Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

thực trạng và giải pháp phát triển ngành sữa tươi hoàn nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.99 KB, 55 trang )

Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi trường và xã hội
bức xúc. Chính những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có cả các doanh
nghiệp, phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu không bản thân sự phát triển kinh
tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả quá đắt về môi trường và những vấn đề xã hội.Trên
thực tế, không phải đến bây giờ, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới được đặt
ra; mà trái lại, ngay trong thời bao cấp, người ta cũng đã nói nhiều về trách nhiệm xã hội
của các xí nghiệp đối với nhà nước và người lao động, cũng như đối với cộng đồng nói
chung. Nhưngtrong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi
hơn, không chỉ từ phương diện đạo đức, mà cả từ phương diện pháp lý. Do đó nhóm chúng
tôi quyết định chọn đề tài “ Nghành chế biến thực phẩm, Vấn đề trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp và chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nghành chế biến thực
phẩm ở Việt Nam” để nghiên cứu. Ở Việt Nam khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ và được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Nhóm chúng em chọn làm tiểu luận lần này, vừa để tìm hiểu thêm kiến
thức cho chính bản thân mình, vừa hy vọng có thể giúp người đọc hiểu rõ hơn về khái
niệm cũng như thực trạng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở các
doanhnghiệp Việt Nam hiện nay một cách đúng đắn nhất, đồng thời đưa ra một số giải
pháp tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải cho vấn đề này.Dù đã cố gắng để hoàn
thành tốt nhất có thể nhưng do vấn đề rộng vàkiến thức có hạn nên bài tiểu luận này
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp chỉ dạy của cô để bài làm được hoàn thiện tốt hơn và có giá trị tham khảo.
Chúng em xin cám ơn
Chương 1:TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
NHÓM 3 1
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường dầu ăn có nhiều lộn xộn trong thời gian qua là do yếu tố bên ngoài như:
dầu giả, dầu nhập lậu nhưng cũng phải nói là có một phần do chính các DN thiếu minh


bạch thông tin về nguyên liệu đầu vào trên sản phẩm sữa dầu, nhãn mác chưa rõ ràng
mập mờ, gây nhầm lẫn để kiếm lợi trên sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
Hiện nay, một phần lớn sữa nước trên thị trường là sữa tươi hoàn nguyên. Tuy
nhiên, chất lượng sữa nguyên liệu nhập khẩu cũng rất khác nhau, cùng với cơ chế quản lý
lỏng lẻo nên chất lượng nguyên liệu không bảo đảm. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng chỉ
nhập những nguyên liệu chất lượng kém, cận đát (sắp hết hạn) để giảm tối đa giá thành và
tăng lợi bởi sự chênh lệch giá giữa nguyên liệu tốt và kém chất lượng chênh nhau 10-20
lần.
Hậu quả cuối cùng là nhiều DN phải gánh chịu. Đau xót hơn, đối tượng chính là trẻ
em không có cơ hội được sử dụng loại sữa nước tốt nhất là sữa tươi 100% mà phải sử dụng
loại sữa hoàn nguyên khó kiểm định chất lượng này.
Sữa là sản phẩm giàu dinh dưỡng và cũng là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật
phát triển. Nhà sản xuất luôn cam kết không có các sản phẩm lỗi trên thị trường. Tuy
nhiên, trong quá trình vận chuyển, lưu thông, phân phối vẫn có trường hợp sữa bị hư hỏng
do các điều kiện khách quan như yếu tố bên ngoài, điều kiện vận chuyển, bảo quản sử
dụng Điều này là hết sức bình thường, hoàn toàn không phải do chất lượng gây ra.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trong những năm qua, thị trường sữa Việt Nam có những chuyển biến tích cực,
đằng sau đó là câu chuyện về hướng tư duy mới của những nhà tư vấn đầu tư.
Nhu cầu về sữa ở Việt Nam còn rất lớn. Theo thống kế của Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), mức tiêu thụ các sản phẩm từ sữa bình quân của người
Việt Nam hiện nay là 14,81 lít/người/năm, thấp hơn Thái Lan (23 lit/người/năm) và Trung
NHÓM 3 2
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
Quốc (25 lit/người/năm). Trẻ em tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội tiêu thụ 78% các sản
phẩm sữa (sommers 2009), hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng tại Việt Nam.
Thu nhập tăng cùng với việc hiểu biết hơn về lợi ích của sữa khiến nhu cầu tiêu
dùng sữa ngày càng tăng cao (20 - 25%/năm, trong đó sữa nước tăng từ 8 - 10%/ năm). Số
doanh nghiệp tham gia vào ngành sản xuất, chế biến sữa đã tăng mạnh trong 10 năm qua.
Hiện cả nước có hơn 60 doanh nghiệp với 300 nhãn hiệu sản phẩm sữa các loại. Tuy nhiên,

hiện tại tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-25%
lượng sữa tiêu dùng, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Công Thương, cho biết nhiều năm qua có tình trạng
DN thiếu trung thực trong sản xuất và kinh doanh sữa tại VN. Điển hình như cuối năm
2006, hàng loạt Cty sữa phải công bố đã vi phạm quy cách giới thiệu sản phẩm (sữa lỏng)
nhưng lại ghi trên nhãn mác của mình là “sữa tươi nguyên chất” hay “sữa tươi tiệt trùng” vì
nguyên liệu chế biến đều là sữa gầy. Dòng sản phẩm này chiếm 3/4 thị phần tiêu thụ của
ngành và trong nhiều năm trời người tiêu dùng đã phải uống sữa “giả tươi”, một phương
pháp kinh doanh thu lợi nhuận bất chấp tất cả những giá trị đạo đức, văn hóa”- bà Hằng
cho biết.“Nhập sữa bột để sản xuất sữa tươi thì giá thành thấp. Chắc chắn phải có lợi nhuận
hơn sản xuất từ sữa tươi thật thì người ta mới làm như vậy, đó là hình thức gian lận thương
mại. Thực tế, chỉ cần xem nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra là biết ngay sản phẩm
sản xuất từ sữa bò tươi hay sữa bột”
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, sản lượng sữa tươi trong nước mới chỉ đáp ứng hơn 30 nhu cầu của
người tiêu dùng. Theo ước tính, sản lượng sữa tươi thanh, tiệt trùng sẽ đạt tới 1.533 ngàn
tấn vào năm 2025.
Nhiều người đặt câu hỏi: “sữa tươi ở đâu nhiều thế? Và đó có phải là sữa
tươi 100% nguyên chất hay không?”. Đây là một thực tế mà chúng ta đã đề cập đến từ lâu,
NHÓM 3 3
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết, do một số DN (chủ yếu là các DN nhỏ có cơ sở
hạ tầng kém, thiết bị sản xuất thủ công) chạy theo lợi nhuận đã bán ra thị trường sản phẩm
sữa kém chất lượng, thành phần không đúng với công bố làm ảnh hưởng đến uy tín ngành
sữa Thêm vào đó, việc kiểm định chất lượng sữa chỉ dừng lại ở khâu kiểm tra vệ sinh an
toàn thực phẩm, một số chỉ tiêu ghi trên bao bì mà chưa kiểm tra, phân tích được chất
lượng và hàm lượng các vi chất trong thành phần sữa
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nguồn thông tin:

+ Thông tin thứ cấp: Thu nhập các tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu hành vi
người tiêu dùng về sản phẩm dầu ăn. Để thu nhập nguồn thong tin trên nhóm đã sử dụng
các nguồn từ Internet, một số tài liệu từ công ty, thông tin từ một số đại lý, bản khảo sát
người tiêu dùng đối với thực phẩm dầu ăn từ trái cây
+ Thông tin sơ cấp: Quan sát và phỏng vất trực tiếp khách hàng sử dụng dầu ăn
chiết xuất từ trái cây, dầu đậu nành, đâu phụng…
Phương pháp phân tích và tổng hợp sau khi đã có được các thông tin từ việc sử
dụng nguồn trên và phương pháp trên. Nhóm đã sử dụng phương pháp phân tích và khảo
sát người tiêu dùng để hoàn thành việc nghiên cứu.
1.6 Các phát hiện và kết quả nghiên cứu:
Phát hiện được trách nhiệm của xã hội đối với nghành hàng thực phẩm
Tìm hiểu được nhiều loại trái cây, rau xanh, chứa nhiều khoáng chất vitamin A.E…
Để chế biến dầu ăn
NHÓM 3 4
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
Kết quả nghiên cứu và quy trình chế biến dầu ăn từ trái cây bí đỏ, đậu nành, đậu
phụng…mang lại cho người tiêu dùng
1.7 Kết cấu đề tài:
Gồm 5 chương
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và đề tài nghiên cứu
Chương 3: phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: giải pháp, kiến nghị và kết luận
NHÓM 3 5
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội
2.1.1 Lịch sử hình thành khái niệm trách nhiệm xã hội

Sự quan tâm đến những hậu quả nảy sinh từ hoạt động của các doanh nghiệp nói
riêng, của hoạt động kinh tế nói chung đã có từ rất lâu đời, thế nhưng khái niệm “trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (Corporate Social Responsibility - CSR) chỉ mới xuất hiện
vào thập kỷ 50 của thế kỷ 20 ở Mỹ với H. R. Bowen.
Tuy nhiên, sự lan tràn của mô hình Ford - Taylor trong quản trị doanh nghiệp và sự
phát triển mô hình nhà nước phúc lợi (thay cho lòng bác ái của giới chủ) đã làm lu mờ
những vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Cho đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, trước những mối hiểm họa mà người ta cho
rằng thủ phạm là những hoạt động của các doanh nghiệp lớn và hoạt động kinh tế nói
chung - chẳng hạn sự hủy hoại sinh quyển, sự gia tăng tình trạng bất bình đẳng đe dọa kết
cấu của xã hội, những tổn hại đối với sức khỏe cộng đồng… - đã làm trỗi dậy quan niệm về
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Mặt khác, chính sự phản ứng của các hội đoàn, tổ chức phi chính phủ, của xã hội dân
sự nói chung, đã tạo nên một trào lưu xã hội gây áp lực khiến các doanh nghiệp - đặc biệt
là các tập đoàn, các công ty đa quốc gia - phải có hành động thể hiện trách nhiệm xã hội
của mình.
Về mặt lý luận, xuất phát từ việc xác định mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi
trường chung quanh, quan niệm về trách nhiệm của doanh nghiệp được mở rộng, từ trách
nhiệm nâng cao khả năng sinh lợi cho cổ đông, những người sở hữu doanh nghiệp, đến chỗ
có trách nhiệm đối với những thành phần có liên quan (stakeholder).
NHÓM 3 6
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
Theo R. E. Freeman (1984), thành phần có liên quan là những cá nhân có thể tác
động hoặc bị tác động do việc hiện thực hóa các mục tiêu của các tổ chức (doanh nghiệp).
Còn theo A. B. Carroll (1989), có thể chia thành phần có liên quan làm hai loại: thành phần
liên quan chủ yếu, và trực tiếp (cổ đông, người lao động, các nhà cung ứng, khách hàng) và
thành phần liên quan thứ yếu, bao gồm những thành phần có quan hệ tự nguyện hoặc
không tự nguyện với doanh nghiệp bằng một khế ước mặc nhiên hoặc mang tính đạo đức,
như các hiệp hội, cộng đồng lãnh thổ ở địa phương, các tổ chức phi chính phủ…
2.1.2 Phát triễn bền vững và TNXH

Trách nhiệm xã hội (CSR) là một quá trình mà các doanh nghiệp ứng dụng nhằm
mục đích đáp ứng hoặc đáp ứng vượt quá các yêu cầu và mong đợi của các bên liên quan
về các lợi ích kinh tế, hiệu quả hoạt động môi trường và các tác động xã hội. Có 3 khái
niệm quan trọng cần phải xem xét để có thể đạt được sự phát triển bền vững là: sự phát
triển về kinh tế; cân bằng sinh thái và tiến trình phát triển của xã hội. Với quá trình về trách
nhiệm xã hội (CSR) doanh nghiệp có thể đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của
địa phương qua việc gắn các hoạt động của mình với cộng đồng để đạt được những thành
quả tích cực cho tất cả các bên.
Việc gắn kết các khái niệm CSR vào các hoạt động hàng ngày đem lại rất nhiều lợi
ích cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam, việc ứng dụng các
khái niệm của CSR có thể đem lại các lợi ích đáng kể trên thị trường, ký kết hay mở rộng
hợp đồng với khách hàng, bao gồm cả các tổ chức khách hàng quốc tế. Năng suất của
doanh nghiệp cũng được nâng cao qua việc cải tiến điều kiện làm việc của người lao động.
Các lợi ích của việc áp dụng CSR đối với các doanh nghiệp là rất đáng kể. Trước
hết, trách nhiệm của các nhà đầu tư được chỉ ra tương ứng với hiệu quả hoạt động xã hội và
môi trường của một doanh nghiệp. Những phản ứng tích cực của các nhà đầu tư, tại các
quốc gia phát triển và đang phát triển, được nhìn nhận khi hiệu quả hoạt động môi trường
của tổ chức là tốt. Tương tự như vậy, các tổ chức hoạt động đa quốc gia rất chú trọng đến
hiệu quả hoạt động môi trường và xã hội của các đối tác tiềm năng trước khi lựa chọn đầu
NHÓM 3 7
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
tư. Những tiềm ẩn trong xu thế đầu tư trong tương lai này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt
nam cần phải xem xét ngay việc áp dụng CSR.
Sau gần 20 năm của chiến dịch “Người tiêu dùng xanh” trên thế giới, các bằng
chứng chỉ ra rằng người tiêu dùng đã xem xét đến các vấn đề về sức khoẻ, xã hội và đạo
đức của sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Các cuộc nghiên cứu cũng cho thấy
khách hàng cũng đang dần thay đổi tâm lý mua hàng với mục đích khuyến khích của các
doanh nghiệp có trách nhiệm và tẩy chay hàng hoá của các doanh nghiệp không có trách
nhiệm. Người tiêu dùng ngày càng bị ảnh hưởng từ các báo cáo hay các tin đồn về các
phương thức không thân thiện và gần như ngay lập tức có phản ứng trừng phạt các doanh

nghiệp này bằng việc tránh mua sản phẩm của họ. Mối đe doạ về hình ảnh không đẹp đối
cộng đồng và sự suy giảm của hàng hoá tiêu thụ là động lực chủ yếu để các doanh nghiệp
xem xét đến các tác động của các hoạt động của mình. Khi áp dụng và duy trì CSR, các
doanh nghiệp có thể nhận được sự ủng hộ của khách hàng, qua đó doanh nghiệp ngày càng
phát triển và mở rộng.
Các thành viên cộng đồng cũng rất quan tâm đến các phương pháp hoạt động và các
tác động của các doanh nghiệp nằm trên địa phương. Với việc công khai các thông tin ra
cộng đồng, kết hợp với các hoạt động CSR, có thể nâng cao nhận thức của cộng đồng về
lợi ích của sự phá triển, qua đó có thể nâng cao được sự ủng hộ của cộng đồng.
Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam đã xác định
xu thế tích cực trong các tổ chức đã áp dụng CSR, ví dụ như: nâng cao hình ảnh và danh
tiếng của doanh nghiệp, điều kiện làm việc tốt hơn, năng suất và chất lượng được nâng cao.
Đặc biệt, các doanh nghiệp đã áp dụng CSR tại Việt nam cho biết các phương pháp cải tiến
đã giúp họ nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm số sản phẩm khuyết tật và nâng cao khả
năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một các ổn định liên quan đến thời hạn giao
hàng. Các tổ chức này cũng có nhiều hợp đồng và ổn định hơn và nâng cao được sự thoả
mãn của người lao động (do vậy giảm được tỷ lệ sa thải / thay thế nhân viên).
Trên phạm vi quốc tế, các khái niệm CSR ngày càng trở nên quan trọng. Các nhà
đầu tư xem xét các vấn đề về sở hữu doanh nghiệp, xã hội và môi trường trước khi đầu tư.
NHÓM 3 8
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
Để áp dụng thành công CSR tại các quốc gia đang phát triển và cả các quốc gia phát triển
phải trải qua rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đã đến lúc phải hành động nếu như các tổ chức
muốn gặt hái được những thành quả về xã hội và môi trường.
Trên con đường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các yêu cầu thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội hướng tới phát triển bền vững đã và đang được xem như rào cản phi thương
mại, thách thức đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Việc áp dụng các hệ
thống quản lý theo tiêu chuẩn như ISO 9000, ISO 14000 đã và đang là một trong những
biện pháp giúp cho quá trình hội nhập trở nên dễ dàng hơn. Đối với các tổ chức, doanh
nghiệp thủy sản, chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc chữa bệnh…, bên cạnh các yếu tố

chất lượng, môi trường, yếu tố an toàn và vệ sinh được đặc biệt chú trọng. Trong thời gian
gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm của toàn xã hội. "Tháng
hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010" với chủ đề "Giữ vững cam
kết về trách nhiệm của doanh nghiệp với an toàn vệ sinh thực phẩm" cũng đã được phát
động rộng rãi trong cả nước, không chỉ nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp
sản phẩm/dịch vụ mà còn định hướng cho người tiêu dùng về vấn đề VSATTP.
Các thuyết trình viên từ Cục Quản lý VSATTP, Trung tâm chất lượng, nông lâm
thủy sản Vùng I; và Trung tâm Năng suất Việt Nam đã cung cấp và phổ biến thông tin về
những căn cứ pháp lý cũng như rào cản thương mại liên quan tới VSATTP. Đặc biệt, Hội
thảo tập trung giới thiệu những mô hình quản lý theo tiêu chuẩn và mô hình quản lý như
ISO 22000, HACCP, SQF, GMP như là giải pháp có hiệu lực và hiệu quả giúp tổ
chức/doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu pháp lý cũng như thỏa mãn yêu cầu của thị
trường và người tiêu dùng.
2.1.3 Các tiêu chuẩn đánh giá của ngành chế biến thực phẩm
Mục đích của việc đánh giá và giám sát trách nhiệm xã hội (qui tắc hành xử, nhân
quyền, các yêu cầu về đạo đức) là để đảm bảo các đối tác kinh doanh của bạn tuân thủ
những cam kết của công ty bạn đối với chính sách về trách nhiệm xã hội. Để thẩm tra tính
minh bạch, nhất quán và trung thực, hầu hết các công ty xử dụng bên thứ ba chẳng hạn
như TQCSI để tiến hành đánh giá việc tuân thủ trách nhiệm xã hội bằng cách sử dụng các
NHÓM 3 9
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
dịch vụ đánh giá trách nhiệm xã hội, các nhà bán lẻ và nhập khẩu có thể đảm bảo rằng các
quyền của người công nhân tại các nhà máy đang sản xuất hàng hoá cho họ được tôn trọng
và thương hiệu của họ không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện về môi trường làm việc dưới
tiêu chuẩn hoặc các vi phạm về quyền con người.
2.1.4 Các tiêu chuẩn chất lượng (ISO 26000, SA 8000, GMP, HACCP, ISO
22000, ISO 9000, ISO 14000
Tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000:2010
Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội đưa ra một hướng dẫn hài hòa, và mang tính toàn
cầu cho các tổ chức tư nhân và tổ chức công cộng ở tất cả các loại hình dựa trên sự đồng

thuận quốc tế giữa các chuyên gia thuộc các nhóm ngành chính, đồng thời cũng khuyến
khích việc thực hành cao nhất trách nhiệm xã hội một cách rộng khắp.
Tiêu chuẩn ISO 26000 không những bổ sung giá trị cho công việc hiện tại về trách nhiệm
xã hội mà còn mở rộng sự hiểu biết và thực thi trách nhiệm xã hội bằng cách:
- Phát triển sự đồng thuận mang tính quốc tế về Trách nhiệm xã hội là gì và Trách
nhiệm xã hội cho biết các tổ chức cần phải làm gì;
- Đưa ra hướng dẫn về việc chuyển tải những nguyên tắc thành hành động có hiệu quả;
- Điều chỉnh những thực hành tốt nhất đã thực hiện và phổ biến thông tin rộng khắp vì
lợi ích của cộng đồng quốc tế
ISO 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị
trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt
được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn
vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho
người tiêu dùng.
Một doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ
được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo được
lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các thị tường
khó tính trên thế giới.
NHÓM 3 10
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
SA8000 là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện
các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang trại hay văn phòng,
doSocial Accountability International (SAI) phát triển và giám sát. Hướng dẫn cụ thể để
thực hiện hay kiểm tra các tiêu chuẩn xã hội theo SA8000 có sẵn tại trang chủ của tổ chức
này (SA8000). SAI cũng đưa ra chương trình tập huấn SA8000 và các tiêu chuẩn làm việc
cho các nhà quản lý, công nhân và các nhà kiểm tra tiêu chuẩn xã hội. Tổ chức này cũng
hoạt động trong vai trò của nhà môi giới trung gian để cấp phép và giám sát các tổ chức
kiểm tra chính sách xã hội nhằm cấp chứng chỉ cho các người (doanh nghiệp) sử dụng lao
động đạt tiêu chuẩn SA8000 cũng nhướng dẫn để các doanh nghiệp đó phát triển phù hợp
với các tiêu chuẩn tương tác đã đưa ra.

2.2 Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội:
2.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới về trách nhiệm xã hội
 Rudoif va manakkathil (1995)
CSR là ” Trách nhiệm của tổ chức trong việc định hướng,chỉ đạo,kiểm soát việc kinh
doanh theo hướng tôn trọng những quyền của cá nhân và thúc đẩy hạnh phúc con người”
 M. Friedman(1970)
Theo Friedman, doanh nghiệp phải đặt lợi nhuận lên trên hết để thể hiện trách nhiệm
với cổ đông. Và doanh nghiệp là chủ thể do con người tạo ra nên không thể tự nhận biết
trách nhiệm. Trách nhiệm với cộng đồng thuộc về nhà nước và nếu muốn thể hiện trách
nhiệm với xã hội, các cổ đông nên dùng vai trò cá nhân để thực hiện. Friedman còn cho
rằng, CSR chỉ là phiên bản nâng cấp của PR.
Tuyên bố nổi tiếng của Milton Friedman năm 1970 rằng “có một và chỉ một trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp – đó là sử dụng nguồn tài nguyên của mình và tham gia vào
các hoạt động nhằm tăng lợi nhuận”. Câu nói này khẳng định rằng mục tiêu chủ yếu của
doanh nghiệp là thỏa mãn nhu cầu của các cổ đông. Tuy nhiên ngày càng nhiều doanh
nghiệp cổ xúy quan điểm rằng một công ty còn có phải có nghĩa vụ đối với các bên có liên
quan và xa hơn nữa, trách nhiệm với môi trường thiên nhiên. Các bên có liên quan, theo
NHÓM 3 11
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
Edward Freeman, là bất cứ cá nhân hay tổ chức nào có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi
hoạt động của doanh nghiệp.
 B.Carroll (1979)
Mở rộng mô hình CSR theo 4 trách nhiệm tổ chức: trách nhiệm kt, trách nhiệm phap
ly, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm tùy ý. Nghiên cứu cũng phân tích một số khái niệm
gần hay
tương
đương với CSR: Hiệu quả xã hội doanh nghiệp (Corporate Social
Performance– CSP), “Tư cách công dân” của doanh nghiệp (Corporate Citizenship –
CC), Sự đáp ứng xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsiveness), Lòng
bác ái của doanh nghiệp (Corporate Philanthropy – CP), Đạo đức doanh nghiệp (Business

Ethics).
 Bộ quy tắc ứng xử (Code of conduct-COC) do Liên Hiệp Quốc qui định
Các doanh nghiệp cung ứng cần phải thực hiện các tiêu chuẩn sau đây theo một phương
pháp mang tính phát triển:
 Tuân thủ pháp luật
 Tự do lập Hội và Quyền Thương lượng Tập thể
 Cấm phân biệt đối xử
 Lương bổng
 Thời giờ làm việc
 An toàn & sức khỏe tại nơi làm việc
 Cấm sử dụng lao động và các Biện pháp Kỷ luật
 Cấm Cưỡng bức lao động và Các biện pháp Kỷ luật
 Các vấn đề an toàn và môi trường
 Hệ thống quản lý
2.2.2 Khái nệm trách nhiệm
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay CSR),
theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “Cam kết của doanh nghiệp đóng góp
cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi
NHÓM 3 12
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào
tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp
cũng như phát triển chung của xã hội”.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một
chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC). Trách
nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách
nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu
quả tiêu cực đối với xã hội.
2.2.3 Các khía cạnh về trách nhiệm xã hội
 Khía cạnh kinh tế

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất
hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp
ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung
ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát
triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong
hệ thống xã hội
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng
thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Đối với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với
mức thù lao xứng đáng cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn,
hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền
riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.
Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá
và dịch vụ,trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng,
an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và
cạnh tranh.
NHÓM 3 13
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các
hoạt động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể
chế hoá thành các nghĩa vụ pháp lý
 Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp
phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan.
Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi
trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những
hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ
bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:
(1) Điều tiết cạnh tranh
(2) Bảo vệ người tiêu dùng

(3) Bảo vệ môi trường
(4) An toàn và bình đẳng
(5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.
Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi
được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm
pháp lý của mình
 Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi
và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ
thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật.
Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng
vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các
thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho
chúng không được viết thành luật.
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những
nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của
NHÓM 3 14
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam
cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan
 Khía cạnh nhân văn
Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành
vi và hoạt động thể hiện những mong muốn như đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và
xã hội. Ví dụ như thành lập các tổ chức từ thiện và ủng hộ các dự án cộng đồng là các hình
thức của long bác ái và tinh thần tự nguyện của công ty đó.
Những đóng góp có thể trên 4 phương diện: Nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẽ
bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân
cách đạ đức của người lao động.
Khía cạnh này lien quan đến những đóng góp về tài chính và nguồn nhân lực cho
cộng dồng và xã hội lớn hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Khía cạnh nhân ái của

trách nhiệm pháp lý lien quan đến cơ cấu động lực của xã hội và các vấn đề về chất lượng
cuộc sống mà xã hội quan tâm. Lòng nhân ái mang tính chiến lược kết nối khả năng của
doanh nghiệp với nhu cầu của cộng đồng và của xã hội. Đây là thức trách nhiệm được điều
chỉnh bởi lương tâm. Thiếu điều này động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ.
2.2.4 Tác động trách nhiệm xã hội đối với việc phát triển doanh nghiệp và xã
hội trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới
Cùng với việc trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam buộc phải chấp
nhận các “luật chơi” của thế giới, trong đó, việc đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm xã hội là
một trong những vấn đề buộc phải làm không phải chỉ trên bình diện doanh nghiệp, mà còn
ở trên bình diện ngành, địa phương và quốc gia.
Gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện 6 hiệp định chính, trong đó có Hiệp định
Hàng rào kỹ thuật thương mại (bao gồm tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội TNXH). Trên thế
giới, các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa không chỉ về chất lượng mà còn cả về khía cạnh xã
hội. Một số sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường quốc tế cần đảm bảo các tiêu chuẩn do
NHÓM 3 15
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
phía đối tác yêu cầu như môi trường (ISO 14000), các bộ quy tắc ứng xử (COCs) của các
nhà nhập khẩu, các tổ chức độc lập quy định các vấn đề về lao động trẻ em, lao động
cưỡng bức, chống phân biệt đối xử, môi trường và an toàn sức khỏe nghề nghiệp…).
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, các tiêu chuẩn TNXH đang trở thành một
trong những điều kiện trong buôn bán thương mại.Đối với các doanh nghiệp, đó là các luật
chơi mới, buộc phải tham gia và nếu chấp nhận cuộc chơi có khả năng đi xa hơn. Trong
“cuộc chơi này”, họ cần phải nỗ lực đầu tư, nỗ lực cải tiến, nỗ lực chứng minh, các tiêu
chuẩn lao động và môi trường.
Mỗi doanh nghiệp khi đã tự quyết định một cách tự nguyện về thực hiện trách
nhiệm xã hội của mình thì bên cạnh những đóng góp, chi phí vì lợi ích cộng đồng xã hội
đương nhiên họ sẽ có những lợi ích riêng trong kinh doanh thông qua các hoạt động, đó là:
Bảo vệ thương hiệu không bị xã hội chỉ trích; nâng cao uy tín của sản phẩm một
cách bền vững; mở rộng thị trường và tạo lập ưu thế về giá cả; được tham gia các chương
trình đầu tư phát triển doanh nghiệp vì trách nhiệm xã hội.

Duy trì hoặc ký thêm hợp đồng kinh tế với các đối tác đầu tư, bạn hàng; có thêm
điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá công nghệ, tăng năng suất và chất
lượng sản phẩm; tăng việc làm, giảm số công nhân bỏ việc; tăng uy tín xã hội để doanh
nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, dễ dàng hoạt động hơn
2.2.5 Các tiêu chuẩn đánh giá của ngành chế biến thực phẩm
Mục đích của việc đánh giá và giám sát trách nhiệm xã hội (qui tắc hành xử, nhân
quyền, các yêu cầu về đạo đức) là để đảm bảo các đối tác kinh doanh của bạn tuân thủ
những cam kết của công ty bạn đối với chính sách về trách nhiệm xã hội. Để thẩm tra tính
minh bạch, nhất quán và trung thực, hầu hết các công ty xử dụng bên thứ ba chẳng hạn
như TQCSI để tiến hành đánh giá việc tuân thủ trách nhiệm xã hội bằng cách sử dụng các
NHÓM 3 16
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
dịch vụ đánh giá trách nhiệm xã hội, các nhà bán lẻ và nhập khẩu có thể đảm bảo rằng các
quyền của người công nhân tại các nhà máy đang sản xuất hàng hoá cho họ được tôn trọng
và thương hiệu của họ không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện về môi trường làm việc dưới
tiêu chuẩn hoặc các vi phạm về quyền con người.
2.2.6 Đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
2.2.6.1 Giới thiệu dịch vụ đánh giá trách nhiệm xã hội (SA)
Mục đích của việc đánh giá và giám sát trách nhiệm xã hội (qui tắc hành xử, nhân
quyền, các yêu cầu về đạo đức) là để đảm bảo các đối tác kinh doanh của bạn tuân thủ
những cam kết của công ty bạn đối với chính sách về trách nhiệm xã hội. Để thẩm tra tính
minh bạch, nhất quán và trung thực, hầu hết các công ty xử dụng bên thứ ba chẳng hạn
như TQCSI để tiến hành đánh giá việc tuân thủ trách nhiệm xã hội.Bằng cách sử dụng các
dịch vụ đánh giá trách nhiệm xã hội, các nhà bán lẻ và nhập khẩu có thể đảm bảo rằng các
quyền của người công nhân tại các nhà máy đang sản xuất hàng hoá cho họ được tôn trọng
và thương hiệu của họ không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện về môi trường làm việc dưới
tiêu chuẩn hoặc các vi phạm về quyền con người.
2.2.6.2 Khi nào nên sử dụng dịch vụ đánh giá Trách nhiệm xã hội (SA)
Dịch vụ đánh giá Trách nhiệm xã hội của chúng tôi là một cuộc đánh giá tại hiện
trường về Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội tại cơ sở phù hợp với bản danh mục

chuẩn.Cuộc yếu tố của cuộc đánh giá bao gồm các vấn đề :
• Lao động trẻ em.
• Lao động cưỡng bức
• Sức khỏe và an toàn
NHÓM 3 17
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
• Tự do của đoàn thể và quyền thương lượng tập thể
• Không phân biệt đối xử
• Các nguyên tắc kỷ luật
• Lạm dụng hoặc quấy rối
• Bồi thường và quyền lợi
• Giờ làm việc
• Phù hợp về môi trường
Các yếu tố này sẽ được đánh giá theo các quy định pháp lý và/hoặc theo các yêu cầu
đặc biệt của Khách hàng/ nhà thương mại. Phương pháp đánh giá bao gồm quan sát, phỏng
vấn người lao động và xem xét tài liệu.
2.2.6.3 Tiêu chí đánh giá dựa trên bộ luật lao động của quốc gia khác nhau và các
tổ chức đa cổ đông tham gia như:
Hội đồng Quốc tế Ngành sản xuất đồ chơi (ICTI): Đây là một tổ chức phi lợi
nhuận bao gồm các hiệp hội thương mại về sản xuất đồ chơi trên toàn thế giới. Tổ chức này
được thành lập để tăng cường các tiêu chuẩn an toàn sản xuất đồ chơi và trách nhiệm đối
với việc quảng cáo và bán hàng cho trẻ em.
Hiệp hội Lao động công bằng (FLA): Đây là một tổ chức phi lợi nhuận được
thành lập để bảo vệ các quyền của người lao động tại Mỹ và các nước khác trên thế
giới.Điều lệ của FLA đã tạo ra bộ luật tự nguyện, áp dụng rộng rãi trong ngành công
nghiệp về việc tiến hành và kiểm soát hệ thống.
NHÓM 3 18
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
Hội Sản xuất đáp ứng Trách nhiệm toàn cầu (WRAP): Một tổ chức phi
lợi nhuận, độc lập cam kết xúc tiến và chứng nhận sản xuất mang tính hợp pháp, nhân văn

và đạo đức trên toàn thế giới.
Tổ chức Khuyến khích thương mại đạo đức (ETI): là một Liên minh các công ty,
các tổ chức phi chính phủ và nghiệp đoàn thương mại để xác nhận và tăng cường việc áp
dụng tốt việc thực hiện các bộ luật lao động. Mục tiêu cuối cùng của ETI là đảm bảo các
điều kiện lao động của công nhân sản xuất cho thị trường Anh Quốc đáp ứng hoặc vượt các
tiêu chuẩn quốc tế.
Doanh nghiệp với Trách nhiệm xã hội (BSR): là một tổ chức có thành viên là các
công ty thuộc mọi quy mô và thành phần. Tổ chức này có ảnh hưởng toàn cầu và đem đến
cho các thành viên những sản phẩm và dịch vụ sáng tạo để giúp họ thành công về mặt
thương mại bằng cách chứng minh sự tôn trọng của họ đối với các giá trị về đạo đức, cộng
đồng và môi trường.
2.2.6.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến TNXH của DN
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu với khu vực và thế giới, các DN
Việt Nam buộc phải có quan hệ với các đối tác nước ngoài. Để có mối quan hệ chặt chẽ với
các đối tác này, các DN Việt Nam phải thực hiện một số quy định về TNXH trong lĩnh vực
AT-BVSK và BVMT do các đối tác nước ngoài dựng lên. Một số bộ quy tắc ứng xử (CoC)
quốc tế được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam đã đề cập khá rõ về vấn đề AT-BVSK
như Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 và WRAP; Hệ thống quản trị môi trường ISO
14000; Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ OHSAS 18001 v.v…
NHÓM 3 19
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM TẠI VIỆT NAM
Để hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như thực trạng của việc thực hiện
trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay một cách đúng đắn nhất,
đồng thời đưa ra một số giải pháp tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải cho vấn đề này
nhóm 3 xin đưa ra 1 ví dụ về việc chế biến thực phẩm sữa và vệ sinh ăn toàn thực phẩm ở
Việt Nam. Trước tiên nhóm 3 sẽ đưa quy trình chế biến sữa
3.1 Chế biến sữa

Nằm trong xu thế chung của các nước đang phát triển trên thế giới, nhu cầu
về các sản phẩm sữa ở Việt Nam như một nguồn bổ sung dinh dưỡng thiết yếu ngày
càng tăng lên. Điều này có thể thấy qua sự gia tăng doanh số từ sữa của các hãng sản
xuất tại Việt Nam, với tổng doanh thu các mặt hàng sữa tăng ổn định qua các năm. Năm
2009, tổng doanh thu đạt hơn 18.500 tỉ VNĐ vào năm 2009, tăng hơn 14% so với năm
2008
NHÓM 3 20
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
Điều này cho thấy rằng khủng hoảng kinh tế trong 2 năm vừa qua không ảnh
hưởng nhiều đến tiêu thụ sữa tại Việt Nam.
NHÓM 3 21
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
Hiện nay, tiêu dùng các sản phẩm sữa tập trung ở các thành phố lớn, với 10%
dân số cả nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ 78% các sản phẩm sữa
(Somers, 2009). Bình quân mức tiêu thụ hàng năm hiện đạt 9 lít/người/năm, vẫn còn
thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan (23 lít/ người/ năm) hay Trung Quốc (25
lít/ người/ năm); do đó, theo xu hướng của các nước này, mức tiêu thụ tại Việt Nam sẽ
tăng lên cùng với GDP (VINAMILK 2010). Cùng với nhu cầu về các sản phẩm
sữa ngày càng tăng lên tại Việt Nam, thị trường sữa hiện có sự tham gia của nhiều hãng
sữa, cả trong nước và nước ngoài, với nhiều sản phẩm phong phú
3.2 Hệ thống phân phối sản phẩm sữa ở Việt Nam
Hệ thống phân phối trong ngành sữa rất quan trọng đến quyết định doanh thu của
các công ty. Hiện các công ty phân phối qua các kênh:
Từ đại lý lớn tới các tạp hóa nhỏ
Qua các siêu thị: ngày càng chiếm tỷ trọng lớn do thay đổi trong thói quen tiêu
dùng của người dân.
Qua các trung tâm dinh dưỡng, giới thiệu sản phẩm: phối hợp với các bệnh viện
(Viện nhi, Viện phụ sản…), các quầy thuốc tại bệnh viện, các trung tâm tư vấn dinh dưỡng
(Viện dinh dưỡng quốc gia, Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh…):
kết hợp trực tiếp giới thiệu sản phẩm và tư vấn thông qua các chuyên gia dinh dưỡng tại

đây
NHÓM 3 22
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
3.3 DN ngành CB…, quy trình sản xuất, nguyên liệu đầu vào …
Đối với các công ty sản xuất sữa trong nước, nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng
được 30% nhu cầu sản xuất, trong khi đó 70% còn lại phải nhập khẩu (Somers, 2009).
Nguồn nguyên liệu trong nước
Nguồn nguyên liệu trong nước phụ thuộc vào tiềm năng phát triển của ngành chăn
nuôi bò sữa.
Đàn bò sữa tăng trưởng 16%/năm trong giai đoạn 2001-2009, tập trung chủ yếu ở
miền Nam. Miền Bắc chỉ chiếm từ 15-25% tổng số bò sữa tại Việt Nam trong giai đoạn
này. Ở miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh là vùng nuôi nhiều bò sữa nhất, với hơn 69
nghìn con vào năm 2008
Mặc dù qui mô đàn bò sụt giảm vào năm 2007 và 2008 so với năm 2006, sản lượng
sữa cả nước vẫn tăng đều qua các năm, với tốc độ trung bình 23%/ năm Tương ứng với
qui mô đàn bò, miền Nam sản xuất hơn 85% lượng sữa tươi cả nước.
Trong năm 2009, sản lượng sữa cả nước là 278.190 tấn, tăng 6,11% so với năm
2008.
Đây là mức tăng thấp nhất trong thời gian qua, do năng suất sữa toàn ngành trong
năm 2009 sụt giảm nhẹ; với nguyên nhân chính là cơ cấu lại quy mô đàn bò, do đó có một
số lượng bò sữa nhất định chưa có khả năng khai thác sữa.
Theo thống kê của nhà nước tính đến tháng 10/2011 cả nước có 142.702 con bò
sữa, trong đó bò cái vắt sữa là 102.667 con, sản lượng sữa thu được là 345.444 tấn. Hà Nội
có 9.655 con bò sữa, trong đó, bò cái vắt sữa là 6.655 con. Vùng Sơn La (Mộc Châu) sở
hữu 7.365 con bò sữa, trong đó, bò cái vắt sữa là 3.725 con. TP HCM là 77.329 con, trong
đó có 61.245 con bò cái vắt sữa sản lượng là 214.014 tấn. Trong khi đó, bình quân mức
tiêu thụ sữa của mỗi người dân đến thời điểm này vào khoảng 15 - 17 lít/ người. Cũng theo
nghiên cứu của chúng tôi, với điều kiện tự nhiên của VN hiện nay việc bò sữa cung cấp
100% sữa tươi là không có tính khả thi.
Các công ty sản xuất sữa lớn trong nước như VINAMILK hoặc FrieslandCampina

Việt Nam (Dutch Lady), tuy đã bắt đầu phát triển vùng nguyên liệu riêng của mình. Điển
NHÓM 3 23
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
hình là VINAMILK, ngoài việc thu mua sữa ở các trang trại nhỏ lẻ của nông dân, đã xây
dựng 5 trang trại nuôi bò, với Nghệ An là trang trại bò sữa lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Song nhìn chung, Việt Nam không có các điều kiện thuận lợi để chăn nuôi bò sữa,
do khí hậu nhiệt đới và quĩ đất chật hẹp. Do đó, tuy nhà nước và các công ty sữa đã chú
trọng phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, nhưng hiện hơn 70% đầu vào sản xuất của
các công ty Nguồn nguyên liệu nhập khẩu
Việt Nam nhập khẩu sữa bột chủ yếu từ các nước châu Úc (như New
Zealand, Úc), Mỹ, Hà Lan. Bên cạnh đó, giá trị nhập khẩu từ các nước Đông Nam
Á như Thái Lan, Malaysia cũng chiếm một phần không nhỏ, chủ yếu là sữa bột
thành phẩm nhập từ các nhà máy chế biến sữa của các công ty sữa đa quốc gia đặt
tại đây như Dumex, Dutch Lady…Việt Nam trong những năm qua nhập khẩu nhiều
nhất từ New Zealand, tiếp đó là Hà Lan, các sản phẩm về sữa. Công ty sản xuất sữa lớn
nhất Việt Nam – VINAMILK cũng nhập phần lớn nguyên liệu sữa đầu vào từ
Fonterra – một tập đoàn đa quốc gia của New Zealand (nắm giữ 1/3 thương mại sữa
bột trên thế giới).
NHÓM 3 24
Quản Trị Sản Xuất Và Dịch Vụ GVHD: Nguyễn Thị Tuyên Truyền
Trong định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu đến năm 2020, số lượng
bò sữa cả nước sẽ đạt 426.088 con và đến năm 2025, số lượng bò sữa sẽ đạt 601.436
con. Bên cạnh đó, dự kiến sản lượng sữa đến năm 2020 sẽ đạt 934,5 ngàn tấn và
đến năm 2025 đạt sẽ đạt 1.344,7 ngàn tấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, mặc dù tốc
độ phát triển đàn bò sữa ở nước ta hiện vẫn đang ở mức khá cao nhưng theo dự báo, đến
năm 2020, tổng sản lượng sữa bò nước ta mới đáp ứng được 35-36% và năm 2025 mới chỉ
đáp ứng được gần 40% nhu cầu trong nước. Do đó, các cơ sở chế biến sữa vẫn phải phụ
thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
3.4 Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất và chế biến sữa khép kín

Bước 1: Nuôi Bò
Bò vắt sữa vốn có tập tính diễn ra hằng ngày ăn, ngủ và nhai lại. Bò ở một số trang
trại được thả rông và ăn cỏ tươi( gặm cỏ). Một số trang trại, bò được cho ăn ngũ cốc, cỏ
ngô hoặc thức ăn ủ xilo và được nhốt suốt ngày trong các khu nuôi khép kín được gọi là
những cơ sỡ chăn nuôi thâm canh, một vài cơ sở nà có thể nuôi tới vài ngàn con.
Bước 2: Vắt sữa
Vắt sữa bằng máy: Bò thường được vắt sữa 2 lần/ ngày. Vắt sữa bằng máy mất
khoảng 5 phút/ Con phụ thuộc vào từng loại máy và năng suất sữa hàng ngày của bò. Phần
lớn các trang trại bò sữa có đủ máy để vắt cho trên 20 con bò một lần. Máy vắt sữa mô
phong3hpat5 động bú của con bê bằng cách tạo ra các lực hút theo nhịp rung quanh đầu vú
bò làm cho sữa bị hút ra từ bầu vú.
Bước 3: Bảo quản
Téc chứa và bảo quản sữa. Các Téc bảo quản sữa hoặc các xilo có gắn hệ thống
làm mát có hình dạng và kích thước khác nhau. Sữa thường được bảo quản tại trang trại ở
nhiệt độ 39 độ F hoặc lạnh hơn trong khoảng dưới 48 giờ. Các Téc và Xilo chứa sữa được
khuấy để dảm bảo rằng toàn bộ thể tích sữa được làm lạnh và chất béo trong sữa không bị
tách rời khỏi dung dịch sữa. Sau khi sữa được xả ra, thì các Téc, xilo và hệ thống ống dẫn
bằng thép không rỉ được vệ sinh sạch sẽ để sử dụng cho lần sau.
NHÓM 3 25

×