NGỘ ĐỘC RƯỢU VÀ GLYCOL
ThS. BS. Nguyễn Trung Nguyên
Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai
MỤC TIÊU
1. Trình bày nguồn gốc, lâm sàng, cận lâm sàng ngộ độc rượu ethanol và methanol.
2. Trình bày được chẩn đoán phân biệt ngộ độc ethanol với ngộ độc methanol.
3. Xử trí ngộ độc rượu ethanol và methanol theo phác đồ.
4. Nhận thức được tầm quan trọng của việc kết hợp đồng thời khoảng trống áp lực
thẩm thấu, khí máu và lâm sàng trong chẩn đoán và theo dõi ngộ độc methanol.
GIỚI THIỆU
Từ rượu hoặc cồn (alcohol) mang nhiều nghĩa khác nhau: với hầu hết những người
không có chuyên môn và trong y pháp, từ này đồng nghĩa với ethanol. Với các nhà
hoá học hữu cơ, ruợu là bất kỳ một hợp chất nào có chứa nhóm hydroxyl (OH
-
)
được gắn với nguyên tử carbon dạng béo. Với các nhà độc chất học lại quan tâm
đặc biệt với một số loại rượu và có thể phân loại chúng.
Rượu bậc nhất có chứa nhóm OH- gắn với nguyên tử carbon ở vị trí cuối mạch (ví
dụ methanol, benzyl alcohol, ethanol. Trong các rượu bậc 2, nhóm OH- được gắn
với một nguyên tử carbon và carbon này lại được gắn với các nguyên tử carbon
khác (ví dụ isopropanol, 2-propanol). Một glycol (diol) có chứa 2 nhóm OH- (ví dụ
ethylene glycol, propylene glycol. Khi một rượu tạo một liên kết ether với ethylen
glycol thì tạo ra một ethylen ether, một số hợp chất này có ý nghĩa trong công
nghiệp. Khi nhiều phân tử ethylen glycol liên kết với nhau bằng các liên kết ether
sẽ tạo nên diethylen glycol,…hoặc polyethylen glycol.
Ethanol và methanol là các sản phẩm của quá trình ủ men tự nhiên và đã được con
người sử dụng từ xa xưa. Người ta sử dụng ethanol với một số lượng lớn với rất
nhiều mục đích khác nhau từ mức độ được xã hội chấp nhận cho đến mức độ tội
phạm, từ có lợi đến có hại và thậm chí gây chết người. Ethanol hiển nhiên là một
chất bị lạm dụng nhất trong tất cả mọi thời đại và mọi xã hội. Con người còn sử
dụng rộng rãi các rượu khác trong công nghiệp dưới dạng các dung môi, chống
đóng băng, dung dịch của phanh, sơn, resin và nhiên liệu. Phơi nhiễm với các hoá
chất này thường xảy ra khi người ta lạm dụng chúng như là chất thay thế cho
ethanol hoặc tự hại bản thân, sau khi san sẻ các chất này từ các đồ chứa đựng ban
đầu hoặc không bảo quản an toàn tại gia đình hoặc tiếp xúc kéo dài trong nghề
nghiệp. Việc ôn nhiễm các hoá chất này cho thực phẩm, nước uống hoặc thuốc
chữa bệnh đã gây ra các vụ ngộ độc lớn.
I. Ethanol
- Mặc dù ngộ độc cấp ethanol có thể gây tử vong trực tiếp do ức chế hô hấp nhưng
mức độ nặng và tỷ lệ tử vong lại thường liên quan đến các tai nạn xảy ra do bệnh
nhân bị suy giảm ý thức. Ngộ độc cấp ethanol làm cho bệnh nhân dễ bị chấn
thương và làm cho việc đánh giá bệnh nhân chấn thương trở nên phức tạp.
- Cơ chế tác dụng: cho đến nay người ta vẫn chưa thống nhất, chưa phát hiện được
thụ thể đặc hiệu của ethanol. Người ta cho rằng ethanol tác dụng lên nhiều kênh
ion, có thể do làm thay đổi các cấu trúc bậc 4. Tác dụng trên hành vi của ethanol
do đối kháng với thụ thể N-methyl-D-aspartate (NMDA)-glutamate thuộc hệ kích
thích (có thể có vai trò gây quên của hồi hải mã) và kích thích các thụ thể
GABA
A
thuộc hệ ức chế. Tác dụng trên các thụ thể serotonin 5HT
3
có thể là
nguyên nhân của biểu hiện loạn thần, ảo giác và thèm rượu ở người nghiên rượu.
- Ethanol dễ dàng được hấp thu qua đường tiêu hoá, 80% được hấp thu ở ruột non.
Loại đồ uống, nồng độ rượu, và sự có mặt của thức ăn cũng làm thay đổi tốc độ
hấp thu. Nếu dạ dày rỗng, nồng độ đỉnh của ethanol đạt được sau uống là 30-60ph.
So với nam giới, phụ nữ có nồng độ đỉnh đạt được cao hơn so với nam giới sau khi
uống cùng một số lượng rượu do cơ thể nhỏ hơn, lượng nước trong cơ thể tương
đối ít hơn và chuyển hoá bước đầu thấp hơn do hoạt tính của enzym alcohol
dehydrogenase ở lớp niêm mạc dạ dày thấp hơn. Người ta đã thấy một số thuốc
như aspirin và các thuốc ức chế H2 ức chế chuyển hoá bước đầu này.
- Chuyển hoá chủ yếu tại gan, chỉ 2-15% ethanol được đào thải qua hơi thở, nước
tiểu và qua da dưới dạng không đổi. Sau uống, nồng độ ethanol có thể đạt mức trên
100mg/dL, nồng độ này giảm khoảng 15-30mg/dL/h. Thể tích phân bố của ethanol
là 0,54±0,05/kg, phân bố dễ dàng vào các môi trường có nước, qua hàng rào máu
nào dễ dàng, tan rất ít trong mỡ và gắn rất kém với protein.
- Có 3 hệ enzym trong gan chuyển hoá ethanol, đặc biệt hệ alcohol dehydrogenase
là quan trọng nhất, bình thường khi uống ít rượu, hệ này chuyển hoá trên 80%
ethanol. Trong con đường này, ethanol được chuyển hoá thành acetaldehyde, sau
đó thành acetate, trong quá trình chuyển hoá như vậy, NAD+ chuyển thành
NADH. Lượng NADH tăng dẫn tới tỷ lệ NADH / NAD+ tăng, ức chế các phản ức
phụ thuộc NAD+ ví dụ như phản ứng tạo glucose. Acetate được chuyển thành
acetyl coenzym A, chất này sau đó tham gia vào chu trình axit citric, tổng hợp axit
béo và hình thành thể xê tôn. Sự khác nhau về enzym alcohol dehydrogenase và
aldehyde dehydrogenase do di truyền có vai trò làm cho một số người dễ bị nghiện
rượu hơn. Người nghiện rượu hoặc dùng rượu nhiều, hai hệ enzym chuyển hoá
rượu còn lại bị cảm ứng và tăng tốc độ chuyển hoá lên hàng chục lần. Dùng kéo
dài dẫn tới tình trạng dung nạp tăng dần. Người dùng nạp ethanol có hiện tượng
dung nạp chéo với barbiturate và ethanol.
- Ethanol là một chất ức chế TKTW, nồng độ tác dụng khác nhau giữa người hay
uống rượu và người không hay uống rượu, nhưng nói chung nồng độ tương quan
với biểu hiện ngộ độc. Vì chức năng vỏ não ở phần trên bị ức chế trước nên ban
đầu thường có giai đoạn kích thích nghịch thường do thoát các ức chế về mặt xã
hội đã học được. Với người không dung nạp được rượu, với nồng độ 150mg/dL
hoặc hơn có thể gây ngủ lịm, mất điều hoà, nồng độ 250mg/dL có thể hôn mê và tử
vong với nồng độ trên 450mg/dL. Người uống rượu kéo dài, để có các triệu chứng
này cần có nồng độ cao hơn. Với liều cao, ethanol như là một thuốc mê, ức chế
TKTW, rối loạn các chức năng tự động (tụt huyết áp, hạ thân nhiệt), hôn mê, và tử
vong do ức chế hô hấp, truỵ tim mạch. LD 50 với người lớn khoảng 5-8g/kg, với
trẻ em khoảng 3g/kg.
- Uớc tính nồng độ ethanol huyết thanh (mg/dL): = {Số lượng rượu uống (ml) x
Nồng độ rượu uống (%) x 0,8}/{0,6 x Cân nặng bệnh nhân}
0,8: Trọng lượng riêng của ethanol
0,6: thể tích phân bố của ethanol trong cơ thể
1. Lâm sàng
- Bệnh nhân biểu hiện các mức độ rối loạn ý thức khác nhau: kích thích, sững sờ,
hôn mê.
- Mùi ethanol trong hơi thở nói chung thường có nhưng không phải trong tất cả các
trường hợp.
- Ngộ độc nhẹ và vừa: nói ngọng, mất điều hoà, rung giật nhãn cầu.
- Nôn thường có ở những người ít uống rượu.
- Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng dễ bị hạ đường máu nhất, đường máu có thể hạ
tương đối thấp.
- Khám thực thể: đánh giá đường hô hấp, tìm kiếm các yếu tố là biến chứng hoặc
làm nặng thêm như chấn thương, nhiễm trùng và xuất huyết.
Bảng 1: Tác dụng của ethanol ở người bình thường (không dung nạp rượu)
Nồng độ ethanol huyết
thanh (mg/dL)
Triệu chứng lâm sàng
20 - 50 Rối loạn ức chế, kích thích nghịch thường, cảm xúc không ổn định,
thích giao du với người khác, nói nhiều, hưng cảm.
50 - 100 Chậm đáp ứng, giảm khả năng phán xét, mất điều hòa vận động biên
độ nhỏ, loạn vận ngôn.
100 - 200 Nhing đôi, bạo lực, mất định hướng, lân lộn, vô cảm, giãn mạch,
sững sờ.
200 - 400 ức chế hô hấp, mất các phản xạ bảo vệ đường thở, giảm thận nhiệt,
đái ỉa không tự chủ, tụt huyết áp, hôn mê
> 400 Truỵ tim mạch, tử vong
2. Cận lâm sàng
- Làm khi bệnh nhân ngộ độc trung bình hoặc nặng.
- Các điện giải, urê, glucose, công thức máu, khí máu động mạch, áp lực thẩm thấu
máu, nồng độ ethanol, , canxi, magiê, phospho, chức năng gan, prothrombin, điện
tim, xquang ngực, xét nghiệm nước tiểu.
- Các xét nghiệm khác quyết định tuỳ theo các dấu hiệu lâm sàng.
- Ethanol có thể được tìm thấy ở bất kỳ mẫu sinh học nào, từ máu, nước tiểu, nước
bọt và hơi thở. Việc sử dụng áp lực thẩm thấu máu không đặc hiệu cho ethanol vì
các rượu khác cũng ức chế điểm đông. áp lực thẩm thấu máu cũng ước tính quá
mức nồng độ rượu (xin xem thêm phần khoảng trống thẩm thấu). Xét nghiệm
chính xác nhất là bằng phương pháp sắc ký khí và có độ nhạy cao. Xét nghiệm
nồng độ ethanol trong hơi thở cũng cho kết quả nhanh chóng và tin cậy, đặc biệt
trong hoàn cảnh cấp cứu. Xét nghiệm này dựa trên một thực tế là tỷ lệ nồng độ
ethanol huyết thanh/phế nang là 2300/1 (2100/1 với y pháp) theo định luật Henry.
- Cần phân biệt giữa nồng độ ethanol máu (dùng trong kiểm soát giao thông) và
huyết thanh (dùng trong lâm sàng) vì hai giá trị này khác nhau do tỷ trọng của máu
khác tỷ trọng của huyết thanh.
- Xét nghiệm nồng độ ethanol trong tử thi: quá tình thối rữa làm thay đổi nồng độ
ethanol. Các dịch thể được lựa chọn để lấy mẫu xét nghiệm là nước tiểu ở bàng
quang và thuỷ tinh dịch.
- Gần đây, có một xét nghiệm mới và đặc hiệu với ethanol là miễn dịch enzym.
3. Chẩn đoán phân biệt
Nếu mức độ rối loạn ý thức không tương quan với nồng độ rượu đo được hoặc tình
trạng ý thức không cải thiện khi nồng độ rượu đã giảm thì cần chẩn đoán phân biệt
với:
- Do chuyển hoá:
+ Hạ đường máu.
+ Tăng đường máu.
+ Hạ natri máu.
+ Hạ thân nhiệt.
+ Bệnh lý não do gan.
+ Phản ứng disulfiram.
+ Tăng canxi máu.
+ Thiếu ô xy.
- Ngộ độc:
+ Các chất ma tuý.
+ Thuốc chống trầm cảm vòng. Các rượu khác: methanol, isopropanol, ethylen
glycol).
+ Các thuốc an thần gây ngủ.
+ Các thuốc kháng cholinergic.
+ Monoxit carbon.
- Chấn thương: Xuất huyết nội sọ.
- Nhiễm trùng:
+ Nhiễm trùng TKTW.
+ AIDS.
+ Nhiễm trùng.
- Do thần kinh:
+ Trạng thái sau co giật.
+ Sảng.
+ Bệnh lý não Wernick
1. Xử trí
- Điều trị có tính chất hỗ trợ, truyền dịch, đảm bảo nước, điện giải, đảm bảo hô
hấp.
- Bệnh nhân hôn mê cần được đặt NKQ để đảm bảo đường thở thông thoáng và
tránh sặc, thở máy nếu bệnh nhân thở yếu.
- Naloxone (2mg, tiêm tĩnh mạch) cùng với 100mg vitamin B1 tiêm bắp. Naloxone
làm mất tác dụng của opiat nếu có và thiamine điều trị bệnh lý não Wernick’s.
- Flumazenil: có một vài thông báo về việc cải thiện ý thức sau khi dùng
flumazenil nhưng đáp ứng không thường xuyên, tác dụng ngắn và nói chung là
không khuyến cáo dùng.
- Nếu hạ đường máu (thử bằng que thử đường máu mao mạch) thì cần tiêm tĩnh
mạch glucose ưu trương (25 – 50gam).
- Nếu có toan xê tôn do rượu: truyền dịch glucose 5%, NCL 0,9%, vitamin B1 và
các vitamin tan trong nước khác, bù đủ kali.
- Đặt sonde dạ dày, rửa dạ dày nếu bệnh nhân mới uống các chất độc khác và để
theo dõi xuất huyết dạ dày.
- Cho than hoạt và thuốc nhuận tràng nếu bệnh nhân đồng thời uống chất độc khác.
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân.
- Hạ thân nhiệt: nếu có thường nhẹ trừ khi do tiếp xúc với môi trường lạnh, xử trí
bằng chăn ấm, sưởi ấm, truyền dịch, thức ăn ấm.
- Tiếp tục điều trị hỗ trợ và theo dõi đến khi tỉnh trở lại.
II. Rượu isopropyl (Isopropanol)
- Chất lỏng không màu, trong suốt, bay hơi, có vị rất khó chịu, mùi đặc trưng. Có ở
các quầy bán tự do dưới dạng “rượu lau chùi, đánh bóng” nồng độ 70%, với
ethanol là thành phần chính, các dạng khác là giúp lau chùi trong công nghiệp hoặc
gia đình, chống đóng băng, rửa da. Vì giá rất rẻ và có sẵn nên những người nghiện
rượu thường dùng loại hỗn hợp dung dịch này để uống thay thế khi không có
ethanol.
- Sau uống 30 phút bắt đầu hấp thu nhưng có thể chậm hơn khi có thức ăn, thể tích
phân bố 0,6-0,7L/kg. Chuyển hoá qua gan, được enzym alcohol dehydrogenase
chuyển hoá thành acetone (80% lượng rượu), do đặc điểm cấu trúc nên rượu này
không được chuyển hoá tiếp thành axit, toan chuyển hoá không phải là biểu hiện
của ngộ độc rượu này. Đào thải dạng nguyên vẹn isopropyl (20% số lượng hấp thu
vào) và acetone chủ yếu qua thận, một ít qua hô hấp, dạ dày, nước bọt. Acetone
được tìm thấy trong nước tiểu 3 giờ sau uống. Nửa đời sống 2,5-8 giờ phụ thuộc
việc bệnh nhân có nghiện ethanol hay không, nếu uống cùng ethanol thì nửa đời
sống có thể kéo dài tới 16 giờ.
- Isopropyl cũng là chất ức chế thần kinh trung ương hơi manh hơn so với ethanol,
gây giãn mạch, tụt huyết áp, viêm, xuất huyết dạ dày, phù phổi. Chất này hơi độc
hơn và chuyển hoá chậm hơn ethanol.
- 150 –240ml dung dịch 100% isopropanol có thể gây tử vong.
1. Lâm sàng và đánh giá chẩn đoán
- Bệnh nhân ngộ độc rượu, thần kinh trung ương bị ức chế, không nhiễm toan
nhưng lại có thể xêtôn trong máu hoặc nước tiểu , hơi thở có mùi quả thì rất gợi ý
ngộ độc rượu isopropyl.
- Triệu chứng xuất hiện thường trong vòng 2 giờ sau uống, có thể rất nhanh, với
biểu hiện ban đầu nhẹ như đau bụng, buồn nôn, có thể nôn máu, hơi thở mùi quả
(mùi aceton). Có thể có viêm dạ dày xuất huyết. Khi hiện tượng ức chế TKTW tiến
triển, bệnh nhân bị mất điều hoà, rối loạn vận ngôn, lẫn lộn, sững sờ, hôn mê, đồng
tử co nhỏ. Ngộ độc nặng có tụt huyết áp.
- Các bệnh nhân ngộ độc rượu này thường là những người nghiện rượu và có rất
nhiều các rối loạn (bệnh lý gan rượu, viêm tuỵ, chấn thương,…) làm cho bệnh cảnh
thêm phức tạp.
- Xét nghiệm: các xét nghiệm cơ bản như với ethanol, định lượng rượu isopropyl
huyết thanh, có thể xét nghiệm qua hơi thở, định lượng acetone máu. Xê tôn máu
hoặc niệu dương tính mạnh. Khi acetone ở nồng độ cao dễ làm xét nghiệm
creatinin tăng giả tạo. áp lực thẩm thấu máu để tính khoảng trống thẩm thấu.
Khoảng trống thẩm thấu tăng do isopropyl và aceton
2. Chẩn đoán phân biệt
Với các tình trạng nhiễm xê tôn như nghiện rượu, đái đường, nhiễm toan xê tôn do
đói. Các bệnh nhân này có nồng độ cao các thể xê tôn như acetoacetate, b-
Hydroxybutyrate và acetone chứ không phải chỉ tăng acetone đơn độc như trong
ngộ độc rượu isopropyl. Cũng cần chú ý đến ngộ độc salicylate, cyanua và acetone
khi bệnh nhân ngộ độc có nhiễm toan xê tôn chưa giải thích được có dùng các chất
như chất đánh bóng móng tay, tẩy keo.
3. Xử trí
- Tương tự như với ngộ độc ethanol. Quan trọng là đánh giá đường hô hấp và tình
trạng viêm dạ dày xuất huyết.
- Nếu bệnh nhân uống số lượng nhiều và đến sớm có thể đặt sonde dạ dày và hút.
- Bệnh nhân có thể có hạ đường máu muộn theo cơ chế tương tự ngộ độc ethanol
do đó cần định lỳ xét nghiệm đường máu và truyền glucose.
- Lọc máu có thể lọc được rượu isopropyl và acetone nhưng hiện chưa có chỉ định
chắc chắn cho trường hợp này, với bệnh nhân bất ổn về tim mạch thì có thể có ích
lợi khi được lọc máu. Đích của lọc là tình trạng bệnh nhân cải thiện chứ không
phải là nồng độ trong máu.
- Theo dõi phát hiện phù phổi và xuất huyết khi ngộ độc nặng. ức chế TKTW và
mất dịch do nôn có thể làm bệnh nặng thêm. Do tác dụng ức chế TKTW nặng nề
và kéo dài nên bệnh nhân dễ nằm bất động và bị tiêu cơ vân.
III. Methanol và ethylene glycol
1. Ethylene glycol
- Dùng để chống đóng băng, chất tẩy rửa, đánh bóng, sơn, quang dầu. Chất lỏng
không màu, không mùi, hơi ngọt, gây cảm giác ấm cho lưỡi và thực quản khi uống.
Ngộ độc thường do bệnh nhân tự tử, dùng thay thế khi không có ethanol để uống,
tai nạn.
- Người ta chưa xác định được liều tối thiểu gây độc ở người. Có thể ước tính nồng
độ ethylen glycol trong huyết thanh bằng công thức sau:
Nồng độ ethylen glycol = {Thể tích dd x Nồng độ dd x Trọng lượng riêng dd}/{Thể
tích phân bố x Cân nặng BN}
- Nồng độ ethylen glycol: mg/dL
- Thể tích dd: thể tích dung dịch ethylen glycol bệnh nhân uống (ml)
- Nồng độ dd: nồng độ dung dịch ethylen glycol bệnh nhân uống (%)
- Trọng lượng riêng của dd: trọng lượng riêng của dung dịch ethylen glycol (g/ml)
- Thể tích phân bố: thể tích phân bố của ethylen glycol (L/kg)
- Cân nặng của bệnh nhân (kg)
Như vậy, với cùng một nồng độ huyết thanh có thể gây độc, nếu sử dụng con số
20mg/dL là nồng độ tối thiểu gây độc thì để đạt được nồng độ này, các bệnh nhân
khác nhau có trọng lượng khác nhau sẽ cần số lượng dung dịch ethylen clycol khác
nhau, với trẻ nhỏ, chỉ cần một ngụm nhỏ đã có thể gây độc.
- Ethylene glycol được hấp thu trong vòng 30 phút sau uống, phân bố nhanh vào cơ
thể, thể tích phân bố 0,5-0,8L/kg.
- Ngoài tác dụng gây độc tương tự ethanol, ethylen glycol chỉ gây độc thật sự khi
được chuyển hoá ở gan thành các chất chuyển hoá có độc tính. ở gan, chất mẹ
được chuyển hoá thành glycoaldehyde (nhờ enzym alcohol dehydrogenase) ® axit
glycolic, chất đóng vai trò chủ yếu trong ngộ độc (nhờ enzym aldehyde
dehydrogenase) ® axit glyoxylic ® axit oxalic (oxalate). Axit glyoxylic cũng được
chuyển hoá theo các con đường khác, một số con đường này có ý nghĩa về điều trị
vì làm giảm lượng axit oxalic tạo ra. Chính các chất chuyển hoá trung gian này gây
toan chuyển hoá có khoảng trống anion. Nửa đời sống cảu ethylen glycol khi bệnh
nhân không được dùng các thuốc ức chế ADH là 2,5-3giờ. Nếu bệnh nhân được
dùng thuốc ức chế ADH khi chưa bị suy thận thì nửa đời sống của ethylen glycol là
khoảng 17 giờ, chủ yếu được đào thải qua thận. Nếu dùng fomepizole thì thời gian
này có thể kéo dài đến khoảng 20 giờ.
- Các thông tin về vai trò của từng chất chuyển hoá trong cơ chế gây độc còn chưa
thống nhất. Glycolate (từ axít glycolic) là chất độc chủ yếu với thận. Oxalate (từ
axit oxalic) cũng kết hợp với canxi để tạo thành các tinh thể được tìm thấy trong
nước tiểu, thận, cơ tim và các tổ chức khác của tử thi. Trong cơ thể, hiện tượng tạo
tinh thể này có thể gây tắc nghẽn lòng ống thận và hạ canxi máu. oxlate canxi lắng
đọng ở ống lượn gần, gây hoại tử ống thận, ứ nước thận.
- Việc ôxy hoá ethylen glycol hoàn toàn làm giảm lượng NAD được ôxy hoá, ức
chế chu trình axit citric và sinh ra lactate.
- Tổn thương thần kinh trung ương (phù não, tụt não), tổn thương phổi (phù phổi,
xuất huyết phổi, viêm phổi), viêm cơ tim, viêm cơ vân, tiêu cơ vân. Co giật có do
nhiễm toan chuyển hoá và hạ canxi. Loạn nhịp tim và ức chế cơ tim xuất hiện thứ
phát do nhiễm toan chuyển hoá và hạ canxi máu. Các tác dụng gây độc trên
TKTW, thận, phổi, tim, gan, cơ và võng mạc. Liều gây chết tối thiểu với người đã
được thông báo là 1,6g/kg.
· Lâm sàng:
- Các triệu chứng giống ngộ độc ethanol xuất hiện sau uống 1 giờ. Các tác dụng
thực sự của ethylene glycol (do các chất chuyển hoá) xuất hiện sau uống 4-12 giờ
(muộn hơn nếu đồng thời uống ethanol). Bệnh nhân vẫn tỉnh, hơi thở có mùi thơm
nhẹ, hoặc hôn mê, phụ thuốc vào khoảng thời gian sau uống và số lượng rượu uống
vào. Các dấu hiệu sống có thể bình thường hoặc tăng nhẹ huyết áp, thân nhiệt, nhịp
nhanh ở các mức độ khác nhau, thở Kussmaul’s.
- Các giai đoạn ngộ độc: (thực tế các giai đoạn có thể chồng chéo, khó phân định)
+ Giai đoạn 1: (giai đoạn thần kinh, 30 phút đến 12 giờ sau uống): các tác dụng
trên TKTW giống như biểu hiện ngộ độc giống ngộ độc ethanol. Các tác dụng này
là do bản thân ethylen glycol. Khi ethylen glycol được chuyển hoá, toan chuyển
hoá xuất hiện và gây ức chế TKTW và hôn mê, xảy ra sau 4-12 giờ. Nếu ngộ độc
nặng, hôn mê sẽ kèm giảm trương lực, tăng phản xạ, co giật, phù não và phù gai
thị.
+ Gia đoạn 2: (giai đoạn tuần hoàn- hô hấp, 12-24 giờ sau uống): thường có tăng
huyết áp, tăng nhịp tim, tăng thông khí. Có thể thiếu ôxy, suy tim ứ huyết, ARDS.
Bệnh nhân thường bị suy đa tạng và tử vong vào giai đoạn này.
+ Giai đoạn 3: (giai đoạn thận, 48-72 giờ sau uống): suy thận cấp có thể xuất hiện
sau 16 giờ, thường sau 48 giờ, biểu hiện bởi đau và căng vùng lưng, đái máu, tinh
thể oxalate canxi niệu, protein niệu, thiểu niệu, vô niệu. Thường bệnh nhân cần lọc
máu ở giai đoạn này, chức năng thận sau đó có thể hồi phục hoàn toàn nhưng cũng
có thể phải lọc máu kéo dài.
Các tác dụng khác bao gồm hạ canxi máu biểu hiện QT kéo dài, giật cơ, tetany, co
giật. Có thể tiêu cơ vân, phù phổi. Có thể ức chế tuỷ xương và bệnh nhân giảm cả 3
dòng tế bào máu. Bệnh nhân đến muộn có thể biểu hiện liệt các dây thần kinh sọ.
· Xét nghiệm:
- Các xét nghiệm chung: khí máu động mạch, công thức máu, điện tim, điện giải
máu, glucose, urê, creatinin, canxi, độ thẩm thấu máu, tổng phân tích nước tiểu.
- Nồng độ ethylen glycol huyết thanh: phương pháp xét nghiệm được lựa chọn là
sắc ký khí. Tuy nhiên có thể có nhiều yếu tố làm cho xét nghiệm ethyllen glycol
bằng phương pháp sắc ký khí cho kết quả dương tính giả như propylen glycol
(dung môi của thuốc diazepam, phenytoin), 2-butanone có trong một số loại đồ
uống có cồn, do một số loại cột xét nghiệm. Kết quả dương tính cũng thường có
hơn với các phương pháp xét nghiệm bằng enzym.
- Nồng độ glycolate: cũng có thể xét nghiệm bằng sắc ký khí hoặc sắc ký lỏng cao
áp. Nồng độ glycolate lúc bệnh nhân đến viện tương quan với pH, HCO3, khoảng
trống anion.
- Khi bệnh nhân mới uống rượu, ethylen glycol chưa được chuyển hoá nhiều,
khoảng trống thẩm thấu có thể thấy rõ và chưa thấy nhiễm toan, sau đó nó được
chuyển hoá và có thể không còn thấy khoảng trống thẩm thấu, bệnh nhân có toan
chuyển hoá có tăng khoảng trống anion. Bệnh nhân đến muộn có thể chỉ có suy
thận mà không có khoảng trống thẩm thấu hay nhiễm toan. Do đó khoảng trống
thẩm thấu bình thường cũng không loại trừ là bệnh nhân không uống ethylen
glycol.
- Ethylen glycol thường gây tăng khoảng trống anion hơn bất kỳ nguyên nhân gây
nhiễm toan nào khác. Kali máu có thể tăng do nhiễm toan hoặc suy thận. Canxi
máu lúc đầu bình thường nhưng về sau hạ do lắng đọng canxi oxalat tại tổ chức.
- Khoảng trống thẩm thấu là băng chứng gián tiếp cho thấy có các rượu và glycol
từ bên ngoài đưa vào cơ thể. Tuy nhiên cũng có các chất khác cũng gây tăng thẩm
thấu khi vào cơ thể. Việc cộng sai các số liệu khi tính độ thẩm thấu máu theo công
thức hoặc sai số của từng kết quả xét nghiệm cũng làm cho độ thẩm thấu theo tính
toán sai đi. Trong khi đó, độ thẩm thấu của máu chỉ được đo bằng phương pháp hạ
điểm đóng băng, các rượu ở đây đều có điểm bay hơi cao nên có thể làm tăng thêm
khoảng trống thẩm thấu.
- Xét nghiệm nước tiểu:
+ Tinh thể canxi oxalate: loại canxi oxalate monohydrate có hình giống như kim,
có ở tất cả các nồng độ rượu trong máu, loại canxi oxalate dihydrate có hình chiếc
phong bì và xu hướng có khi nồng độ rượu trong máu cao và chuyển thành dạng
monohydrate trong vòng 24 giờ. Cần xét nghiệm nhiều lần để tìm các tinh thể này.
+ Các dấu hiệu khác: tỷ trọng nước tiểu thấp, protein niệu, đái máu.
1. Methanol
- Có nhiều trong các chất liệu tẩy rửa, sơn, véc ni, dung môi, các dung dịch
formaldehyde, chống đóng băng, thêm vào xăng dầu, dung môi, Có trong các đồ
uống lên men và nước quả dưới dạng vết. Hầu hết các trường hợp tử vong do
methanol là do tự tử hoặc dùng methanol để làm đồ uống thay thế cho ethanol.
Methanol không được dùng trong dược phẩm.
- Liều thấp nhất gây mù đã được thông báo là 8 gam(1ml dung dịch 100%), liều
thấp nhất gây chết là 10gam (30ml dung dịch 40%) nhưng 40gam hoặc 1g/kg nói
chung được coi là liều gây tử vong cho người lớn khi không được điều trị. ở trẻ
em, liều 0,25ml/kg đã gây mù và 0,5ml/kg đã gây tử vong (dung dịch 100%). Tuy
nhiên nếu bệnh nhân uống liều cao hơn mà được điều trị kịp thời thì vẫn hồi phục
và không có di chứng.
- Trước khi gây độc, nhờ enzym alcohol dehydrogenase, methanol được chuyển
hoá thành formaldehyde (nửa đời sống rất ngắn, chưa đến 1 phút, sau đó được ôxy
hoá thành axit formic (formate), chất này với nồng độ cao ức chế cytochrome
oxidase của ty lạp thể dẫn tới thiếu oxy tế bào và là nguyên nhân của nhiễm toan
chuyển hoá và độc tính với mắt (dây thần kinh thị giác rất dễ bị tổn thương, võng
mạc cũng có thể bị tổn thương). ở động vật linh trưởng, chuyển hoá axit formic
chậm hơn nhiều dẫn tới tích tụ chất này và gây mù sau khi uống methanol. Axít
formic phải kết hợp với tetrahydrofolate để ôxy hoá hoàn tòan thành carbonic do
đó thiếu tetrahydrofolate có thể làm tích luỹ axit formic và góp phần vào ngộ độc.
Khi dùng fomepizole và axit folic để điều trị cho 8 bệnh nhân ngộ độc methanol,
nửa đời sống của axit formic đã giảm xuống còn 3,4 ± 1,5 giờ. Formate được đào
thải qua thận và được tái hấp thu một phần tại ống lượn gần thông qua cơ chế trao
đổi clo và formate. Cả axit formic và formate đều là chất độc với thận, formate độc
với ty thể. Formaldehyde cũng rất độc nhưng vì tồn tại trong thời gian rất ngắn,
được nhanh chóng chuyển hoá nên không có ý nghĩa quan trọng trong ngộ độc
methanol.
- Khi cơ thể có PH bình thường, phần lớn axit formic được ion hoá (thành
formate). Tình trạng nhiễm toan nặng trong ngộ độc methanol nặng làm tăng tỷ lệ
axit formic chưa được ion hoá/formate và tăng cường khuếch tán axit formic vào
các cơ quan đích như võng mạc và ty thể. Do đó truyền bicarbonate và lọc máu có
thể làm giảm gánh nặng formate ở trong tế bào theo nguyên lý bẫy ion.
- Methanol được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn qua đường tiêu hoá (nồng độ
đỉnh được sau 30-90phút), da và đường hô hấp. Thể tích phân bố 0,7L/kg. Phần lớn
được chuyển hoá qua gan nhưng chậm hơn so với ethanol và ethylen glycol, giải
thích cho hiện tượng nhiễm độc xuất hiện chậm. Phần nhỏ được đào thải qua thận
và phổi ở dạng nguyên vẹn nhưng nửa đời sống kéo dài có thể tới 54 giờ. Lọc máu
thẩm tách (hemodialysis) lọc methanol rất hiệu quả với nửa đời sống 2,8 ± 0,4giờ
và độ thanh thải 260 ± 30ml/phút. Đào thải theo trình tự thứ nhất khi nồng độ thấp
(nửa đời sống 3 giờ) và bệnh nhân được lọc máu (nửa đời sống 2,5 giờ), khi
methanol ở nồng độ cao thì được đào thải theo trình tự 0.
- Độc tính của methanol: chủ yếu với thần kinh trung ương và mắt. Bản thân
methanol là chất ức chế thần kinh trung ương, mặc dù ở mức độ nhẹ hơn với
ethanol về mặt gây an thần và vô cảm. Methanol cũng gây giãn mạch, tụt huyết áp
và giảm cung lượng tim.
- Methanol được chứng minh là gây ung thư trên động vật, đặc biệt khi thiếu folate.
Methanol qua nhau thai, qua sữa. Có trường hợp mẹ bị ngộ độc methanol và thai
nhi cũng ngộ độc và tử vong. Một người mẹ khác bị ngộ độc methanol được điều
trị bằng ethanol, bicarbonate và lọc máu đã hồi phục và sau đó 6 ngày đẻ con
không có di chứng.
· Lâm sàng:
- Các triệu chứng nhiễm độc thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau uống nhưng
có thể muộn hơn, tuỳ thuộc vào số lượng bệnh nhân uống, bệnh nhân có uống
ethanol hay không (xuất hiện triệu chứng chậm hơn) và tình trạng folate của bệnh
nhân. Thường có hai giai đoạn, giai đoạn kín đáo (vài giờ đến 30 giờ đầu) và giai
đoạn biểu hiện ngộ độc rõ tiếp theo sau. Vì triệu chứng lúc đầu thường kín đáo và
nhẹ (ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm) nên thường bị bệnh nhân chủ quan và
bỏ qua hoặc trẻ nhỏ không được phát hiện
- Thần kinh: lúc đến viện thường tỉnh táo và kêu đau đầu, chóng mặt, sau đó quên,
bồn chồn, hưng cảm, ngủ lịm, lẫn lộn, hôn mê, co giật.
- Mắt: lúc đầu chưa biểu hiện, sau đó nhìn mờ, sợ ánh sáng, ám điểm, đau mắt,
song thị, ám điểm trung tâm, giảm hoặc mất thị lực, ảo thị (ánh sáng chói, các
chấm nhảy múa, nhìn thấy đường hầm, ). Đồng tử phản ứng kém với ánh sáng,
soi đáy mắt thấy gai thị xung huyết, sau đó phù võng mạc lan rộng dọc theo các
mạch máu đến trung tâm đáy mắt, các mạch máu cương tụ, phù gai thị, xuất huyết
võng mạc. Đồng tử giãn cố định kà dấu hiệu của ngộ độc nặng và tiên lượng xấu.
Các dấu hiệu thấy khi soi đáy mắt không tương quan với dấu hiệu nhìn của bệnh
nhân nhưng thực sự tương quan với mức độ nặng của ngộ độc. Khi ngộ độc nặng
có thể có xuất huyết hoặc nhồi máu nhân bèo, tụt não.
- Các di chứng thần kinh: H/C parkinson, thiết hụt nhận thức, viêm tuỷ cắt ngang
và giả liệt vận nhãn.
- Tiêu hoá: biểu hiện sớm, viêm dạ dày xuất huyết, viêm tuỵ cấp biểu hiện đau
thượng vị, nôn, ỉa chảy. Ngộ độc trung bình hoặc nặng có thể thay đổi chức năng
gan.
- Có thể đau lưng, thân mình, cứng gáy (giống xuất huyết màng não), cứng cơ, da
có thể lạnh, vã mồ hôi.
- Dấu hiệu sinh tồn: nhịp tim nhanh, thở nhanh (ví dụ kiểu kussmaul), huyết áp
thường bình thường cho đến khi tử vong. Trước khi có các biện pháp điều trị đặc
hiệu như hiện nay, bệnh nhân thường tử vong do ngừng thở.
· Cận lâm sàng:
- Nồng độ methanol:
o Định lượng nồng độ methanol máu: là xét nghiệm được lựa chọn để chẩn đoán
nhưng thường không có kết quả ngay.
o Đo methanol qua hơI thở.
o Phát hiện methanol, ethylen glycol, isopropanol và các chất chuyển hoá bằng
kính quan phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton.
- Các xét nghiệm chung, xét nghiệm đánh giá nhiễm toan chuyển hoá, khoảng
trống anion, khoảng trống thẩm thấu tương tự như với ethylen glycol. Tất cả các
thông số PH máu, bicarbonate, khoảng trống anion và thiếu hụt kiềm đều tương
quan với nồng độ formate máu. Nếu lactat máu thấp trong khi có nhiễm toan
chuyển hoá tăng khoảng trống anion thì cần nghĩ đến ngộ độc methanol. Nếu bệnh
nhân đến viện sau 6 giờ, chưa được dùng ethanol hoặc fomepizole mà PH và
bicarbonate bình thường thì cần loại trừ ngộ độc methanol.
- Khoảng trống thẩm thấu:
o Đo áp lực thẩm thấu máu dựa trên nguyên lý ức chế điểm đông có ở nhiều nơI và
được các bác sỹ sử dụng rộng rãI để chẩn đoán có hay không ngộ độc rượu độc.
Tuy nhiên, xét nghiệm này lại đặc biệt dễ dẫn tới các nhận định nhầm. Việc tính
khoảng trống thẩm thấu dựa trên một số quan điểm mà cần phải xem xét lại. Một
trong các quan điểm này là coi huyết thanh là một dung dịch lý tưởng (với các chất
hoà tan rõ ràng, không tương tác với nhau). Hầu hết các công thức sử dụng Na+
như là một cation duy nhất trong dung dịch để tính toán. Chính lỗi này dẫn tới kết
quả tính toán cuối cùng dao động lớn. Hơn nữa với sự đóng góp của ethanol trong
khoảng trống thẩm thấu (thường được coi là đẳng thẩm thấu vì dựa trên quan điểm
dung dịch lý tưởng) thì cần giảm bớt trị số tính toán 20-25% để tránh tăng khoảng
trống thẩm thấu giả tạo. Trong tuần hoàn, axit formic tồn tại ở dạng formate mang
điện và bị Na+ giữ lấy do đó không gây tăng khoảng trống thẩm thấu do đó sẽ
không được phản ánh trong khoảng trống thẩm thấu.
o Với những hạn chế này, khoảng trống thẩm thấu tính toán có thể cung cấp một số
thông tin cho bác sỹ. Khoảng trống thẩm thấu thấp (<5) có thể loại bỏ khả năng
bệnh nhân mới uống methanol số lượng lớn nhưng không thể loại trừ được khi
methanol có với số lượng thấp hoặc formate có nhiều trong huyết thanh. Khoảng
trống thẩm thấu tăng nhiều, sau khi đã tính đến vai trò của ethanol và xê tôn máu
thì có thể cho thấy có ruợu độc. Việc coi khoảng trống thẩm thấu < 10 thì có thể
loại trừ ngộ độc methanol hoặc ethylen glycol là không hợp lý.
- Tăng lactat máu, amylase máu (do viêm tuỵ cấp hoặc do tăng amylase nước bọt).
2. Điều trị
Tương tự cho cả ethylen glycol và methanol.
Nguyên tắc:
o Điều trị hỗ trợ.
o Lọc máu.
o ức chế enzym ADH
o Dùng các cofactor
Bệnh nhân bị ngộ độc các rượu này cần được điều trị tích cực và kịp thời tại các cơ
sở y tế có khả năng hồi sức, lọc máu.
2.1. Điều trị hỗ trợ
- Kiểm soát đường thở tốt khi bệnh nhân hôn mê.
- Truyền dịch tĩnh mạch, theo dõi mạch, nhịp tim, huyết áp.
- Đặt một sonde dạ dày cỡ nhỏ để hút dịch dạ dày, đặc biệt khi bệnh nhân mới
uống trong vòng vài giờ. Mặc dù rượu được hấp thu nhanh nhưng khi uống nhiều
có thể được hấp thu chậm và còn lại nhiều trong dạ dày. Than hoạt không có tác
dụng với các loại rượu nhưng có thể cho dùng khi nghi ngờ bệnh nhân đồng thời
uống các chất độc khác.
- Dùng natribicarbonat truyền tĩnh mạch để điều chỉnh nhiễm toan chuyển hoá
nặng:
+ Lý do dùng: với ethylen glycol, (1) không giống như nhiễm toan xê tôn hoặc
lactic, các chất chuyển hoá của ethylen glycol không thể chuyển dạng để tái tạo
thành bicarbonat và tình trạng toan chỉ có thể được điều chỉnh bằng kiềm từ ngoài
đưa vào. (2) tăng pH làm tăng cường ion hoá các sản phẩm chuyển hoá axit, làm
cho các chất này ít khuếch tán hơn, bị giữ lại trong máu và dịch ngoài tế bào, hạn
chế xâm nhập vào tổ chức. (3) Khi bị giữ lại trong máu, kiềm hoá nước tiểu làm
tăng đào thải các chất chuyển hoá axit, miễn là chức năng thận bình thường. Tuy
nhiên, dùng bicarbonat có thể làm nặng thêm tình trạng hạ canxi máu đang có,
song chỉ cần bù canxi khi bệnh nhân có triệu chứng hạ canxi vì nếu bù tích cực quá
lại làm tăng hình thành các tinh thể oxalat.
+ Với ngộ độc methanol: dùng bicarbonat làm giảm lượng axit formic không ion
hoá, giảm lượng format đi vào TKTW và có thể giảm độc tính với mắt.
- Chống co giật: dùng các thuốc diazepam và phenobarbital. Nếu bệnh nhân không
đỡ hoặc co giật tái diễn nhiều thì cần đánh giá xem có phù não không. Điều trị phù
não bằng tăng thông khí, manitol (khi chức năng thận bình thường).
- Điều trị các biến chứng tim mạch: tụt huyết áp, loạn nhịp tim.
2.2. Thuốc giải độc: chất ức chế alcohol dehydrogenase
2.2.1. Ethanol
- Là cơ chất chuyển hoá ưu tiên của enzym alcohol dehydrogenase, ethanol sẽ cạnh
tranh với ethylen glycol và methanol, làm giảm số lượng ethylen glycol và
methanol được chuyển hoá nhờ enzym này do đó giảm các sản phẩm chuyển hoá
độc. Lượng ethylen glycol và methanol không được chuyển hoá sẽ được đào thải
từ từ qua thận và phổi.
- Ái lực của ethanol với ADH mạnh gấp methanol 4 lần do đó nồng độ ethanol
100mg/dL sẽ đủ làm chậm chuyển hoá độc tính của methanol với nồng độ
300mg/dL. Do ethanol là chất ức chế cạnh tranh nên không thể coi một nồng độ
ethanol nhất định là nồng độ điều trị nếu không tính đến nồng độ methanol hoặc
ethylen glycol. Nồng độ methanol, ethylen glycol càng cao thì cần càng nhiều
ethanol.
- Ưu điểm của ethanol: ít tốn kém, dễ kiếm, quen thuộc với các bác sỹ hơn.
- Nhược điểm: tính liều phức tạp và sử dụng không thường xuyên có thể dễ bị mắc
các lỗi tính liều. Thường có sự khác nhau giữa những người khác nhau nên cần
theo dõi nồng độ ethanol huyết thanh và điều chỉnh tốc độ truyền. Các tác dụng của
ethanol như thay đổi hành vi, ức chế thần kinh trung ương cần được theo dõi và xử
trí nếu cần, các tác dụng khác cũng có thể có tuỳ theo đường dùng như viêm dạ
dày, viêm tĩnh mạch.
- Chỉ định: khi đã biết hoặc nghi ngờ bệnh nhân ngộ độc methanol hoặc ethylen
glycol thuộc các trường hợp sau:
1) Có bệnh sử nhưng không thể có kết quả xét nghiệm nồng độ rượu ngay được.
2) Nồng độ methanol hoặc ethylen glycol trên 20mg/dL, dù bệnh nhân có triệu
chứng hoặc nhiễm toan hay không.
3) Toan chuyển hoá có tăng khoảng trống anion và khoảng trống thẩm thấu không
rõ lý do, nồng độ lactat thấp.
4) Hôn mê không rõ lý do có tăng khoảng trống thẩm thấu và nồng độ ethanol
trong huyết thanh thấp.
5) Có bệnh sử nghi ngờ uống ethylen glycol cùng với có hai trong các tiêu chuẩn
sau:
+ PH < 7,3
+ HCO3 < 20 mEq
+ Khoảng trống thẩm thấu > 10 mOsm/L
+ Tinh thể ôxalate niệu.
- Cách dùng:
Có thể dùng đường tĩnh mạch (ưu tiên hơn, dùng loại dung dịch nồng độ 5-10% để
tránh kích ứng tĩnh mạch) hoặc đường tiêu hoá (dung dịch 20-30% để tránh kích
ứng dạ dày).
Đích cần đạt là nồng độ ethanol 100mg/dL (hoặc trong khoảng 100-150mg/dL).
Cần đo nồng độ ethanol sau khi tiêm liều đầu và làm lại nhiều lần trong khi dùng
các liều duy trì.
+ Để đạt được nồng độ ethanol 100mg/dL, liều ban đầu là 750mg/kg tiêm tĩnh
mạch trong ít nhất 20-30 phút, sau đó duy trì 100-150mg/kg/h (liều cao hơn nếu
bệnh nhân nghiện rượu).
+ Bệnh nhân đang được lọc máu: Liều 175-250mg/kg/h (cao hơn nếu bệnh nhân
nghiện rượu), vì để bù lại lượng ethanol bị lọc ra.
+ Nếu nồng độ ethanol trong máu của bệnh nhân trước khi dùng ethanol > 0, điều
chỉnh liều ban đầu theo công thức:
Liều ethanol ban đầu (tính theo 750mg/kg) = {100 – [nồng độ ethanol máu
(mg/dL)]}/100
- Chú ý theo dõi và cung cấp glucose đầy đủ khi dùng ethanol, đặc biệt ở trẻ em,
người suy dinh dưỡng, suy gan.
- Các dùng đường tiêu hoá:
+ Liều ban đầu: 1g/kg/h.
+ Liều duy trì: 0,1-0,2g/kg/h.
+ Liều duy trì khi lọc máu: 0,2-0,35g/kg/h.
+ Tăng liều với BN nghiện rượu, đang lọc máu: chỉnh liều khi ethanol trong máu
trước khi dùng.
Liều ban đầu x {100 – nồng độ ethanol HT (mg/dL)}/100
+ Theo dõi nồng độ ethanol 1-2h/lần khi dùng liều ban đầu, 2-4h/lần khi dùng liều
duy trì.
2.2.2. 4-methylpyrazole (fomepizole)
- Là một chất ức chế cạnh tranh alcohol dehydrogenase mạnh, mạnh hơn nhiều so
với ethanol. Không chỉ có hiệu quả trong ngộ độc methanol và ethylen glycol mà
trong ngộ độc diethylen glycol và triethylen glycol. Thuốc có sinh khả dụng cao,
liều khuyến cáo có thể tạo ra nồng độ thuốc cao hơn khoảng 10mmol so với nồng
độ tối thiểu có hiệu quả, có chỉ số điều trị rộng, không ức chế TKTW cũng như
không gây các tác dụng khác như ethanol, không gây hạ đường máu hay tăng thẩm
thấu máu, không gây hạ Na máu do hoà loãng, ít cần phải theo dõi nồng độ thuốc
hơn do đó được khuyến cáo dùng thay thế ethanol. Nhược điểm duy nhất là rất tốn
kém.
- Chỉ định: giống như chỉ định dùng ethanol.
- Cách dùng: dạng tiêm tĩnh mạch: liều ban đầu 15mg/kg pha trong 100ml NaCL
0,9% hoặc glucose 5%, tiêm tĩnh mạch trong thời gian > 30 phút, 4 liều tiếp theo,
mỗi liều10mg/kg/lần, 12 h/lần, sau đó dùng 15mg/kg/lần, 12h/lần cho tới khi nồng
độ methanol hoặc ethylen glycol xuống thấp hơn 20mg/dL và bệnh nhân không có
triệu chứng. Khi bệnh nhân vẫn còn triệu chứng (toan chuyển hoá hoặc rối loạn
nhìn) hoặc tổn thương cơ quan thì cần dùng ch tới khi trong máu không còn tìm
thấy methanol, ethylen glycol. Khi bệnh nhân được lọc máu thì cần tăng liều. Dùng
đường uống liều và cách dùng tương tự như dạng tiêm tĩnh mạch.
- Theo dõi và tác dụng phụ: không cần theo dõi nồng độ fomepizole. ít gặp các tác
dụng phụ, có thể có đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rung giật nhãn cầu và tăng bạch
cầu đa nhân ưa axít. ở người tình nguyện uống fomepizole trong 5 ngày có thể gây
tăng nhẹ transaminase.
2.3. Các thuốc khác
- Ngộ độc ethylen glycol: vitamin B
6
100mg và vitamin B
1
100mg, tiêm tĩnh mạch
hàng ngày cho đến khi không còn ethylen glycol trong huyết thanh và hết nhiễm
toan. Các vitamin này là các yếu tố cần thiết cho quá trình chuyển axit glyoxylic
thành các hợp chất không phải là oxalat.
- Khi dùng chất ức chế ADH (ethanol hoặc fomepizole): axit folinic (Leucovorin)
50mg/lần (trẻ em 1mg/kg/ 1 lần), dùng 6 lần, 4h/lần, tiêm tĩnh mạch. Nếu không có
axit folinic thì dùng axit folic 50mg/lần (trẻ em 1mg/kg/lần), tiêm tĩnh mạch 6 lần,
4h/lần.
2.4. Tăng đào thải: Lọc máu:
- Lọc máu bằng phương pháp thẩm tách (hemodialysis). Lọc thẩm tách loại bỏ có
hiệu quả methanol, ethylenglycol và các chất chuyển hoá có độc tính, giảI quyết
nhiễm toan và nên áp dụng cho hầu hết các ca ngộ độc các rượu này. Việc loại thải
trừ formate thông quan lọc máu rất hiệu quả, nửa đời sống khi lọc khoảng 1 giờ.
Thải trừ axit formic cũng rất tốt, mặc dù các lưu lượng lọc áp dụng có thể khác
nhau. Nửa đời sống của ethylen glycol khi lọc máu là 2,5-3,5giờ. Lọc máu cũng
loại trừ glycolate và các chất chuyển hoá độc rất tốt. Với các bệnh nhân đến viện
có nhiễm toan và rối loạn chức năng các tạng cuối cùng thì cần lọc máu càng sớm
càng tốt. Lọc máu nếu áp dụng sớm có thể tránh được các di chứng do ngộ độc
(khi bệnh nhân chưa có biểu hiện lâm sàng).
- Chỉ định khi có một trong các dấu hiệu:
1) Nồng độ methanol hoặc ethylen glycol ³ 50mg/dL (chỉ định tương đối).
2) Bệnh nhân đã uống ³ 350mg/kg ethylen glycol hoặc methanol nhưng trong hoàn
cảnh không đo được nồng độ hai chất này trong huyết thanh.
3) Toan chuyển hoá rõ (pH < 7,3) không đáp ứng với điều trị.
4) Rối loạn điện giảI không đáp ứng với điều trị.
5) Có bằng chứng tổn thương cơ quan, đặc biệt là rối loạn về nhìn, bất kể nồng độ
ethylen glycol hoặc methanol là bao nhiêu.
6) Dấu hiệu sống suy giảm mặc dù đang tích cực điều trị hỗ trợ.
7) Suy thận.
8) Toan chuyển hoá không giải thích được có tăng khoảng trống anion và/hoặc có
tăng khoảng trống thẩm thấu, trong hoàn cảnh không có xét nghiệm nồng độ
methanol hoặc ethylen glycol.
- Tiếp tục lọc máu cho đến khi không xét nghiệm thấy ethylen glycol hoặc
methanol trong máu và hết nhiễm toan. Khi luợng methanol quá nhiều
(>100mg/dL) thì sau khi lọc máu có thể có hiện tượng dội lại (rebound), nồng độ
methanol có thể tăng trở lại 10-20% và cần thêm một vài đợt lọc máu. Hoặc lọc
trong ít nhất 4 ngày nếu không có điều kiện xét nghiệm nồng độ các rượu này.
- Với bệnh nhân đang được dùng thuốc giải độc, chưa có nhiễm toan: việc lọc máu
giúp loại trừ chất mẹ và giảm thời gian của liệu trình dùng thuốc giảI độc. Với
methanol, khi dùng thuốc giảI độc đầy đủ, nửa đời sống huyết tương của methanol
là 2 ngày, do đó vẫn nên kết hợp lọc máu để lọc cả các chất chuyển hoá trung gian.
Khi bệnh nhân đã có nhiễm toan hoặc suy thận, cần kết hợp lọc máu với dùng
thuốc ức chế ADH. Có thể ngừng lọc máu khi nồng độ methanol < 15mg/dL và
bệnh nhân không có triệu chứng. Với ngộ độc ethylen glycol, nồng độ trong máu
cần đạt sau lọc là < 20mg/dL, pH máu, HCO3 máu bình thường sau lọc và bệnh
nhân cải thiện trên lâm sàng.
- Lọc máu hấp phụ (hemoperfusion và lọc màng bụng kém hiệu quả loại trừ các
chất độc và không được khuyến cáo.
2.5. Điều trị hỗ trợ
- Điều trị các rối loạn các cơ quan như thần kinh, chuyển hoá và đường tiêu hoá.
- Có thể phải đặt NKQ, thở máy để bảo vệ đường thở, xử trí biến chứng hô hấp, cải
thiện nhiễm toan.
- Xử trí co giật bằng benzodiazepine hoặc phenobarbital.
- Theo dõi đường máu, dùng vitamin B1 và truyền glucose tránh hạ đường máu.
- Truyền bicarbonate khi nhiễm toan chuyển hoá (pH<7,3) để giảm tác dụng có hại
trên toàn thân của nhiễm toan và có thể giảm bớt lượng formate ở tổ chức.
- Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, bù canxi nếu hạ. Theo dõi sát các xét nghiệm
này, lưu lượng nước tiểu, chức năng thận.
4. Tiên lượng
- Bệnh nhân suy thận cấp do ethylen glycol có thể cần phải lọc máu trong vài
tháng, tuy nhiên chức năng thận thường hồi phục.
- Sau một quá trình hôn mê kéo dài, chức năng thần kinh có thể hồi phục hoàn
toàn.
- Bệnh nhân ngộ độc methanol khi có co giật, nhiễm toan nặng, hôn mê thì báo
hiệu tiên lượng xấu. Bệnh nhân thường có phù não. Đồng tử giãn, không đáp ứng
với ánh sáng cho thấy tiên lượng tồi, có thể do tổn thương thần kinh thị giác và phù
não. Các di chứng thần kinh khác bao gồm hội chứng parkinson, co cứng cơ, liệt
hai chân, rối loạn ý thức. Chụp CT hoặc MRI não cho thấy xuất huyết hoặc nhồi
máu vùng thuỳ trán và các hạch đáy. Nguyên nhân của các biến chứng này là do
bệnh nhân bị nhiễm toan nặng đến viện muộn hoặc chẩn đoán chậm trễ.
- Với methanol, do độc tính đặc biệt với hệ thần kinh, những bệnh nhân ngộ độc
nặng methanol mặc dù sau khi được lọc máu loại trừ hết methanol, huyết động ổn
định nhưng vẫn có thể thiếu hụt nặng nề các hoạt động thần kinh (mất não).
Tài liệu tham khảo
1. Marco L.A. Sivilotti (2004), Toxic alcohols and their derivatives, Medical
toxicology, Lippincott, p 1212-1239.
2. Intensive care medicine (1999).