BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
**************
TRẦN THỊ THU HÀ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Kỹ thuật trồng trọt
Mã số: 62 62 01 01
Người hướng dẫn
1. GS. TSKH. Võ Hùng
2. PGS. Ts. Nguyễn Văn Bộ
Huế, tháng 8 năm 2006
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thừa thiên Huế là một tỉnh đồng bằng ven biển có gần 80 % dân số sống
bằng nghề sản xuất
nông nghiệp. Lạc (Arachis hypogeae.L) là cây trồng có vị trí quan trọng
trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của tỉnh Thừa thiên Huế. Đến vụ Đông xuân năm 2003, tổng diện
tích gieo trồng lạc của tỉnh đã đạt mức 4600 ha [69]. Ở Thừa Thiên Huế, chiếm tỷ trọng cao nhất
trong diện tích trồng lạc vẫn là giống Giấy Kim Long (Giấy Thừa Thiên) (khoảng 60 %). Hiện
nay, việc thực hiện quy trình bón phân cho lạc của ph
ần lớn các hộ nông dân trong tỉnh chỉ
mới được thực hiện khá tốt ở khâu xác định thời kỳ và phương pháp bón. Trong khi đó, lượng
và tỷ lệ phân bón được sử dụng rất tùy tiện mà chưa thực sự dựa vào điều kiện cụ thể về tính
chất đất đai.
Từ những căn cứ trên, chúng tôi chọn đề tài : “ Nghiên cứu cơ sở khoa học của việ
c
bón phân cân đối cho lạc trên hai loại đất trồng lạc chính ở Thừa Thiên Huế” nhằm góp phần
xây dựng một chế độ bón phân cân đối và hợp lý cho lạc trên hai loại đất trồng lạc chính của
tỉnh, để từng bước nâng cao năng suất lạc và tăng thu nhập cho các hộ nông dân trong tỉnh.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Để đạt được năng suất cây trồng cao, ổn định và chất lượ
ng nông sản tốt, bên cạnh các
yếu tố về chất lượng giống, điều kiện mùa vụ, biện pháp chăm sóc v.v , cây lạc rất cần phải
được cung cấp đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng. Theo nhiều tác giả (Nguyễn Văn Bình,
1996 [6]; Đặng Trần Phú và cs, 1977 [37]; Trần Văn Lài, 1993 [31]) để đạt 100 kg quả khô,
cây lạc cần khoảng 3, 4kg N, 1, 6 kg P2O5, 2, 6kg K2O, 2,6 CaO, 1, 2 kg MgO.
Ü Thực tế sản xuất cho thấy, ngay cả ở những n
ơi mà cách mạng xanh đã và đang thực
hiện rất thành công thì việc thâm canh cây trồng chủ yếu thông qua biện pháp phân bón đã làm
nảy sinh rất nhiều vấn đề như sự gia tăng tốc độ phát sinh phát triển sâu, bệnh, ô nhiễm môi
trường đất và nước, suy giảm tính đa dạng sinh học v.v (K. Muler anh J. Kotshi,
2001[114]). Vì vậy, trong quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng, việc đảm bảo cân bằng
dinh dưỡng đầu vào và đầu ra ở mức
độ cần thiết để vừa tăng năng suất, vừa đảm bảo ổn định
độ phì nhiêu đất có tầm quan trọng đặc biệt (Nguyễn Văn Bộ, 1999 [9]). Điều này đặc biệt có
ý nghĩa với các loại đất nghèo dinh dưỡng vốn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng diện
tích đất canh tác của tỉnh Thừa thiên Huế như đất cát biển, đất cát, đất phù sa không đượ
c bồi v.v
2
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
* Đã sơ bộ xác định thứ tự hạn chế năng suất lạc của các yếu tố dinh dưỡng đa lượng,
trung lượng, vi lượng trên 2 loại đất trồng lạc chính ở Thừa Thiên Huế (đất phù sa và đất cát).
* Trên cơ sở xác định hiệu lực, hiệu quả kinh tế của việc bón vôi, phân chuồng, phân đạm,
phân lân và phân kali đối với lạc,
đã đề xuất liều lượng và tỷ lệ bón N: P : K cũng như liều
lượng vôi và phân chuồng thích hợp cho lạc trên 2 loại đất phù sa và đất cát
* Đã sơ bộ xác định được công thức bón phân tổng hợp và cân đối cho lạc trên 2 loại đất
nghiên cứu để đạt năng suất cao, có hiệu quả kinh tế khá.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
* Đánh giá một số tính chất hoá học chính của đất tr
ồng lạc tại Thừa Thiên Huế (tập
trung trên các vùng đất cát và đất phù sa)
* Nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc
* Nghiên cứu biện pháp khắc phục các yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc.
* Xây dựng chế độ bón phân cân đối và hợp lý cho lạc
* Đánh giá hiệu quả của các quy trình bón phân cân đối và hợp lý.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA H
ỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Quan hệ Đất - Cây trồng - Phân bón. Vấn đề quản lý tổng hợp dinh dưỡng cho cây
trồng (IPNM) và bón phân cân đối
Quan hệ giữa đất, phân bón và cây trồng là mối quan hệ qua lại và có tính chất tương
hỗ.
Mỗi loại cây trồng khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng rất khác nhau. Cùng một loại cây
trồng, thậm chí cùng một giống nhưng nếu trồng trên các loại đất khác nhau thì cũng cần có
những chế độ bón phân khác nhau. Vì vậy, bón phân h
ợp lý là bón phân dựa trên đặc điểm
sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, tính chất của từng loại đất và điều kiện mùa vụ
cụ thể, tức là sử dụng phân bón theo 4 đúng: (*) đúng chủng loại; (*) đúng liều lượng; (*)
đúng tỷ lệ và (*) đúng lúc.
Tác dụng tích cực của phân bón đến năng suất và phẩm chất của cây trồng cũng như môi
trường đất và n
ước chỉ thể hiện khi được sử dụng một cách cân đối và hợp lý (Manfred Jebce, 1995
[62]; Nguyễn Văn Bộ và Phạm Văn Biên,2000 [78]; Tiwari.K.N và cs, 2001[154]; Armando.U và
3
cs,2001[73]; Xiuchong.Z và cs,2001[157]; Mutert, 1995 [[128]]; Michel, 1989 [127]; Xie,1995 [155];
Uexkull và cs, 1992 [162].
Trong cân đối dinh dưỡng cho cây trồng, vai trò phân khoáng sẽ ngày càng gia tăng
trong mối quan hệ tương đối với phân hữu cơ và như vậy, vai trò của phân hữu cơ như một
nguồn cung cấp cho cây trồng ngày càng giảm. Việc sử dụng phân hữu cơ trước hết để ổn định
độ phì nhiêu và tạo nền thâm canh, nâng cao hiệu lực phân hoá học. Tất nhiên, quản lý tổng
hợp dinh dưỡng cây trồng phải được đặ
t trong mối quan hệ với quản lý đất tổng hợp (ISM -
Integrated Soil management), quản lý nước tổng hợp (IWM - Integrated Water management và
quản lý dịch hại cây trồng tổng hợp (IPM - Integrated Pest management), tạo nên một khái
niệm mới: quản lý cây trồng tổng hợp (Integrated crop management) (Nguyễn Văn Bộ,
1999)[9]
1.2. Dinh dưỡng khoáng của cây lạc
1.2.1. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với cây lạc
* Vai trò của đạm
Đạm là thành phần của nguyên sinh chất tế bào, axít amin, Axít nucleic (AND và
ARN), các enzim và diệp lụ
c. Đạm là chất dinh dưỡng chủ yếu của cây lạc. Đạm có vai trò
làm tăng sinh trưởng và phát triển của mô sống, quyết định phẩm chất của nông sản. Cây lạc
chứa nhiều đạm trong lá và hạt. Thiếu đạm cây sinh trưởng phát triển kém, lá mảnh, có màu
xanh nhạt, sự hình thành quả bị hạn chế Trần Văn Lài (1993) [31] (Môxôlov, 1987) [61].
* Vai trò của lân
Lân là thành phần của a xít nucleic, photphatít, protein, lipít, coenzim, NAD, NADN, ATP và
nhiễm sắc thể. Lân cần thiết cho sự phân chia tế
bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, sự
ra hoa, sự phát triển của hạt và quả (Vũ Hữu Yêm, 1995) [52]; Trần Văn Lài (1993) [31]. Lân còn có
tác dụng đẩy mạnh sự hình thành và nâng cao hoạt tính của nốt sần, làm tăng cường khả năng hút, giữ
đạm khí trời, thúc đẩy lạc tăng số cành hữu hiệu, hoa nở sớm và tập trung, nâng cao tỷ lệ đậu quả và
quả chắc, màu sắc đẹp, giảm tỷ lệ
nước trong qủa.
*Vai trò của kali
Vai trò quan trọng nhất của kali được thể hiện ở khả năng hoạt hoá các
enzim trong hợp chất
ATP đóng vai trò cung cấp năng lượng cho rất nhiều quá trình sinh lý sinh
hoá xẩy ra trong cây Trần Văn Lài (1995) [32]; (Amstrong, 1998 [72]). Kali còn rất cần thiết cho quá
trình đồng hoá đạm và tổng hợp protein trong cây. Thiếu hụt kali trong cây sẽ làm cho quá trình tổng
hợp protein bị ngừng trệ, đạm trong cây sẽ được tích luỹ dưới dạng đạm nitrat và aminoaxít, là
4
môi trường rất thuận lợi cho sâu bệnh xâm nhập (D. Amstrong, 1998[72]; Vũ Hữu Yêm,
1995[52]; Trần Văn Lài, 1993, 1995 [31] [32]; Jonie While, 2000[110]).
* Vai trò của canxi
Đối với lạc, trước hết can xi là thức ăn cần thiết. Ngoài ra can xi còn giảm độ chua,
tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn nốt sần hoạt động cố định đạm nhiều hơn, can xi ngăn
ngừa việc tích luỹ các chất độc hại và điều chỉnh bốc hơi nước, làm tăng sức chịu hạn cho lạc.
Bón can xi còn huy động được đạm cho cây dùng, quả thêm chắc và tiế
t kiệm được bón đạm.
* Các nguyên tố vi lượng
+ Vai trò của Bo
Bo có ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzim. Tăng khả năng thấm của màng tế
bào, do vậy tăng quá trình vận chuyển hydrat cac bon. Là nguyên tố cần thiết đối với quá
trình tổng hợp protein, ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào và sử dụng kali, tối ưu hóa tỷ lệ
K/Ca trong cây. Bo đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành phấn hoa. (D
ương Văn
Đảm,1994) [20]
+ Vai trò của Mo:
Mo là thành phần của enzim khử nitrat, thúc đẩy quá trình sử dụng N và có định N của
vi khuẩn nốt sần. Mo tác động đến quá trình khử nitrat và sinh tổ hợp axit amin tham gia và
trao đổi hydratcacbon, vào quá trình tổng hợp vitamin và chất diệp lục. Hàm lượng Mo của cây
rất nhỏ, khoảng 0,1- 0.93 mg / kg chất khô (Dương Văn Đảm,1994) [20].
+ Vai trò của Zn
Zn có vai trò quan trọng trong quá trình ôxy hóa khử N, tham gia vào thành phần của
nhiều men, tham gia vào quá trình trao đổi chất prôtein,hydratcacbon, trao đổi P vào quá trình
tổng h
ợp vitamin và các chất điều hòa sinh trưởng- các auxin.(Dương Văn Đảm,1994) [20]
+ Vai trò của Cu
Nguyên tố Cu có vai trò đặc biệût trong đời sống thực vật, nó không thể thay thế bằng
một hoặc tập hợp một sô nguyên tố nào khác. Cu tham gia vào quá trình ôxy hóa, tăng cường
cường độ các chất hô hấp cũng như trao đổi các chất hydratcacbon và protein. Cu tham gia vào
quá trình trao đổi N. (Dương Văn Đảm,1994) [20]
1.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc
Nhu cầu dinh dưỡng của cây lạ
c thay đổi, phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng
phát triển của cây và tính chất đất. Theo Nguyễn Văn Bộ và cs (1999) [8], để thu được 1 tấn
5
lạc vỏ (kèm với thân lá) cây lấy đi 64 kg N, 16 kg P2O5, 26,4 kg K2O, 26,4 kg CaO, và 11,9
kg MgO.
Theo Duan Shufen (1998)[93] để thu được 100 kg lạc quả cần bón 5kg N 2kg P2O5 và
2.5kg K2O / ha. Mức đạm bón cho lạc trên đất có độ phì trung bình và cao cần phải giảm đi
50% trong khi đó lượng lân cần bón gấp 2 lần
1.2.3. Các yếu tố hạn chế năng suất lạc và định luật bội thu giảm dần của Mistcherlick
* Các yếu tố hạn chế
Theo Trần Văn Lài (1993) [31] những yếu tố hạ
n chế năng suất lạc ở Việt Nam là:
thiếu giống có năng suất cao, đất trồng lạc thiếu dinh dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ và mùn
thấïp, pH thấp (hoặc cao), vi sinh vật ít, sâu bệnh hại lạc phòng trừ chưa có hiệu quả. Trong
rất nhiều các yếu tố hạn chế đó, yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc có ảnh hưởng trực
ti
ếp và đáng kể.
Ở Việt Nam, hơn một nửa diện tích đất trồng trọt có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp
và có những yếu tố hạn chế cần khắc phục như độ chua, hàm lượng nhôm và độ mặn cũng
như khả năng giữ chất dinh dưỡng kém. Trong số các thiếu hụt về chất dinh dưỡng trong đất
Việt Nam lớn nhất và quan trọng nhất là thiế
u hụt về đạm, lân và kali. Đây cũng là chất dinh
dưỡng mà cây trồng hấp thụ lớn nhất.
* Định luật bội thu giảm dần của Mistcherlick
Năm 1909, Mistcherlick đã phát biểu định luật về mối quan hệ giữa phát triển cây
trồng với các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Định luật phát biểu như sau:
+ Năng suất cây trồng có thể tang lên do mộ
t yếu tố riêng rẽ, thậm chí khi yếu tố đó
không tồn tại ở mức tối thiểu cũng như không tồn tại ở mức tối thích.
+ Việc nâng cao năng suấït cây trồng do kết quả tăng lên của yếu tố sinh trưởng riêng
rẽ sẽ bị giảm dần một cách tương\ng ứng từ điểm năng suất tối đa có thể đạt đượ
c nhờ việc
tăng lên của yếu tố sinh trưởng. Nội dung này có thể được biểu diễn dưới dạng phương trình
bậc 2 dưới đây:
Y = a + bx + cx
2
Y = năng suất thực thu của cây trồng. a= Năng suất không có yếu tố sinh trưởng. b và c
là hệ số. X = yếu tố sinh trưởng
1.3. Tình hình sản xuất một số cây trồng và đặc điểm của một số loại đất trồng lạc chính ở Thừa Thiên Huế
1.3.1. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính
6
Số liệu ở bảng 1.2. cho thấy, lạc là loại cây trồng cạn ngắn ngày có diện tích gieo
trồng khá lớn trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp của tỉnh.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính của Thừa Thiên Huế
Loại cây trồng Diện tích (1000 ha) Năng suất ( tạ/ha)
Lúa 51,6 45,7
Ngô 1,3 30,0
Khoai lang 4,9 47,3
Sắn 5,6 100,5
Lạc 4,6 15,9
Nguồn: Niên giám Thống kê 2003
1.3.2. Đặc điểm 2 loại đất trồng lạc chính (đất phù sa và đất cát) ở Thừa Thiên Huế
* Đất phù sa: Những đất phù sa ở Trung Bộ đều ảnh hưởng
của lớp đá mẹ chua, nghèo chất kiềm thổ, thành phần cơ giới nhẹ, đất thường nghèo
lân và kali. Hàm lượng hữu cơ trong đất phù sa các sông khu vực này thấp, nhìn chung dao động từ
0.73-2.54% (Nguyễn Vy và Đỗ Đình Thuận,1977) [54]. Đạm tổng số trong đất chênh lệch nhau rất
nhiều, có nơi đạt 0.18-0.24%, song có nơi chỉ 0.05% phổ biến là 0.07-0.11%. Hàm lượng đạm amôn
(ở trạng thái khô không khí) đạt 3-5 mg/100 g đất . Đạm nitơrát hầu như không có. kali tổng số cũng
thấp, thườ
ng biến thiên tư ì1-1.5%
* Đất cát: Thành phần cơ giới của đất rất nhẹ, phần lớn ở dạng cát mịn và cát thô. Hàm lượng sét
(< 0,001mm) biến đổi từ 1,4 - 12,8%. Cát vật lý (>0,001mm) chiếm khoảng 78% - 90%.
Tỷ trọng của đất xung quanh 2,6- 2,7. Dung trọng biến động từ 1,2 - 1,34 g/cm3. Độ
xốp của đất vào loại khá và đạt 49,2 - 51,5%. Hàm lượng chất hữu cơ dao động từ 0,6 - 1,0%.
Ở lớp đất mặt đạm tổng s
ố thay đổi trong khoảng 0,03 - 0,09%. Kali tổng số thấp song ở các
lớp sâu 100 - 110 cm có chiều hướng tăng (0,77 - 1,3%).
1.4. Các nghiên cứu về bón phân cho lạc
1.4.1. Trên thế giới
Bón vôi, cải thiện độ chua của đất có tác dụng tăng cường hoạt động cố định đạm của vi khuẩn
chủng Rhizobium (Kovacevic.V,1999[118]). Bón vôi cho đất còn có tác dụng giải phóng lân từ các
hợp chất lân khó hoà tan vốn rất nhiều trên đất chua như AlPO4 và FePO4 (Bell và
cs,1991,1996)[75][76]. Bón vôi kết hợp với lân có tác dụ
ng rất rõ rệt trong việc nâng cao năng suất lạc
(Huang và cs, 1988)[101].
7
Theo các các tác giả Rajendra. P và cs (1998)[149]; John.H và cs (1999)[105]; thì bón lân cho
cây lạc có vai trò quan trọng trong việc tích luỹ lipít ở hạt trong thời kỳ chín. Bón đủ lân, hàm lượng
dầu trong hạt tăng rõ rệt. Tại nhiều vùng trồng lạc ở Trung Quốc, loại phân lân thường sử dụng bón
cho cây lạc là super photphat và phân lân nung chảy. Loại phân lân này phù hợp cho đất có độ phì
trung bình, đất chua (Duan Shufer, 1999)[93].
Theo Borkert và cs (2000) [79]; Jonie While (2000)[110] thì bón kali ở mức > 80 kg
K2O/ha sẽ cho năng suất cây trồng cao nhất và đồng thòi cũng góp phần trả lại lượng kali
trong đất đ
ã mất đi sau 5 năm thí nghiệm. Abd- El - hadi và cs (1990)[69] lại cho rằng: bón
kali ở mức 70 kg K2O/ha cho năng suất cao nhất tại Egypt.
Theo Golakiya (1999)[89], năng suất lạc tăng từ 16 - 21% trên một số loại đất của Ấn độ ở
công thức bón đạm và kali với liều lượng 25N và 30 K2O. Bón 60 kg K2O/ha kết hợp với 30 kg N cho
năng suấït lạc cao nhất (Ho, 1985 [100]; Ismunadji và cs, 1985[103]).
1.4.2. Ở Việt nam
Lương Đức Loan và cs (1997) [34]cho biết: vôi có tác dụng tích cực đến việc hình thành
n
ăng suất lạc trên đất bazan Tây nguyên, hiệu quả 1kg vôi là 0,23 - 0,26 kg lạc vỏ khô.Theo
Đỗ Thị Xô và cs (1995)[58] thì: bón vôi trên đất bạc màu làm tăng năng suất lạc từ 9 -10%,
bón Mg làm tăng năng suất 11%.
Bón lân đã làm tăng năng suất của quả khô từ 12,9% đến 34,7%. (Nguyễn Thị Đào và cs, 1996
[19]; Lê Thanh Bồn, 2001[10]). Nguyễn Thị Dần, Trần Thúc Sơn (1999)[14] cho biết: bón 90 P2O5
năng suất lạc đạt cao nhất, song mức bón đạt hiệu quả kinh tế lạ
i là 60 P2O5và tỷ lệ Tỷ lệ N :
P2 O5 phù hợp là 1: 3. Nguyễn Thị Hiền và cs (2001)[21] cho biết: trên đất bạc màu, lượng kali
bón ở mức 90 kg K2O/ha cho năng suất lạc cao nhất.
Kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thị Dần, Thái Phiên (1991) [15]cho thấy: khi phun Mo
0,1 % cho lạc vào lúc ra hoa đã cho mức tăng năng suất từ 21,3 - 38,3 % so với đối chứng.
Hiệu lực này phụ thuộc vào tính chất đất đai và các điều kiện chăm sóc, các đ
iều kiện đó liên
quan chặt chẽ đến hoạt động của vi khuẩn nốt sần .
1.5. Nhận xét
Tổng quan vấn đề nghiên cứu được trình bày ở trên cho phép rút ra nhận xét như sau:
Lạc là loại cây công nghiệp ngắn ngày có vị trí quan trọng trong sản xuất cây trồng
nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế. Diện tích đất có khả năng phát triển sản xuất lạc của
tỉnh khá lớn (khoảng 4 600 ha), nhưng các loại đất này có hàm lượng hữu cơ thấp, độ chua
cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số
và dễ tiêu ở mức nghèo. Vì vậy, để có thể nâng
8
cao năng suất và phẩm chất lạc, ngoài yếu tố giống, chế độ phân bón và đặc biệt là bón phân
cân đối cho lạc là một biện pháp kỹ thuật tác động có vai trò hết sức quan trọng.
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cho đến nay, cũng đã có một số công trình nghiên
cứu sử dụng lân, vôi đối vớiú lạc có giá trị song chưa có hệ thống. Để làm cơ sở cho việc xây
dựng một chế
độ bón phân cân đối và hợp lý cho lạc như là một biện pháp kỹ thuật tác động
nhằm năng cao năng suất và chất lượng lạc, cần có các nghiên cứu bổ sung như sau:
+ Đánh giá tổng quát một số tính chất hoá học của một số loại đất trồng lạc chính trên
địa bàn tỉnh
+ Xác định yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc
+ Nghiên cứu ảnh hưởng củ
a liều lượng, tỷ lệ phân bón đến năng suất lạc
Nghiên cứu của đề tài này nhằm bổ sung các vấn đề còn tồn tại để làm cơ sở khoa học
cho việc xây dựng quy trình bón phân cân đối và hợp lý cho lạc trên một số loại đất chính của
tỉnh Thừa Thiên Huế.
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Loại đất
* Đất đấ
t phù sa không được bồi hàng năm (Fluvisols)
* Đất cát nội đồng (Arenosols)
2.1.2. Giống lạc: Giống lạc được sử dụng trong thí nghiệm là giống lạc Giấy Kim Long (Giấy
Thừa Thiên) là giống được gieo trồng khá phổ biến trên địa bàn tỉnh.
2.1.3. Phân bón
* Phân vô cơ:Urea có hàm lượng N là 46%. Phân lân: Supe phốt phát đơn có hàm
lượng P2O5 là 16%. Phân kali: Kali clorua có hàm lượng K2O là 60%. Phân hữu cơ: Phân
chuồng có độn và được ủ hoai trước khi bón. Vôi: Vôi bột.
2.2. Nội dung nghiên cứu
* Nghiên cứu một số tính ch
ất hoá học của 2 loại đất trồng lạc chính
* Nghiên cứu yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc
* Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm, lân, kali, phân chuồng và vôi đến năng suất lạc
9
* Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bón phối hợp các nguyên tố đạm, lân và kali đến
năng suất lạc.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ 2000 - 2002. Thí nghiệm trong chậu được tiến
hành tại nhà lưới của Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Huế. Các thí nghiệm đồng
ruộng được bố trí tại Vườn thí nghiệm Khoa Nông học, các xã thuộc Thành phố Hu
ế (Hương
Long), huyện Hương Trà (Hương Hô, Trại thí nghiệm Phú Ốc thuộc Trường Đại học Nông
Lâm Huế), huyện Phong Điền (Phong An), huyện Quảng Điền (Quảng Thái) của tỉnh Thừa Thiên
Huế.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thí nghiệm trong chậu
Thí nghiệm trong chậu được tiến hành tại nhà lưới của Khoa Nông học, trường Đại học
Nông Lâm Huế theo quy trình của Collin. J, Asher và Noel, J. Grundon (1990)[87].
2.4.2. Thí nghiệm ngoài đồng
* Thí nghiệm 1 và 2 . Xác định y
ếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc trên đất
phù sa và đất cát .
Công thức 1: Bón đầy đủ (N, P, K, Ca, Mg, B, Mo, Zn và Cu ) (Nền)
Công thức 2: Nền - N ( Thiếu N)
Công thức 3: Nền - P ( Thiếu P)
Công thức 4: Nền - K ( Thiếu K)
Công thức 5: Nền - Ca ( Thiếu Ca)
Công thức 6: Nền - Mg ( Thiếu Mg)
Công thức 7: Nền - B ( Thiếu B)
Công thức 8: Nền - Mo ( Thiếu Mo)
Công thức 9: Nền - Cu ( Thiếu Cu)
Công thức 10: Nền - Zn ( Thiếu Zn)
( Định mức bón xin xem ở ph
ụ lục 1)
* Thí nghiệm 3 và 4 : Xác định yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc trên đất phù
sa, đất cát (thí nghiệm ngoài đồng).
10
Công thức 1: Bón đầy đủ (N, P, K, Ca, Mg, B, Mo, Zn và Cu ) (Nền)
Công thức 2: Nền - N ( Thiếu N)
Công thức 3: Nền - P ( Thiếu P)
Công thức 4: Nền - K ( Thiếu K)
Công thức 5: Nền - Ca ( Thiếu Ca)
Công thức 6: Nền - B ( Thiếu B)
Công thức 7: Nền - Mo ( Thiếu Mo)
Công thức 8: Nền - Cu ( Thiếu Cu)
Công thức 9: Nền - Zn ( Thiếu Zn)
( Định mức bón xin xem ở phụ lục 1)
* Thí nghiệm 5 và 6. Nghiên cứu tác động của vôi đến năng suất lạc trên đất phù sa và đất cát
Công thức 1: 6 t
ấn phân chuồng + 40 kg N (đất cát) hoặc 30 kg N/ha ( trên đất phù sa )
+ 90 P2O5 + 60 kg K2O/ha (Nền)
Công thức 2: Nền + 300 kg CaO
Công thức 3: Nền + 500 kg CaO
Công thức 4 : Nền + 700 kg CaO
* Thí nghiệm 7 và 8. Nghiên cứu tác động của lân đến năng suất lạc
Công thức 1: 6 tấn phân chuồng + 30 N + 500 kg vôi (đất phù sa ) + 40 N + 300 kg (
đối với đất cát) + 60 kg K2O/ha (Nền)
Công thức 2: Nền + 30 kg P2O5
Công thức3: Nền + 60 kg P2O5
Công thức 4: Nền + 90 kg P2O5
Công thức 5: Nền + 120 kg P2O5
Công thức 6 : Nền + 150 kg P2O5
* Thí nghiệm 9 và 10: Nghiên cứu tác động của kali đến năng suất lạc
Công thức 1: 6 tấn phân chuồng + 30 N + 500 kg vôi ( đất phù sa) và + 40 kg N +
300 kg vôi ( đất cát) + 90 kg P2O5/ha (Nền)
11
Công thức 2: Nền + 30 kg K2O
Công thức3: Nền + 60 kg K2O
Công thức 4: Nền + 90 kg K2O
Công thức 5: Nền + 120 kg K2O
* Thí nghiệm 11 và 12 : Nghiên cứu tác động của phân chuồng đến năng suất lạc trên 2
loại đất: Phù sa và đất cát
Công thức 1: 30 N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O+ 500 kg vôi/ha (đất phù sa ) và 40
N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 300 kg/ha ( đối với đất cát) (Nền)
Công thức 2: Nền + 3000kg phân chuồng hoai
Công thức3: Nền + 6000kg phân chuồng hoai
Công thức 4: Nền + 9000kg phân chuồng hoai
* Thí nghiệm 13 và 14 : Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ đạm và kali đế
n năng suất lạc
trên 2 loại đất: Phù sa và đất
Công thức 1: 6 tấn phân chuồng + 90 P2O5 + 300 kg vôi/ha (đất cát nội đồng) hoặc 500
kg vôi/ha( đất phù sa) (nền)
Công thức 2: Nền + 30N + 40 K2O Tỷ lệ 1: 1,3 ( tỷ lệ N :K2O)
Công thức 3: Nền + 40N + 40 K2O Tỷ lệ 1: 1
Công thức 4: Nền + 50N + 40 K2O Tỷ lệ 1: 0,8
Công thức 5 : Nền + 30N + 60 K2O Tỷ lệ 1: 2
Công thức 6 : Nền + 40N + 60 K2O Tỷ lệ 1: 1,5
Công thức 7 : Nền + 50N + 60 K2O Tỷ lệ 1: 1,2
* Thí nghiệm 15 và 16 : Nghiên cứu ảnh hưở
ng của tỷ lệ đạm và lân đến năng suất lạc
trên 2 loại đất: Phù sa và đất cát .
Công thức 1: 6 tấn phân chuồng + 60 kg K2O + 500 kg vôi/ha (đất phù sa) và + 300 kg
vôi/ha (đất cát) (nền)
Công thức 2: Nền + 30N + 60 P2O5 Tỷ lệ 1:2 ( Tỷ lệ N : P2O5)
Công thức 3: Nền + 40N + 60 P2O5 Tỷ lệ 1: 1,5
Công thức 4: Nền + 50N + 60 P2O5 Tỷ lệ 1: 1, 2
12
Công thức 5: Nền + 30N + 90 P2O5 Tỷ lệ 1: 3
Công thức 6: Nền + 40N + 90 P2O5 Tỷ lệ 1: 2,25
Công thức 7: Nền + 50N + 90 P2O5 Tỷ lệ 1: 1,8
* Thí nghiệm 17 và 18 : Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ lân và kali đến năng suất lạc trên
đất phù sa và đất cát .
Công thức 1: 6 tấn phân chuồng + 30N + 500 kg vôi/ha (đất phù sa) và +40N + 300 kg
vôi/ha (đất cát) (nền)
Công thức 2: Nền + 30 P2O5 + 40 K2O Tỷ lệ 1: 1,3 (Tỷ lệ P2O5 : K2O)
Công thức 3: Nền + 60 P2O5 + 40 K2O Tỷ lệ 1: 0,66
Công thức 4: Nền + 90 P2O5 + 40 K2O Tỷ lệ 1: 0,44
Công thức 5: N
ền + 30 P2O5 + 60 K2O Tỷ lệ 1: 2
Công thức 6: Nền + 60 P2O5 + 60 K2O Tỷ lệ 1: 1
Công thức 7: Nền + 90 P2O5 + 60 K2O Tỷ lệ 1: 0,66
* Thí nghiệm 19 và 20 . Thăm dò ảnh hưởng của tỷ lệ NPK đến năng suất lạc
(Tỷ lệ N : P2O5 : K2O)
Công thức 1: Nền + N1 + Po + Ko Tỷ lệ 1: 0: 0
Công thức 2: Nền + N1 + Po + K1 Tỷ lệ 1: 0: 1,3
Công thức 3: Nền + N1 + Po + K2 Tỷ lệ 1: 0: 2
Công thức 4 : Nền + N2 + Po + Ko Tỷ lệ 1: 0: 0
Công thức 5 : Nền + N2 + Po + K1 Tỷ lệ 1: 0: 1
Công thức 6 : N
ền + N2 + Po + K2 Tỷ lệ 1: 0: 1,5
Công thức 7 : Nền + N1 + P + Ko Tỷ lệ 1: 3: 0
Công thức 8 : Nền + N1 + P + K1 Tỷ lệ 1: 3: 1,3
Công thức 9 : Nền + N1 + P + K2 Tỷ lệ 1: 3: 2
Công thức 10 : Nền + N2 + P + Ko Tỷ lệ 1: 2,25: 0
Công thức 11 : Nền + N2 + P + K1 Tỷ lệ 1: 2,25: 1
Công thức 12 : Nền + N2 + P + K2 Tỷ lệ 1: 2,25: 1,5
13
Nền: 6 tấn phân chuồng + 300 kg CaO ( đất cát) và 500 kg CaO ( đất phù sa).
N
1
= 30 kg N; N
2
= 40 kg N. P = 90 P
2
O
5
; K
1
= 40 kg K
2
O ; K
2
= 60 kg K
2
O
* Thí nghiệm 21 và 22: Vai trò của bón phân cân đối đến năng suất lạc trên đất phù sa và đất
cát
Công thức 1: NPK
Công thức 2: PK
Công thức 3: NK
Công thức 4 : NP
Công thức 5 : NPK + Phân chuồng
Công thức 6 : PK + Phân chuồng
Công thức 7 : NK + Phân chuồng
Công thức 8 : NP + Phân chuồng
Công thức 9 : NPK + Phân chuồng + Vôi
Công thức 10 : PK + Phân chuồng + Vôi
Công thức 11 : NK + Phân chuồng + Vôi
Công thức 12 : NP + Phân chuồng + Vôi
Lượng phân bón: 6 tấn phân chuồng + 300 kg CaO ( đất cát) và 500 kg Ca)
( đất phù sa). N1= 30 kg N; N2 = 40 kg N;P = 90 P2O5;K1 = 40 kg K2O ; K2 = 60 kg K2O
* Nghiên cứu một số tính chất hoá học chính của đất phù sa nghèo dinh dưỡng và đất
cát nội đồng : pH, Hữu cơ(%), N (%), P2O5 tổng số (%) và P2O5 hữu hiệu (mg/100g),
K2O tổng số (%) và K2O hữu hiệu (mg/100g), Ca 2+ và Mg 2+ (ldl/100g đất)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu CRD với 3 lần nhắc lại.
Diện tích ô thí nghiệm: 20 m2
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu về
cây trồng: theo các phương pháp phổ biến hiện nay
2.2.2. Phương pháp xác định nốt sần: theo các phương pháp phổ biến hiện nay
14
2.2.3. Phương pháp phân tích đất: theo các phương pháp phổ biến hiện nay
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển miền Trung chịu tác động của điều kiện khí hậu
của vùng duyên hải. Thờ
i tiết trong năm được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ
tháng 9 và kéo dài đến tháng 3 năm sau. Mùa khô bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến tháng 8.
Nhiệt độ bình quân năm là 27,10C , tháng nóng nhất là tháng 6, 7 và 8 với nhiệt độ trung bình
là 310C.
3.1.2. Một số tính chất hoá học của đất phù sa và đất cát trồng lạc ở Thừa Thiên Huế
Một số tính chất hóa học chính của đất phù sa và đất cát được đánh giá thông qua phân
tích 133 mẫu đất. Kết quả
được thể hiện ở các bảng 1 và 2.
3.1.2.1. Đất phù sa
Hàm lượng chất hữu cơ của đất phù sa trồng lạc của tỉnh ở mức nghèo, Đạm tổng số trong đất
dao động từ nghèo đến trung bình. Lân tổng số từ nghèo đến trung bình, Lân dễ tiêu ở vùng này rất
nghèo, hàm lượng dao động từ 3,75- 4, 42mg P2O5/100g đất. Kali tổng số và kali dễ tiêu đều ở mức
nghèo, dao động từ 0,32 % - 0,42 % ( kali tổng số) và 2,0 - 4,0 ( kali dễ tiêu). Cation trao đổ
i ( Ca 2+
Và Mg 2+) ở mức thấp. Các mẫu đất được phân tích đều có độ chua cao ( pH dao động từ 4,6 - 5,2).
Bảng 3.1. Một số tính chất hoá học của đất phù sa
Tổng số
(%)
Dễ tiêu (mg/100g
)
Chỉ tiêu
Địa điểm
lấy mẫu
Số
lượng
mẫu
pH
KCl
Hữu
cơ
(%)
N P
2
O
5
K
2
O P
2
O
5
K
2
O
Ca2+ và
Mg
2+
(ldl/100g
)
Phong Hiền 15 4, 6 1,44 0,08 0,07 0,42 3,75 4,0 1, 91
Văn Xá Đông 22 5,0 1, 55 0,11 0,10 0,32 4,00 2,0 2,04
Hương Long 20 5, 2 1,96 0,12 0,09 0,35 4,42 3,6 2,12
3.1.2.2. Đất cát.
Đất có độ chua cao, Hàm lượng hữu cơ đều ở mức nghèo, Các chất tổng số và dễ tiêu
đều ở mức nghèo. Cation trao đổi (Ca 2+ và Mg2+) ở mức rất thấp (bảng3.2).
15
Bảng 3.2. Một số tính chất hoá học của đất cát
Tổng số
(%)
Dễ tiêu
(mg/100g đất)
Chỉ tiêu
Tên mẫu
Số
mẫu
pH
KCl
Hữu cơ
(%)
N P
2
O
5
K
2
O P
2
O
5
K
2
O
Ca2+ và
Mg2+
(ldl/100g đất)
Phong An 18 4,4 1,03 0,07 0,02 0,92 7,35 4,2 1,6
Phú Ốc 10 5, 0 1,20 0,06 0,04 0,36 5,65 1,8 1,5
Hương Chữ 20 4,9 1,16 0,07 0,06 0,42 7,50 4,8 2,0
Hương Long 18 4,3 1,14 0,06 0,03 0,55 4,20 2,6 1,4
Phong Hiền 10 4,0 1,18 0,05 0,06 0,35 4,20 2,4 1,2
3.2. Yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc
3.1.1. Kết quả nghiên cứïu trong nhà lưới
Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp loại trừ lần lượt các nguyên tố. Kết quả thu được
sẽ cho phép rút ra kết luận yếu tố nào sẽ là yếu tố hạn chế năng suất lạc trên mỗi loại đất cụ thể (thông
qua chỉ tiêu khố lượng chất khô ở thời k
ỳ ra hoa rộ).
Thứ tự các yếu tố dinh dưỡng hạn chế thể hiện trên đất phù sa và đất cát không giống nhau.
• Trên đất phù sa: P > Ca > K > Mo > Mg > Cu > B > Zn > N.
• Trên đất cát: P > Mg, Mo > Ca, Cu > Zn > B > K >N
3.2.2. Thí nghiệm ngoài đồng
Từ kết quả thí nghiệm có thể thấy được phản ứng của cây lạc đối với các nguyên tố đa,
trung và vi lượng trên 2 loại đất như sau:
* Trên đất phù sa : P > K > Ca > B >Mo
* Trên đất cát : P > K > Ca > B > Mo >N > Zn.
3.3. Tác động của việc bón vôi đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc
0 100 20 0 3 00 400 500 600 700
15
20
25
Luong voi bon (kg/ha)
Nang suat lac (ta/ha)
Y = 15,5294 + 0,0176186 X
- 0,0000092 XI**2
0 100 20 0 3 00 400 500 600 700
15
17
19
21
23
25
27
29
Luong voi bon (kg/ha)
Nang suat lac (ta/ha)
Y = 17,9168 + 0,036722X
- 0,0000427 X**2
16
Đồ thị Tác động của bón vôi đến Đồ thị Tác động của bón vôi đến
năng suất lạc trên đất phù sa năng suất lạctrên đất cát
Nhận xét
1. Tác động của bón vôi đến sinh trưởng và phát triển của cây lạc thể hiện khá rõ thông
qua một số chỉ tiêu như số hoa, và khả năng hình thành nốt sần ở cây lạc trên cả 2 loại đất
nghiên cứu.
2. Năng suất,ì chất l
ượng lạc và các yếu tố cấu thành năng suất có phản ứng tích cực
với việc bón vôi. Tuy nhiên, tác động của bón vôi đến năng suất và chất lượng lạc rất khác
nhau trên 2 loại đất nghiên cứu. Trên đất phù sa, năng suất lạc đạt cao nhất ở công thức bón
500 kg vôi /ha (đạt 24,2 tạ/ha). Trên đất cát, bón vôi ở mức 300 kg vôi/ha cho năng suất đạt
cao (đạt 24,0 tạ/ha). Tăng lượng vôi bón lên mức cao hơn không làm tăng năng suấ
t lạc, thậm
chí năng suất lạc còn có xu hướng giảm khi lượng vôi bón tăng lên mức 700 kg/ha.
3. Hiệu suất bón vôi và tỷ suất lợi nhuận không tăng tỷ lệ thuận với lượng vôi bón. Bón
vôi với lượng quá lớn có thể làm giảm năng suất lạc, hiệu suất vôi bón và tỷ suất lợi nhuận.
3.4. Tác động của việc bón lân đến năng suất lạc
Đồ thi Tác động của vi
ệc bón lân đến Đồ thi Tác động của việc bón lân
đến
năng suất lạc trên đất phù sa năng suất lạc trên đất phù sa
Nhận xét:
150100 50 0
30
20
10
Luong lan bon ( kg P2O5/ha)
Nang suat lac (ta/ha)
- 0,0009586 X**2Y = 13,2524 + 0,234619 X
150100 50 0
28
23
18
Luong lan bon (kg P2O5/ha)
Nang suat lac (ta/ha)
- 0,0002571X**2Y = 18,0722 + 0,0929921X
17
1. Khả năng sinh trưởng, sự hình thành nốt sần ở cây lạc và tổng số hoa trên cây có
phản ứng tích cực với việc bón lân trên cả 2 loại đất phù sa và đất cát
2. Tác động của việc bón lân đến năng suất lạc thể hiện rõ trên cả 2 loại đất phù sa và đất cát
Mặc dầu vây, phản ứng của năng suất lạc đối với việc bón lân trên 2 loại đất nghiên cứu không giống
nhau. Bón lân ở m
ức 30 - 150 kg P2O5/ha làm tăng năng suất lạc xuân trên đất phù sa từ 37,1 - 97,2 %
so với đối chứng không bón. Trên đất cát, bón lân ở mức 30 kg P2O5/ha không làm tăng năng suất so
với đối chứng không bón. Năng suất lạc chỉ tăng rõ so với đối chứng không bón trên đất này khi lân
được bón ở mức 90 - 150 kg P2O5/ha (đạt 34,1 - 61,2 %)
3. Xét trên cả 2 phương diện năng suất và tỷ suất lợi nhuận thì liều lượng lân bón phù
hợp cho lạc trên đất phù sa là 60 kg P2O5 trên nền 6 tấn phân chuồ
ng, 30 N, 60 K2O và 500
kg vôi/ha. Trên đất cát, lượng lân bón thích hợp là 90 kg P2O5 trên nền 6 tấn phân chuồng, 40
N, 60 K2O và 300 kg vôi/ha (đạt từ 9,3 - 12,0 kg lạc/ 1 kg P2O5 ).
5. Tác động của việc bón kali đến năng suất lạc.
Đồ thi Tác động của việc bón kali đến Đồ thi Tác động của việc bón kali đến
năng suất lạc trên đất phù sa năng suất lạc trên đất cát
Nhận xét
1. Bón kali đã có tác động tích cực đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, khả
năng hình thành nốt sần ở cây lạc cả trên 2 loại đất phù sa và đất cát.
2. Một số chỉ tiêu về chất lượng sản ph
ẩm như số quả chắc trên cây,tỷ lệ nhân /quả,
trọng lượng 100 quả có phản ứng tích cực với việc bón kali. Bón kali làm tăng số quả chắc
0 50 100
12
17
22
27
K2O/ha)
Luong kali bon (kg
(taha)
Nang suat lac
Y = 15.7295 + 0.197995 X
- 0.0011120 X**2
0 50 100
12
17
22
27
Luong kali bon (kg//ha)
Nang suat lac (ta/ha)
y = 15.3876 + 0.172825 x - 0.0008624 x**2
18
trên cây, trọng lượng 100 quả và tỷ lệ nhân /quả so với đối chứng không bón trên cả 2 loại đất
phù sa và đất cát, vì vậy có tác dụng rất đáng kể trong việc nâng cao năng suất lạc, đặc biệt
khi lượng bón đạt mức 60 kg - 90 K2O/ha. Ở mức bón này, năng suất lạc tăng 19,2 % trên đất
phù sa và 24,5 % trên đất cát so với đối chứng không bón. Phản ứng của cây lạc đối với lượng
kali bón trên 2 loại đất là như nhau.
3.Tất cả các công thức thí nghiệm có bón kali đều có tỷ suất lợi nhuận cao hơn hẳn đối
chứng không bón Tuy nhiên, hiệu suất kali bón cũng như tỷ suất lợi nhuận thu được do bón
kali không tăng tỷ lệ thuận với lượng bón, đạt cao nhất ở công thức bón 60 kg K2O/ha và có
xu hướng giảm khi tăng lượng kali bón. Như vậy, lượng kali bón thích hợp nhất cho cây lạc là
60 kg K2O/ha, trên nền 6 tấn phân chuồng, 30 N + 90 P2O5 + 500 kg vôi (trên đất phù sa) và
40 N + 90 P2O5 + 300 kg vôi ( trên đất cát).
3.6. Tác động của việc bón phân chuồng đến năng suất lạc
Đồ thi Tác động của việc bón p/c đến Đồ thi Tác động của việc bón p/c đến
năng suất lạc trên đất phù sa năng suất lạc trên đất cát
Nhận xét
1. Phản ứng của cây lạc thông qua một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển như
tổng số hoa trên cây, số quả chắc trên cây, tỷ lệ nhân /qua, trọ
ng lưọng 100 quả và và khả
năng hình thành nốt sần đối với việc bón phân chuồng trên 2 loại đất cát và đất phù sa là
không hoàn toàn như nhau.
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000
15
20
25
Luong phan chuong bon (kg/ha)
Nang suat lac (ta/ha)
Y = 16,6994 + 0,0014980 X - 0,0000001 X**2
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000
15
20
25
Luong phan chuong bon (kg/ha)
Nang suat lac (ta/ha)
Y = 16,6994 + 0,0014980 X - 0,0000001 X**2
19
2. Bón phân chuồng có tác dụng đáng kể trong việc nâng cao năng suất lạc trên cả 2
loại đất phù sa và đất cát. Năng suất lạc tăng tỷ lệ thuận với lượng phân chuồng bón ở mức
3000 - 6000 phân chuồng/ha. Năng suất lạc không tăng thêm khi tăng lượng phân chuồng lên
mức bón 9000 /ha. Ở tất cả các công thức bón phân chuồng kết hợp với phân khoáng trên cả 2
loại đất nghiên cứu, lợi nhuận thu được
đều cao hơn công thức bón phân khoáng đơn độc và
đạt cao nhất ở công thức bón 6000 phân chuống. Cùng một lượng phân chuồng bón nhưng hiệu
suất bón phân chuồng trên đất cát đạt cao hơn so với đất phù sa.
3. Lượng phân chuồng thích hợp đề nghị bón cho lạc trên đất phù sa là 6 tấn phối hợp
với 30 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi/ha và 40 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg
K2O + 300 kg vôi/ha trên đất cát.
3.7. Tác động của liều lượng và tỷ lệ Đạm : Lân đến sinh trưởng, phát triển, năng suất
lạc và hiệu quả kinh tế.
Bảng 3.17. Tác động của liều lượng và tỷ lệ đạm lân đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và
năng suất lạc trên đất phù sa
Công thức thí
nghiệm
C.cao
cây (cm)
P nốt
sần
/cây
(g)
Tổng số
hoa/cây
Số quả
chắc/
cây
Tỷ lệ
nhân/q
uả
(%)
P100
quả
(g)
NSLT
(tạ/ha
)
NSTT
(tạ/ha
)
Nền 30,2c 0,25b 48,2b 6,8c 66,0b 94,9b 16,0c 12,1c
Nền + 30N + 60 P2O5 40,2b 0,47a 52,3a 12,9a 81,8a 100,6a 32,0a 24,3a
Nền + 40N + 60 P2O5 41,6ab 0,49a 51,6a 11,8b 82,6a 98,9a 28,9b 21,5ab
Nền + 50N + 60 P2O5 41,8ab 0,49a 52,6a 11,9b 80,9a 98,1a 28,9b 20,4b
Nền + 30N + 90 P2O5 42,9a 0,50a 54,1a 12,5ab 83,2a 100,8a 31,2ab 24,5a
Nền + 40N + 90 P2O5 43,4a 0,51a 54,9a 12,1ab 83,0a 100,2a 30,0ab 23,4a
Nền + 50N + 90 P2O5 42,6a 0,51a 54,8a 11,9b 82,9a 100,2a 29,5ab 23,2a
Ghi chú: Nền : 6 tấn phân chuồng + 60 K2O+ 500 vôi/ha
Nhận xét
1.Phản ứng của cây lạc đối với việc bón đạm - lân với liều lượng và tỷ lệ khác
nhau thông qua các chỉ tiêu như chiều cao cây, trọng lượng nốt sần, tổng số hoa, tỷ lệ nhân
/quả, trọng lượng 100 quả trên đất phù sa và đất cát là như nhau. Trong khí đó, tác động của
việc bón phối hợp đạm - lân lên chỉ tiêu số quả chắc trên cây lạ
c rất khác nhau giữa 2 loại đất
nghiên cứu.
20
2. Tác động của việc bón phối hợp đam - lân với liều lượng và tỷ lệ khác nhau lên năng suất
lạc trên 2 loại đất rất khác nhau. Trên đất phù sa, ở mức bón lân thấp (60 kg P2O5/ha), tăng lượng
đạm bón sẽ làm giảm năng suấït lạc (17,1 %), nhưng ở mức bón lân cao hơn (90 kg P2O5/ha), tăng
lượng đạm lên 50 kg N/ha năng suất lạc vẫn không thay đổi so với công thức bón đạm ở mức thấp
hơn. Trên đấ
t cát, trên cả 2 nền lân, năng suất lạc không thay đổi khi lượng đạm tăng từ 30 lên 40 và
50 kgN/ha. Cùng một lượng đạm bón là 40 hoặc 50 kg N/ha, năng suất lạc tăng rất đáng kể khi lượng
lân bón tăng từ 60 kg P2O5/ha lên 90 kg P2O5/ha. Tác động của việc bón lân đến năng suất lạc
thể hiện rõ hơn đạm.
3. Trên đất phù sa, tỷ suất lợi nhuận thu được từ bón đạm - lân đạt cao nhất ở công thức II (30
N + 60 P2O5),
đạt 10,4 lần. Trên đất cát, tỷ suất lợi nhuận thu được do bón đạm - lân đạt cao nhất ở
công thức VI (40 + 90 P2O5), đạt 7,1. Cùng bón đạm và lân với một liều lượng và tỷ lệ như nhau, tỷ suất
lợi đạt cao hơn trên đất phù sa so với đất cát.
Bảng 3. 18. Tác động của liều lượng và tỷ lệ đạm - lân đên một số chỉ tiêu sinh trưởng và
năng suất lạc trên đất cát
Công thức thí nghiệm C.cao
cây
(cm)
P nốt
sần /cây
(g)
Tổng
số
hoa/cá
y
Số quả
chắc/
cây
Tỷ lệ
nhân/q
uả
(%)
P100
quả
(g)
NSL
T
(tạ/h
a)
NSTT
(tạ/ha
)
Nền 25,9c 0,20c 46,7c 6,2c 66,9b 95,8b 14,9c 11,8d
Nền + 30N + 60 P2O5 29,3bc 0,27b 50,2bc 8,6b 81,6a 98,2a 21,0b 17,7c
Nền + 40N + 60 P2O5 29,5b 0,34a 51,5ab 9,7ab 82,9a 98,5a 23,6b 19,8bc
Nền + 50N + 60 P2O5 31,2ab 0,37a 52,2ab 9,9ab 80,3a 98,1a 23,7b 20,0bc
Nền + 30N + 90 P2O5 31,2ab 0,40a 53,2a 11,7a 83,2a 98,7a 28,7a 21,3ab
Nền + 40N + 90 P2O5 33,0a 0,42a 53,7a 13,1a 83,4a 100,8a 32,3a 24,7a
Nền + 50N + 90 P2O5 33,0a 0,40a 54,4a 13,0a 82,3a 100,1a 32,2a 24,2a
3.8. Tác động của liều lượng và tỷ lệ Đạm : kali đến sinh trưởng, phát triển, năng suất lạc và
hiệu quả kinh tế.
Bảng 3.20. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất lạc trên đất phù sa
Công thức thí nghiệm C.cao
cây
(cm)
P nốt
sần
/cây
(g)
Tổng
số
hoa/c
ây
Số quả
chắc/
cây
Tỷ lệ
nhân/
quả
(%)
P100
quả (g)
NSLT
(tạ/ha
)
NSTT
(tạ/ha
)
Nền 33,7c 0,25c 49,2c 7,9b 72,2c 93,7b 18,4c 14,5d
Nền + 30N + 40 K2O 41,1b 0,27bc 51,3bc 10,2b 78,8b 101,0a 25,3b 20,0c
Nền + 40N + 40 K2O 45,3a 0,28bc 53,3ab 11,2ab 78,7b 102,2a 28,4ab 21,2bc
Nền + 50N + 40 K2O 45,4a 0,28ab 51,8bc 10,7ab 73,4c 100,4a 26,8b 20,8bc
Nền + 30N + 60 K2O 44,7a 0,35a 57,1a 12,8a 82,7a 102,3a 32,3a 25,8a
21
Nền + 40N + 60 K2O 45,2a 0,31a 57,2a 12,5a 82,5a 101,9a 31,5a 24,3a
Nền + 50N + 60 K2O 46,2a 0,29a 58,2a 11,7ab 80,8a 100,4a 29,1ab 22,8ab
Ghi chú: Nền: 6 tấn phân chuồng + 60 P2O5+ 500 vôi/ha
Nhận xét
1. Tác động của việc bón đạm và kali với các liều lượng và tỷ lệ khác nhau đến một số
chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và khả năng hình thành nốt sần ở cây lạc nhìn chung rất khác
nhau giữa 2 loại đất phù sa và đất cát.
2. Phản ứng của cây lạc đối với việc bón phối hợp đạm và kali với các liều lượng và tỷ
lệ khác nhau thông qua chỉ tiêu nă
ng suất lạc không giống nhau. Cùng bón các liều lượng và
tỷ lệ đạm : kali như nhau nhưng năng suất alcj đạt cao nhất ở công thức bón 30 kg N/ha phối
hợp với 60 kg K2O/ha (tỷ lệ 1:2), đạt 25,8 tạ/ha.Trên đất cát, năng suất đạt cao nhất ở công
thức bón 40 kg N/ha phối hợp với 60 kg K2O/ha (tỷ lệ 1:1,5), đạt 24,,9 tạ/ha. Vai trò của việc
bổ sung kali từ phân bón trong việc tăng năng suất ở cây lạc thể hi
ện rõ hơn việc bón đạm.
3. Bón đạm và kali với liều lượng và tỷ lệ khác nhau trên nền phân chuồng, lân và vôi
cho lạc đem lại lợi nhuận cao cho người sản xuất. Trên đất phù sa, công thức có lợi nhuận
cao nhất là công thức bón 30N + 60 K2O. Trên đất cát nội đồng lợi nhuận đạt cao nhất ở công
thức bón 40N + 60 K2O. Cùng một lượng đạm bón là 30 - 50 kgN/ha, nhưng khi tăng lượng
kali từ 40 lên 60 K2O/ha, lợi nhuận tăng lên rất đáng kể. Cùng m
ột lượng kali li bón là 40
hoặc 60 kg K2O/ha, lợi nhuận lại giảm khi lượng đạm bón tăng lên 50 kg N/ha.Tỷ suất lợi
nhuận do bón đạm : kali trên đát phù sa đạt cao hơn so với đất cát.
Bảng 3. 21. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất lạc trên đất cát
Công thức thí nghiệm C.cao
cây (cm)
P nốt
sần
/cây (g)
Tổng
số
hoa/cây
Số quả
chắc/
cây
Tỷ lệ
nhân/qu
ả (%)
P100
quả (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
Nền 31,2a 0,3b 46,2b 6,6b 73,2c 97,â 16,0c 14,2c
Nền + 30N + 40 K2O 32,5a 0,31b 49,6b 10,2b 77,4b 98,1a 18,7b 18,7b
Nền + 40N + 40 K2O 34,5a 0,32ab 50,1ab 10,9ab 77,8b 98,6a 20,5b 20,5b
Nền + 50N + 40 K2O 36,0a 0,33ab 51,1ab 10,9ab 75,2bc 98,9a 20,8b 20,8b
Nền + 30N + 60 K2O 35,4a 0,35a 52,1ab 12,5a 80,8ab 98,2a 22,1a 22,1ab
Nền + 40N + 60 K2O 36,0a 0,35a 53,4a 12,9a 83,1a 98,9a 24,9a 24,9a
Nền + 50N + 60 K2O 36,2a 0,33ab 53,3a 12,6a 82,5a 96,8a 22,5a 22,5a
Ghi chú: Nền : 6 tấn phân chuồng + 90 P2O5+ 300 vôi/ha
22
3.9. Tỏc ng ca t l m : lõn : kali n nng suùt lc
Hỡnh 3.7. Tỏc ng ca liu lng v t l N, P v K n nng sut lc
Nhn xột
1. Bún m - lõn - kali vi liu lng v t l khỏc nhau cú nh hng khỏc nhau n
vic hỡnh thnh nng sut lc trờn 2 loi t phự sa v t cỏt.
Trờn t phự sa, cựng mt lng m v lõn bún nh nhau ( 30 kg N/ha v 90 kg
P2O5 /ha) nhng khi tng lng kali t
40 lờn 60 kg K2O/ha, nng sut lc tng rt ỏng k (
23,8 so vi 26,9 t/ha). Cựng mt lng lõn v kali bún nh nhau, nng sut lc khụng tng
khi tng lng m bún. Nng sut lc trờn t phự sa t cao nht cụng thc bún 30 N + 90
P2O5 + 60 K2O (26,9 t/ha).Trờn t cỏt, nng sut lc t cao nht cụng thc bún 40 N +
90 P2O5 + 60 K2O (25,8 t/ha).
2. Trờn c 2 loi t phự sa v t cỏt, li nhuõn t cao nht cụng thc IX (t 5727 v
5122 nghỡn ng/ha).
3.10. Vai trũ ca bún phõn cõn i i vi nng sut lc.
1.Nng sut lc t cao nht cụng thc IX (bún y N, P, K, vụi v phõn
chung) trờn c 2 loi t phự sa v t cỏt (26,2 (t/ha v 24,8 (tha). Cựng bún mt lng
m, lõn v kali nh nhau nhng khi bún phõn khoỏng n c hoc trờn nn ch cú phõn
chung, nng suùt lc vn t thp hn so vi bún y N, P K, phõn chung v vụi (20,0
t/ha v 23,7 t/ha so vi 26,2 t/ha trờn t phự sa; 17,9 t/ha v 23,4 t/ha so vi 24,8 t/ha
trờn t cỏt
0
5
10
15
20
25
30
I II III IV V VI VII VIII I X X XI XII
Cọng thổùc thờ nghióỷm
Nng suỏỳt laỷc (ta
ỷ
ỏỳt phuỡ sa
ỏỳt caùt
23
2. Phn ng ca cõy lc thụng qua ch tiờu nng sut i vi vic bún phõn vi cỏch
bún phi hp gia phõn chung, phõn khoỏng v vụi rt khỏc nhau trờn 2 loi t phự sa v
t cỏt.
Hỡnh 3.8. Tỏc ng ca bún phõn cõn i n nng sut lc
Nhn xột
1.Nng sut lc t cao nht cụng thc IX (bún y N, P, K, vụi v phõn chung)
trờn c 2 loi t phự sa v t cỏt (26,2 (t/ha v 24,8 (tha). Cựng bún mt lng m, lõn
v kali nh nhau nhng khi bún phõn khoỏng n c hoc trờn nn ch cú phõn chung, nng
suùt lc vn t thp hn so vi bún y N, P K, phõn chung v vụi (20,0 t/ha v 23,7
t/ha so vi 26,2 t/ha trờn t phự sa; 17,9 t/ha v 23,4 t/ha so vi 24,8 t
/ha trờn t cỏt
2. Phn ng ca cõy lc thụng qua ch tiờu nng sut i vi vic bún phõn vi cỏch
bún phi hp gia phõn chung, phõn khoỏng v vụi rt khỏc nhau trờn 2 loi t phự sa v
t cỏt.
KT LUN V NGH
4. 1. Kt lun
1. t phự sa v t cỏt ca Tha Thiờn Hu l cỏc loi t cú chua cao, hm lng
hu c tng s dao ng t nghốo n trung bỡnh, m, lõn v kali tng s cng nh lõn v kali d
tiờu
mc nghốo, Ca v Mg trao i thp nờn nhỡn chung khụng thun li cho sinh trng v phỏt trin
cng nh kh nng phỏt huy tim nng nng sut ca lc.
2. Phn ng ca cõy lc i vi cỏc nguyờn t dinh dng a, trung v vi lng trờn 2 loi t
cú s khỏc nhau rt rừ rt.
0
5
10
15
20
25
30
I II III IV V VI VII VIII I X X XI XII
Cọng thổùc thờ nghióỷm
Nng suỏỳt laỷc (ta
ỷ
ỏỳt phuỡ sa
ỏỳt caùt
24
* Trên đất phù sa : P > K > Ca > B > Mo
* Trên đất cát: P> K > Ca > B > Mo, N >Zn.
3. Tác động của việc bón vôi, lân, kali, phân chuồng với liều lượng khác nhau đến
một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây lạc như chiều cao cây, tổng số hoa trên cây và
sự hình thành nốt sần không hoàn toàn giống nhau trên đất phù sa và đất cát.
4. Phản ứng của cây lạc thông qua một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất đối
với việc bón vôi, lân, kali, phân chuồng với liều lượng khác nhau rất khác nhau trên 2 lo
ại đất
nghiên cứu.
* Năng suất tối đa về kỹ thuật đạt khi lượng vôi bón ở mức 500 - 700 kg vôi/ha trên
đất phù sa và 420 kg vôi/ha trên đất cát. Tuy nhiên, để có thể vừa thu được năng suất, chất lượng lạc
và lợi nhuận cao, lượng vôi thích hợp bón cho đất phù sa là 500 kg /ha và trên đất cát là 300
kg vôi/ha.
* Năng suất tối đa về mặt kỹ thuật đạt ở mức lân bón với lượng 150 kg P2O5/ha trên
đất cát và 120 kg P2O5/ha trên đất phù sa. Mặc dầu v
ậy, xét trên cả 3 phương diện năng suất,
chất lượng lạc và tỷ suất lợi nhuận thì liều lượng lân bón phù hợp cho lạc trên đất phù sa là 60
kg P2O5 trên nền 6 tấn phân chuồng, 30 N, 60 K2O và 500 kg vôi/ha. Trên đất cát, lượng lân
bón thích hợp là 90 kg P2O5 trên nền 6 tấn phân chuồng, 40 N, 60 K2O và 300 kg vôi/ha.
* Bón kali ở mức 90 kg K2O/ha trên đất phù sa và 100 kg K2O/ởptên đất cát cho năng
suất đạt tối đa về khía cạnh kỹ thuật. Nhưng lượng kali bón thích hợp cho cây lạc là 60 kg
K2O/ha, trên nền 6 tấn phân chuồ
ng, 30 N + 90 P2O5 + 500 kg vôi (trên đất phù sa) và 40 N +
90 P2O5 + 300 kg vôi (trên đất cát) là lượng bón phù hợp hơn cả xét trên cả 3 phương diện
năng suất, chất lượng lạc và lợi nhuận.
* Để tạo điều kiện cho cây lạc sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, vừa có thể góp phần
cải thiện tính chất đất và lợi nhuận cho người sản xuất, trên đất phù sa lượng phân chuồng có
thể duy trì ở mức bón 6000 - 8000kg/ha. Trên đất cát, lượng phân chuồng bón có thể
dao động
từ 6000 - 9000 kg/ha.
4. Lượng và tỷ lệ đạm và lân bón thích hợp cho lạc trên đất phù sa là 30 N + 90 P2O5 (1: 3) và
trên đất cát là 40 N + 90 P2O5 (1: 2,25). Liều lượng đạm bón thích hợp cho lạc là 30N (trên đất phù
sa), 40 N (trên đất cát) và lượng kali là 60 K2O/ha. Tương ứng với tỷ lệ 1:2 và 1:1,5 ( xét cả trên 3
lhía cạnh: năng suất, chất lượng lạc và lợi nhuận).
5. Để thâm canh cây lạc trên đất phù sa và đất cát Thừa Thiên Huế, cần sử dụng tổng
hợp và cân đối các loại phân bón như phân chuồ
ng, đạm, lân , kali, vôi và cả các loại phân vi