80,5%).
3.4.2. SATQTQ
Các thông số trên SATQTQ được đánh giá ở 98 BN. Chênh áp tối đa
và trung bình qua van trên SATQTQ thấp hơn trên SATQTN (p < 0,001 và <
0,05). PHT cũng ngắn hơn và EOA tính theo phương pháp PHT cũng cao
hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Trên SATQTQ, 3 dòng hở sinh lý được quan sát thấy ở cả 98
bệnh nhân, gồm 1 dòng hở trung tâm và 2 dòng hở ngoại biên, trong
đó dòng hở ngoại biên thường có kích thước lớn nhất. Đk dòng hở
trung bình 2,1 ± 0,3 (mm), chiều dài dòng hở trung bình 20,2 ± 4,6
(mm), diện tích dòng hở trung bình 1,3 ± 0,5 (cm
2
).
Trên SATQTQ trong vòng 1 tháng sau phẫu thuật thay van

10
VHL, 10 bệnh nhân (10,2%) có dòng hở cạnh van nhỏ, không lan xa.
Không có dòng hở nào có đường kính > 2,6 mm, lan xa quá 38 mm và
diện tích > 3,4 cm
2
.
3.5. Thay đổi kích thước và chức năng tim trước và sau phẫu
thuật thay van hai lá Sorin Bicarbon.
Ngay sau PT, kích thước thất trái cuối tâm trương ( Dd, Vd) giảm có
ý nghĩa thống kê nhưng các kích thước thất trái cuối tâm thu ( Ds, Vs) thay
đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Do vậy, FS và EF ngay sau mổ
giảm có ý nghĩa thống kê so với trước mổ. Ở thời điểm 6 tháng và 12 tháng
sau mổ, kích thước thất trái cuối tâm trương và cuối tâm thu đều giảm có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001), đồng thời chức năng tâm thu thất trái được cải
thiện rõ rệt với p < 0,001.
Kích thước và chức năng thất phải sau phẫu thuật giảm có ý
nghĩa thống kê. Các chỉ số đánh giá chức năng tâm thu thất phải tăng có
ý nghĩa thống kê từ 3 tháng sau mổ. Áp lực ĐMP tâm thu cũng giảm
đáng kể ngay sau phẫu thuật thay VHL với p < 0,001. Áp lực ĐMP tiếp
tục giảm ở 6 tháng và 1 năm so với ngay sau mổ tuy mức giảm không
nhiều bằng ngay sau mổ (p < 0,05).
Để phân tích kỹ hơn các thay đổi này, chúng tôi chia đối tượng
nghiên cứu thành 3 nhóm, nhóm HHL, nhóm HoHL và nhóm HHoHL.
3.5.1. Thay đổi kích thước và chức năng tim ở nhóm
bệnh nhân HHL
Bảng 3.20. Một số thông số SA – Doppler tim đánh
giá kích thước và chức năng thất trái theo thời gian
ở nhóm HHL
Thông số Trước PT M0 M3 M6 M12
n 33 31 33 33 28

Dd (mm) 46,5 ± 6,9 47,5 ± 6,6 47,2 ± 6,6 46,9 ± 4,7 46,5 ± 4,6
Ds (mm) 31,9 ± 5,8 33,3 ± 4,8 31,4 ± 4,0‡ 31,2 ± 4,0* 30,6 ± 3,4*
Vd (ml) 102,9±32,6 105,9± 40 104,6± 24,4 103,7± 24,4 99,5 ± 21,4
Vs (ml) 43,2 ± 18,7 48,9±24,1 39,9± 12,7* 39,7±12,1* 37,1 ± 9,8*
FS (%) 31,4 ± 4,8 30,4 ± 6,2 33,5 ± 6,1* 33,3 ± 5,0* 34,2 ± 4,7*
11
EF (%) 59,2 ± 7,1 57,5 ± 9,2 61,7 ± 8,4* 61,6 ± 6,9* 62,9 ± 6,6*
*- p < 0,05; ‡: p = 0,05 so với ngay sau phẫu thuật (M0)
Các thông số siêu âm Doppler tim đánh giá kích thước và chức
năng tâm thu thất trái ngay sau phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân HHL đều
thay đổi không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Theo dõi dọc đến 12
tháng cho thấy Dd và Vd thay đổi không có ý nghĩa thống kê nhưng Ds
và Vs giảm đáng kể từ tháng thứ 3 và chức năng tâm thu thất trái được cải
thiện rõ từ thời điểm này.
Bảng 3.22. Các chỉ số đánh giá kích thước, chức năng tâm thu thất phải
và áp lực ĐMP trước, sau PT và ở 3, 6, 12 tháng ở nhóm HHL
Thông số Trước
PT
M0 M3 M6 M12
n 33 31 33 33 28
ĐkTP (mm) 25,7±7,5 22,1±3,7 22,3±3,6 22,2±3,7 22,1 ± 3,5
ĐkVVBL(mm) 31,6 ± 7,9 27,1±3,8† 27,5 ± 4,6 27,5 ± 3,9 28,1 ± 4,3
TAPSE (mm) 14,9 ± 4,2 9,4 ± 2,5† 12,2±2,5
§
12,5±2,7
§
13,2±3,5
§
S
a

VBL(cm/s) 9,4 ± 2,0 7,1 ± 1,6† 7,4± 1,2
§
7,5± 1,5
§
8,9 ± 1,6
§
ALĐMPtt(mm
Hg)
54,3±17,0 36,8±7,4† 35,5 ± 7,8 35,5 ± 8,6 34,6 ± 8,9
†- p < 0,001 so với trước PT ; *- p < 0,05;
§
- p < 0,001 so với M0
Ở nhóm bệnh nhân HHL, kích thước và chức năng tâm thu thất
phải đều giảm có ý nghĩa thống kê ngay sau mổ. Áp lực ĐMP giảm
đáng kể sau phẫu thuật thay VHL (p< 0,001). Theo dõi dọc cho thấy,
đkTP thay đổi không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên chức năng tâm thu
12
lại cải thiện rõ rệt từ tháng thứ 3 (p< 0,001); Áp lực ĐMP có xu hướng
giảm thêm nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).
13
3.5.2. Thay đổi kích thước và chức năng tim ở
nhóm bệnh nhân HoHL
Bảng 3.23. Kích thước và chức năng tâm thu thất trái trước, sau phẫu
thuật và ở 1, 3, 6, 12 tháng nhóm HoHL.
Thông
số
Trước PT M0 M3 M6 M12
n 31 31 31 31 22
Dd
(mm)

66,4 ± 13,7 57,7± 11,4

55,6 ± 10,2 54,1 ± 9,3 53,8 ± 9,7
Ds (mm) 42,9 ± 10,3 42,5 ± 10,5 40,4 ± 10,4 38,1 ± 9,5* 38,2 ± 10,7*
Vd (ml) 239,1±134,
5
173,6± 85,4

156,1±74,6 146,6±59,9* 139,7±53,9*
Vs (ml) 89,5 ± 58,7 91,8 ± 58,9 76,2±46,2* 67,2± 42,8* 68,6 ± 47,3*
FS (%) 35,6 ± 5,9 25,9 ± 5,1

28,0 ± 6,2* 29,8 ± 6,2
§
30,8 ± 6,6
§
EF (%) 63,5 ± 8,3 49,8 ± 8,5

53,3±10,0* 55,7± 10,3* 56,7 ± 12,6*
†- p < 0,001 so với trước PT ; *-p< 0,05;
§
-p<0,001 so với ngay sau PT
Ngay sau phẫu thuật, Dd, Vd cũng như FS và EF giảm đáng kể
(p< 0,001) nhưng Ds và Vs thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).
Dd, Vd thay đổi không có ý nghĩa thống kê từ ngay sau mổ đến 12 tháng
sau mổ (p> 0,05), nhưng Ds, Vs nhỏ lại đáng kể từ tháng thứ 6. Chức
năng tâm thu thất trái được cải thiện đáng kể ngay từ tháng thứ 3, tuy
nhiên vẫn thấp hơn so với trước mổ.
Bảng 3.25. Kích thước, chức năng co bóp thất phải và áp lực ĐMP ở 1, 3,
6, 12 tháng sau mổ ở nhóm HoHL.

Thông số Trước PT M0 M3 M6 M12
n 31 31 31 31 22
Đk TP (mm) 23,1 ± 6,3 21,7 ± 4,8 22,3 ± 4,0 24,4 ± 9,8 22,7 ± 5,5
Đk
VVBL(mm)
30,3 ± 6,7 29,3 ± 4,2 27,9 ± 3,2 27,9 ± 4,1 29,0 ± 3,3
14
TAPSE 20,3 ± 5,6 10,6±3,1† 12,1 ± 3,3 13,5±3,7
§
14,4±3,3*
S
a
VBL 11,8 ± 2,6 7,4 ± 1,4† 8,5 ± 1,7* 8,9 ± 1,6* 9,2 ± 1,5*
ALĐMPtt(mm
Hg)
45,6 ± 16,1 33,8±6,7† 32,7 ± 7,2 33,7 ± 7,6 32,5±10,8
†- p < 0,001 so với trước PT ; *-p< 0,05;
§
-p<0,001so với ngay sau PT
Kích thước thất phải thay đổi không có ý nghĩa thống kê từ ngay
sau mổ đến 12 tháng sau mổ (p > 0,05). Chức năng TP giảm đáng kể
ngay sau phẫu thuật (p< 0001), sau đó được cải thiện dần nhưng vẫn
thấp hơn trước mổ (p<0,001). Áp lực ĐMP giảm đáng kể sau phẫu
thuật từ 45,6 ± 16,1 xuống 33,8 ± 6,7 (mmHg) (p < 0,001), sau đó thay
đổi không có ý nghĩa thống kê đến 12 tháng sau mổ.
3.5.3. Thay đổi kích thước và chức năng tim ở
nhóm bệnh nhân HHoHL
Bảng 3.26. Kích thước và chức năng tâm thu thất
trái trước, ngay sau PT và ở 3, 6, 12 tháng
Thông số Trước PT M0 M3 M6 M12

n 40 39 40 38 20
Dd (mm) 53,2 ± 7,2 52,8 ± 7,1 51,1 ± 5,4* 50,4 ± 5,1
§
50,2± 4,7
§
Ds(mm) 37,2 ± 6,1 37,5 ± 6,7 38,3±17,6 34,5 ± 5,1
§
34,6± 5,5
§
Vd (ml) 143,8± 40,0 137,0±37,2 126,1±31,3* 120,8±31,8
§
122,8±32,9
§
Vs(ml) 61,2 ± 23,3 62,8±32,8 52,6 ± 19,6* 49,9 ± 19,2* 51,7± 20,8*
FS (%) 31,1 ± 5,2 28,9 ± 6,1 31,9 ± 6,3* 31,5 ± 4,4* 31,7± 5,9
§
EF (%) 58,1 ± 7,7 54,8 ± 9,5 56,9 ± 9,9* 56,8 ± 8,4* 59,5± 8,1*
*-p< 0,05;
§
-p<0,001so với ngay sau PT
Ngay sau mổ, kích thước buồng thất trái cuối tâm thu và cuối tâm
trương cũng như chức năng tâm thu thất trái thay đổi không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05). Ở 6, 12 tháng sau mổ, Dd, Ds giảm có ý nghĩa thống
15
kê (p < 0,01), và chức năng tâm thu thất trái được cải thiện rõ rệt (FS và EF
đều tăng có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 và p < 0,05).
16
Bảng 3.27. Kích thước, chức năng co bóp thất phải và áp lực ĐMP ở 1, 3,
6, 12 tháng sau phẫu thuật ở nhóm HHoHL.
Thông số Trước PT M0 M3 M6 M12

n 40 39 40 38 20
ĐkTP (mm) 22,8 ± 5,1 22,8 ± 3,7 23,8 ± 6,5 22,1 ± 3,4 22,3 ± 3,3
Đk VVBL (mm) 31,7 ± 5,8 26,9± 4,1

26,8 ± 3,3 27,7 ± 5,3 28,1 ± 5,6
TAPSE (mm) 16,1 ± 5,2 9,7 ± 2,8

11,9±
2,7*
11,9±
2,9*
13,2± 2,9*
S
a
VBL
(cm/s)
9,2 ± 2,2 7,2 ± 1,4

8,2 ± 1,6
§
8,1 ± 1,7
§
8,3 ± 2,0
§
ALĐMPtt
(mmHg)
53,9 ± 16,0 34,6± 5,9

32,8 ± 5,2 33,7 ± 8,6 34,4 ± 1,8
†- p < 0,001 so với trước PT ; *-p< 0,05;

§
-p<0,001so với ngay sau PT
Kích thước thất phải thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p >
0,05), nhưng chức năng tâm thu thất phải giảm (p < 0,001). Đường kính
vòng VBL giảm đáng kể với p < 0,001. Theo dõi đến 12 tháng cho thấy
đkTP và vòng VBL thay đổi không có ý nghĩa thống kê, nhưng chức năng
thất phải được cải thiện đáng kể từ tháng thứ 3 (p < 0,05).
3.5.4. Mức độ HoBL sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, mức độ HoBL vừa và nặng giảm, mức độ
HoBL nhẹ tăng lên. Tuy nhiên vẫn còn 12 bệnh nhân HoBL mức độ vừa
(2/4) và 5 bệnh nhân HoBL mức độ nặng (3/4). Tỷ lệ này ổn định ở các
thời điểm 3, 6 tháng sau mổ và có xu hướng giảm ở tháng thứ 12, tuy
nhiên mức giảm chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.5.5. So sánh chức năng tâm thu thất trái ở nhóm
có giảm chức năng tâm thu trước mổ (EF <
50%) và nhóm chưa giảm (EF ≥ 50%)
Bảng 3.38. So sánh EF sau phẫu thuật 1 tháng, 6 tháng, 12 tháng giữa
nhóm có EF < 50% và EF ≥ 50%
Thời điểm Nhóm EF <
50%
Nhóm EF ≥
50%
p
n = 13 n = 91
17
Trước PT 46,6 ± 1,5 61,9 ± 6,6 < 0,001
1 tháng sau PT 52,2 ± 10,5 55,9 ± 8,6 0,133
6 tháng sau PT 53,2 ± 9,3 60,5 ± 7,8 < 0,001
12 tháng sau PT 53,2 ± 10,4 61,7 ± 8,3 < 0,001
Chức năng tâm thu thất trái ngay sau phẫu thuật ở cả 2 nhóm

đều giảm. Ở 6 tháng và 1 năm sau mổ, chức năng tâm thu thất trái tuy
có hồi phục nhưng ở nhóm có EF trước phẫu thuật < 50% thì vẫn kém
hơn ở nhóm có EF trước mổ ≥ 50%.
Ở nhóm HHL, ngay sau phẫu thuật, chức năng tâm thu thất trái
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05). Tuy nhiên, 6 tháng và
12 tháng sau phẫu thuật, các bệnh nhân có EF ≥ 50% có chức năng tâm
thu thất trái tốt hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Ở nhóm HoHL, các bệnh nhân có EF ≥ 50% thì chức năng tâm
thu thất trái hồi phục tốt hơn ở 1, 6 tháng và 12 tháng sau phẫu thuật so
với nhóm EF < 50% (p< 0,05). Nhóm bệnh nhân có EF trước mổ < 50%
thì chức năng tâm thu thất trái không thay đổi ở thời điểm 6 tháng và 12
tháng so với ngay sau mổ (p > 0,05).
Ở nhóm HHoHL, chức năng tâm thu thất trái ở nhóm có EF
trước phẫu thuật ≥ 50% có xu hướng cao hơn ở nhóm có EF < 50%
mặc dù chưa có ý nghĩa thống kê, nhưng p ở thời điểm 12 tháng thấp
hơn ở thời điểm 6 tháng và gần dần với giá trị 0,05.
3.5.6. Kết quả giảm áp lực ĐMP ở nhóm có tăng
áp ĐMP nặng trước PT.
Bảng 3.42. So sánh ALĐMP sau 1 tháng, 6 tháng, 12 tháng giữa nhóm có
ALĐMPtt< 60mmHg và ALĐMPtt ≥ 60mmHg.
Thời điểm ALĐMP tt< 60
mmHg
ALĐMP tt ≥ 60
mmHg
p
n 72 31
18
1 tháng sau PT 32,9 ± 6,0 37,7 ± 11,2 0,01
6 tháng sau PT 33,1 ± 6,1 36,1 ± 8,2 <0,05
12 tháng sau PT 32,4 ± 7,5 35,5 ± 8,9 0,121

Nhận xét: Ngay sau phẫu thuật, áp lực ĐMP tâm thu ở nhóm
có tăng áp ĐMP nặng vẫn cao hơn nhóm chưa có tăng áp ĐMP nặng
(p< 0,01). Áp lực ĐMPtt ở cả 2 nhóm có tăng áp ĐMP nặng (áp lực
ĐMP tâm thu ≥ 60mmHg) và nhóm chưa có tăng áp ĐMP nặng khác
nhau không có ý nghĩa thống kê ở 12 tháng sau phẫu thuật (p> 0,05).
3.5.13. Biến chứng huyết khối van nhân tạo cơ
học
Có 2 trường hợp bị biến chứng kẹt van cơ học trong nghiên
cứu của chúng tôi, chiếm tỷ lệ 2%, trong đó có 1 bệnh nhân kẹt van
sớm, ngay trong tháng đầu sau mổ (1%), được chẩn đoán nghi ngờ trên
SATQTN và xác định chẩn đoán bằng SATQTQ, và 1 bệnh nhân kẹt
van 2 năm sau mổ do bỏ theo dõi.
3.5.14. Biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Có 2 bệnh nhân có cấy máu dương tính sớm sau phẫu thuật
nhưng không thấy hình ảnh bất thường như sùi hoặc áp - xe vòng van,
có thể do các bệnh nhân này được điều trị kháng sinh sớm và đã khư
trú được ổ nhiễm trùng.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Các đặc điểm chung về tuổi, tỷ lệ giới tính, mức độ NYHA, tỷ lệ
rung nhĩ, chỉ số tim ngực tương tự các nghiên cứu cũng về phẫu thuật
19
thay VHL khác như Nguyễn Hồng Hạnh, Hồ Huỳnh Quang Trí,
Nguyễn Duy Thắng, Đặng Hanh Sơn…
4.2. Đặc điểm siêu âm Doppler tim trước phẫu thuật
thay VHL
Các thông số trên siêu âm tim của chúng tôi cho thấy bệnh
nhân được mổ ở giai đoạn muộn của bệnh, bệnh lý VHL đã ảnh hưởng
đến các buồng tim và áp lực ĐMP: giãn thất phải và thất trái, HoBL

nặng, tăng áp ĐMP nhiều, tương tự các nghiên cứu của các tác giả
khác trong nước.
4.3. Đặc điểm phẫu thuật của các đối tượng nghiên cứu
Loại VHL cơ học được sử dụng nhiều nhất là số 29 và 31, cũng là
cỡ van được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng
Hạnh. Có 68/74 bệnh nhân trước mổ có HoBL ≥ 2/4 được sửa VBL,
trong đó 58 bệnh nhân (56,3%) được sửa bằng phương pháp De Vega.
Tỷ lệ này cao hơn của N. D. Thắng và tương tự của Đ. H. Sơn. Sửa
VBL kèm thay VHL sẽ hạn chế HoBL tăng nặng và giúp cải thiện tiên
lượng lâu dài cũng như tỷ lệ tử vong sau mổ.
4.4. Đặc điểm siêu âm tim của VHL cơ học Sorin
Bicarbon
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trên SATQTN, G max trung
bình là 10,0 ± 3,0 mmHg và G mean của dòng chảy qua van là 4,1 ±
1,3 mmHg, tương tự kết quả của Banado.
Khi so sánh với nghiên cứu của N. H. Hạnh trên van St Jude
Masters, các kết quả thu được của chúng tôi khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p> 0, 05), tức là chênh áp qua van Sorin Bicarbon và
van St Jude Masters là tương đương, tương tự kết quả của Camilleri.
20
Giá trị trung bình của PHT là 74,1 ± 8,1(ms), và diện tích lỗ van
hiệu dụng trung bình theo phương pháp PHT là 3,0 ± 0,5 cm
2
, tương tự
kết quả của Banado và Reisner.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ dòng hở "sinh lý" quan sát
thấy trên SATQTN là 81,1%, cao hơn so nghiên cứu của Banado (17%).
Trên SATQTQ, 3 dòng hở sinh lý trong van được quan sát rõ ràng ở tất
cả các bệnh nhân (100%), lớn nhất thường là dòng hở ngoại vi. Chiều
dài trung bình của dòng hở lớn nhất là 20,2 ± 5,2 (mm), chiều rộng

trung bình là 2,3 ± 0,5 và diện tích dòng hở trung bình là 1,3 ± 0,5 mm.
Kết quả này cũng tương tự kết quả của Banado.
Không bệnh nhân nào có HoHL nhiều cạnh van được phát hiện
trên SATQTN và SATQTQ. 10 bệnh nhân (10,2%) có HoHL nhẹ cạnh
van được phát hiện trên SATQTQ trong vòng 1 tháng sau phẫu thuật.
Tỷ lệ này thấp hơn của Ionescu (38%), có thể do trong nghiên cứu của
Ionescu, SATQTQ được tiến hành chỉ 2 giờ sau phẫu thuật thay VHL,
khi những dòng hở nhỏ giữa các mũi chỉ chưa được fibrin hóa và kỹ
thuật khâu van trong nghiên cứu của Ionescu là mũi liền trong khi tại
bệnh viện chúng tôi chủ yếu là khâu mũi rời.
4.5. Các thay đổi về kích thước và chức năng thất
trái sau phẫu thuật
Chung cho toàn nhóm nghiên cứu, FS và EF giảm ngay sau
phẫu thuật do kích thước thất trái cuối tâm trương giảm, trong khi các
kích thước thất trái cuối tâm thu thay đổi không đáng kể. Tuy nhiên,
kích thước thất trái cuối tâm trương và cuối tâm thu đều giảm có ý
nghĩa thống kê (p< 0,001), đồng thời chức năng tâm thu thất trái được
cải thiện với EF tăng từ 54,1 ± 9,5 lên 60,1 ± 9,3 (%) ở 12 tháng sau
mổ (p < 0,001). Trong nghiên cứu này, cải thiện chức năng tâm thu
thất trái có thể quan sát từ tháng thứ 3.
21
Ở nhóm HHL và nhóm HHoHL, kích thước và chức năng tâm
thu thất trái thay đổi không có ý nghĩa thống kê ngay sau phẫu thuật và
chỉ ở mức giới hạn thấp của bình thường. Tuy nhiên, đến 6 tháng sau
phẫu thuật, chức năng tâm thu thất trái được cải thiện rõ rệt, có thể do
tăng đổ đầy thất trái đã làm tăng co cơ thất trái theo định luật Starling.
Kết quả này tương tự kết quả của Crawford.
Ở nhóm HoHL nặng, Dd giảm có ý nghĩa thống kê ngay sau mổ
(p< 0,001), trong khi Ds thay đổi không đáng kể (p>0,05). Điều này
dẫn đến phần trăm co cơ (FS) và phân suất tống máu (EF) giảm có ý

nghĩa thống kê (p<0,001). Theo dõi dọc cho thấy Dd, Vd thay đổi
không có ý nghĩa thống kê từ ngay sau mổ đến 12 tháng sau mổ (p >
0,05) trong khi Ds, Vs nhỏ lại đáng kể từ tháng thứ 6, và chức năng
tâm thu thất trái được cải thiện ngay từ tháng thứ 3. Tuy nhiên, các chỉ
số FS và EF vẫn thấp hơn so với trước mổ. Kết quả này cũng tương tự
kết quả của nhiều tác giả nước ngoài. Trong nghiên cứu của chúng tôi,
phục hồi chức năng tâm thu thất trái ở các bệnh nhân có EF < 50%
kém hơn nhóm có EF trước mổ ≥ 50%, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân
HoHL là chính.
4.6. Thay đổi về áp lực ĐMP
Hạ áp lực ĐMP là một trong các mục tiêu của phẫu thuật thay
VHL, nhằm hạn chế tiến triển của HoBL và suy tim phải. Nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy có sự cải thiện áp lực ĐMP rõ rệt ngay sau
phẫu thuật thay VHL cơ học do giảm áp lực trong nhĩ trái và giảm co
mạch phổi. Mubeen nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân có tăng áp ĐMP
nặng thấy tất cả các bệnh nhân này đều có giảm áp lực ĐMP ngay sau
sau phẫu thuật thay VHL. Áp lực động mạch phổi có xu hướng giảm
thêm ở 6 tháng sau phẫu thuật, tuy nhiên mức giảm ít hơn. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, ở thời điểm 12 tháng sau mổ, áp lực ĐMP
22
tâm thu của nhóm có tăng áp ĐMP nặng và nhóm chưa có tăng áp
ĐMP nặng khác biệt không có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ phẫu thuật
thay VHL có thể tiến hành an toàn và hiệu quả ở các bệnh nhân có
tăng áp ĐMP nặng.
4.7. Thay đổi về kích thước và chức năng thất phải
Chức năng thất phải cũng là yếu tố tiên lượng quan trọng trong
suy tim mạn cũng như bệnh van tim. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
lựa chọn 2 chỉ số là TAPSE và Sa VBL để đánh giá chức năng thất
phải vì đây là các chỉ số dễ làm, không tốn thời gian và phản ánh được
tính chất co bóp của thất phải theo chiều dọc hơn là co theo đường

kính ngang.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đkTP và đường kính vòng VBL
giảm ngay sau phẫu thuật. Tuy nhiên, các chỉ số đánh giá chức năng co
bóp của thất phải cũng giảm có ý nghĩa thống kê. Sau phẫu thuật thay
VHL, áp lực ĐMP giảm, cùng với việc sửa VBL có thể đã tạo thuận lợi
cho thất phải cũng như đường kính vòng VBL nhỏ lại. Chức năng tâm
thu thất phải giảm ngay sau mổ có thể giải thích là do cuộc mổ đã ảnh
hưởng đến cơ thất phải. Mặt khác, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
20 đến 40% áp lực tâm thu và thể tích tống máu thất phải là do co bóp
của thất trái và giảm chức năng tâm thu thất trái sau mổ cũng ảnh hưởng
đến chức năng tâm thu thất phải.
Qua theo dõi 12 tháng thấy kích thước thất phải và đường kính
vòng VBL thay đổi không có ý nghĩa thống kê, nhưng chức năng tâm
thu thất phải có cải thiện, có lẽ do giảm áp lực ĐMP, giảm mức độ
HoBL và cải thiện của chức năng tâm thu thất trái.
4.8. Thay đổi về tỷ lệ hở van ba lá
Kết quả sửa VBL ngay sau mổ cũng như qua 6 tháng trong
nghiên cứu của chúng tôi nói chung tốt. Tỷ lệ bệnh nhân hở van ba lá
23
mức độ nhẹ tăng, tỷ lệ bệnh nhân HoBL mức độ vừa và nặng giảm.
Phần lớn các bệnh nhân đều giảm độ HoBL từ 1 đến 2 độ.
Tại trung tâm của chúng tôi, sửa VBL được tiến hành theo các
phương pháp De Vega, đặt vòng van nhân tạo hoặc khâu vòng VBL với
dải màng tim, trong đó phương pháp De Vega được áp dụng ở 58/68
bệnh nhân. Đây là phương pháp đơn giản, ít tốn kém và cũng có tỷ lệ
thành công nhất định. 50/58 bệnh nhân có cải thiện mức độ HoBL. Tuy
nhiên, 6 bệnh nhân (10,3%) vẫn còn HoBL ≥2/4 ngay sau mổ. 2 bệnh
nhân khác có mức độ HoBL giảm từ 3/4 xuống 2/4 nhưng sau đó lại bị
HoBL nặng (3/4) ở tháng thứ 6. Tỷ lệ HoBL tồn dư ngay sau mổ cũng
như HoBL tái phát của phương pháp De Vega trong nghiên cứu của

chúng tôi có xu hướng cao hơn sửa VBL có đặt vòng van. Tuy nhiên sự
khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này có thể do số
lượng bệnh nhân được sửa VBL có đặt vòng van trong nghiên cứu của
chúng tôi còn thấp, chỉ có 6 bệnh nhân. Ở các bệnh nhân được sửa VBL
có đặt vòng van, không bệnh nhân nào có HoBL vừa và nặng sau mổ
hoặc tái phát ở thời điểm 6 tháng và 12 tháng sau mổ, mặc dù các bệnh
nhân này có HoBL nặng hơn và áp lực ĐMP cao hơn các bệnh nhân
được sửa VBL theo phương pháp De Vega. Nhiều nghiên cứu nước
ngoài cho thấy sửa VBL có đặt vòng van sẽ giúp hạn chế việc HoBL tái
phát sau phẫu thuật, đặc biệt ở các bệnh nhân có HoBL nặng, thực thể,
cũng như có tăng áp ĐMP nặng.
4.9. Biến chứng kẹt van nhân tạo cơ học
2 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có biến chứng kẹt
van. Một bệnh nhân bị kẹt van sớm trong vòng 1 tháng sau mổ và một
bệnh nhân bị kẹt van muộn, xuất hiện sau khi phẫu thuật thay van 2
năm. Cả 2 bệnh nhân này đều nghi ngờ có hình ảnh kẹt van trên
SATQTN và được xác định chẩn đoán trên SATQTQ.
24
SATQTN có thể hướng tới chẩn đoán kẹt VHL nếu thấy chênh
áp qua van tăng cao, PHT kéo dài và diện tích van hiệu dụng (EOA)
giảm thấp. SATQTQ có vai trò rất quan trọng giúp xác định chẩn
đoán, cũng như theo dõi kết quả điều trị, nhất là khi có chỉ định dùng
thuốc tiêu huyết khối.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về kết quả sớm và theo dõi dọc theo thời gian
các bệnh nhân được phẫu thuật thay van hai lá bằng van Sorin
Bicarbon, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Về thay đổi huyết động và chức năng tim sau phẫu thuật thay
VHL bằng van Sorin Bicarbon.
 Chức năng tâm thu thất trái được cải thiện ngay từ tháng thứ

3 (p < 0,05) và rõ rệt từ tháng thứ 6 và tháng thứ 12 sau phẫu thuật
thay VHL ( p < 0,001), đồng thời áp lực ĐMP cũng giảm rõ ngay sau
phẫu thuật (p < 0,001).
 Ở nhóm bệnh nhân hẹp van hai lá khít và hẹp hở van hai lá,
kích thước và chức năng tâm thu thất trái thay đổi không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05) ngay sau phẫu thuật, nhưng 6 – 12 tháng sau phẫu
thuật chức năng tâm thu thất trái tốt hơn (p< 0,05).
 Ở nhóm bệnh nhân HoHL nặng, phân suất tống máu giảm rõ
rệt sau phẫu thuật (63,5 ± 8,3 % xuống 49,8 ± 8,5 %) (p < 0,001). Từ
tháng thứ 6 sau phẫu thuật, phân suất tống máu cải thiện dần, nhưng
vẫn thấp hơn so với trước phẫu thuật thay VHL.
 Ngay sau phẫu thuật thay VHL, áp lực động mạch phổi giảm rõ
rệt từ 51,7 ± 18,0 mmHg xuống 35,0 ± 17,8mmHg (p< 0,001). Áp lực
ĐMP còn tiếp tục giảm thêm trong quá trình theo dõi nhưng mức giảm ít
hơn so với giai đoạn ngay sau phẫu thuật (p< 0,05).
25

×