Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.17 KB, 96 trang )

Khoá luận tốt nghiệp
Lời nói đầu
♦ Tính cấp thiết của đề tài
Với ưu thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và nguồn lao động, Việt
Nam có tiềm năng lớn về sản xuất các loại rau quả mà thị trường thế giới có
nhu cầu như chuối, vải, dứa, xoài, nhãn, chôm chôm…và một số loại rau có
giá trị kinh tế cao như dưa chuột, khoai tây, cà chua… Những năm trước đây,
khi còn thị trường Liên Xô và các nước trong khối SEV, năm cao nhất Việt
Nam đã xuất khẩu được khối lượng rau quả tươi và rau quả chế biến trị giá 30
triệu Rúp (năm 1988). Từ khi đất nước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, do
thị trường truyền thống bị thu hẹp, thị trường mới còn đang trong giai đoạn
thử nghiệm, chưa ổn định, hơn nữa chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm
chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường nên kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt
được còn thấp. Nếu so sánh kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam với
một số nước Châu Á có tiềm năng về sản xuất các loại rau quả như nước ta
thì kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn rất thấp. Điều đó chứng tỏ
tiềm năng lớn về xuất khẩu rau quả chưa được khai thác .
Bước đầu tìm hiểu nguyên nhân hạn chế khả năng xuất khẩu rau quả cho
thấy ngoài lý do biến động thị trường xuất khẩu truyền thống thì một nguyên
nhân quan trọng khác là chưa có giải pháp hữu hiệu phát huy thế mạnh của
các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất, chế biến, lưu
thông xuất khẩu rau quả, chưa đánh giá đúng mức lợi thế của nó trong lĩnh
vực xuất khẩu.
Do đó, việc nghiên cứu và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu rau quả ở Việt Nam để từ đó đề ra những giải pháp hợp lý nhằm
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong thời gian tới là rất
cấp thiết, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của mọi thành phần kinh tế
trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả, góp phần tăng nhanh kim ngạch
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
1


Khoá luận tốt nghiệp
xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao vị thế của sản
phẩm nông nghiệp nước ta trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, phát triển nhanh
thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam không chỉ là mối quan tâm của
Đảng, Chính phủ, Bộ thương mại, mà đồng thời đây cũng là đòi hỏi bức xúc
của người sản xuất kinh doanh xuất khẩu rau quả hiện nay.
♦ Mục tiêu của đề tài
Đề tài: Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau
quả ở Việt Nam sẽ nghiên cứu, chỉ ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu rau quả và nhân tố nào quyết định năng lực cạnh tranh
của ngành rau quả Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp cấp bách
trước mắt nhằm thúc đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
♦ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khoá luận tập trung nghiên cứu những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu rau quả ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến thực trạng
xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm qua; nghiên cứu về kim
ngạch xuất khẩu, thị trường xuất khẩu, cơ cấu xuất khẩu; nghiên cứu năng lực
cạnh tranh của ngành rau quả Việt Nam; nghiên cứu các giải pháp chủ yếu
thúc đẩy xuất khẩu một số sản phẩm rau quả chủ yếu có lợi thế ở Việt Nam
trong thời gian tới.
♦ Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin
Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Thống kê, phân
tích-so sánh, tổng hợp, đánh giá, dự báo, bảng biểu, phân tích kinh tế vĩ mô
và thu thập thông tin trên 3 hướng chính:
*Thông qua tài liệu sẵn có được tích luỹ trong thời gian học tập, kết hợp
với những thông tin và tài liệu của một số cơ quan ( Bộ thương mại, Tổ chức
nông nghiệp - Lương thực thế giới, Viện kinh tế thế giới, Tổng công ty rau
quả Việt Nam, Thư viện quốc gia…)
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT

2
Khoá luận tốt nghiệp
*Sử dụng thông tin và kết qủa nghiên cứu trong lĩnh vực về sản xuất nông
nghiệp của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
*Tham gia ý kiến đóng góp của các thầy giáo trong trường.
♦ Cấu trúc của khoá luận
Khoá luận được trình bày gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu rau quả của
Việt Nam.
Chương 2: Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất
khẩu rau quả ở Việt Nam
Chương 3: Phương hướng mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu rau quả trong thời gian tới ( 2005-2010)
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
3
Khoá luận tốt nghiệp
Chương 1
Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu
rau quả của Việt Nam
1.1. Tổng quan về tình hình sản xuất và xuất khẩu rau quả của việt nam
1.1.1. Vài nét giới thiệu về ngành rau quả Việt Nam
Việt Nam là nước nông nghiệp có khoảng 10 triệu ha đất nông nghiệp.
Trong đó khoảng 6 triệu ha cây hàng năm. Nằm trải dài trên 15 vĩ tuyến, có
địa hình cao thấp khác nhau tạo ra vùng sinh thái đa dạng: đồng bằng, ven
biển, trung du, cao nguyên, miền núi với khí hậu nhiệt đới điển hình và có
vùng khí hậu giao thoa giữa các dạng khí hậu.
Bảng 1.1: Mét số thông số về thời tiết khí hậu
Số giê nắng bình
quân trong năm

Số giê mưa bình
quân trong năm
Nhiệt độ trung bình
trong năm
Miền bắc 1359 1463 23ºC
Miền nam 2416 2018 27,5ºC
Nguồn : Niên giám thống kê qua các năm
Đó là môi trường rất tốt cho việc trồng cây ăn quả và rau mầu nhiệt đới
và Á nhiệt đới. Đất đai có nhiều loại rất phong phó, do đó thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp Việt Nam nói chung và rau quả nói riêng. Nhờ đó mà sản
phẩm rau quả ở Việt Nam rất phong phú, mùa nào vật Êy. Nước ta không chỉ
có nhiều giống rau quả nhiệt đới mà còn có nhiều loại rau quả ôn đới. Nhờ có
nhiệt độ khá thích hợp, trình độ thâm canh cao, rau quả của Việt Nam có chất
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
4
Khoá luận tốt nghiệp
lượng khá tốt, chưa kể đến các loại quả kén đất đã tạo nên những vùng rau
quả đặc sản như vải thiều Hải Hưng, nhãn lồng Hưng Yên…
Rau quả nước ta có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành phố với quy mô
chủng loại khác nhau. Trải qua quá trình sản xuất lâu dài đã hình thành những
vùng sản xuất rau quả có tập quán sản xuất và kinh nghiệm truyền thống
trong các điều kiện sinh thái riêng. Từ sau giải phóng, sự chỉ đạo của nhà
nước đã thúc đẩy nhiều vành đai rau xanh cung cấp cho các thành phố lớn
như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM
Mấy thập kỷ qua cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam,
ngành sản xuất rau quả đã có những bước phát triển quan trọng. Nó đã góp
phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam và
giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động ở nông thôn, tạo ra một tập
quán canh tác qui mô công nghiệp ở những vùng trồng cây xuất khẩu. Tuy

nhiên, nhìn chung sản xuất rau quả ở Việt Nam còn mang tính tự cung tự cấp,
chưa có những loại chủ lực được đầu tư lớn, chất lượng chưa ổn định, năng
suất còn thấp, giá thành chưa cao, chưa áp dụng được tiến bộ khoa học vào
qui trình sản xuất và sau thu hoạch, kỹ thuật chế biến bảo quản lạc hậu, chưa
tiếp cận được với khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới do đó đã làm ảnh
hưởng đến công nghệ chế biến rau quả, rau quả khó có thể cất giữ lâu để bán
ở trên thị trường.
Tại Việt Nam hầu hết các nhà chế biến rau quả được xây dựng và đã sử
dụng 20 đến 30 năm, máy móc thiết bị đã cũ kỹ và lạc hậu, sản phẩm làm ra
không đủ sức cạnh tranh về chất lượng và các tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật
mà thị trường thế giới yêu cầu. Vì vậy việc xây dựng mới những nhà máy chế
biến rau quả là hết sức cần thiết và sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ các loại
rau quả, các vùng nguyên liệu một cách hiệu quả và tinh tế nhất.
Trong giai đoạn hiện nay, tuy ngành rau quả xuất khẩu không phải là một
hoạt động kinh tế mòi nhọn, mang lại sự phát triển vượt bậc cho đất nước
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
5
Khoá luận tốt nghiệp
nhưng nó vẫn đang và sẽ là một hoạt động kinh tế có hiệu quả, phù hợp với
nguồn lực hiện có của đất nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập quốc
dân, nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm hàng Việt Nam trên thị trường
quốc tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
1.1.2. Đặc điểm của ngành sản xuất và xuất khẩu rau quả
Sản phẩm rau quả là một mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm hàng thực
phẩm và là hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Sản phẩm rau quả rất
giàu Vitamin và khoáng chất cung cấp đều đặn cho con người hàng ngày
trong cuộc sống. Để đảm bảo những đặc tính của nó thì phải giữ được tươi và
tinh chất riêng đầy đủ của mỗi loại, đây là một số vấn đề hết sức khó khăn và
nan giải đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển

và chậm phát triển như Việt Nam, bởi vì nó đòi hỏi một ngành công nghiệp
chế biến và bảo quản tốt thì mới đáp ứng được yêu cầu đó. Trong khi đó nếu
không kịp thời thu hoạch bảo quản và chế biến thì chất lượng của hàng hoá sẽ
rất nhanh bị giảm sút bởi vì một nhược điểm lớn nhất của mặt hàng này là
"sáng tươi - trưa héo - chiều thối". Điều này đòi hỏi sản phẩm sau khi thu
hoạch phải có một hệ thống lạnh đồng bộ khi thu hái, xử lý - vận chuyển và
tiêu thụ.
Đối với sản phẩm rau quả hộp tuy đã giải quyết được vấn đề bảo quản
nhưng một vấn đề đặt ra là liệu các sản phẩm rau quả hộp có giữ được độ tươi
ngon, tinh chất của rau quả tươi nữa không, thêm vào đó thì các sản phẩm rau
quả hộp chỉ được bảo quản trong thời gian dài nhất là 1 tháng, đây là một đặc
điểm khác biệt lớn nhất của mặt hàng rau quả đối với các mặt hàng khác.
Chính vì vậy mặt hàng rau quả cần được xuất khẩu nhanh, tiêu thụ nhanh.
Sản phẩm rau quả khác với các sản phẩm khác là ngay từ khâu chọn và
xử lý giống để gieo trồng cho tới khâu cuối là thu hoạch - bảo quản - chế biến
- tiêu thụ. Sản phẩm rau quả mang tính thời vụ nên hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu phải phụ thuộc vào thời điểm, thời gian, tiến độ sản xuất. Nhìn
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
6
Khoá luận tốt nghiệp
chung, các loại sản phẩm rau quả cùng có một đặc điểm là có chu kỳ sản xuất
ngắn. Các sản phẩm rau quả được chế biến theo dây chuyền công nghệ ngay
trong cùng một phân xưởng, thời gian công nghệ, thời gian chuẩn bị và vận
chuyển tính cho một đơn vị sản phẩm là khá ngắn.
Như vậy ta có thể rót ra một số điểm quan trọng của mặt hàng rau quả
qua các mặt sau:
1.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm rau quả cũng như các sản phẩm thực phẩm khác được sản xuất
ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người hàng ngày, mà còn

để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, cho nên yêu cầu quan trọng nhất đối với
sản phẩm này là phải có giá trị dịnh dưỡng cao, tươi ngon, đảm bảo về chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó rau quả của ta phải đáp ứng
được những yêu cầu chung như màu sắc hình dáng đồng đều, số lượng và
chủng loại phong phó.
1.1.2.2. Đặc điểm về vật tư nguyên liệu
Mặt hàng rau quả được chế biến với nguyên liệu chính là các loại rau
quả khác nhau. Vì vậy các loại rau quả được dùng làm nguyên liệu chính phải
đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt, như vậy rau quả chế biến của ta mới đủ
sức cạnh tranh với rau quả xuất khẩu của các nước khác.
1.1.2.3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất.
Mét yêu cầu đối với mặt hàng rau quả là phải giữ được đặc tính tự nhiên
của nó vì vậy khi sản xuất chế biến phải chú ý đảm bảo giảm tới mức tối đa
các chất hoá học, phụ gia Các sản phẩm khác nhau được chế biến trên cùng
dây chuyền vì vậy phải đảm bảo độ tinh chất tính khoa học trình tự của từng
loại rau quả. Ngoài ra mặt hàng rau quả rất dễ thối, cho nên sau khi thu hoạch
xong yêu cầu phải có hệ thống bảo quản tốt, với công nghệ bảo quản tiên tiến.
1.1.2.4. Đặc điểm vận chuyển bảo quản.
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
7
Khoá luận tốt nghiệp
Để đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm yêu cầu công tác vận chuyển
phải nhanh chóng kịp thời để đưa vào các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ ngay,
đồng thời với những sản phẩm chưa tiêu thụ ngay phải tổ chức tốt công tác
bảo quản để giữ được đúng tính chất tự nhiên của sản phẩm. Việc vận chuyển
bốc dỡ phải đảm bảo không chỉ nhanh gọn mà cần phải chú ý sao cho hàng
hoá không bị dập úng.
1.1.2.5. Đặc điểm về giá cả
Yêu cầu chung về giá chào bán xuất khẩu hàng rau quả cũng như các mặt

hàng khác đều chịu tác động của thị hiếu và biến động cung cầu. Qua nghiên
cứu nhiều hợp đồng xuất khẩu thì giá cả phải bao gồm giá bán = giá thành+
lợi nhuận. Trong đó:
Giá thành gồm: Chi phí sản xuất, lãi tín dụng, các chi phí bảo quản vận
chuyển.
Phần lợi nhuận: tính tối thiểu 10% giá thành.
Từ những yếu tố trên ta có được giá chào bán tối thiểu đưa ra cho người
mua. Giá này trên thực tế được nâng cao hay hạ thấp tuỳ thuộc vào hoàn cảnh
cụ thể.
Nói tóm lại, mặt hàng rau quả cũng như mặt hàng thực phẩm khác, nó đòi
hỏi chất lượng của nguyên liệu và công nghệ chế biến cao. Chính vì vậy việc
sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này phức tạp hơn các mặt hàng khác rất
nhiều. Hiểu biết về từng mặt hàng để có kế hoạch và biện pháp hữu hiệu để
phát triển thị trường xuất khẩu là một yêu cầu cấp thiết của nước ta.
1.1.3. Vai trò vị trí của sản xuất và xuất khẩu rau quả
1.1.3.1. Vị trí của rau quả đối với đời sống
Từ xa xưa, cha ông ta đã có câu: " Cơm không rau như đau không thuốc".
Điều đó cho thấy, ngay từ khi khoa học chưa phát triển, mà chỉ với kinh
nghiệm sống thực tế, người xưa đã khẳng định tính thiết yếu của rau quả đối
với đời sống bình thường của mỗi con người. Gần đây, khoa học dinh dưỡng
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
8
Khoá luận tốt nghiệp
đã chứng minh tính thiết yếu của rau quả trong cơ cấu khẩu phần ăn hàng
ngày đối với con người. Qua việc phân tích, có thể kết luận rằng rau quả cung
cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin, khoáng chất dưới dạng dễ tiêu và an toàn
cho sức khoẻ con người. Các loại chất xơ của rau quả thực sự có tác dụng
trong việc phân giải độc tố phát sinh trong quá trình tiêu hoá thức ăn đồng
thời còn có tác dụng phòng được nhiều bệnh hệ tiêu hoá nói chung và đường

ruột nói riêng.
Xuất phát từ tính thiết yếu của rau quả đối với đời sống con người, nên
trong các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nước ta, với sự tham gia
và tài trợ của các tổ chức quốc tế, vai trò của rau quả được đề cập như là yếu
tố cơ bản, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho con người. Đối với trẻ em rau
quả cung cấp các loại vitamin và khoáng chất dễ hấp thụ, đảm bảo cho cơ thể
có thể phát triển tốt. Đối với người cao tuổi, nếu được ăn đầy đủ rau quả sẽ
giúp cho cơ thể hấp thụ được nhiều Kali, ngoài ra sẽ giúp cơ thể thải được
cholesterol thừa. Nhờ vậy có thể tránh được các bệnh về tim mạnh, về đường
tiêu hoá.
Ngày nay, khoa học dinh dưỡng đã xếp rau quả là một trong bốn nhóm
cơ bản cấu thành bữa ăn phù hợp của con người. Bốn nhóm đó là: nhóm giàu
chất bét ( gạo, mì ); nhóm giàu chất đạm( thịt, cá, sữa ); nhóm giàu chất
béo (dầu ăn, bơ ); nhóm giàu vitamin và khoáng chất tự nhiên ( rau quả các
loại).
Như vậy, tính thiết yếu của rau quả trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của
dân cư không chỉ được khẳng định bởi kinh nghiệm, bởi khẩu vị của mỗi con
người, mà còn bởi sự phân tích chính xác của khoa học hiện đại.
1.1.3.2. Vai trò vị trí của rau quả trong nền kinh tế quốc dân
Trong những năm sắp tới, để nâng cao đời sống nhân dân, để quá trình
hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đạt hiệu quả cao về kinh tế và xã hội, Việt
Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cần giải quyết việc làm cho
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
9
Khoá luận tốt nghiệp
hàng triệu người đến tuổi lao động hàng năm trong khi nhu cầu có khả năng
thanh toán trong nước chưa thể tiêu thụ hết lượng sản phẩm hàng hoá được
tạo ra với tốc độ tăng trưởng cao hàng năm. Đối với sản phẩm rau quả cũng
trong tình trạng đó. Những năm qua, sản phẩm rau quả chưa nhiều lắm, song

đã có tình trạng "thừa" sản phẩm. Nếu tiếp tục khuyến khích sản xuất, nạn Õ
thừa sản phẩm sẽ có nguy cơ trầm trọng hơn. Rất may là cùng với thị trường
trong nước, còn có thị trường thế giới đang rộng mở. Ngành rau quả đã tận
dụng lợi thế đó bằng cách mở rộng hoạt động xuất khẩu rau quả, và hoạt động
xuất khẩu rau quả đã giữ một vị trí quan trọng:
Thứ nhất, đẩy mạnh xuất khẩu rau quả chính là đòn bẩy để kích thích sản
xuất nông nghiệp phát triển, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao
động trong nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai, còng qua đẩy mạnh xuất khẩu rau quả, mới có thể khai thác hợp
lý các yếu tố nguồn lực nông nghiệp còn dạng tiềm năng. Những yếu tố đó sở
dĩ chưa được khai thác, một mặt do cầu trong nước còn yếu, mặt khác thậm
chí còn do trong nước không có nhu cầu.
Thứ ba, đẩy mạnh xuất khẩu rau quả là đòn bẩy để thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tiên tiến cơ cấu mà
trong đó giá trị sản phẩm rau quả, các sản phẩm thực phẩm phi lương thực
chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Trong điều kiện cơ chế mới, chúng ta đã có
điều kiện để từ bỏ phương thức giải quyết vấn đề lương thực bằng mọi giá
như trước kia. Ngày nay, nông dân có thể trồng các cây trồng phi lương thực
nhưng lại giải quyết được vấn đề lương thực với hiệu quả cao hơn. Hàng vạn
hộ nông dân vùng trung du và miền núi phía Bắc đã trồng vải, trồng mận trên
đất mà trước kia họ phải trồng sắn, ngô có hiệu quả kinh tế thấp và thông
qua thị trường để chuyển rau quả thành lương thực. Tuy nhiên quá trình
chuyển hóa đó sẽ khó khăn, nếu sức mua quả của dân cư bị hạn chế ở mức
thấp như ở nước ta hiện nay. Với mức cầu đó, nếu tiếp tục trồng thêm cây ăn
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
10
Khoá luận tốt nghiệp
quả sẽ thừa Õ sản phẩm. Chúng ta có thể giải quyết được mâu thuẫn đó qua
đường xuất khẩu các sản phẩm rau quả cho nông dân.

Thứ tư, xuất khẩu rau quả góp phần tăng thêm nguồn thu ngoại tệ phục vụ
cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế nước nhà. Đồng
thời cũng qua xuất khẩu rau quả, chúng ta có thể chuyển hoá sản phẩm có yêu
cầu lao động với trình độ không cao lắm lấy sản phẩm có yêu cầu lao động
với trình độ cao, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh
tế đất nước.
Như vậy xuất khẩu rau quả đã đem lại lợi Ých nhiều mặt cho đất nước ta.
Thị trường thế giới về rau quả đang mở rộng, chúng ta có những lợi thế cơ
bản để sản xuất và xuất khẩu rau quả, hơn nữa quá trình xuất khẩu rau quả
còn đem lại lợi Ých to lớn cho đất nước do vậy cần phải có được những giải
pháp hợp lý để đẩy nhanh quá trình đó.
1.1.4. Lợi thế của việt nam trong xuất khẩu rau quả
Việt Nam là một nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành
rau quả, không chỉ đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn có
khả năng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Những lợi thế làm bàn đạp phát
triển ngành sản xuất rau quả thể hiện rõ nét trên các phương diện sau:
1.1.4.1. Về điều kiện tự nhiên
a. Về mặt địa lý sinh thái
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương kéo dài suốt sườn Đông &
sườn Nam của bán đảo này chiếm phần lớn diện tích của bán đảo này. Do vậy
hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, kể cả vùng hải đảo. Tuy nhiên,
nước ta cũng có thể phân chia thành hai vùng khí hậu lớn: miền Nam từ đèo
Hải Vân trở vào mang khí hậu nhiệt đới. Nhất là Đà Lạt có khí hậu ôn hoà,
nơi tập trung nhiều các loại rau quả cung cấp quanh năm cho thành phố Hồ
Chí Minh cũng như cả nước. Miền Bắc có khí hậu rất thuận lợi cho việc sản
xuất rau xanh quanh năm. Mùa hè, mùa thu có rau muống, rau dền, rau đay,
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
11
Khoá luận tốt nghiệp

đậu và các loại cây ăn quả như : mít, na, cam, nhãn, vải Mùa đông, mùa
xuân rất thích hợp cho vùng rau ôn đới như: bắp cải, cà rốt, khoai tây, su hào,
xúp lơ, cà chua, cải. Điều kiện khí hậu như vậy cho phép các tỉnh phía Bắc
gieo trồng và thu hoạch được sản phẩm cây vụ đông và cây trái vụ mà miền
Nam và một số nước trong khu vực không có. Ngược lại, khí hậu miền Nam
lại phù hợp với việc trồng các loại cây có nguồn gốc nhiệt đới quanh năm
như: măng, xoài, thanh long, sầu riêng, nho, bưởi, chuối, măng cụt, dừa, hạt
điều Nhìn chung nhờ điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, lắm nắng nhiều
mưa nên rau quả của nước ta rất đa dạng. Chỉ tính riêng cây ăn quả hiện nay
nước ta đã trồng trên 150 loài cây. Có thể chia thành 3 nhóm chính: (1) nhóm
nguồn gốc nhiệt đới có : chuối, xoài, dừa, đu đủ, mãng cầu, hồng xiêm (2)
Nhóm nguồn gốc ôn đới như: lê, đào, mận, mơ (3) nhóm có nguồn gốc nửa
nhiệt đới như: nhãn, vải, cam, hồng nước ta có những giống cây ăn trái đặc
sản, không những nổi tiếng trong nước mà còn tín nhiệm ở thị trường nước
ngoài như một số giống chuối, dứa, thanh long, xoài, vải, nhãn Đặc biệt là
sản phẩm hạt điều.
Với vị trí địa lý của Việt Nam, từ cảng biển, cảng sông lớn, cảng vận tải
chỉ cần 3-5 giê là đã có thể hoà nhập vào hệ thống đường biển quốc tế. Từ các
trục biển quốc tế này, tàu biển có thể đi đến vùng Đông Bắc á, Trung Cận
Đông, Châu Âu, Châu Mỹ rất tiện lợi. Đó là điều kiện cơ bản để bố trí sản
xuất một tập đoàn rau quả phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và cho
xuất khẩu.
b.Về đất đai
Diện tích cả nước vào khoảng 330.363 km
2
trong đó có tới 50% là đất
nông nghiệp và ngư nghiệp. Điều kiện khí hậu nhiệt đới: mưa nắng điều hoà
đã giúp cho đất đai trở nên màu mỡ và có độ Èm lớn. Hàng năm, mưa giông
có thể cung cấp cho đất một lượng đạm vô cơ là 10-16 kg/ha. Đây là một
thuận lợi đáng kể cho việc gieo trồng các loại rau và phát triển cây ăn quả.

Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
12
Khoá luận tốt nghiệp
Đặc biệt là các loại cây vừa ưa nhiệt vừa ưa Èm như: chuối, dứa, xoài Thêm
vào đó nước ta có một mạng lưới sông khá dày ( trên 2.860 sông ngòi) và
phân bố tương đối đồng đều trên lãnh thổ.
Với khí hậu thiên nhiên ưu đãi, địa hình thuận lợi, không chỉ giúp ta có
tập đoàn rau quả phong phú, mà đó còn là điều kiện tốt để nâng cao chất
lượng, hạ giá thành sản phẩm rau quả Việt Nam trên thị trường quốc tế.
1.1.4.2. Về nguồn nhân lực
Hiện nay, trong khu vực nông thôn Việt Nam, có khoảng trên 30 triệu
người trong độ tuổi lao động với lực lượng lao động dồi dào về số lượng,
trong điều kiện đất canh tác của ta rất Ýt, là một trong những lợi thế quan
trọng để phát triển ngành rau quả- một ngành sản xuất rất khó nâng cao trình
độ cơ giới hoá. Đây là lợi thế hơn hẳn các quốc gia công nghiệp phát triển.
Hơn nữa, trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay, hầu hết
các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp đều được quốc tế hoá- giá cả
gần như cùng trên một mặt bằng, thì lợi thế về lao động nhiều, lao động rẻ
đang được coi là lợi thế quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu hàng hoá nói
chung, rau quả nói riêng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, lợi thế này sẽ mất
đi cùng với quá trình hội nhập của nước ta. Ngoài ra, lao động của nước ta
đặc biệt là lao động nông thôn, chưa thể xoá được tập quán sản xuất nhỏ, tuỳ
tiện trong việc áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất. Hạn chế này nếu không
khắc phục nhanh, sẽ rất khó đưa được sản phẩm rau quả vào thị trường có yêu
cầu chất lượng sản phẩm cao.
1.1.4.3. Xu thế chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng xuất
khẩu hiện nay.
Nền kinh tế của ta trước đây chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, trong
nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, trong đó ngành trồng cây lương thực gần

như chiếm vị trí thống trị. Trong nền nông nghiệp mà mọi nguồn lực đều tập
trung cho sản xuất lương thực, thì những lợi thế khác hầu như không được
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
13
Khoá luận tốt nghiệp
khai thác, trong nhiều năm những lợi thế về sản xuất rau quả hàng hoá chỉ
dừng lại ở trạng thái tiềm năng.
Khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế, các yếu tố nguồn
lực trong ngành nông nghiệp được giải phóng. Theo đó vấn đề lương thực đã
được giải quyết một cách căn bản. Nền kinh tế tự cấp được chuyển dần sang
nền kinh tế hàng hoá-giá trị. Từ đó đặt ra cho mọi vùng kinh tế một yêu cầu
mới: tạo ra lượng giá trị lớn thay cho làm ra nhiều lương thực trên một đơn vị
diện tích. Yêu cầu đó đã giải thoát cho các cấp, các địa phương khỏi nhiệm vô
tù túc lương thực bằng mọi giá. Nói cách khác phương thức tự túc lương thực
đã thay đổi, từ trực tiếp làm ra lương thực, đến chỗ gián tiếp làm ra lương
thực. Phương thức đó đã thúc đẩy các cấp, các địa phương chuyển dịch cơ
cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác hợp lý lợi
thế tương đối của các vùng, các địa phương.
Đảng và nhà nước ta đã nhìn thấy yêu cầu phải chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp. Do vậy đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Chủ trương tự do hoá thương mại,
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, giao thông, cung cấp tín dụng ưu đãi
cho các vùng nông nghiệp giàu tiềm năng đã tạo điều kiện khai thác lợi thế
của từng vùng, từng địa phương. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp vừa là phương thức, vừa là động lực của quá trình sản xuất nông
nghiệp. Nhờ có chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp mà
nhiều vùng đất ở trung du, miền núi trước đây làm lương thực khó khăn, nay
đã chuyển sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị cao cho tiêu thụ nội địa và
cho xuất khẩu. Những vùng trồng rau ôn đới giàu tiềm năng như sông Hồng,

Đà Lạt sẽ vẫn được khai thác để đẩy mạnh xuất khẩu.
Tóm lại, chủ trương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp sẽ
đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, khai thác lợi thế tương đối của tất cả các vùng
theo hướng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo việc làm và tăng thu
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
14
Khoá luận tốt nghiệp
nhập cho dân cư thúc đẩy quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của nước
ta. Chủ trương này tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá cho xuất
khẩu, nhưng lại tạo điều kiện để khai thác các yếu tố tiềm năng, khai thác
những lợi thế thiên nhiên, kinh tế, xã hội phục vụ cho xuất khẩu. Do đó, chủ
trương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá theo hướng xuất khẩu cũng được coi là lợi thế của nước ta
trong sản xuất và xuất khẩu rau quả trong tương lai.
Tóm lại, lợi thế trong xuất khẩu rau quả của nước ta là cơ bản. Những lợi
thế về tự nhiên, lao động, đang từng bước trở thành hiện thực nhờ chủ trương
chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Trong những năm sắp tới, hiệu
quả của chủ trương chính sách đó sẽ ngày càng rõ nét. Trong đó, tăng trưởng
ngày càng cao về sản xuất và xuất khẩu rau quả là xu thế tương đối chắc
chắn.
1.2. Tổng quan về các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả
ở Việt Nam
1.2.1. Khái quát chung
Hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu rau quả nói riêng
chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các nhân tố. Những nhân tố này tác động đến
toàn bộ quá trình xuất khẩu của một quốc gia nói chung và của các doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu nói riêng. Nó chi phối hoạt động xuất khẩu, ảnh
hưởng gián tiếp cũng như trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, các nhân tố bao
gồm cả nhóm nhân tố bên trong cũng như nhóm nhân tố bên ngoài, nhóm

nhân tố chủ quan cũng như khách quan.
1.2.2. Phân loại các nhân tố ảnh hưởng
Từ những hướng tiếp cận khác nhau ta có thể phân loại được nhiều nhóm
nhân tố khác nhau. Dưới đây là một số nhóm nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu rau quả nói riêng.
• Căn cứ vào khả năng lượng hoá các nhân tố ảnh hưởng
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
15
Khoá luận tốt nghiệp
- Nhân tố có thể lượng hoá
- Nhân tè phi lượng hoá
Từ góc độ doanh nghiệp, nhân tố có thể lượng hoá bao gồm rất nhiều
nhóm như nhóm nhân tố giá, lượng, tỷ giá; nhóm nhân tố số lượng công nhân
viên, thời gian làm việc, năng suất lao động;
Từ góc độ một ngành sản xuất xuất khẩu, các nhân tố có thể lượng hóa
được chú trọng phân tích hơn cả là nhóm nhân tố giá, lượng và tỷ giá.
Nhân tố phi lượng hoá bao gồm chính sách, trình độ quản lý.
• Căn cứ vào phạm vi hoạt động
- Môi trường bên trong
- Môi trường bên ngoài
Môi trường bên trong bao gồm các nhân tố phản ánh những điều kiện hiện
có, sự nỗ lực chủ quan của doanh nghiệp, những chiến lược mà doanh nghiệp
sử dụng trong kinh doanh nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ. Chúng
được tựu chung trong đặc điểm kinh tế – kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp
ảnh hưởng tới duy trì và mở rộng thị trường tiêu thô.
(1). Nhóm nhân tố đầu vào: Bao gồm các nhân tố như: lao động, vốn, công
nghệ thiết bị và nguyên nhiên vật liệu. Những nhân tố này có ảnh hưởng rất
lớn tới chất lượng sản phẩm đầu ra, tới sức cạnh tranh về sản phẩm giữa các
doanh nghiệp, tới khả năng duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

của doanh nghiệp. Cho nên những nhân tố này đóng một vai trò quan trọng
trong việc quyết định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
trong nước cũng như thị trường thế giới.
(2). Nhóm nhân tố đầu ra: Bao gồm các nhóm nhân tố như mặt hàng, chủng
loại, hình ảnh sản phẩm, giá cả. Những nhân tố này đóng vai trò quyết định
đến khả năng tiêu thụ và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp chỉ khi kinh doanh các mặt hàng mà đảm bảo cả về số lượng và chất
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
16
Khoá luận tốt nghiệp
lượng, mẫu mã giá cả, sản phẩm được thị trường tiêu dùng chấp nhận thì
doanh nghiệp mới có thể duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ của mình.
Để duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu không
chỉ chịu tác động của môi trường bên trong mà còn chịu tác động của môi
trường bên ngoài.
Môi trường bên ngoài bao gồm:
(1). Nhân tố chính trị, pháp luật
Nhân tố chính trị, pháp luật bao gồm các nhân tố như: thể chế chính trị,
an ninh, hệ thống pháp luật, hành lang pháp lý. Những nhân tố này quyết định
thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Một hành lang pháp lý ổn
định, một hệ thống pháp luật đồng bộ sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng cho
doanh nghiệp, đóng góp lớn vào nỗ lực duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Và ngược lại chúng sẽ không kích thích mà tạo ra nhiều mối đe dọa hơn là cơ
hội làm cho công tác duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ gặp khó khăn hơn,
rủi ro cao hơn.
(2). Nhân tố kinh tế : Bao gồm ba nhân tố chủ yếu:
- Trạng thái tăng trưởng của nền kinh tế
- Tỷ giá hối đoái
- Lạm phát và thất nghiệp.

Thông qua các chỉ tiêu trên ta có thể dự đoán hiệu quả kinh doanh cao
hay thấp, cho ta biết khả năng tích luỹ thế nào? Và thông qua khả năng tích
luỹ đầu tư ta có thể biết được môi trường kinh doanh có hấp dẫn không?
Doanh nghiệp nên duy trì thị trường nào? Thu hẹp hay loại bỏ thị trường
nào?
(3) Môi trường văn hoá - xã hội:
Môi trường văn hoá - xã hội biến đổi chậm, sự đan xen pha trộn các nền văn
hoá - xã hội của các dân téc, các quốc gia với nhau diễn ra mạnh mẽ. Đây là một
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
17
Khoá luận tốt nghiệp
lĩnh vực rất nhạy cảm, tinh tế đối với nhà kinh doanh ngày nay và tác động mạnh
tới cơ cấu nhu cầu thị trường. Nó đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải quan tâm tới
khách hàng, tới công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu.
(4) Môi trường công nghệ
Ngày nay, có lẽ công nghệ là nhân tố có sự thay đổi năng động nhất trong
các yếu tố môi trường kinh doanh. Sù thay đổi này đem lại những thách thức
và nguy cơ đối với doanh nghiệp. Sự tiến bộ của công nghệ tác động mạnh
mẽ đối với sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp, nhà phân phối, khách
hàng và cả vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp.
• Căn cứ vào góc độ yêu cầu quản lý
- Nhân tố chủ quan
- Nhân tố khách quan
Các nhân tố chủ quan bao gồm:
• Nguồn nhân lực (trình độ quản lý cán bộ công nhân viên, trình độ quản
lý)
• Vốn
• Chất lượng sản phẩm
• Chính sách của doanh nghiệp.

Các nhân tố khách quan bao gồm:
• Giá xuất khẩu
• Chính sách:
- Chính sách trong nước tạo nền tảng cho doanh nghiệp phát triển
- Chính sách tập quán văn hoá của thị trường nhập khẩu.
• Cung, cầu:
- Cung: Đối thủ cạnh tranh, tình hình sản xuất
- Cầu: Tập quán, thị hiếu tiêu dùng, thu nhập
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
18
Khoá luận tốt nghiệp
Trên đây đã tiến hành phân loại các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động
xuất khẩu căn cứ theo nhiều tiêu thức khác nhau. Đối với hoạt động xuất khẩu
rau quả của Việt Nam, ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng căn cứ
vào phạm vi hoạt động được xem là thích hợp nhất.((1)Phân loại theo giáo trình
Marketing của trường ĐHNT)
Chương 2
Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam
2.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ Ở VIỆT NAM
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam châu Á, đất nước có chiều dài trên 15
vĩ độ, với hàng ngàn Km giáp biển Đông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, có mùa đông lạnh ở phía Bắc và miền núi, cùng với địa hình từ núi cao
đến đồng bằng, đã tạo nên những lợi thế về địa lý, sinh thái so với các nước
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
19
Khoá luận tốt nghiệp
trong khu vực. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cả nước ta có khoảng

930.000 ha trồng rau và cây ăn quả, sản lượng trung bình đạt khoảng 14,3
triệu tấn/năm, sản lượng rau bình quân đầu người đạt khoảng 60-65kg/năm,
sản lượng quả bình quân đầu người đạt khoảng 55-60 kg/năm.Từ khi có Nghị
quyết Hội nghị lần thứ V- BCH Trung ương Đảng khoá VII ( năm 1993) về
thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh phát triển sản xuất và xuất
khẩu rau quả, ngành sản xuất rau quả đã có nhiều chuyển biến tích cực với
mức tăng trưởng cao về cả diện tích, năng suất, sản lượng rau quả hàng năm.
2.1.1. Tình hình sản xuất quả
Trong những năm gần đây cây ăn quả có nhiều chuyển biến tích cực về
diện tích, năng suất. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương thực thế giới
(FAO) thì tình hình sản xuất quả ở Việt nam trong 11 năm gần đây (1990-
2001) tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm về sản xuất hoa quả là 3,2%.
Trong khi tăng trưởng hàng năm về sản xuất hoa quả của các nước đang phát
triển là 5,5% và chung toàn thế giới là 2,5%. Sản lượng cây ăn quả hàng năm
đạt trên 4 triệu tấn, bình quân đầu người khoảng trên 45 kg/năm. So với bình
quân chung toàn thế giới năm 2001 là 75kg/năm/người, thì mức của ta vẫn
còn thấp hơn nhiều. Do vậy, tỷ trọng của mặt hàng này trong tổng giá trị nông
nghiệp còn thấp khoảng 6,3% chiếm khoảng 7,5% giá trị trồng trọt.
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, những năm trở lại đây,
diện tích trồng cây ăn quả tăng nhanh, năm 1996, cả nước có 385.000 ha,
song cho đến năm 2000 đã tăng lên 544.700 ha, tốc độ tăng bình quân là
(141,48%).
Mức quả sản xuất bình quân đầu người của cả nước là 53 kg/người, vùng
Đồng bằng sông Cửu long có sản lượng quả chiếm 60% sản lượng quả của cả
nước, có mức sản xuất quả bình quân đầu người gấp 3 lần mức sản xuất quả
bình quân đầu người của cả nước.
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
20
Khoá luận tốt nghiệp

Diện tích trồng cây ăn quả tăng khá nhanh. Tốc độ tăng bình quân hàng
năm về diện tích trồng cây ăn quả là 7,4%/ năm((2)Theo số liệu thống kê của
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 1996-2000). Cây ăn quả được trồng phân
bố đều giữa các vùng trong cả nước, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu
Long là vùng có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất, chiếm 43,8% diện tích
trồng cây ăn quả của cả nước.
Biểu đồ 1: Diện tích cây ăn quả của Việt Nam theo vùng kinh tế
ĐVT: 1000 ha

1996 1997 1998 1999 2000
Nguồn: Số liệu thống kê ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1996-
2000, NXB Nông nghiệp Hà Nội
Theo như biểu đồ trên cho thấy diện tích trồng cây ăn quả của các nước
cũng như miền bắc và miền nam có xu hướng tăng. Sản lượng cây ăn quả cả
nước năm 2000 là 544.000 ha, tăng 159.700 ha so với năm 1996, tương
đương với 141,48%. Trong cơ cấu diện tích cây trồng thì miền nam có diện
tích cây ăn quả lớn hơn miền bắc, năm 2000 sản lượng cây ăn trái của miền
nam lớn hơn so với miền bắc là 105.500 ha, đây chính là thế mạnh của miền
nam trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng xuất
khẩu hiện nay.
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
21
Khoá luận tốt nghiệp
Cây ăn quả được trồng dưới hai hình thức: Trồng phân tán tại vườn của
các nông hộ, qui mô từ 0,5-2,0 ha/hộ. Một số rất Ýt có diện tích đạt 5-10
ha/hộ. Hình thức thứ hai là cây ăn quả được trồng tập trung thành vùng, nhằm
mục đích sản xuất hàng hoá, nhưng còn rất Ýt, khoảng70 ngàn ha chiếm 16%
tổng diện tích trồng cây ăn quả của cả nước. Đây chính là một điểm yếu của
ngành nông nghiệp Việt Nam, do chủ yếu là trồng phân tán không có qui

hoạch đầy đủ, cho nên việc thu mua trái cây để xuất khẩu gặp phải khó khăn
rất lớn, khó khăn về việc vận chuyển, bảo quản, chi phí vận chuyển tăng
nhanh, đã đẩy giá thành của trái cây lên cao, làm giảm khả năng cạnh tranh
cuả trái cây Việt Nam với các nước khác. Mấy năm trở lại đây trên cả nước
đã bắt đầu hình thành một số vùng chuyên canh cây ăn quả như xoài cát ở
Hoà Léc (Tiền Giang), xoài Cam Ranh ( Khánh Hoà), thanh long ở Bình
Thuận, chôm chôm ở Long Khánh, vải thiều ở Lục Ngạn ( Bắc Giang), nhãn
ở Hưng Yên, Văn Chấn (Yên Bái), Sông Mã ( Sơn La), nhãn miền Nam ở các
tỉnh Bến tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bà Rịa- Vũng Tàu, dứa ở Tiền Giang,
Long An, Kiên Giang. Nhưng số lượng còn rất hạn chế. Từ nay đến năm
2010 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước sẽ tăng cường mở rộng các
vùng chuyên canh chuyên trồng cây ăn trái phục vụ cho xuất khẩu.
Năng suất cây ăn quả phụ thuộc vào cơ cấu mỗi vườn và trình độ thâm
canh của từng vườn quả tập trung, của từng vùng nông nghiệp. Nhìn chung,
do trình độ thâm canh (bón phân, tưới tiêu) còn thấp, mặt khác do giống cũ
thoái hoá, không được chọn lọc, kỹ thuật chăm bón không được chú ý đúng
mức, sâu bệnh nhiều, chúng ta chưa lùa chọn được những giống cây cho năng
suất cao hoặc nhập giống cây ngoại. Do vậy, năng suất quả của ta còn thấp và
không ổn định so với năng suất quả trên thế giới.
Hiện cả nước đã hình thành vùng trồng cây ăn quả cho xuất khẩu, với
tổng diện tích trên 90 ngàn ha, được phân bố như sau:
Bảng 2.1: Vùng trồng cây ăn quả cho xuất khẩu
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
22
Khoá luận tốt nghiệp
Loại quả Vùng phân bố Diện tích (ha)
Chuối 33.100
- Đồng bằng sông Hồng 3.600
- Ven sông Tiền, sông Hậu 26. 000

- Vùng phù sa sông Thao, miền núi Bắc
bộ
3. 500
Xoài 13.230
- Ven sông Tiền, sông Hậu 12.230
- Khánh Hoà 1.000
Dứa 29.900
- Cà Mau và Tây sông Hậu 19.500
- Bình Sơn - Kiên Giang 4.200
- Bắc Đông- Tiền Giang 4.500
- Đồng Giao- Ninh bình 1.400
- Tam Kỳ- Đà Nẵng 300
Nhãn 14.230
- Ven sông Tiền, sông Hậu, ĐBSCL 12.230
- Đồng bằng sông Hồng 2.000
Chôm chôm 6.909
- Đồng Nai- Đông Nam bé 4.707
- Ven sông Tiền, sông Hậu 2.202
Tổng cộng 90.460
Nguồn: Chương trình phát triển 10 triệu tấn quả đến năm 2010- Bé NN&VPTNT.
2.1.2. Tình hình sản xuất rau
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, do vậy làm cho việc sản xuất rau
của cả nước tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Mức độ tăng bình
quân hàng năm về diện tích là 4,6%, về năng suất là 0,7% và về sản lượng là
5,1%.((3)Sè liệu của bộ thương mại). Năng suất rau bình quân cả nước tăng chậm
khoảng 0,7%. Do diện tích rau gần đây tăng khá, nên sản lượng rau năm 1999
cả nước đạt gần 5
triệu
tấn, bình quân đầu người 60kg/năm. Nhưng so với bình
quân chung của thế giới 1999 là 90kg/năm thì mức bình quân đầu người nước

Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
23
Khoá luận tốt nghiệp
ta còn thấp. Tuy nhiên năng suất nhiêu loại rau (như bắp cải, dưa hấu, cà
chua…) của vùng truyền thống vẫn cao.
Ví dụ: Bắp cải 40 –60 tấn/ha, cà chua 20 –40 tấn/ha…
Năm 2000 diện tích rau cả nước đạt 420 ngàn ha, sản lượng đạt 6,2 triệu
tấn, năng suất bình quân khoảng 9 tấn/ ha. Đến năm 2002 diện tích rau cả
nước đã tăng đáng kể, so với diện tích rau của năm 1996 thì năm 2002 tăng
lên 37,41 %, sản lượng tăng lên là 54,8 %. Năm 2002 so với năm 1996 sản
xuất rau quả của ta tăng cả về diện tích lẫn sản lượng.
Bảng 2.2 : Diện tích, sản lượng rau giai đoạn 1996 -2002
Năm Diện tích(1000 ha) Sản lượng(1000 tấn)
1996 330 4438,0
1997 377,0 5278,0
1998 380,0 5600,0
1999 397,48 5885,6
2000 415,76 6185,76
2001 434,26 6495,82
2002 453,48 6807,2
Nguồn: Sè liệu thống kế Nông lâm nghiệp thuỷ sản VN và số liệu của Bộ Thương mại
Còng như các loại quả, rau có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành phố, với
quy mô, chủng loại khác nhau. Trải qua quá trình sản xuất lâu dài, đã hình
thành những vùng rau chuyên doanh với những kinh nghiệm truyền thống,
trong các điều kiện sinh thái khác nhau. Sản xuất rau chủ yếu tập trung ở
vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu long, vùng Đông Nam Bộ
và Đà Lạt.
Trong 7 vùng sinh thái nông nghiệp, đồng bằng sông Hồng có diện tích
trồng rau cao nhất ( 83 ngàn ha ) tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long diện

tích hơn 77 ngàn ha .
Sản xuất rau được qui thành hai vùng rau chính: Vùng rau chuyên canh
ven thành phố, thị xã, khu công nghiệp lớn, diện tích chiếm khoảng 35%,
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
24
Khoá luận tốt nghiệp
tổng diện tích đất trồng rau nhưng cho sản lượng 37% sản lượng rau toàn
quốc. Vùng rau luân canh với cây lương thực và cây công nghiệp dài ngày
với trên 65% tổng diện tích và 63% sản lượng rau toàn quốc. Ngoài ra, rau
còn được trồng tại vườn của các hộ gia đình, diện tích vườn bình quân 1 hộ
khoảng 36 m
2
. Lượng rau sản xuất tính bình quân đầu người đạt 65 kg. Rau
của nước ta phong phú về chủng loại, gồm 70 loại cây chủ yếu. Đặc biệt vùng
đồng bằng sông Hồng có rau vụ Đông là một trong những lợi thế của Việt
Nam so với mét số nước trên thế giới. Các loại rau chủ yếu gồm cải bắp, su
hào, cà chua, dưa chuột, ớt cay, nấm, khoai tây. Nhưng mặt khác sản xuất rau
quả của ta cũng vẫn còn tồn tại những nhược điểm sau:
- Sản xuất rau quả của ta chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất tự phát,
phân tán theo tập quán và kinh nghiệm lâu đời. Đặc biệt ở phía Bắc ruộng đất
chia nhá theo từng hộ nông dân, vốn Ýt nên càng manh mún. Thiếu các vùng
rau quả được qui hoạch tập trung có tỷ suất hàng hoá cao phục vụ nhu cầu
xuất khẩu. Do vậy, rất khó khăn khi tổ chức thu gom phục vụ chế biến, xuất
khẩu, khó khăn khi áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất. Công tác khuyến
nông trong lĩnh vực trồng rau quả còn nặng về phong trào, chưa phổ cập yêu
cầu hiện nay là sản xuất hàng hoá cho xuất khẩu tươi và nguyên liệu cho các
nhà máy chế biến xuất khẩu.
- Giống rau quả của ta chậm đổi mới, tình trạng giống thoái hoá, điển
hình là các loại quả có mói như bưởi Đoan Hùng, cam Vinh Việc chọn

giống chủ yếu dùa vào kinh nghiệm. Tình trạng trên đã hạn chế chất lượng và
năng suất sản phẩm.
2.1.3. Chế biến và bảo quản rau quả
2.1.3.1. Hệ thống bảo quản rau quả
Phần lớn rau quả được sử dụng dưới dạng tươi, trong khi đặc tính của
sản phẩm rau quả là thu hoạch theo mùa vụ, thời gian thu hoạch ngắn, khả
năng vận chuyển và bảo quản khó khăn. Vì vậy, công nghệ bảo quản rau quả
Đỗ Thị Nhung
Trung 2K38F-ĐHNT
25

×