Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Vấn đề nguồn lực con người trong phát triển xã hội những quan điểm và giải pháp phát triển nguồn lực con người VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.55 KB, 25 trang )

Nội dung 1: Vấn đề nguồn lực con người trong phát triển xã hội ? Những
quan điểm và giải pháp phát triển nguồn lực con người VN ?
Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người:
Nghiên cứu lý luận con người của chủ nghĩa Mác - Lênin cần chú ý 3 nội dung cơ
bản sau:
- Thứ nhất, về phương pháp tiếp cận: chủ nghĩa Mác đã đặt con người trong hoạt
động thực tiễn, trong môi trường sống để nghiên cứu, vì vậy đã rút ra được những
kết luận đúng đắn về con người và bản chất con người.
- Thứ hai, chủ nghĩa Mác khẳng định mặt tự nhiên, mặt sinh học của con người.
+ Con người trước hết là một thực thể tự nhiên, một cấu trúc sinh học. Là sản phẩm của
tự nhiên, con người chịu sự chi phối của các qui luật tự nhiên.
+ Con người cũng có những hành vi có tính bản năng mang tính loài. Nhưng
những hành vi có tính bản năng này đã mang tính xã hội và vượt lên trên trình độ
của các loài động vật.
C.Mác viết: "Tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người và do đó là tiền đề
của mọi lịch sử, đó là: người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra
lịch sử"
Như vậy, Mác không những không làm mất đi cái cá nhân con người mà còn
khẳng định mặt tự nhiên, khẳng định con người cá nhân với đầy đủ sự phong phú,
đa dạng trong tính cách của nó.
- Thứ ba, con người mang bản chất xã hội và bản chất này luôn biến đổi trong quá
trình hoạt động thực tiễn.
Thông qua quá trình hoạt động thực tiễn và thâm nhập vào các quan hệ xã hội,
nhân cách con người được hình thành và phát triển. Từ đó, C.Mác nêu ra luận đề:
"Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng cố hữu của cá nhân
riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những
quan hệ xã hội

.
1
Bản chất xã hội của con người được biểu hiện qua các quan hệ xã hội của con


người. Trong các quan hệ xã hội ấy, con người mang tính giai cấp, tính dân tộc,
tính nhân loại, tính lịch sử và tính thời đại.
- Đánh giá vai trò của con người, chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ: Con người vừa là
sản phẩm của tự nhiên, của xã hội, vừa là chủ thể tích cực cải biến tự nhiên và xã
hội; Con người là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất, do vậy, phải tạo
mọi điều kiện cho con người phát triển toàn diện hài hoà.
Khái niệm về nguồn lực con người
- Nguồn lực con người là tổng thể những tiềm năng, những năng lực của mỗi cá
nhân và cộng đồng đã, đang và sẽ tạo ra sức mạnh để thúc đẩy xã hội phát triển.
Nguồn lực con người bao gồm cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.
Số lượng nguồn nhân lực được xác định trên quy mô dân số, cơ cấu độ tuổi, giới
tính, sự phân bố dân cư.
Chất lượng nguồn nhân lực được cấu thành từ các yếu tố như: thể lực, trí tuệ, đạo
đức, thẩm mỹ, kỹ năng và kỷ luật lao động, tư tưởng, tình cảm, lối sống, bản lĩnh
chính trị v.v… Trong số các yếu tố trên thì phẩm chất đạo đức và trí tuệ là quan
trọng nhất.
Vai trò của nguồn lực con người
Vai trò quyết định của nguồn lực con người đã được CN Mác- Lê nin đặc biệt chú
ý là được và luận giải một cách khoa học. Theo ông con người không chỉ là sản
phẩm của tự nhiên Xh mà còn là chủ thể tích cự cải tiến tự nhiên và XH. Con
người là điểm khởi đầu và là điểm kết thúc của mọi quá trình biến đổi lịch sử, con
người là yếu tố quan trọng nhất trong LL sx, là LLSX hàng đầu của hàng đầu nhân
loại. Khẳng định điều này, Lê Nin viết “LLSX hàng đầu của toàn nhân loại và
Công nhân khẳng định là người lao động” Khảng định nguồn lực của con người
đối với sự phát triển Xh. chủ tịch HCM đã nói “Dễ trăm lần không dân cũng chịu,
khó vạn lần dân liệu cũng xong”, “ Muốn xây dựng CNXH phải có con người
XHCN vì vậy phải lấy dân làm gốc.
2
Đảng ta khẳng định “Chính nhân dân là những con người làm nên thắng lợi lịch sử:
(Văn kiện ĐH 11, tr65) “con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng

thưòi là chủ thể phát triển” (Văn kiện ĐH 11 tr 76).
So sánh nguồn lực con người vơi các nguồn lực tự nhiên khác như sau:
Mỗi quốc gia dân tộc muốn phá triển nhanh chóng, thuận lợi cần rất nhiều nguồn
lực, trong đó có rất nhiều nguồn lực vật chất như điều kiện về địa lý- tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên Song các nguồn lực đó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng và tự
nó không thể phát huy tác dụng. Thông qua hoạt động của con người, các hoạt
động đó mớiphát huy tác dụng tọ thành sức mạnh tổng hợp cùng tác động vào quá
trình phá triển kinh tế xã hội, phục vụ cho nhu cầu lợi ích của con người.
Dù các nguồn lực vật chất phong phú, trữ lượng lớn, những thiếu những con người
tưưong xứng thì cũng không thể phát huy nguôồnlực sẵn có cảu mình một cách có
hiệu quả, thậm chí còn gây hại, dẫn đến sự tàn há môi trường, uỷ hoại chính cuộc
sống của mình.
Ngày nay sự giàu có của mỗi quốcgia không hoàn toàn phụ thuộc vào sự giàu có
của tài nguyên thiên nhiên mag nhờ nguồn lực con người chất lượng cao lại được
sử dụng hợp lý, có hiệu quả tạo ra sự phát triển thần kỳ (VD: sự phục hồi của Nhật
bản sau trận động đất và sóng thần vào tháng 3/2011).
Trog xu thế toàn cầu hiện nay, sự hopự tác, giứp đỡ quôc stế được xem là một
nguồn lực quan trọngthúc đẩy sự phát triển Kt cảu mõi quốc gia, nhất là những
nước đang phát triển. Tuy nhiên trong qúa trình phát triển, sẽ rơi vào ảo tưởng và
sẽ rơi vào thất bại nếu cho rừng nguồn lực bên ngoài có ý nghĩa quyết định.
Nguồn lực tự nhiên khác đều là hữu hạn và sẽ dần cạn kiệt trong quá trình khai
thác và sử dụng thậm chí nếu khai thác theo kiểutước đoạt tự nhiên sẽ gây ra thảm
hoạ môi trường, vỡ sự cân bằng sinh thái đe doạ cuộc sống con người và mọi sinh
vật trên trái đất. Trái lại nguồnlực con người xét trên bình diện XH là vô tận và
không bao giờ bị cạn kiệt, Hơn nữa nó cso khả năng phụchồi và tái sinh phát trển
nếu biết chămlo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý.
Vì xét về mặt ính học, bộ não con ngườ được cấu tạo từ 100 tỉ nơ ron thần kinh
nhưng trong cuộc đời mỗi nguời bình thưừong có 2 đến 10% số nơ ron này được
3
đưa vào oạt động, số còn lại không được sử dụng đến, Như vậy đối vơi snhững cá

nhân số tiềm năng trí tuệ dự trữ chưa được khai thác đến là cực kỳ to lớn nếu xét
trên XH vì tiềm năng của con người la vô hạn.
Bằng sáng tạo hoạt động của mình, hiện nay con người có thể tạo ra những nguyên
liệu mơí nhưng năng lượng mơi svốn có trong tự nhiên từ đó bổ sung và bồi đắp
những thiếu hụt cảu nguồn lực tự nhiên đồng thưòi làm gia tăng tác dụng của
chúng đối với sự phát triển KTXH. Biểu hiện rõ nhất là những thành tựu con người
đạt được trong công gnhệ sinh học, công nghệ gien (VD: Vật liệu Composit, các
loại sợi tổng hợp dùng trong công nghệ dệt, cấy ghép gien để tạo các giống mơi
scho năng suất cao, nhân bản vô tính với cừu Doly).
Quan niệm về con người xã hội chủ nghĩa:
- Con người xã hội chủ nghĩa bao gồm cả những con người từ xã hội cũ để lại và
cả những con người sinh ra trong xã hội mới, song phải có quá trình cải tạo, rèn
luyện chính bản thân để phát huy những mặt tốt và khắc phục những hạn chế, thiếu
sót của bản thân.
- Con người xã hội chủ nghĩa vừa là chủ thể của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội, vừa là sản phẩm của quá trình đó.
- Đặc trưng của con người xã hội chủ nghĩa:
+ Có ý thức, có trình độ và năng lực làm chủ;
+ Có tri thức và kỹ năng lao động, có ý thức tổ chức kỷ luật cao và tinh
thần hợp tác với đồng nghiệp;
+ Có lối sống văn hoá, tình nghĩa với anh em, bạn bè, với mọi người
x.quanh;
+ Có thể lực và sức khoẻ tốt;
+ Giàu lòng yêu nước, thương dân, có tình thương yêu giai cấp, thương yêu
đồng loại;
+ Dám đấu tranh cho lẽ phải và bảo vệ những thành quả CM của dân tộc.
4
Tóm lại, con người có mặt tự nhiên và mặt xã hội. Hai mặt này gắn kết chặt chẽ
với nhau không tách rời để tạo nên một nhân cách phát triển toàn diện - hài hoà. Vì
vậy, không thể xem nhẹ hay tuyệt đối hoá bất kỳ mặt nào trong con người.

Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải phát triển nguồn lực con người
theo những tiêu chí nêu trên. Vì vậy, Hồ Chí Minh nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa
xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.
Thực trạng nguồn lực con người Việt Nam hiện nay:
Theo thống kê quốc gia, tính đến năm 2006, dân số Việt Nam là 84 triệu người,
trong đó, dân số thành thị chiếm 25,8%; dân số nông thôn là 74,2%; Nam giới
chiếm 49%, nữ giới chiếm 51%. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam
(GDP) đạt khoảng: 700 USD/người/năm. Theo báo cáo của Liên hiệp quốc năm
2006, chỉ số phát triển con người (HDI) Việt Nam xếp thứ 108/177 nước; chỉ số
phát triển giới (GDI) - đo mức độ bình đẳng giữa nam và nữ trong một quốc gia,
Việt Nam xếp thứ 80/130 nước.
* Về mặt mạnh của nguồn nhân lực Việt Nam:
- Dân số tham gia lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đông. Điều này cho thấy
nguồn lao động của Việt Nam khá dồi dào (năm 2006, dân số trong độ tuổi lao
động chiếm 64,5%).
- Cơ cấu dân cư trẻ: số người dưới độ tuổi lao động chiếm khoảng 25,5%; trong độ
tuổi lao động chiếm 64,5%; trên độ tuổi lao động chiếm 10%.
- Người Việt Nam có truyền thống yêu nước, đoàn kết, gắn bó; cần cù chịu khó;
thông minh sáng tạo. Những giá trị này đã và đang tạo ra sức mạnh tổng hợp để
người Việt Nam có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách trong đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc cũng như trong quá trình xây dựng đất nước.
- Trình độ dân trí của Việt Nam đạt khá cao so với nhiều nước trong khu vực (tỉ lệ
người lớn biết chữ đạt 95%; số lớp học trung bình là lớp 7; tỉ lệ nhập trường của
học sinh cấp 3 liên tục tăng).
- Người Việt Nam có khả năng nắm bắt và ứng dụng nhanh khoa học - kỹ thuật
mới vào sản xuất, có khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh mới, phức tạp.
5
* Những hạn chế của nguồn lực con người Việt Nam:
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp (tính đến năm 2005, lao động qua đào tạo
nghề của nước ta chỉ đạt 25%; lao động trong nông nghiệp được đào tạo nghề chỉ

đạt 11%). Đây là một trở ngại lớn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Văn hoá, kỷ luật lao động công nghiệp còn hạn chế; mức sống thấp, thể lực nhỏ
bé, sức khoẻ yếu.
- Về tư tưởng và tâm lý: chịu ảnh hưởng nặng tư tưởng, tâm lý của người sản xuất
nhỏ tiểu nông (biểu hiện: trọng danh vị, ngôi thứ, gia trưởng, bảo thủ, độc đoán, trì
trệ, níu kéo lẫn nhau; trọng lệ hơn luật; trọng kinh nghiệm hơn cơ sở khoa học…)
nên nó cản trở tính năng động, sáng tạo của con người.
- Do chịu tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường và kinh tế mở, nên nhiều thói
hư, tật xấu có chiều hướng phát triển như lối sống thực dụng, cá nhân ích kỷ, chạy theo
đồng tiền, coi thường những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Những giải pháp cơ bản phát huy nguồn lực con người Việt Nam ?
Theo quan điểm của Đảng ta, con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là con
người cường tráng về thể chất, trong sáng về tinh thần, phát triển cao về trí tuệ và
có phẩm chất đạo đức trong sáng.
Để đạt được yêu cầu trên, cần chú ý một số giải pháp phát triển con người như sau:
a. Nhóm giải pháp kinh tế:
Phát triển kinh tế là cơ sở quan trọng để phát triển nguồn lực con người, bởi vì,
phát triển kinh tế tạo ra điều kiện vật chất cần thiết để nâng cao đời sống của nhân
dân; đồng thời là điều kiện để thực hiện tốt các giải pháp khác như giáo dục - đào
tạo; quản lý nguồn nhân lực; phát triển văn hóa…Do vậy, nhóm giải pháp kinh tế
bao gồm:
- Phát triển kinh tế thị trường, kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ
nghĩa để gắn người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu
nhập, khuyến khích làm giàu chính đáng và phát huy được tính chủ động, sáng tạo
của người lao động trong các thành phần kinh tế.
6
- Phát triển kinh tế thị trường nhưng phải nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước
nhằm làm cho kinh tế thị trường phát triển sâu rộng nhưng giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế phải gắn với đảm bảo công bằng xã hội.
b. Nhóm giải pháp chính trị:

- Nâng cao trình độ nhận thức chính trị cho cán bộ, đảng viên và cho người lao
động; tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của quần chúng trong các hoạt động của
bộ máy nhà nước.
- Đảm bảo giữ vững sự ổn định chính trị và tạo ra môi trường dân chủ lành mạnh
để tạo động lực kích thích tính năng động, sáng tạo của con người.
- Giáo dục tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm công
dân và bản lĩnh chính trị của mỗi người dân.
- Đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, vi phạm dân chủ, làm biến dạng con
người.
c. Nhóm giải pháp xã hội và quản lý nguồn nhân lực:
- Thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với người lao động như chính sách việc
làm, tiền lương, khen thưởng, đãi ngộ, bảo hiểm xã hội, y tế.
- Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt
Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi.
- Quản lý phát triển nguồn nhân lực nhằm bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả và đãi
ngộ thỏa đáng đối với nguồn nhân lực. Do đó, lấy phát triển bền vững là môi
trường trung tâm; Lấy lợi ích của người lao động làm nguyên tắc cơ bản của quản
lý nguồn nhân lực; Coi trọng bồi dưỡng, sử dụng hiệu quả và tôn vinh nhân tài.
d. Nhóm giải pháp giáo dục và đào tạo:
Đây là giải pháp quan trọng nhất, vừa cơ bản, cấp bách, vừa lâu dài để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Nhóm giải pháp này cần chú ý:
- Đầu tư thỏa đáng cho giáo dục - đào tạo để đảm bảo “giáo dục - đào tạo là quốc
sách hàng đầu”. Thực hiện xã hội hóa giáo dục.
7
- Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục ở mọi cấp học, ngành học cho phù
hợp theo hướng kích thích được tính sáng tạo, sự say mê nghiên cứu khoa học của
người học.
- Tiếp tục thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho
đất nước; “vừa dạy chữ vừa dạy người”.
e. Nhóm giải pháp tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật:

- Đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, phê phán những tư tưởng phản
động đòi phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
- Tăng cường công tác quản lý trong hoạt động văn học nghệ thuật; phát huy
những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa
của nhân loại và thời đại;
- Đấu tranh chống những luồng văn hóa độc hại, phản động đang ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển của nguồn lực con người Việt Nam.
Tóm lại, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
gắn với kinh tế tri thức và đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong những
năm tới chúng ta phải tập trung sức phát triển nguồn lực con người Việt Nam, đặc
biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Để đạt được mục tiêu này phải đồng thời
thực hiện đồng bộ các giải pháp phát huy nguồn lực con người.
* Liên hệ đơn vị, địa phương về vấn đề nguồn lực con người:
8
Nhân lực y tế là một trong những nguồn lực, thành phần quan trọng nhất của hệ
thống y tế, liên quan trực tiếp đến chất lượng chăm sóc sức khỏe, tính mạng
của người bệnh và công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân…
Quán triệt quan điểm này, nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ y tế
để đáp ứng đội ngũ nhân lực "vừa hồng, vừa chuyên" đã được ngành y tế đưa
ra tại Hội nghị "Triển khai quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012 -
2020" vừa được Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội
Ngành y tế tập trung phát triển nhân lực để nâng cao công tác KCB.
Phấn đấu có 52 cán bộ y tế/10.000 dân. Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt
Nam đang đối mặt với các thách thức về nhân lực y tế bị thiếu hụt, mất cân
đối về cơ cấu và phân bố vùng miền Do đó, trong "Quy hoạch phát triển
nhân lực y tế giai đoạn 2012 - 2020" ngành y tế tập trung vào việc phát triển
nhân lực y tế đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý, đồng thời
nâng cao năng lực quản lý điều hành nhân lực y tế; xây dựng chế độ, chính
sách môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý cho nhân lực y tế, đặc biệt
là ở các vùng miền núi, khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và

một số lĩnh vực kém có sức hút nguồn nhân lực.
Theo Bộ Y tế, ước tính nhu cầu nhân lực y tế đến năm 2015, Việt Nam cần tới
444.500 người, với thực trạng hiện nay cần bổ sung 14.252 nhân lực. Trong đó bác
sĩ là 29.500; dược sĩ: 15.550 và điều dưỡng (đại học và trung cấp): 57.270. Ngành
y tế cũng phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 52 nhân viên y tế (tất cả các chuyên
ngành)/10.000 dân; 10 bác sĩ/10.000 dân; 20 điều dưỡng/10.000 dân Để dần đáp
ứng nhu cầu này, trong những năm qua cùng với hệ đào tạo chính quy, ngành y tế
đang triển khai nhiều loại hình đào tạo như chuyên, hệ vừa học-vừa làm, cử tuyển,
liên thông, đào tạo theo địa chỉ, triển khai mô hình đào tạo bác sĩ gia đình.
Bên cạnh đó, hàng năm chỉ tiêu tuyển sinh các chuyên ngành y dược tại các trường
đào tạo nhân lực y dược đều được gia tăng Đồng thời, ngành y tế cũng mở rộng
và nâng cấp hệ thống cơ sở đào tạo nhân lực y tế tại các vùng miền, đặc biệt sẽ tiến
đến thành lập 2 trường ĐH Khoa học sức khỏe tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trên
cơ sở Trường ĐH Y Hà Nội và Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh ; mở rộng
mạng lưới cơ sở thực hành cho sinh viên các trường y dược.
9
- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng, phát triển
nhân lực y tế có trình độ cao nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của ngành Y tế; tăng
cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và một
số chuyên khoa (cận lâm sàng, y tế dự phòng, nhi, truyền thông và tư vấn sức
khỏe…). Bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng cán bộ y tế.
- Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành y tế, tăng nhanh đầu tư công
cho y tế, phát triển BHYT toàn dân, điều chỉnh phân bổ và sử dụng tài chính y tế
để tăng hiệu quả
Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc-xin, sinh phẩm y tế và TTB y tế có chất lượng
với giá cả hợp lý cho nhu cầu phòng bệnh, khám chữa bệnh của nhân dân; sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn và có hiệu quả; tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng trang
thiết bị y tế.
Nâng cao năng lực quản lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách y tế, đẩy
mạnh cải cách HC, phát triển hệ thống thông tin y tế; tăng cường giám sát, đánh

giá, thanh tra, kiểm tra để đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển ngành y tế.
Nội dung 2: Điều kiện khách quan quy đinh sứ mệnh lích sử của giai cấp công
nhân. Phê phán những quan điểm sai trái xung quanh vấn đề này ?
Khái niệm giai cấp công nhân:
- Giai cấp công nhân là giai cấp những người lao động được hình thành và phát
triển cùng với nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao; là
giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong
thời đại hiện nay; có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo và tổ chức nhân dân lao động các
nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa và
cộng sản chủ nghĩa.
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
10
Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là toàn bộ những nhiệm vụ lịch sử giao phó cho
một giai cấp để nó thực hiện bước chuyển cách mạng từ một hình thái kinh tế – xã
hội đã lỗi thời sang một hình thái KT – XH mới cao hơn, tiến bộ hơn.
Phân tích một cách khách quan địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân, các
nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã nêu một cách khái quát nội dung sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng
xã hội cộng sản chủ nghĩa, không có người bóc lột người trên cơ sở công hữu về tư
liệu sản xuất chủ yếu, giải phóng giai cấp mình và giải phóng toàn xã hội khỏi mọi
áp bức, bóc lột, bất công.
Cụ thể có 3 nội dung cơ bản sau đây:
1/ Thông qua Đảng tiên phong của mình, giai cấp công nhân lãnh đạo và tổ chức
để nhân dân lao động giành chính quyền về tay mình, xoá bỏ chính quyền của các
chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, xoá bỏ giai cấp tư sản (và mọi giai cấp áp bức bóc
lột khác); giải tán chính quyền Nhà nước của các chế độ cũ, xây dựng chính quyền
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nội dung này có thể thực hiện bằng
biện pháp bạo lực là chủ yếu, tuy nhiên tranh thủ tối đa biện pháp hoà bình khi có
điều kiện thuận lợi để tránh đổ máu không cần thiết.
3/ Thông qua Đảng tiên phong của mình, giai cấp công nhân lãnh đạo, tổ chức

nhân dân lao động xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo vệ đất nước và đồng thời
tổ chức xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực:
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, con người…, để từng bước hình thành xã hội
XHCN và CSCN trên thực tế ở mỗi nước và trên toàn thế giới.
Đây là nội dung cơ bản quyết định cuối cùng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân và cũng là nội dung rất khó khăn, phức tạp, vì nó rất mới mẻ và là quá trình
cải biến cách mạng căn bản, toàn diện, triệt để trên phạm vi quốc gia, quốc tế. Do
đó cần phải trải qua từng bước, lâu dài với yêu cầu ngày càng cao đối với giai cấp
công nhân, nhân dân lao động, nhất là đối với Đảng cộng sản, với Nhà nước cả về
trí tuệ lẫn bản lĩnh và lập trường chính trị. Không thể nóng vội, giản đơn, chủ quan
duy ý chí… mà hoàn thành được nội dung này.
11
3/ Trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm công nghiệp ngày càng hiện đại để xây
dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở kinh tế cho tất cả các nước theo xu hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển ngày càng cao. Không có giai cấp công nhân
lớn mạnh, không một nước nào (kể cả các nước phát triển nhất hiện nay) có thể tồn
tại và phát triển trong thời đại hiện nay. Nội dung này là nội dung thường xuyên và
thực hiện suốt trong các giai đoạn cách mạng của giai cấp công nhân ở tất cả các
nước.
Những điều kiện khách quan qui định cho giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch
sử trên, đó là:
a) Do những địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp công nhân:
- Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các bộ
phận cấu thành LLSX của xã hội tư bản. Họ đại diện cho lực lượng sản xuất tiên
tiến có trình độ xã hội hoá ngày càng cao, họ tạo ra phần lớn của cải cho xã hội, lao
động thặng dư của họ là nguồn gốc chủ yếu đem lại sự giàu có cho xã hội.
- Do bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất trong xã hội tư bản, họ phải bán sức lao động
để kiếm sống và bị GCTS tước đoạt hết giá trị thặng dư, họ bị bóc lột nặng nề và bị
lệ thuộc hoàn toàn vào sản phẩm của họ làm ra, họ có lợi ích cơ bản đối lập trực
tiếp với lợi ích của GCTS. Do đó, GCCN là giai cấp có vai trò đi đầu trong cải tạo

các quan hệ xã hội, muốn xoá bỏ giai cấp tư sản và mọi giai cấp bóc lột khác.
b) Do đặc điểm chính trị – xã hội của giai cấp công nhân:
- GCCN là giai cấp tiên tiến nhất: do yêu cầu khách quan của việc không ngừng
đổi mới công nghệ, GCCN ngày càng được bổ sung thêm những công nhân có
trình độ chuyên môn và học vấn ngày càng cao; môi trường lao động công nghiệp
với kỹ thuật ngày càng hiện đại đã mở mang trí tuệ cho GCCN; cuộc đấu tranh vì
dân sinh, dân chủ đã cung cấp những tri thức chính trị – xã hội cần thiết để GCCN
trở thành một giai cấp tiên tiến.
- GCCN có hệ tư tưởng độc lập, được vũ trang bởi lý luận tiền phong là chủ nghĩa
Mác – Lênin và có chính đảng của mình là ĐCS, do đó, có khả năng tổ chức, lãnh
đạo các giai cấp, tầng lớp khác trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản vì lợi ích
của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động.
12
- Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để do bị áp bức bóc lột nặng nề
dưới chủ nghĩa tư bản và các chế độ áp bức bóc lột khác; đồng thời sứ mệnh lịch
sử của họ chỉ giành được thắng lợi hoàn toàn khi xã hội thoát khỏi tình trạng áp
bức, bất công, do vậy, muốn tự giải phóng mình, giai cấp công nhân phải đồng thời
tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng toàn xã hội.
- Giai cấp công nhân là giai cấp có tổ chức kỉ luật cao, do được tôi luyện trong môi
trường lao động công nghiệp ngày càng hiện đại và trong cuộc đấu tranh chống
giai cấp phong kiến trước đây cũng như chống giai cấp tư sản ngày nay.
- Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế do địa vị kinh tế - xã hội của họ trên toàn
thế giới giống nhau, họ có khả năng đoàn kết để thực hiện được mục tiêu chung: xoá
bỏ áp bức, bóc lột, bất công để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
c) Trong chủ nghĩa tư bản đã có những mâu thuẫn cơ bản hình thành một cách
khách quan, gồm 2 mặt:
- Mặt kinh tế: là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hoá cao với
chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
- Mặt chính trị - xã hội: là mâu thuẫn giữa GC CN với giai cấp tư sản.
Cả 2 mặt của mâu thuẫn cơ bản này không thể giải quyết triệt để trong khuôn khổ

của chủ nghĩa tư bản, tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công
nhân lãnh đạo và tổ chức. Đó là sự qui định khách quan cho sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân.
- Trí thức, nông dân và các tầng lớp khác là lực lượng tham gia vào cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa chứ không thể là lực lượng lãnh đạo và tổ chức cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì họ không đại biểu một phương thức sản xuất riêng
trong lịch sử; không có một hệ tư tưởng riêng. Vả lại, trong chủ nghĩa tư bản, mâu
thuẫn cơ bản là mâu thuẫn trực tiếp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, do
đó cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là cuộc cách mạng của giai cấp công nhân
lãnh đạo để lật đổ giai cấp tư sản nhằm giải phóng giai cấp công nhân, đồng thời
giải phóng cho cả nông dân, trí thức và nhân dân bị áp bức bóc lột…
Phê phán những quan điểm sai trái xung quanh vấn đề này:
13
Giai cấp CN có hệ tư tưởng riêng là CN Mác lê Nin, học thuyết phản ánh sứ mệnh
lích sử toàn thế giới của giai cấp CN và giúp giai cấp này trở thành tự giác khi
thành lập được ĐCS, thống nhất về tư tưởng, chính trị và tổ chức.
Giai cấp CN có bản châts quốc tế và bản sắc dân tộc, Bản chất này được quy định
bởi điều kiện sinh hoạt, cuộc đấu tranh chính trị của chính bản thân giai cấp CN.
Giai cấp Cn trong chế độ TB Cn hiện nay vẫn mang nhiều bản chất, đặc điểm
truyêề thống: Đại diệnc ho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất, đi đầu trogn đấu tranh
chống CNTB hiện đại; vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư nặng nề, mang bản chất quốc
tế rõ nét trong toàn cầu hoá KT hiện đại, đồng thưòi có thêm một biểu hiện mới do
các tác động của sự phát triển SX hiện đại và những điều chỉnh của quan hệ sx
TBCN: Một bộ phận lớn CN được trí tuệ hoá với trí thức và kỹ năng lao động cao
và luôn gắn bó cao vơi skhoa học CN và hiện đại; Ở một số nươớcTB phát triển có
một bộ phận công nhân mức sống được trung lưu hoá, có cổ phần và tham dự vào
quá trình chia sẻ lợi nhuận; một số bộ phận có biểu hiện thuần tuý chuyên môn bị
lôi kéo vào nhiều tổ chức ngoài công nhân những biểu hiện mới đó không làm
thay đổi địa vị và nhữngh đặc điểm cơ bản của giai cấp Cn: họ vân là lực lượng sx
hàng đầu, giai cấp quyết định sự tồn tại và PT của XH hiện đại, là giai cấp bịi

thống trị bị bóc lột trong xh TB là lực lượng đi đầu trong đấu trong vì tiến bộ xh và
CNXH. Quan điểm trên đây đối lập với một số quan điêể sai lệch, mơ hồ về giai
cấp CN hiện đại cho rằng ngày nay giai cấp CN không có vai trò lịch sử nữa, Đúng
là ngày nay vai trò của tri thức tăng lên trong nền kT tri thức, trong tri thức tự nó
không sản sinh ra của cải vật chất; chính CN cũng đang được trí tuệ hoá, có một bộ
phận lớn là CN-Trí thức hoặc trí thức-CN. Trí thứuc có vai trò to lớn trong phát
triển, nhưng lao động của họ là lao động trí óc, sản phẩm của họ chủ yếu là những
giá trị tinh thần; SX vật chất vãn là cơ sở cho tồn tại XH và vẫn gắn liền vơi sgia
cấp CN- Giai cấp cơ bản của XH hiện đại. Một bộ phận CN trong xh TB được
trung lưu hoá, nhưng điều đó không có nghĩa họ thoát khỏi bóc lột, vì tỉ suất bóc
lột giá trị thặng dư hiện nay so với thế kỷ 19 cao hơn nhiều lần.
Quan điểm và giải pháp xây dựng giai cấp CNVN
14
Nghị quyết Trung ương đã xác định rõ những quan điểm chỉ đạo trong xây dựng
giai cấp công nhân để làm cơ sở cho xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cũng
như trong tổ chức chỉ đạo thực hiện:
- Kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng
thông qua đội tiền phong là Ðảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho
phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Sự lớn mạnh của giai cấp công
nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết hữu cơ với xây dựng,
phát huy sức mạnh của liên minh GCCN với GCND và đội ngũ trí thức dưới sự
lãnh đạo của Ðảng, của tất cả các giai cấp, các tầng lớp xã hội trong khối đại đoàn
kết toàn dân tộc - động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước, đồng thời tăng
cường quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân trên toàn thế giới.
- Chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội
nhập kinh tế quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng giai cấp công nhân;
đảm bảo hài hòa lợi ích giữa công nhân, người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn
xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, quan
tâm giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân.
- Ðào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng
trí thức hóa giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến lược. Ðặc biệt quan tâm xây
dựng thế hệ công nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao,
ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững
vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân.
- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính
trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự
tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động; trong đó, sự lãnh đạo của
15
Ðảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, công đoàn có vai trò quan
trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân. Xây dựng giai cấp công
nhân lớn mạnh phải gắn liền với xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh về chính
trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng tổ chức công đoàn, Ðoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong GCCN vững mạnh.
Nghị quyết Trung ương đã xác định nhiệm vụ và giải pháp xây dựng GC CN Việt
Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước , tập trung vào
những vấn đề cơ bản và cấp bách, bức xúc đối với việc xây dựng giai cấp công
nhân, những việc cần phải làm nhưng trước đây chưa làm tốt, chưa có quy định
pháp luật, hoặc có quy định nhưng chưa đầy đủ, chưa xác định rõ vai trò, trách
nhiệm của Nhà nước, của doanh nghiệp và các cấp, các ngành trong thực hiện,
chưa có chính sách đủ mạnh và khả thi để phát huy nguồn lực của các thành phần
kinh tế tham gia. Nội dung chủ yếu của những nhiệm vụ, giải pháp đó là:
- Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về giai cấp công
nhân trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Cần đổi mới tổ
chức, tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết
thực tiễn về giai cấp công nhân, hướng vào giải đáp những vấn đề thực tiễn đặt ra,
qua đó cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra chủ trương, giải pháp xây dựng
giai cấp công nhân phát triển toàn diện trong thời kỳ mới.
- Ðẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí thức hóa giai
cấp công nhân. Ðây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong xây dựng giai cấp
công nhân để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cần xây
dựng và thực hiện hệ thống chính sách hướng nghiệp ở cấp học phổ thông để giúp
cho thanh niên, học sinh định hướng đúng đắn việc chọn nghề và hiểu rõ được ý
nghĩa của việc gia nhập đội ngũ công nhân; tạo điều kiện phát triển đội ngũ công
nhân trẻ có trình độ cao, chuyển một bộ phận lớn nông dân thành công nhân. Nhà
nước xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển dạy nghề một cách đồng bộ, đổi
mới hệ thống dạy nghề đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế;
tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề. Ban hành chính sách khuyến
khích mạnh mẽ hơn đối với hoạt động đào tạo nghề, thu hút mạnh hơn các thành
16
phần kinh tế tích cực tham gia vào lĩnh vực đào tạo nghề. Bổ sung, sửa đổi, xây
dựng chính sách đào tạo, đào tạo lại công nhân; có chính sách khuyến khích, tạo
điều kiện cho công nhân tự học tập nâng cao trình độ; xây dựng, hoàn thiện nội
dung, chương trình đào tạo nghề. Ðiều chỉnh, bổ sung, quy hoạch mạng lưới các cơ
sở dạy nghề gắn với các ngành, các chương trình, dự án lớn, các vùng kinh tế trọng
điểm. Ngân sách Nhà nước đầu tư tập trung vào dạy nghề cho lao động nông thôn,
các vùng miền núi, dân tộc thiểu số và những ngành nghề đặc thù mà các đơn vị
ngoài công lập không đầu tư. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế hằng năm dành kinh phí thích đáng và thời gian cho đào tạo, đào tạo
lại công nhân; được tính vào giá trị đầu tư và hạch toán vào chi phí sản xuất của
doanh nghiệp. Tăng cường đào tạo đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng; quy hoạch và phát triển đa dạng các hình thức, các thành phần kinh tế
tham gia đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần
dân tộc cho giai cấp công nhân. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và
hoạt động của tổ chức công đoàn, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với
công tác tuyên truyền, giáo dục trong công nhân. Nhà nước đầu tư và có chính sách
ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này (được tính vào giá
trị đầu tư và hạch toán vào chi phí sản xuất).
- Bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp
luật để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân; chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần cho công nhân. Rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng các
chính sách, pháp luật về lao động, việc làm và đời sống vật chất, tinh thần, nâng
cao thể chất cho công nhân; tập trung trước hết vào những chính sách liên quan
trực tiếp đến những vấn đề bức xúc đang đặt ra về việc làm và đời sống của công
nhân. Bổ sung, sửa đổi, xây dựng các chính sách để phát huy các nguồn lực và
trách nhiệm của cả Nhà nước, người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị - xã
hội, của toàn xã hội và của công nhân trong việc chăm lo cải thiện đời sống vật
chất, tinh thần cho công nhân. Nhà nước có chính sách đầu tư cho các tỉnh, thành
phố để xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi công cộng cho công nhân. Ðề
cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chăm lo lợi ích, đời sống
17
vật chất, tinh thần cho công nhân; tính tự giác của người sử dụng lao động và của
công nhân trong thực hiện chính sách, pháp luật. Ðồng thời tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát của Nhà nước, tổ chức công đoàn và các tổ chức CT - XH khác
trong doanh nghiệp; có chế tài xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn
và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong xây dựng giai cấp công nhân.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong xây dựng giai cấp công nhân.
Khẩn trương xây dựng và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chiến lược về giai cấp
công nhân gắn với chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Chú ý hơn nữa công tác bồi dưỡng, phát triển đảng trong công nhân. Có cơ chế,

chính sách đẩy mạnh việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những cán bộ
ưu tú xuất thân từ công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sản xuất, tăng dần tỷ lệ
cán bộ xuất thân từ công nhân trong bộ máy lãnh đạo các cấp của Ðảng, Nhà nước,
Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Ðảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của các cấp, các ngành và chỉ đạo thực hiện kiên quyết; bổ sung quy định chế tài
cụ thể, đủ mạnh trong các luật để thực hiện nghiêm việc thành lập, hoạt động của
tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức chính trị - xã hội tại các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế; đồng thời coi trọng tuyên truyền, vận động, thuyết phục,
khuyến khích các chủ doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đồng tình, ủng hộ, tạo điều kiện để tổ chức đảng và các tổ chức chính
trị - xã hội thành lập, hoạt động thuận lợi. Có nhiều hình thức tăng cường và phát
triển đảng viên tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, làm nòng cốt xây dựng tổ chức cơ sở đảng, công đoàn, Ðoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Xây dựng tổ chức công đoàn lớn mạnh, phát huy vai trò của công đoàn trong xây
dựng giai cấp công nhân. Ðổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của
tổ chức công đoàn các cấp. Các cấp công đoàn cần hướng mạnh hoạt động về cơ
sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy công nhân, viên chức, lao động
18
làm đối tượng vận động, lấy chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của công nhân, viên chức, người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn
định, tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội làm mục tiêu hoạt động.
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở.
Ðổi mới mạnh mẽ tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức công
đoàn tại các doanh nghiệp. Không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của công đoàn cơ sở, để công đoàn thực sự là chỗ dựa vững chắc của công nhân tại
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có sức hấp dẫn đối với người lao động
và tạo được sự đồng tình, ủng hộ của người sử dụng lao động. Hội Liên hiệp Phụ

nữ Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để nâng
cao hiệu quả công tác nữ công của công đoàn tại các doanh nghiệp và khu công
nghiệp. Sớm bổ sung cơ chế, chính sách bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở và chế độ
phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn cơ sở.
Ðổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh
và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các doanh nghiệp. Ðổi mới nội dung
và phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Ðoàn TNCS Hồ Chí
Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các doanh nghiệp nhà nước.
Ðổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hóa các loại hình, hình thức
tập hợp, vận động thanh niên làm việc trong các doanh nghiệp của tư nhân và
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động Ðoàn và Hội.
Xây dựng giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh để đóng góp xứng đáng vào
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội là nhiệm vụ quan trọng, to lớn của Ðảng, Nhà nước, của giai cấp công nhân
và của toàn xã hội, phải luôn được đặt trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc và vì
lợi ích của toàn dân tộc.
Nội dung 3: Những nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh
lịch sử của mình ? Liên hệ với vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc thực
hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam ?
19
Khái niệm giai cấp công nhân:
- Giai cấp công nhân là giai cấp những người lao động được hình thành và phát
triển cùng với nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao; là
giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong
thời đại hiện nay; có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo và tổ chức nhân dân lao động các
nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa và
cộng sản chủ nghĩa.
2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là toàn bộ những nhiệm vụ lịch sử giao phó cho
một giai cấp để nó thực hiện bước chuyển cách mạng từ một hình thái kinh tế – xã

hội đã lỗi thời sang một hình thái KT – XH mới cao hơn, tiến bộ hơn.
Phân tích một cách khách quan địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân, các
nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã nêu một cách khái quát nội dung sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng
xã hội cộng sản chủ nghĩa, không có người bóc lột người trên cơ sở công hữu về tư
liệu sản xuất chủ yếu, giải phóng giai cấp mình và giải phóng toàn xã hội khỏi mọi
áp bức, bóc lột, bất công.
Cụ thể có 3 nội dung cơ bản sau đây:
1/ Thông qua Đảng tiên phong của mình, giai cấp công nhân lãnh đạo và tổ chức
để nhân dân lao động giành chính quyền về tay mình, xoá bỏ chính quyền của các
chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, xoá bỏ giai cấp tư sản (và mọi giai cấp áp bức bóc
lột khác); giải tán chính quyền Nhà nước của các chế độ cũ, xây dựng chính quyền
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nội dung này có thể thực hiện bằng
biện pháp bạo lực là chủ yếu, tuy nhiên tranh thủ tối đa biện pháp hoà bình khi có
điều kiện thuận lợi để tránh đổ máu không cần thiết.
3/ Thông qua Đảng tiên phong của mình, giai cấp công nhân lãnh đạo, tổ chức
nhân dân lao động xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo vệ đất nước và đồng thời
tổ chức xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực:
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, con người…, để từng bước hình thành xã hội
XHCN và CSCN trên thực tế ở mỗi nước và trên toàn thế giới.
20
Đây là nội dung cơ bản quyết định cuối cùng sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân và cũng là nội dung rất khó khăn, phức tạp, vì nó rất mới mẻ và là quá trình
cải biến cách mạng căn bản, toàn diện, triệt để trên phạm vi quốc gia, quốc tế. Do
đó cần phải trải qua từng bước, lâu dài với yêu cầu ngày càng cao đối với giai cấp
công nhân, nhân dân lao động, nhất là đối với Đảng cộng sản, với Nhà nước cả về
trí tuệ lẫn bản lĩnh và lập trường chính trị. Không thể nóng vội, giản đơn, chủ quan
duy ý chí… mà hoàn thành được nội dung này.
3/ Trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm công nghiệp ngày càng hiện đại để xây
dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở kinh tế cho tất cả các nước theo xu hướng công

nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển ngày càng cao. Không có giai cấp công nhân
lớn mạnh, không một nước nào (kể cả các nước phát triển nhất hiện nay) có thể tồn
tại và phát triển trong thời đại hiện nay. Nội dung này là nội dung thường xuyên và
thực hiện suốt trong các giai đoạn cách mạng của giai cấp công nhân ở tất cả các
nước.
3. Những nhân tố chủ quan để GCCN hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình:
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp là tất yếu khách quan, tức là không phụ thuộc vào ý
muốn của bất kì ai. Nhưng, cũng như các qui luật xã hội khác, nó không “tự động"
diễn ra như các qui luật tự nhiên mà nó chỉ diễn ra khi có những hoạt động chủ
quan của số đông con người: ở đây là của bản thân cả giai cấp công nhân, Đảng
Cộng sản, toàn thể nhân dân. Có 3 yếu tố chủ quan cơ bản nhất để thực hiện sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đó là:
a/ Bản thân giai cấp công nhân phải trưởng thành về số lượng và chất lượng ngay
trong quá trình sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại và trong các hoạt động
chính trị - xã hội: có trình độ văn hoá, khoa học công nghệ, tay nghề ngày càng cao
để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất; đời sống vật chất, tinh thần
ngày càng tốt hơn. Giác ngộ về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin, có lập
trường giai cấp vững vàng; tích cực hoạt động nghiệp đoàn, công đoàn có chất
lượng cao, tham gia tích cực xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ… Đấu
tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, mọi âm mưu của kẻ thù. Thực sự đi đầu trong
quá trình sản xuất hiện đại, xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội.
b/ Đảng Cộng sản:
21
- GCCN muốn giành được thắng lợi phải nhận thức được vai trò, vị trí của mình,
đề ra được mục tiêu, con đường, biện pháp giải phóng mình, giải phóng XH.
- Muốn nhận thức được những vấn đề trên, giai cấp công nhân phải được trang bị
lý luận tiền phong - đó là chủ nghĩa Mác. Khi chủ nghĩa Mác thâm nhập vào phong
trào công nhân dẫn đến sự hình thành chính đảng của mình - đội tiền phong của
giai cấp công nhân.
- Đảng cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, lãnh đạo cả giai cấp và

cả dân tộc. Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa phong trào công nhân
với chủ nghĩa Mác - Lênin, (ở Việt Nam còn kết hợp với phong trào yêu nước).
Chỉ từ khi có Đảng, giai cấp công nhân mới chuyển từ tự phát lên tự giác và trở
thành giai cấp thực sự cách mạng
Đảng là nhân tố chủ quan hàng đầu, lãnh đạo và tổ chức quá trình thực hiện sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân để giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải
phóng con người. Vì thế, Đảng Cộng sản phải luôn luôn được xây dựng, củng cố,
phát triển vững vàng về chính trị (đường lối cách mạng…), về tư tưởng (chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…) và về tổ chức (nguyên tắc tập trung dân
chủ; sinh hoạt Đảng để có các quyết định đúng; cán bộ, đảng viên, cấp uỷ và tổ
chức cơ sở đảng vững mạnh, trong sạch, có uy tín với nhân dân và có khả năng
lãnh đạo tốt).
c/ Mối quan hệ giữa giai cấp công nhân với Đảng cộng sản:
+ Đảng Cộng sản là đội tiền phong của giai cấp công nhân, là bộ tham mưu chiến
đấu của giai cấp công nhân, bao gồm những người con ưu tú nhất, trung kiên nhất
của giai cấp công nhân. Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân, đại diện về trí
tuệ, lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động; thay mặt giai cấp công
nhân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột, giành độc lập và xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
+ GCCN là cơ sở xã hội của Đảng, là nguồn bổ sung lực lượng cho Đảng. Giữa
Đảng và giai cấp công nhân có mối liên hệ hữu cơ, không thể tách rời.
22
+ Những đảng viên của Đảng Cộng sản có thể không phải là công nhân, nhưng
phải là người giác ngộ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và đứng trên lập
trường của giai cấp công nhân.
+ Giai cấp công nhân và Đảng của nó phải là trung tâm đoàn kết toàn dân tộc,
đoàn kết quốc tế: ý chí, nhận thức và hành động thống nhất. Đồng thời đấu tranh
chống mọi biểu hiện tiêu cực và mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù của nhân dân,
của chủ nghĩa xã hội.
4. Phê phán những quan điểm sai trái xung quanh vấn đề này:

Giai cấp CN có hệ tư tưởng riêng là CN Mác lê Nin, học thuyết phản ánh sứ mệnh
lích sử toàn thế giới của giai cấp CN và giúp giai cấp này trở thành tự giác khi
thành lập được ĐCS, thống nhất về tư tưởng, chính trị và tổ chức.
Giai cấp CN có bản châts quốc tế và bản sắc dân tộc, Bản chất này được quy định
bởi điều kiện sinh hoạt, cuộc đấu tranh chính trị của chính bản thân giai cấp CN.
Giai cấp Cn trong chế độ TB Cn hiện nay vẫn mang nhiều bản chất, đặc điểm
truyêề thống: Đại diệnc ho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất, đi đầu trogn đấu tranh
chống CNTB hiện đại; vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư nặng nề, mang bản chất quốc
tế rõ nét trong toàn cầu hoá KT hiện đại, đồng thưòi có thêm một biểu hiện mới do
các tác động của sự phát triển SX hiện đại và những điều chỉnh của quan hệ sx
TBCN: Một bộ phận lớn CN được trí tuệ hoá với trí thức và kỹ năng lao động cao
và luôn gắn bó cao vơi skhoa học CN và hiện đại; Ở một số nươớcTB phát triển có
một bộ phận công nhân mức sống được trung lưu hoá, có cổ phần và tham dự vào
quá trình chia sẻ lợi nhuận; một số bộ phận có biểu hiện thuần tuý chuyên môn bị
lôi kéo vào nhiều tổ chức ngoài công nhân những biểu hiện mới đó không làm
thay đổi địa vị và nhữngh đặc điểm cơ bản của giai cấp Cn: họ vân là lực lượng sx
hàng đầu, giai cấp quyết định sự tồn tại và PT của XH hiện đại, là giai cấp bịi
thống trị bị bóc lột trong xh TB là lực lượng đi đầu trong đấu trong vì tiến bộ xh và
CNXH. Quan điểm trên đây đối lập với một số quan điêể sai lệch, mơ hồ về giai
cấp CN hiện đại cho rằng ngày nay giai cấp CN không có vai trò lịch sử nữa, Đúng
là ngày nay vai trò của tri thức tăng lên trong nền kT tri thức, trong tri thức tự nó
không sản sinh ra của cải vật chất; chính CN cũng đang được trí tuệ hoá, có một bộ
phận lớn là CN-Trí thức hoặc trí thức-CN. Trí thứuc có vai trò to lớn trong phát
23
triển, nhưng lao động của họ là lao động trí óc, sản phẩm của họ chủ yếu là những
giá trị tinh thần; SX vật chất vãn là cơ sở cho tồn tại XH và vẫn gắn liền vơi sgia
cấp CN- Giai cấp cơ bản của XH hiện đại. Một bộ phận CN trong xh TB được
trung lưu hoá, nhưng điều đó không có nghĩa họ thoát khỏi bóc lột, vì tỉ suất bóc
lột giá trị thặng dư hiện nay so với thế kỷ 19 cao hơn nhiều lần.
* Liên hệ với vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc thực hiện sứ

mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam:
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, là sản phẩm của sự kết hợp giữa
chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Từ khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã giữ vai trò lãnh đạo giai cấp công nhân
và lãnh đạo xã hội trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm mục tiêu xây
dựng Việt Nam thành một quốc gia độc lập, thống nhất, mọi người được bình đẳng và có
điều kiện để phát triển toàn diện.
Hơn 70 năm qua, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt
qua mọi thử thách và giành được nhiều thắng lợi to lớn, được giai cấp công nhân,
nhân dân tin tưởng, ủng hộ. Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam thể hiện cụ thể
như sau:
- Đảng cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân Việt Nam hoàn
thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giành chính quyền về
tay mình và nhân dân lao động; giành độc lập cho dân tộc; thực hiện thắng lợi hai
cuộc kháng chiến vĩ đại; đánh đổ tận gốc chế độ thực dân kiểu cũ và kiểu mới;
giành thống nhất đất nước và đưa cả nước bước vào thời kỳ xây dựng xã hội mới -
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Hiện nay, Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân Việt
Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và đã giành được thắng lợi (tuy là bước
đầu); đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa; mở rộng quan hệ, hợp tác với các quốc gia trên thế giới; thực hiện
từng bước sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đến năm 2020 đưa
nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
24
Vì vậy, Đảng cộng sản và giai cấp công nhân Việt Nam có mối liên hệ mật thiết và
khăng khít với nhau. Giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành sứ mênh lịch sử của
mình khi được một chính đảng tiên phong, có đủ năng lực trí tuệ, bản lĩnh chính trị
dẫn dắt, tổ chức và lãnh đạo. Ngược lại, Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có thể thực
hiện được vai trò lãnh đạo của mình khi đứng vững trên lập trường của giai cấp
công nhân, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng; lấy giai cấp công

nhân là cơ sở vật chất để tồn tại và phát triển.
25

×