1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc thực hiện các chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn đã thu được nhiều kết quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh (tỷ lệ hộ
nghèo năm 2008 là 41,47% giảm xuống còn 29,79% năm 2009 và đến
năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 17,6%. đời sống kính tế
ngày càng được cải thiện và nâng cao, an sinh xã hội ngày càng ổn
định. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ cận nghèo còn cao (năm 2010 trên 16%),
nguy cơ tái nghèo luôn tồn tại, tính bền vững trong giảm nghèo chưa
được khẳng định, đặc biệt là đối với các hộ nông dân và dân tộ thiểu
số. Vấn đề đặt ra là: Nguyên nhân việc giảm nghèo bền vững của các
hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa bền vững? Giải pháp nào
để thực hiện thành công việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông
dân trên địa bàn? Với lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu "Cơ sở
khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn" làm đề tài luận án của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Từ việc phân tích nguồn lực và đánh giá thực trạng việc giảm nghèo
bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, chỉ ra
nguyên nhân hạn chế và bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm thực hiện việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến giảm nghèo và
giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung nghiên cứu: (i) Đánh giá các nguồn lực
cho giảm nghèo và thực trạng giảm nghèo bền vững cho các hộ nông
dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; (ii) Phân tích các nguyên nhân hạn
chế, các yếu tố ảnh hưởng và rút ra bài học kinh nghiệm của việc
giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc giảm nghèo bền
vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
3.2.2. Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn trong đó chọn mẫu điều tra tại 3 huyện: Ba Bể, Na Rì và Chợ Mới.
3.2.3. Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai
đoạn 2008 - 2012; Số liệu sơ cấp được thực hiện trong năm 2011.
2
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Khái niệm về đói nghèo, tiêu chí đói nghèo và chuẩn nghèo
1.1.1. Khái niệm về đói nghèo trên thế giới: Tại Hội nghị bàn về đói
nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại
Băng Cốc - Thái Lan tháng 9/1993 đã đưa ra khái niệm về đói nghèo
như sau: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội
thừa nhận, tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục
tập quán của từng địa phương”.
1.1.2. Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam: Hiện nay, Việt Nam đã
thừa nhận khái niệm chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói
nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại
Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993.
1.1.3. Tiêu chí đánh giá đói nghèo và chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo ở Việt Nam: Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã có 6
lần thay đổi chuẩn nghèo, giai đoạn 1993-1994, 1995-1997 và 1998-
2000 chúng ta sử dụng mức chuẩn nghèo theo thu nhập bình quân
đầu người trên tháng nhưng được tính quy đổi bằng gạo
(kg/người/tháng). Từ năm 2000 do sự tiến bộ về kinh tế ở nước ta
các giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006 - 2010 vẫn được tính
theo thu nhập bình quân đầu người trên tháng nhưng được tính bằng
giá trị (đồng/người/tháng). Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/01/2011 đã ban hành tiêu chuẩn
nghèo giai đoạn 2011-2015.
1.2. Các nguyên nhân của đói nghèo và vấn đề giảm nghèo bền vững
1.2.1. Các nguyên nhân của đói nghèo
Nguyên nhân của đói nghèo trên thế giới: (i) Sự thiếu hiểu biết; (ii)
Bệnh tật; (iii) Sự thờ ơ; (iv) Tính không thành thật; (v) Sự phụ thuộc.
Nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam: a) Một số nguyên nhân có tính
lịch sử; b) Một số nguyên nhân từ thực tiễn.
Các nguyên nhân đói nghèo của hộ nông dân: (i) Về nhân khẩu; (ii)
Về lao động và việc làm; (iii) Về đất đai; (iv) Về tài sản; (v) Về vốn
con người; (vi) Về độ gắn kết với bên ngoài; (vii) Về vốn thể chế;
(viii) Về vốn xã hội.
3
1.2.2. Động thái và nguyên nhân của một số hiện tượng nghèo ở
Việt Nam
Động thái và nguyên nhân của các trường hợp thoát nghèo thành
công: Về vốn tài chính; Về lao động; Về điều kiện tự nhiên; Về nhận
thức, lối sống; Về hỗ trợ bên ngoài; Về sinh kế mới, hình thức sản
xuất hay giống mới; Về năng lực.
Động thái và nguyên nhân của các trường hợp mới rơi xuống dưới
ngưỡng nghèo: Rủi ro; Lao động, việc làm Thay đổi về nhân khẩu;
Tác động xã hội.
Động thái và nguyên nhân của các trường hợp vẫn nằm dưới ngưỡng
nghèo: Vốn tài chính và điều kiện tự nhiên; Lao động, việc làm;
Nhận thức, lối sống.
1.2.3. Vấn đề về giảm nghèo bền vững
Một số trao đổi về khái niệm giảm nghèo bền vững
Vấn đề giảm nghèo bền vững
1.3. Thực trạng giảm nghèo ở Việt Nam
1.3.1. Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước
Việt Nam về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững
1.3.2. Kết quả giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn trước năm 2011
Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 tỷ lệ hộ nghèo cả nước
năm 2006 là 15,5%, đến năm 2010 giảm xuống còn 10,7% giảm 4,8
điểm %. Nhưng giai đoạn 2011-2015 tính theo chuẩn nghèo mới thì
tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2010 là 14,2%.
Hệ số GINI của cả nước
năm 2002 là 0,42 lần nhưng đến năm 2010 đã tăng lên là 0,43 lần.
Khu vực thành thị có xu hướng giảm từ 0,41 lần (năm 2002) xuống
còn 0,402 lần (năm 2010). Khu vực nông thôn cũng có xu hướng bất
bình đẳng ngày càng tăng, năm 2002 là 0,36 lần đến năm 2010 là
0,395 lần.
Mức chênh lệch về thu nhập giữa nhóm có thu nhập cao nhất
(nhóm 5) với nhóm có thu nhập thấp nhất (nhóm 1) có xu hướng
ngày càng cao, các năm sau cao hơn năm trước từ 8,1 lần (năm
2002); 8,2 lần (năm 2004); 8,4 lần (năm 2006); 8,9 lần (năm 2008);
9,2 lần (năm 2010) và đến năm 2012 đã tăng lên mức 9,35 lần. Đây
là nội hàm của một trong những nguy cơ cho sự giảm nghèo thiếu
bền vững ở Việt Nam.
4
1.3.3. Kết quả giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2011-2012
Bảng 1.1. Kết quả rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo ở Việt Nam
2010 - 2012
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2010
2011
2012
Tổng số hộ
Hộ
21.518.063
21.938.260
22.375.863
1
Hộ nghèo
Hộ
3.055.565
2.580.885
2.149.110
-
Tỷ lệ
%
14,20
11,76
9,60
2
Hộ cận nghèo
Hộ
1.612.381
1.530.295
1.469.727
-
Tỷ lệ
%
7,49
6,98
6,57
Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, năm 2011, 2012
1.3.4. Đánh giá sự giảm nghèo thiếu bền vững ở Việt Nam
Một là: Sự chưa bền vững về giảm nghèo ở Việt Nam thể hiện trên chỉ
tiêu tỷ lệ hộ nghèo, chỉ tiêu này gần như trở về mức ban đầu của giai
đoạn trước, thậm chí còn cao hơn khi kết thúc mỗi giai đoạn có sự thay
đổi tăng lên về mức chuẩn nghèo;
Hai là: Theo kết quả rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo cho thấy tỷ lệ hộ
nghèo và tỷ lệ hộ cận nghèo của nước ta còn rất cao;
Ba là: Chúng cũng thể thấy sự thiếu bền vững trong giảm nghèo qua các
chỉ tiêu phản ánh sự bất bình đẳng về thu nhập;
Bốn là: Mức chuẩn nghèo của Việt Nam chưa tiếp cận với chuẩn nghèo
thế giới. Trong khi đó mức tăng chuẩn nghèo qua các giai đoạn ở Việt
Nam vẫn thấp hơn mức tăng trưởng về thu nhập, điều đó tạo ra “tính
ảo” hay sự thiếu thực tế trong tỷ lệ hộ nghèo đã công bố.
1.3.5. Các thách thức trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam
(i) Vấn đề tái nghèo và cận nghèo; (ii) Với xu hướng nghèo tập
trung vào đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực miền núi,
vùng sâu, vùng xa; (iii) Vấn đề giảm nghèo và thực hiện công bằng
xã hội; (iv) Khả năng phát sinh các hình thức nghèo mới; (v) Hiệu
quả giảm nghèo và tiếp cận chuẩn Quốc tế.
1.4. Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới
Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số nước: a) Kinh nghiệm
của Hàn Quốc; b) Kinh nghiệm của Băng La Đét; c) Kinh nghiệm
của Trung Quốc; d) Kinh nghiệm của Nhật Bản; e) Kinh nghiệm của
5
In-đô-nê-xi-a; g) Kinh nghiệm của Thái Lan; h) Kinh nghiệm của
Ma-lai-xi-a.
Kinh nghiệm tổng quát, bao trùm: Về mặt lý thuyết, mọi ý tưởng nằm
ở vị trí chủ đạo của chiến lược phát triển và chương trình kế hoạch
quản lý xã hội của Nhà nước; Về mặt thực tiễn xã hội, bài học kinh
nghiệm này cho thấy tầm quan trọng thiết thực của các chính sách hỗ
trợ phát triển cho người nghèo bằng cách tạo việc làm và tăng thu
nhập thực tế cho họ, tạo cho họ cơ hội và trợ giúp các điều kiện để tự
mình thoát ra khỏi nghèo đói.
Bài học kinh nghiệm giảm nghèo từ các nước trên thế giới: a, Một số
nhận xét từ kinh nghiệm giảm nghèo của thế giới; b, Bài học kinh
nghiệm cho giảm nghèo ở Việt Nam
1.4.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở Việt Nam
Kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương ở Việt Nam: a,
Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai; b, Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên
Quang; c, Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang
Bài học kinh nghiệm rút cho giảm nghèo bền vững tỉnh Bắc Kạn
1.5. Cơ sở khoa học của Giảm nghèo bền vững
1.5.1. Khung lý thuyết về Giảm nghèo bền vững
Trên góc độ lý thuyết như đã trình bày ở các nội dung trên cho thấy
vấn đề Giảm nghèo bền vững phải được xây dựng trên nền tảng mối quan
hệ biện chứng giữa Phát triển bền vững và Giảm nghèo: Vấn đề phát
triển bền vững là mục tiêu bao trùm, xuyên suốt và là trọng tâm của
Giảm nghèo bền vững; Về vấn đề giảm nghèo là mục tiêu cụ thể, là
nội dung quan trọng có tính then chốt của Giảm nghèo bền vững.
1.5.2. Các nhân tố của việc Giảm nghèo bền vững
(1) Nhà nước: Nhà nước đóng vai trò chủ đạo từ việc xây dựng chủ
trương, ban hành các chính sách, xây dựng cơ chế điều hành, tạo
nguồn vốn và tổ chức thực hiện; (2) Cộng đồng, doanh nghiệp và các
tổ chức kinh tế - xã hội: là một nhân tố không thể thiếu, nó được thể
hiện sự chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ các hộ nghèo trên các mặt hoạt động
như vốn, tạo thị trường, tạo việc làm, đào tạo lao động hoặc liên
doanh liên kết; (3) Bản thân hộ nông dân nghèo: Hộ nông dân nghèo
vừa là chủ thể và là khách thể của quá trình giảm nghèo, bản thân hộ
nghèo phải ý thức được nội dung của việc tự vươn lên thoát nghèo.
6
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu của Luận án
Một là: Việc giảm nghèo cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn đã bền vững chưa? Hai là: Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của
việc giảm nghèo chưa bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn? Ba là: Giải pháp nào cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn giảm nghèo bền vững?
2.2. Khung phân tích của Luận án
Khung phân tích của Luận án thể hiện tại hình 2.1.
Hình 2.1. Khung phân tích giảm nghèo bền vững
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Các phương pháp tiếp cận: Phương pháp tiếp cận hệ thống;
Phương pháp tiếp cận vùng; Phương pháp tiếp cận hai khu vực kinh
tế Công - Tư; Phương pháp tiếp cận nhóm; Phương pháp tiếp cận có
sự tham gia.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê kinh tế;
Phương pháp nghiên cứu trường hợp; Phương pháp đánh giá nhanh;
Phương pháp đánh giá có sự tham gia
2.4. Chọn vùng nghiên cứu và thu thập thông tin
2.4.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: Chọn huyện nghiên
cứu; Chọn xã nghiên cứu.
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
CƠ SỞ LÝ LUẬN
CƠ SỞ THỰC TIỄN
Mục tiêu
nghiên cứu
Cơ sở
khoa học
Phƣơng
pháp
nghiên cứu
Nội dung
nghiên
cứu
Kết quả
nghiên
cứu
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CỦA BẮC KẠN
Hạn chế và nguyên nhân
Đói nghèo và
giảm nghèo bền
vững?
Nguyên nhân đói
nghèo của hộ nông
dân?
Chính sách giảm
nghèo ở Việt Nam?
Kinh nghiệm giảm
nghèo cho Bắc Kạn?
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đánh giá các nguồn lực cho
giảm nghèo
Thực trạng giảm nghèo của
Bắc Kạn
Các chương trình giảm nghèo tại
Bắc Kạn
Đánh giá giảm nghèo tại các hộ nông dân
của Bắc Kạn
Phƣơng pháp tiếp cận Phƣơng pháp thu thập thông tin Phƣơng pháp phân tích
Thuận lợi và khó khăn
Bài học kinh nghiệm
Định hƣớng và giải pháp của giảm nghèo bền vững
7
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin thứ cấp,
thu thập thông tin sư só cấp.
2.5. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu
2.5.1. Phương pháp xử lý số liệu: Excel
2.5.2. Phương pháp phân tích: Phương pháp thống kê mô tả;
phương pháp phân tổ; Phương pháp so sánh; Phương pháp hồi quy
2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.6.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư cho giảm nghèo
2.6.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư cho giảm nghèo
2.6.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh giảm nghèo bền vững
2.6.4. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự bất bình đẳng về thu nhập
2.6.5. Phân biệt về đơn vị tính phần trăm và điểm phần trăm của
giảm nghèo
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
Ở TỈNH BẮC KẠN
3.1. Đánh giá các nguồn lực cho giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn
3.1.1. Nguồn lực về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý; Địa hình; Khí
hậu; Sông ngòi; Tài nguyên thiên nhiên
3.1.2. Nguồn lực về điều kiện kinh tế - xã hội của Bắc Kạn: Nguồn
lực về đất đai; Nguồn lực về dân số và lao động; Tình hình phát triển
kinh tế của tỉnh; Thực trạng ngành Giáo dục và Y tế của tỉnh; Các
điều kiện về cơ sở hạ tầng; Nguồn lực về đội ngũ.
3.2. Thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
3.2.1. Khái quát tình tình đầu tư cho giảm nghèo của Bắc Kạn
Chương trình 134: Chương trình 134 được thực hiện theo quyết định số
134/2004/QĐ-TTg ngày 20/07/2204 của Thủ tướng Chính phủ về một số
chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng
bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
Chương trình 135 Giai đoạn II: Chương trình 135 giai đoạn II được
thực hiện theo quyết định số 07/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010. Kết quả giải ngân
giai đoạn này đạt 413.838,836 triệu đồng đạt 90, 87% kế hoạch giao
vốn đề ra.
8
Chương trình 167: Sau 3 năm thực hiện, tính đến hết năm 2011 Bắc Kạn
đã hoàn thành xong chương trình hỗ trợ nhà ở cho 2.601 hộ, với tổng số
vốn giải ngân là 65.277,4 triệu đồng. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn
tình trạng một số hộ được hỗ trợ nhà ở trước đây trong CT 134 đã có tình
trạng xuống cấp cần sửa chữa, tu bổ lại.
Chương trình 30a: Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có hai huyện nghèo đó
là huyện Ba Bể và huyện Pác Nặm. Chương trình 30a bao gồm 4 nội
dung chính đó là: i- Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; ii-
Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; iii- Chính
sách cấn bộ đối với các huyện nghèo; iv- Chính sách, cơ chế đầu tư cơ
sở hạ tầng ở cả thôn, bản cả xã và huyện.
Dự án 3PAD: Dự án 3PAD là dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo
trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn có hiệu lực từ ngày
27/05/2009 và kết thúc ngày 30/06/2015. Bao gồm 03 hợp phần: i- Quản
lý đất lâm nghiệp công bằng và bền vững; ii- Tạo cơ hội tăng thu nhập
cho người nghèo; iii- Phát huy các sáng kiến cải thiện môi trường.
Kết quả một số chương trình dự án khác:(i) Chính sách tín dụng ưu
đãi cho hộ nghèo; (ii) Chính sách hỗ trợ y tế cho hộ nghèo; (iii)
Chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh con hộ nghèo, dân tộc thiểu
số; (iv) Dự án tăng cường trí thức trẻ cho các xã nghèo; (v) Dự án
trồng rừng 661 và một số chương trình, dự án khác.
Một số mô hình, dự án đầu tư khoa học kỹ thuật cho giảm nghèo bền
vững: (i) Mô hình trồng cỏ voi nuôi trâu, bò vỗ béo; (ii) Mô hình
phát triển đàn trâu sinh sản và đàn lợn nái Móng Cái; (iii)Mô hình
chăn nuôi dê; (iv) Mô hình liên kết ba nhà trồng cây đặc sản.
3.2.2. Tình hình đầu tư cho các chương trình giảm nghèo của tỉnh
Tổng vốn đã đầu tư cho các chương trình, dự án cho giảm nghèo
của Bắc Kạn từ năm 2008 đến hết năm 2011 là 807.842 triệu đồng,
trong đó nguồn vốn từ CT 135 GĐ II là 343.159 triệu đồng chiếm tỷ lệ
cao nhất chiếm 42,48%. Chương trình 30a và dự án 3PAD được thực
hiện từ năm 2009, đến nay đã và đang đem lại nhiều kết quả tốt, góp
phần giảm nghèo nhanh và bền vững, tăng an sinh xã hội cho tỉnh Bắc
9
Kạn. Đến năm 2011, về cơ bản tỉnh đã hoàn thành chương trình xoá
nhà tạm theo Nghị quyết số 167/2008/NQ-TTg. Dự án 3PAD đã thực
hiện được 3 năm nhưng mới chỉ giải ngân đạt 20%, trong khi thời hiệu
của dự án chỉ còn hơn 2 năm, do đó trong thời gian tới tỉnh cần quan
tâm chỉ đạo hoàn thành các hợp phần của dự án này.
3.2.3. Kết quả sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh
Bắc Kạn sau khi thực hiện các chương trình giảm nghèo
Kết quả sản xuất của ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn được
thể hiện qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Kạn
Chỉ tiêu
Giá trị (tr.đ)
So sánh (%)
2010
2011
2012
2011/2010
2012/2011
Tổng GTSX
1.662.836
2.131.263
2.634.671
101,2
116,7
- Trồng trọt
1.196.736
1.609.218
1.889.311
112,6
113,5
- Chăn nuôi
427.159
515.055
734.665
76,8
130,5
- Dịch vụ NN
38.941
7.090
10.695
17,1
102,3
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn; *Tính theo giá cố định 2010
Kết quả sản xuất của ngành lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn được
thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của Bắc Kạn
Chỉ tiêu
Giá trị (tr.đ)
So sánh (%)
2010
2011
2012
2011/2010
2012/2011
Tổng GTSX
395.670
560.746
640.315
141,72
114,19
1. Trồng rừng
208.742
226.067
227.103
108,30
100,46
2. Khai thác
155.219
299.976
369.319
196,26
123,12
4. SP ngoài gỗ
250.640
17.959
26.515
70,04
147,64
3. Dịch vụ LN
6.059
16.744
17.378
275,89
103,79
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn; *Tính theo giá cố định 2010
3.2.4. Kết quả giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006-2010
Kết quả giảm nghèo của Bắc Kạn 2006-2010 xem bảng 3.3.
100
100
10
Bảng 3.3. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2006-2010
(Đơn vị tính: %)
STT
Tên huyện, thị xã
2006
2008
2010
1
Thị xã Bắc Kạn
15,35
7,74
2,75
2
Huyện Ba Bể
62,39
48,63
31,32
3
Huyện Bạch Thông
34,13
24,03
8,99
4
Huyện Chợ Đồn
35,67
20,94
8,42
5
Huyện Chợ Mới
38,44
27,30
15,88
6
Huyện Na Rì
42,50
29,33
19,35
7
Huyện Ngân Sơn
46,95
34,26
20,34
8
Huyện Pác Nặm
60,45
56,15
43,42
Toàn tỉnh
41,47
29,79
17,60
Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn, 2010
Theo chuẩn nghèo mới, kết quả rà soát hộ nghèo và cận nghèo
năm 2010, cho thấy ngoài hai huyện Ba Bể và Pác Nặm có tỷ lệ hộ
nghèo cao, còn có thêm 2 huyện có tỷ lệ hộ nghèo khá cao đó là
huyện Na Rì là 46,02% và huyện Ngân Sơn là 30,21%. Xét về tỷ lệ
hộ cận nghèo, chúng ta thấy tỷ lệ hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn còn rất cao là 16,93% bằng một phần hai tỷ lệ hộ nghèo. Đây là
một yếu tố tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo của các hộ nông dân.
3.2.5. Kết quả giảm nghèo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2012
Sau khi có chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ hộ nghèo
chung toàn tỉnh đến hết năm 2010 là 32,13% và tỷ lệ hộ cận nghèo là
16,93%. Qua đó tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ hộ cận nghèo của tỉnh đã
giảm khá nhanh, về cơ bản qua hai năm qua không có trường hợp hộ
tái nghèo và hộ nghèo mới. Chúng ta có thể thấy tốc độ giảm nghèo
qua hai năm có sự khác nhau, trên toàn tỉnh năm 2011 so với năm
2010 giảm 8,6 điểm %, năm 2012 so với năm 2011 giảm 3,14 điểm
%. Tuy nhiên có những huyện năm 2011 có số huyện điểm % tỷ lệ hộ
nghèo giảm rất cao nhưng đến năm 2012 thì số điểm % tỷ lệ hộ
nghèo giảm rất ít, cụ thể như: huyện Ba Bể (năm 2011 giảm 14,02
điểm %, năm 2012 chỉ giảm 3,08 điểm %), huyện Chợ Đồn (năm
2011 giảm 10,24 điểm %, năm 2012 giảm 1,20 điểm %).
11
3.3. Đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình “Hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững”tại hai huyện nghèo trong chƣơng
trình 30a
3.3.1. Quá trình tổ chức triển khai chương trình 30a tại hai huyện nghèo
3.3.2. Tình hình thực hiện chương trình 30a tại hai huyện nghèo
Trước hết là, nói về vốn, tình hình cung cấp vốn cho chương trình
30a không được như mong đợi của các cấp, các ngành và các địa
phương. Huyện Ba Bể đến hết năm 2010 mới đáp ứng được 6,6%
nhu cầu, đến hết năm 2011 đáp ứng được 19% nhu cầu. Huyện Pác
Nặm đến hết năm 2010 đáp ứng được 4,3 % nhu cầu, đến hết năm
2011 đáp ứng được 9,1% nhu cầu về vốn theo tiến độ.
Thứ hai là, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên
địa bàn hai huyện nghèo cũng có sự khác nhau trong nội dung và
hình thức triển khai. Tuỳ theo nhu cầu thực tế và điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội của huyện, Ban chỉ đạo chương trình “hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững” các huyện thực hiện các nội dung hỗ trợ
phù hợp với địa phương của mình, trên cơ sở bám sát nội dung và
yêu cầu của chương trình đã đề ra.
3.3.3. Một số nhận xét, đánh giá về thực hiện chương trình 30a
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Công tác tuyên truyền, quảng bá về chương trình 30a: Sự nhận thức
và hiểu biết của hộ nông dân, đặc biệt là hộ nghèo chưa thực sự được
như mong muốn; Tư tưởng ỷ lại, chờ đợi sự hỗ trợ của nhà nước còn
phổ biến; Tính chủ động, sự cầu thị, tự vươn lên để giảm nghèo của
các hộ nông dân chưa cao. Nhiều mô hình thoát nghèo bền vững xuất
hiện trên các huyện đã khẳng định tính ưu việt của chương trình 30a và
các chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đây là những
nhân tố quan trọng có thể nhân rộng và có vai trò thức đẩy sự thành
công của việc giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chương trình:
* Thuận lợi: Chương trình 30a được triển khai trong phạm vi
rộng, quy mô lớn, được đông đảo tầng lớp nhân dân, các tổ chức
chính trị xã hội và tất cả các hộ nghèo đều được tham gia là động lực
giúp cho các hộ nghèo học tập cách thức làm ăn, phát triển kinh tế
của bản thân hộ gia đình họ tại địa phương;
12
* Khó khăn: Do có sự thay đổi về cán bộ của các huyện nên các
thành viên ban chỉ đạo chương trình thường xuyên thay đổi, sự thay
đổi đó đã ít nhiều gây nên ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, tham mưu
thực hiện Chương trình không được thường xuyên liên tục; Nguồn
vốn của chương trình cho xây dựng cơ sở hạ tầng không kịp thời, khi thi
công lại gặp thời điểm thị trường có nhiều biến động về giá cả nên đã
gây nhiều khó khăn cho quá trình thực hiện các nội dung của chương
trình; Hiện nay trình độ đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ xã còn yếu về
năng lực, thiếu về số lượng nên không tránh khỏi những hạn chế gây
khó khăn cho công tác triển khai thực hiện Chương trình; Các văn
bản hướng dẫn thực hiện chương trình của một số Bộ, ngành như bộ
GD&ĐT, bộ Y tế còn chậm chưa rõ ràng, chưa có hướng dẫn cụ thể
nên khi địa phương triển khai thực hiện còn gặp khó khăn; Đội ngũ
cán bộ triển khai thực hiện chương trình 30a chủ yếu là cán bộ trẻ,
kinh nghiệm chưa nhiều nên việc tổ chức triển khai thực hiện còn
nhiều hạn chế.
Một số bất cập về chế độ chính sách trong thực hiện chương trình 30a:
* Về cơ chế lồng ghép các nguồn vốn: Về cơ chế lồng ghép các
nguồn vốn tuy đã được quy định, hướng dẫn nhưng hướng dẫn cụ thể;
Việc thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu của chương trình 30a trên địa
bàn, đôi khi còn chồng chéo, chưa rõ ràng giữa các đơn vị tham gia
điều hành.
* Các cơ chế, chính sách khác: Các chính sách hỗ trợ một lần để
mua con giống, cây giống, hỗ trợ trồng cỏ cho chăn nuôi, hỗ trợ làm
chuồng trại cho các hộ nghèo, nhất là là người nghèo dân tộc thiểu số
chưa được thường xuyên; Về chính sách hỗ trợ gạo hộ nghèo khoanh
nuôi, bảo vệ rừng: cần bổ sung tiêu chí số nhân khẩu kết hợp với
diện tích rừng được khoán, khoanh nuôi bảo vệ cho hợp lý; Một số
chính sách về ưu đãi về y tế, giáo dục, đào tạo cán bộ tại chỗ cần
được cụ thể hoá và quan tâm hơn nữa đến các hộ cận nghèo vì đây là
đối tượng có nguy cơ tái nghèo rất cao; Định mức hỗ trợ và cho vay
để phát triển chăn nuôi thấp, thời gian cho vay ngắn (2 năm), chưa đủ
điều kiện để người dân quay vòng vốn đầu tư, thu hồi vốn trả nợ cho
ngân hàng; Các bộ, ngành có liên quan cần nghiên cứu sửa đổi, bổ
sung các quy định riêng, đặc thù về đầu tư, đấu thầu phù hợp với
năng lực tổ chức thực hiện ở các huyện nghèo để nâng cao hiệu quả
13
của việc sử dụng vốn; Tỉnh cần nghiên cứu bố trí kinh phí cho Ban
chỉ đạo và các cơ quan, đơn vị liên quan để phục vụ cho việc tổ chức,
triển khai thực hiện, kiểm tra giám sát, sơ kết và tổng kết để không
ảnh hưởng đến kinh phí hoạt động thường xuyên và tăng sự chủ động
tham gia của các đơn vị đến hoạt động của Chương trình 30a.
3.4. Đánh giá kết quả giảm nghèo qua điều tra hộ nông dân
3.4.1. Tình hình cơ bản các hộ điều tra
Chúng ta có thể khái quát một số nét cơ bản là các hộ hộ nghèo
thường là các hộ có trình độ văn hoá thấp hơn, số khẩu đông hơn,
diện tích đất ít hơn so với các hộ cận nghèo và hộ TB-Khá. Tuy
nhiên, các hộ cận nghèo với số tiền tiết kiệm được rất ít ỏi (với
1.475.000 đồng/năm), nên khi gặp phải các rủi ro, các sự kiện bất
thường thì khả năng chống đỡ của họ cũng rất khó khăn, nguy cơ tái
nghèo rất cao.
3.4.2. Nguyên nhân đói nghèo của các hộ điều tra
Thiếu đất : Ba Bể là 45,95%, Na Rì là 50,14%, Chợ Mới là 40,12%;
Thiếu kiến thức: Ba Bể là 20,03%, Na Rì là 30,23%, Chợ Mới là
21,24%; và Thiếu vốn: Ba Bể là 29,22%, Na Rì là 22,31%, Chợ Mới
là 16,63%. Các nguyên nhân khác như nhiều người ăn theo, có người
ốm đau, rủi ro thiên tai, không tìm được việc làm, lười lao động và có
người mắc tệ nạn xã hội cũng có ảnh hưởng đến sự đói nghèo của hộ.
3.4.3. Tình hình đói nghèo của các hộ điều tra phân theo dân tộc
Tỷ lệ hộ nghèo trên tổng số hộ nghèo thì dân tộc Tày trong các hộ
điều tra huyện Ba Bể chiếm 40,97%, huyện Na Rì là 39,42%, huyện
Chợ Mới là 54,67% và dân tộc Dao huyện Ba Bể là 29,22%, huyện
Na Rì là 29,35%, huyện Chợ Mới là 22,01. Nếu tính tỷ lệ hộ nghèo
trong từng dân tộc thì dân tộc H’Mông ở huyện Ba Bể là 81,15%,
huyện Na Rì là 80,24%, huyện Chợ Mới là 70,32% và dân tộc Sán
Chí ở huyện Ba Bể là 61,45%, huyện Na Rì là 60,83%, huyện Chợ
Mới là 50,23% có tỷ lệ hộ nghèo trong từng dân tộc rất cao.
3.4.4. Phân tích thu nhập từ các hộ điều tra
Mức thu nhập giữa các huyện cũng có sự chênh lệch nhất định,
huyện Chợ Mới nằm trên trục đường quốc lộ 3 nên có điều kiện
thuận lợi hơn về giao thông, cũng là huyện có thu nhập bình quân cao
nhất: Tổng thu nhập trên hộ đạt 32.658.688 đồng, thu nhập theo đầu
người đạt 6.403.664 đồng. Tổng thu theo hộ và thu nhập bình quân
14
đầu người thấp nhất là huyện Na Rì: Tổng thu nhập trên hộ đạt
25.622.160 đồng, thu nhập theo đàu người đạt 5.180.380 đồng.
3.4.5. Nguyện vọng của các hộ điều tra
Có 186 hộ có nguyện vọng được vay thêm vốn chiếm 59,05% số hộ
điều tra. Số hộ có nguyện vọng hỗ trợ đất sản xuất chiếm 45,08% số
hộ điều tra; hỗ trợ phương tiện sản xuất là 43,81%; hỗ trợ đào tạo
nghề là 57,46%; Giới thiệu việc làm là 46,35%; Giới thiệu cách làm
ăn là 51,43%; Hỗ trợ xuất khẩu lao động là 53,33% và có 52,38% số
hộ đề nghị trợ cấp xã hội.
3.4.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân
Hàm Coob-Douglas (CD): Trong điều kiện các yếu tố khác không
đổi thì: khi đất nông nghiệp tăng lên 1% thì làm cho thu nhập bình
quân tăng lên 11,91%, khi lao động tăng lên 1% thì thu nhập bình
quân tăng lên 11,83%. Còn các yếu tố nhân khẩu, trình độ văn hoá,
tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng làm giảm thu nhập bình quân. Trong
đó sự làm giảm thu nhập bình quân của yếu tố trình độ văn hoá
không được chấp nhận.
Hàm logit: Qua kết quả trên ta thấy trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi thì: khi đất nông nghiệp của hộ tăng thêm 01 sào thì xác
suất thoát nghèo tăng lên 0,98%, khi vốn tự có của hộ tăng thêm 01
triệu đồng thì xác suất thoát nghèo tăng lên 2%, khi lao động của hộ
tăng thêm 01 người thì xác suất thoát nghèo tăng lên 4,8%, khi hộ
được tập huấn khuyến nông thì xác suất thoát nghèo tăng lên 9,2%.
Những kết quả phân tích ảnh hưởng biên đến xác suất thoát nghèo
của hộ nông dân qua phân tích trên có ý nghĩa tham vấn quan trọng
cho việc đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ nông
dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.
3.5. Đánh giá sự thiếu bền vững trong giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn
Một là, tỷ lệ hộ nghèo của Bắc Kạn giảm nhanh nhưng không ổn
định, cụ thể: năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo giảm 7,04%; năm 2008 và năm
2009 giảm 4,6%; năm 2010 giảm 7,5%; năm 2011 giảm 8,6%; đến
năm 2012 giảm 3,14%. Điều đó có thể thấy sự không ổn định về thu
nhập của cộng đồng các hộ nghèo, do vậy cần phải chú ý đến việc ổn
định thu nhập cho cộng đồng hộ nghèo trong công tác giảm nghèo.
Hai là, tỷ lệ hộ cận nghèo của Bắc Kạn còn rất cao năm 2010 là
16,93%; năm 2011 là 13,09%; năm 2012 là 11,25% cao hơn 2 lần so với
15
bình quân của cả nước (hiện nay trên cả nước tỷ lệ hộ tái nghèo khoảng
7%). Mặt khác, các hộ cận nghèo cũng đang được sự hỗ trợ của Nhà
nước, nên khi không còn sự hỗ trợ nữa hoặc Nhà nước nâng mức chuẩn
nghèo thì họ rất dễ tái nghèo trở lại.
Ba là, khi xem xét mối quan hệ giữa chi tiêu và thu nhập của các
nhóm thu nhập tỉnh Bắc Kạn từ năm 2006 đến năm 2012 qua bảng 3.4 ta
thấy, các hộ nhóm 1 và nhóm 2 về cơ bản đang chi tiêu nhiều hơn phần
thu nhập mà họ có được trong năm. Như vậy có thể thấy nguồn chi tiêu
của các nhóm hộ có bao gồm một phần hỗ trợ của Nhà nước, khi nguồn
hỗ trợ này không còn thì các hộ không có điều kiện để thoát nghèo và
nguy cơ tái nghèo là dễ xảy ra.
Bảng 3.4. Chênh lệch thu nhập và chi tiêu bình quân ngƣời trên
tháng theo nhóm thu nhập của Bắc Kạn
(Đơn vị tính: nghìn đồng)
STT
Nhóm TN
2006
2008
2010
2012*
1
Nhóm 1
-26,15
-26
-56
-189
2
Nhóm 2
-121,14
-121
41
-186
3
Nhóm 3
19,40
19
23
24
4
Nhóm 4
32,36
33
131
182
5
Nhóm 5
305,07
305
757
1.323
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, năm 2012 và Kết quả khảo
sát mức sống dân cư năm 2012; * Số liệu dự báo
Bốn là, sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm thu nhập có
xu hướng gia tăng;
Năm là, sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc giảm nghèo
trên địa bàn Bắc Kạn còn rất hạn chế, chương trình phối hợp bốn nhà:
Nhà nước - Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp chưa được
kết nối chặt chẽ.
3.6. Nguyên nhân hạn chế và bài học kinh nghiệm cho giảm
nghèo bền vững cho các hộ nông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
3.6.1. Những thuận lợi và khó khăn đến giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn
Thuận lợi: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh có
truyền thống yêu nước, có tinh thần đoàn kết, quyết tâm xây dựng và
phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp; Diện tích đất lâm nghiệp
lớn, khí hậu và đất đai phù hợp với nhiều loại cây cho giá trị kinh tế
cao, thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp; Trên địa bàn tỉnh có
16
nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt đã được công
nhận thương hiệu và chỉ dẫn địa lý như: Hồng không hạt, Miến rong,
Gạo Bao thai, Quýt Quang Thuận; Hồ Ba Bể của tỉnh là một trong 20
hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới, là Vườn di sản ASEAN, có giá trị
lớn về nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và nhiều giá trị khác;
Bắc Kạn được Nhà nước quan tâm đầu bằng nhiều nguồn vốn.
Khó khăn: Địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn khiến tiến
độ thi công kéo dài và giá thành công trình xây dựng tăng cao; Đất sản
xuất nhỏ, lẻ, manh mún, độ phì nhiêu thấp rất khó khăn cho việc xây
dựng và thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp; Trình độ dân trí
thấp khiến cho việc chuyển giao tiến bộ, khoa học kỹ thuật ứng dụng
cho sản xuất nông, lâm nghiệp có nhiều hạn chế; Các huyện trên địa
bàn tỉnh đều có tỷ lệ hộ nghèo cao, cần nguồn vốn lớn, trong khi
nguồn vốn đầu tư cho các chương trình giảm nghèo còn hạn hẹp nên
khó tránh khỏi tình trạng đầu tư dàn trải kém hiệu quả.
3.6.2. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế
Một là, việc phân bổ vốn cho các chương trình hàng năm chậm;
Hai là, hệ thống giám sát cộng đồng của người dân không được phát
huy hết trách nhiệm và quyền hạn; Ba là, việc thực hiện cơ chế phân
cấp quản lý đầu tư cho cấp xã, nhưng cấp xã chưa đủ năng lực quản
lý; Bốn là, năng lực tổ chức và khả năng triển khai chương trình, dự án
của cơ quan các cấp còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; Năm
là, sự lồng ghép và mức độ lồng ghép các chương trình chưa rõ ràng,
chưa đồng bộ.
3.6.3. Bài học kinh nghiệm cho giảm nghèo bền vững tại tỉnh Bắc Kạn
Một là, cần xây dựng một cơ chế đủ mạnh để thu hút các nguồn
lực của xã hội vào đầu tư cho giảm nghèo;Hai là, cần làm tốt hơn
công tác lập kế hoạch, giám sát và kiểm tra thực hiện đầu tư cho các
chương trình giảm nghèo để việc cung cấp nguồn vốn đúng tiến độ,
phù hợp với nhu cầu của địa phương; Ba là, cần tăng cường và ưu tiên
nguồn vốn cho đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông thôn bản,
đường liên thôn, liên xã; Bốn là, cần tăng cường vốn đầu tư, hoàn
thiện hệ thống kênh mương, trạm bơm, đập, hồ và quan tâm cải tiến
phương pháp quản lý, khai thác, bảo dưỡng các công trình; Năm là,
thực hiện tốt sự phân cấp và cải tiến cơ chế hành chính, đẩy mạnh và
nâng cao năng lực quản lý, giám sát cho cán bộ cơ sở, tập huấn cho
17
người dân kỹ năng chuyên môn trong phối hợp xây dựng kế hoạch,
quản lý thực hiện và
giám sát chương trình;
Sáu là, c
ần tăng mức hỗ
trợ vốn vay tối đa để tạo điều kiện cho hộ nghèo mở rộng sản xuất
;
Bảy là, cần phải tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất
cho người dân một cách cụ thể, thực hành ngay trên đồi rừng của họ;
Tám là, cần phải cải tiến việc lập kế hoạch đảm bảo tính kịp thời, xác
định cây con giống hỗ trợ phải phù hợp với từng địa phương và phù
hợp với điều kiện sản xuất của từng hộ. Chín là, cần phải giúp người
dân liên kết với doanh nghiệp, hoặc trợ giúp người dân phát triển làng
nghề, tiêu thụ sản phẩm nông lâm; Mười là, cần tăng cường cho tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề giảm nghèo, về ý
thức người dân đối với công tác giảm nghèo.
Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC KẠN
4.1. Định hƣớng và mục tiêu của giảm nghèo bền vững
4.1.1. Định hướng giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Một là: Giảm nghèo bền vững phải bám sát chủ trương, chính
sách và quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, xác định vị trí, vai
trò chủ đạo của Nhà nước trong chiến lược giảm nghèo và giảm
nghèo bền vững; Hai là: Giảm nghèo bền vững phải gắn với việc tập
trung đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, giao
thông, thuỷ lợi, các cơ sở y tế, trường học, các trung tâm thông tin
truyền thông, các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao khoa học công
nghệ; Ba là: Giảm nghèo bền vững phải đảm bảo yêu cầu giảm
nghèo và bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; Bốn là: Giảm
nghèo bền vững cần được xã hội hoá, nhằm huy tập trung động một
cách tối đa các nguồn lực vào công tác giảm nghèo, phát huy vai trò
của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh
nghiệp, các cá nhân trong và ngoài nước; Năm là, Giảm nghèo bền
vững từng bước tiếp cận và gắn với mục tiêu giảm nghèo đa chiều,
tăng cường năng lực nội sinh cho hộ nông dân để họ có thể tự mình
vươn lên thoát nghèo và không bị tái nghèo trở lại.
18
4.1.2. Mục tiêu cụ thể
*. Mục tiêu đến năm 2015: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ nay
đến 2015 đạt bình quân từ 13% trở lên (giai đoạn 2008-2012 đã đạt
12,19 %); Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 xuống còn 7-8% (bình
quân giảm 5%/năm), giảm tỷ lệ hộ cận nghèo xuống còn 3-5% (bình
quân giảm 3%/năm); Mỗi năm giải quyết việc làm cho ít nhất 6.000
lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%; Đảm bảo cho 100%
dân cư đô thị và 95% dân cư nông thôn được sử nước hợp vệ sinh;
Bình quân lương thực trên đầu người là 520kg/người/ năm; Có 80%
số xã đạt chuẩn quốc gia về tế; Có 30% số xã thoát khỏi xã diện đặc
biệt khó khăn; Có 30% số xã đạt và cơ bản đạt đầy đủ các tiêu chí
nông thôn mới.
*. Mục tiêu đến năm 2020: Giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế từ
13% trở lên; Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng khu vực;
Nâng cao năng lực cho người dân và cộng đồng, giải quyết cơ bản
vấn đề việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân lên 4-5
lần hiện nay; Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống dưới 50%;
Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về
y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở, người nghèo tiếp cận
ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; Cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó
khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới,
trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt.
4.2. Giải pháp giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn
4.2.1. Các nhóm giải pháp chung
Nhóm các giải pháp về cơ chế chính sách và sự hỗ trợ, tạo điều kiện
từ phía Nhà nước và cộng đồng; (i) Tăng cường sự lãnh đạo, sự chỉ
đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, thực hiện tốt sự phối hợp của các
tổ chức đoàn thể và sự hưởng ứng tích cực của toàn xã hội đối với
công tác giảm nghèo; (ii) Kiện toàn Ban chỉ đạo và cơ quan giúp việc
từ tỉnh đến huyện, xã đảm bảo đủ năng lực, thẩm quyền để triển khai
có hiệu quả các chính sách, dự án thuộc chương trình giảm nghèo; (iii)
Thực hiện phân cấp quản lý và sử dụng kinh phí cho cấp xã theo hình
thức hỗ trợ kinh phí trọn gói có mục tiêu, địa phương tự quyết định,
19
chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan quản lý cấp trên; (iv)
Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở để có được cán
bộ đủ năng lực lãnh đạo, điều hành và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
đầu tư cho công tác giảm nghèo và các chương trình lồng ghép khác;
(v) Xây dựng cơ chế và triển khai thực hiện mối quan hệ giữa bốn nhà
Nhà nước - Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp.
Nhóm các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn gắn
với việc giảm nghèo bền vững: (i) Cần kiểm tra, rà soát và có kế
hoạch làm mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông liên huyện,
liên xã, liên thôn. Duy trì sự thông suốt các hệ thống giao thông trên
địa bàn tỉnh; (ii) Kiểm tra và có kế hoạch cải tạo và xây dựng hệ thống
thuỷ lợi, hệ thống kênh mương nội đồng, đảm bảo phục vụ tưới tiêu
cho sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; (iii) Kiểm tra và có kế
hoạch thực hiện việc nâng cấp và hoàn thiện hệ thống điện quốc gia
trong hệ thống điện trên địa bàn tỉnh, đảm bảo 100% các xã thường
xuyên được sử dụng điện; (iv) Đầu tư xây dựng các cơ sở y tế, trường
học, các trung tâm thông tin, tụ điểm văn hoá, các dịch vụ công cộng,
đáp đến mức cao nhất nhu cầu học tập, chăm sóc sức khoẻ và vui chơi
giải trí của nhân dân; (v) Ưu tiên đầu tư xây dựng các trung tâm khoa
học kỹ thuật, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và
chuyển giao khoa học công nghệ, trước mắt là các trung tâm về giống
cây trồng, vật nuôi phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; (vi)
Cần thiết đánh giá lại thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và
các nguồn lực của tỉnh để xác định lại định hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế cho tỉnh Bắc Kạn trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế và
trong nội bộ từng ngành kinh tế cụ thể, khai thác triệt để và hợp lý
các nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Bắc
Kạn; (vii) Trong chuyển dịch kinh tế Nông lâm nghiệp phải thực hiện
mục tiêu an ninh lương thực và phát triển sản xuất hàng hoá theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; (viii) Lựa chọn tiến bộ khoa
học công nghệ mũi nhọn phù hợp cho từng ngành trong nội bộ ngành
Nông lâm nghiệp và cho từng loại hình sản xuất trên địa bàn; (ix)
Đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng kết hợp với triển khai các mô hình
trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các mô hình nông lâm kế hợp, phát
huy tối đa thế mạnh của đất rừng.
20
Nhóm các pháp nhằm nâng cao năng lực nội sinh đối với các hộ
nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn: (i) Tổ chức tuyên truyền sâu
rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm
nghèo, chú trọng việc kết hợp sử dụng đa dạng các kênh truyền thông
để chuyền tải đầy đủ, chính xác các chế độ, chính sách đến người
dân; (ii) Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện tiến
độ, kết quả thực hiện công tác giảm nghèo; (iii) Về hỗ trợ đất sản
xuất cần rà soát lại quỹ đất của các địa phương, nếu còn quỹ đất thì
giao cho hộ đồng bào dân tộc với mức đất sản xuất. Đối với các hộ
nông dân không có đất, sử dụng giải pháp đào tạo nghề và tạo việc
làm để chuyển đổi nghề khác, tạo việc làm và thu nhập ổn định. Gắn
việc giao đất với khuyến nông và hỗ trợ tín dụng để giúp người dân
sử dụng có hiệu quả đất được giao; (iv) Về hỗ trợ nhà ở thị hiện nay
về cơ bản Bắc Kạn đã xoá xong nhà tạm ở các huyện nghèo nhờ
chương trình 167. Tuy nhiên một số trường hợp nhà tạm được thực
hiện theo chương trình 134 trước đây do nguồn kinh phí hạn hẹp nên
đã xuống cấp cần được rà soát và bổ sung chính sách cho phù hợp; (v)
Về nước sinh hoạt đã được Nhà nước đầu tư xây dựng các bể nước
sạch tập trung cho những nơi đông dân cư, hỗ trợ một phần kinh phí
cho các hộ nghèo sống phân tán ở vùng cao, núi đá khu vực khó khăn
về nguồn nước sinh hoạt. Tuy nhiên, mức hỗ trợ này là quá thấp,
trong khi giá cả các nguyên vật liệu và cước phí vận chuyển cao, kinh
phí không đủ để các hộ nghèo xây dựng bể dự trữ hoặc đào giếng;
(vi) Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho người
nghèo, hộ nghèo, đặc biệt là các chính sách thuộc Chương trình giảm
nghèo nhanh, bền vững tại hai huyện nghèo Ba Bể và Pác Nặm.
4.2.2. Các nhóm giải pháp đặc thù thực hiện giảm nghèo bền vững
đối với các huyện nghèo, xã nghèo và hộ nghèo, hộ cận nghèo tại
tỉnh Bắc Kạn
Nhóm giải pháp đối với các huyện nghèo, xã nghèo và các xã đặc
biệt khó khăn: (i) Tăng cường đầu tư và thực hiện tốt dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng ở các xã, huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn. Đảm
bảo giao thông liên xã, liên thôn và các công trình thiết yếu khác; (ii)
Xây dựng cơ chế phân cấp cho các xã làm chủ đầu tư, thôn, bản quản
21
lý, tăng cường công tác kiểm tra giám sát và giao cho các hộ nông
dân và cộng đồng người nghèo.
Nhóm giải pháp đối với các hộ nghèo và cận nghèo: (i) Tăng cường
công tác giáo dục tư tưởng, tuyên truyền nhận thức cho các hộ nghèo
tự giác vươn lên thoát nghèo và không tái nghèo trở lại; (ii) Tiếp tục
thực hiện và thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ người nghèo
về giáo dục; (iii) Tăng cường đầu tư và thực hiện có hiệu quả các dự
án dạy nghề cho nông dân nghèo và người dân tộc thiểu số; (iv) Trên
cơ sở các mô hình giảm nghèo đã thực hiện tốt và chưa tốt trong thời
gian qua, tổ chức đánh giá có sự tham gia của các hộ nghèo, từ đó rút
ra các bài học kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình giảm nghèo
thành công; (v) Tiếp tục thực hiện và thực hiện có hiệu quả công tác
khuyến nông, khuyến lâm, đổi mới phương pháp tiếp cận khuyến
nông, khuyến lâm đối với các hộ nông dân, thực hiện việc hướng dẫn
cách làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp thông tin thị
trường cho các hộ nông dân nghèo; (vi) Tiếp tục hỗ trợ về y tế cho
các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số và nhân dân sống tại
các xã đặc biệt khó khăn; (vii) Tiếp tục thực hiện tốt chính sách về ưu
đãi tín dụng cho người nghèo, nâng mức vay cao hơn, thời hạn cho
vay dài hơn để phù hợp với yêu cầu sản xuất của người dân.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1) Luận án đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận về đói nghèo và
vấn đề giảm nghèo, nghiên cứu các đặc điểm kinh tế xã hội về đói
nghèo cũng như tham khảo các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn công
tác giảm nghèo trên thế giới và trong nước, nhằm đưa ra những kết
luận có tính định hướng để giải quyết vấn đề giảm nghèo. Mặc dù
trong thời gần đây chúng ta thấy trên các diễn đàn, trên các phương
tiện thông tin người ta sử dụng nhiều đến thuật ngữ “giảm nghèo bền
vững”, nhưng khái niệm về giảm nghèo bền vững là gì? vẫn còn là
một vấn đề mà các nhà khoa học cần phải nghiên cứu và làm rõ.
2) Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực thi nhiều
chính sách vĩ mô và vi mô nhằm mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo công
bằng và an sinh xã hội. Việt Nam đã đạt nhiều thành công về xoá đói
22
giảm nghèo được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, việc
giảm nghèo ở Việt Nam chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo
còn cao (bằng một nửa số hộ nghèo), nguy cơ tái nghèo của các hộ
thoát nghèo lớn. Mặc dù chuẩn nghèo của Việt Nam chỉ đang tiếp
cận đến chuẩn nghèo thế giới nhưng chỉ sau khi thay đổi mức chuẩn
nghèo thì tỷ lệ hộ nghèo gần như quay trở lại như lúc ban đầu. Đối
với một tỉnh nghèo và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp như tỉnh Bắc
Kạn thì việc giảm nghèo và giảm nghèo bền vững lại càng là vấn đề
khó khăn hơn nhiều.
3) Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước cùng với sự cố gắng của chính quyền và nhân dân trong tỉnh,
Bắc Kạn đã đạt được nhiều thành công trong công tác giảm nghèo.
Tuy nhiên, do xuất phát là một tỉnh nghèo, nguồn thu chưa đủ bù chi
nên để thực hiện giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân, Bắc
Kạn xác định rõ: (i) Thực hiện giảm nghèo và giảm nghèo bền vững
là trách nhiệm của nhà nước và chính quyền địa phương nhằm phấn
đấu vì một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; (ii) Nhà nước
thông qua các chính sách vĩ mô khẳng định vai trò quyết định của
mình đến việc thực hiện giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Tuy
nhiên, để thực hiện thành công và có hiệu quả việc giảm nghèo bền
vững cần phải có sự tham gia của cả cộng đồng và của bản thân
người nghèo; (iii) Thực hiện giảm nghèo bền vững phải gắn với phát
triển bền vững, được hiểu là phải đảm bảo mối quan hệ giữa Kinh tế
bền vững - Xã hội bền vững - Môi trường bền vững; (iv) Thực hiện
các chính sách giảm nghèo đứng trên quan điểm cho người nghèo
“cái cần câu cá”, tức là tạo điều kiện cho họ tự mình vươn lên thoát
nghèo và ổn định thu nhập không tái nghèo trở lại.
4) Qua nghiên cứu, đánh giá việc việc giảm nghèo bền vững cho
các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi thấy Bắc Kạn là
một tỉnh nghèo ở miền núi, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp. Đời sống của nhân dân trong tỉnh còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ
nghèo và cận nghèo còn cao. Tính theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 -
2015 thì tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 32,13% cao hơn tỷ lệ hộ nghèo cả
nước gần 20%. Mặt khác, trên địa bàn tỉnh còn có nguy cơ xuất hiện
thêm các huyện nghèo mới khi thay đổi mức chuẩn nghèo mới.
23
5) Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo của Bắc Kạn giảm nhanh nhưng
không ổn định, nguồn thu nhập của các hộ nghèo chưa bền vững. Sự
mất bình đẳng về thu nhập ngày càng có xu hướng tăng cao, hệ số
GINI có xu hướng biến động tăng.
(6) Việc thực hiện các chương trình giảm nghèo trên địa bàn Bắc
Kạn vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Những bài học kinh
nghiệm rút ra từ thực tiễn công cuộc giảm nghèo của Bắc Kạn là căn
cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững cho các
hộ nông dân trên địa bàn.
7) Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn việc giảm nghèo bền vững trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn và học tập kinh nghiệm của các địa phương
khác, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo bền vững
cho các hộ nông dân trên địa bàn.
8) Các giải pháp của Luận án đưa ra trên dựa trên cơ sở phân tích
lý luận và thực tiễn, tiếp thu các bài học kinh nghiệm về giảm nghèo
trên thế giới và trong nước. Trên cơ sở sự phân tích các nguồn lực
của địa phương, sự phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo
của hộ nông dân và những bài học kinh nghiệm từ thực tế công tác
giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn. Các nhóm giải pháp góp phần sử dụng
hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cũng như các nguồn lực hiện có tạo ra
cơ sở vững chắc để việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân
trên địa bàn thành công.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Nhà nước
(i) Tiếp tục triển khai đồng bộ các chương trình giảm nghèo chung
đồng thời có cơ chế lồng ghép với các chương trình đặc thù như chương
trình 30a; (ii) Chính phủ sớm ban hành cơ chế thống nhất trong quản
quản lý, điều hành các chương trình có chung mục tiêu giảm nghèo,
tránh sự chồng chéo gây lãng phí và tạo kẽ hở trong quản lý điều hành;
(ii) Nghiên cứu thống nhất hệ thống chỉ tiêu giảm nghèo bền vững để
các cấp địa phương có cơ sở, có căn cứ trong tổ chức chỉ đạo thực hiện
chiến lược giảm nghèo bền vững; (iv) Có văn bản chính sách hướng dẫn
cụ thể để đẩy mạnh phân cấp trong quản lý tài chính các nguồn đầu tư,
quản lý công trình, góp phần thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào
24
công tác xây dựng, quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình giao
thông, thuỷ lợi và các công trình công cộng, phúc lợi khác.
2.2. Đối với tỉnh Bắc Kạn
(i) Khẳng định rõ công tác giảm nghèo, giảm nghèo bền vững nói
chung và giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân nói riêng là trách
nhiệm của Nhà nước mà ở đó chính quyền địa phương các cấp thay mặt
Nhà nước có nhiệm vụ quan trọng, trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn; (ii) Củng cố Ban giảm nghèo các cấp, có cơ chế phân
công, phân nhiệm cụ thể cho các thành viên tránh tình trạng “một người
làm nhiều việc, nhiều người làm một việc”, và không có người chịu
trách nhiệm cụ thể; (iii) Thực hiện xã hội hoá công tác giảm nghèo, có
cơ chế thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế xã hội nhằm tăng cường các nguồn lực và mở rộng các cách tiếp
cận công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.
2.3. Đối với các hộ nghèo
(i)Nắm bắt cơ hội, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ từ
phía Nhà nước và cộng đồng. Phát huy tối đa các nguồn lực của bản
thân kết hợp với nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất vươn lên thoát
nghèo và không bị tái nghèo; (ii) Xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào
sự hỗ trợ bên ngoài, ý thức được và tự giác bồi dưỡng năng lực bản thân
để có đủ nội lực chống lại các tác động không có lợi đến sản xuất và đời
sống của bản thân hộ nghèo.