Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người việt ở đông bắc thái lan (trường hợp tỉnh sakôn nakhon)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.37 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay việc nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà nước ta, nhằm mục đích tìm hiểu
được những tâm tư nguyện vọng của Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống
ở nước ngoài để nhà nước có những chính sách thích hợp hơn đối với Kiều bào.
Tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá tinh thần của cộng đồng người Việt Nam ở
tỉnh Sakôn Nakhon nói riêng và Thái Lan nói chung, nhằm góp phần thực hiện
tốt nhất chủ trương của Việt Nam đối với chính sách Việt Kiều trong tình hình
mới hiện nay. Như trong Báo cáo chính trị Đại hội toàn quốc lần thứ IX của
Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu: “Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là
một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt
Nam. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất
thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu
chung:độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, một nước Việt Nam giàu mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh" Việc nghiên cứu về văn hóa của người Việt
ở Thái Lan còn đưa ra những gợi ý, kiến nghị với nhà nước nhằm đưa ra những
chính sách thích hợp trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống
của người Việt Nam ở nước ngoài, để bản sắc văn hóa truyền thống ấy trở thành
động lực cho sự đoàn kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với người
Việt trong nước.
Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, Thái Lan cũng từng
là mảnh đất lý tưởng cho người Việt Nam sang sinh sống và hoạt động cách
mạng cứu nước. Đợt di cư đông đảo nhất của người Việt đến Thái Lan vào năm
1945-1946. (trong đó có tỉnh Sakôn Nakhon). Tỉnh Sakôn Nakhon là một trong
số 7 tỉnh Đông Bắc có người Việt sinh sống, không có đường biên giới tiếp giáp
với Lào, nằm ở vị trí trung tâm giữa các tỉnh có người Việt. Số lượng người Việt
xếp vào loại trung bình so với các tỉnh, ngoài ra còn là nơi chủ tịch Hồ chí Minh
đã đến hoạt động cách mạng và lập trường học cho con em Việt kiều trong những
năm đầu thế kỷ XX.
1


Trong thời gian sinh sống tại Sakôn Nakhon cũng như ở các tỉnh Đông
Bắc Thái Lan, Cộng đồng người Việt đã hết lòng đoàn kết ủng hộ nước nhà trong
suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sakôn Nakhon cũng là tỉnh
đầu tiên được phép của chính phủ Thái Lan cho thành lập Hội người Việt Nam
vào năm 2007. Gần đây, vào đầu năm 2013, Hội Việt Kiều tại Thái Lan được
Chính phủ Thái Lan cho phép thành lập Tổng Hội người Việt Nam tại Thái Lan
và cũng đặt trụ sở tại đây.
Trong lĩnh vực văn hóa, người Việt thế hệ thứ nhất và thứ hai vẫn nỗ lực
hết mình trong việc bảo lưu nền văn hóa truyền thống, đặc biệt trong vấn đề về
văn hóa ẩm thực, ngôn ngữ (tiếng Việt), thờ cúng ông bà tổ tiên và trong nghi lễ
tang ma. Nhưng kể từ thế hệ thứ ba trở đi đã dần biến đổi và hội nhập vào văn
hóa Thái ngày nhanh chóng (đặc biệt thể hiện qua việc sử dụng tiếng Việt ngày
một giảm đi).
Vì vậy nghiên cứu về văn hóa tinh thần của trường hợp Cộng đồng người
Việt ở tỉnh Sakôn Nakhon, Thái Lan nhằm tìm hiểu những nét sinh hoạt văn hóa
tinh thần trong đời sống hàng ngày, còn tìm hiểu thêm và lý giải về nguyên nhân
dẫn đến quá trình vừa bảo tồn văn hóa truyền thống Việt vừa biến đổi, hội nhập
vào dòng chảy văn hóa xã hội Thái.
Trước những vấn đề đặt ra và yêu cầu mới của Đảng và nhà nước ta hiện
nay đối với Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nên tôi mạnh dạn chọn đề
tài tìm hiểu nghiên cứu về Đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người
Việt ở Đông Bắc Thái Lan (Trường hợp tỉnh Sakôn Nakhon).
2. Mục đích nghiên cứu
Để thực hiện đề tài Đời sống văn hóa tinh thần của Cộng đồng người Việt
ở nước ngoài, thông qua trường hợp nghiên cứu cộng đồng người Việt ở tỉnh
Sakôn Nakhon Thái Lan, đề tài tập trung vào nghiên cứu tìm hiểu một số mục
tiêu cơ bản sau:
- Tìm hiểu một số sinh hoạt văn hoá tinh thần trong đời sống hàng ngày
của cộng đồng người Việt tại tỉnh Sakôn Nakhon.
- Tìm hiểu những biến đổi và hòa nhập văn hóa của cộng đồng người Việt

vào xã hội Thái.
2
- Tìm hiểu những nguyên nhân chính tác động đến sự bảo lưu và biến đổi,
hội nhập văn hóa của cộng đồng người Việt tại tỉnh Sakôn Nakhon, Thái Lan.
- Nêu ra những tâm tư và nguyện vọng của các thế hệ Việt Kiều về đời
sống văn hóa tinh thần của mình, cung cấp cho Đảng và Nhà nước những cứ liệu
khoa học, nhằm đưa ra những chính sách thích hợp nhằm bảo tồn phát huy bản
sắc văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là đời sống văn hóa tinh thần của
“Cộng đồng người Việt” hay “Việt Kiều” đang sinh sống tại tỉnh Sakôn Nakhon,
Thái Lan, nghĩa là những người Việt đã di cư sang sinh sống nhiều năm ở Thái
Lan (bao gồm những người đã hoặc chưa được nhập Quốc tịch Thái), mà phần
lớn trong số họ đã di cư sang sinh sống tại Thái Lan từ những năm 1975 trở về
trước). Văn hóa tinh thần là một phạm trù rộng lớn nên trong khuôn khổ của một
đề tài luận án, chúng tôi chỉ tập trung vào những mặt văn hóa tinh thần nổi trội
của Việt kiều trong quá trình bảo lưu, giữ gìn và biến đổi hội nhập như: Về sử
dụng ngôn ngữ; Phong tục cưới hỏi; phong tục tang ma; Tôn giáo tín ngưỡng và
văn hóa ứng xử; Và những yếu tố tác động đến vấn đề bảo lưu và biến đổi văn
hóa.
4. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu của luận án dựa trên các tài liệu được xuất bản bằng ba thứ
tiếng: Tiếng Việt, Tiếng Anh và tiếng Thái.
Nguồn tài liệu bằng tiếng Việt dựa trên một số văn bản, nghị định, chính
sách chính thức của Bộ ngoại giao Việt Nam, Ủy ban người Việt Nam ở nước
ngoài. Tạp chí Quê hương online. Các cuốn sách, bài tạp chí, công trình đề tài
nghiên cứu về người Việt ở Thái Lan đã được xuất bản công bố trong nước.
Nguồn tài liệu bằng tiếng Thái và tiếng Anh được dựa trên các cuốn sách
đã xuất bản tại Thái Lan, một số văn bản chính sách của Thái đối với cộng đồng
người Việt mà tác giả đã thu thập ở một số thư viện các trường đại học lớn của

Thái Lan như Đại học Chulalongkorn, Đại học Thammasat, Đại học Chiangmai,
Đại học Khỏn khèn, Đại học Mahasarakham, Đại học Rajabat Sakôn Nakhon.
Ngoài những tài liệu đã xuất bản, chúng tôi còn dựa trên các tài liệu thu
thập được trong các chuyến đi điền dã thông qua các cuộc phỏng vấn nhóm và
phỏng vấn sâu và các tài liệu liên quan đến người Việt ở Sakôn thông qua các
chuyến đi điền dã. Thông tin điền dã qua những đợt phỏng vấn điều tra là những
nguồn tài liệu rất quan trọng để hoàn thành luận án này.
3
5. Đóng góp của luận án
Thông qua nghiên cứu trường hợp cụ thể về văn hóa tinh thần, quá trình
bảo lưu, biến đổi và hội nhập văn hóa của một cộng đồng người Việt di cư sang
Thái Lan, chúng tôi hy vọng luận án sẽ có một số những đóng góp mới sau:
- Là công trình đầu tiên tập hợp và hệ thống hóa tư liệu một cách đầy đủ
và chuyên sâu về đời sống văn hoá nói chung của cộng đồng người Việt đang
sinh sống ở tỉnh Sakôn Nakhon, vùng Đông Bắc Thái Lan.
- Là công trình đầu tiên đi sâu mô tả phân tích những khía cạnh về văn
hóa tinh thần thông qua các hoạt động về bảo lưu, biến đổi và hội nhập tiếp xúc
với văn hóa Thái để hòa nhập vào xã hội Thái của người Việt ở Sakôn Nakhon.
- Qua phân tích về những nét bảo lưu, hội nhập văn hoá và những mong
muốn của Việt Kiều tỉnh Sakôn Nakhon, hy vọng luận án sẽ phần nào đóng góp
giúp cho Đảng nhà nước có những chính sách thích hợp để góp phần bảo tồn và
phát huy văn hoá tinh thần của cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Sakôn Nakhon
nói riêng và Thái Lan nói chung.
- Những nghiên cứu trong luận án sẽ là cứ liệu tin cậy để tham khảo cho
các công trình nghiên cứu tiếp theo về người Việt sau này.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương.
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương
pháp nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu.
Chươ.ng 2. Đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt ở tỉnh

Sakôn hiện nay
Chương 3. Biến đổi và hội nhập văn hóa của cộng đồng người Việt ở
Sakôn Nakhon
Chương 4. Kết quả và bàn luận
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU,
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Việc nghiên cứu cộng đồng người Việt ở Thái Lan đã được các học giả
người phương Tây như Pháp, Mỹ và các học giả là người Thái Lan nghiên cứu từ
rất sớm. Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài chủ yếu tập
chung vào địa vị thân thế hoàn cảnh nhập cư và các chính sách của Thái Lan đối
với người Việt sinh sống tại Thái Lan.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, ngoài những công trình sách và các bài viết liên quan đến đề
tài đã xuất bản, gần đây còn nhiều các công trình cấp nhà nước, và cấp bộ, luận
văn liên quan đến nghiên cứu về Việt Kiều Thái Lan của các trường Đại học, Ủy
ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài…
Nhìn chung, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết có
giá trị khoa học cao ở trong nước và nước ngoài liên quan đến cộng đồng người
Việt ở Đông Bắc Thái Lan. Các tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như Lịch sử, nhân học văn hóa, nghiên cứu liên ngành để nghiên cứu về
cộng đồng người Việt Nam trên đất Thái. Từ năm 1976 về trước, các công trình
chủ yếu viết về những chính sách của Thái Lan đối với người Việt và địa vị của
người Việt trên đất Thái trong những năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Từ năm 1976 đến nay, các công trình và các bài viết tập trung nghiên cứu về kinh
tế- xã hội, sự hoà nhập của cộng đồng người Việt vào xã hội Thái. Đặc biệt,

trong thời gian gần đây, đã có một số luận án, luận văn, một số bài viết của các
nhà nghiên cứu về Cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan.
Hầu hết các công trình này mang tính giá trị khoa học và độ tin cậy cao
được nhiều nhà nghiên cứu về Việt Kiều Thái Lan tiếp theo sử dụng để tham
khảo. Đặc biệt là các vấn đề hình thành cộng đồng, đời sống kinh tế, chính trị và
địa vị của người Việt trên đất Thái Lan từ thế kỷ XVII cho đến nay. Tuy nhiên,
vì nhấn mạnh đến các vấn đề đã phân tích trên, nên chưa có công trình nào đi sâu
vào nghiên cứu văn hóa riêng biệt và có ý nghĩa thực tiễn để đóng góp cho việc
xây dựng nên một chính sách văn hóa thích hợp đối với Việt Kiều Thái Lan. Vì
vậy, luận án sẽ thừa hưởng những kết quả của những công trình nghiên cứu của
5
các tác giả đi trước để xây dựng lên một bức tranh tổng thể về những giá trị văn
hóa, từ quá trình hình thành cộng đồng cho đến những tác động đến việc bảo lưu
và hội nhập vào văn hóa xã hội Thái trong một nghiên cứu trường hợp (Case
Study) về cộng đồng người Việt tại tỉnh Sakôn Nakhon. Do nhiệm vụ quy định
luận án chủ yếu tập trung vào phân tích, tìm hiểu sâu về mặt văn hóa tinh thần
của cộng đồng người Việt di cư trong phạm vi thời gian từ năm 1945-1946 trở lại
đây tại tỉnh Sakôn Nakhon.
1.2. Cơ sở lý thuyết.
1.2.1. Một số khái niệm
Luận án đã nêu ra một số khái niệm có liên quan đến nội dung nghiên cứu
như: Văn hóa, Văn hóa tộc người, Văn hóa tinh thần, Văn hóa vật chất, Giao lưu
và tiếp biến văn hóa, Biến đổi văn hóa, Văn hóa truyền thống, Phong tục, Tập
quán, Nghi lễ
1.2.2. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài
-Các lý thuyết chủ yếu được áp dụng trong luận án gồm Phương pháp tiếp
cận lý thuyết dân tộc học, Lý thuyết vùng văn hóa, Lý thuyết biến đổi văn hóa, Lý
thuyết về giao lưu và tiếp biến văn hóa, Lý thuyết chức năng,
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chính được áp dụng trong quá trình hoàn thành luận án:

Phương pháp nghiên cứu điền dã, Phỏng vấn sâu, Thảo luận nhóm, Phương
pháp điều tra xã hội học, Phương pháp so sánh,Phương pháp tổng hợp thống kê
1.3. Địa bàn nghiên cứu
Tỉnh Sakôn Nakhon nằm trong khu vực văn hóa Đông bắc (hay còn gọi I-
sản), người Việt di cư đến Sakôn Nakhon cũng trong hoàn cảnh tương tự với
người Việt đến các tỉnh vùng I-sản. Đông Bắc Thái Lan bao gồm 19 tỉnh, có diện
tích gần 160.000 km
2
. Những người dân vùng Đông Bắc có ngôn ngữ và văn hóa
gần như tương đồng với ngôn ngữ và văn hoá của người Lào.
1.3.1. Sự hình thành cộng đồng người Việt ở Đông Bắc Thái Lan
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những nhóm người Việt đầu tiên định cư
ở Thái Lan là ở Ayuthaya từ thế kỷ XVII. Đến thời kỳ Thônburi (1767- 1782),
Thời kỳ Băng cốc (từ Triều đại Rama I - đến Rama III) đã hình thành một cộng
đồng người Việt đông đảo ở Thái Lan và sống tập trung ở hai khu vực Bang phô
và Sảm xẻn.
6
Đến giai đoạn từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 1945, người Việt nhập cư
vào Thái Lan vẫn diễn ra rải rác, nhưng lại mang màu sắc chính trị rõ nét hơn,
chứ không đơn thuần là kinh tế.
Đợt di cư lớn nhất của người Việt vào vùng Đông Bắc Thái Lan là vào
thời kỳ năm 1945-1946. Theo con số thống kê của cảnh sát Thái Lan thì số lượng
người Việt di cư từ Campuchia và Lào sang Thái Lan giai đoạn này khoảng
46.700 người với khoảng 13.000 gia đình, đây được cho là đợt di cư lớn nhất của
người Việt sang Thái.
1.3.2. Khái quát về Cộng đồng người Việt ở tỉnh Sakôn Nakhon
1.3.2.1. Đôi nét về tỉnh Sakôn Nakhon
Vùng Đông Bắc Thái Lan, trong đó có tỉnh Sakôn Nakhon là vùng đất có
lịch sử lâu đời và là một trong những khu vực được cho là nôi của nền văn hóa
Thái cổ xưa nổi tiếng với Trung tâm văn hóa Bản Chiềng. Người Việt Nam đã di

cư đến khu vực này rất sớm (cuối TK XVIII đầu TK XIX), nhưng Cộng đồng
Việt Nam di cư đến với số lượng lớn và hình thành nên cộng đồng Việt Kiều
đông đúc như ngày nay chủ yếu từ sau năm 1945. Sakôn Nakhon là vùng đất
tương đối màu mỡ, được điều kiện thiên nhiên ưu đãi, đó là dãy núi Phu Phan
bao quanh và có hồ nước tự nhiên Noọng Han là một trong bốn hồ từ nhiên lớn
nhất của Thái Lan có nhiều nguồn thủy sản, nên rất thuận lợi cho việc phát triển
ngư nghiệp. Cộng đồng người Việt di cư sang trước năm 1945 chủ yếu sinh sống
ở Thare, cạnh hồ Noọng Hán, và người Việt chủ yếu theo Đạo Thiên chúa và
sống bằng nghề nông nghiệp và đánh bắt cá trên hồ.
1.3.2.2. Cộng đồng Người Việt ở tỉnh Sakôn Nakhon
Đối với Cộng đồng người Việt di cư đến Sakôn sau năm 1946, lúc đầu
chủ yếu sinh sống ở khu vực chùa Pà (Wắt Pà), Sakôn hiện nay, mọi người đều
có cuộc sống rất vất vả vì hầu hết trong số họ phải chạy khỏi Lào trong chiến
tranh và đã phải để lại hầu hết tài sản của mình bên đất Lào. Trải qua năm tháng
cần cù chịu khó và tiết kiệm người Việt ở Sakôn Nakhon đã dành dụm và xây
dựng được cuộc sống có điều kiện khá giả. Nghề nghiệp kinh doanh của người
Việt ở Sakôn Nakhon hiện nay cũng rất đa dạng: Kinh doanh vàng bạc, may mặc,
chủ thầu xây dựng và ẩm thực… Có được điều kiện kinh tế khá giả nhưng Việt
Kiều rất quan tâm đến việc học hành của con cái. Việt Kiều Sakôn Nakhon cũng
là một trong những tỉnh có con em học hành đõ đạt cao so với cộng đồng người
Việt ở Thái Lan. Một trong những lý do các thế hệ Việt Kiều thứ nhất và thứ hai
cho muốn cho con em mình học hành là vì lý do trước đây họ đã không được học
7
hành do nhiều nguyên nhân. Cộng đồng người Việt Nam ở Sakôn Nakhon đã
hình thành nên được một cộng đồng đoàn kết, yêu nước, chăm chỉ làm ăn và hiếu
học.
8
CHƯƠNG 2
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI VIỆT Ở TỈNH SAKÔN NAKHON HIỆN NAY

Trải qua hơn năm thập kỷ sinh sống trên đất Thái, cộng đồng người Việt ở
Sakôn Nakhon, đã điều chỉnh lối sống văn hoá để thích ứng, phù hợp với hoàn
cảnh xã hội Thái Lan, nhưng bên cạnh đó họ vẫn gìn giữ những nét đặc trưng
riêng về văn hoá của người Việt, thông qua các phong tục đời sống hàng ngày.
2.1. Sự hiện diện của văn hóa tinh thần
2.1.1. Trong công trình công cộng
Các công trình kiến trúc có sự góp công sức lớn nhất của người Việt ở
Sakôn Nakhon là hai kiến trúc về tôn giáo của người Việt cũ (di cư trước năm
1945): đó là hai nhà thờ Thiên chúa tại xã Thare, huyện Mương nằm bên cạnh hồ
Noọng Hán và một nhà thờ tại khu vực Thếtsạban Sakôn, nằm gần khu vực cổng
vào thành phố.
Tại Sakôn Nakhon hiện còn dấu tích của hai công trình kiến trúc nhỏ bé
nhưng độc đáo và mang dấu ấn rõ nét về kiến trúc và văn hóa của người Việt từ
gần 60 năm nay. Hai kiến trúc này còn thể hiện tình cảm sâu nặng của Việt Kiều
với người Thái bản địa trước khi hồi hương về nước vào năm 1960.
Công trình thứ nhất là tháp chuông được xây dựng tại chùa Phrạthạt
Chơngchum, một ngôi chùa Phật giáo Tiểu thừa lớn nhất và công trình Phật giáo
có lịch sử lâu đời nhất ở Sakôn Nakhon.
Công trình thứ hai cũng gắn với tôn giáo Thái Lan là cổng chùa Vilay tại
huyện Phăng Khôn do Việt Kiều Sakôn Nakhon xây dựng tặng nhân dịp hồi
hương. Cổng chùa này cho đến nay vẫn được các sư trụ trì thường xuyên bảo
dưỡng rất chu đáo, coi như một bảo vật của địa phương.
Sở dĩ người Việt thường xây dựng các công trình lưu niệm hồi hương
trong các khuôn viên chùa chiền coi Phật giáo là Quốc đạo, là vì rất nhiều hoạt
động văn hoá xã hội của người Thái đều gắn với chùa chiền. Việt Kiều đã xây
dựng những công trình lưu niệm tại đây nhằm bày tỏ với tình cảm biết ơn của
Việt Kiều với nhân dân bản địa.
Những ngôi nhà gỗ của người Việt hiện nay còn rất nhiều ở Thare (Việt
Kiều cũ), một số được dựng theo kiểu nhà truyền thống của người Thái. Nếu
nhìn bề ngoài, những ngôi nhà của người Việt có kiến trúc rất giống với kiểu nhà

ở miền Trung Việt Nam hiện nay. Những ngôi nhà gỗ không được chạm khắc tỉ
9
mỉ như những nhà gỗ ở miền Bắc Việt Nam trước đây (nhà gỗ ở Sakôn Nakhon
là nhà cớ ván thưng bằng gỗ thay tường) nhưng cũng có nhiều nét chạm khắc
mang nét hoa văn của người Việt như dây lá, hoa sen hay hình rồng
Những nét kiến trúc theo kiểu của người Việt là ở xã Thare, Sakon và bản
Nachooc, Nakhon Phanôm. Bản Nachooc có những ngôi nhà nhìn bề ngoài rất
gần gũi với những ngôi nhà người Việt ở trong nước.
2.1.2. Trong trang trí nhà cửa
Nét nổi bật nhất trong cách trang trí ngôi nhà của người Việt đó là cách bố
trí bàn thờ, đây là sự khác biệt hẳn với cách trang trí của người Thái.
Trong những năm quê nhà chịu nhiều đau thương mất mát do chiến tranh,
Việt Kiều kết hợp bàn thờ là nơi thờ tổ tiên, thờ Tổ quốc và thờ Bác Hồ. Về kiến
trúc nhà ở hiện nay, nếu quan sát bên ngoài thì không phân biệt được nhà của
người Việt và của người Thái, nhưng khi bước vào không gian trong gia đình thì
sẽ dễ nhận ra nhà của người Việt, thông qua cách bài trí nhà cửa và các bức tranh
ảnh về Việt Nam.
2.1.3. Trong trang phục
Khi nói đến trang phục của người Việt ở Sakôn hay vùng Đông Bắc Thái
Lan, không thể không nhắc đến những tà áo dài của phụ nữ. Đây chính là bản sắc
văn hoá Việt Nam về trang phục mà Việt Kiều còn trân trọng giữ gìn. Ngày nay
những phụ nữ trong trang phục áo dài và đàn ông trong những bộ đồ áo the khăn
xếp được nhìn thấy nhiều hơn trong các lễ hội của cộng đồng. Từ những năm
1990 trở lại đây, phong trào mặc áo dài của phụ nữ Việt kiều không chỉ xuất hiện
trong dịp lễ cưới mà còn sử dụng rộng rãi trong các dịp hội hè, các cuộc vui của
liên hoan cộng đồng… Tà áo dài Việt Nam ở Sakôn không những làm tôn vẻ đẹp
người phụ nữ, thể hiện bản sắc văn hoá của mình, mà dường như còn làm cho
phụ nữ Việt Kiều phấn chấn hơn, tự tin hơn, giúp họ quên đi những tháng ngày
lận đận vất vả của mình. Trang phục áo dài của Việt Nam không chỉ là nét văn
hoá độc đáo, mà còn quảng bá hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trung hậu đảm

đang, quảng bá văn hoá của người Việt trên đất Thái.
2.1.4. Trong ăn uống
Người Việt đã đem được những tinh hoa trong món ăn truyền thống của
Việt Nam đến góp với “Bếp ăn” của người Thái.
Có sự pha trộn hài hoà về gia vị trong cách nấu nướng của người Việt kết
hợp với cách nấu nướng của người Thái cũng đã đem lại những món ăn hết sức
đa dạng và phong phú.
10
Các món ăn truyền thống như giò, chả, nem và một số các món ăn khác
của Việt Nam không những chỉ dành riêng cho Việt kiều mà còn được người
Thái bản địa muốn học nghề để phát triển kinh tế.
2.2. Giáo dục truyền thống, bảo tồn tiếng Việt
Người Việt ở Sakôn (đặc biệt là thế hệ Việt Kiều thứ nhất, tản cư sau năm
1946) luôn trăn trở với việc bảo tồn tiếng Việt. Điều này chính là sự thể hiện tinh
thần yêu nước và lòng khát khao bảo tồn văn hoá Việt Nam. Đối với những
người Việt bắt đầu tản cư sang đất Thái mà được sinh ra và lớn lên tại Lào hoặc
Việt Nam thì không gặp khó khăn gì trong vấn đề sử dụng tiếng Việt. Nhưng đối
với thế hệ người Việt được sinh ra trên đất Thái thì sẽ rất khó khăn đối với trong
việc sử dụng thành thạo tiếng Việt. Lý do cơ bản là vào những năm 50 đến
những năm 70 của thế kỷ XX, chính quyền Thái đã đưa ra một số chính sách
quản lý, và đàn áp rất gắt gao Việt Kiều ở các tỉnh Đông Bắc của Thái Lan.
Thế hệ Việt Kiều trên 40 tuổi (thế hệ thứ 2) thì sử dụng tiếng Việt và tiếng
Thái tương đương (nhưng cả 2 thứ tiếng đều không giỏi).
Khi giao tiếp trong gia đình Việt Kiều, thông thường nếu có thế hệ thứ
nhất và thế hệ thứ hai, mọi người họ thường sử dụng tiếng Việt; nếu có cả thế hệ
thứ ba thì họ thường sử dụng tiếng Thái. Trong các công việc có tính chất tổ chức
cộng đồng, thì cũng hầu hết mọi người sử dụng tiếng Thái (đám cưới, đám tang,
đón mừng năm mới).
Trong tình hình hiện nay, nếu thế hệ Việt Kiều không học tiếng Việt thì
khoảng 50 năm tới (tương đương với thế hệ Việt Kiều sang sinh sống ở Thái Lan

năm 1946) sẽ còn rất ít người sử dụng được tiếng Việt ở tỉnh Sakôn.
Trong các vấn đề văn hóa hiện nay của người Việt ở Thái Lan, thì lĩnh
vực ngôn ngữ là được cả Việt Kiều và chính phủ Việt Nam quan tâm đến. Sự
quan tâm trăn trở của thế hệ Việt Kiều thứ nhất làm sao để bảo lưu tiếng Việt mà
họ đã gìn giữ trong nhiều năm.
2.3. Việc thực hành các khía cạnh văn hoá tinh thần
2.3.1. Phong tục hôn nhân
Tục lệ và cách tổ chức cưới hỏi của con em bà Việt Kiều (thế hệ thứ 3) đã
thay đổi, chỉ còn giữ lại được một số nét cơ bản trong việc tổ chức đám cưới như
ở Việt Nam (ăn hỏi và đính hôn). Hầu như họ đã chuyển theo phong tục cưới hỏi
của người Thái hoặc người phương Tây. Phong tục về làm dâu vẫn được duy trì
2.3.2. Phong tục tang ma
11
Người Việt ở Sakôn sau khi qua đời, chủ yếu vẫn chọn cách là chôn (địa
táng) chứ không theo nghi lễ của người Thái là tổ chức tang lễ ở nhà chùa và hoả
táng. Việc tổ chức tang lễ của người Việt tại Sakôn nhìn chung vẫn giống với
phong tục của người Việt trong nước thông qua các nghi thức cơ bản. Việc tổ
chức mai táng sẽ được một nhóm người trong cộng đồng đứng ra tổ chức. Ở
Sakôn hiện nay đã lập ra một ban Hiếu để chuyên lo giúp đỡ Cộng đồng khi có
người thân qua đời. Mặc dù nghi lễ tang ma được bảo lưu nhất nhưng trong nghi
lễ mai táng cũng không còn sử dụng kèn, trống…
Trong các nét văn hoá tinh thần của người Việt tại Sakôn, thì tang ma là
một trong những phong tục còn giữ được tương đối nhiều nét văn hóa truyền
thống gần gũi với ở trong nước.
2.3.3. Các phong tục lễ tết trong năm
Việt Kiều Sakôn được đón rất nhiều các ngày lễ tết quan trọng trong năm
của cả hai đất nước.
Hàng năm mỗi khi Tết đến, Việt Kiều lại trở về sum họp dưới mái ấm gia
đình. Việc dọn dẹp mồ mả trong những ngày cuối năm vẫn được chú trọng, nhiều
gia đình vẫn giữ truyền thống muốn được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, đi thăm

và dọn dẹp lại các ngôi mộ tổ tiên.
Trong những ngày lễ lớn của đất nước Kiều bào Sakon thường có những
hoạt động lớn hướng về đất nước và vẫn mang đậm những phong tục tập quán
của văn hoá Việt Nam. Vì vậy mong muốn của thế hệ Việt Kiều cao tuổi là cần
phải được giữ gìn và duy trì những hoạt động này cho các thế hệ sau.
2.3.4. Tôn giáo tín ngưỡng
Việt Kiều ngày càng hướng tới đến các ngôi chùa Phật giáo của Thái Lan.
Việt Kiều sinh sống ở khu vực Thếtsạban Sakon thường đến chùa Phrạthạt
Chơng Chum để cúng lễ (thăm bun). Các nghi lễ hành đạo ở đây cũng theo văn
hoá Phật giáo của người Thái.
Phần lớn giáo dân ở Sakon là Việt Kiều cũ và sinh hoạt theo Giáo hội
Công giáo Thái Lan. Tiến hành các nghi lễ tại Thánh đường vào các chiều thứ
bảy hàng tuần. Nhà thờ cũng là nơi để gặp gỡ và tổ chức cho Việt Kiều giáo dân
trong các buổi lễ kết hôn, tang ma, hay đặc biệt vào đêm Noel 24/12, Tết Dương
lịch hàng năm.
Việc thờ cúng tổ tiên của Việt Kiều Sakôn hiện nay cũng đang giản tiện đi
và ngày càng phai nhạt dần. Với lòng hướng về cội nguồn tổ tiên, mong muốn
thiết tha nhất của Việt Kiều là lập được một đền thờ các vị vua Hùng tại Sakôn
12
để hướng về cội nguồn, để cho nền văn hoá Việt Nam mãi trường tồn trong các
thế hệ Việt Kiều.
2.4. Quan hệ ứng xử
Văn hoá ứng xử hàng ngày giữa các thành viên gia đình Việt Kiều tại
Sakon cũng vẫn được duy trì theo cách ứng xử văn hoá trong trong gia đình
người Việt truyền thống, có tôn ti trật tự, kính trên nhường dưới, con cái là chỗ
dựa cho cha mẹ khi đau yếu, về già. Chính vì được hưởng nền giáo dục tốt từ ông
bà cha mẹ nên con em Việt Kiều rất chịu khó làm ăn và học hành đạt được những
vị trí cao trong xã hội. Việc ứng xử với nhau trong cộng đồng của người Việt
thường mang tính tương trợ giúp đỡ nhau rất cao. Thể hiện rõ ràng nhất thông
qua qua việc tang ma, nó thể hiện đúng tình cảm của con người Việt Nam coi

“nghĩa tử là nghĩa tận”.
Văn hoá ứng xử với nhau trong cộng đồng người Việt ở Sakon là thể hiện
tinh thần chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau rất cao. Một nguyên nhân quan trọng là trong
thời gian bị chính quyền Thái đàn áp, Việt Kiều đã đoàn kết lại phản đối chính
quyền. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cộng đồng người Việt cũng có tinh thần
đoàn kết và yêu nước rất cao.
- Thái độ của Việt Kiều đối với chính quyền Thái Lan là rất rõ ràng: biết
ơn những gì nhân dân Thái Lan đã giúp đỡ và cưu mang, và sẽ khó quên được
những gì mà chính quyền Thái Lan đã từng gây ra cho họ - đây được coi là
những dấu ấn không thể nào quên đối với Việt Kiều thế hệ thứ nhất và thứ hai.
Đối với Việt Kiều thế hệ thứ ba thì hầu như họ không bị ảnh hưởng trực tiếp đến
vấn đề này. Chính quyền Thái hiện nay đã tỏ ra thiện cảm và giúp đỡ đối với
người Thái gốc Việt về hoàn thiện các giấy tờ cư trú và quốc tịch, vì vậy Việt
Kiều Sakon cũng rất tôn trọng và hưởng ứng chính quyền và luật pháp Thái.
- Quan hệ với nhân dân Thái: Việt Kiều Sakon luôn biết ơn tình cảm sâu
nặng của nhân dân Thái. Nếu nhân dân Thái không giúp đỡ và ủng hộ Việt Kiều
trong thời gian trước đây thì Việt Kiều còn gặp khó khăn hơn rất nhiều. Trong
các lễ hội văn hoá của người Thái, Việt Kiều đều tham gia nhiệt tình và cùng
chung vui với các tộc người bản địa trong các ngày lễ tết, luôn sẵn sàng đóng góp
và làm các công việc từ thiện do địa phương phát động.
-Với người Việt trong nước: Trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ
của dân tộc đó là: chống Pháp và chống Mỹ, người Việt ở Sakôn đã luôn đi đầu
trong phong trào yêu nước và đã không tiếc sức người sức của đóng góp cho hai
cuộc kháng chiến này. Mỗi khi trong nước bị thiên tai, lũ lụt, Việt Kiều Sakôn
13
cũng luôn đi đầu trong việc vận động quyên góp tiền ủng hộ đối với đồng bào bị
thiệt hại ở trong nước với tinh thần “là lành đùm lá rách”. Ngoài ra, Việt Kiều
Sakôn còn cùng với Việt Kiều Thái Lan đóng góp tiền ủng hộ trong nước các
công trình xây dựng như trường học, đường xá…cho quê nhà.
Việt Nam cũng có một số nét văn hoá tương đồng với văn hoá Thái nên

văn hoá của người Việt Sakon nói riêng và Việt Kiều Thái Lan nói chung có
những nét đặc thù riêng thông qua những nét sinh hoạt văn hoá hàng ngày so với
các cộng đồng người Việt khác trên thế giới. Người Việt ở Sakôn luôn tự điều
chỉnh lối sống văn hoá một cách thích ứng nhất với cuộc sống hiện tại. Nên
người Việt đã có những nét văn hóa đặc trưng riêng là giao lưu và tiếp biến với
văn hóa bản địa ở cả lĩnh vực văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.
14
CHƯƠNG 3
BIẾN ĐỔI VÀ HỘI NHẬP VĂN HÓA
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở SAKON NAKHON
3.1. Về ngôn ngữ
Cộng đồng Người Việt ở Sakôn hiện nay đang sử dụng hai ngôn ngữ phổ
biến nhất là tiếng Thái Lan và tiếng Việt (ngoài ra cũng có một số Việt Kiều có
tiếng Anh nhưng không sử dụng phổ biến trong giao tiếp cộng đồng). Cả hai
ngôn ngữ này đều có giá trị và vai trò khác nhau trong cộng đồng xã hội người
Thái ở tỉnh Sakôn Nakhon.
- Đối với thế hệ Việt Kiều thứ ba trở đi chủ yếu sử dụng tiếng Thái trong
giao tiếp hàng ngày. Tiếng Việt đang trong tình trạng dần dần bị mai một nhanh
chóng ở thế hệ thứ ba, chính vì vậy, khi Việt Kiều sử dụng tiếng Việt để giao tiếp
cũng bị ảnh hưởng và pha trộn của tiếng Thái.
Nhìn chung, việc sử dụng tiếng Việt của các thế hệ Việt Kiều sau này ở
Sakôn đã giảm đi rất nhiều trong cộng đồng người Thái gốc Việt đặc biệt là ở
những nơi công cộng. Do nhiều nguyên nhân mà tiếng Việt ít được sử dụng trong
cộng đồng, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là các thế hệ con em Việt Kiều được
sinh ra trên đất Thái đã được công nhận là công dân Thái Lan nên họ coi Thái
Lan là đất nước họ, và quê hương họ chỉ còn là gắn bó về nguồn gốc mà thôi.
3.2. Hội nhập với các phong tục của người Thái
3.2.1. Về phong tục hôn nhân
Hiện nay, việc tổ chức lễ cưới của Việt Kiều đã thay đổi gần như hoàn
toàn theo phong tục của người bản địa.

Người Việt Sakôn đã hòa nhập vào đời sống văn hóa xã hội Thái rất
nhanh, nên trong các nghi lễ đám cưới đều có nghi lễ “Rốt nám sắng”- tưới nước
bằng con sò vào tay cô dâu chú rể. Đây là nghi lễ bắt buộc trong các nghi lễ hôn
nhân của người Thái.
- Việt Kiều không coi trọng nhiều đến vấn đề xem tìm giờ tốt cho ngày tổ
chức đám cưới. Mà hình thức xem ngày là chỉ xem ngày theo lịch dương, nhưng
ít xem lịch âm và chủ yếu chọn tổ chức lễ cưới vào các ngày thứ bảy và chủ nhật.
3.2.2. Về phong tục tang ma
Vai trò của Phật giáo ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực văn hóa Thái,
trong đó nghi lễ tang ma. Mặc dù là phong tục được Việt kiều bảo lưu mạnh nhất,
15
nhưng cũng trong các đám tang đã mời các nhà về làm lễ, tổ chức tang lễ tại nhà
chùa và có thêm một sô nghi lễ của người Thái.
Trong tang lễ hiện nay, tinh thần của người Việt thể hiện rất cao “Tình
làng nghĩa xóm”, khi một gia đình nào có tang cả cộng đồng đến thăm viếng và
có một nhóm người tự đứng ra tình nguyện thành lập một ban tang lễ giúp đỡ mà
không lấy tiền công.
Các bước nghi lễ tang ma có rất nhiều thế hệ tham dự nên thường sử dụng
ngôn ngữ là tiếng Thái, và tiếng Việt. Ví dụ trong khi đọc điếu văn bao giờ tiếng
Thái cũng được đọc trước, tiếng Việt được đọc sau.
3.2.3. Phong tục tín ngưỡng tôn giáo
Thanh niên Việt Kiều thế hệ thứ ba cũng đã có xu hướng đi tu, khoảng
40% thanh niên Việt Kiều đi tu, phong tục đúng với các bước nghi lễ của người
Thái.
Trong các ngày giỗ tết, việc thờ cúng ông bà tổ tiên của Việt Kiều thế hệ
thứ ba cũng ít quan tâm, thậm chí thế hệ thứ ba không hiểu hết được những
phong tục của cha ông để lại.
3.2.4. Văn hóa ứng xử
Trong những năm gần đây Việt Kiều có xu hướng tổ chức đón mững năm
mới ở nơi công cộng lớn hơn. Trên những tuyến phố lớn của Sakon, chính quyền

địa phương cùng Việt Kiều đã treo đèn kết hoa và những tấm băng rôn lớn chức
mừng năm mới bằng ba thứ tiếng Việt, Thái và Trung. Vào đêm giao thừa Việt
Kiều thường lập một bàn thờ cúng đón giao thừa tại giữa trung tâm thành phố.
Mối quan hệ giữa người Việt Kiều và nhân dân Thái bản địa luôn có
những tình cảm tốt giành cho nhau, người Việt luôn biết ơn đến tình cảm giúp đỡ
của người Thái, đặc biệt khi họ mới sang Thái ngày đầu.
3.3. Những nguyên nhân chính tác động đến quá trình biến đổi văn
hóa
3.3.1.Tác động của các chính sách Thái Lan
Hàng loạt các chính sách của Thái trước đây đã tác động tiêu cực đến
cộng đồng Việt Kiều. Việc chính phủ Thái cấm dạy và học tiếng Việt trong một
thời gian dài cũng là nguyên nhân mất dần đi ngôn ngữ và bản sắc văn hóa của
người Việt.
16
Chủ trương hòa đồng xã hội của chính quyền Thái Lan đã từng bước ảnh
hưởng đến việc bảo lưu văn hóa của mọi cộng đồng người nhập cư (Việt, Ấn,
Hoa).
3.3.2.Yếu tố từ bên trong cộng đồng
Đối với cộng đồng người Việt ở Sakôn, thì dường như việc mong muốn
hoà nhập với văn hoá Thái càng ngày càng diễn ra nhanh chóng trong những năm
gần đây.
3.3.3. Yếu tố bên ngoài cộng đồng
Hội nhập văn hóa của người Việt Sakôn vào xã hội Thái không gặp khó
khăn hay trở ngại lớn về ngôn ngữ, ẩm thực, trang phục…
Biến đổi văn hoá của người Việt Sakôn vào xã hội Thái, đặc biệt là do từ
khi chính quyền Thái cấp quốc tịch cho Việt kiều.
3.3.4. Yếu tố toàn cầu hoá
Trước ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, người Thái bản địa cũng như
Việt kiều cũng đều tiếp thu những nét văn hóa nổi bật từ phương Tây…
3.5. Một số so sánh về văn hóa tinh thần của Việt kiều Sakôn Nakhon

với các tỉnh khác của Đông Bắc Thái Lan và ở Lào
So với cộng đồng người Việt sinh sống ở các tỉnh khác ở khu vực Đông
bắc của Thái Lan, cộng đồng người Việt có một số điểm tương đồng như sau: D
di cư từ Lào và Việt Nam sang Thái Lan từ năm 1945 và 1946, đều đến sinh sống
ở một vùng Đông Bắc Thái Lan có khí hậu và văn hóa tương đối giống nhau. Tất
cả đều phải chịu các chính sách của chính phủ Thái như nhau qua từng giai đoạn,
từng thời kỳ. Các thế hệ Việt Kiều thứ nhất và thứ hai đều có ý thức bảo lưu văn
hóa truyền thống, cả hai thế hệ này đều vẫn sử dụng thành thạo tiếng Việt và am
hiểu về văn hóa Việt Nam. Các thế hệ Việt kiều thứ ba đều có ý thức bảo tồn văn
hóa truyền thống kém, và đều rất ít người còn sử dụng được tiếng Việt.
- Một số điểm khác biệt: Mặc dù ở địa bàn cách xa biên giới nhưng Việt
Kiều Sakôn Nakhon vẫn có ý thức bảo lưu văn hóa mạnh mẽ ở thế hệ Việt kiều
thứ nhất và thứ hai, và có các tổ chức Việt Kiều chặt chẽ hơn các tỉnh khác. Là
tỉnh đầu tiên thành lập Hội người Việt Nam vào năm 2007, mở Trung tâm Việt
Nam học vào năm 2000 tại đại học Rajabat Sakôn Nakhon. Hiện nay Tổng Hội
người Việt Nam tại Thái Lan cũng đã được thành lập vào đầu năm 2013 và đặt
trụ sở tại tỉnh Sakôn Nakhon. Các tỉnh khác nằm trên cửa khẩu biên giới giáp
Lào, thường được tiếp xúc và có nhiều cơ hội giao lưu với người Việt trong
17
nước, nhiều người làm trong ngành du lịch và kinh doanh với Việt Nam, nên
phong trào học tiếng Việt ở các tỉnh này phát triển hơn ở Sakôn Nakhon )
- So với Cộng đồng người Việt ở Lào, Cộng đồng người Việt ở Sakôn
Nakhon có nét tương đồng là trước đây cùng sinh sống ở Lào, nên văn hóa Lào
cũng vẫn còn bảo lưu (gần giống với văn hóa khu vực Đông Bắc Thái Lan). Kinh
tế của Việt Kiều ở Sakon nhìn chung khá giả và đồng đều hơn Việt Kiều ở Lào
Việc bảo lưu văn hóa của Việt Kiều Sakon không mạnh bằng Việt Kiều
Lào vì Việt Kiều Lào thế hệ thứ hai thứ ba vẫn sử dụng thành thạo tiếng Việt. Vì
Việt Kiều Lào không bị đàn áp như Việt Kiều Sakon nên họ tự do làm ăn kinh
doanh, có cơ hội kinh doanh với trong nước và đi lại về thăm quê thuận tiện hơn
nhiều so với ở Sakon.

Trường hợp cộng đồng người Việt ở Sakôn tuy có những nét khác biệt về
văn hóa so với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, nhưng đều có nét chung là Việt Kiều
Thái Lan đều liên lạc thường xuyên và thống nhất với nhau. Ngày nay, các chi
hội Việt Kiều ở Đông Bắc đều sinh hoạt chung dưới tổ chức Tổng hội Việt Kiều
Thái Lan, họ vẫn là một phần của dân tộc Việt Nam, vẫn luôn hướng về quê
hương đất nước, theo dõi từng bước phát triển của dân tộc.
18
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
So với các cộng đồng người nước ngoài khác sinh sống trên đất Thái, thì
người Việt phải chịu thiệt thòi hơn bởi phải chịu một loạt những chính sách
“nghẹt thở” của Thái Lan vì những lý do chính trị đã ảnh hưởng đến quan hệ
ngoại giao giữa Việt Nam và Thái Lan trong suốt giai đoạn từ những năm 1950
đến 1975. Việt kiều luôn bị tự ti mặc cảm và phải sống trong tâm lý nặng nề suốt
trong thời gian khoảng 30 năm. Và phải đến sau những năm 1990, Thái Lan mới
có những chính sách cởi mở hơn đối với cộng đồng người Việt. Bắt đầu từ thời
gian này cộng đồng người Việt ở Thái Lan được hình thành rõ nét nhất trong đó
có Sakôn Nakhon: về số lượng, tính chất cộng đồng mạnh mẽ, tinh thần yêu nước
càng được khơi dậy tăng cao.
Người Việt ở trong đó có Sakôn Nakhon cũng như các tỉnh Đông Bắc
Thái Lan rất chịu khó làm ăn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau và giữ được mối quan
hệ tốt đẹp với nhân dân Thái. Việt Kiều đã dần dần đã tạo dựng được cuộc sống
ổn định, có điều kiện cho con cái học hành thành đạt. Không những vậy Việt
kiều còn cống hiến sức người sức của giúp đỡ quê hương trong những năm chiến
tranh giải phóng dân tộc. Cộng đồng người Việt ở Sakôn Nakhon đã góp một
phần không nhỏ vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế vùng Đông Bắc nói
riêng và Thái Lan nói chung.
Việt Kiều Sakôn Nakhon luôn sống hoà đồng với xã hội và nhân dân Thái
Lan được người Thái yêu mến che chở giúp đỡ trong những lúc khó khăn. Điều
này còn được thể hiện qua tình cảm của những người Việt đã từng sống nhiều

năm ở Sakôn Nakhon sau khi hồi hương về nước sau nhiều năm vẫn nhớ đến tình
cảm mà nhân dân Thái đã dành cho họ.
Qua các phân tích biến đổi về văn hóa các tác động và các sự biến đổi về
văn hóa chúng ta có thể thấy rằng: Từ năm 1950 đến 1970 là thời kỳ quan hệ đối
đầu giữa Thái Lan và Việt Nam.
- Chính quyền Thái Lan đánh giá cộng đồng Việt Kiều khối tản cư là lực
lượng yêu nước ủng hộ chính phủ miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
và coi họ chính là lực lượng có thể làm phương hại đến nền an ninh Thái Lan,
một quốc gia đang ủng hộ chủ trương chống cộng sản của Mỹ.
- Chính quyền Thái Lan cho rằng cộng đồng Việt Kiều ở Đông Bắc là
trung tâm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản ở Thái Lan, họ ủng hộ mọi hoạt động
của Đảng cộng sản Thái Lan.
19
Từ thời gian này đến năm 1990 thì Việt Kiều trong đó có Sakôn Nakhon
đã có cuộc sống dễ chịu hơn, họ đã không bị khủng bố về mặt tinh thần, yên tâm
làm ăn hơn sinh sống và dần hòa nhập vào xã hội Thái. Sau năm 1990 Việt Kiều
bắt đầu được xét cấp quốc tịch Thái, được tự do đi lại, kinh doanh trên tất cả mọi
ngành nghề, con em Việt Kiều cũng tự do đến trường học cùng với người Thái,
hòa nhập với văn hóa Thái Lan nhanh hơn.
Đặc biệt trong những năm gần đây, tại Sakôn Nakhon đã có rất nhiều hoạt
động do chính quyền tỉnh tổ chức chính thức cho phép Việt Kiều sinh hoạt cộng
đồng, như dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9 (năm 2000), dịp đón mừng năm mới
(năm 2001), điều này đã làm cho Việt Kiều được thật sự thoải mái về đời sống
tinh thần.
Xu hướng bảo tồn văn hóa tinh thần
Trong các nét văn hoá tinh thần của người Việt tại Sakôn, thì Tiếng Việt
được thế hệ Việt kiều thứ nhất và thứ hai luôn trăn trở tìm mọi cách để bảo lưu
truyền dạy cho con cháu nhưng do nhiều hoàn cảnh khách quan đem lại nên từ
thế hệ Việt kiều thứ ba trở đi còn ít người sự dụng được thành thạo tiếng Việt.
Thể hiện mạnh mẽ nhất trong việc bảo lưu văn hóa tinh thần là được thấy rõ

trong các nghi lễ tang ma, đây là một trong những phong tục còn giữ được nhiều
nét văn hóa truyền thống gần với ở trong nước nhất, kể từ các công việc khâm
liệm cho đến mai táng. Một số lý do chính khiến cho việc tổ chức tang lễ không
thay đổi nhiều:
- Việt Kiều thế hệ thứ nhất (di cư năm 1945 - 1946) vẫn còn nhiều người
hiện đang sống và họ còn rất nhiều kinh nghiệm về phong tục tang lễ của người
Việt.
- Với người Thái, sau khi gia đình có người thân qua đời họ thường đưa
về nhà chùa làm lễ và sau đó đem đi hỏa táng, vì vậy nếu người Việt chọn hình
thức địa táng chỉ có cách là làm theo các phong tục tang ma ở trong nước mà
thôi.
- Thế hệ Việt Kiều thứ hai tại Sakôn hiện nay mặc dù họ sinh ra trên đất
Thái nhưng vẫn còn mang rất nhiều nét trội trong văn hóa Việt. Thế hệ này cũng
đã chứng kiến được những thăng trầm của cha mẹ họ trên đất Thái và họ cũng
luôn kính trọng những ý kiến của cha mẹ mình.
- Về mặt không gian địa lý, ngày nay điều kiện đi lại giữa hai nước dễ
dàng hơn, thông tin đại chúng da dạng hơn, do vậy Việt Kiều ở Sakon có nhiều
điều kiện về nước hơn để ngày càng cảm thấy gắn bó với quê hương.
20
Việc bảo tồn và phát huy văn hóa này được thế hệ Việt kiều thế hệ thứ
nhất và thứ hai rất quan tâm như vấn đề bảo tồn và truyền dạy tiếng Việt cho
các thế hệ sau, thông qua văn hóa ẩm thực và trang phục áo dài và đặc biệt
như đã phân tích là trong phong tục tang ma
Hiện nay việc bảo tồn nền văn hóa truyền thống của Cộng đồng người
Việt ở Sakôn Nakhon vẫn còn gặp tương đối nhiều thuận lợi nhưng cũng có
những khó khăn nhất định như: Các thế Việt kiều thứ ba trở đi còn rất ít người
biết tiếng Việt, vì ít được học tiếng Việt và tiếp xúc nhiều với văn hóa Thái,
nên thế hệ này cũng hiểu biết hạn chế về các phong tục văn hóa Việt truyền
thống.
Xu hướng biến đổi, hội nhập về văn hóa tinh thần

Việc hòa nhập với nền văn hoá Thái đang diễn ra ngày càng nhanh chóng.
Bởi càng ngày càng ít người biết tiếng Việt, họ khác với thế hệ cha ông được sinh
ra ở Việt Nam nên còn mang nặng tình cảm quê hương, nhớ đến thời thơ ấu cực
nhọc của mình. Đối với thế hệ Việt Kiều thứ ba hiện nay thì hầu hết được sinh ra
trên đất Thái, họ cũng coi quê hương nơi sinh của họ là Thái Lan. Điều đó chắc
chắn nó sẽ nhạt dần đi tình cảm đối với quê hương Việt Nam, mặc dù thế hệ này
cũng vẫn rất kính trọng cha mẹ mình. Thể hiện rõ nhất là thế hệ Việt Kiều thứ ba
hiện nay rất ít người biết tiếng Việt và am hiểu về phong tục văn hoá Việt Nam.
Qua đó chúng ta có thể thấy những nét văn hoá truyền thống của người Việt sẽ
biến đổi dần, có chăng chỉ còn bảo lưu được một số nét văn hóa trong phong tục
tang ma hay một số món ăn truyền thống của người Việt mà thôi.
Đây cũng chính là nỗi trăn trở lớn nhất của thế hệ Việt Kiều thứ nhất và
thứ hai, nếu thế hệ con cháu họ không chịu học tiếng Việt thì trong vòng 30 năm
tới đây tại Thái Lan sẽ còn rất ít người nói được tiếng Việt, điều này cũng đồng
nghĩa với việc văn hoá Việt Nam cũng ngày càng phai nhạt dần trên đất Thái.
Về phong tục hôn nhân hiện nay con em Việt Kiều thường tiến hành tổ
chức đám cưới giống với phong tục của người Thái. Trong các ngày lễ hội của
Thái, Việt Kiều cũng tham gia như người Thái bởi vì trên danh nghĩa họ đã là
công dân Thái và đều được sinh ra trên đất Thái, học trường Thái… Thế hệ Việt
Kiều thế hệ thứ ba và thứ tư còn rất ít người nói được tiếng Việt thông thạo.
Trong văn hóa tâm linh, Việt Kiều cũng đến chùa Thái và tiến hành các thủ tục
nghi lễ cũng như người Thái.
21
Không như thế hệ thứ nhất và thứ hai, thế hệ người Việt Nam thứ ba,
những người đã trải qua sự vất vả ít hơn nhiều nên đã hòa nhập nhiều hơn vào xã
hội và văn hóa Thái. Do đó mặc dù vẫn ý thức về gốc rễ Việt Nam của mình, sự
gắn bó của họ với Việt Nam không mạnh mẽ như những người thuộc hai thế hệ
kia. Tuy nhiên, người Việt Nam cả ba thế hệ đều chia sẻ một tình cảm yêu mến
đối với cả Thái Lan và Việt Nam.
Sức lan tỏa của văn hóa Thái không chỉ có sức hút đối với Việt Kiều Thái

Lan mà cả đối với những người Việt đã hồi hương. Việc hòa nhập vào văn hóa
Thái còn được Việt Kiều hồi hương đã về định cư ở trong nước nhưng vẫn còn
hiện diện trong các cuộc gặp gỡ nhớ đến cho họ cơ hội cùng ôn lại những ngày
đã qua ở I- sản.
Mặc dù vậy nhưng văn hóa Việt vẫn chưa bao giờ hội nhập hoàn toàn vào
văn hóa Thái. Văn hóa Việt Nam có thể đã bị nhạt đi và pha trộn với văn hóa
Thái. Tuy nhiên, nền văn hóa này chưa bao giờ bị đồng hóa vào nền văn hóa
Thái; Nó có cách này hoặc cách khác để duy trì sự tồn tại trong người Việt ở mỗi
tỉnh Đông Bắc Thái Lan.
Một số đánh giá liên quan đến kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là vấn
đề vẫn còn những nhạy cảm nhất định, trong đó có Việt Kiều tại Thái Lan. Kết
quả nghiên cứu công trình của cũng đã thu thập được những thông tin đáng tin
cậy và đã đáp được những mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài đặt ra, đó
là phác dựng được một bức tranh tương đối về đời sống văn hóa tinh thần thông
qua một số nét sinh hoạt hàng ngày sử dụng ngôn ngữ, tôn giáo và tín ngưỡng,
văn hóa ứng xử giao tiếp, phong tục cưới hỏi và tang ma…Tuy vậy, cần phải đi
sâu vào nghiên cứu các lĩnh vực văn hóa tinh thần hàng ngày khác như phong tục
sinh đẻ, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian, quan sát và tham dự các dịp văn
hóa lễ hội của cộng đồng (ít nhất là một năm) để có cái nhìn sâu sắc hơn, đầy đủ
hơn về văn hóa của cộng đồng người Việt ở Thái Lan. Nghiên cứu tổng thể về
văn hóa của Việt Kiều Thái Lan sẽ là những nguồn tư liệu quý giá cho các
nghiên cứu về người Việt Nam ở nước ngoài sau này để nhằm phát huy về giữ
gìn văn hóa truyền thống của người Việt Nam ở nước ngoài, luôn gắn bó với quê
hương đất nước, trở thành nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển của
Việt Nam.
Trong thời gian làm việc tại Đại học Rajabat Sakôn, chúng tôi đã có cơ
hội gặp gỡ một số thế hệ Việt Kiều, trong đó có những người đang tham gia và
22
nắm giữ các chức vụ cao trong Hội người Việt Nam ở Sakôn. Những Việt Kiều

này đều là những người có uy tín và kinh nghiệm trong cộng đồng và còn là
những người đại diện liên lạc với Việt Kiều các tỉnh của Thái Lan và với chính
phủ Việt Nam. Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi đã được Hội người Việt
Nam giúp đỡ cung cấp thông tin, đặc biệt là trong quá trình phỏng vấn. Vì vậy
kết quả nghiên cứu công trình của cũng đã thu thập được những thông tin đáng
tin cậy và đã đáp ứng được những mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài đặt
ra, đó là phác dựng được một bức tranh tương đối về đời sống văn hóa tinh thần
thông qua một số nét sinh hoạt hàng ngày sử dụng ngôn ngữ, tôn giáo và tín
ngưỡng, văn hóa ứng xử giao tiếp, phong tục cưới hỏi và tang ma…
Từ những kết quả của luận án này, chúng tôi xin đưa ra một vài ý tưởng,
mang tính chất gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo:
1. Dưới góc độ về Ngoại giao: cần có một nghiên cứu sâu về các chính
sách của Thái Lan đối với Việt kiều qua các thời kỳ, chính sách ngoại giao của
Thái Lan, quan hệ Việt Nam và Thái Lan đặc biệt là giá trị tinh thần mà trong
suốt những năm qua cộng đồng người Việt đã gắn bó với quê hương đất nước. Ví
dụ như cần có một nghiên cứu đánh giá sâu về Vai trò của cộng đồng người
Việt ở Thái Lan đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất
đất nước của Việt Nam và vai trò của cộng đồng người Việt đối với mối quan
hệ giữa Việt Nam và Thái Lan. Nghiên cứu này sẽ đánh giá những giá trị tinh
thần và giá trị vật chất, những hy sinh mất mát âm thầm mà cộng đồng người
Việt Nam tại Thái Lan đã đóng góp cho đất nước trong suốt mấy chục năm vừa
qua. Góp phần phổ biến rộng rãi giá trị tinh thần của người Việt ở nước ngoài
đến với người Việt ở trong nước. Nếu có nghiên cứu sâu về vấn đề này, cộng
đồng người Việt Nam tại Thái Lan sẽ có những khích lệ và tự hào vì những việc
mình đã làm được đóng góp cho quê hương đất nước.
2. Dưới góc độ nhân học văn hoá, có thể coi văn hóa là động lực quan
trọng để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài gắn bó với người Việt trong
nước. Do đó cần có những nghiên cứu để đánh giá Tổng thể về giá trị văn hóa
Việt Nam và văn hóa Thái Lan, những nguyên nhân và tác động đến việc biến
đổi và hội nhập của cộng đồng người Việt vào văn hóa xã hội Thái Lan.

Nghiên cứu tổng thể đối với toàn bộ cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan (kể
cả cộng đồng người Việt Nam di cư đến Thái Lan từ đầu thế kỷ XX). Qua nghiên
cứu về trường hợp một cộng đồng người Việt tại Thái Lan, chúng tôi thấy rằng
hiện nay xu hướng biến đổi và hội nhập văn hóa của thế hệ Việt kiều thứ ba trở
đi là rất nhanh chóng. Việc hội nhập là điều kiện tất yếu xảy ra nhưng qua nghiên
23
cứu để làm sao có thể phát huy việc bảo lưu gìn giữ văn hóa truyền thống Việt,
bên cạnh sự hội nhập vào dòng chảy văn hóa Thái. Khi mà yếu tố văn hóa truyền
thống còn trong tinh thần của người Việt thì tinh thần của họ đối với quê hương
đất nước vẫn còn sâu đậm. Điều này rất có ý nghĩa với chủ trương của Đảng và
nhà nước Việt Nam là Coi bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận
không thể tách rời của dân tộc.
KẾT LUẬN
Cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan đã trải qua nhiều thời kỳ gian khó
vất vả, nhưng với bản tính cần cù chịu khó và chịu đựng của người Việt đến nay
đã trở thành một trong những cộng đồng người nước ngoài thành đạt ở Thái Lan.
Thông qua phân tích và xem xét đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng
người Việt tại tỉnh Sakôn Nakhon ta có thể thấy rằng các thế hệ Việt kiều hiện
nay đang có các xu hướng bảo lưu, gìn giữ và biến đổi hội nhập văn hóa vào xã
hội Thái.
Nhằm đáp ứng được những nguyện vọng gìn giữ văn hóa truyền thống của
Việt Nam của Việt Kiều Thái Lan, trước sự hội nhập văn hóa Thái của người
Việt Sakôn nói riêng và Việt Kiều Thái Lan nói chung vào xã hội Thái đang ngày
càng nhanh chóng, cùng với các chủ trương chính sách Đại đoàn kết dân tộc của
Đảng và nhà nước Việt Nam đối với Việt Kiều, sau nhiều năm tìm hiểu nghiên
cứu, phỏng vấn Việt Kiều Sakôn, thấy được tâm tư nguyện vọng của Việt Kiều
thế hệ thứ nhất và thứ hai, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị sau
đây:
1. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến đời sống văn hoá của cộng đồng
người Việt Nam ở Sakôn nói riêng và Việt Kiều Thái Lan nói chung. Nên cử các

đoàn nghệ thuật trong nước sang biểu diễn văn hoá cho Kiều bào trong những
ngày lễ trọng đại của đất nước, để chăm lo đời sống tinh thần, khơi dậy tình yêu
quê hương đất nước cho kiều bào. Hàng năm nên mời thêm nhiều Việt Kiều Thái
Lan về thăm quê hương trong các ngày lễ lớn của đất nước.
2. Đại sứ quán và Lãnh sự quán Việt Nam tại Thái Lan cần có những hoạt
động thiết thực và quan tâm hơn nữa đối với Kiều bào trong các hoạt động văn
hoá, các vấn đề phối hợp tổ chức các sự kiện, các vấn đề có liên quan đến giấy tờ
công việc việc giữa hai nước. Tạo điều kiện giúp đỡ cho Việt Kiều xây dựng
những công trình mang dấu ấn văn hóa Việt Nam trên đất Thái (giống mô hình
24
Chùa Một cột đã được xây dựng tại Khỏn Kèn, Bảo tàng Hồ Chí Minh tại tỉnh
Nakhon Phanom và Udonthani).
3. Nên có bộ giáo trình học tiếng Việt cơ bản, thống nhất cho Việt Kiều
Thái Lan bằng song ngữ Việt- Thái. Nên biên soạn cuốn từ điển Việt - Thái để
đáp ứng nhu cầu học tiếng Việt của Việt Kiều. Hàng năm chính phủ có thể gửi
giáo viên dạy tiếng Việt trong nước sang kết hợp với Việt Kiều cao tuổi dạy các
lớp tiếng Việt ngắn hạn. Nên dành một số học bổng cho một số Việt Kiều Thái
Lan thế hệ thứ ba trở đi về nước học tiếng Việt kết hợp với tìm hiểu văn hóa Việt
Nam.
4. Bộ Ngoại giao, Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ quán Việt
Nam, lãnh sự quán Việt Nam tại Thái Lan nên thường xuyên liên lạc, trao đổi
định kỳ với các Hội người Việt Nam tại các tỉnh, để nắm bắt được tâm tư nguyện
vọng của Việt Kiều, lắng nghe những ý kiến đóng góp của Việt Kiều trong việc
công cuộc phát triển đất nước .
5. Nên phát huy tinh thần tương thân tương ái của Việt Kiều, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam nên có kế hoạch vận động cụ thể (từ năm 2007 đã có các Hội
người Việt Nam tại các tỉnh được thành lập nên rất thuận lợi) để Việt Kiều tham
gia vào các phong trào như: giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam, trẻ em mồ
côi, người già không nơi nương tựa ở và các thảm họa thiên tai ở trong nước.
6. Cần có chính sách vận động thích hợp và tạo điều kiện để Việt Kiều

Sakôn cũng như Việt Kiều Thái Lan có khả năng về tài chính và đang kinh doanh
thành đạt về đầu tư vào trong nước. Nên tận dụng nguồn lực của Việt Kiều ở
Thái Lan trong việc tổ chức quảng bá du lịch, cơ hội đầu tư Việt Nam đến với
Việt Kiều thế hệ thứ ba và với người Thái bản địa.
7. Và cuối cùng là nhà nước tạo mọi điều kiện có thể để hỗ trợ cộng đồng
người Việt Nam ở Thái Lan tiếp tục giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và truyền
thống dân tộc và động lực cho sự đoàn kết cộng đồng và gắn kết cộng đồng Việt
Kiều với cộng đồng trong nước.
25

×