HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
PHỤ LỤC
NỘI DUNG
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung nghiên cứu
Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1. Đặc điểm sinh thái và giá trị kinh tế của cây lạc
1.1 Đặc điểm sinh thái của cây lạc
1.1.1 Khí hậu
1.1.2 Đất trồng lạc
1.2 Giá trị kinh tế của cây lạc
1.2.1 Giá trị dinh dưỡng
1.2.2 Giá trị xuất khẩu
1.2.3 Giá trị công nghiệp
1.2.4 Giá trị nông nghiệp
2. Tình hình sản xuất lạc
2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
2.3 Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An
2.4 Tình hình sản xuất lạc ở Diễn Châu
2.5 Tỉnh hình sản xuất lạc ở Diễn Kỷ
3. Phương pháp nghiên cứu
Chương II: Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hộicủa xã Diễn Kỷ
1. Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
1.2 Địa hình, thổ nhưỡng
1.3 Thời tiết, khí hậu
1.4 Sông ngòi
2. Tình hình kinh tế-xã hội
2.1 Tình hình dân số và lao động
2.2 Tình hình sử dụng đất đai
2.3 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất
2.4 Tình hình cơ sở hạ tầng
2.5 Tình hình sản xuất kinh doanh
3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ở xã Diễn Kỷ
3.1 Thuận lợi
3.2 Khó khăn
Chương III: Hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lạc ở xã Diễn Kỷ
1
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
1. Tình hình đầu tư thâm canh sản xuất lạc
1.1 Tình hình đầu tư giống
1.2 Tình hình đầu tư phân bón
1.3 Tình hình đầu tư lao động
2. Chi phí trung gian của cây lạc
3. Kết qủa và hiệu quả sản xuất lạc
4. So sánh hiệu quả kinh tế của cây lạc với các loại cây tồng khác
5. Hiệu quả các công thức luân canh và xen canh trên đất lạc
6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất
7. Thị trường tiêu thụ
Chương IV: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc ở xã Diễn Kỷ
1. Giải pháp vế chính sách đất đai
2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
3. Giải pháp về giống
4. Giải pháp về thuỷ lợi
5. Giải pháp chuyển giao tiến bộ KH-KT
6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ và bảo trợ sản phẩm
7. Giải pháp về vốn
8. Giải pháp về bảo trợ sản xuất
9. Giải pháp về bảo vê công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật
KẾT LUẬN
2
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây công nghiệp ngắn ngày. Sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày đã trở
thành tập quán sản xuất của bà con nông dân Việt Nam.
Từ khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, cùng với xu thế áp dụng khoa học
kỹ thuật vào trồng trọt, người nông đã và đang sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh có
hiệu quả sản xuất ngày càng cao. Nhiều cây công nghiệp đã trở thành thế mạnh của nước ta. Sản
phẩm cây công nghiệp đã sử dụng hết sức đa dạng, là nguồn thực phẩm giàu đạm và chất béo, là
thành phần không thể thiếu trong những bữa ăn của con người, không chỉ để tiêu thụ trong nước
mà còn để xuất khẩu. Các cây công nghiệp ngắn ngày này nay có vị trí quan trọng trong hệ
thống nông nghiệp giúp cho hệ thống luân canh, xen canh, gối vụ, tăng vụ và cải tạo đất. Sản
phẩm cây công nghiệp cũng là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp chế biến.
Trong các cây công nghiệp ngắn ngày đang được sản xuất ở Việt Nam, cây lạc có một vị
trí rất quan trọng. Lạc là cây thực phẩm, cây có dầu quan trọng trong số các loại cây có dầu hàng
năm trên thế giới, sản phẩm của lạc có nguồn prôtêin cao làm thức ăn tốt cho người và gia sức,
làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Sản phẩm lạc là một mặt hàng có kim ngạch xuất
khẩu khá lớn. Hằng năm, Việt Nam xuất khẩu 100.000-135.000 tấn (65-120 triệu USD). Riêng
Nghệ An, hằng năm xuất khẩu khoảng 40.000 – 45.000 tấn lạc (24-26 triệu USD). Huyện Diễn
Châu là một huyện sản xuất lạc trọng điểm của tỉnh Nghệ An. Hằng năm xuất khẩu từ 10.000 –
14.000 tấn (6.5- 9 triệu USD). Đối với chất đất có thành phần cơ giới nhẹ, bạc màu và không chủ
động được thuỷ lợi thì cây lạc là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện công ăn việc làm và sử dụng hợp lý đất đai, vốn và
lao động.
Diễn Kỷ là một xã nằm ở phía Bắc huyện Diễn Châu. Điều kiện đất đai, điều kiện khí
hậu, thuỷ nông tương đối khó khăn trong việc phát triển cây lương thực. Tuy nhiên những điều
kiện đó lại thuận lợi va thích hợp cho việc sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày. Trong những
năm gần đây, huyện Diễn Châu nói chung và xã Diễn Kỷ nói chung, vì vậy cây lạc trở thành cây
hàng hoá của các nông hộ của vùng. Năng suất lạc đã từng bước được tăng lên so với các vùng
khác trong nước. Việc phát triển sản xuất cây lạc của các nông hộ của các địa phương đã và
đang nhiều cấp, ngành quan tâm nghiên cứu để từ đó đưa ra các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm
thúc đẩy việc sản xuất lạc đạt hiểu quả kinh tế cao hơn .
3
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Đặc điểm sinh thái và giá trị kinh tế của cây lạc
1.1 Đặc điểm sinh thái của cây lạc
Với cây trồng hai yếu tố sinh thái khí hậu và đất đai được xem là hai yếu tố quyết định sự
sống còn. Khai thác triệt để những thuận lợi của chúng sẽ giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát
triển tốt, cho năng suất cao và đem lại nhiều nguồn lợi kinh tế khác.
1.1.1 Khí hậu
Khí hậu là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cũng như quyết định sự phân bố của
cây lạc trên thế giới. Trong đời sống cây lạc, nhiệt độ và chế độ nước ảnh hưởng trực tiếp đến
nhu cầu tăng trưởng, đến sức sống của cây và khả năng cho năng suất.
- Nhiệt độ: Cây lạc thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp ở từng
giai đoạn phát triển khác nhau của cây lạc biểu hiện ở yêu cầu về lượng tích ôn trong từng giai
đoạn.
Ở thời kỳ nảy mầm, nhiệt độ là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự nảy mầm
của cây lạc. Hạt nảy mầm nhanh nhất ở nhiệt độ 32-34
0
C. Trên đồng ruộng, nhiệt độ thích hợp là
28-33
0
C và cần có tổng tích ôn từ 250-300
0
C.
Thời kỳ cây con đến trước hoa, cây lạc cần tổng tích ôn khoảng 700-1000
0
C. Nhiệt độ
thích hợp cho thời kỳ này là 25-30
0
C.
Thời kỳ cây lạc ra hoa, đâm tia, hình thành quả cần tổng tích ôn là 1600-3500
0
C. Đây là
thời kỳ cây lạc có hoạt động sinh lý mạnh về cả sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh
thực. Nhiệt độ không khí trung bình thích hợp cho lạc là 25-28
0
C. Lúc hình thành quả là 31-
33
0
C. Nếu nhiệt độ cao trên 34
0
C kèm theo gió tây nóng, độ ẩm thấp nên khoảng 50% lạc ra hoa
rất ít, quả nhỏ, một hạt.
- Nước: Nước là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và khả năng cho
năng suất của cây lạc. Mặc dù được coi là cây tương đối chịu hạn nhưng nhiều kết quả nghiên
cứu đều khẳng định sự thiếu hụt một lượng nước tối thiểu ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào
cũng đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lạc.
Trên thế giới các vùng trồng lạc có năng suất cao thường có lượng mưa từ 1000-
1300mm/năm và phân bố đều. Để cây lạc đạt năng suất tối đa cần đảm bảo lượng nước tối thiểu
cho các thời kỳ sinh trưởng như nhau:
+ Thời kỳ nảy mầm hạt cần đủ lượng nước tối thiểu là 60-65% trọng lượng hạt, độ ẩm
thích hợp là 70-75%.
+ Thời kỳ cây con đến trước ra hoa cần độ ẩm khoảng 65%.
+ Thời kỳ ra hoa làm quả cần độ ẩm đất khoảng 75-80%.
+ Thời kỳ quả chín cần độ ẩm đất là 65%.
- Ánh sáng: ánh sáng có vai trò nhất định đối với sinh trưởng, phát triển của cây lạc.
Cường độ ánh sáng liên quan chặt chẽ đến cường độ quang hợp.
Mối quan hệ giữa ánh sáng và quang hợp là số giờ chiếu sáng trong một ngày. Các thời
kỳ khác nhau thì số giờ chiếu sáng khác nhau. Thời kỳ cây con, nếu trời âm u cộng với nhiệt độ
thấp sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng, phát triển của cây, ảnh hưởng đến sự phân hoá cảnh và
mầm non, từ đó làm giảm năng suất, thời kỳ cây lạc ra hoa làm quả có số giờ chiếu sáng
200giờ/tháng là thuận lợi nhất, ra hoa nhiều và tập trung. Thời kỳ quá chín cần giờ chiếu sáng
cao để tăng tích luỹ chất hữu cơ tập trung ở quả. Thời gian nắng sẽ rút ngắn thời gian thu hoạch.
4
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
- Gió: Gió là yếu tố cộng hưởng làm tăng những ưu thế, hạn chế của nhiệt độ và chế độ
nước. Gió làm thay đổi nhiệt độ, có thể làm tăng thêm sự hạn đất hay hạn không khí trong ruộng
lạc. Ở miền Bắc chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc nên thời kỳ nảy mầm và cây con
bị ảnh hưởng xấu. Miền Trung chịu ảnh hưởng của gió Tây nóng và khô lúc cây lạc đang hình
thành quả và chín làm giảm năng suất lạc. Biện pháp tác động chủ yếu là bố trí thời vụ để cây
lạc tránh được hai loại gió Đông Bắc và Tây nói trên. Ví dụ ở miền Trung, vụ đông xuân trồng
sớm hơn ở miền Bắc để tránh gió Lào.
1.1.2 Đất trồng lạc
Lạc được trồng rộng rãi trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là đất có
thành phần cơ giới nhẹ, giàu ôxi như đất cát pha, đất phù xa cổ…đất trồng lạc phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
+ Đất có tầng mặt tơi xốp và tầng đất mặt càng dày càng tốt.
+ Đất phải sạch cỏ dại và nguồn sâu bệnh.
Ruộng phẳng, giữ và thoát nước tốt. Để nâng cao năng suất khi trồng lạc trên từng loại
đất khác nhau cần chú ý đầu tư các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và bồi dưỡng đất.
1.2 Giá trị kinh tế của cây lạc
1.2.1 Giá trị dinh dưỡng
Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc. Hạt lạc là loại hạt to và có chứa nhiều dinh dưỡng.
Trong hạt hầu như có đầy đủ các chất đại diện cho tất cả các nhóm chất hoá học hữu cơ và rất
nhiều chất vô cơ như lipid, protein, glucid, và các amin… Trong đó lipid (dầu) chiếm tỉ lệ lớn
nhất, sau đó là protein và glucid. Nó cung cấp một nguồn năng lượng rất lớn. Trong 100g hạt lạc
cung cấp 590kcal, trong khi trị số ở đậu tương là 411kcal, gạo tẻ là 353 kcal, thịt lợn nạt là
286kcal…
1.2.2 Giá trị xuất khẩu
Trên thị trường thế giới, lạc là mặt hàng của nhiều nước. Do giá trị nhiều mặt của hạt lạc
nên chưa bao giờ lạc mất thị trường tiêu thụ. Theo số liệu của FAO 1999, hiện đang có 100 nước
đang trồng và xuất khẩu lạc. Ở Xênêgan, giá trị lạc chiếm 80% giá trị xuất khẩu, ở Nigiêria
chiếm 60% giá trị xuất khẩu.
Hiện nay có 5 nước xuất khẩu lạc chủ yếu, đó là: Trung Quốc, Mỹ, Achentina, Ấn Độ và
Việt Nam. Các nước phải nhập khẩu lạc là Nhật Bản, Inđônêxia, Canada, Philipin, Đức…Ở Việt
Nam sản lượng lạc xuất khẩu dao động từ 100-130 nghìn tấn. Khối lượng xuất khẩu từ năm 1990
đến nay có chiều hướng tăng, tuy nhiên sự tăng ấy còn ở mức độ chậm. Mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu là hạt, song về chất lượng của chúng ta còn rất thấp vì kích cỡ hạt nhỏ, hàm lượng dầu thấp
nên giá trị chưa cao. Năm 1990, sản lượng của xuất khẩu Việt Nam chỉ đạt 70 nghìn tấn trong
khi tổng sản lượng sản xuất ra là 213 nghìn tấn.
1.2.3 Giá trị công nghiệp
Do giá trị dinh dưỡng của lạc, con người đã sử dụng như một nguồn thực phẩm quan
trong. Ngoài việc dùng để ăn dưới nhiều hình thức như luộc, rang, nấu xôi, làm bánh kẹo, chao
dầu… lạc được dùng để ép dầu ăn và khô dầu để chế biến nước chấm và chế biến các mặt hàng
khác. Gần đây nhờ công nghiệp thực phẩm phát triển, người ta chế biến nhiều mặt hàng thực
phẩm có giá trị từ lạc như lạc rút dầu, bơ lạc, chao,phomat sữa, sữa lạc… được sử dụng chế biến
nhiều loại thuốc trong y dược, dùng làm dầu nhờn để xoa máy, bỏ trục xe, loại dầu xấu dùng để
nấu xà phòng.
1.2.4 Giá trị nông nghiệp
Lạc là cây trồng có ý nghĩa nhất là đối với các nước nghèo vùng nhiệt đới. Sản phẩm phụ
của lạc là thức ăn quý cho động vật nuôi. Khi ép dầu sản phẩm phụ là khô dầu với lượng dinh
dưỡng khá cao làm thức ăn cho gia súc gia cầm. Dùng khô dầu trong khẩu phần thức ăn sẽ làm
tăng sản lượng trứng của gà, làm lợn tăng trọng nhanh hơn. Khi phân tích thân lá lạc thì có 47%
5
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
đường bột, trên 15% chất hữu cơ chứa Nitơ và 1,8% chất béo nên thân lá lạc cũng có thể dùng
làm thức ăn cho gia súc.
Lạc có bộ rễ rất sâu và có nhiều nốt sần tự hút được đạm đáng kể. Vì vậy trồng lạc có tác
dụng cải tạo, bồi dưỡng, tăng độ phì nhiêu của đất, tạo điều kiện cho việc thâm canh tăng năng
suất là đối với đất bạc màu, ở vùng Trung Du và đất bồi dốc, trồng lạc thu đông có tác dụng vừa
sản xuất giống tốt, vừa làm cây phủ đất chống xói mòn trong mưa lũ. Ngoài ra, lạc là loại cây
trồng có khả năng trồng xen, trồng gối vụ với các cây hoa màu, cây công nghiệp khác cho năng
suất và hiệu quả cao.
Tóm lại, lạc là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, cần phải nghiên cứu phát triển để
phát huy lợi thế của nhiều vùng để góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn mới phù hợp với công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2. Tình hình sản xuất lạc
2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Cây lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ gieo trồng trên
diện tích lớn mà còn vì hạt lạc được sử dụng rất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho
công nghiệp. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều
nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng.
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới giai đoạn 1998-2000
Nước
Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)
1998 1999 2000 1998 1999 2000 1998 1999 2000
Thế giới 21,23 21,63 21,35 1,4 1,35 1,43 29,82 29,14 30,58
Trung Quốc 4,04 4,03 4,5 2,94 2,94 2,78 11,89 12,6 12,5
Ấn Độ 8,10 8,00 7,5 0,92 0,69 0,96 7,45 5,50 7,20
Nigiêria 1,19 1,20 1,21 1,20 1,21 1,21 1,43 1,45 1,47
Inđônêxia 0,65 0,65 0,65 1,43 1,52 1,54 0,93 0,99 1,00
Việt Nam 0,27 0,27 0,27 1,44 1,44 1,44 0,39 0,39 0,39
Nguồn: Kỹ thuật đạt năng xuất cao ở Việt Nam, NXB Hà Nội 2000
Qua bảng 1 ta thấy, diện tích lạc trên thế giới đạt trên 20triệu ha được tập trung chủ yếu ở
Châu Á. Ấn Độ là nước đứng đầu thế giới về diện tích trồng lạc với 7,5 triệu ha. Trung Quốc
đứng thứ hai sau Ấn Độ với trên 4 triệu ha, chiếm 16% tổng diện tíc trồng lạc của thế giới. Ở
Việt Nam, tình hình sản xuất lạc có chiều hướng phát trển ngày càng gia tăng.
2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, gần 10 trở lại đây, việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ chế quản lý
trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần tích cực vào ngành sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ
thiều lương thực trở thành một nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo. Do giải quyết được vấn đề
lương thực nên nông dân có điều kiện chủ động để chuyển dần một phần diện tích trồng lúa
nước sang sản xuất các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó cây lạc có vị trí quan trọng
trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá cũng như góp phần cải tạo và sử dụng lâu bền tài
nguyên đất đai, nhằm khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới.
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam giai đoạn 1999-2004
Năm Diện tích (1.000 ha) Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng
(1.000tấn)
1999 247.6 12.8 318.1
2000 244.9 14.5 355.3
2001 244.6 14.8 363.1
2002 246.7 16.2 400.4
2003 243.8 16.7 406.2
2004 258.7 17.4 451.1
6
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2005
Trong thời kỳ này, diện tích trồng lạc có xu hướng giảm dần tuy nhiên dao động không
lớn, đến năm 2004 diện tích tăng. Tốc độ tăng trưởng của lượng lạc trong thời kỳ này chủ yếu là
do sự nhảy vọt về năng suất, từ 12.8 tạ/ha năm 1999 lên 17.4 tạ/ha năm 2004. Đây là kết quả của
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác
mới.
2.3 Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An
Tỉnh Nghệ An, lạc được trồng ở tất cả các huyện và được trồng trên nhiều loại đất khác
nhau: đồng bằng, đồi núi, nương rẫy. đất cao có thành phần cơ giới nhẹ, khả năng thoát nước tốt.
Bảng 3: Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An giai đoạn 2001-2004
Năm
2001 2002 2003 2004
So sánh
2004/2001
+
_
%
Diện tích (ha) 26628 23198 22625 24086 -2542 90,5
Năng suất
(tạ/ha)
13,5 17,5 16,2 20,2 + 6,7 149,6
Sản lượng
(tấn)
36009 40719 36702 48704 + 12695 135,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An
Qua bảng 3, diện tích lạc tỉnh Nghệ An có chiều hướng giảm dần từ 26,628 ha năm 2001
xuống còn 22,625 ha năm 2003. Năng suất bình quân tăng lên từ 13,5 tạ/ha năm 2001 lên 17,5
tạ/ha năm 2002 tuy nhiên năm 2003 do thời tiết khí hậu khắc nghiệt nên năng suất giảm xuống
còn 16,2 tạ/ha nhưng đến năm 2004 tăng 1461 ha so với năm 2003 và năng suất đạt 20,2 tạ/ha,
sản lượng 48,704 tấn tăng 12,002 tấn so với năm 2003. Nguyên nhân năm 2004 sản lượng tăng
nhiều so với các năm do giá trị kinh tế lạc cao.
2.4 Tình hình sản xuất lạc ở Huyện Diễn Châu
Diễn Châu là một trong những vùng trọng điểm sản xuất lạc của tỉnh Nghệ An. Trong
những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng khá mạnh, cây lạc cũng dần trở
thành cây công nghiệp ngắn ngày chủ đạo của huyện.
Bảng 4: Tình hình sản xuất lạc ở Diễn Châu giai đoạn năm 2001-2004
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An
Diện tích lạc ở Diễn Châu có chiều hướng tăng. Nguyên nhân này do năm 2004 đã
chuyển đổi một diện tích lúa cao cưỡng sang làm cây màu và chuyển dịch ngô đông sang làm lạc
đông nhằm mục đích làm giống cho vụ động xuân. Năng suất lạc bình quân tăng lên 15,5 tạ/ha
năm 2001 lên 24,7 tạ/ha năm 2004.
2.5 Tình hình sản xuất lạc ở xã Diễn Kỷ
7
Năm
2001 2002 2003 2004
So sánh
2004/2001
+
-
%
Diện tích (ha) 3,587 3,546 3,626 3,880 + 293 108,2
Năng suất
(tạ/ha)
15,5 23,6 21,3 24,7 + 9,2 159,4
Sản lượng
(tấn)
5,564 8,510 7,730 9,600 + 4036 172,5
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
Diễn Kỷ là một trong những xã trọng điểm sản xuất lạc của huyện Diễn Châu. Trong 4
năm gần đây phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá nổ ra mạnh
mẽ. Theo đó cây lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả cao được người dân của xã chú
trọng.
Bảng 5: Tình hình sản xuất lạc xã Diễn Kỷ giai đoạn 2001-2004
Năm
2001 2002 2003 2004
So sánh
2004/2001
+
-
%
Diện tích (ha) 92,65 92,65 100,8 113 + 20,35 122
Năng suất
(tạ/ha)
20 24 25 30 + 10 150
Sản lượng
(tấn)
185,3 222,3 252 339 + 153,7 183
Nguồn: Thống kê xã
Tình hình sản xuất lạc ở xã Diễn Kỷ tăng lên từ 92,65 ha năm 2001 tăng lên 2004 trong
vòng 4 năm. Kết quả sản xuất lạc gia tăng cho thấy sự phát triển đúng hướng của bà con nông
dân. Họ không ngừng sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đó là dùng phương
pháp làm luống, trỉa 2hạt/bụi và phủ ni lông, điều này góp phần tăng năng suất lạc.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp thu thập tài liệu
- Các số liệu thứ cấp: Thu thập dựa vào các báo cáo thống kê, các tài liệu được điều tra,
các tạp chí và công trình nghiên cứu trước. Các thu thập chủ yếu là để nghiên cứu tài liệu và
trích dẫn.
- Các số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra chọn mẫu theo thứ tự chon hộ điều tra, soạn thảo
nội dung, biểu mẫu và hệ thống câu hỏi và tiến hành phỏng vấn.
3.2 Phương pháp phân tích tài liệu:
- Phương pháp thống kê kinh tế: Trên cơ sở nguồn dữ liệu đã được xử lý, hệ thống tìm ra
bản chất, chiều hướng vận động của tổng thế.
- Phương pháp so sánh: trên cơ sở nguồn số liệu đã xử lý, chúng tôi tiến hành so sánh các
chỉ tiêu với nhau để tìm ra thực trạng vấn đề.
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA XÃ DIỄN KỶ
1. Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Diễn Kỷ là một xã nằm về phía Bắc huyện Diễn Châu – Tỉnh Nghệ An cách thị xã Diễn
Châu 4,5 km.
- Phía Bắc: giáp xã Diễn Hồng, Diễn Tháp
- Phía Nam: giáp xã Diễn Hoa
- Phía Tây: giáp xã Diễn Xuân, Diễn Hạnh
- Phía Đông: giáp xã Diễn Bích, Diễn Vạn, Diễn Ngọc
Diễn Kỷ có các tuyến đường 1A, đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua, ngoài Diễn Kỷ có
đuờng Tỉnh lộ 38 đoạn Cầu Bùng đi Yên Thành và nhiều đường liên thôn, liên tỉnh khác. Hệ
thống đường giao thông nói trên tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, giao lưu và tiếp xúc
văn hoá với các xã phụ cận, phát triển các loại hình dịch vụ vận tải. Địa hình đồng bằng là điều
8
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
kiện khá thuận lợi để phát triển sản xuất đa dạng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
1.2 Địa hình – Thổ nhưỡng
Diện tích tự nhiên toàn xã 623 ha trong đó hầu hết đất dùng cho sản xuất Nông-Diêm-Ngư.
Đất Diễn Kỷ được quy tụ thành vùng, theo hướng tập trung chuyên canh: Vùng lúa có
năng suất bình quân trên 5tấn/ha, vùng màu trồng rau các loại và nhiều loại cây có giá trị cao
như lạc, kê, vừng, đậu…Diễn Kỷ là một trong những xã có diện tích và sản lượng lạc lớn trong
toàn huyện.
1.3 Thời tiết – Khí hậu
Diễn Kỷ nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, quanh năm nhận được lượng nhiệt rất
lớn của Mặt trời. Nhiệt độ trung bình từ 22-25
0
C, tổng nhiệt cả năm lên đến 8.000
0
C, trong mùa
hè có tháng tới 200 giờ nắng, trong mùa đông có 70 giờ đến 120 giờ. Đây là một loại tài nguyên
thiên nhiên mà nhiều nước không có, nhất là nước nằm ở vĩ tuyến cao hơn. Tính chất nhiệt đới
thể hiện rõ trong cảnh quan địa lý tự nhiên và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của địa phương.
Quanh năm độ ẩm thường dao động từ 80-100% vì nơi đây lượng mưa hàng năm khá
lớn. Nhờ có lượng bức xạ mặt trời và độ ẩm phong phú nên cây cối quanh năm xanh tươi, đơm
hoa kết trái, cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp đều cho năng suất và sản lượng cao.
Ruộng động của Diễn Kỷ có thể thâm canh từ 2-3 vụ/năm.
Điều kiện tự nhiên ở Diễn Kỷ có nhiều thuận lợi song cũng không ít khó khăn, do đó
phải triệt để khai thác mặt tích cực để hình thành một cơ cấu sản xuất Nông – Diêm – Ngư thích
hợp, làm tăng sản phẩm xã hội, đồng thời phải tìm mọi cách hạn chế mặt tổn hại đến đời sống
của nông dân.
1.4 Sông ngòi:
Diễn Kỷ có con sông Bùng chảy qua đổ ra Biển Đông, cung cấp nước tưới tiêu cho việc
sản xuất nông nghiệp – Diêm nghiệp và thuỷ sản.
2. Tình hình kinh tế - xã hội
2.1 Tình hình dân số, lao động
Từ bảng 6 ta thấy xã Diễn Kỷ có số lượng dân cư và lao động tương đối dồi dào, đặc biệt
là lao động nông nghiệp. Năm 2004, tổng nhân khẩu 9.552 khẩu, bình quân mỗi năm tăng
1,036%. Cùng với tăng nhân khẩu sổ hộ cũng tăng theo, từ 1.982 hộ năm 2001 lên 2.169 hộ năm
2004 (bình quân mỗi năm tăng 1,09%). Xu hướng chuyển dịch cơ cấu các loại khá rõ, hộ nông
nghiệp giảm, tăng hộ phi nông nghiệp, sỡ dĩ như vậy là do hai nguyên nhân:
- Do chính sách kinh tế xã hội của Nhà Nước đang khuyến khích thay đổi cơ cấu sản xuất.
- Do khu vực sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp không bằng khu vực sản xuất công
nghiệp dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp nên đã thu hút số hộ và khẩu nông nghiệp sang phi
nông nghiệp.
Nhìn chung sự phân công lao động trong xã qua 4 năm qua cũng có nhiều thay đổi Lao
động trong lĩnh vực nông nghiệp có chiều hướng giảm dần, lao động phi nông nghiệp có xu
hướng tăng lên. Số lao động phi nông nghiệp năm 2001 là 1782 người tăng lên đến 2207 người
năm 2004 (bình quân mỗi năm tăng 10,7%). Điều này chứng tỏ tình hình phân công lao động xã
Diễn Kỷ qua 4 năm đã có những chuyển biến tốt, nhưng điều đó cũng đòi hỏi các nhà quản lí
phải có những biện pháp giải quyết công ăn việc làm ổn định cho những người lao động phi
nông nghiệp, tránh tình trạng lao động không có việc làm dẩn đến những bất ổn cho xã hội.
Như vậy, tình hình dân số, lao động xã Diễn Kỷ đã có thay đổi theo chiều hướng gia
tăng trong lĩnh vực phi nông nghiệp, tuy nhiên lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Điều này chứng tỏ sản xuất nông nghiệp có nguồn lao động dồi dào, bảo đảm được nguồn nhân
lực cho xã để phát triển sản xuất.
9
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
2.2 Tình hình sử dụng đất đai:
Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay
thế được. Trong nông nghiệp đất đai hết sức quan trọng. Quy mô và trình độ sản xuất nông
nghiệp. Để phát hiện những khả năng, tiềm năng nhằm sử dụng hợp lí đất đai chúng ta phân tích
tình hình sử dụng đất đai của xã Diễn Kỷ qua các năm.
Qua bảng số liệu ta thấy diện tích đất tự nhiên của xã Diễn Kỷ không thay đổi qua 4 năm.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Diễn Kỷ 628.11 ha, chiếm 2.06% diện tích đất tự nhiên của
huyện Diễn Châu. Tuy nhiên diện tích đất đang sử dụng của xã Diễn Kỷ chiếm trên 90% trong
tổng diện tích đất tự nhiên. Trong tổng diện tích đất sử dụng của xã Diễn Kỷ thì đất nông nghiệp
có chiều hướng tăng giảm không đều; cụ thể từ năm 2001 đến năm 2003 diện tích đất nông
nghiệp là 382.36 ha. Điều này cho thấy rõ vai trò và chiến lược đầu tư phát triển sản xuất nông
nghiệp của xã. Đất nông nghiệp tăng vì trong thời gian qua xã đã phát động phong trào khai
hoang, phục hoá số diện tích bị nhiễm mặn. Với chủ trương không thu thuế trên đất khai hoang 5
năm. Điều đó đã khuyến khích bà con nông dân khai hoang, mở rộng diện tích. Diện tích đất
nông nghiệp tăng làm cho bình quân đất nông nghiệp trên một nhân khẩu, trên một lao động,
trên một lao động nông nghiệp và trên một hộ nông nghiệp tăng.
Trong đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm 79,85% tuy nhiên diện tích đất
này có xu hướng giảm, từ 305.34 ha năm 2001 xuống còn 303.10 ha năm 2004. Đặc biệt vào
năm gần đây khoa học phát triển người ta đã nghiên cứu được các loại giống tôm, cá phù hợp
với khí hậu, chất đất để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản và đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhìn
chung tình hình sử dụng đất đai của xã Diễn Kỷ đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, hợp lí, đảm
bảo được quỹ đất sản xuất nông, diêm, ngư nghiệp.
Tuy nhiên đất bình quân nhân khẩu thấp điều này đặt ra cho người dân của xã làm thế
nào để nâng cao hiệu quả nguồn đất đai ít ỏi đó.
2.3 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất
Qua bảng 8 ta thấy số lượng máy cày kéo tăng lên từ 5 cái năm 2002 lên 8 cái năm 2004.
Các loại máy như: máy thổi, máy xay xát, máy bơm nước…cũng tăng theo các năm. Trâu bò cày
kéo năm 2004 đạt 244 con, tăng 35 con so với năm 2002.
Nhìn chung tư liệu sản xuất của xã có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên tư liệu sản
xuất của xã vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ yêu cầu của phát triển sản xuất nông nghiệp. Vì
vậy đòi hỏi xã cần có chiến lược khuyến khích HTX và nông dân đầu tư tư liệu sản xuất đặc biệt
là máy móc thiết bị, góp phần nâng cao tỷ lệ cơ giới hoá đồng ruộng phục vụ sản xuất nông
nghiệp của địa phương.
Bảng 6 – Tình hình trang bị tư liệu chủ yếu của xã Diễn Kỷ qua 3 năm 2002-2004
Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004
Máy cày kéo Cái 5 7 8
Máy thổi lúa Cái 7 9 11
Máy xay xát Cái 62 68 68
Máy bơm nước Cái 38 41 43
Bình bơm thuốc có động cơ Cái 3 5 5
Máy xay lạc Cái 8 11 12
Trâu bò cày kéo Cái 209 231 244
2.4 Tình hình cơ sở hạ tầng
2.4.1 Giao thông
Giao thông là mạch máu lưu thông của nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế thị
trường. Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng ở xã Diễn Kỷ đã có nhiều chuyển biến tích cực,
đặc biệt là mạng lưới GTNT. Tính đến năm 2004, 90% số thôn đã có đường bê tông hoá. Bên
cạnh đó tuyến đường quốc lộ 1A có chiều dài 3km đi qua Cầu Bùng nối với Thị trấn Diễn Châu,
10
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
ngoài ra Diễn Kỷ còn có 5,2km đường tỉnh lộ 538 đi qua nối với thị trấn huyện Yên Thành là
một thuận lợi to lớn góp phần phát triển kinh tế xã hội của xã trong những năm tới.
2.4.2 Thuỷ lợi
Cùng với mạng lưới giao thông, mạng lưới kênh mương nội đồng và các công trình thuỷ
lợi của xã cũng được xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu cấp I, II, III dài hơn 5km…
2.4.3 Năng lượng viễn thông
Xã đã đầu tư hàng tỉ đồng xây dựng cơ bản hệ thống điện về nông thôn. Điều này trên địa
bàn xã 100% số hộ dùng điện thắp sáng. Năm 2004 tỷ lệ hộ dùng máy điện thoại 8 máy/100 dân
và 90% hộ gia đình có máy thu thanh, máy thu hình.
2.4.4 Y tế, giáo dục
- Y tế: Mạng lưới y tế xã xuống thôn ngày càng được nâng lên, 7/7 thôn có y tá, xã đã
xây dựng vườn thuốc nam, ngoài ra xã còn tổ chức các hoạt động khám chữa bệnh cho người
nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách.
- Giáo dục: Tình hình giáo dục trên địa bàn xã trong năm qua có nhiều chuyển biến tích
cực, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao. Năm 2004 trường cấp II xã Diễn Kỷ đã đạt
trường chuẩn Quốc gia về bậc Trung học, nhà trường đã đầu tư xây dựng nhiều phòng học cao
tầng, phòng máy vi tính, phòng thí nghiệm…
2.5 Tình hình sản xuất kinh doanh
Sự phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu cho mọi chính sách kinh tế - xã hội và nó phải
được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh giá trị sản phẩm
giữa các ngành theo hướng sản xuất hàng hoá.
Nhìn chung giá trị sản xuất của các ngành đều tăng, trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất của
xã Diễn Kỷ, nông nghiệp vẫn là nguồn thu chủ yếu, chiếm 45.1% năm 2004. Tốc độ phát triển
của nguồn thu từ nông nghiệp khồng đồng đều do thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng đến năng
suất cây trồng, nhưng từng bước nhân dân đã khắc phục gieo trồng đúng thời vụ diệt trừ sâu
bệnh đưa năng suất, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên.
Cơ cấu giá trị sản xuất lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và xây dựng
cơ bản của xã còn thấp, chỉ chiếm 27% trong tổng giá trị sản xuất. Vì vậy trong những năm tới,
xã cần đầu tư, chú trọng hơn nữa vào các ngành này để từ đó làm cho kinh tế - xã hội của xã
ngày càng phát triển nhanh chóng, cân đối và toàn diện.
3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở xã Diễn Kỷ
3.1 Thuận lợi
Diễn Kỷ là xã có vị trí khá thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội đồng thời có vị
trí quan trọng trong chiến lược Quốc phòng – An ninh của huyện Diễn Châu. Lợi thế này đã phát
huy tác dụng trong việc thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào phát triển cơ sở hạ tầng,
Thời tiết khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông – ngư nghiệp có hiệu quả đặc biệt là
cây công nghiệp ngắn ngày. Đất canh tác có khả năng chuyển đổi và mở rộng để trồng cây công
nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Diễn Kỷ là xã có con sông Bùng chảy qua với nguồn nước dồi
dào đảm bảo cho phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản.
Diễn Kỷ có đường quốc lộ 1A, đường 538, đường sắt Bắc – Nam, có song Bùng chạy
qua tạo điều kiện cho việc phát triển công nghiệp, dịch vụ, vận tải.
3.2 Khó khăn
Do điều kiện bất lợi về thời tiết, khí hậu, đất đai nghèo chất dinh dưỡng, hàm lượng NPK
thấp và mùn trong đất thấp. Đất chưa sử dụng của xã Diễn Kỷ chủ yếu là đất bị nhiễm mặn,
lượng mưa phân bố không đồng đều, mùa hạ thì bị hạn hán, mùa mưa hay gây ra lụt.
Vốn tự có trong dân ít, không đủ để cải tạo môi trường và đồng ruộng đảm bảo cho nuôi
trồng thuỷ sản, chưa có đầu tư cho hệ thống bê tông hoá kênh mương tưới tiêu đồng màu.
11
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
Nguồn nhân lực dồi dào, nhưng tỉ lệ lao động được đào tạo có trình độ tay nghề còn thấp.
Lao động giản đơn và làm nông nghiệp chủ yếu. Trình độ sản xuất thâm canh trong nông nghiệp
khá cao, nhưng lực lượng có chuyên môn kĩ thuật trong các lĩnh vực khác còn hạn chế, ít được
đào tạo. Đây là một cản trở lớn trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn trên địa bàn xã.
CHƯƠNG III
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT LẠC
1. Tình hình đầu tư thâm canh sản xuất lạc của các hộ điều tra
Bảng 7 – Tình hình đầu tư thâm canh sản xuất lạc của các hộ điều tra
(tính bình quân 1 ha)
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng điều
tra của các hộ
Số lượng định mức chung
những năm về trước
1. Giống Kg 260 240
2. Phân chuồng Tạ 100 80
3. Ni lông Kg 80
4. Đạm Kg 140
5. Lân Kg 400
6. Ka li Kg 1000 140
7. NPK Kg 600
8. Vôi Kg 90 500
9. Thuốc trừ sâu, cỏ (BVTV) 1.000đ 1.000 700
10. Cày bừa 1.000đ 950 950
11. Công lao động Công 155 155
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
Từ bảng trên ta thấy những năm về sau có sự đầu tư cao hơn kể cả việc áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, cụ thể: Giống lạc tăng 20 kg/ha, phân chuồng tăng 20 tạ/ha, đặc biệt là áp
dụng KHKT phủ nilong nên việc việc giảm chi phí thuốc BVTV và công lao động chính. Vì vậy
để cây lạc sinh trưởng và phát triển tốt, quá trình đầu tư thâm canh cần chú ý đên các yếu tố đầu
vào như: Giống, phân chuồng, đạm, lân, vôi, thuốc hoá học, nilong, chi phí làm đất và công lao
động.
1.1 Tình hình đầu tư giống
Để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, giống đóng vai trò quyết định. Muốn thâm
canh tăng năng suất thì phải tạo ra giống và sử dụng giống tốt. Dùng giống là một trong những
hiệu quả, nhanh chóng đưa sản lượng lên cao. Những năm về trước Diễn Kỷ chủ yếu dùng giống
lạc Sen – Nghệ An để sản xuất đại trà, bình quân năng suất 12 – 16 tạ/ha đưa giống lạc sen lai
(lai thắt) nhưng năng suất bình quân 14tạ - 18 tạ/ha. Tuy có năng suất nhưng chất lượng không
được người tiêu dùng chấp nhận. Sau đó, đưa giống L04, L08, L18, L20 (giống nhập từ Trung
Quốc) để trồng khảo nghiệm năm 2003. Qua khảo nghiệm giống lạc L14 cho năng suất cao.
Chính vì vậy, hiện nay, ở xã Diễn Kỷ nói chung và các hộ gia đình điều tra nói riêng đều sử
dụng các loại giống mới L14. Giống lạc L14 là giống có tiềm năng năng suất cao, khả năng
chống chịu khá, hàm lượng Protêin 31,2 %, có khả năng chống sâu bệnh cao, là giống chịu thâm
canh cho năng suất cao, phù hợp chất đất do đó sử dụng giống L14 để thâm canh chiếm 80%,
còn lại giống khác 20%. Nhìn vào bảng 15, ta thấy số lượng giống bình quân cho 1 ha là 260kg.
1.2 Tình hình đầu tư phân bón
Phân bón là nguồn thức ăn chủ yếu cho các loại cây trồng. Các loại cây trồng khác nhau
trên những laọi đất khác nhau. Phân bón sẽ thoả mãn các yêu cầu có các chất dinh dưỡng cho
đời sống cây trồng trong từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, khi nói đến việc đầu tư
12
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
thâm canh trong sản xuất nông nghiệp nói chung và thâm canh cây lạc nói riêng thì không thể
không nói đến đầu tư phân bón, vì phân bón là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định đến
năng suất và sản lượng lạc.
Muốn có tăng năng suất cây lạc cần bón đủ phân và đúng thời kỳ. Kinh nghiệm thực tế ở
địa phương cho thấy để có năng suất đạt 30 tạ/ha trở lên thì cần bón 100-120 tạ phân chuồng/ha,
NPK 1000-1200kg/ha, vôi 600kg/ha, nilong 80kg/ha.
- Phân chuồng
Đối với cây lạc, phân chuồng có tác dụng rất quan trọng. Nó cung cấp chất dinh dưỡng cho
cây lạc, tạo cho đất tơi xốp, đòng thời giữ phân, giữ nước. Qua bảng 15 ta thấy, mức đầu tư phân
chuồng cho 1ha lạc của các hộ điều tra đạt 100tạ/ha, còn thấp so với yêu cầu kỹ thuật trồng lạc.
- Ni lông
Nilông, là kỹ thuật canh tác mới, là yếu tố cần thiết để tăng nhiệt độ trồng lạc, giảm sâu
bệnh, giữ độ ẩm cho đất khi hanh khô kéo dài, giúp quá trình sinh trưởng và phát triển và tích
luỹ vật chất khô vào quả vào hạt của cây lạc, giảm quá tình sinh trưởng và phát triển cây lạc 7-
10 ngày, cho năng suất và sản lượng cao, giảm lượng cỏ dại, giảm công làm cỏ, công vun vì vậy
chỉ còn 140công/ha.
- Phân NPK, vôi
Sự phát triển khoa học kỹ thuật đã đem lại nhiều lợi ích trong nông nghiệp, vì vậy công lao
động cũng giảm xuống đáng kể. Từ việc bón phân NPK (3:6:9) một lần đầu trước khi làm luống.
Phân bón NPK chứa hàm lượng đạm, lân, kali theo tỷ lệ 3:6:9. Qua bảng số liệu, ta thấy lượng
phân bón NPK cho lạc 1000kg/ha, vôi 600kg/ha.
- Thuốc hoá học và cày bừa
Đây là 2 yếu tố không kém phần quan trọng để nâng cao năng suất lạc, do sử dụng nilong
phủ lạc nên phần nào ngăn chặn sự phát triển của sâu bệnh, chi phí đầu tư cho 1ha của thuốc
BVTV là 90.000đồng, của cày bừa là 1.000.000đồng.
1.3 Tình hình đầu tư lao động
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và thâm canh lạc nói riêng, việc đầu tư
lao động là rất cần thiết. Ở bảng 15, ta thấy bình quân mỗi ha các hộ gia đình đầu tư 140 công.
Sở dĩ họ đầu tư công lao động như vậy là do họ thực hiện công nghệ làm lạc phủ nilông, lên
luống, phủ và bóc nilông khi hạt nảy mần, thường xuyên kiểm tra sâu bệnh.
2. Chi phí trung gian của cây lạc ở các hộ điều tra
Để năng suất lạc cao, đem lại hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác lạc phụ thuộc
Vào năng suất, giá bán sản phẩm và lượng chi phí đầu tư vào cho mỗi đơn vị diện tích lạc. Như
vậy chi phí đầu vào hợp lý không những đảm bảo hiệu quả kinh tế cao mà còn đảm bảo hiệu quả
kinh tế trong sản xuất lạc cao hơn.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất của các hộ điều tra, chúng tôi tiến hành thu thập số
liệu tình hình chi phí đầu vào của các hộ điều tra, tính bình quân trên 1ha lạc. Tình hình chi phí
cụ thể được thể hiển qua bảng 16.
Bảng 8: Chi phí đầu tư cho sản xuất lạc (tính trên 1ha).
Chỉ tiêu ĐVT Giá trị %
1. Giống 1.000đ 2.080 20.8
2. Phân chuồng 1.000đ 100 1
3. Phân NPK 1.000đ 2.000 20
4. Nilông 1.000đ 1.760 17.6
5. BVTV 1.000đ 90 0.9
6. Vôi 1.000đ 180 1.8
7. Cày bừa 1.000đ 1.000 10
13
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
8. Công lao động 1.000đ 2.800 17.9
Tổng cộng 10.010 100
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
Qua bảng 18 ta thấy tỏng chi phí cho 1 ha là 10.010 đồng, trong đó chiếm tỷ trọng lớn
nhất là đầu tư công lao động ciếm 17.9 % trong tổng chi phí sản xuất. Ở đay các hộ đã chú trọng
đến việc đầu tư lao động. Phần lớn, lao động được tập trung vào khâu làm đất, làm luống và phủ
nilông gieo hạt, bõ nilông khi hạt nảy mầm và thu hoạch. Phân bón cũng chiếm tỷ trọng lớn 21%
trong tổng chi phí sản xuất, đứng thứ hai sau chi phí công lao động. Chi phí về giống cũng chiếm
tỷ trọng cao 20.8% trong tổng chi phí sản xuất, đứng sau chi phí công lao động và phân bón.
Như vậy ta thấy rằng chi phí về công lao động, phân bón và giống là ba khoản chi phí chiếm tỷ
trọng lớn nhất 68.8% trong tông chi phí sản xuất. Đây là khoản chi phí ảnh hưởng nhiều nhất
đến hiệu quả kinh tế và sản xuất lạc.
Ngoài các chi phí trên trong tổng chi phí sản xuất, còn có các chi phí về nilông, chi phí
cày bừa, chi phí thuốc BVTV, các khoản chi phí này chiếm khoảng 31.2% trong tổng chi phí sản
xuât. Ở đây, công việc BVTV do HTX đảm nhận, chi phí trung bình cho 1ha là 90.000đồng,
chiếm 0.9% trong tổng chi phí sản xuất, chi phí cày bừa là 1.000.000đồng chiếm 10% trong tổng
chi phí sản xuất, vôi 180.000đồng chiếm 1.8% tổng chi phí sản xuất.
Tóm lại, để sản xuất ra một loại sản phẩm nào đó, các hộ nông dân phải bỏ ra khoản chi
phí nhất định. Chi phí này cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại cây trồng, chất
đất. Việc đầu tư đúng mức, hợp lý không những cho năng suất cây trồng cao mà còn đem lại
hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.
3.Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra
Từ kết quả về diện tích, năng suất, sản lượng, về đầu tư chi phí cho 1ha lạc của các hộ
điều tra, chúng tôi tính toán một số chỉ tiêu như: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC),
giá trị gia tăng (VA), ngoài ra còng một số chỉ tiêu khác như: VA/IC, VA/GO, VA/công LĐ để
đánh giá hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra. Các chỉ tiêu này được thể hiện qua bảng 17.
Bảng 9: Kết quả và hiệu quả sản xuất 1ha lạc của các hộ điều tra (tính bình quân 1 ha)
Chỉ tiêu ĐVT Giá trị
* Năng suất Tạ/ha 32
1. Giá trị sản xuất (GO) 1.000đ 24.000
2. Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 10.010
3. Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ 13.990
4. VA/IC Lần 1.39
5. VA/GO Lần 0.58
6. VA/công LĐ 1.000đ 99.92
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng giá trị sản xuất thu được trên 1 ha trồng lạc 24 triệu
đồng, chi phí sản xuất để sản xuẩt ra sản phẩm là 10.010.000đồng và giá trị gia tăng
13.990.000đồng. Như vậy sản xuất lạc đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để đạt được kết quả này,
các hộ đã không ngừng đầu tư thâm canh tăng năng suất, biết kết hợp, sử dụng hợp lý các yếu tố
đầu vào sản xuất và áp dụng các tiến bộ KHKT.
Xét về chỉ tiêu VA/IC, ta thấy rằng cứ 1đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1.39 lần đồng giá
trị gia tăng. Tương tự đối với các chỉ tiêu như VA/GO, VA/công LĐ: cứ một đồng giá trị sản
xuất thu vào thì ta thu được 0.58 đồng gía trị gia tăng và cứ một đồng công lao động bỏ ra thì ta
thu được 99.92 đồng giá tri gia tăng. Như vậy qua phân tích số liệu ở bảng 17 ta thấy rằng sản
xuất lạc của các hộ điều tra mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các chỉ tiêu như VA/IC, VA/GO,
VA/công LĐ là rất cao. Hiệu quả sản xuất lạc của các hộ nông dân ngoài phụ thuộc vào các yếu
tố tự nhiên, đất đai, ra còn phụ thuộc vào rất nhiều vào trình độ thâm canh của các hộ. Vậy để
14
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
đạt được hiệu quả kinh tế cao không còn cách nào khác là các hộ phải đầu tư thâm canh để tăng
năng suất và sản lượng lạc.
4. So sánh hiệu quả kinh tế của cây lạc với các loại cây trồng khác của các hộ điều tra
Muốn đánh giá cụ thể hơn về hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra, thì cần so sánh hiệu
quả kinh tế của cây lạc với các loại cây trồng khác như: ngô, vừng, đậu trên cùng một loại đất.
Bảng 10: So sánh hiệu quả kinh tế của cây lạc với các loại cây trồng khác của các hộ
(tính bình quân 1 ha)
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
So sánh hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng để rút ra được cây trồng nào có hiệu quả
hơn, từ đó có biện phá chỉ đạo thâm canh, chuyên môn hóa, khuyến khích bà con nông dân tăng
cường đầu tư và mở rộng diện tích loại cây trồng đó và thu hẹp những loại cây trồng kém hiệu
quả hơn.
Nhìn vào bảng 20 ta thấy rõ trên cùng một diện tích đất, cây lạc là cây mang lại hiệu quả
kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác. Giá trị sản xuất thu về của cây lạc là 24.000.000 đồng
đối với lạc xuân và 20.000.000 đồng đối với lạc đông. Trong khi của ngô là 8.000.000 đồng, của
vừng là 6.800.000 đồng và của đậu là 63.000.000 đồng.
Xét giá trị gia tăng VA, ta thấy giá trị gia tăng của cây lạc vẫn chiếm vị trí cao nhất, giả
trị gia tăng của cây lạc là 13.990.000 đồng đối với lạc xuân và 10.640.000 đồng đối với lạc
đông, của ngô là 12.354.000 đồng, giá trị gia tăng của vừng là 8.622.000 đồng, giá trị gia tăng
của đậu là 10.090.000 đồng.
Còn xét về chỉ tiêu VA/IC, ta thấy rằng: cứ một đồng chi phí bỏ ra thì ta thu về 1.39
đồng giá trị gia tăng đối với lạc xuân và 1.14 đồng đối với lạc đông, còn đối với ngô thì chỉ thu
về 0.25 đồng giá trị gia tăng, của vừng thu về 3,15 đồng giá trị gia tăng, và của lạc thu về 1.62
đồng giá trị gia tăng. Các chỉ tiêu như VA/GO, VA/công LĐ cũng tương tự như vậy.
VA/GO,VA/công LĐ của lạc cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác, đặc biệt là VA/công
LĐ. Ta thấy bất cứ một công lao động bỏ ra thì thu được 99920 đồng đối với lạc xuân và 80660
đồng đồi với lạc đông, cao hơn rất nhiều đối với các loại cây khác. Điều này cho ta nhận thấy
được trông lạc đã thu hút dược phần lớn lao động của người dân, góp phần giải quyết công ăn
việc làm và tăng thu nhập.
Từ những phân tích trên chúng tôi đi đén kết luận rằng cây lạc là cây trồng có hiệu quả
kinh tế cao hơn hẳn so vơi ngô, vừng, đậu. Do đó các hộ cần có sự quan tâm, đầu tư hợp lý, tăng
cường các biện pháp thâm canh phù hợp để đẩy mạnh nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của sản
xuất lạc.
5. Hiệu quả các công thức luân canh và xen canh trên đất lạc.
Mỗi vùng sinh thái có những đặc thù riêng về điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai, và cả
tập quán sản xuất. Cho nên việc xác định các công thức luân canh, xen canh không hợp lý chỉ
đem lại hiệu quả kinh tế cao mà cón sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, làm môi trường sinh thái được
cân bằng.
15
Loại cây trồng
Chỉ tiêu
ĐVT Lạc xuân Lạc đông Ngô Vừng Đậu
1. Giá sản xuất(GO) 1.000đ 24.000 20.000 8.000 6.800 6.300
2. Chi phí trung gian(IC) 1.000đ 10.010 9.360 6.364 1.432 2.400
3. Giá trị gia tăng(VA) 1.000đ 13.990 10.640 1.636 5.368 3.900
4. VA/IC Lần 1.39 1.14 0.25 3.15 1.62
5.VA/go Lần 0.58 0.53 0.2 0.75 0.61
6. VA/Công LĐ 1.000đ 99.92 80.66 16.36 56.36 39
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
Trên chân đất có thàh phần cơ giơí nhẹ, bạc màu và kh hạn của xã Diễn Kỷ, cây lạc được
trồng luân canh và xen canh với nhiều loại cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn hán
tốt như vừng, đậu…. hiệu quả các công tác luan canh và xen canh được thể hiện ở bảng 9
Bảng 11: Hiệu quả các công thức luân canh và xen canh trên đất lạc(tính bình quân trên một ha)
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
Ở công thức luân canh ta thấy GO của công thức 1 cao hơn so với GO của các công thức
còn lại. GO của công thức 1 là 50.850.000 đồng, trong khi đó GO của công thức 2 là 38.800.000
đồng, của công thức 3 là 38.300.000 đồng.
Xét về giá trị gia tăng VA, của công thức 1 là 30.048.000 đồng cao hơn VA của công
thức 2 là 9.054.000 đồng cao hơn công thức 3 là 10.522.000 đồng.
Xét về chỉ tiêu VA/IC, VA/GO, ta thấy VA/IC, VA/GO của công thức 3 cao hơn công
thức 1 và công thức 2. Thực tế cho thấy vừng không đòi hỏi về đầu tư như các loại cây trồng
khác, do đó làm chi phí của vừng thấp, dẫn đến các hệ số VA/IC, VA/GO của công thức 1 cao
hơn công thức 2 và công thức 3. Chính vì vậy đến năm 2005 diện tích trồng lạc 135ha tăng so
với năm 2004 là 22ha và những năm tiếp theo mở rộng diện tích trồng lạc đông, giảm diện tích
trồng ngô đông để mục đích sản xuất lạc đông cung cấp giống cho các vùng trồng lạc trong
huyện, tỉnh.
6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất
Trong quá trính sản xuất có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất giống như: phân bón,
công lao động, BVTV… để tìm hiểu củ thể mức đọ ảnh hưởng của chúng tới năng suất lạc,
chúng ta hãy phân tích bảng số liệu ở bảng 10.
Bảng 12: Phân bố các nhân tố ảnh hưởng theo năng suất
TT NS
tạ/ha
NSL
Đ
tạ/ha
Số
hộ
hộ
Giống
kg/ha
P.chuồng
kg/ha
NPK
(kg/ha)
Vôi
(kg/ha)
Ni lông
(kg/ha)
Cày
bừa
1.000đ
BVTV
1.000đ
Công
1.000đ
I <24 23.7 4 235 8060 829 484 979 105 126
II 24-27 25.4 8 242 8262 853 502 80 990 102 131
III 27-30 28.2 13 250 8396 867 536 80 995 98 135
IV 30-33 31.5 19 258 9975 998 597 80 1000 90 139
V 33-36 34.3 38 261 10050 1016 639 80 1015 86 142
VI 36-39 37.1 12 263 10170 1025 698 80 1025 81 145
VII >39 39.2 6 265 10290 1031 753 80 1030 73 150
Số lượng hộ đạt năng suất thấp rất ít, chỉ có 4 hộ đạt năng suất dưới 24 tạ/ha và 8 hộ đạt
năng suất 24-27 tạ/ha.Số hộ đạt năng suất cao càng nhiều đã làm cho năng suất bình quân của
các hộ điều tra tăng lên.
Nhân tố đầu tiên và quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lạc là phân bón. Đây là nhân tố
tác đông trực tiếp. năng suất lcj thấp là do lượng phân bón ít, không đảm bảo chất lượng, không
cân đối với các loại phân hữu cơ và vô cơ và không ứng dung quy trình phụ ni lông.
Phân chuồng là loại phân hữu cơ đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển của lạc.
Phân chuồng có đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhiều mùn, có tác dụng cải tạo đất, giữ phân, giữ
nước tốt. Cụ thể những hộ đạt năng suất 33-36 tạ/ha thì bón phân là 10.050kg/ha, những hộ đạt
năng suất trên 39 tạ/ha bón đến 10.290 kg/ha, còn các hộ còn lại đạt năng suất dưới 24 tạ/ha thì
chỉ bón 8.060 kg/ha.
Đối với phân NPK, năng suất lạc tăng theo chiều tăng của phân NPK. Những hộ đạt
năng suất dưới 24 tạ/ha chỉ đầu tư 829 kg/ha, năng suất từ 24-27 chỉ đàu tư 853 kg/ha trong khi
16
Công thức luân canh GO
(1.000đ)
IC
(1.000đ)
VA
(1.000đ)
VA/IC
(lần)
VA/GO
(lần)
CT1: Lạc-Vừng-Lạc 50.850 20.802 30.048 1.4 0.59
CT2: Lạc-Vừng-Ngô 38.800 17.806 20.994 1.13 0.54
CT3: Lạc-Đậu –Ngô 38.300 18.774 19.526 1.04 0.54
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
đó những hộ dạt năng suất 33-36 tạ/ha thì đầu tư 1016kg/ha, năng suất 36-39 tạ/ha thì đầu tư
1025 kg/ha và năng suất trên 39 kg/ha thì đầu tư 1031 kg/ha
Vôi, lân và kali các loại phân rát quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lạc. Nhân
dân ta có câu: “Không lân, không vôi thì thôi không trồng lạc”. Mức đầu tư vôi, lân, kali càng
cao thì càng hco năng suất cao.Ta thấy những hộ có năng suất lạc thấp là những hộ có mức đầu
tư lân, vôi, kali thấp, những hộ có năng suất lạc cao là những hộ có mức đầu tư lân, vôi, kali cao.
Đối với thuốc bảo vệ thực vật(BVTV) ta thấy những hộ có năng suất thấp có chi phí
BVTV cao hơn những hộ có năng suất cao. Củ thể, hộ đạt dưới 24 tạ/ha đầu tư đến 105.000
tạ/ha, hộ đạt năng suất từ 24-27 tạ/ha đầu tư 102.000 đ/ha, trong khi cá hộ đạt năng suất từ 36-39
tạ/ha thì chỉ đầu tư 81.000đ/ha. Sở dĩ như vậy là do những hộ có năng suất thấp quá lạm dụng
về thuốc BVTV. Khi phát hiện bệnh họ đã phun quá liều hoặc phun không đúng loại thuốc, đẫn
đến năng suất không những không tăng mà còn giảm.
Ở mức đầu tư lao động, ta thấy những hộ đạt năng suất thấp là những hộ có mức đầu tư
lao động ít, những hộ đạt năng suất cao là những hộ có mức lao động lớn. Những hộ đạt năng
suất 36-39 tạ/ha đầu tư 145 lao động , năng suất trên 39 tạ/ha đầu tư 150 công lao động, còn
những hộ đạt năng suất dưới 24 tạ/ha chỉ cần đầu tư 126 công, năng suất từ 24-27 tạ/ha đầu tư
131 công lao động.
Đối với chi phí làm đất, ta thấy những hộ đat năng suất ca là những hộ có chi phí làm đất
cao. Để đạt năng suất 36-39 tạ/ha, các hộ đầu tư đến 1.025.000 đồng, trong khi đó những hộ đạt
dưới 24 tạ/ha chỉ đầu tư 979.000 đồng.
Tóm lại, những hộ có năng suất thấp có mức đầu tư giống, phân bón, chi phí làm đất
công lao động thấp hơn những hộ đạt năng suất cao. Như vậy, trình độ đầu tư thâm canh ảnh
hưởng rất là lớn đến năng suất lạc. trình độ đầu tư thâm canh cao thì cho năng suất cao và ngược
lại. Để đạt được năng suất lạc cao không còn cách nào khác các hộ phải đẩy mạnh hơn nữa vào
việc đầu tư thâm canh.
7. Thị trường tiêu thụ
Thi trường là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán. Nó ảnh hưởng lớn đến sản xuất,
đối với thị trường lạc tiềm năng thì thị trường rất lớn bao gồm cả thị trường trong và cả thế giới.
Thị trường giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp việc ổn định nắm bắt giá
cả thị trường rất cần thiết và nhạy bén nó góp phần làm tăng hệu quả kinh tế trông sản xuất .
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên giá cả của đầu vào, đầu ra của sản xuất nông
nghiệp nó cũng mang tính thời vụ do đó đòi hỏi cần có những chính sách điều tiết tốt.
Bảng 11:tình hình sủ dụng lạc của các hộ điều tra năm 2004
Chỉ tiêu Sản lượng(kg) %
Tổng 42.560 100
1: Để giống 4.458 10,47
2: Để ăn 179 3.1
3: Để bán 36308 86,43
3.1:Bán cho tư thương 29.123 80,2
3.2:Bán lẻ tại nhà 7185 19,8
Nguồn: Tổng hợp phiếu của các hộ điều tra.
Qua bảng 11 ta thấy số lạc dùng để bán là chủ yếu. Tỷ trọng lạc bán ra chiếm 86,43%
tổng sản lượng lạc sản xuất ra, còn lạc dùng để ăn và làm giống it, chỉ chiếm 13.57%. tuy số lạc
làm , lạc bán cho tư thương chiếm 80,2% còn lại là bán lẻ tại nhà chiếm 19,8%. HTX không có
hoạt động gì góp phần tiêu thụ sản phẩm cho dân. Các thông tin giá cả do chính những tư thương
cung cấp nên trong khi bán lại cũng bị giảm giá.
17
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
Người thu gom và các Doanh nghiệp tư nhân mua lạc của các hộ sau đó nhập cho Doanh
nghiệp lớn để xuất khẩu hoặc chuyển sang các nhà máy chế biến. phần lớn lạc của Diễn Châu
được xuất khẩu ra Hải Phòng, Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan.
Qua điều tra chúng tôi nhìn thấy đa số các hộ sử dụng lạc sau khi thu hoạch để trồng.
Tuy địa bàn Diễn Kỷ là nơi làm lạc đông để giống cho vụ đông xuân nhưng có nhưng hộ họ vẫn
để làm giống dự phòng 10,47% sở dĩ như vậy là do phong tục tập quán và truyền thông sản xuất
của các hộ.
CHƯƠNG IV
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT LẠC
Ở XÃ DIỄN KỶ
Sản xuất lạc ở Diễn Kỷ bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn một số tồn tại. Để
khắc phục được những tồn tại nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất lạc của xã ngày một phát triển
hơn có một số giải pháp sau:
1. Giải pháp về chính sách đất đai
Sản xuất nông nghiệp gắn liền với đất đai và sản xuất lạc là không ngoại lệ. Đất đai là
nhân tố quyết định đến quá trình sản xuất, nên nghị quyết X đã thổi một luồng gió mới cho nông
nghiệp sản xuất phát triển. Tuy nhiên, ruộng đất của các hộ nông dân được chia, bình quân một
hộ phải nhận 2 mảnh ruộng. Vì vậy, để hạn chế việc áp dụng công nghệ vào sản xuất và mâu
thuẫn với sản xuất hàng hoá, đòi hỏi phải tập trung ruộng đất để khuyến khích người nông dân
đầu tư thâm canh tăng năng suất trên diện ruộng làm cho sản lượng lạc ngày một cao hơn.
Muốn làm được điều đó, các cấp chính quyền phải nhanh chóng tổ chức giao quyền sử
dụng đất lâu dài cho nông dân theo tinh thần nghị định 64/CP của Chính Phủ, kết hợp với chính
sách: "Dồn điền đổi thửa" để các hộ nông dân có điều kiện phát triển sẩn xuất nông nghiệp nói
chung và sản xuất lạc nói riêng với khối lượng hàng hoá lớn và tập trung. Vì vậy, cần có chính
sách thoả đáng để động viên các tổ chức kinh tế mạnh dạn nhận đầu tư, đầu tư xây dựng các mô
hình kinh tế trang trại, mở rộng diện tích cây công nghiệp. Vì vậy trong những năm tới cần đẩy
nhanh tốc độ giao quyền sử dụng đất đai để nông dân có cơ sở pháp lý được vay vốn phát triển
sản xuất.
Bên cạnh trao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, Huyện cần phải nâng cao vai trò
quản lý nhà nước về đất đai như: cần phải có quy hoạch sử dụng đất cụ thể, chi tiết như quy
hoạch cho các khu dân cư, quy hoạch cho vùng phát triển cây công nghiệp, quy hoạch cho vùng
cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày.
2. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng
Việc phát triển sản xuất hàng hoá luôn gắn liền với cơ sở hệ thống hạ tầng cần được chú
ý đầu tư và phát triển trong nhiều năm nay như chương trình kiên cố hoá kênh mương, chương
trình bê tông hoá giao thông cho các vùng nguyên liệu được cung cấp tạo điều kiện thuận lợi vận
chuyển, giao lưu hàng hoá nhanh và hiệu quả.
Có thể nói trong nhiều năm qua, hệ thống giao thông nông thôn xã Diễn Kỷ đã có bước
chuyển biến tích cực. Hiện nay xã Diễn Kỷ 100% các thôn đã có đường nhựa GTNT đến trung
tâm xã. Vì vậy một trong những yêu cầu sản xuất của hàng hoá là sản xuất với số lượng lớn và
tập trung, trong điều kiện các vùng sản xuất, việc vận chuyển đường thuỷ không thể thực hiện
được, vì vậy ngoài việc khai thác các tuyến đường hiện có cần tập trung khai thác các tuyến
đường tỉnh lộ 538. Đồng thời nâng cấp tuyến đường nội vùng, các tuyến liên huyện liên xã tạo
nên huyết mạch giao thông khép kín thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá tập trung.
3. Giải pháp về giống
3.1 Đối với các giống hiện đang sử dụng trong sản xuất
Ở xã Diễn Kỷ các loại giống hiện đang sử dụng là: lạc L14, L20, L18. Các giống vừa nêu
trên là các giống cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Nhưng trong những năm qua nguồn giống
18
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
của những loại này hầu như được nhập từ Trung Quốc. Lạc giống chủ yếu được bà con giữ lại
sau khi thu hoạch, điều kiện bảo quản không tốt làm cho chất lượng giống giảm và năng suất
không cao.
Vì vậy cần có một cơ sở giống nguyên chủng để cung cấp thường xuyên cho nông dân.
Để thực hiện được điều đó cần có sự đầu tư thích đáng của huyện. Trên phạm vi vùng trọng
điểm của xã cần phải có một chương trình như chương trình cấp giống lạc đông đến làm vụ
Đông Xuân sau đó nhân rộng ra toàn xã.
3.2 Đối với các giống mới
Các cấp chính quyền địa phương cần phải xem xét kỹ các giống lạc, tìm ra những giống
lạc cho năng suất cao thích ứng với điều kiện của địa phương, sau đó tuyên truyền phổ biến kỷ
thuật, khuyến khích, hổ trợ cho nông dân để họ trồng nhiều diện tích giống lạc đó.
Ngoài ra để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản
xuất lạc nói riêng thì xã nên xem xét chính sách để khuyến khích nông đân đưa cây lạc vào trồng
vụ Thu Đong để nhân giống cho vụ Đông Xuân.
4. Giải pháp về thuỷ lợi
Hạn hán ảnh hưởng đến giai đoạn sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lạc. Hạn ở thời
kỳ gieo lạc thì sẽ làm cho lạc mọc không đều, nhưng hạn vào giai đoạn hình thành quả là nguy
hiểm nhất, thứ đến là giai đoạn ra hoa đâm tia.
Hầu hết diện tích trồng lạc nước ta nói chung và của xã Diễn Kỷ nói riêng đều phụ thuộc
hoàn toàn vào nước trời. Đến các tháng 3, tháng 4 là thời kỳ lạc ra hoa kết quả nhưng do không
đủ ẩm đã làm cho năng suất giảm một cách đáng kể.
Để thấy rõ việc tưới nước cho lạc ở thời kỳ ra hoa và hình thành quả, Trung tâm nghiên
cứu Thực nghiệm đậu đỗ - Viện KHKTNN Việt Nam đã kết hợp với HTX Đông Thịnh huyện
Diễn Châu làm một cuộc thử nghiệm: nguồn nước được lấy từ giếng khoan sâu 25m, dùng động
cơ điện hút để tưới. Diện tích là 0,6 ha được chia thành 2 ô cách biệt, đợt một tưới nước lúc bắt
đầu ra hoa, đợt hai cách đợt một là 30 ngày, kết quả thu được rất khả quan. Năng suất trong điều
kiện có tưới tăng so với không tưới là 700kg/ha. Điều đó chứng tỏ rằng nước tưới có ảnh hưởng
rất lớn đến nă suất lạc. Do đó về lâu dài thì hướng phát triển có hiệu quả nhất vẫn là đầu tư xây
dựng hệ thống tưới tiêu khoa học để hạn chế ảnh hưởng xấu của thời tiết đến năng suất lạc.
5. Giải pháp về chuyển giao tiến bộ KH-KT
Cuộc cách mạng cải tạo giống cũ thay bằng giống mới có năng suất chất lượng cao, khả
năng chống chịu sâu bênh tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng là rất cần thiết. Các
giống lạc mới năng suất cao thì bao giờ cũng đòi hỏi kỹ thuật thâm canh, mức đầu tư cao. Khi có
các giống lạc mới, Chính quyền địa phương cần phải tổ chức tập huấn chuyên đề cho nông dân
ngay để kịp thời áp dụng vào sản xuất, tránh tình trạng nông dân rập khuôn máy móc các khâu
sản xuất giống lạc cũ vào cho các giống lạc mới phổ biến cho nông dân Xã biết một số mô hình
thâm canh cây lạc đạt năng suất cao đã thành công mà một số nơi đang áp dụng, ví dụ thâm canh
lạc theo mô hình che phủ ni lon. Mô hình này hiện đang dược sử dụng rất nhiều, hiệu quả của nó
thì không phải bàn cải. Vấn đề làm sao chọn mô hình phù hợp với điều kiện, chất đất của từng
địa phương, sau đó phổ biến, tổ chức tập huấn cho nông dân. Nếu thành công thì mở rông ra với
diện tích ngày càng tăng. Có như vậy sản xuất mới có hiệu quả, năng suất, sản lượng ngày càng
được tăng lên.
6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ và chế biến sản phẩm.
Lạc là một trong những mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu ngập ngoại tệ quan trọng
cho đất nước ta. Nhưng thực sự thị trường lạc đang còn rất bấp bênh, chưa định hướng theo đúng
nghĩa của nó. Xuất khẩu lạc chưa có bạn hàng lớn ổn định, chủ yếu là bán tấm, bán mớ, bán qua
trung gian
19
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
Do vậy cần có chiến lược đồng bộ về thị trường để có căn cứ, hoạch định chính sách vì
thị trường. Để phục vụ cho chiến lược này thì Nhà Nước phỉa tổ chức tốt công tác, dự đoán, dự
báo sự vận động cung cầu thị trường trong nuớc và thế giới, từ đó cung cấp thông tin cần thiết
cho người sản xuất, hạn chế tối đa tác động tiêu cực do thị trường đưa lại.
Bên cạnh công tác dự đoán, dự báo, Nhà Nước cần phải nghiên cứu giúp đỡ nông dân
tìm thị trường vừa cả đầu vào, vừa cả đầu ra. Nhà Nước cần có chính sách bảo trợ giá nông sản
khi thị trương có biến động. Phỉa hướng dẫn cho họ cả về việc xác định mức cung, mức cầu về
một số nông sản nào đó và cần phải tính toán một cách chi tiết. Sở dĩ phải hướng dẩn cho người
nông dân là vì trong điều kiện cơ chế thị trường vị trí người mua người bán đã thay đổi từ chổ
người bán có quyền quyết định, thì nay người mua trở thành "Thượng Đế”. Sự thay đổi đó người
nông dân ít quan tâm và cũng không thấy rõ vị trí của mình dẫn đến tình trạng "cực đoan" làm
cho sản phẩm sản xuất ra tiêu dùng lãng phí, kém hiệu quả , thậm chí ứ đọng,hư hỏng, thất thoát
do thị trường. Việc nghiên cứu tìm hiểu và tiếp cận thị trường là việc không thể thiếu được trong
sản xuất hàng hoá. Thị trường quyết định sự tồn tại hay phá sản của một Doanh Nghiệp.
Trong điều kiện chuyển sang nền sản xuất hàng hoá thì công việc tiếp thị, tìm thị trường
tiêu thụ là công việc thường xuyên của các doanh nghiệp, các nhà tổ chức quản lý kinh doanh
nhất là các cơ quan thương mại, xuất nhập khẩu. Do đó việc hướng dẫn giúp đỡ nông dân tiếp
cận với thị trường là rất quan trọng, nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Chính
quyền địa phương cũng cần chú ý đến công tác thông tin giá cả cho người nông dân vá giúp đỡ
doanh nghiệp thu mua ổn định tạo điều kiện giúp đỡ người dân trong sản xuất và kinh doanh lạc.
7. Giải pháp về vốn
Một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh việc phát triển sản xuất lạc hàng hoá
là phải có vốn đầu tư thực hiện. Nguồn vốn đầu tư được huy động tại các tố chức tín dụng, tài
chính. Thực tế trong những năm qua Nhà Nước có nhưng cơ chế chính sách cho nông dân vay
vốn để phát triển sản xuất nhưng thủ tục còn phức tạp, nên việc tiếp cận với các hộ gia đình với
các tổ chức tín dụng còn nhiều hạn chế.
Mặt khác, các tổ chức tín dụng ngân hàng cho vay vốn, giải quyết vốn chủ yếu tập trung
vào vốn vay ngắn hạn, trung hạn và có mức vay còn eo hẹp nên chưa năng động và thiếu sự đầu
tư ổn định. Vì vậy việc sử dụng vốn vay với các dịnh mức thấp cững không đáp ứng được cho
nhiều đối tượng vay, nhất là đối với các hộ nông dân nghèo.
Vì vậy, để tạo động lực thức đẩy cho các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế mạnh dạn vay
vốn đầu tư thâm canh tăng năng suất, các tổ chức tín dụng, phải có cơ chế thông thoáng để hộ
nông dân tiếp cận được với các tổ chức tín dụng, ngân hàng thuận lợi cho việc vay vốn. Ngoài
ra, phải tăng mức đầu tư trung hạn và dài hạn, giảm cho vay ngắn hạn.
8. Giải pháp về bảo trợ sản xuất
Chính sách này mang ý nghĩa chiến lược nhằm bảo trợ cho người sản xuất khi gặp thiên
tai, khi biến động về giá cả, hay khó khăn, rủi ro trong sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp,
mối lo ngại lớn nhất của người nông dân là giá cả và thời tiết vì đó là hai yếu tố lớn luôn uy hiếp
lợi ích kinh tế của họ, trong đó thời tiết là yếu tố con người chưa đủ khả năng làm chủ mà chỉ
ứng dụng khoa học kỹ thuật để tránh thiên tai, luồn lách thời vụ, thích ưng với biến động của
thời tiết để giảm bớt rủi ro và phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
Nên để đảm bảo lợi ích cho người nông dân thì chính sách giá cả có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng. Nhà nước cần cố sự điều tiết cánh kéo giá cả, đảm bảo cung cầu trên thị trường, tránh tình
trạng độc quyền, đầu tư tích trữ, ép giá cả về thị trường lạc của tư thương.
9. Giải pháp về công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật
9.1 Về công tác khuyến nông
Đây là một trong những giải pháp quan trọng của nhà nước giúp nông dân phát triển sản
xuất. Lạc tuy là cây trồng truyền thống nhưng kỹ thuật phấn lớn dựa vào kinh nghiệm nên phải
truyền bá rộng rãi tiến bộ kỹ thuật về thâm cach, thu hoạch, bảo quản, chế biến cho nông dân:
20
HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY LẠC TẠI XÃ DIỄN KỶ - HUYỆN DIỄN CHÂU – TỈNH NGHỆ AN
Phổ biến những kinh nghiệm điển hình sản xuất giỏi, tổ chức cho nông dân tham quan
học hỏi lẫn nhau.
Bồi dưỡng cho người sản xuất những kiến thức cần thiết để áp dụng ứng xử nhanh nhạy
với thị trường, tìm ra biện pháp thích hợp trong áp dụng tiến bộ ký thuật tăng năng suất, hạ giá
thành sản phẩm.
Thường xuyên cung cấp thông tin về thời vụ gieo trồng, giống, sâu bệnh, thị trường giá
cả để người nông dân chủ động ứng kịp thời, có hiệu quả.
9.2 Về bảo vệ thực vật
Hiện nay nông dân và các tổ chức kinh tế đang sư dụng phổ biến các loại thuốc bảo vệ
thực vật để phòng trừ sâu bệnh, không những đối phó Diễn kỷ mà nhiều địa phương khác cũng
dang ứng dụng.Để hạn chế những mặt tiêu cực của việc bảo vệ thực vật nên dùng các biện pháp
phòng trư tổng hợp theo chương trình IBM đang được ứng dụng khà phổ biến trên địa bàn xã
Diễn Kỷ.
KẾT LUẬN
Xã Diễn Kỷ là một trong những xã sản xuất lạc trọng điểm của huyện Diễn Châu. Việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong đó hướng dẫn sản xuất lạc được chú trong là một giải pháp
mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân trong vùng.
Từ việc phân tích thực trạng và một số giải pháp phát triển sản xuất lạc hàng hoá của xã
Diễn kỷ - huyện Diễn Châu, chúng tôi có một số kết luận sau:
Thứ nhất, sản xuất lạc ở nước ta nói chung và xã Diễn Kỷ nói riêng phát triển qua các năm
với tốc độ ngày một nhanh do việc chế biến, xuất khẩu lạc của nước ta được đẩy mạnh. Nông
dân xã Diễn Kỷ đã nhận thấy hiệu quả kinh tế của cây lạc cao hơn nhiều so với cây khác nhưng
vẫn chưa mạnh giạn đầu tư vào sản xuất do tập quán canh tác của một bộ phận nông dân. Do đó
diện tích cây lạc vẫn chiếm tỷ trọng hạn chế trong cơ cấu tổng diện tích gieo trồng của xã. Điều
này đã ảnh hưởng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá của cây lạc.
Thứ hai, quá trình đầu tư thâm canh của các hộ còn thấp và chưa cân đối. Lạc giống chủ yếu
được bà con giữ lại sau khi thu hoạch, điều kiện bảo quản không tốt làm cho giống bị thoái hoá,
biến chất, gây ảnh hưởng đến năng suất. Giá các loại phân như: đạm, lân, kali, vôi, thuốc BVTV
và công lao động rất cao làm cho hộ đầu tư ít lại, không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật.
Thứ ba, một trong những nhân tố hạn chế phát triển sản xuất lạc hàng hoá của xã Diễn Kỷ
đó là hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu cho lạc. Toàn bộ diện tích trồng lạc của xã phụ thuộc hoàn toàn
vào nước trời. Hiện nay xã chưa có hệ thống bê tông hoá kênh mương để phục vụ tưới tiêu cho
cây lạc.
Thứ tư, lạc là một cây có giá trị kinh tế cao, tỷ số VA/IC cao và đặc biệt là VA/công LĐ là
rất lớn. Điều đó chứng tỏ sản xuất lạc đã góp phần tăng thu nhập cho các hộ.
Thứ năm, các hộ đã trồng luân canh cây lạc với loại cây trồng khác hợp lý vừa có tác dụng
cải tạo đất, môi trường, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thứ sáu, sản lượng sản xuất ra được các hộ dùng để bán là chủ yếu (chiếm 86.4%). Giá lạc
bán rất cao, từ 7500 đồng đến 8000 đồng/kg, cao hơn rất nhiêu so với các nông sản khác. Lạc
được xuất khẩu và chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị cao, được nhiều người ưa chuộng.
Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng lạc là cây công nghiệp mang tính hàng hoá cao.
21