Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Nghiên cứu cải tiến công nghệ và thiết bị chưng cất tinh dầu Trầm thủ công tại doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc – khối 7 – huyện Núi Thành – tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 60 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm hương bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa: Nữ thần Thiện Y
A Na – một vị thần đẹp của dân tộc Chăm – thường hay dạo chơi trong những
cánh rừng ở Đăk Lăk, Khánh Hòa. Hương thơm của Nữ thần tỏa ra, quyện
vào cây trầm, nên về sau gỗ trầm còn vương mãi “mùi thơm thần thoại”.
Giá trị của trầm hương thể hiện ở chỗ là một nguyên liệu chất thơm
quý, đặc sản của một số nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam. Các sách cổ
của ta và Trung Quốc đều ghi nhận giá trị nổi tiếng của Trầm hương Việt
Nam mà xưa kia vẫn thường phải đem cống nạp cho vua chúa nước láng
giềng phương Bắc. Từ thế kỷ XVIII, trong cuốn “Phủ biên tạp lục”, Lê Quý
Đôn có viết: “Kỳ lam hương xuất tự đầu núi các xã thuộc hai phủ Bình Khang
và Diên Khánh xứ Quảng Nam là tốt nhất; xuất tự Quy Nhơn và Phú Yên là
thứ hai. Hương ấy là do ở ruột cây gió kết thành”. Sách “Thiên nam dư hạ
tập” chép rằng hai nguồn Trà Đình, Ô Kim huyện Bồng Sơn; thôn Nha Ca,
nguồn Cầu Bông, huyện Phù Ly và huyện Tuy Viễn đều hàng năm cống kỳ
nam hương, tức là thứ ấy.
Trầm hương được tạo ra từ cây Dó bầu (tên khoa học: Aquilaria
crassna Pierre ex Lecomte) thuộc họ Trầm (Thymelaeaceae). Đây là một mặt
hàng rất quý giá và hiếm hoi được xếp vào những bảo vật, dùng để cố định
hương thơm và làm dược liệu. Theo những nghiên cứu mới tại Nhật Bản và
Trung Quốc thì Trầm hương có vài dược tính rất đáng chú ý: tác dụng trên hệ
thần kinh trung ương – nghiên cứu tại Viện Đông Y Hyogo, Nhật Bản; tác dụng
trên các phản ứng dị ứng – nghiên cứu tại Đại học Dược Wonkang, Iksan, Nam
Hàn; tác dụng kháng u bướu – theo Joural of Natural Product (Sep 1981);…
Ngoài ra, Trầm hương được xem là mặt hàng quý giá nhất do có những công
dụng đặc biệt trong đời sống cũng như trong các tín ngưỡng tôn giáo.
Do vậy, người Việt Nam đã biết khai thác và sử dụng Trầm hương từ
rất lâu đời. Vào thời Bắc thuộc, nhà nước phong kiến buộc nhân dân phải
cống nộp Trầm hương hàng năm; dưới triều Nguyễn, triều đình cắt đặt các đội
canh tuần và buộc những người đi điệu vào rừng lấy Trầm và nạp; vào thời


1
Pháp thuộc, chính quyền thực dân Pháp kiểm soát việc chặt đốn cây Dó bầu
để khai thác Trầm; sau năm 1975, do bị bom đạn tàn phá nặng, nhiều cây Dó
bị bệnh, bị bom đạn hủy hoại nên sản sinh ra những loại trầm kỳ rất tốt.
Những đội công nhân chuyên nghiệp được thành lập để khai thác Trầm
hương, nguy hiểm rất nhiều song ma lực Trầm kỳ vẫn thôi thúc nhiều người
“ngậm ngãi tìm trầm” đi sâu hơn vào đại ngàn, ai cũng mong kiếm được một
ít “vốn liếng hời”. Bên cạnh những nguy hiểm, dân đi điệu đã vi phạm
nghiêm trọng đến chủ trương quản lý và bảo vệ rừng.
Đến cuối thập niên 90, nguồn Trầm hương tự nhiên ở Việt Nam gần
như bị cạn kiệt, để bảo vệ tài nguyên quốc gia, Chính phủ đã cấm hẳn việc
khai thác, mua bán Trầm hương và xem đó là hàng quốc cấm. Trước nhu cầu
tiêu dùng Trầm hương trên thế giới, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu
phương pháp tạo trầm cho cây Dó bầu để khai thác Trầm hương và chưng cất
thành tinh dầu Trầm hương.
Ngày 17/9/2007, tại số 2 - Ngọc Hà - Hà Nội, Bộ NN-PTNT đã phối
hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo “Cây Dó bầu và Trầm hương -
Thực trạng và Định hướng phát triển”. Để phát triển cây Dó bầu và sản xuất
Trầm hương hiệu quả, bền vững; Bộ giao nhiệm vụ cho các đơn vị như sau:
Viện Khoa học Lâm nghiệp: chủ trì, phối hợp với Viện Điều tra Quy hoạch
rừng, Đại học Lâm nghiệp và các Viện, Trường khác trong cả nước tiếp tục
nghiên cứu để sớm khẳng định: các loài Dó bầu có thể trồng ở từng vùng để
cho năng suất Trầm cao nhất, kỹ thuật trồng Dó bầu và kỹ thuật tạo Trầm có
hiệu quả cao, kỹ thuật chưng cất tinh dầu Trầm, công nghệ chế biến các sản
phẩm từ Trầm, diễn biến thị trường các sản phẩm từ Trầm,…
Hiện nay, cây Dó bầu và tinh dầu Trầm hương có giá trị rất lớn. Một
cây Dó bầu 7 năm tuổi chưa cấy tạo Trầm được thu mua tại chỗ với giá
500.000 VNĐ; cây Dó đã tạo Trầm hương , thời gian tạo Trầm khoảng 2 năm,
lượng Trầm hương thu được khoảng 1kg Trầm loại 5/cây, giá bán 100
USD/cây. Một lít tinh dầu Trầm hương có giá dao động từ 96.000-100.000

USD (năm 1993).
Nước ta là một nước có điều kiện tự nhiên phù hợp để cây Dó bầu phát
triển. Hiện nay, cây Dó bầu được trồng tập trung nhiều nhất ở một số tỉnh
2
như: Quảng Nam, Bình Phước, Bình Dương, Hà Tỉnh, Khánh Hòa, An Giang,
Đăk Lăk, Gia Lai, Quảng Trị,… với khoảng 30.000 hecta. Trong đó, Quảng
Nam là tỉnh có diện tích trồng Dó bầu rất lớn. Có nguồn nguyên liệu dồi dào,
Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc đã tiến hành chưng cất tinh dầu Trầm
nhưng bằng phương pháp thủ công nên năng suất và hiệu suất thu hồi chưa
cao, nên việc nghiên cứu và cải tiến quy trình công nghệ và thiết bị dây
chuyền chưng cất này là rất cần thiết.
Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu cải tiến
công nghệ và thiết bị chưng cất tinh dầu trầm thủ công tại doanh nghiệp tư
nhân Hồng Ngọc – Khối 7 – Huyện Núi Thành – Tỉnh Quảng Nam”.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình trồng cây Dó bầu ở Việt Nam
Trầm hương là một loại cây cao từ 30 đến 40m, vỏ màu nâu xám, nứt
dọc, dễ bóc vỏ và tước ngược từ gốc lên. Lá đơn mọc cách, phiến lá mỏng
hình thuôn, dài 8-10cm, rộng 3,5-5,5cm, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới
màu xanh nhạt. Từ xa xưa, người Việt cổ và người Hán cổ đã biết khai thác
và sử dụng Trầm hương. Nó được coi như là một sản vật quý hiếm như ngà
voi, sừng tê giác… Tập trung nhiều nhất ở phía Bắc: Hoàng Liên Sơn, Vĩnh
Phú, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Hà, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc;
ở miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; ở
Tây nguyên: Gia Lai, Kontum, Đắc Lắk; ở miền Nam: Bình Thuận, Lâm
Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, đảo Phú
Quốc. Đặc biệt thấy nhiều nhất trên dãy Trường Sơn.

Trầm hương hay kỳ nam được hình thành từ thân gỗ của cây Dó bầu
(Aquilaria Crassna Pierre ex Lecomte). Theo nguyên ngữ thì Trầm là chìm,
hương là mùi thơm, thả xuống nước thì chìm, đốt lên thì thơm, vậy nên mới
có tên gọi là trầm hương. Từ xưa, các vị vua phong kiến đã dùng Trầm hương
làm vật cúng viếng. Trong y học cổ truyền, Trầm hương được coi là vị thuốc
quý hiếm, được dùng để chữa trị rất nhiều bệnh.
Trầm hương được tạo ở cây Dó bầu là do cây bị thương tích hoặc
bị nhiễm bệnh ở một vùng nào đó, từ những vùng bị thương sẽ có hiện
tượng tích tụ Trầm hương để chống lại các yếu tố nói trên, sản phẩm
Trầm hương từ đó ra đời.
Kỹ thuật cấy tạo Trầm nhân tạo ngày nay đã trở nên phổ biến với chất
lượng không thua kém Trầm trong tự nhiên nhưng với thời gian nhanh hơn:
Cây dó bầu chỉ sau trồng từ 6-7 năm là có thể cấy tạo trầm và sau thời gian từ
24 – 36 tháng kể từ khi cấy hóa chất là khai thác Trầm.
Mặt khác, điều kiện tự nhiên của Việt Nam rất thích hợp để cây dó bầu
sinh trưởng và phát triển.
4
Những nguyên nhân trên đã làm động lực thúc đẩy cho sự phát triển
vườn cây dó bầu ở Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của “Hội Trầm hương Việt Nam” tính đến cuối
năm 2004 có khoảng 22 tỉnh trong cả nước đã trồng cây dó bầu với diện tích trên
7.000 hecta trong đó diện tích có thể khai thác trầm vào khoảng 190 hecta.
- Ở phía Bắc, một số tỉnh như Thái Nguyên, Phú Thọ…vừa bắt đầu
trồng trong năm 2004 do đó diện tích chưa cao.
- Các tỉnh Miền Trung từ Hà Tỉnh cho đến Khánh Hòa đã trồng trên
3.240 hecta, trong đó nhiều nhất là Hà Tỉnh (840 hecta), Quảng Bình (740
hecta), kế đến là Quảng Nam (425 hecta), và còn lại các tỉnh khác.
- Tây Nguyên tổng diện tích trồng khoảng 1.700 hecta bao gồm các
tỉnh Kon Tum (325 hecta), Gia Lai (225 hecta), Đắc Lắc (615 hecta), Đắc
Nông (226 hecta) và Lâm Đồng (265hecta).

- Các tỉnh Miền Đông Nam Bộ trồng được khoảng 1.743 hecta bao gồm
Đồng Nai (345 hecta), Tây Ninh (218 hecta), Bình Dương (230 hecta), và
nhiều nhất là Bình Phước (950 hecta).
- Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm có 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang
(kể cả đảo Phú Quốc) với diện tích trồng khoảng 387 hecta.
Tính pháp lý của việc trồng cây Dó bầu đã được Bộ NN và PTNN xác lập
tại quyết định số 16/QĐ.BNN, ngày 15/3/2005 (cây Dó bầu - Aquilaria crassna
thuộc danh mục cây trồng rừng sản xuất ở 6/9 vùng sinh thái lâm nghiệp).
Theo ước tính, đến năm 2010 diện tích trồng trên cả nước vào khoảng
30.000 hecta, trung bình hàng năm diện tích tăng từ 2.500 – 4.000 hecta.
2.2. Tình hình mua bán Trầm hương và chưng cất tinh dầu Trầm
trên thế giới
Trầm hương có nhiều công dụng đặc biệt, khó có sản phẩm nào thay
thế. Nhu cầu sử dụng Trầm hương vào mục đích làm thuốc chữa bệnh, làm
hương liệu sản xuất hóa mỹ phẩm và dùng vào mục đích tín ngưỡng ngày
càng tăng. Nó luôn là mặt hàng quý hiếm và đắt giá. Theo CITES, khối lượng
mua bán Trầm hương trên thị trường thế giới thời kỳ 1995-1997 khoảng 1.350
tấn. Theo thống kê của TRP, khoảng mấy năm gần đây khu vực Đạo giáo và
Hồi giáo sử dụng hơn 2.500 tấn Trầm các loại. Ngành hóa mỹ phẩm mỗi năm
5
nhu cầu khoảng 5.000 lít tinh dầu Trầm hương loại tốt, nhưng mới đáp ứng
được khoảng 100 lít. Giá mua Trầm hương được tính theo kilogam tùy thuộc
vào chất lượng. Vào năm 1993, giá bán Trầm tại thị trường Dubai (Arabia
Saudi) dao động từ 27 USD/kg (loại thấp nhất) đến 10.000 USD/kg (loại tốt
nhất). Trong năm 1996, trên thị trường Malaixia, 1 kg Trầm hương (loại tạp)
được bán với giá 5 USD, trong khi đó 1 kg Trầm loại đầu bảng có giá 1.000
USD. Ở thị trường Anh, tinh dầu Trầm hương thương phẩm được mua bán
với giá khoảng 64.000 bảng Anh/kg.
Trầm hương mua bán trên thị trường hầu hết là khai thác từ thiên nhiên.
Các nước có nguồn Trầm hương cung cấp cho thế giới tập trung chủ yếu ở

khu vực Đông Nam Á và vài nước Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan.
Tuy nhiên, nạn khai thác Trầm hương vào những năm cuối thế kỉ XX có tính
chất hủy diệt cây Dó, làm cho nguồn cung cấp Trầm hương trên thị trường
ngày càng cạn kiệt. Chẳng hạn, năm 1993, Indonexia khai thác và xuất khẩu
hơn 611 tấn thì năm 1997 chỉ còn 302 tấn; Campuchia năm 1995 khai thác và
xuất khẩu 133,8 tấn thì 3 năm sau chỉ còn 13,2 tấn; Ấn Độ năm 1995 xuất
khẩu 15,1 tấn thì năm 1997 chỉ còn 1,4 tấn.
Malaixia là nước khai thác và xuất khẩu gỗ Trầm hương nhiều nhất.
Năm 1991, lượng Trầm hương xuất khẩu của Malaixia chiếm 25% tổng lượng
Trầm hương nhập khẩu của các nước A rập, trị giá chừng 2,25 triệu USD.
Nước xuất khẩu Trầm đứng thứ hai là Singapo với khoảng 2,1 triệu
USD. Tiếp đến là Inđônêxia, Thái Lan và Ấn Độ.
Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ Trầm hương với khối lượng đáng kể.
Năm 1985, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 66.000 kg Trầm hương; đến năm 1990,
nhập được 28.000 kg và tới năm 1994, Hoa Kỳ cũng đã nhập được 31.000 kg.
Trước tình hình tiêu thụ Trầm hương lớn như thế, nhưng hiện nay chỉ
có vài nước Châu Á là trồng được cây Dó bầu và chưng cất được tinh dầu
Trầm hương như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam,…chưa đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng tinh dầu của thế giới. Nhưng các xưởng chưng cất cũng còn nhỏ,
thiết bị chưa hiện đại nên hiệu suất thu hồi cũng còn hạn chế.
6
2.3. Tình hình mua bán Trầm hương và chưng cất tinh dầu Trầm ở
Việt Nam
Cây Dó bầu đã từng được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Giờ đây, Bộ NN-
PTNT đã đưa ra khỏi danh sách nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay, diện tích
trồng cây dó bầu ở nước ta hiện khoảng 30.000ha. Nếu được bảo đảm về chất
lượng giống, kỹ thuật chăm sóc cũng như công nghệ chế biến, chưng cất tinh
dầu, cây Dó có thể mang lại giá trị siêu lợi nhuận.
Hiện nay, diện tích cây Dó bầu ngày càng được mở rộng, nhưng đầu ra
chưa ổn định nên gây cho bà con không ít khó khăn. Có những vườn Dó bầu

trị giá hàng tỷ đồng nhưng chưa biết bán cho ai. Vậy có nên mở cửa cho trồng
đại trà và khai thác Trầm hương không? Đó là câu hỏi được các chuyên gia,
các nhà khoa học, các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng đặt ra trong hội
thảo khoa học đánh giá khả năng tạo trầm của cây dó bầu và thị trường tiêu
thụ đã được Bộ NN-PTNT tổ chức sáng 23-10-2008, tại Hà Nội.
Sản phẩm Trầm hương, nhất là tinh dầu có thị trường tiềm năng rộng
lớn vì đó là nguyên liệu có nguồn gốc thảo dược quý hiếm mà ngành hương
liệu - mỹ phẩm hướng tới để cho ra những sản phẩm nước hoa, mỹ phẩm
được coi là người bạn vĩnh hằng của sắc đẹp và sự quyến rũ của phụ nữ. Các
ngành Đông Y, dược phẩm, các lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là Hồi
giáo và Phật giáo, có nhu cầu sử dụng trầm hương ngày càng nhiều. Ở Việt
Nam, theo thống kê của ngành thương mại từ năm 1986-1990, khai thác và
xuất khẩu khoảng 1.136,9 tấn Trầm hương. Cũng như các nước khác, số
lượng ngày càng giảm sút. Như năm 1985, khai thác và xuất khẩu 216,1 tấn
thì năm 1990 chỉ còn 73,4 tấn. Những năm tiếp theo, khối lượng Trầm hương
mua bán trên thị trường sẽ giảm sút nghiêm trọng do nguồn cung cấp từ thiên
nhiên đã cạn kiệt và bị ràng buộc bởi sự kiểm soát của Chính phủ các nước và
Công ước Quốc tế cấm mua bán các loại động vật, thực vật hoang dã nguy
cấp (CITES), nên cung cách xa cầu, làm cho giá cả càng tăng lên. Tinh dầu
Hiện nay, tìm mua được nhang Trầm khá hiếm và giá rất mắc. Trầm hương
còn mắc hơn gấp bội, tùy theo chất lượng, xuất xứ và công nghệ sản xuất một
lít tinh dầu Trầm hương có giá từ 5.000 đến 100.000 USD.
7
Bảng 2.1. Giá mua bán một số loại tinh dầu trên thế giới
Số
TT
Tên cây Tên khoa học
Tên thương phẩm
(tiếng Anh)
Giá 1 kg

tinh dầu
(đô la Mỹ)
Ghi chú
1 Cam chanh
Citrus sinensis
(L.) Osbeck
Orange oil 1,87-2,25
Năm
1990
2 Bạc hà á
Mentha arvensis
L. var.
piperascens
Malinv. Ex
Holimes
Cornmint oil 22,00 -
3 Bạch đàn
Eucalyptus
globulus Labill, E.
polybractea R.T.
Baker…
Eucalyptus oil
cineole type
6,60 -
4 Chanh
Citrus limon (L.)
Burm. f.
Lemon oil 17,60 -
5 Trầm hương
Aquilaria crassna

Pierre ex Lecomte
và A. malaccensis
Lamk.
Agar wood oil
96.000-
100.000
1993
6 Quế
Cinnamomum
cassia J.S. Presl.
Chinese cassia
bark oil
52-70
Tinh
dầu vỏ
quế
(Theo tài liệu của Lawrence,1993; Chung R.C.K & Purwaningsh,
1999).
Tinh dầu Trầm hương có giá trị và thu lợi nhuận kinh tế cao như vậy
nhưng việc sản xuất tinh dầu Trầm hương từ trước đến nay tại Việt Nam vẫn
hoàn toàn bằng phương pháp thủ công. Phương pháp thủ công này gọi là “lôi
cuốn hơi nước”, phương pháp này dễ thực hiện, ít tốn kém nhưng sản lượng
8
tinh dầu lấy ra còn hạn chế. Những xưởng chế biến tinh dầu Trầm hương mọc
lên trên khắp cả nước, nhưng chủ yếu bằng công nghệ thủ công nên chất
lượng và năng suất còn thấp. Nhiều nhóm doanh nhân ở Thái Lan cũng đến
Việt Nam đầu tư dây chuyền chưng cất tinh dầu Trầm cũng chưa giải quyết
được đầu ra cho các chủ vườn Dó bầu.
2.4. Tình hình chưng cất tinh dầu Trầm tại Quảng Nam
2.4.1. Diện tích cây Dó bầu trong tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam là tỉnh có diện tích đất trồng cây Dó bầu lớn trong cả
nước, chủ yếu tập trung ở huyện Tiên Phước. Số lượng và diện tích cây Dó
bầu tại huyện Tiên Phước năm 2004 được thể hiện ở bảng tổng hợp sau đây:
Bảng 2.2. Số lượng và diện tích cây Dó bầu tại huyện Tiên Phước
(Năm 2004)
TT Tên xã Tổng số cây
Diện tích
(ha)
01 Tiên Lãnh 13.140 11,94
02 Tiên Ngọc 10.758 9,77
03 Tiên Hiệp 4.758 4,32
04 Tiên An 34.374 31,25
05 Tiên Cảnh 3.504 3,18
06 Tiên Mỹ 2.259 2,05
07 Tiên Kỳ 7.722 7,02
08 Tiên Châu 130 0,12
09 Tiên Phong 2.400 2,18
10 Tiên Lộc 2.870 2,61
11 Tiên Lập 4.068 3,70
12 Tiên Thọ 5.159 4,69
13 Tiên Sơn 3.012 2,74
14 Tiên Cẩm 3.450 3,14
15 Tiên Hà 2.214 1,93

99.728 90,64
9
Ngoài ra, cây Dó bầu còn được trồng rải rác ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh
như huyện Nông Sơn, Hiệp Đức, … Hiện nay, các cây Dó từ 5-7 tuổi rất nhiều.
2.4.2. Tình hình tiêu thụ và chưng cất tinh dầu Trầm
Hiện nay, Quảng Nam có hai cơ sở chưng cất tinh dầu Trầm, một là

doanh nghiệp Hồng Ngọc ở khối 7, thị trấn Núi Thành và hai là xưởng của
ông Phùng ở Tam Xuân 2, Núi Thành.
Doanh nghiệp tư nhân Hồng Ngọc được thành lập vào năm 2005, chủ
doanh nghiệp là bà Nguyễn Thị Ngọc. Bên cạnh việc chế tác các sản phẩm
mỹ nghệ, Doanh nghiệp còn chưng cất tinh dầu Trầm từ cây Dó. Cả dây
chuyền có 64 nồi và được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp thủ công.
Tùy từng loại nguyên liệu mà thời gian và lượng tinh dầu thu được
khác nhau. Với nguyên liệu tốt thì khoảng 700-800kg Dó thì thu được 1 lít
tinh dầu, còn nguyên liệu bình thường thì từ 2-3 tấn Dó mới thu được 1 lít
tinh dầu. Giá bán tinh dầu dao động từ 8.000-11.000 USD/lít.
Đầu ra của tinh dầu Trầm hương Hồng Ngọc chủ yếu là xuất khẩu qua
các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapo, Ai Cập,… Bên cạnh việc
chiết xuất tinh dầu Trầm, Doanh nghiệp còn thu mua các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ từ cây Dó đã có Trầm, góp phần giải quyết một lượng lao động lớn
của tỉnh Quảng Nam.
2.5. Nguyên lý chưng cất
Chưng là phương pháp dùng để tách các hỗn hợp lỏng cũng như các
hỗn hợp khí lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau
của các cấu tử trong hỗn hợp (nghĩa là khi ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi
của các cấu tử khác nhau).
10
Hình 2.1. Sơ đồ chưng cất
Trong trường hợp đơn giản, khi chưng cất một hỗn hợp gồm 2 chất
lỏng không hòa tan vào nhau, áp suất hơi tổng cộng là tổng của hai áp suất
hơi riêng phần. Do đó, nhiệt độ sôi của hỗn hợp sẽ tương ứng với áp suất hơi
tổng cộng xác định, không tùy thuộc vào thành phần bách phân của hỗn hợp,
miễn là lúc đó hai pha lỏng vẫn còn tồn tại. Nếu vẽ đường cong áp suất hơi của
từng chất theo nhiệt độ, rồi vẽ đường cong áp suất hơi tổng cộng, thì ứng với
một áp suất, ta dễ dàng suy ra nhiệt độ sôi tương ứng của hỗn hợp và nhận thấy
là nhiệt độ sôi của hỗn hợp luôn luôn thấp hơn nhiệt độ sôi của từng hợp chất.

Chính vì đặc tính làm giảm nhiệt độ sôi này mà từ lâu phương pháp
chưng cất hơi nước là phương pháp đầu tiên dùng để tách tinh dầu ra khỏi
nguyên liệu thực vật.
Trong sản xuất ta gặp những phương pháp chưng sau đây:
- Chưng đơn giản: dùng để tách các hỗn hợp gồm các cấu tử có độ bay
hơi rất khác nhau. Phương pháp này thường dùng để tách sơ bộ và làm sạch
các cấu tử khỏi tạp chất.
- Chưng bằng hơi nước trực tiếp: dùng để tách các hỗn hợp gồm có các
chất khó bay hơi và tạp chất không bay hơi, thường được ứng dụng trong
trường hợp chất được tách không tan vào nước.
11
- Chưng chân không: dùng trong trường hợp cần hạ thấp nhiệt độ sôi
của cấu tử.
- Chưng luyện: chưng luyện là phương pháp phổ biến nhất dùng để tách
hoàn toàn hỗn hợp các cấu tử dễ bay hơi có tính chất hòa tan một phần hoặc
hòa tan hoàn toàn vào nhau.
2.6. Vai trò của cây Dó và tinh dầu Trầm với sự phát triển kinh tế xã
hội ở Quảng Nam
Phần lớn đất ở Quảng Nam là đất lâm nghiệp. Trong 592.500 ha đất
được sử dụng, 443.900 ha là đất lâm nghiệp chiếm 75%, 113.000ha được sử
dụng cho sản xuất nông nghiệp chiếm 19%. Điều này khiến Quảng Nam trở
thành tỉnh sản xuất lâm nghiệp hàng đầu trong vùng. Quảng Nam có diện tích
rừng che phủ lớn hơn các tỉnh khác, đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu nằm
trong tay thành phần ngoài quốc doanh, đất lâm nghiệp lại chủ yếu nằm trong
tay khu vực nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh. Một số nhà tài trợ và
chính quyền tỉnh đã chuyển đất cho cộng đồng sử dụng nhằm tạo điều kiện
khai thác rừng bền vững thông qua việc áp dụng phương pháp nông lâm kết
hợp theo định hướng thị trường. Hiện nay Tỉnh đang khẩn trương đẩy nhanh
tiến độ trồng rừng (trồng rừng theo dự án 661, dự án JIBIC, dự án KFW6, dự
án WB3, dự án FAO, và trồng cây phân tán trong nhân dân). Diện tích trồng

rừng đến nay khoảng 5.400 ha đạt trên 65% KH năm. Trong đó, diện tích đất
trông cây Dó bầu tương đối lớn, đem lại nguồn thu nhập rất lớn cho các chủ
vườn và mang lại nhiều lợi ích như: Gỗ làm đồ gia dụng, làm bột giấy, làm
nhang; lá làm dược liệu; vỏ làm sợi; sản phẩm chính là Trầm hương, có giá trị
kinh tế rất cao.
Trường hợp bán cây Dó nguyên liệu – cây Dó đã trưởng thành: đường
kính thân 18-20 cm, cao 5-6 m, trọng lượng bình quân 100kg tươi/cây,
khoảng 7-8 năm tuổi, chưa tạo Trầm – với giá 500.000 VND/cây.
Trường hợp bán cây Dó đã tạo Trầm hương , thời gian tạo Trầm
khoảng 2 năm, lượng Trầm hương thu được khoảng 1kg Trầm loại 5/cây, giá
bán 100 USD/cây.
Trường hợp sử dụng toàn bộ cây Dó đã tạo Trầm để chưng cất tinh dầu
thì giá trị thu được 180 triệu/ha/năm.
12
Ngoài ra, cây Dó tạo Trầm hương còn có các hiệu quả sau:
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động, mở ra hướng phát triển
kinh tế bền vững cho vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
- Tạo nguồn nguyên liệu cho việc chế biến tinh dầu, công nghiệp hương
liệu, mỹ phẩm và dược phẩm.
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị lớn, hiệu quả cao.
- Bảo tồn và phát triển loài cây đặc hữu, quý hiếm, có giá trị đặc biệt về
khoa học và kinh tế của nước ta.
Nhiều Doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư xây dựng xưởng tỉa Trầm tại
nhiều địa phương, đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân Quảng
Nam.
2.7. Mục tiêu của đề tài
2.7.1. Tìm hiểu cây Dó bầu và kĩ thuật tạo Trầm cho cây Dó bầu
Các cây có tinh dầu rất phong phú và đa dạng, mỗi loại mang những
nét đặc thù riêng. Việc khai thác, phát triển và bảo vệ các loài thực vật chứa
tinh dầu để đáp ứng các yêu cầu của kinh tế và xã hội đang là vấn đề có ý

nghĩa quan trọng. Cây Dó bầu đã tạo Trầm mang lại giá trị kinh tế rất lớn nên
việc nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh thái của nó; phương pháp cấy tạo
Trầm để tìm ra hướng tác động thích hợp nhằm thu được lượng tinh dầu cao
nhất là cần thiết.
2.7.2. Nghiên cứu công nghệ và thiết bị chưng cất tinh dầu Trầm thủ công
Tinh dầu Trầm có giá trị rất lớn. Nhưng hiện nay, công nghệ và thiết bị
của dây chuyền chưng cất tinh dầu Trầm thủ công còn là dấu hỏi lớn. Chưa có
nhiều công trình nghiên cứu cách lấy tinh dầu từ cây Dó bầu. Vì thế, việc
nghiên cứu công nghệ và thiết bị của dây chuyền này là cấp thiết.
2.7.3. Đề xuất các biện pháp cải tiến nhằm nâng cao năng suất và hiệu
suất thu hồi tinh dầu Trầm
Đây là dây chuyền chưng cất thủ công nên hệ thống dây chuyền còn
nhỏ, đơn giản, chưa đem lại năng suất cũng như hiệu suất thu hồi tinh dầu
Trầm cao. Sau quá trình nghiên cứu công nghệ thiết bị của dây chuyền này,
tôi đề xuất vài biện pháp cải tiến nhằm nâng cao năng suất và hiệu suất thu
13
hồi tinh dầu Trầm cho xưởng chưng cất của Doanh nghiệp Hồng Ngọc nói
riêng và các xưởng thủ công trong cả nói chung.
2.8. Các nội dung nghiên cứu chính
- Tìm hiểu đặc điểm của cây Dó bầu
- Tìm hiểu kỹ thuật tạo trầm cho cây Dó bầu
- Quy trình công nghệ và thiết bị chưng cất tinh dầu Trầm
- Phân tích ưu, nhược điểm của công nghệ và thiết bị chưng cất tinh dầu Trầm
- Một số biện pháp cải tiến công nghệ và thiết bị nhằm nâng cao năng
suất và hiệu suất thu hồi tinh dầu Trầm
14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây Dó bầu: nguồn gốc, đặc điểm thực vật học, tính đặc thù của cây Dó bầu.

Kỹ thuật tạo Trầm cho cây Dó bầu.
Công nghệ và các thiết bị trong dây chuyền chưng cất tinh dầu trầm thủ công.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập các thông tin liên quan trên các tạp chí, các bài báo, từ mạng
internet và các sách chuyên ngành.
Phỏng vấn trực tiếp chủ vườn trồng cây dó bầu; chủ doanh nghiệp, các
kỹ sư và công nhân làm việc tại dây chuyền chưng cất tinh dầu trầm.
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Từ các số liệu thu được, xử lý và đưa ra lập luận chính.
Tính toán hệ thống máy và thiết bị.
15
PHẦN 4
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tìm hiểu các đặc điểm của nguyên liệu
4.1.1. Nguồn gốc của cây Dó bầu [4]
Trên thế giới chi Trầm (Aquilaria) gồm khoảng 8 loài, phân bố chủ yếu
ở khu vực nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á và miền Nam Trng Quốc.
Ở nước ta, hiện đã có 3 loài (A. crassna, A. banaensae Phamh. và A.
baillonii Pierre ex Lecomte) phân bố rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường
xanh, mưa mùa, ẩm nguyên sinh thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hoá,
Nghệ An, Hà Tĩnh, đặc biệt là từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận đến
Tây Nguyên, An Giang, Kiên Giang và đảo Phú Quốc.
Trầm hương (A. crassna) còn gặp ở Lào và Campuchia. Đây là loại đặc
hữu ở Đông Dương. Ngoài loài Trầm hương (A. crassna) thì 2 loài còn lại (A.
banaensae và A. baillonii) cũng là những loài đặc hữu và quý hiếm ở nước ta.
Một loài gần gũi với A. crassna là A. malaccensis Lamk, phân bố trong
phạm vi rất rộng, từ Đông Bắc Ấn Độ, Mianma đến Thái Lan, Malaisia,
Philippin và Indonesia.

- Tên khoa học [7]
* Cây Dó bầu thuộc:
- Lớp (Class): Magnoliopsida
- Bộ (Order): Myrtales
- Họ (Family): Thymelaeaceae
* Họ này có 2 giống (Genus):
- Aquilaria
- Gyrinops
Giống Aquilaria có tất cả 24 loài (Species) khác nhau, gồm:
01. Aquilaria beccariana van Tiegh
02. Aquilaria hirta Ridl
03. Aquilaria microcarpa Baill
04. Aquilaria cumingiana (Decne) Ridl
16
05. Aquilaria filaria (Oken) Merr
06. Aquilaria brachyantha (Merr.) Hall.f
07. Aquilaria urdanetensis (Elmer) Hall.f
08. Aquilaria citrinaecarpa (Elmer) Hall.f
09. Aquilaria apiculata Elmer
10. Aquilaria parvifolia (Quis.) Ding Hou
11. Aquilaria rostrata Ridl
12. Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte
13. Aquilaria banaense Pham-hoang-Ho
14. Aquilaria khasiana H. Hallier
15. Aquilaria subintegra Ding Hou
16. Aquilaria grandiflora Bth
17. Aquilaria secundana D.C
18. Aquilaria moszkowskii Gilg
19. Aquilaria tomentosa Gilg
20. Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte

21. Aquilaria sinensis Merr
22. Aquilaria apiculata Merr
23. Aquilaria acuminate (Merr.)Quis
24. Aquilaria yunnanensis S.C. Huang
Mới đây, tiến sĩ Lê Công Kiệt (Việt Nam) và tiến sĩ Paul Kessler (Hà
Lan) vừa phát hiện loài thứ 25 ở cao nguyên Trung Bộ trong năm 2005 có tên
khoa học là Aquilaria rugosa L.C.Kiệt & PJ.A Kessler.
Cây Dó Bầu thuộc loài Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte.
- Tên thông thường [7]
Tùy theo mỗi quốc gia mà cây Dó bầu có tên khác nhau:
- Trung Quốc: Trầm hương (Tiếng phổ thông: Ch'en Hsiang)
- Pháp: Bois d'aigle, Bois d'aloes
- Anh: Agarwood hay Aloes wood
- Đức: Adlerhoiz
- Hy Lạp: Agallochon
- Á rập: Aghaluhy
17
- Malaysia: Garu
- Campuchia: Kalampeahk chan, Crassna, KresnaKlampèoh
- Việt Nam: Cây Trầm hương, Dó bầu, Dó trầm, Cây Tóc…
Tại Việt Nam cách gọi tên tiếng Việt cho mỗi loài rất khác nhau giữa
các địa phương.
4.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây Dó bầu
a. Đặc điểm hình thái
● Thân: Cây dó bầu là một loại cây gỗ lớn, cao khoảng 30-40m, nhưng
phổ biến nhất là từ 15-25m, đường kính thân khoảng 60-80cm, vỏ ngoài nhẵn,
màu xám, thịt vỏ màu trắng có nhiều chất xơ và dễ tách ra khỏi thân. Thịt gỗ
màu vàng nhạt, chất gỗ mềm có tỉ trọng 0,395. Cành mảnh, cong queo, màu
nâu nhạt, có lông hoặc nhẵn, tán thưa; cành non phủ lông mềm màu vàng
xám.

● Lá: Lá đơn, mọc cách, có hình bầu dục, hình trứng hay hình ngọn
giáo, nhọn ở gốc, thon hẹp ở đầu. Phiến lá mỏng dài 8-15cm, rộng 4-6cm.
Mặt trên phiến lá nhẵn bóng có màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn có lông
mềm. Cuống lá dài từ 4-5mm cũng có lông. Gốc lá thon nhọn dần hay tù;
chóp lá nhọn, thuôn nhọn, tận cùng có mũi; gân bên 15-18 đôi, thay đổi thất
thường, khá rõ ở mặt dưới.
● Hoa: Hoa lưỡng tính, hoa tự hình tán hay chùm mọc ở nách lá hoặc ở
đầu cành, cuống cụm hoa mảnh, dài 2-3 cm. Hoa nhỏ, đài hợp ở phần dưới,
hình chuông, màu vàng lục, trắng nhạt hoặc vàng xám, phía ngoài có lông
thưa; mặt trong gần như nhẵn, có 10 đường gân rõ; tồn tại ở quả; 5 thùy dài
hình trứng thuôn, dài 12-15mm. Phần phụ dạng cánh hoa, đính gần họng đài;
nhị 10; bầu hình trứng, 2 ô, có lông rậm, gốc bầu có tuyến mật.
● Quả: Quả nang, hình quả lê hơi dẹp, dài 4cm, rộng 3cm, dày 2cm, có
lông mềm, ngắn, có mang dài tồn tại, khi khô nứt làm 2 mảnh, thường mỗi
quả chỉ có một hạt.
● Hạt: Có hai phần, phần chính ở phía trên hình nón, phần kéo dài ở
phía dưới. Hạt khi chín có màu nâu, phần vỏ ngoài cùng hóa gỗ cứng, bên
trong mềm có chứa nhiều dầu. Hạt dó bầu có đời sống rất ngắn, không lưu trữ
lâu ngày được. Trong tự nhiên khi hạt chín và rụng xuống đất nếu gặp điều
18
kiện ẩm độ thích hợp là nảy mầm ngay. Việc lưu trữ hạt kéo dài quá một tuần
lễ, tỉ lệ nảy mầm sẽ giảm 80% hoặc không nảy mầm.
● Thời gian ra hoa kết trái: Cây dó bầu sau trồng khoảng 4-5 năm tuổi
thì bắt đầu ra hoa kết trái. Tùy vào điều kiện thời tiết của mỗi vùng mà thời
gian ra hoa có khác nhau. Ở Miền Trung Việt Nam cây bắt đầu ra hoa vào
tháng 3 và trái chín vào tháng 7 dương lịch. Nhưng ở Miền Nam thời gian ra
hoa tháng 2, trái chín tháng 5-6 dương lịch.
b. Đặc điểm sinh thái: Cây dó bầu sinh trưởng rải rác trong rừng
thường xanh ẩm nhiệt đới, nguyên sinh hoặc thứ sinh trên đỉnh dông, trên
sườn núi hoặc trên đất bằng ở độ cao 50-1.000m so với mặt biển.

● Khí hậu:
Ánh sáng: Cây dó bầu khi còn nhỏ rất thích hợp trong điều kiện râm
mát. Ở giai đoạn vườn ươm cây con cần được che phủ ánh sáng từ 60-70%.
Ở giai đoạn từ khi bắt đầu trồng đến khi cây được 2-3 năm tuổi, nếu được che
bóng cây sẽ sinh trưởng và phát triển rất nhanh.
Nhiệt độ: Cây dó bầu có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong khoảng
nhiệt độ từ 15

– 30
o
C nhưng thích hợp nhất là từ 22-29
o
C.
Độ ẩm: Ẩm độ thích hợp để cho cây phát triển là vào khoảng 80%.
Lượng mưa: Cây dó bầu là loại cây chịu hạn kém, do đó lượng mưa
nhiều hay ít đều có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát
triển của cây.
● Đất đai: Cây dó bầu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau ngoại
trừ đất cát nghèo kiệt, đất đá vôi và đất bị ngập úng hoặc đất bị nhiễm phèn
nhiễm mặn. Về mặt lý tính, đất trồng phải có kết cấu từ trung bình đến tốt,
nghĩa là tầng đất mặt phải tơi xớp, khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, pH đất
từ 5-6. Về thành phần dinh dưỡng, đất phải giàu chất hữu cơ và các chất vô
cơ.
Loại đất: Trong tự nhiên, loại đất feralit nâu vàng phát triển trên phiến
sa thạch số cây có trầm và mức độ hình thành trầm đạt tiêu chuẩn thương mại
cao hơn số cây phân bố trên loại đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ
Granit.
19
4.1.3. Các loài Dó
Ở nước ta, những người đi khai thác Trầm đã chia cây Dó ra làm các

loài sau: Dó bầu, Dó bầu trắng, Dó bầu đen, Dó nghệ, Dó me, Dó dây,… Ở
đảo Phú Quốc, người ta cho rằng Dó có hai loài: một là Dó nghệ, thịt cây hơi
vàng nhạt và hơi cứng; hai là Dó bầu, thịt cây trắng và mềm, Dó bầu cho
nhiều Trầm hơn cây Dó nghệ. Còn ở các tỉnh miền Trung thì cho rằng có bốn
loại: Dó bầu hương, Dó me, Dó dây và Dó bầu thường. Người khai thác Trầm
phân loại các loài Dó bầu phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại. Người miền
Trung phân biệt ra làm bốn loại nhưng thực chất chỉ có hai loại: một loại thịt
hơi vàng nhạt và hơi cứng hơn loại thịt trắng là Dó bầu nghệ, còn thịt mềm và
trắng thì cho là Dó bầu trắng.
Nhưng bất luận là loại nào, nếu cho được sản phẩm Trầm hương tốt thì
mới có giá trị, còn nếu không tạo ra Trầm thì không có giá trị.
Huyện Tiên Phước là huyện trông Dó bầu lớn nhất tỉnh Quảng Nam đã
phân Dó bầu thành hai loại có đặc điểm khác nhau: loài thứ nhất có đặc điểm:
thân có vỏ màu đen, lá xanh đậm, đầu lá nhọn, gỗ màu vàng, loại này khi tác
động vào để tạo Trầm thì cho sản lượng Trầm thấp hơn; loại thứ hai thân có
vỏ màu vàng, lá màu trắng bạc, đầu lá hình bầu dục, gỗ màu trắng vàng, loại
này khi tác động cho sản lượng Trầm cao hơn.
4.1.4. Vùng nguyên liệu của nhà máy
Diện tích trồng cây Dó bầu trong cả nước rất lớn, Doanh nghiệp Hồng
Ngọc đã thu mua nguyên liệu trên khắp cả nước, tập trung ở các tỉnh như:
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Gia Lai, Khánh
Hòa, Tuy Hòa,… và các khu bảo tồn Quốc gia như Cát Tiên, Chư mô ray.
4.2. Đặc tính và công dụng của tinh dầu Trầm hương
4.2.1. Các tính chất hóa lý của tinh dầu Trầm hương
1. Tính chất vật lý [4]
Tinh dầu Trầm hương là chất lỏng sánh, nhớt dẻo, có màu trắng vàng
hoặc màu hổ phách đậm, mùi thơm dịu của Trầm hương. Bằng khứu giác ta
cảm thấy tinh dầu Trầm có mùi thơm tương tự như mùi tinh dầu hương lau và
tinh dầu đinh hương do trong thành phần của tinh dầu có các cấu tử dạng tự do.
20

Tinh dầu Trầm hương có tỷ trọng nhỏ hơn nước (d<1), rất ít tan trong
nước nhưng lại tan trong các dung môi hữu cơ.
Tinh dầu có khả năng bay hơi.
Trầm hương có tính chất cháy cao, khi đốt tỏa mùi rất thơm.
2. Thành phần hóa học [7]
Thành phần hóa học có trong cây Trầm hương
3,4-Dihydroxy-dihyro-agarofuran: Có trong toàn cây
4-Hydroxy-dihydro-agarofuran: Có trong toàn cây
Agarol: Có trong gỗ
Agarospirol: Có trong gỗ
Agartetrol: Có trong gỗ
Alpha-agarofuran: Có trong gỗ
Aquillochin: Có trong toàn cây
Benzylacetone: Có trong dầu gỗ
Beta-Agarofuran: Có trong gỗ
Dihydro-agarofuran: Có trong dầu gỗ
Dihydroxy-agarofuran: Có trong gỗ
Gmelofuran: Có trong gỗ
Liriodenine: Có trong gỗ
Norketo-agarofuran: Có trong gỗ
Noroxo-agarofuran: Có trong gỗ
Oxo-Nor-Agarofuran: Có trong dầu gỗ
p-Methoxy-benzyl-acetone: Có trong dầu gỗ
p-Methoxy-cinnamic-acid: Có trong gỗ
Một số kết quả phân tích của Thụy Sỹ đã cho biết, thành phần chủ yếu
của tinh dầu Trầm hương gồm các agarofuranoid, các sesquiterpenoid của
nhóm chất eudesman, eremophilan, valencan và vetispiran.
Phân tích tinh dầu Trầm hương được trích ly từ loại nguyên liệu tốt
nhất ở Trầm hương (A. malaccensis); Ishihara, M.; Tsuneya, T. & Uneyama
K. (1993) đã xác định được 33 hợp chất.

21
Bảng 4.1. Thành phần hóa học có trong tinh dầu Trầm hương
STT Công thức hóa học
Phần trăm
(%)
1 2-(2-(4 methoxyphenyl) ethyl) chromone 27,0
2 2-(2-phenylethyl) chromone 15,0
3 oxoagarospirol 5,0
4 9,11-eremophiladien-8-one 3,0
5 6-methoxy-2(2-(4-methoxyphenyl) ethyl) chormone 2,5
6 guaia-1(10), 11-dien-15-all 1,5
7 selina-3,11-dien-ol 1,5
8 kusonol 1,4
9 selina-2,11-dien-14-ol 1,0
10 guaia-1(10), 11-dien-15-oic acid 1,0
11 selina-3,11-dien-9-one 0,8
12 jinko-eremol 0,7
13 selina-4,11-dien-14-al 0,7
14 dihydrokaranone 0,7
15 selina-3,11-dien-14-al 0,6
16 2-hydroxyguaia-1(10),11-dien-15-oic acid 0,4
17 β-agarfuran 0,4
18 guaia-1(10),11-dien-15-ol 0,3
19 guaia-1(10),11-dien-15,2-olide 0,3
20 selina-3,11-dien-14-oic acid 0,3
21 norketoagarfuran 0,2
22 agarspirol 0,2
23 sinenofuranol 0,2
24 selina-4,11-dien-14-oic acid 0,2
25 9-hydroxyselina-4,11-dien-14-oic acid 0,2

26 dehydrojinkoh-eremol 0,2
27 rotundon 0,1
28 α-bulnesene 0,1
29 karanone 0,1
30 α-guaiene 0,1
31 bulnesene oxide 0,1
32 guaia-1(10),11-dien-9-one 0,1
33 1,5-epoxy-norketoguaiene 0,1
(Theo PGS.TS. Lã Đình Mỡi, TS. Lưu Đàm Cư, v.v. Tài nguyên
thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập 1. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2001)
22
4.2.2. Công dụng của tinh dầu Trầm hương
Trầm hương là một mặt hàng có giá trị kinh tế cao, được sử dụng trong
các lĩnh vực sau:
a. Hương liệu mỹ phẩm
Trầm hương là một chất thơm và là chất định hương cao cấp. Hiện nay
người ta sử dụng tinh dầu Trầm hương để làm chất định hương và chất thơm
cao cấp, điều chế các loại nước hoa hảo hạng như Sental, Nuitd’Orient, làm
xà phòng tắm cao cấp.
b. Dược liệu
Là vị thuốc quý hiếm, có công dụng chữa bệnh.
* Trong Đông Y
Trong Đông Y, Trầm hương được coi là vị thuốc đặc biệt quý hiếm.
Dược liệu Trầm hương có vị cay, đắng, hơi ngọt, có các tác dụng sau:
- Trừ sơn lam chướng khí: Người ta thường xông Trầm trong nhà để trừ
khí độc và thường mang Kỳ nam trong người để ngừa sơn lam chướng khí.
Ở một vài vùng, nhất là vùng Phú Khánh, người ta thường bọc Kỳ nam
trong túi vải thưa để đeo ở cổ xem như “bùa hộ mệnh”. Trẻ em dưới 1 tuổi
đeo 2 chỉ, 1 đến 5 tuổi đeo 3 chỉ, người lớn đeo 5 chỉ.
- Dùng làm thuốc giải nhiệt và trừ sốt rét: Ở Campuchia, theo các bác sĩ

Menaut và Phana Douk, người ta thường dùng Kỳ nam, Trầm và ngà voi mài
với nước lạnh để uống. Ngày 2-3 lần, mỗi lần uống từ 3 phân đến 1 chỉ.
- Thuốc trừ đau bụng: Theo bác sĩ Sallet ghi nhận thì thuốc Nam có toa
thuốc trị đau bụng rất hay gồm: Trầm Hương 2 chỉ, sắc cùng Đậu khấu, hạt
cau, vỏ cây Mộc lan , Sa nhơn, Can khương trong 2 chén rưỡi nước còn lại 9
phân chia uống thành 2 lần trong ngày sẽ làm cho bụng hết quặn đau.
- Chữa bệnh đường tiểu tiện: Người ta thường mang Trầm Kỳ ở vùng
hội âm để chữa bệnh đường tiểu tiện.
- Theo Đông y, Kỳ nam dùng để trị các chứng độc thủy do phong thổ
gây nên, làm tiêu chứng chướng mãn, no hơi, đau bụng, ói mửa, hen suyễn
thở gấp, hạ được nghịch khí, thông chứng bế do khí hư gây nên. Mài từ 3
phân tới 1 chỉ, tùy theo tuổi lớn nhỏ hòa với nước lạnh hoặc bỏ vào nước đun
sôi mà uống.
23
* Trong Tây Y
Trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm
lành vết thương) và có tác dụng chữa một số bệnh về tim mạch (đau ngực, suy
tim), bệnh hô hấp (hen suyễn), bệnh thần kinh (an thần, trị mất ngủ, giảm đau,
trấn tỉnh…), bệnh về tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về đường
tiết niệu (bí tiểu tiện)…
Tiến sĩ Hsueh-Kung Lin tại Đại học Oklahoma, Mỹ khẳng định rằng
tinh dầu Trầm hương có thể trở thành một liệu pháp chữa trị đối với những
người phải bị bệnh ung thư bang quang.
* Các lĩnh vực khác
- Sản phẩm biếu tặng trong lĩnh vực ngoại giao.
- Tôn giáo: đốt trong các chùa chiền, đền thờ…vào các dịp lễ đặc biệt,
làm nhang để đốt vào lúc cúng kiến.
- Chế tác đồ thủ công mỹ nghệ: Tượng, vật cảnh, đồ trang trí…
- Làm giấy quý (vẽ tranh, viết kinh thánh…).
- Ướp xác…

4.3. Quá trình hình thành Trầm hương và kỹ thuật cấy tạo Trầm cho
cây Dó bầu
4.3.1. Quá trình hình thành Trầm hương
Sự tạo trầm trong tự nhiên của cây dó bầu là sự biến đổi của các phần
tử gỗ do tác động bệnh lý bởi vết nứt gãy, sự xâm nhập của các loài nấm xảy
ra một cách tự nhiên năm này sang năm khác. Khi bị nhiễm bệnh ở một vùng
nào đó cây sẽ tích tụ nhựa đến đây để tự băng bó vết thương, xem như một
khả năng tự đề kháng để chống lại bệnh nên tạo ra trầm kỳ.
Trong tự nhiên không phải bất kỳ thân cây dó nào cũng có trầm – kỳ,
chỉ có những cây bị bệnh mới chứa trầm ở phần lõi thân. Ở phần này nếu
quan sát kỹ qua kính lúp ta thấy các tế bào gỗ thoái hóa, biến dạng mất mộc
tố, chứa một chất nhựa thơm (tinh dầu) biến thành những khối hình thể không
đều, lồi lõm có rãnh dọc, trong trong màu sậm đó là kỳ nam. Chung quanh kỳ
nam gỗ cũng biến chất ít nhiều đó là tóc. Khi đốt cháy tóc tỏa ra mùi thơm
(dùng làm nhang đốt).
24
Trầm kỳ thường tìm thấy ở những cây dó bị bệnh sau thời gian từ 10 –
20 năm hoặc lâu hơn. Cây bị bệnh lá có màu vàng và nhỏ dần, thân cây có
nhiều u bướu, xuất hiện những điểm nâu đỏ. Gỗ cây trở thành một chất bóng
như đá sỏi có những nếp nhăn giống như cánh chim ưng, đó là những cây có
trầm và kỳ.
4.3.2. Kỹ thuật cấy tạo Trầm cho cây Dó bầu
4.3.2.1. Cơ sở lý luận của việc cấy tạo Trầm
Sự tạo Trầm là quá trình tích lũy tinh dầu ở một số khu vực của mô gỗ
bên trong thân cây dưới tác động của yếu tố tự nhiên, theo cơ chế đặc biệt của
cây. Quá trình này xảy ra trong một thời gian dài đến hàng chục năm. Nói
cách khác, hiện tượng tụ trầm là kết quả của tiến trình bệnh lý diễn ra trong
mô gỗ của cây dó bầu. Gỗ cây dó bầu có cấu trúc những tế bào Libe tập trung
bên trong mạch gỗ và sẽ phản ứng với các tác nhân kích thích bên ngoài để
tạo thành hợp chất Sesquiteipones tạo thành mùi đặc trưng cho gỗ trầm. Để

cấy tạo trầm, trước hết phải tạo được vết thương đặc biệt trên tế bào Libe bên
trong mạch gỗ. Việc làm này có thể dùng nhiều biện pháp như vật lý, hóa học,
sinh học…Với những tác động vết thương bằng tác nhân thông thường không
mang lại hiệu quả như mong muốn mà phải có chất xúc tác và tác nhân sinh
học kèm theo.
4.3.2.2. Các phương pháp cấy tạo Trầm
Trên thế giới, việc nghiên cứu cấy tạo Trầm đã được các nhà khoa học
theo đuổi hơn 40 năm qua và đã có những thành công đáng kể. Ở Mỹ, trường
Đại học Harvard đã nghiên cứu thành công phương pháp cấy tạo trầm vào
những năm 80 của thế kỷ 20. Đến năm 1994-1995 trường Đại học Kyoto
(Nhật), nghiên cứu thành công phương pháp cấy tạo trầm bằng men vi sinh và
phương pháp này tiếp tục được Giáo sư Gishi Honda thử nghiệm tại Trung
Quốc với tỉ lệ thành công trên 80%. Những năm gần đây, Giáo sư Gishi
Honda (Nhật) và Giáo sư tiến sĩ Trần Kim Qui (Việt Nam) đã ứng dụng quy
trình công nghệ sinh học này để gây tạo trầm trên thân gỗ của cây dó bầu tại
Lâm Đồng - Việt Nam, kết quả bước đầu cho thấy sau cấy men từ 6-12 tháng
lượng trầm thu được trên một cây vào khoảng 700gr.
25

×