Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

NHẬN ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI BỆNH NHÂN CẤP CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.65 KB, 11 trang )

NHẬN ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI BỆNH NHÂN CẤP CỨU
Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai
1. Đại cương
Phân loại bệnh nhân (triage) đến cấp cứu là một đánh giá lâm sàng nhanh để đưa ra hướng
giải quyết. Có thể hiểu việc phân loại này là để đánh giá sơ bộ, ở mức chính xác cho phép
mức độ ưu tiên cấp cứu cho các bệnh nhân đến khám cấp cứu
Khái niệm phân loại bệnh nhân nặng có nguồn gốc từ khái niệm "sự cần thiết phải ưu tiên
chăm sóc các thương binh nặng tại chiến trường". Khái niệm cần ưu tiên và chăm sóc ngay
đối với các nạn nhân bị thương nặng nhất lần đầu được áp dụng trong thực hành ở Pháp vào
đầu những năm 1800. Trong thế kỷ 19, khái niệm này được áp dụng ngày một rộng rãi
trong quân đội trên toàn thế giới. Trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất, cải thiện tiên
lượng của một số thương binh là phản hồi của việc phân loại bệnh nhân thích hợp.
Khái niệm này sau đó nhanh chóng được áp dụng cho các bệnh nhân đến khám cấp cứu tại
các Khoa Cấp cứu ở Mỹ và Châu âu từ những năm 50 do có một thực tế được thấy tại các
đơn vị cấp cứu tại thành phố lớn là: các phòng Cấp cứu luôn phải xử lý một số lượng lớn
bệnh nhân đến cấp cứu hàng ngày với các mức độ cấp cứu khác nhau. Việc áp dụng phân
loại bệnh nhân cấp cứu tại các đơn vị Cấp cứu chuyên khoa hiện đã được chấp nhận rộng rãi
tại các Khoa Cấp cứu ở nhiều nước trên thế giới, nhất là khi các khoa Cấp cứu được tổ chức
tốt với các bác sỹ và y tá chuyên khoa cấp cứu tham gia trực trở thành tiêu chuẩn quốc gia
2. nhận định và phân loại bệnh nhân cấp cứu
2.1. Phân loại bệnh nhân cấp cứu:
Phân loại cấp cứu (triage) được hiểu là một đánh giá lâm sàng nhanh để quyết định thời
gian và trình tự mà bệnh nhân cần được khám và xử lý tại khoa cấp cứu hay trong cấp cứu
hàng loạt, đó là một đánh giá nhanh tại hiện trường để quyết định tốc độ cần vận chuyển
nạn nhân và việc lựa chọn bệnh viện cần gửi. Như vậy phân loại cấp cứu chính là quy trình
xếp loại bệnh nhân theo mức độ ưu tiên cấp cứu mà không phải là quy trình nỗ lực chẩn
đoán xác định bệnh cấp cứu.
Đích cần đạt của quá trình phân loại cấp cứu là để nhanh chóng quyết định hướng xử trí cấp
cứu cho bệnh nhân theo ưu tiên cấp cứu. Có thể nói là mục tiêu của phân loại cấp cứu là
phân loại nhanh chóng bệnh nhân theo mức độ ưu tiên cấp cứu với nguyên tắc: "đặt bệnh
nhân vào đúng chỗ, đúng thời điểm, đúng lý do" do "đúng các bác sỹ chuyên khoa thực


hiện"
Các quyết định nói chung thường được các thày thuốc cấp cứu dựa trên việc thăm khám
nhanh bệnh nhân và đánh giá các dấu hiệu sống. Biểu hiện chung của bệnh nhân, tiền sử
bệnh và/hoặc chấn thương và tình trạng ý thức cũng được coi là các yếu tố quan trọng trong
quyết định phân loại bệnh nhân. Cần lưu ý là tại các khoa Cấp cứu, một quá trình tiếp xúc
quá ngắn ngủi có thể không đủ tin cậy để quyết định là liệu bệnh nhân đã có tình trạng ổn
định đủ để chuyển khỏi khoa cấp cứu hay không? Các bác sỹ tại các Khoa khám bệnh và
phòng khám cấp cứu cũng thường nhầm giữa khái niệm về phân loại bệnh nhân cấp cứu và
bệnh nhân đến yêu cầu được khám sàng lọc nội khoa chi tiết (detailed medical screening
examination [MSE]) để xác nhận hay loại trừ là người bệnh không trong tình trạng bệnh lý
cấp cứu và có thể được điều trị ngoại trú hay chuyển một phòng bệnh nội
2.2.Phân loại bệnh nhân chấn thương
Các nước phát triển đều sử dụng các phác đồ thống nhất mức tiêu chuẩn quốc gia trong tiến
hành phân loại bệnh nhân chấn thương. Các quyết định phân loại này sẽ liên quan tới kiểu
bệnh viện mà bệnh nhân chấn thương sẽ được vận chuyển tới. Nhiều trung tâm vận chuyển
cấp cứu khu vực (emergency medical service [EMS] districts) có các tiêu chuẩn phân loại rõ
ràng để các bác sỹ vận chuyển cấp cứu quyết định nạn nhân bị tai nạn mức độ và loại nào
cần được chuyển tới trung tâm chấn thương và loại bệnh nhân nào có thể được chăm sóc tại
bệnh viện khu vực.
Dù sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau, song hầu hết các phác đồ phân loại bệnh nhân chấn
thương đều sử dụng kết hợp các tiêu chuẩn sau:
+ Cơ chế chấn thương
+ Tổn thương giải phẫu
+ Rối loại chức năng sinh lý và bệnh lý nội khoa
Cần nhấn mạnh là: Không phải là tất cả các bệnh nhân bị chấn thương đều cần can thiệp
ngoại khoa chỉnh hình và cần phải chuyển ngay vào các trung tâm điều trị chấn thương
2.3.Phân loại bệnh nhân trong cấp cứu thảm hoạ
Phân loại các nạn nhân khi xẩy ra thảm hoạ là một quá trình rất năng động để phát hiện
nhanh các bệnh nhân bị thương nghiêm trọng trong toàn bộ các nạn nhân đang có tại hiện
trường. Theo kinh điển, hệ thống phân loại cấp cứu thảm hoạ cố gắng phân các nạn nhân

thành các loại (categories) hay nhóm để quyết định ưu tiên điều trị và vận chuyển. Tiến
hành phân loại trong một tai nạn hàng loạt hay thảm hoạ không bao giờ hoàn hảo và dân
chủ. Nó thiếu tính nhậy và tính đặc hiệu; Tuy nhiên, việc phân loại tốt giúp cải thiện tiên
lượng.
Tiêu chuẩn phân loại sơ bộ, đơn giản và nhanh cho các nạn nhân và quyết định xử trí sau
khi phân loại thường được dựa trên các thông số:
+ Khả năng còn tự đi lại được của nạn nhân
+ Tình trạng ý thức của nạn nhân
+ Tình trạng hô hấp và oxy hoá máu: Còn thở/ hay không thở
+ Tình trạng tuần hoàn: dấu hiệu tưới máu tốt hay không tốt
Nói chung các nạn nhân trong phân loại cấp cứu thảm hoạ phải được dán biển phân loại.
Các bảng phân loại có màu được mã hoá như sau:
+ Đỏ: Cần ưu tiên cấp cứu (Emergency)
+ Vàng: Có thể nặng lên (Urgent)
+ Xanh lá cây: Có thể theo dõi và ít nguy cơ diễn biến bất thường (Non urgent)
+ Đen: Chết hay bị thương rất nặng và không hy vọng sống sót
Trong phân loại bệnh nhân ngay tại hiện trường khi xẩy ra thảm hoạ, các bệnh nhân được
coi là bị thương nặng và không hy vọng sống sót là vấn đề khó xử nhất trong quyết định
phân loại và quyết định thái độ xử trí vì các vấn đề đạo đức và năng lực của nhân viên y tế
tiến hành phân loại tại hiện trường cũng như các quy định hiện hành trong thực hành y tế
của từng đất nước. Chỉ nên lưu ý là các bệnh nhân được xếp vào nhóm này phải rõ ràng là
bị thương quá nặng mà không một nỗ lực hay phương tiện y học nào có thể hồi sức để cứu
sống họ
3. Phân loại bệnh nhân tại phòng cấp cứu
Phân loại các bệnh nhân mới đến phòng khám cấp cứu tại các bệnh viện lớn là một phần
của hoạt động chuyên môn hàng ngày tại hầu hết các khoa Cấp cứu và phòng khám Cấp
cứu của các bệnh viện đa khoa tỉnh và trung ương. Dưới đây là một số kinh nghiệm qua
triển khai quy trình phân loại bệnh nhân khám cấp cứu tại một số cơ sở cấp cứu tại Mỹ và
Châu Âu cũng như kinh nghiệm bước đầu mà chúng tôi đang áp dụng tại Khoa Cấp cứu bệnh
viện Bạch mai

3.1. Quy trình phân loại nên dựa trên các thông số nào
Dựa vào nhận định nhanh tình trạng lâm sàng của bệnh nhân đến cấp cứu, trong đó các
thông số sau cần được thu thập và chuẩn hoá:
+ Lý do đến khám cấp cứu: Nếu có thể được , các nhân viên khoa phải thống nhất và
chuẩn hoá các lý do thường gặp khiến bệnh nhân đến khám cấp cứu và phân theo cấp độ
các lý do khám cấp cứu thành: Lý do cấp cứu thực sự (High acuity); có nguy cơ cao (high
risk), và lý do cần coi là cấp cứu (true emergency)
+ Thu thập các chức năng sống (Vital signs): Mạch. HA, nhịp thở, SpO2
+ Đánh giá tình trạng ý thức: (Theo bảng điểm glasgow)
+ Dáng vẻ chung (General appearance): Bệnh nhân trông có vẻ ốm yếu, da bệnh nhân
trông có vẻ kém tưới máu; bệnh nhân có các dấu hiệu kiệt nước
+ Khả năng đi lại : Bệnh nhân không thể tự đi có nguy cơ cao bị tình trạng cấp cứu nội
khoa thực sự
3.2. Ai tiến hành phân loại cấp cứu
Các nghiên cứu ban đầu cho thấy ít có khác biệt trong dự đoán tiên lượng các bệnh nhân
đến khám cấp cứu được Bác sỹ chuyên khoa cấp cứu hay bác sỹ đa khoa và thậm chí là y tá
có kinh nghiệm tiến hành phân loại. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây hơn gợi ý là các Bác
sỹ chuyên khoa cấp cứu có kinh nghiệm thực hiện việc phân loại bệnh nhân cấp cứu tốt
nhất. Việc thử hồi cứu lại các quyết định phân loại bệnh nhân cấp cứu do các nhóm nhân
viên y tế khác nhau tiến hành rất khó cho kết quả tương tự trong các nhóm hay thậm chí
trong một nhóm cho trước các nhân viên y tế. Một số nghiên cứu đã kiểm tra tính chính xác
dự kiến về khả năng cần nhập viện sau khi tiến hành phân loại cấp cứu ban đầu cũng cho
các kết quả rất khác nhau. Nói chung. các kết qủa nghiên cứu cho thấy khi người tiến hành
phân loại bệnh nhân cấp cứu là người có nhiều kinh nghiệm cũng như người có kiến thức tốt
về cấp cứu sẽ là nhóm đối tượng cho các quyết định tốt nhất khi phân loại bệnh nhân cấp
cứu. Nhóm này bao gồm các thày thuốc đã được cấp chứng chỉ cấp cứu và các y tá cấp cứu
có kinh nghiệm
3.3. Bố trí nhân sự
Tại các nước phát triển, việc phân loại bệnh nhân cấp cứu thường do y tá chuyên khoa có
kinh nghiệm, được huấn luyện tốt thực hiện tại các phòng tiếp đón cấp cứu. Tại các bệnh

viện ở các thành phố lớn của Mỹ, 2-3 y tá chuyên khoa làm việc đồng thời và liên tục đánh
giá hàng xếp dài các bệnh nhân chờ khám tại Khoa khám bệnh và Phòng tiếp đón cấp cứu.
Tại các bệnh viện huyện thị nhỏ hơn, việc phân loại có thể được các y tá trực chung tiến
hành, song các y tá này sẽ trở thành người tiến hành phân loại cấp cứu chuyên trách ngay
khi có 2-3 bệnh nhân đến yêu cầu khám cấp cứu mỗi giờ.
3.4. Quy trình tiến hành phân loại bệnh nhân cấp cứu và khám sàng lọc nội khoa
(Medical screening examination)
Độ đặc hiệu và độ nhậy của phân loại bệnh nhân tăng lên theo thời gian dành để tiến hành
phân loại cho mỗi bệnh nhân. Mặc dù một số thày thuốc cấp cứu cho rằng rằng quy trình
phân loại bằng cách nhìn đánh giá sơ bộ và cảm quan theo kinh nghiệm (quick look and
see) có thể giúp tiến hành phân loại bệnh nhân một cách chính xác, song thực tế là độ đặc
hiệu và độ nhày của kiểu phân loại này rất thấp
Tại nhiều nước trên thế giới, luật y tế đòi hỏi phải tiến hành khám cấp cứu cho tất cả các
bệnh nhân đến khoa Cấp cứu và yêu cầu được chăm sóc y tế. Các bác sỹ tại khoa cấp cứu
sẽ quyết định xem bệnh nhân có trong tình trạng cấp cứu hay không; Nếu bệnh nhân trong
tình trạng cấp cứu, bệnh nhân phảI được ổn định chức năng sống tại khoa cấp cứu.
Trước đây, bác sỹ trực tại khoa Cấp cứu tiến hành hầu hết các khám sàng lọc nội khoa. Gần
đây hơn, một số khoa Cấp cứu tại Mỹ đã mở rộng vai trò truyền thống của y tá phòng tiếp
đón và cấp cứu là tiến hành đồng thời cả phân loại bệnh nhân cấp cứu và định hướng khám
sàng lọc nội khoa
Khám sàng lọc nội khoa cũng phải bao gồm khám thực thể có định hướng (tức là khám cấp
cứu và cấp cứu chuyên khoa đối với các hệ thống cơ quan có liên quan với lý do chính đến
khám cấp cứu của bệnh nhân). Ví dụ, các bệnh nhân than phiền đau tai cần được khám tai.
Các bệnh nhân đau họng cần được khám họng. Các bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường
rõ rệt về sản phụ khoa đi kèm một bệng lý cấp cứu nội khoa và phảI được khám tại khoa CC
và mời hội chẩn chuyên khoa
Như vậy, Một khoa cấp cứu hiện đại sẽ đóng vai trò hoạt động chức năng chuyên môn kép
như sau:
+ Phân loại bệnh nhân vào các cấp độ cấp cứu (như emergency, urgent, semiurgent) để
được xử trí tại chỗ và chuyển điều trị tại các đơn vị chuyên sâu như (ICU, đơn vị cấp cứu

vành, đơn vị cấp cứu ngoại )
+ Phát hiện các bệnh nhân không trong tình trạng cấp cứu nội khoa và có thể được chuyển
tới một phòng khám bệnh đa khoa hay ngoại trú
3.5. Mô hình phòng phân loại cấp cứu tại khoa Cấp cứu của một bệnh viện lớn
Một số bệnh viện đào tạo tại các thành phố lớn của Mỹ tổ chức các phòng cấp cứu phân nhỏ
theo chuyên khoa, như phòng khám cấp cứu người lớn và cấp cứu trẻ em; phòng khám cấp
cứu ngoại khoa và nội khoa, với các bệnh nhân đến khám lúc đầu tại một khu phân loại
chung kiểu phòng tiếp đón tại khoa khám bệnh. Mô hình này cho thấy các nhân viên tại
phòng tiếp đón phải được huấn luyện rất tốt quy trình phân loại bệnh nhân cấp cứu và dây
truyền khám và xử trí cấp cứu tại khu phân loại phải hoạt động rất nhịp nhàng. Một điểm
lưu ý đối với mô hình này là sau khi được phân loại, các bệnh nhân có thể được gửi tới một
khu chuyên khoa trong cùng bệnh viện sau khi đã được bác sỹ xác nhận là bệnh nhân không
có tình trạng cấp cứu và các chức năng sống thực sự ổn định. Ví dụ, bệnh nhân có thai trên
20-22 tuần đến khám cấp cứu vì lý do đau bụng và ra máu âm đạo mức độ ít có thể được
gửi trực tiếp từ phòng Cấp cứu tới chuyên khoa Sản hay bệnh viện Sản sau khi bệnh nhân
đã được loại trừ bệnh lý cấp cứu, hoàn thiện bệnh án và ổn định chức năng sống.
4. Phân loại các mức độ cấp cứu
4.1. Các thang điểm phân loại bệnh nhân cấp cứu
Hệ thống phân loại các mức độ cấp cứu tại các khoa cấp cứu ở các nước phát triển có thể
chia mức độ cấp cứu của bệnh nhân thành nhiều bậc (2 bậc, 3 bâc, 4 bậc hay 5 bậc) song
thường gặp là hệ thống 3-4 bậc ở các phòng cấp cứu tại Mỹ (trong đố mức độ nặng được
chia thành cấp cứu khẩn cấp (emergency), cần cấp cứu (urgent), bán cấp cứu (semiurgent)
và không thực sự cấp cứu (nonurgent). Không may là các thuật ngữ này thường bị hiểu
nhầm khi sử dụng ngoàI bối cảnh khoa cấp cứu. Ví dụ, thuật ngữ cấp cứu khẩn cấp
(emergency) thường được dùng để chỉ tình trạng ưu tiên cao nhất và không có ý nói là các
bệnh nhân trong nhóm cần cấp cứu (urgent) không cần được chăm sóc tại khoa cấp cứu.
Hiện tại thang điểm 5 bậc của Canada với ưu điểm chính xác, dễ sử dụng đã được áp dụng
rộng rãi không chỉ ở nước chủ nhà mà thậm chỉ cả ở nhiều phòng Cấp cứu Mỹ và các nước
phát triển khác
Bảng 1. Thang điểm 3 bậc

Bậc Tên gọi Thời gian đợi điều trị/đánh
giá lại
Ví dụ
1 Khẩn cấp (đỏ) Ngay lập tức /liên tục Cơn đau ngực do tim
2 Cấp cứu (vàng) < 2h/30 min Đau bụng
Gãy xương hở
3 Không cấp cứu
(xanh)
> 2h/1-2h Ban đỏ
Bảng 2. Thang điểm 4 bậc
Bậc Tên gọi Thời gian đợi điều trị Ví dụ
1 Khẩn cấp Ngay lập tức Đau ngực
2 Cấp cứu không trì
hoãn
Càng sớm càng tốt; 15 - 30
ph
Viêm phổi thở nông
3 Cấp cứu có trì hoãn 30 - 60 ph Gãy cổ xương đùi
4 Không cấp cứu 60 ph Cảm lạnh, ho, nhiễm
khuẩn tiết niệu
Bảng 3. Thang điểm 5 bậc của Canada
Bậc Thời gian chờ khám Ví dụ
1 Ngay lập tức Bất tỉnh
2 Ngay lập tức (y tá)
=< 15 ph (bác sỹ)
Quá liều thuốc
3
=< 30 ph Nôn/ỉa chảy < 2 tuổi
Loạn thần cấp
4

=< 1 h
Chấn thương nhẹ
Đau vừa (4-7 với thang điểm 1-10)
Đau tai
5
=< 2
Chảy máu âm đạo
Đau nhẹ (< 4)
Nôn/ỉa chảy đơn thuần, không mất
nước,> 2 tuổi
4.2. Phân loại theo chỉ số cấp cứu nặng (ESI)
Một số phòng cấp cứu tại Mỹ lại áp dụng phân loại theo chỉ số cấp cứu nặng như được tóm
tắt trong bảng
mức
độ
cấp
cứu
chức
năng
sống
ABC
đe doạ
sống còn-
cơ quan
thời gian
chờ bác
sỹ khám
mức độ tập
trung cấp cứu
ví dụ

1 Không
ổn định
Rõ ràng Ngay lập
tức
- Cao
- Cần có mặt liên
tục tại giường
bệnh
Ngừng tim; Chấn
thương đã đặt
NKQ Quá liều thuốc
nặng
2 Đe doạ Có nhưng
không
thật rõ
Trong vài
phút
- Cao
- Cần khám
thường xuyên,
tập trungphương
tiện chẩn đoán
-monitoring liên
tục
Đau ngực do
TMCB; Đa chấn
thương TE sốt cao đờ
đẫn; Loạn thần kịch
phát
3 ổn định ít khả

năng
nhưng có
thể
Tới 1 h - Tr.bình/Cao
- Cần khám nhiều
lần, tập trung
phương tiện chẩn
đoán
Đau bụng hoặc các rối
loạn sản khoa (trừ khi
có rối loạn nặng); Gãy
cổ X. đùi ở người già
4 ổn định Không Có thể
chờ
- Thấp CT chi kín; vết thương
rách đơn giản; viêm
- Phương tiện
chẩn đoán đơn
giản
bàng quang; cơn đau
đầu migraine
5 ổn định Không Có thể
chờ
- Thấp
- Chỉ cần thăm
khám đơn thuần
Cảm lạnh; bỏng
nhẹ;khám theo hẹn
4.3. Phân loại theo nhóm bệnh cấp cứu
Cách phân loại này cũng thường được nhiều phòng cấp cứu tại Châu Âu và Mỹ áp dụng. Đây

cũng được coi như một hình thái phân loại bệnh nhân cấp cứu kinh điển với nhiều điểm
chung giữa phân loại cấp cứu và phân loại bệnh nhân trong cấp cứu hàng loạt. Do dễ có
nhầm lẫn về nghĩa từ sử dụng trong phân loại bệnh nhân, một số cơ sở cấp cứu kết hợp
thêm phân loại và quy định màu cho từng nhóm
Nhóm 1- Cấp cứu rõ ràng(Obviuos emergency)
Thày thuốc phảI khám bệnh nhân càng nhanh càng tốt. Các vì dụ về loại này là: ngừng tuần
hoàn, đau ngực nặng cấp, nôn ra máu ồ ạt, mất ý thức đột ngột và chấn thương nặng với
tụt HA
Nhóm 2 - Nguy cơ cấp cứu cao (Strong potential for emergency)
Các bệnh nhân cần được đánh giá đày đủ bởi một thày thuốc chuyên khoa Cấp cứu. Các ví
dụ về loại này là: khó thở cấp , đau bụng cấp, đau ngực cấp, tình trạng loạn thần cấp và
tình trạng đau
Nhóm 3 - Có nguy cơ cấp cứu(Potential emergency)
Cần xem xét khả năng có một tình trạng cấp cứu sắp xẩy ra hay che dấu. Người thày thuốc
cần phảI khám bệnh nhân mỗi khi đI buồng do tình trạng cấp cứu không thể loại trừ qua lần
khám sàng lọc ban đầu. Hầu hết các tranh luận giữa bác sỹ cấp cứu và bác sỹ nội khoa xẩy
ra đối với các bệnh nhân trong nhóm III và các sai lầm cũng thường gặp ở nhóm bệnh nhân
này.
Mặc dù một số các bệnh nhân thoạt đầu có thể đến khám cấp cứu vì một lý do có vẻ không
nghiêm trọng, các nghiên cứu hồi cứu cho thấy rằng 25% các bệnh nhân trong nhóm 3 có
tình trạng nguy cơ cao và nhiều bệnh nhân cần được nhập viện cấp cứu. Nhận diện được
phân nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao xẩy ra sau này thường rất khó. Cần thăm khám tỷ mỉ
cho bệnh nhân và cần được thực hiện tại khoa cấp cứu và lưu theo dõi tại khoa Cấp cứu nếu
klhông thât chắc chắn.
Nhóm 4 - Không cấp cứu ( Nonemergent)
Các bệnh nhân nhóm này không cho thấy có bất kỳ lý do nào để nghĩ là họ có tình trạng
bệnh lý nội khoa cấp cứu hay có nguy cơ bị một bệnh lý cấp cứu. Quan niệm về nhóm bệnh
nhân này theo đổi theo chất lượng chăm sóc y tế của từng khu vực. Tại Mỹ chỉ các rối loạn
là mãn tính, các bệnh lý nhẹ hay tự khỏi mới được coi là thuộc nhóm bệnh không cấp cứu.
Các ví dụ về trường hợp này bao gồm xin giấy chứng nhận sức khoẻ, cảm lạnh với các triệu

chứng nhẹ đường hô hấp trên ở người lớn, đau họng nhẹ, kiểm tra huyết áp Cần nhớ rằng
dù là rất nhẹ, song các bệnh nhân này vẫn có thể cần gửi khám chuyên khoa sau đó nếu họ
yêu cầu
Các nhóm nói trên có thể được phối hợp thêm các phiếu nhận dạng nhanh nhóm bệnh bằng
cách sử dụng các số: 1-2-3-4-5; dùng phiếumầu: Đỏ -Da cam- Vàng- xanh sẫm- Xanh
nhạt
4.4. Phân loại bệnh nhân cấp cứu bằng các hệ điều hành phần mềm:
Nhiều bệnh viện ở Mỹ sử dụng các hướng dẫn phân loại bệnh nhân (guidelines triage) với
cấu trúc 4 nhóm hay 3 nhóm như được mô tả ở trên và chấp nhận phân loại bệnh nhân
bằng hệ thống phần mềm và vi tính hoá (computer-assisted triage) do các y tá tại khoa Cấp
cứu thực hiện. Bằng cách sử dụng hệ thống này, các dấu hiệu chức năng sống của bệnh
nhân, lý do khám bệnh và các thông số chính yếu khác được các y tá phòng tiếp đón nhập
vào mạng máy tính, và máy tính sau đó phân loại bệnh nhân vào một nhóm phân loại thích
hợp.
Áp dụng hệ thống vi tính hoá này làm nẩy sinh các cuộc tranh luận, do không phải tất cả
các dấu hiệu ghi nhận có thể nhập được vào máy tính, và nguy cơ quyết định sai có thể xẩy
ra. Nhiều hệ thống cho phép người y tá bỏ qua các quyết định của máy tính và cho phép
chẩn đoán lâm sàng để xếp bệnh nhân vào một nhóm phân loai chính xác hơn nếu cần.
Trong khi một số bệnh viện sử dụng hệ thống vi tính hoá được xây dựng cho riêng bệnh
viện mình, các chương trình phần mềm quản lý bệnh nhân được thương mại hoá cũng được
bán trên thị trường và đã được một số khoa Cấp cứu sử dụng
5. Tầm quan trọng của tái phân loại cấp cứu (retriage)
NgoàI đánh giá ban đầu, đánh giá lại bệnh nhân trong vòng 2h sau khi được phân loại lần
đầu và tiếp tục đánh giá lại một cách định kỳ đều đặn sau đó có tầm quan trọng đặc biệt và
tránh các sai lầm đáng tiếc. Một số bệnh nhân có thể biểu hiện khi thăm khám ở lần phân
loại lần đầu hoàn toàn không có bất kỳ dấu hiệu nào của tình trạng bệnh nặng song có thể
xuất hiện các dấu hiệu này trong thời gian chờ hay cho bệnhnhân về nhà. Vần đề này
thường bị phức tạp hơn trên các bệnh nhân đến cấp cứu với tình trạng liên quan đến ngộ
độc, không rõ tiền sử chấn thương và người nghiện rượu hay ma tuý.
Sau đây là một số ví dụ về tiên lượng xấu ở các bệnh nhân đã được phân loại cấp cứu và

được chỉ định cho lưu tại phòng đón tiếp khoa khám bệnh hay cho về nhà
Trường hợp 1.
Một bệnh nhân nam 36 tuổi đến khám tại khoa khám bệnh vì tình trạng đau ngực nặng. Các
dấu hiệu chức năng sống của bệnh nhân: Huyết áp là 140/90 mmHg, mạch 120 nhịp /phút;
tần số thở 20 nhịp/min và thân nhiệt 37
o
3. Bác sỹ và y tá tại phòng tiếp đón cho là bệnh
nhân còn quá trẻ để có thể bị bệnh tim nặng và do khoa cấp cứu quá đông, nên đã cho
bệnh nhân vào phòng chờ
Một giờ sau đó, người nhà bệnh nhân phản ánh là bệnh nhân tiếp tục có tình trạng đau nặng
và yêu cầu khám bệnh nhân ngay. Y tá trực nói với người nhà là cô rất bận và giải thích là
khi đỡ bận, bệnh nhân sẽ được gọi khám. Ba giờ sau, người nhà đẩy bệnh nhân tới phòng
cấp cứu trong tình trạng rối loạn nhịp thở. Bệnh nhân bị truỵ mạch ngay tại phòng tiếp đón
cấp cứu và sau đó ngừng tim. Hồi sinh tim phổi có kết quả song bệnh nhân bị tổn thương
thần kinh không phục hồi
Trường hợp 2.
Bệnh nhân nữ 43 tuổi đến phòng khám cấp cứu vào cuối giờ hành chính với lý do đau đầu.
Bệnh nhân có các dấu hiệu sống bình thường ngoại trừ nhiệt độ là 39
o
C . Phòng cấp cứu lúc
đó rất bận rộn và đông bệnh nhân. Do các bác sỹ nội trú và y tá tại phòng cấp cứu đã khám
nhiều bệnh nhân trong ngày cũng có cùng triệu chứng là đau đầu và do bệnh nhân trông có
vẻ không nặng hơn các bệnh nhân khác, y tá trực đã gửi bệnh nhân vào phòng chờ của
khoa truyền nhiễm. Bốn giờ sau đó, người nhà bệnh nhân quay trở lại phòng khám cấp cứu
thông báo là bệnh nhân vẫn còn đang ngồi chờ tại phòng tiếp đón khoa truyền nhiễm và
đang bị các cơn co giật. Đo lại nhiệt độ 5h sau lần khám đầu tiên là 40
o
5 và bệnh nhân được
nhập lại khoa cấp cứu với chẩn đoán viêm màng não
Trường hợp 3.

Bệnh nhân nam 65 tuổi đến phòng khám cấp cứu với lý do đau vùng háng. Bệnh nhân kể là
bị đau rất nghiêm trọng và bệnhnhân không cảm thấy dễ chịu. Các dấu hiệu chức năng
sống của bệnh nhân là huyết áp 150/95 mmHg, mạch 108 nhịp/min; hô hấp 22 nhịp/min và
thân nhiệt 38
o
C F. Bệnh nhân được phân loại sang phòng chờ của khoa Khám bệnh do khoa
Cấp cứu lúc đó quá đông bệnh nhân. Hai giờ sau đó, người bệnh gục tại phòng tiếp đón và
thở rất sâu. Bệnh nhân được chuyển vội vào khoa cấp cứu, tại đây bệnh nhân được chẩn
đoán là hoại thư sinh hơi vùng bùi. Bệnh nhân được đẩy ngay vào phòng mổ, và tại phòng
mổ bệnh nhân tử vong
Trường hợp 4 .
Bệnh nhân nam 55 tuổi đến phòng khám cấp cứu vì lý do đau bụng. Bệnh nhân khai là ông
ta cho răng tình trạng bệnh của mình thứ phát sau ăn quá nhiều và quá nhanh thức ăn
nhanh có nhiều mỡ. Các dấu hiệu sống của bệnh nhân bao gồm: HA 150/100 mmHg; mạch
100 nhịp/min, hô hấp 22 nhịp/min và thân nhiệt 37
o
8. Do khoa cấp cứu lúc đó quá bận,
bệnh nhân được gửi sang phòng chờ. Hai giờ sau đó, vợ bệnh nhân than phiền là bệnh nhân
trông xanh và tình trạng mệt tăng lên. Bệnh nhân được nhân viên y tế trả lời: "Chúng tôi
còn bận xử trí cấp cứu bệnh nhân nặng khác !!! Hãy chờ đấy !!!". Ba giờ sau, bệnh nhân
quỵ tại phòng chờ. Bệnh nhân được mang vào khoa trong tình trạng tụt huyết áp và được
tiến hành phẫu thuật, tại phòng mổ bệnh nhân đã chết do phình động mạch chủ vỡ
Trong khi tiên lượng của một số trường hợp nêu trên, có thể không thay đổi nếu bệnh nhân
được khám và theo dõi trực tiếp tại khoa ED và được thày thuốc chuyên khoa đánh giá
ngay, các trường hợp này đã minh hoạ rằng tình trạng bệnh của bệnh nhân liên tục thay đổi
và triage là một quá trình tích cực và năng động. Ngay cả khi có một hàng dàI các bệnh
nhân chờ được thày thuốc cấp cứu khám, vẫn cần liên tục táI đánh giá và phân loại bệnh
nhân cấp cứu
6. Một số tình huống đặc biệt và các sai lầm có thể gặp trong khi tiến hành phân
loại bệnh nhân cấp cứu

Quy trình phân loại bệnh nhân tại khoa Cấp cứu là một hoạt động chuyên môn có nguy cơ
rủi ro cao, nhất là khi công tác chuyên môn này không nhận được sự chú ý của các bác sỹ,
hoặc không được liên tục xem xét lại việc cảI thiện chất lượng của các quy trình phân loại
đang áp dụng. Bên cạnh đó, tại các bệnh viện lớn cần chú ý tới vấn đề áp lực mà nhân viên
y tế làm nhiệm vụ phân loại cấp cứu phải chịu đựng từ một hàng dài các bệnh nhân đến
khám cấp cứu, điều này có thể khiến cho họ tiến hành quá nhanh khiến có thể bỏ sót các
dấu hiệu kín đáo của các bệnh lý có nguy cơ cao.
6.1. Một số tình huống dễ gây sai sót cần tăng mức ưu tiên cấp cứu
• Đang có thai
• Người bị ngược đãi/bỏ rơi
• Bệnh nhân tâm thần
• Người già/trẻ nhỏ
• Nhiều bệnh lý kèm
• Người suy giảm miễn dịch
• Người say rượu/nghiện rượu
• BN quay lại khám cấp cứu trong vòng 24 h
• BN “bí ẩn” (không rõ chẩn đoán)
• BN được coi là giả vờ, hysteria
• BN “quen”
6.2. Các sai lầm thường gặp khi tiến hành phân loại bệnh nhân tại khoa cấp cứu
- Sai lầm trong phát hiện và chú ý tới than phiền của bệnh nhân vì tình trạng đau nặng. Các
bệnh nhân có tình trạng đau nặng cần được phân loại vào mức nặng nhất và phảI được một
thày thuốc có kinh nghiệm khám ngay lập tức. Nhiều tình huống đau ngực hay đau bụng
gây biến chứng tử vong do bệnh nhân lúc đầu được đánh giá sai và sau đó được gửi tới
phòng chờ. Người tiến hành phân loại đã không dự kiến được là bệnh nhân có thể bị tăng
nặng thêm tình trạng đau của họ sau đó
- Sai lầm trong phát hiện hay nhận biết các than phiền chính của bệnh nhân đến khám cấp
cứu nhóm nguy cơ cao: bệnh nhân bị đau ngực, đau bụng hay đau đầu nặng cần được khám
ngay để đề phòng các hậu quả nặng tiềm tàng hay rõ ràng
- Sai lầm trong thu nhận các dấu hiệu sống: Nhiệt độ của từng bệnh nhân cần được lấy và

lấy lại nếu thấy dấu hiệu này không tương ứng với tình trạng lâm sàng. Ví dụ, trường hợp
một bệnh nhân cảm thấy sốt song lại có thân nhiệt bình thường. Tần số thở cũng cần được
đếm cẩn thận. Tần số thở quá nhanh là một trong các chỉ dẫn nhậy cảm nhất của các bệnh
nhân nặng hay chấn thương
- Sai lầm trong khai thác bệnh sử và tiền sử thoả đáng: Khai thác chi tiết bệnh sử và tiền sử
là một phần quan trọng của bệnh án Cấp cứu nội khoa. Các thông tin này phảI luôn sàng để
được các bác sỹ khám bệnh nhân bổ xung
- Sai lầm trong phân loại lại bệnh nhân lúc đầu được đánh giá không nặng và được chỉ định
chuyển sang phòng chờ. Ngay các bệnh nhân được chỉ định chuyển sang phòng chờ cũng
cần được lấy lại các dấu hiệu sống mỗi 2h. Khi không tuân thủ đIều này có thể gây hậu qủa
là bệnh tiến triển sang tình trạng bệnh nguy kich trong khi đang ngồi chờ tại phòng khám
khoa CC
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Zimmermann PG (2001): The case for a universal, valid, reliable 5-tier triage acuity
scale for US emergency departments; J Emerg Nurs; 27:246-54
2. Zimmermann PG (2002): Guiding principle at triage: Advise for new triage nurses; J
Emerg Nurs; 28:24-33
3. Travers DA et al (2002): Five -level triage system more effective than three-level in
tertiary emergency department; J Emerg Nurs; 28:295-400
4. Murray MJ (2003): The Canadian triage and acuity scale: A canadian perspective on
emergency department triage; Emergency Medicine; 15:6-10
5. Derlet RW (2002): Triage; Ann Emerg Med; 25:215-23

×