Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.85 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NINH ĐỨC HÙNG


NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM













Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 62 31 01 05



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ






HÀ NỘI - 2013
Công trình hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG



Phản biện 1: TS. Trần Đình Thao
Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội



Phản biện 2: GS.TSKH. Lƣơng Xuân Quỳ
Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam



Phản biện 3: TS. Bùi Thị Gia
Hội Kinh tế nông lâm


Luận án đƣợc bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp trƣờng họp tại:
Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2013


Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội

1
MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những xu thế lớn
của thời đại phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, nó ảnh hưởng
mạnh mẽ và sâu rộng tới tất cả các quốc gia trên thế giới. Đứng trước
thực tế này các quốc gia đều phải nỗ lực đổi mới, nhận thức đầy đủ về
hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế thương mại.
Cũng chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh của mỗi quốc gia nói
chung, mỗi ngành hàng trong quốc gia đó nói riêng ngày càng được mở
rộng dưới nhiều hình thức, trong đó có ngành trái cây của Việt Nam đã
và đang tham gia vào thị trường thế giới. Trong quá trình đó, Việt Nam
đã xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển ngành trái cây trong bối
cảnh kinh tế hội nhập (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007).
Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành trái cây, nhất là trái cây nhiệt
đới. Trong thời gian qua, ngành trái cây của nước ta đã đạt được những
thành tựu đáng kể. Năm 2011 Việt Nam xuất khẩu 260 triệu USD trái
cây cho trên 50 thị trường Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, trong đó có tới
85-90% là sản phẩm chế biến. Cho đến nay có hàng loạt vấn đề đặt ra cả
về lý luận và thực tiễn như: Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây là
gì? Đâu là cơ sở lý luận và thực tiễn cho nâng cao năng lưc cạnh tranh
của ngành trái cây? Giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành trái cây? Để góp phần làm sáng tỏ các vấn đề nêu
trên, chúng tôi chọn đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
trái cây Việt Nam".

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp chủ yếu
để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng
cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây.
- Đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành trái
cây Việt Nam, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của ngành trái cây Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành trái cây Việt Nam.

2
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh ngành trái cây Việt Nam, bao gồm hai lĩnh vực chủ yếu
sau: i) sự tham gia trực tiếp của khu vực đầu tư tư nhân. ii) khu vực đầu
tư công để tạo môi trường thuận lợi cho ngành trái cây.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung vào một số sản phẩm sản xuất ở một số
vùng đại diện và trong thời gian xác định. Về sản phẩm, cụm từ “ngành
trái cây” bao hàm nhiều loại sản phẩm. Nghiên cứu này chỉ tập trung
vào một số loại trái cây dứa, thanh long và chôm chôm là các sản phẩm
có diện tích lớn, đặc trưng cho thế mạnh về cây ăn quả nhiệt đới của
Việt Nam, vừa tiêu dùng nội địa lại vừa xuất khẩu. Về địa bàn thu thập
số liệu, nghiên cứu này thu thập thông tin ở 8 đại diện, thuộc các tỉnh
Ninh Bình, Tiền Giang, Kiên Giang, Bình Thuận, Long An, Tiền Giang
và Đồng Nai, đây là các địa phương đại diện cho sản xuất dứa, thanh long

và chôm chôm của Việt Nam. Về thời gian, số liệu và thông tin phản ánh
trong nghiên cứu này chủ yếu giai đoạn 2009-2011. Luận án được thực
hiện từ 2009 đến 2013.
4 Những đóng góp mới của Luận án
4.1 Những đóng góp về lý luận và học thuật
Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, thực tiễn và khung lý
thuyết về năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
trái cây. Luận án đã chỉ ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngàng trái cây trong khu vực đầu
tư tư nhân và khu vực đấu tư công.
4.2 Những đóng góp về thực tiễn
Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh
của ngành trái cây Việt Nam. ở khu vực đầu tư tư nhân (hộ sản xuất trái
cây, thương lái, doanh nghiệp) ở khu vực đầu tư công (đầu tư công, dịch
vụ công). Luận án đã đưa ra các giải pháp nâng cao NLCT của ngành
trái cây thuộc hai khu vực: i) Khu vực tư nhân gồm nâng cao NLCT của
hộ sản xuất trái cây; nâng cao NLCT của thương lái, của doanh nghiệp
ii) Khu vực công gồm công tác đầu tư công và dịch vụ công, tạo môi
trường thuận lợi cho ngành trái cây phát triển.
5. Cấu trúc của luận án: ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 4
chương 142 trang. Chương 1 từ trang 6-27, chương 2 từ trang 28-45,
chương 3 từ trang 46-118, chương 4 từ trang 119-142.

3
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM

1.1 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành trái cây và
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây

1.1.1 Năng lực cạnh tranh ngành
Năng lực cạnh tranh ngành là khả năng cạnh tranh của một ngành
kinh tế về một hay nhóm các sản phẩm, dịch vụ mà ngành đó cung cấp
ra thị trường. Nó liên quan đến năng lực cạnh tranh của quốc gia, tỉnh,
doanh nghiệp và sản phẩm, thuộc hai khu vực đầu tư công và đầu tư tư
nhân được nhìn nhận theo góc độ của một ngành kinh tế. Được thể hiện
ở (Sơ đồ 1.1).












Sơ đồ 1.1 Mối liên quan giữa năng lực cạnh tranh ngành với năng
lực cạnh tranh sản phẩm, tổ chức kinh tế, tỉnh và quốc gia

1.1.2 Năng lực cạnh tranh ngành trái cây
Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây là tổng hoà năng lực cạnh
tranh sản phẩm của các tổ chức kinh tế (hộ sản xuất trái cây, doanh nghiệp,
hợp tác xã ) tham gia sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm trái cây và
năng lực cạnh tranh của địa phương (xã, huyện, tỉnh, quốc gia) trong đầu tư
công và cung cấp các dịch vụ công cho các tổ chức kinh tế sản xuất kinh
doanh trái cây. Nó bao gồm năng lực cạnh tranh của các tổ chức kinh tế trong
khu vực đầu tư tư nhân và năng lực cạnh tranh của địa phương trong hỗ trợ

khu vực tư nhân phát triển sản xuất kinh doanh về trái cây.
Khu vực đầu tư tư nhân
NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH
NL cạnh
tranh sản
phẩm

Khu vực đầu tư công

Năng lực
cạnh tranh tổ
chức kinh tế


Năng lực
cạnh tranh
Tỉnh



Năng lực
cạnh tranh
Quốc gia


4
1.1.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành trái cây
Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây là quá trình cải
thiện năng lực cạnh tranh của khu vực đầu tư tư nhân và hoàn thiện việc
cung cấp các dịch vụ công ở khu vực công, đảm bảo cho ngành trái cây

ngày càng cạnh tranh và phát triển bền vững cả trên thị trường trong nước
và quốc tế.
1.2 Cơ sở thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây
Từ nghiên cứu thực tiễn phát triển ngành trái cây của một số nước
trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây cho nâng
cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây: i) Quy hoạch và phát triển các
vùng trồng trái cây hợp lý để phát huy tối đa lợi thế về trái cây của nước
ta; ii) Phát triển đa dạng các loại sản phẩm trái cây, phát huy trái cây nhiệt
đới; iii) Nâng cao năng lực công nghệ, dây chuyền chế biến, tập trung vào
công nghệ giống; iv) Đẩy mạnh đầu tư công vào phát triển hạ tầng, thực
hiện tốt các dịch vụ công và tập trung vào phát triển, khuyến khích các tổ
chức kinh tế trong ngành trái cây liên kết với nhau, cùng nhau phát triển
sản xuất và kinh doanh.

Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm của ngành trái cây Việt Nam
- Ngành trái cây đa dạng với nhiều sản phẩm.
- Ngành trái cây có thể phát triển theo lợi thế so sánh của từng vùng.
- Sản xuất kinh doanh trái cây có sự tham gia của nhiều tác nhân.
- Ngành trái cây đang tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, nên còn
phải đối mặt với nhiều thách thức;
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng hài hòa một số các phương pháp tiếp cận
cơ bản sau: Tiếp cận theo hai khu vực kinh tế, tiếp cận ngành hàng và
tiếp cận kinh tế thể chế.


5
2.2.2 Khung phân tích
Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành trái cây, là sự đánh giá
về thực trạng năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây thuộc hai khu
vực đầu tư tư nhân và khu vực đầu tư công. Thực trạng về năng lực cạnh
tranh ngành trái cây gồm: 1- Thực trạng năng lực cạnh tranh khu vực tư
nhân i) Năng lực cạnh tranh hộ sản xuất trái cây ii) Năng lực cạnh tranh
của thương lái iii) Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp iv) Tổng công
ty rau quả nông sản Việt Nam v) Hiệp hội rau quả Việt Nam. 2- Thực
trạng về năng lực cạnh tranh khu vực đầu tư công gồm: i) Thực trạng về
công tác quy hoạch ii) Thực trạng về đầu tư công iii) Dịch vụ công và
iv) các chính sách liên quan. Các nhân tố ảnh hưởng đến khu vực tư và
khu vực công và từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành trái cây. Trong quá trình phân tích mỗi loại trái cây
chúng tôi chọn theo từng cặp của doanh nghiệp, hộ để so sánh tìm ra
những mặt ưu nhược điểm của từng đối tượng, từ đó đưa ra các giải
pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây (Sơ đồ 2.1).
2.2.3 Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào phương pháp tiếp cận và từ kết quả nghiên cứu về lý
luận, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây, nội dung nghiên cứu
năng lực cạnh tranh của ngành trái cây bao gồm các nội dung chính sau: i)
Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây trong khu vực đầu tư tư nhân; ii)
Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây trong khu vực đầu tư công.
2.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây gồm chỉ tiêu thể hiện
năng lực khu vực đầu tư tư nhân gồm: Sản lượng, diện tích và cơ cấu
diện tích sản xuất trái cây qua các năm; năng suất một số trái cây chủ
lực của Việt Nam so với một số nước; thị phần một số sản phẩm trái cây
chủ yếu của Việt Nam trên thế giới. Khu vực đầu tư công gồm: Các chỉ

tiêu về năng lực đầu tư công về ngành trái cây; chỉ tiêu về năng lực cung
cấp dịch vụ công cho phát triển ngành trái cây. Các chỉ tiêu trên được lấy
từ nguồn số liệu của Bộ Công thương; Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện
nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, Tổng công ty rau quả nông sản Việt
Nam, Niên giám thống kê năm 2011 và điều tra thực tế.

6


7
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM

3.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành trái cây ở khu vực
đầu tƣ tƣ nhân
3.1.1 Năng lực cạnh tranh của hộ sản xuất trái cây
a) Quy mô và diện tích cây ăn trái của hộ
Diện tích trồng cây ăn trái bình quân của các hộ dao động từ 1,1
đến 1,8ha, chiếm từ 66,7% đến 86,4% tổng diện tích đất nông nghiệp
của hộ. Đây là diện tích trồng trái cây chính vì chiếm diện tích lớn của
hộ sản xuất trái cây. Tính bình quân diện tích đất trồng trái cây của các
hộ là 1,36ha/hộ (Bảng 1). Như vậy, nếu xét về quy mô thì đây là diện
tích còn nhỏ lẻ và manh mún.
Bảng 1 Diện tích đất trồng cây ăn trái bình quân của một hộ
năm 2010
Các chỉ tiêu
Đơn
vị
tính

Dứa
Thanh long
Chôm chôm
Ninh
Bình
(n=94)
Bắc
Giang
(n=46)
Tiền
Giang
(n=86)
Kiên
Giang
(n=127)
Bình
Thuận
(n=112)
Long
An
(n=92)
Tiền
Giang
(n=96)
Đồng
Nai
(n= 184)
1. DT đất trồng
cây ăn quả
Ha

1,3
(0,8)
1,1
(0,6)
1,8
(1,3)
1,7
(0,9)
1,3
(0,8)
1,2
(0,8)
1,2
(0,7)
1,3
(1,0)
2. Tỷ lệ đất
trồng cây ăn quả
%
72,2
73,3
72,0
77,2
86,4
66,7
75,0
76,4
Ghi chú: Số liệu trong bảng là số bình quân theo từng chỉ tiêu; số trong ngoặc đơn là độ
lệch chuẩn bình quân. Nguồn tổng hợp số liệu điều tra năm 2011.


b) Năng suất trái cây
Năng suất trái cây của mỗi vùng miền có sự khác nhau, phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng, kỹ thuật chăm sóc và
chất lượng giống cây. Kết quả sản xuất năm 2010 cho thấy: dứa có
năng suất từ 31,8 tấn/ha đến 36,6 tấn/ha, cụ thể Ninh Bình năng suất
trung bình là 35,7 tấn/ha, Bắc Giang năng suất bình quân 32,5 tấn/ha,
Tiền Giang là 34,2 tấn/ha, thanh long năng suất từ 20,2 tấn/ha tại Long
An, đến 28,2 tấn/ha tại Bình thuận và chôm chôm từ 13,8 đến 14,9
tấn/ha (Bảng 2).


8
Bảng 2 Năng suất một số cây ăn trái bình quân của hộ năm 2010
Các chỉ
tiêu
Đơn
vị
tính
Dứa
Thanh long
Chôm chôm
Ninh
Bình
(n=94)
Bắc
Giang
(n=46)
Tiền
Giang
(n=86)

Kiên
Giang
(n=127)
Bình
Thuận
(n=112)
Long
An
(n=92)
Tiền
Giang
(n=96)
Đồng
Nai
(n=184)
Năng suất
bình quân
tấn/
ha
35,7
(0,9)
32,5
(0,7)
34,2
(0,6)
33,6
(0,9)
28,2
(1,0)
20,2

(1,6)
14,9
(0,9)
13,8
(0,6)
Ghi chú: Số liệu trong bảng là số bình quân theo từng chỉ tiêu; số trong ngoặc đơn là độ
lệch chuẩn bình quân. Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2011.
c) Chất lượng trái cây
Qua khảo sát chúng tôi thấy có tới 85,2% số người đánh giá chất
lượng trái cây trong nước sản xuất có chất lượng tốt, trong đó người tiêu
dùng của các tỉnh đánh giá cao hơn (87,3%) so với hai thành phố lớn,
chỉ có 14,8% ý kiến người tiêu dùng đánh giá chất lượng chưa tốt so với
sản phẩm cùng loại nhập của nước ngoài. Đặc biệt là có 92,7% số người
tiêu dùng đánh giá về an toàn vệ sinh thực phẩm cao hơn so với trái cây
nhập khẩu (Bảng 3).
Bảng 3 Đánh giá của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng và mức độ an
toàn vệ sinh thực phẩm của trái cây trong nƣớc, năm 2011
Đơn vị: %
Nội dung
Chung
(n=300)
TP Hà
Nội
(n=30)
TP Hồ Chí
Minh
(n=30)
8 địa
phương
(n=240)

Đánh giá
chất lượng
Chất lượng tốt
85,2
82,4
85,8
87,3
Chất lượng chưa tốt
14,8
17,6
14,2
12,7
Mức độ an
toàn vệ
sinh thực
phảm
An toàn VSTP so với
SP nhập khẩu
92,7
92,2
90,3
95,5
Chưa an toàn VSTP so
với SP nhập khẩu
7,3
7,8
9,7
4,5
Ghi chú: Số liệu trong bảng là tỷ lệ phần trăm số người trả lời theo nội dung trên tổng số
mẫu điều tra. Nguồn số liệu điều tra năm 2011

3.1.2 Năng lực cạnh tranh của thương lái
a) Năng lực tiếp cận tới hộ
Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, số thương lái thu gom các sản
phẩm trái cây khác nhau theo từng địa phương và từng loại trái cây. Từ
dứa Bắc Giang đến Thanh Long bình Thuận, số thương lái dao động từ
5 đến 30 người. Tuy nhiên, số thương lái này đã tiếp cận được từ 42,1%
(tỉnh Bắc Giang) đến 59,4% (tỉnh Ninh Bình) (Bảng 4). Điều này chứng
tỏ, thương lái là cầu nối quan trọng để giúp cho cả nông dân tiêu thụ sản
phẩm và doanh nghiệp thu gom đuợc nguyên liệu.

9
Bảng 4 Số thƣơng lái, số hộ, diện tích và sản lƣợng trái cây
mà thƣơng lái tiếp cận đƣợc theo từng loại trái cây
Loại trái cây
Số
thương
lái trong
tỉnh
(người)
Số hộ
tiếp cận
Diện tích
mà thương
lái có thể
thu mua (ha)
và (%)
Tổng
sản
lượng
của hô

(tấn)
Sản lượng
mua được
Hộ
(hộ)
Tỷ
lệ
(%)
Số
lượng
(tấn)
Tỷ lệ
( %)
Dứa ở Ninh Binh
7
1.588
59,4
2.079,1 (59,4)
37.113,1
5.678,3
15,3
Dứa ở Bắc Giang
5
397
42,1
433,9 (42,1)
7.050,5
4.230,3
60,0
Thanh long ở

Bình Thuận
30
5.567
53,5
7.172,2 (53,5)
101.125,9
85.956,9
85,0
Chôm chôm ở
Đồng Nai
24
4.525
56,5
5.858,6 (56,5)
40.424,6
28.822,5
71,3
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2011.



b) Kết quả kinh doanh của các thương lái năm 2010
Bảng 5 Kết quả kinh doanh bình quân của một thƣơng lái
tại các địa phƣơng năm 2010
Đơn vị: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
Thương lái
Dứa Ninh
Binh
(n=7)

Dứa Bắc
Giang
(n=5)
Thanh long
Bình Thuận
(n=30)
Chôn chôm
Đồng Nai
(n=24)
1. Tổng doanh thu
4.223,6
4.357,2
28.079,3
10.898,6
1.1 Doanh thu từ chính vụ
2.945,4
3.045,8
20.414,8
7.836,2
1.2 Doanh thu từ trái vụ
1.278,2
1.311,4
7.664,5
3.062,4
2. Tổng chi mua trái cây
2.879,7
3.003,5
19.698,5
7.656,0
2.1 Chi phí mua trái cây chính vụ

1.968,5
2.057,5
14.068,0
5.404,3
2.2 Chi phí mua trái cây trái vụ
911,2
946,1
5.630,5
2.251,8
3. Chi khác phân bổ
1.027,6
1.131,9
7.677,1
2.619,6
3.1 Chi chính vụ
770,7
848,9
5.757,8
1.964,7
3.2 Chi trái vụ
256,9
283,0
1.919,3
654,9
4. Lợi nhuận trong kỳ
316,3
221,8
703,8
623,0
4.1 Lợi nhuận chính vụ

206,2
139,4
589,0
467,2
4.2 Lợi nhuận trái vụ
110,1
82,4
114,8
155,7
5. Lợi nhuận/doanh thu
8,5
6,2
3,8
4,7
6. Lợi nhuận/chi phí
9,3
6,5
4,0
5,0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2011
Thương lái Bắc Giang mua được 4.230,3 tấn sản phẩm dứa, sau
khi trừ hết mọi khoản chi phí thì lợi nhuận được 221,8 triệu đồng, trong
đó lợi nhuận từ chính vụ là 139,4 triệu, và lợi nhuận từ doanh thu trái vụ

10
là 82,4 triệu đồng, thương lái Bình Thuận, Đồng Nai lại có thu nhập cao
hơn bởi vì họ mua được lượng sản phẩm của người sản xuất từ 71,3 đến
85% tổng sản phẩm của người sản xuất, chính vì vậy mà lợi nhuận của
các thương lái này cao hơn, cụ thể thương lái chôm chôm Đồng Nai có
mức lợi nhuận là 623,0 triệu đồng trong đó lợi nhuận từ chính vụ là

467,2 triệu đồng, từ trái vụ là 155,7 triệu đồng (Bảng 5). Lợi nhuận từ
trái cây trái vụ là rất cao, nên các nhà khoa học phải tập trung vào
nghiên cứu để giúp nông dân có kỹ thuật tốt để sản xuất trái cây trái vụ.
3.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
a) Năng lực tiếp cận vùng nguyên liệu
Kết quả nghiên cứu thực địa cho thấy, chỉ có một phần nhỏ doanh
nghiệp có sự liên kết với hộ sản xuất trái cây, thông qua hợp đồng sản
xuất và cung cấp nguyên liệu. Nhóm những doanh nghiệp hiện đang
hoạt động có lãi có vùng sản xuất nguyên liệu ổn định thông qua hợp
đồng với hộ nông dân, như công ty VEGETIGI có 58%, công ty
DOVECO có 70% (Bảng 6), và phần nguyên liệu còn lại được thu mua
trên thị trường tự do. Đặc biệt, nhóm những doanh nghiệp đang hoạt
động chưa có lãi là những doanh nghiệp không có vùng nguyên liệu ổn
định. Toàn bộ nguyên liệu của nhóm doanh nghiệp này được mua thông
qua hệ thống thương lái trên thị trường tự do, nên nguyên liệu phục vụ
cho nhà máy chế biến là không được ổn định.
Bảng 6 Diện tích cây ăn trái phân theo vùng nguyên liệu
và nhóm công ty năm 2010
Vùng
nguyên
liệu
Đơn
vị
Chung
Nhóm có lãi
Nhóm chưa có lãi
DOVECO
VEGETIGI
BAVECO
KIVECO

Diện
tích
%
Diện
tích
%
Diện
tích
%
Diện
tích
%
Diện
tích
%
Của công ty
ha
7.000
47
3.500
70
3.500
58

0

0
Công ty ký
hợp đồng
bên ngoài

ha
7.800
53
1.500
30
2.500
42
1.500
100
2.300
100
Cộng

14.800
100
5.000
100
6.000
100
1.500
100
2.300
100
Ghi chú: Số liệu trong bảng là diện tích vùng nguyên liệu của công ty và ngoài công ty.
Nguồn tổng hợp số liệu điều tra của các công ty năm 2011.
b) Công suất chế biến
Nhóm những doanh nghiệp đang hoạt động có lãi hiện đang sử
dụng 60% - 62,8% công suất hệ thống dây chuyền sản xuất, trong khi

11

những doanh nghiệp hoạt động chưa có lãi mới chỉ vận hành được nhiều
nhất là 47,9% công suất thiết kế (Bảng 7).

Bảng 7 Mức độ sử dụng công suất theo các dây chuyền chế biến
của các doanh nghiệp năm 2010
Dây chuyền
Doanh nghiệp có lãi
Doanh nghiệp chưa có lãi
DOVECO
VEGETIGI
BAVECO
KIVECO
CS
thiết kế
tấn
SP/năm
Tỷ lệ %
đạt được
so với
CSTK
CS
thiết kế
tấn
SP/năm
Tỷ lệ %
đạt được
so với
CSTK
CS
thiết kế

tấn
SP/năm
Tỷ lệ %
đạt được
so với
CSTK
CS
thiết kế
tấn
SP/năm
Tỷ lệ %
đạt được
so với
CSTK
Dây chuyền đồ hộp
10
45,0
10
61,6
5
47,6
10
41,7
Dây chuyền lạnh
8
68,8
5
54,8
3
48,3

2
62,5
Dây chuyến cô đặc
5
70,0
5
73,0
-
-
3
45,7
Dây chuyền nước
quả
2
75,0
-
-
-
-
-
-
Cộng
25
60,0
20
62,8
8
47,9
15
45,3

Ghi chú: Số liệu trong bảng là tỷ lệ phần trăm công suất đạt được so với công suất thiết kế. Nguồn
tổng hợp số liệu điều tra năm 2011.

Nhóm những doanh nghiệp hoạt động chưa có lãi, có dây chuyền chỉ
sử dụng 47,6% - 62,5% công suất thiết kế. Lý do chính là chưa tìm được thị
trường đầu ra và đặc biệt là do nguyên liệu đầu vào không ổn định.
3.1.4 Tình hình liên kết giữa hộ sản xuất trái cây và doanh nghiệp
Qua khảo sát thực tế cho thấy có 45,1% số hộ sản xuất trái cây,
có liên kết với doanh nghiệp. Đây là một kết quả quá thấp chưa đáp ứng
được mong đợi của các bên. Lý do hộ liên kết với doanh nghiệp là do ở
những địa phương này, các hộ nhận đất khoán của các doanh nghiệp và
giá mua của các doanh nghiệp ổn định, những địa phương khác các hộ
không nhận đất khoán thường ít liên kết với các doanh nghiệp, phần lớn
bán sản phẩm trái cây cho thương lái.
3.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành trái cây ở khu vực công
3.2.1. Công tác quy hoạch vùng nguyên liệu
Phần lớn các hộ có diện tích trồng cây ăn trái đều nằm trong vùng
nguyên liệu đã được quy hoạch, tính chung các địa phương có 65,8% số
hộ có diện tích cây nằm trong vùng nguyên liệu và 34,2% số hộ có diện
tích cây nằm ngoài vùng quy hoạch. Như vậy công tác quy hoạch chưa
được thực hiện tốt so với mong đợi (Bảng 8).

12
Bảng 8 Tỷ lệ diện tích cây ăn trái của hộ nằm trong quy hoạch
và không nằm trong vùng quy hoạch
Đơn vi: %
Chỉ
tiêu
Chung
(N=837)

Dứa
Thanh long
Chôm chôm
Ninh
Bình
(n=94)
Bắc
Giang
(n=46)
Tiền
Giang
(n=86)
Kiên
Giang
(n=127)
Bình
Thuận
(n=112)
Long
An
(n=92)
Tiền
Giang
(n=96)
Đồng
Nai
(n=184)
Số hộ có
diện tích
được quy

hoạch
65,8
75,0
71,2
22,0
65,6
80,4
60,5
78,2
73,7
Số hộ có
diện tích
không
được quy
hoạch
34,2
25,0
28,8
78,0
34,4
19,6
39,5
21,8
26,3
Ghi chú: Số liệu trong bảng là tỷ lệ phần trăm số người trả lời theo nội dung phỏng vấn
trên tổng số mẫu điều tra. Nguồn tổng hợp số liệu điều tra năm 2011.

3.2.2 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
a) Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông tại vùng nguyên liệu của các địa phương, cơ

bản đã được đầu tư, tuy nhiên theo nhu cầu của các địa phương thì mới
đáp ứng được từ 75,3% (Bắc Giang) đến 91% (Ninh Bình).
b) Tình hình thủy lợi vùng nguyên liệu
Hệ thống thủy lợi gồm có hệ thống tưới và hệ thống tiêu, trong hệ
thống tưới là hệ thống kém nhất của tất cả các địa phương, bởi vì phải
đầu tư tốn kém, nên chưa được các địa phương đầu tư, cụ thể mới chỉ
đáp ứng được từ 15% đến 30%, (Bắc Giang, Ninh Bình).
c) Hệ thống điện sản xuất
Hệ thống điện sản xuất được đáp ứng tương đối đầy đủ, cơ bản
các địa phương đều đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các vùng
nguyên liệu, đã đáp ứng được 85% Bình Thuận đến 96% Ninh Bình.
3.2.3 Năng lực cạnh tranh của việc cung cấp dịch vụ công
a) Dồn điền đổi thửa
Có 79,8% ý kiến của các DN đánh giá phải đi lại nhiều, 70,6% ý
kiến là phải chi thêm lệ phí không chính thức, 42,0% ý kiến của các DN
cho là cán bộ của địa phương chưa nhiệt tình ủng hộ mà còn gây khó
khăn cho các DN, các ý kiến đánh giá này thì nhóm DN chưa có lãi
đánh giá cao hơn là nhóm DN có lãi.

13
b) Chi phí xây dựng vùng nguyên liệu
Chi phí xây dựng vùng nguyên liệu tại các địa phương khác nhau,
nên các ý kiến cũng khác nhau, cụ thể nhóm DN có lãi đánh giá 45,3%
là mất nhiều thời gian đi lại, nhóm DN chưa có lãi đánh giá tới 80%
phải mất nhiều thời gian đi lại từ 1 đến 2 năm, có tới 70% ý kiến là phải
chi thêm lệ phí không chính thức. Nhóm có lãi đánh giá các chỉ tiêu thấp
hơn nhóm chưa có lãi.
c) Chi phí tạo lập mặt bằng sản xuất kinh doanh
Chi phí lập mặt bằng kinh doanh, các đơn vị cũng có ý kiến về
các thủ tục của các địa phương, vì vậy có 43,3% nhóm DN có lãi đánh

giá mất nhiều thời gian đi lại và 66,7% phải chi thêm lệ phí không chính
thức, nhóm DN chưa có lãi đánh giá 81,7% ý kiến cho là phải đi lại
nhiều và 70,0% phải chi thêm lệ phí không chính thức.
d) Thủ tục xuất nhập khẩu tại địa phương
Về thủ tục xuất nhập khẩu tại các địa phương thì chỉ có 34,3%
đánh giá kéo dài thời gian hơn so với quy định, nhưng lại có tới 80,8% ý
kiến đánh giá là phải chi thêm lệ phí không chính thức, 58,3% cán bộ
còn gây phiền hà cho các DN.
e) Thủ tục cấp giấy đăng ký kinh doanh
Thủ tục xin cấp mới hoặc đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh của các DN, đã được các địa phương giải quyết nhanh gọn hơn,
tuy nhiên vẫn có 32,8% ý kiến cho là kéo dài thời gian hơn so với quy
định, 57,5% cho là phải chi thêm lệ phí không chính thức, và 61,2% cán
bộ còn gây khó khăn.
3.3 Kết quả về năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam so
với một số nƣớc
3.3.1 Những kết quả đạt được của ngành trái cây
3.3.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trái cây
a) Tình hình tiêu thụ trái cây tươi
Theo nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển
Nông nghiệp nông thôn, hiện nay có tới 90% sản lượng trái cây sản xuất
trong nước được tiêu thụ tại thị trường nội địa, tỷ lệ trái cây xuất khẩu mới
chỉ chiếm 10%, nên giá trị kim ngạch xuất khẩu thu về chưa được cao.
b) Tình hình tiêu dùng và nhập khẩu trái cây
- Tình hình tiêu dùng, mức độ tiêu dùng trái cây của người thành
thị thường cao hơn mức độ tiêu dùng trái cây của người nông thôn. Mức
tiêu thụ trái cây ở đô thị từ 100-159kg/người/năm, ở nông thôn từ 30
đến 90kg/người/năm (Viện nghiên cứu rau quả - 2009)

14

- Tình hình nhập khẩu trái cây
156.2
150.3
143.1
135
140
145
150
155
160
2009 2010 2011

Đồ thị 1 Kim ngạch nhập khẩu trái cây Việt Nam qua các năm
Nguồn: Bộ môn nghiên cứu thị trường, Viện nghiên cứu cây ăn quả
Miền Nam, năm 2012
Trong vòng 3 năm từ năm 2009 đến 2011 chúng ta đã giảm 13,1
triệu USD nhập khẩu trái cây, đây có thể coi là một tín hiệu đáng mừng
cho ngành trái cây trong nước, chứng tỏ năng lực cạnh tranh của ngành
trái cây đã phần nào được cải thiện, đồng thời giảm mức phụ thuộc vào
trái cây nhập khẩu và đáp ứng được nhu cầu của người dân trong việc
cung cấp các sản phẩm trái cây có chất lượng cao (Đồ thị 1).
3.3.1.2 Tình hình xuất khẩu trái cây
a) Xuất khẩu trái cây qua các năm
Trong những năm qua ngành trái cây đã không ngừng phấn đấu sản
xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm trái cây, nên giá trị trái
cây xuất khẩu đạt được những kết quả đáng kể. Năm 2006 thời điểm trước
khi Việt Nam gia nhập WTO, kim ngạch trái cây xuất khẩu chỉ đạt 65,7
triệu USD, sau khi gia nhập WTO 5 năm, giá trị xuất khẩu năm 2011 đã đạt
260 triệu USD, tăng lên gấp gần 4 lần với năm 2006 (Đồ thị 2).


65.7
130.1
260
0
50
100
150
200
250
300
2006 2009 2011

Đồ thị 2 Kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt nam qua các năm
Nguồn: Bộ môn nghiên cứu thị trường - Viện nghiên cứu cây ăn quả
Miền Nam năm 2012
b) Thị trường tiêu thụ trái cây qua các năm 2009-2011
Trong thời gian qua, trái cây của Việt Nam đã có mặt tại hơn 50
Triệu USD
Năm
Triệu USD
Năm
Năm
Năm

15
thị trường khác nhau trên khắp thế giới. Những thị trường hàng đầu là
Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Đài Loan, Hoa Kỳ và các nước EU (Viện
nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, 2012) (Bảng 9)
Bảng 9 Giá trị xuất khẩu trái cây các thị trƣờng 2009-2011




Đơn vị: Triệu USD
STT
Tên nước nhập khẩu
2009
2010
2011
1
Trung quốc
34,7
40,6
70,0
2
Hoa Kỳ
16,5
18,1
30,4
3
Nhật Bản
13,3
16,7
28,3
4
Nga
12,4
14,5
24,7
5
Indonesia

11,5
13,4
22,9
6
Hà Lan
6,4
7,5
12,8
7
Hàn quốc
5,2
5,6
9,6
8
Đài Loan
4,2
5,5
9,4
9
Thái lan
3,0
3,5
6,0
10
Singapore
3,4
4,0
6,9
11
Các nước EU

19,6
22,9
39,1

Cộng
130,1
152,4
260
Nguồn: Bộ môn nghiên cứu thị trường - Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam năm 2012

c) Thị phần trái cây của Việt Nam so với một số nước
Kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam năm 2011 chiếm
0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây trên toàn thế giới, nhưng lại
chiếm 4,8% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây nhiệt đới trên toàn thế giới,
trong đó: Thanh long Việt Nam có thị phần lớn nhất và chiếm lĩnh gần như
100% các thị trường trên thế giới. Chôm chôm Việt Nam chiếm trên 90%
thị trường Trung Quốc. Nhãn đứng thứ 2 sau Thái Lan về sản lượng xuất
khẩu vào thị trường Trung Quốc, chiếm 40% tổng sản lượng nhãn nhập
khẩu vào Trung quốc. Dứa Việt Nam xếp hàng thứ 10 so với thế giới, sau
các nước Brazil, Philippines, Costa Rica, Thailand, China, Indonesia, India,
Nigeria, Mexico. Tuy nhiên, các loại trái cây khác như xoài, sầu riêng,
mãng cầu chiếm thị phần rất nhỏ ở các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản
và Mỹ. Hiện nay Trái cây Việt Nam đã thâm nhập được vào các thị trường
khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc chủ yếu là các sản phẩm trái cây tươi
(Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, 2012).

16
3.3.2 Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam so với một số
nước
3.3.2.1 Cạnh tranh về năng suất

So sánh với những quốc gia có thế mạnh trong khu vực ta thấy:
năng suất dứa của Việt Nam đạt 32,6 tấn/ha cao hơn Trung Quốc 9,5
tấn/ha và thấp hơn năng suất của Thái Lan là 5,0 tấn/ha. Năng suất
thanh long của Việt Nam đạt 23,5 tấn/ha thấp hơn năng suất của Thái
Lan là 3,2tấn/ha. Năng suất chôm chôm của Việt Nam đạt 14,3 tấn/ha
cao hơn năng suất của Trung Quốc 2,2 tấn/ha, nhưng thấp hơn so với
năng suất của Thái Lan là 1,9 tấn/ha (Đồ thị 3).

Đồ thị 3 Năng suất một số cây trái của Việt Nam và một số nƣớc
năm 2010 (tấn/ha)
(Nguồn: Bộ môn nghiên cứu Thị trường-Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, 2011)

3.3.2.2 Cạnh tranh về giá bán
Giá bán một số loại trái cây của Việt Nam cao hơn giá bán của
Thái Lan và thấp hơn giá bán của Trung Quốc (Đồ thị 4). Lý do giá
thành sản xuất trái cây của Thái Lan thấp hơn của chúng ta là bởi vì:
Thứ nhất, do năng suất trái cây của Thái Lan cao hơn năng suất của Việt
Nam, thứ hai, do ngành Nông nghiệp được Chính phủ Thái Lan hỗ trợ
như hỗ trợ giống, vật tư, kỹ thuật, phân bón, thuế xuất nhập khẩu thứ
ba, công tác quy hoạch được Thái Lan làm tốt ngay từ khi triển khai sản
xuất xuống các hộ Những loại trái cây này không phải là trái cây có
thế mạnh của Trung Quốc, do không phù hợp thổ nhưỡng và khí hậu
nên giá thành và giá bán cao hơn Việt Nam.

17
9.5
10.5
3.2
8.7
9.3

2.7
15.3
16.5
6.5
0
5
10
15
20
Dứa Thanh long Chôm chôm
Việt Nam
Thái Lan
Trung Quốc

Đồ thị 4 Giá bán trái cây tại thị trƣờng một số nƣớc năm 2011
Ghi chú: Giá trên tại thị trường của các nước đã quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá liên
ngân hàng 2011. Nguồn Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, năm 2012.

3.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành trái cây
3.4.1 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh ở khu vực tư nhân
a) Nhân tố ảnh hưởng đến hộ sản xuất trái cây
Các nhân tố ảnh hưởng đến hộ là những yếu tố làm tăng (nếu tốt)
hoặc giảm (nếu chưa tốt) kết quả sản xuất kinh doanh của hộ, các nhân
tố đó bao gồm trình độ chuyên môn, điều kiện kinh tế, khuyến nông.
- Trình độ chuyên môn của chủ hộ, trên thực tế bất kể một ngành
nghề sản xuất kinh doanh nào thì, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn
cũng có những ảnh hưởng nhất định đến kết quả sản xuất kinh doanh.
Từ trình độ chuyên môn của chủ hộ chúng ta có thể thấy nó ảnh hưởng
trực tiếp đến năng suất và giá thành của sản phẩm.

- Điều kiện kinh tế đến sản xuất kinh doanh của hộ, điều kiện
kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất kinh doanh, kinh
tế nó thể hiện về sự giầu, nghèo từ đó ảnh hưởng đến vốn để sản xuất
của hộ cũng khác nhau. Nhu cầu vốn đối với các hộ là rất cấp thiết để
mở rộng sản xuất, bởi từ khâu mua giống để sản xuất cho đến quá trình
chăm bón đều cần đến vốn, vì vậy nó đã làm ảnh hưởng tới năng suất,
sản lượng của các hộ sản xuất.
- Khuyến nông, khuyến nông được Nhà nước ta rất quan tâm đến
sản xuất nông nghiệp, bởi vì công tác khuyến nông đã giúp cho bà con
nông dân có được kiến thức, kỹ thuật để sản xuất ra những sản phẩm có
năng suất cao, giá thành hạ đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường

18
b) Nhân tố ảnh hưởng đến thương lái
- Vốn kinh doanh, để mua được trái cây của người sản xuất, đòi
hỏi thương lái phải có một lượng vốn lớn để tạm ứng trước cho người
sản xuất, ngay từ đầu vụ thương lái đã phải đến nhà vườn thỏa thuận với
họ thống nhất mua trái cây, định giá, số lượng, rồi sau đó thương lái tạm
ứng trước giống, vật tư, phân bón cho nhà vườn, ứng trước tiền nếu
người sản xuất có yêu cầu, lượng vốn mà thương lái đáp ứng được là
45% tổng số vốn cần thiết, số còn lại phải đi vay, bởi vậy thương lái rất
cần vốn để kinh doanh, trong khi đó thương lái vay được vốn từ ngân
hàng là rất khó khăn bởi vì phải có tài sản thế chấp và thủ tục rườm rà,
nên chủ yếu là vay của tư nhân (51,7%) với lãi suất cao.
- Phương tiện kinh doanh, phương tiện vận chuyển của thương lái
chủ yếu bằng ô tô, xe máy, ghe xuồng, tuỳ vào địa hình cụ thể của từng
địa phương. Có tới 76,7% số thương lái vận chuyển trái cây bằng ô tô,
còn lại là vận chuyển bằng xe máy và ghe xuồng .
c) Nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp
- Nhân lực, quy mô của các doanh nghiệp còn nhỏ, trình độ người

lao động ở các công ty chưa thật sự tốt. Đội ngũ cán bộ gián tiếp có
trình độ đại học mới chỉ là 46,5% tính chung cho cả hai nhóm, còn lại là
cao đẳng và trung cấp, trong khi đó có tới 54,1% là cán bộ quản lý cho
thấy bộ máy quản lý tương đối cồng kềnh và có thể có sự chồng chéo
trong quản lý.
- Nguồn vốn, qua số liệu điều tra thực tế chúng tôi thấy, hầu hết
các doanh nghiệp sản xuất trái cây đều trong tình trạng thiếu vốn để sản
xuất, buộc các doanh nghiệp phải đi vay bằng nhiều nguồn khác nhau.
Trong khi đó, nhu cầu sản xuất kinh doanh lại cần rất nhiều vốn nên các
doanh nghiệp vay ngân hàng thương mại là chủ yếu, có doanh nghiệp
vốn vay gấp 3 đến 4 lần vốn điều lệ, đây là một tiềm ẩn đầy rủi ro trong
kinh doanh .
- Công nghệ sản xuất, thực tế khảo sát ở các doanh nghiệp chuyên
sản xuất, chế biến trái cây cho thấy: hầu hết các dây chuyền sản xuất của
các DN đều đã bị cũ kỹ và lạc hậu. Nếu cứ vẫn sản xuất trên các dây
chuyền này thì trong những năm tiếp theo các công ty sẽ gặp nhiều khó

19
khăn. Chính vì vậy, việc nâng cấp và đổi mới dây chuyền sản xuất là rất
cần thiết đối với các DN chuyên sản xuất và chế biến trái cây.
3.4.2 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ở khu vực công
a) Công tác quy hoạch
Đối với ngành trái cây công tác quy hoạch vùng nguyên liệu rất
quan trọng. Trên thực tế, diện tích đất trồng trái cây của các hộ hết sức
nhỏ lẻ, bình quân mỗi hộ hơn 1ha. Điều đó chứng tỏ là do việc quy hoạch
của các địa phương là chưa được tốt. Điều này làm ảnh hưởng đến năng
suất và sản lượng của các hộ sản xuất. Vì vậy việc quy hoạch lại ruộng
đất của các địa phương cho phù hợp với từng loại cây trồng là hết sức cần
thiết, đồng thời người sản xuất trái cây cũng phải thực hiện theo sự quy
hoạch của địa phương và của doanh nghiệp.

b) Đầu tư công cho ngành trái cây
Giao thông, thủy lợi, điện sản xuất, hệ thống giao thông, thủy lợi,
điện sản xuất phục vụ trong sản xuất nông nghiệp nói chung, trong giai
đoạn vừa qua chưa được quan tâm đầu tư thích đáng, chất lượng các hạng
mục này vừa thiếu, vừa kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sản xuất và
kinh doanh của các hộ, đặc biệt là khâu vận chuyển sản phẩm trái cây
tươi. Kết quả nghiên cứu tại những điểm khảo sát cho thấy, có trên 5o% ý
kiến đánh giá rằng chất lượng hệ thống đường giao thông, thủy lợi, điện
phục vụ sản xuất tại những vùng sản xuất cây ăn quả là kém, chưa đảm
bảo nhu cầu vận chuyển vật tư, sản phẩm và giao thương. Chỉ có 13% số
người đánh giá chất lượng các hạng mục này đảm bảo tốt cho sản xuất.
c) Dịch vụ công
Năng lực của cán bộ quản lý trong các ngành có ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp, người cán bộ
có đạo đức tốt, năng lực chuyên môn tốt thì giải quyết mọi công việc cho
người dân và doanh nghiệp đều tốt, tuy nhiên qua khảo sát ý kiến đánh giá
của các doanh nghiệp thì chỉ có hơn 20% cán bộ ở các ngành có năng lực
tốt, trên 50% cán bộ có năng lực chuyên môn trung bình, còn lại là năng
lực cán bộ kém.

20
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM

4.1 Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh ngành trái cây
- Một là, coi ngành trái cây là một trong ngành chủ lực có ưu thế
của Việt Nam, phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Hai là, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng trong phát triển
ngành trái cây.

- Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành trái cây, bao gồm cả
nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân và khu vực công.
- Bốn là, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành trái cây, gắn với các
điều kiện để đảm bảo cho ngành trái cây hội nhập sâu trên thị trường
trong nước và quốc tế.
4.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây
4.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực đầu tư tư nhân
a) Hộ sản xuất trái cây
- Nâng cao trình độ người sản xuất trái cây, nâng cao chất lượng
nguồn lao động, tăng cường tiếp cận tới khoa học, kỹ thuật để làm ra
những sản phẩm có chất lượng cao giá thành hạ.
- Vốn để sản xuất kinh doanh của hộ, tạo nguồn vốn để cho hộ có
đủ vốn sản xuất kinh doanh, như vốn từ các ngân hàng chính sách, vốn
ứng trước của thương lái, của doanh nghiệp, vốn từ tổ hội liên kết
- Khuyến nông, tập huấn những kiến thức mới về sản xuất, chăm
bón trái cây, nâng cao trình độ sản xuất của các chủ hộ, để làm được
việc này thì phải được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương,
của doanh nghiệp.
- Nguồn cung cấp giống, hiện nay trên thị trường có rất nhiều
nguồn cung cấp giống cây trồng, như Viện nghiên cứu, doanh nghiệp,
người dân tự sản xuất, mua ở chợ tuy nhiên nguồn cung cấp từ các
viện nghiên cứu hoặc các DN cung cấp là có chất lượng tốt nhất.
b) Giải pháp đối với Thương lái
- Vốn kinh doanh của thương lái, Nhà nước và các cấp chính
quyền phải coi thương lái như một thành phần kinh tế trong xã hội,
thương lái phải được hưởng các ưu đãi của nhà nước, như vốn kích cầu

21
sản xuất, vốn tín dụng cho sản xuất nông nghiệp, vốn phát triển thương
mại nông thôn

- Phương tiện kinh doanh của thương lái, góp vốn cổ đông, vốn
liên doanh, liên kết để cùng nhau mua thêm phương tiện vận chuyển, rồi
cùng nhau phân bổ thời gian hợp lý để tận dụng được công suất của
phương tiện, đỡ phải đi thuê xe, và không phải trả lãi xuất tiền vay.
c) Giải pháp đối với Doanh nghiệp
- Nguồn vốn, các doanh nghiệp cần huy động triệt để vốn tự có,
tăng nhanh nguồn vốn chủ sở hữu là con đường lâu dài của công ty,
nguồn vốn này bao gồm vốn kinh doanh, các quỹ và các nguồn vốn
khác, như Phát hành cổ phiếu, huy động vốn góp của các cổ đông bằng
biện pháp này công ty có thể thu hút được một lượng vốn lớn không thời
hạn, tăng nguồn vốn chủ sở hữu.
- Nhân lực, đầu tư để tạo lập được đội ngũ lao động không chỉ
đáp ứng về số lượng mà còn phải có cơ cấu lao động hợp lý về chất
lượng, trình độ chuyên môn; cơ cấu về ngành nghề phù hợp với nhu cầu
lao động của ngành, phát triển theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại
hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng.
- Khả năng phát triển thị trường, tăng cường công tác tìm kiếm,
nghiên cứu thị trường để nắm bắt các thông tin, giá cả, cơ cấu chủng
loại sản phẩm trên thị trường đó, từ đây có kế hoạch sản xuất, tiêu thụ
đồng thời giúp công ty biết được đâu là thị trường hiện tại, đâu là thị
trường tiềm năng. Từ đó xây dựng cơ cấu thị trường và chiến lược thị
trường từng giai đoạn từng thời kỳ.
d) Giải pháp Đẩy mạnh liên kết giữa hộ sản xuất trái cây với doanh
nghiệp và thương lái
Liên kết giữa hộ với doanh nghiệp và thương lái là một chu trình
khép kín giữa người sản xuất trái cây đến người trung gian là thương lái
thu mua, vận chuyển đến doanh nghiệp, để doanh nghiệp chế biến ra các
sản phẩm hoặc xuất khẩu ra nước ngoài, trong quá trình liên kết giữa hộ
và doanh nghiệp có những nơi chưa được suôn sẻ nên đã sảy ra tình
trạng là các hộ không mặn mà liên kết với doanh nghiệp, trong khi đó

bản thân họ rất muốn liên kết với doanh nghiệp để doanh nghiệp tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng vật tư, giống vốn cho hộ sản xuất.

22
4.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh khu vực công
a) Đầu tư công
- Công tác quy hoạch vùng nguyên liệu, đất đai là do chính quyền
địa phương quản lý (từ xã đến tỉnh) do vậy để quy hoạch được các vùng
nguyên liệu thì không ai khác là các cấp chính quyền địa phương cùng
với bà con nông dân và doang nghiệp thống nhất triển khai thực hiện
việc này.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng (Giao thông, thủy lợi, điện sản xuất), đầu
tư cho hệ thống giao thông, thủy lợi, điện sản xuất là đầu tư cho phát
triển lâu dài và tốn kém, vì vậy việc này rất cần đến sự quan tâm hơn
nữa của nhà nước và các cấp chính quyền địa phương đến việc phát triển
các vùng sản xuất trái cây trong cả nước.
b) Dịch vụ công
- Dồn điền đổi thửa, các cán bộ địa phương (xã, huyện) phải coi
đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về việc dồn điền đổi
thửa cho bà con nông dân có điều kiện phát triển sản xuất theo hướng
công nghiệp hóa nông thôn.
- Thủ tục gia nhập kinh doanh của địa phương, đây là một việc
hoàn toàn do những cán bộ công chức của các cơ quan nhà nước (từ
trung ương đến địa phương) thực hiện, do vậy đội ngũ cán bộ này cần
phải được đào tạo đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ, về đạo đức nghề
nghiệp để phục vụ nhân dân.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây là tổng hoà năng lực cạnh

tranh của sản phẩm, tổ chức kinh tế (hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã ) tham
gia sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm trái cây và năng lực cạnh
tranh của địa phương (xã, huyện, tỉnh, quốc gia) trong việc cung cấp các
dịch vụ công và hành chính công cho các tổ chức kinh tế sản xuất kinh
doanh trái cây, bao gồm năng lực cạnh tranh của các tổ chức kinh tế trong
khu vực đầu tư tư nhân và năng lực cạnh tranh của địa phương trong hỗ
trợ khu vực tư nhân sản xuất kinh doanh trái cây.
Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam, thể
hiện ở NLCT khu vực tư nhân (người sản xuất trái cây, thương lái,
doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu) và NLCT ở khu vực công (đầu tư

23
công, dịch vụ công). Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, tiềm năng, thế
mạnh sản xuất và xuất khẩu trái cây là rất lớn. Sản xuất trái cây được
phân bố trên các vùng sinh thái của cả nước, mỗi vùng có những loại
trái cây đặc trưng có thế mạnh riêng. Trong những năm qua ngành trái
cây đã có bước phát triển đáng kể, sản lượng trái cây suất khẩu năm sau
cao hơn năm trước, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt 65,7
triệu USD đến năm 2011 đạt 260 triệu USD. Tình hình nhập khẩu trái
cây đã được giảm dần qua các năm, từ 156,2 triệu USD năm 2009 giảm
xuống còn 143,1 triệu USD năm 2011. Chứng tỏ năng lực cạnh tranh
của ngành trái cây đã phần nào được cải thiện, đồng thời giảm mức phụ
thuộc vào trái cây nhập khẩu. Một số trái cây của nước ta đã chiếm lĩnh
được thị phần lớn trên thế giới. Thanh long có thị phần lớn nhất và
chiếm lĩnh gần như 100% các thị trường trên thế giới, hiện nay cả nước
có trên 20.000 ha trồng cây thanh long, tập trung chủ yếu ở Bình Thuận,
Tiền Giang, Long An Chôm chôm Việt Nam chiếm trên 90% thị
trường Trung Quốc, diện tích trồng chôm chôm của cả nước trên 20.000
ha, được trồng chủ yếu ở Đồng Nai, Tiền Giang và Bến tre. Nhãn đứng
thứ 2 sau Thái Lan về sản lượng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc,

diện tích trồng nhãn của cả nước khoảng hơn 100.000 ha với sản lượng
trên 500.000 tấn, chủ yếu được trồng ở tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến
tre và Hưng Yên Sản lượng dứa Việt Nam xếp hàng thứ 10 so với thế
giới, sau các nước Brazil, Philippines, Costa Rica, Thailand Dứa được
trồng từ Bắc đến Nam, diện tích trồng cả nước hiện khoảng 50.000 ha với
sản lượng khoảng 700.000 tấn, các tỉnh trồng dứa nhiều ở Miền Nam là
các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Cần Thơ và Long An… Miền
Bắc có các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Tuyên Giang, Phú Thọ….Miền
Trung có các tỉnh Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định Ngoài thế mạnh
trên thì ngành trái cây Việt Nam cũng còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ đó
là: i) khu vực tư nhân, diện tích trồng trái cây còn nhỏ lẻ, manh mún, trình
độ sản xuất của người dân còn nhiều hạn chế, công nghệ sản xuất còn lạc
hậu, những giống cây quý hiếm nguy cơ bị thoái hoá, năng suất, chất
lượng trái cây của ta còn thấp hơn so với Thái Lan, Trung Quốc. Người
sản xuất, thương lái và doanh nghiệp đều trong tình trạng thiếu vốn sản
xuất, kinh doanh. Trong quá trình sản xuất và kinh doanh giữa các tổ chức
kinh tế, chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau ii) khu vực công, các cơ sở
hạ tầng như đường giao thông, điện, thủy lợi đã được đầu tư nhưng vẫn

×