Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Quy trình sản xuất giống một số loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 40 trang )

I. MỞ ĐẦU
Nuôi trồng thủy sản càng phát triển thì càng nhiều cơ hội mở ra cho người nuôi
và đất nước. Việt Nam nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát
triển nghề cây trồng vật nuôi, trong đó ngành thủy sản là ngành có nhiều lợi thế nhất.
Không chỉ có bờ biển dài mà Việt Nam còn có khá nhiều sông suối và ao hồ nước
ngọt. Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho thủy sản phát triển mạnh về cả 2
lĩnh vực: thủy sản nước mặn và thủy sản nước ngọt. Tuy diện tích không rộng lớn
nhưng thủy vực nước ngọt ở Việt Nam khá đa dạng về thành phần giống loài, nhiều
loài có giá trị kinh tế cao. Khá nhiều loài đã được sản xuất giống và nhiều mô hình
nuôi mang lại thành công. Một số mặt hàng thủy sản nước ngọt đã được xuất khẩu trên
thế giới như cá tra, cá basa, mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.Các đối
tượng cá nước ngọt hiện nay đang đươc ưa chuộng và nuôi nhiều gồm: cá tra, cá basa,
cá chép, cá mè, cá trôi, trắm cỏ…Để tìm hiểu thêm một số thông tin về các loài cá này
em xin giới thiệu bài báo cáo với chuyên đề: “quy trình sản xuất giống một số loài cá
nước ngọt có giá trị kinh tế hiện nay”.
1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giới thiệu đặc điếm hình thái cấu tạo của một số loài cá tại TT thủy sản
cấp I - Cư Chánh
1.1.1 Đặc điểm hình thái cấu tạo của trắm cỏ
Hình 1: Hình thái cá trắm cỏ
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Actinopterygii
Bộ (ordo): Cypriniformes
Họ (familia): Cyprinidae
Phân họ (subfamilia): Cyprininae
Chi (genus): Ctenopharyngodon
Loài (species): C. idella
Thân tròn dài, hơi dẹp bên, nhất là cuống đuôi. Bụng tròn, không có sống bụng.


Đầu tù hơi ngắn, miệng ở phía trước rộng, hình vòng cung không có râu. Hàm trên hơi
dài hơn hàm dưới Mắt bé ở hai bên đầu. Chiều dài thân bằng 3,38-3,80 lần chiều cao
và 3,50-4,20 lần chiều dài đầu. Chiều dài đầu bằng 4,50- 6,80 lần đường kính mắt và
bằng 1,70-1,90 lần khoảng cách hai ổ mắt. Khoảng cách hai mắt rộng. Rãnh sau môi
dưới đứt quãng ở giữa.
Mặt lưng và hông màu xám khói, bụng trắng hơi vàng. Các vây xám nhạt.
Thân cá màu vàng chè, bụng màu trắng xám. Vây ngực và vây bụng màu vàng tro.
2
1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo của rô phi
Loài cá rô phi vằn Oreochromis niloticus: Toàn thân phủ vảy, ở phần lưng có
màu xám nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc xanh nhạt. Trên thân có từ 7-9 vạch
chạy từ phía lưng xuống bụng. Các vạch đậm dọc theo vây đuôi ở từ phía lưng xuống
bụng rất rõ. Cá rô phi vằn là loài có kích cỡ thương phẩm lớn, lớn nhanh và đẻ thưa
hơn cá rô phi đen. Ðây là loài được nuôi phổ biên nhất trên thế giới và ở Việt Nam
hiện nay.
Ðặc điểm phân biệt Cá đực Cá cái
Ðầu To và nhô cao Nhỏ, hàm dưới trễ do ngậm
trứng và con
Màu sắc Vây lưng và vây đuôi sặc sỡ
có màu hồng hặc hơi đỏ.
Màu nhạt hơn
Lỗ niệu và lỗ sinh dục 2 lỗ: Lỗ niệu sinh dục và lỗ
hậu môn.
3 lỗ: Lỗ niệu, lỗ sinh dục và lỗ
hậu môn
Hình dạng huyệt Ðầu thoát lỗ niệu sinh dục dạng
lồi, hình nón dài và nhọn.
Dạng tròn, hơi lồi và không
nhọn như ở cá đực
1.2 Đặc điểm sinh sản của cá.

1.2.1 Các thời kỳ phát triển của buồng trứng: Theo Kixelevits( 1925), Sakun
vaf Butskaia(1968) thì sự phát triển của buồng trứng chia làm 6 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Xuất hiện ở những cá thể chưa thành thục. Buồng trứng dạng sợi,
màu trắng, gần bóng hơi, không thể phân biệt đực cái.
- Giai đoạn II: Cá thành thục lần đầu tiên, thấy mạch máu ở phần đầu buồng
trứng. Mắt thường không phân biệt được đực cái. Với cá đã đẻ 1 lần trở lên thì noãn
sào dẹp và bằng. Hệ số thành thục là 1-2 %. Noãn nguyên bào đạt kích thước tới hạn.
Giai đoạn III thì độ béo của cá là lớn nhất.
- Giai đoạn III: Kích thước và buồng trứng tăng lên rõ rệt, mắt thường đã phân
biệt được đực cái. Mạch máu phát triển và phân bố theo tấm sinh trưởng rõ ràng. Hệ số
thành thục là 3-6 %.
- Giai đoạn IV: Buồng trứng đạt kích thước 2/3 xoang bụng. Mạch máu và mô
liên kết rất phát triển. Tế bào trứng tròn và rời. Hệ số thành thục là 15- 25%. Tùy theo
từng loài buồng trứng có màu vàng nhạt hay trắng, màng buồng trứng có tính đàn hồi,
3
trong có chứa đầy trứng. Căn cứ vào tình hình tích lũy noãn hoàng và phân chia thành
các giai đoạn phụ IVa, IVb, IVc. Trong sinh sản của cá Rô phi chỉ có IVc, IVb mới
sinh sản được.
- Giai đoạn V: buồng trứng đã thành thục, nhiều tế bào trứng rời khỏi màng
trứng và chuyển động tự do trong buồng trứng. Buồng trứng chỉ cần vuốt nhẹ là trứng
có thể chảy ra ngoài.Đối với cá đẻ một lần trong năm ngoài trứng chảy ra còn có các tế
bào ở thời kỳ tiền sinh chất và tích lũy noãn hoàng. Đối với cá đẻ nhiều lần trong năm,
sau khi đẻ còn lại trứng ở thời kỳ tích lũy noãn hoàng chiếm 20% tổng số trứng tiếp
tục phát triển và đẻ trong năm đó.
Đối với cá dùng kích dục tố thường không có giai đoạn V ( cá mè, trôi, trắm)
- Giai đoạn VI: Đối với cá đẻ một lần/năm, sau khi đẻ xong buồng trứng teo lại,
màng buồng trứng dày lên, do mạch máu xung huyết, có màu đỏ tím. Buồng trứng còn
sót lại những tế bào ở giai đoạn IV bị hấp thu nhanh chóng. Đối với cá đẻ nhiều lần/
năm, nhiều tế bào trứng ở giai đoạn quá độ, từ giai đoạn II đến giai đoạn IV
1.2.2 Các giai đoạn phát triển của tinh sào: chia làm 6 giai đoạn

- Giai đoạn I: Tuyến sinh dục chưa phát triển, có dạng sợi rất nhỏ nằm sát vách
lưng. Mắt thường không thể phân biệt đực cái.
- Giai đoạn II: Tinh sào dài nhỏ, màu trắng sữa trong suốt, mạch máu không rõ
ràng. Tinh nguyên bào số lượng tăng lên rất nhiều và hình thành từng chùm. Không
phân biệt đực cái bằng mắt thường.
- Giai đoạn III: Túi tinh dạng que, màu hồng trắng hoặc vàng nhạt. Nặn không
thấy tinh trùng chảy ra, ống dẫn tinh có hiện tượng hình thành xoang rỗng.
- Giai đoạn IV: Tinh sào màu trắng sữa, bề mặt có nhiều mạch máu phân bố. Đầu
giai đoạn IV nặn chưa thấy tinh dịch chảy ra, cuối giai đoạn này nặn thấy tinh dịch
chảy ra nhưng đặc như sữa. Tồn tại nhiêu loại tế bào: tế bào sơ cấp, tế bào thứ cấp,
tinh trùng. Đặc biệt trong xoang ống dẫn tinh, có nhiều tinh trùng riêng biêt, đây là
cuối giai đoạn IV.
- Giai đoạn V: là giai đoạn chín muồi của tinh trùng, buồng sẹ phát triển lớn, màu trăng
sữa hoặc có những loại hơi vàng. Có nhiều tinh trùng, đoạn giữa của tinh sào, trong các
buông chứa lượng tinh trùng khá nhiều, giai đoạn này là giai đoạn phóng tinh.
- Giai đoan VI: khi tinh trùng đã thoát ra ngoài, buồng trứng bị teo lại thành một
dãi nhỏ, buồng sẹ màu trắng đục.
1.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sự phát dục của tuyến sinh dục
4
a. Thức ăn: Thức ăn là nguồn nguyên liệu cho noãn hoàng và tinh sào. Những cá
đói thì hệ số thành thục thấp mặc dù các yếu tố khác vẫn đảm bảo. Những cá đang thời
kỳ tạo noãn hoàng nếu bị đói trong thời gian dài, buồng trứng có thể bị thoái hóa và
tiêu biến.
- Dinh dưỡng tốt thì cá phát dục thành thục và sinh sản sớm.
- Để đảm bảo cho sự phát triển của tuyến sinh dục cá phải chú ý trên 2 phương
diện: số lượng và chất lượng phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cá. Nhiều nghiên
cứu cho thấy, chất lượng thức ăn ảnh hưởng rõ rệt đến mùa vụ sinh sản, hệ số thành
thục, tỉ lệ thành thục, chất lượng trứng và cá con.
b. Nhiệt độ: Cá là động vật biên nhiệt, nhiệt độ quyết định đến hoạt động chung
và dinh dưỡng của cá

- Ở nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá, cá không bắt mồi được, dự trữ mỡ cạn kiệt
thì tuyến sinh dục là nguồn dự trữ duy trì sự sống của cá.
- Đối với mỗi loài cá, có một khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của
tuyến sinh dục. Ngoài khoảng nhiệt độ ấy, cá có thể sống nhưng không thành thục và
sinh sản được.
Trong phạm vi nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp càng cao thì cang rút ngắn thời gian
nuôi vỗ.
Đối với cá cái đã thành thục hoàn toàn, sự thay đổi nhiệt độ môi trường trong thời
gian ngắn có ý nghĩa như một kích thích chuyển sang tình trạng sinh sản.
c. Quang kỳ: Cá chịu tác động nhiều của quang kỳ là cá Hồi. Bằng thực nghiệm
người ta chứng minh tuyến sinh dục vủa chúng
d. Dòng nước: Những loài di cư sinh sản ngược dòng và có bãi đẻ ở thượng
nguồn thì rất cần dòng nước cho sự sinh sản và thành thục.
Biện pháp kích thích dòng nước đặc biệt quan trọng với những ao nuôi vỗ có mật
đọ cao, diện tích nhỏ và độ sâu của ao thấp.
e. Các yếu tố khác: Những yếu tố vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng đến sự sinh sản
của cá.
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5
I. Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu.
1. Địa điểm:
Trung tâm giống thủy sản nước ngọt cấp I- Cư Chánh.
2. Thời gian nghiên cứu:
Ngày 14/8/2010
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số loài cá nước ngọt được nuôi và sản xuât giống tại trại giống.
Cá mè trắng cá trôi
cá chép
Cá trắm cỏ cá trê cá rô phi
Hình 2. Một số loài cá nước ngọt

II. Phương pháp nghiên cứu:
- Qua lời giới thiệu, hướng dẫn của cán bộ thuộc Trung tâm giống.
- Trực tiếp đi tham quan các mô hình cho đẻ và nuôi thương phẩm: nhà cho đẻ,
nhà ấp nở, ao nuôi vỗ và các ao nuôi thương phẩm…
- Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm: sử dụng các phương pháp giải phẫu, quan sát
và tính toán số liệu.
6
-
• Sơ đồ tìm hiểu quy trình sản xuất giống
III. Các phương pháp thu thập số liệu:
1. Phương pháp xác định yếu tố môi trường trong ao nuôi
1.1Thu mẫu nước để phân tích
* Những nguyên tắc khi thu mẫu nước
+ Nước phải lưu thông
+Nguồn nước đó phản ánh đầy đủ các yếu tố sinh lý sinh thái của vùng đó.
+ Lượng nước thu được phải đủ để phục vụ mục đích nghiên cứu
+ Bảo quản tốt chất lượng nước cho đến lúc nghiên cứu.
* Điểm thu mẫu: chọn địa điểm
+ Nước chảy
+ Lấy nước ở điểm phân tầng: điểm đó cách tầng mặt 30m, cách tầng đáy 30m.
7
Ương
nuôi cá
bộtlên

hương
Ương
nuôi cá
hương
lên cá

giống
kỹ thuật
vận
chuyể
cá con
Kỹ thuật
ương nuôi
cá giống
Bệnh ở
cá con
Các
trang
thiết bị

dụng
cụ sản
xuất
Vị
trí
địa
lí và

đồ
trại
sản
xuất
Các khâu trong quy trình sản xuất giống
Cá nước ngọt

Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giống cá nước

ngọt
Tìm hiểu cơ sở vật chất của
trại sản xuất giống
Bệnh và
phương
pháp
phòng trị
Tìm
hiểu kỹ
thuật
nuôi vỗ
thành
thục
Kỹ
thuật ấp
nở
Kỹ
thuật
tiêm
kích
dục tố,
cho đẻ
Tuyển
chọn cá
bố mẹ
nuôi vỗ
Bệnh ở
cá bố
mẹ
*Thời gian thu mẫu: tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lấy theo ngày đêm, mùa vụ,

theo mùa, chế độ thuỷ triều
* Dụng cụ thu mẫu
Đối với mẫu nước bề mặt chỉ cần nhúng một bình miệng rộng (như xô, ca)
xuống sâu 0,5m dưới mặt nước. Nếu cần lấy mẫu ở độ sâu hơn 0,5m thì có thể sử dụng
thiết bị lấy mẫu theo độ sâu như Kemmer hoặc Bình Van Doren. Các loại thiết bị lấy
mẫu nước được đưa trong TCVN 5992 - 1995.
Dụng cụ đựng mẫu thường là chai thủy tinh, nhựa PE (TCVN 5992 - 1995). Bình chứa
mẫu phải đạt các yêu cầu sau:
+ Bền, không bị dập vỡ
+ Kín, không bị rò rỉ
+Dễ dàng đóng mở
+ Ít bị thay đổi do nhiệt độ
+ Hình dạng, kích thước, khối lượng phù hợp
+ Dễ dàng làm sạch và sử dụng lại
+ Giá thành vừa phải
Chú ý: Sau khi thu mẫu phải làm nhãn, trên nhãn ghi ngày tháng lấy mẫu,địa
điểm, các yếu tố khác ở hiện trường…
1.2Bảo quản mẫu
Các loại nước thường bị biến đổi ở những mức độ khác nhau do các tác động
hóa lý và sinh vật học xảy ra trong thời gian lấy mẫu đến khi phân tích. Bản chất và
tốc độ của những tác động này thường có thể làm cho nồng độ các chất cần xác định
sai khác với lúc mới lấy mẫu nếu như không có các chú trọng cần thiết khi vận chuyển
mẫu và lưu giữ mẫu ở phòng thí nghiệm trước khi phân tích.
* Chuẩn bị các bình chứa:
- Các thiết bị và dụng cụ lấy mẫu cần được vệ sinh kỹ để giảm khả năng nhiễm
bẩn, cách rửa và chất liệu bình chứa phụ thuộc vào thành phần phân tích.
* Nạp mẫu vào bình chứa
- Các mẫu dùng để xác định các thông số lý, hóa học cần nạp mẫu đầy bình và
đậy nút sao cho không có không khí ở trên mẫu. Điều đó hạn chế tương tác với pha khí
và sự lắc khi vận chuyển.

- Các mẫu dùng để xác định vi sinh vật thì không được nạp đầy mà cần để một
khoảng không khí sau khi đậy nút.
8
- Bình chứa những mẫu phải bị đông lạnh thì khi bảo quản không được nạp đầy.
Làm lạnh và đông mẫu (với các mẫu nước)
- Mẫu cần giữ ở nhiệt độ thấp hơn khi lấy. Làm lạnh hoặc đông lạnh chỉ có tác
dụng nếu thực hiện ngay sau khi lấy mẫu. Làm lạnh không thể xem là biện pháp bảo
quản lâu dài.
- Bình bằng thủy tinh không thích hợp để đông lạnh. Các mẫu vi sinh không được
làm đông lạnh.
* Bổ sung chất bảo quản
- Một số yếu tố vật lý, hóa học có thể ổn định bằng cách cho thêm hóa chất trực
tiếp vào mẫu sau khi lấy hoặc vào bình chứa trước khi lấy mẫu.
- Nhiều hóa chất, ở nhiều nồng độ khác nhau đã được kiến nghị dùng. Thông
thường là: các axit, các dung dịch bazơ, các chất diệt sinh vật, các thuốc thử đặc biệt
cần bảo quản một số thành phần nhất định…
1.3 xác định các yếu tố môi trường trong mẫu nước
- Oxy:
Hình 3. Bộ test oxygen
+ Kết quả đo: 0
2
= 6 mg/l
- pH:
nh
Hình 4. Bộ test pH
9
+ Cách xác định:
Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu
nước vào lọ. Lâu khô bên ngoài lọ.
Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa

mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra.
So sánh kết quả thử nghiệm với bẳng so màu: Đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của
bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH
tương ứng.
Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.
+ Kết quả: pH= 7,7
- Đo Cl
-
:
+ Cách đo: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh trước và sau mỗi lần kiểm tra.
Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.Rửa lọ thủy tinh nhiều lầm bằng mẫu nước
cần kiểm tra, sau đó đổ 20ml mẫu nước vào lọ. Lâu khô bên ngoài lọ. Thêm 8 giọt
thuốc thử số 1 vào lọ, đóng nắp và lắc đều lọ thủy tinh rồi mở nắp ra. Kiểm tra phản
ứng màu ngay sau đó. Đặt lọ thử nơi nền trắng và so màu ( nên thực hiện việc so màu
dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào). Nếu không có sự
thay đổi màu sắc so với mẫu nước ban đầu thì mẫu nước không có Clo. Hàm lượng
Clo gây hại ở mức 0.02mg/l tương đương với mẫu nước nhuốm sang màu vàng. Nếu
hàm lượng Clo cao hơn mức 0.02 thì mẫu thử có màu
+ Kết quả: Cl
-
= 0,02
- Đo NH
3
:
Hình 5. Bộ test NH
3
10
+ Kết quả đo: NH
3
=0, NH

4
/NH
3
= 0
- Đo NH
2
:
+ Cách đo:
+ Kết quả: NH
2
= 0
2 Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh học của cá
Trước khi tiến hành phẫu thuật cá, tiến hành quan sát hình thái bên ngoài của cá,
quan sát lỗ sinh dục, vuốt trứng…Sau đó mang cá đi cân trọng lượng, dùng thước đo
chiều dài. Ghi lại kết quả.
2.1Kích thước, màu sắc, vị trí của não cá chép
- Cách lấy: giết cá chết trước khi lấy não, đế tránh cá vùng vẫy.
Dùng dao chặt xương chẩm của cá từ sau miền mắt trên đến hết xương chẩm, lật
xương chẩm lên, dưới lớp óc nhầy nhìn thấy toàn bộ não cá.
- Màu sắc: màu trắng đục
- Kích thước: nhỏ
2.2Quan sát tuyến sinh dục
Dùng kéo, banh, kẹp để mổ bụng cá, sau đó quan sát:
- Vị trí buồng trứng
- Màu sắc buồng trứng
- Thể tích buồng trứng
2.3Đo hệ số thành thục:
HSTT =trọng lượng buồng trứng/ trọng lượng cơ thể
Sau khi quan sát buồng trứng, dùng kẹp và banh, tách buồng trứng ra khỏi nội
quan, lấy ra khỏi cơ thể cá.

Mang buồng trứng đi cân
2.4 Đo độ béo:
- Độ béo Fullton = trọng lượng cơ thể cá/ chiều dài thực tế*100
- Độ béo Clark =trọng lượng cơ thể cá - nội quan/ chiều dài thực tế* 100
Sau khi tách trứng ra khỏi cơ thể, tiếp tục lấy phần nội quan ra, mang phần cơ thể cá
không còn nội quan mang đi cân, ta biết được trọng lượng cơ thể cá trừ nội quan.
2.5Sức sinh sản tương đối
Sức SSTĐ = Sức sinh sản tuyệt đối/ Trọng lượng cơ thể
11
2.6 Sức sinh sản tuyệt đối: là số trứng có trong buồng trứng.
Do số trứng có trong buồng trứng rất lớn nên chúng ta không thể đếm hết một cách
chính xác được. Chúng ta chỉ lấy một phần nhỏ, mang đi cân rôi đếm số trứng đó, từ đó tính
ra số trứng có trong buồng trứng. Để đếm được trứng, ta phải tiến hành khử dính.
- Khử dính: Có 2 dung dịch để khử dính:
+ Dung dịch I: gồm 10 thể tích nước ép dứa + 1 thể tích nước, hoà vào nhau
thành dung dịch.
+ Dung dịch II: gồm 3g ure +4g NaCl + 10 lít nước
Dùng banh và kẹp tách lấy một phần nhỏ của buồng trứng, mang đi cân. Trong
trường hợp này nên dùng cân điện tử để thu được kết quả chính xác. Cân 2 phần bằng
nhau, rồi dùng 2 dung dịch khác nhau để khử dính.
Sau khi cân, bỏ 2 phần trứng vào 2 lọ đã chứa sẵn 2 dung dịch khử dính. Dùng
đũa thuỷ tinh khuấy đều cho đến khi trứng rời ra.
Tính thời gian từ lúc bắt đầu khuấy cho đến khi trứng rời ra ở 2 lọ để so sánh kết quả.
- Đếm trứng: Sau khi trứng đã rời ra, đổ hết nước trong lọ, trứng còn lại thì đổ ra
khay và đếm. Tính số trứng đó.
- Cách tính toàn bộ trứng có trong buồng trứng:
a(gam) trứng x (trứng)
Buồng trứng( trọng lượng b gam) b*x/a (trứng)
Ta tính được số trứng có trong buồng trứng, tính được sức sinh sản tuyệt đối.
2.7 Xác định tính ăn của loài

Tính ăn của loài được xác định dựa vào tỷ lệ: M
M = Chiều dài ruột/ chiều dài cơ thể
Nếu M <1: loài ăn động vật
Nếu1<M<3: loài ăn tạp
Nếu >3: loài ăn thực vật
2.8 Độ dày của cơ: dùng thước đo cơ ở phần vây ngực. Mục đích của đo độ dày cơ là
để tiêm kích dục tố chính xác, không làm tổn thương nội quan của cá.
2.9 Ball mỡ
- Đầy ruột: Ball V
- 3/4 – 4/5 diện tích của ruột: Ball IV
- 1/2 diện tích ruột: Ball III
12
- 1/4 – 1/3 diện tích của ruột: Ball II
- Chỉ có một dãi mỡ: Ball I
- Không có mỡ: ball 0
3 Kết quả thu được
3.1 Đối với cá Chép
* Quan sát buồng trứng:
- Màu sắc: màu vàng đậm
- Thể tích: chiếm 2/3 khoang bụng
- Buồng trứng đang trong giai đoạn IV
- Trước khi mổ cá, vuốt nhẹ buồng trứng thấy có những hạt trứng chảy ra
* Các kết quả đo:
- Chiều dài thân: 21,5 cm
- Chiều dài thực tế: 28,5
- Trọng lượng thân: 525g
- trọng lượng thân - nội quan: 390g
- trọng lượng buồng trứng: 120g
- chiều dài ruột: 43,5cm
- Ball mỡ: 0

- Độ dày cơ: 1cm
* Kết quả tính
- HSTT: 120/525 = 23%
- Độ béo Fullton: 525/28,5 = 18,4%
- Độ béo Clark: 390/28,5 = 13,6%
- Sức sinh sản tuyệt đối:
Mẫu trứng có trọng lượng 0,43g. sau khi khử dính, tính được 446 trứng.
vậy tổng trứng có trong buồng trứng(A) được tính như sau:
A = 446*120/0,43
= 124465 trứng
- Sức sinh sản tương đối: = 124465/525 =237 trứng
- Xác định tính ăn của loài:
M = 43,5/28,5 = 1,5
Vậy đây là loài ăn tạp thiên về động vật
- Thời gian khử dính bằng dung dịch I: 2 phút 22 giây
- Thời gian khử dính bằng dung dịch II : 5 phút 35 giây.
Vậy dung dịch I khử dính hiệu quả hơn dung dịch II
13
3.2 Cá Diếc :
* Quan sát buồng trứng
- Màu sắc : vàng tươi
- Thể tích : 2/3 thể tích khoang bụng
- Buồng trứng ở giai đoạn IV
- Trước khi mổ dùng tay vuốt nhẹ phần bụng, đã thấy trứng chảy ra
* Kết quả đo
- Chiều dài thực tế :10,5cm
- Trọng lượng thân : 32g
- Trọng lượng thân - nội quan : 23g
- trọng lượng buồng trứng :8g
- Chiều dài ruột : 13,2g

- Độ dày cơ : 0,2 cm
- Ball mỡ : ball 0
* Kết quả tính
- HSTT : 8/32 = 25%
- Độ béo Fullton : 32/10,5 *100 = 30%
- Độ béo Clark :23/ 10,5*100 = 21%
- Xác định tính ăn của loài : M =13,2/ 10,5 = 1,2. Đây là loài ăn tạp thiên về động vật
3.3 Lươn
* Kết quả đo :
- Dài thực tế : 10,5cm
- Chiều dài thân : 8,2cm
- Trọng lượng thân :80g
- Trọng lượng thân- nội quan :70g
- Chiều dài ruột :24 cm
- Độ dày cơ :0,1 cm
* Kết quả tính :
- Xác định tính ăn của loài : M : 24/46 = 0,5. Đây là loài ăn động vật
14
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÀ THẢO LUẬN
I. Tìm hiểu tổng quan về trại giống:
1. Lịch sử hình thành:
Trước năm 1930 là cơ sở nuôi cá cảnh phục vụ giải trí.
Năm 1975 đổi tên thành Trại giống Cư Chánh.
Sau năm 1975 - 1983 trại cá Cư Chánh kết hợp với trại cá Tây Lộc hành thành Xí
nghiệp nuôi cá Huế. Năm 1989 tách ra khỏi rại cá Tây Lộc và hình thành Công ty dịch
vụ Nông Lâm Nghiệp Huế và Xí nghiệp nuôi cá thuộc Sở Thuỷ sản Huế.
Năm 2007 - 2009 trại được đầu tư nâng cấp với kinh phí trên 7 tỉ đồng. Hiện tại đã
cơ bản hoàn chỉnh cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước vận hành theo chức năng chính:
Lưu giữ giống thuần, nguồn gen quí hiếm, tiếp nhận công nghệ kỹ thuật mới, sản xuất
các loại cá giống cung cấp cho địa bàn v.v

2. Tìm hiểu vị trí địa lý và sơ đồ trại giống:
* Vị trí địa lý: Trung tâm giống thủy sản cấp I- Cư Chánh nằm ở xã Thuỷ Bằng
huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế
Một mặt giáp với đường giao thông, các mặt còn lại giáp với đồi núi. Phía bên
phải của trại tiếp giáp với nguồn nước chảy từ hồ Thủy Tiên. Nên nguồn nước ngọt ở
đây khá dồi dào và ít bị ô nhiễm. Trai giống nằm cách biệt với khu dân cư nên khả
năng lây nhiễm các mầm bệnh cũng ít, dễ quản lý
* Cơ cấu, trang thiết bị trại giống:
Toàn tại có diện tích 12 ha, trong đó có 8 ha là diện tích mặt nước, 4 ha còn lại
dùng để xây cơ sở hạ tầng: khu quản lý, khu nhà ở cho cán bộ, nhà cho đẻ, ấp nở.
- Hệ thống ao: Ao nuôi vỗ cá bố mẹ
Ao nuôi cá thử nghiệm
Ao ương cá hương và cá giống
Ao nuôi cá sau khi sinh sản
- Hệ thống bể đẻ nhân tạo,bể ương ấp trứng cá: gồm 2 bể đẻ, 4 bể ấp trứng cá
trắm cỏ, 1 hệ thống giàn nước chảy tự động để ấp cá rô phi
- Hệ thống xử lý nước
- Hệ thống rơle để điều chỉnh nhiệt độ
- Hệ thống giữ cá và xuất bán cho khách.
15
3. Tình hình hoạt động
a. Những thuận lợi:
- Nguồn nước: lấy từ hồ Thủy Tiên, là nguồn nước tự chảy nên không tốn năng
lượng để bơm. Mặc khác, nguồn nước cách xa khu dân cư nên cũng ít bị ô nhiễm,
lượng nước dồi dào.
- Trung tâm nhận được nhiều sự quan tâm của các tổ chức, ban ngành.
- Có quan hệ rộng rãi và lâu đời với khách hàng trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
b. Khó khăn:
- Địa hình nằm ở vùng bán sơn địa nên rất dễ bị lũ quét
- Vào mùa mưa trung tâm hầu như ít hoạt động vì lũ lụt và nhiệt độ giảm thấp.

- Sự cạnh tranh của các trại cá tư nhân nằm trên địa bàn…
c. Nhiệm vụ của trại giống:
- Tiếp nhận, nuôi dưỡng các giống cá nước ngọt.
- Sản xuất giống các loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế và được ưa chuộng.
- Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về sản xuất giống.
- Kết hợp với các viện nghiên cứu xây dựng và hoàn thành các đè án
- Nuôi thương phẩm một số loài cá nước ngọt
- Sản xuất con giống và thả ra ngoài tự nhiên để tái tạo nguồn lợi.
d. Năng suất của trại giống:
- Trong những năm trước, trại đã sản xuất được khoảng 20- 25 triệu cá giống và
khoảng 35- 40 triệu cá bột/ năm.
- Trong năm 2010 , trại giống đang phấn đấu để đạt chỉ tiêu: sản xuất được 30-35
triệu cá giống, 40 -45 triệu cá bột/ năm.
II. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ
1. Điều kiện ao nuôi vỗ: Nuôi vỗ theo mô hình ao nước tĩnh
Các ao được bố trí theo từng dãy, các dãy song song nhau.
- Diện tích của mỗi ao: 400-500m
3
, độ sâu: 1,2- 1,5 m
- Hình dạng ao: hình vuông
- Xung quanh bờ được lắp đặt các mảng betong, để chống sạt lở bờ, rò rỉ nước
vào mùa nưa.
- Chất đáy là sét thịt, nghèo dinh dưỡng.
16
- Mỗi ao đều có hệ thống thoát nước và cấp nước riêng. Hệ thống cấp nước được
bố trí ngầm ở trong bờ ao, hệ thống thoát nước thông với đê thoát nước, đê thoát nước
được đặt ở vị trí trung tâm của hệ thống ao
- Không bố trí hệ thống sục khí.
- Nước được cho vào khoảng 2/3 diện tích của ao.
2. Các đối tượng được nuôi vỗ và mật độ nuôi vỗ

2.1 Đối tượng nuôi vỗ: các loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến như:
Trắm, Rô Phi, Cá Mè trắng, cá mè hoa, cá Trôi
2.2 Mật độ nuôi vỗ: Khoảng 15- 20 kg/100m
2
. Tùy loài và tập tính của cá
mà mật độ nuôi vỗ khác nhau.
2.3 Các giai đoạn nuôi vỗ: đa số các loài được nuôi vỗ qua 2 giai đoạn:
nuôi vỗ tích cực và nuôi vỗ chuyển hóa.
2.4 Giới thiệu quy trình nuôi vỗ cá Trắm cỏ
a. Thời gian nuôi vỗ: Thường bắt đầu vào khoảng tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
Nuôi vỗ trong vòng 4 tháng.
b. Chuẩn bị ao nuôi vỗ:
Công việc nay nên được tiến hành hằng năm, để cải thiện ao nuôi theo xu hướng
tốt hơn.

Tháo cạn nước: dùng hệ thống thoát nước để tháo cạn, có thể dùng kết hợp với
máy bơm.

Nạo vét bùn đáy: Tùy theo lượng bùn và chất cặn bã ở dưới đay ao. Bịt các
hang, ổ của các sinh vật địch hại.

Bón vôi: Thường dung CaO để bón với liều lượng: 10 kg/100 m
2
. Vôi được rải
đều rồi cào trộn với lớp đáy để diệt tạp.
Do các ao ở đây đưa vào sản xuất khá lâu nên chất đáy bị nghèo dinh dưỡng.
Chính vì thế chỉ nên tẩy ao bằng vôi và hạn chế sử dụng các chất hóa học khác.
c. Thả cá

Chọn cá bố mẹ

- Xa nhau về nguồn gốc.
- Chọn những con cân đối không dị tật dị hình, mình thon đều, da bụng mềm.
17
- Đối với cá đã tham gia sinh sản lần trước thì đưa vào nuôi vỗ ngay, loại bỏ
những con bị bệnh và quá già, khả năng sinh sản kém.
- Cá đực đạt: 3-8 tuổi, trọng lượng 3- 10kg ; cá cái đạt 3-8 tuổi, trọng lượng đạt:
3- 10 kg.
- Đàn cá đưa vào nuôi trong một ao phải đồng đều về kích cỡ

Mật độ thả: 20 kg/ 100 m
2
Nên nuôi ghép với một số loài khác như: mè trắng, mè hoa với tỷ lệ: Trắm cỏ:
60- 80 %, cá mè trắng: 20- 40 %.
d. Các giai đoạn nuôi vỗ: trại giống áp dụng mô hình nuôi vỗ 2 giai đoạn như
các loài khác
- Nuôi vỗ tích lũy: 1/10- 31/12:
Sử dụng thức ăn tinh và thức ăn xanh
+ Thức ăn xanh: cho ăn cỏ với khối lượng khoảng 5 % trọng lượng thân.
+ Thức ăn tinh: Bắp, đậu xanh, mầm thóc. Tất cả nấu lên rồi cho ăn. Có thể sử
dụng đậu nành hầm. Nên cho ăn loại thức ăn này với lượng khoảng 2% TLT.
- Nuôi vỗ chuyển hóa: sau 2 tháng nuôi vỗ tích cực cá được chuyển qua giai đoạn
nuôi chuyển hóa.
Ở giai đoạn này cắt hoàn toàn thức ăn tinh, cho ăn thức ăn xanh hoàn toàn. Có
thể cho ăn 20 % TLT
+ Các biện pháp kích thích:
Sử dụng biện pháp kích thích nước: tạo dòng nước để cá hoạt động, cá sẽ chuyển
nhanh sang trạng thái thành thục và đẻ trứng.
Tiến hành 5 ngày/ lần.
e. Chăm sóc và quản lý:
- Theo dõi tình hình sử dụng thức ăn của cá

- Vớt thức ăn xanh còn dư thừa mỗi ngày
- Chú ý đến hiện tượng nổi đầu của cá vào mỗi sáng sớm
- Kiểm tra trứng để cho cá đẻ.
18
3. Kỹ thuật kích thích sinh sản cho cá bằng kích dục tố
Hiện nay loại kích dục tố được sử dụng phổ biến là: LH-RH-A; Buserelin;
sGnRH_A, trong đó LH-RH-A là loại được sử dụng phổ biến vì tác dụng mạnh và giá
thành rẻ.
• Cách tiêm kích dục tố cho cá: Thường tiêm vào vị trí gốc vây ngực hoặc tiêm ở lưng.
Kéo cá vào, bắt cá lên và vuốt nhẹ cho cá nằm yên, giữ cho cá không cựa quậy.
Trước khi tiêm nên điều tra độ dày cơ để điều chỉnh mũi tiêm chính xác.
• KDT được chia làm 2 lần để tiêm cho cá
- Tiêm cho cá cái
+ Liều 1: gọi là liều khởi động, liều này được tiêm ngoài ao nuôi.
Sau 6- 8 tiếng, tiêm tiếp liêu 2
+ Liều 2: gọi là liều quyết định, tiêm trong bể đẻ.
- Tiêm cho cá đực: tiêm 1 lần, tiêm cùng lần với liều 2 của cá cái. Lượng thuốc
bằng ½ lượng thuốc của cá cái.
Sau khi tiêm liều 2, khoảng 8- 10 tiếng sau thì cá đẻ.
Ở trai giống, thường tiêm liều 1 vào lúc 7h, liều thứ 2 tiêm vào lúc 15h. Đến 21h
thì cá đẻ.
4. Kỹ thuật cho cá đẻ
4.1 Kỹ thuật cho đẻ đối với cá đẻ trứng trôi nổi và bán trôi nổi: cá trắm, cá
mè trắng, cá trôi, cá mè hoa….
* Bể đẻ: Trong sản xuất giống nhân tạo các loại cá nuôi hiện nay, bể đẻ được xây
dựng cho các loài cá có trứng trôi nổi và bán trôi nổi.
- Vị trí của bể đẻ: đặt gần nơi cung cấp nguồn nước và hệ thống thoát nước, gần
với ao nuôi vỗ để dễ dàng vận chuyển cá. Bể đẻ ở trại giống được xây ở đầu các ao
nuôi vỗ, gần khu ương nuôi cá con.
- Cấu tạo của bể đẻ: có dạng hình tròn. Vì bể hình tròn thì khả năng lấy trứng

nhanh hơn các hình khác. Bể được xây dựng bằng xi măng, phía trong được quét xi
măng trơn lán để không làm cá bố mẹ bị thương. Bên trong bể có bố trí một vòi cấp
nước, được đặt nghiêng một góc 45
0
để khi cấp nước thì tạo thành dòng chảy xoáy.
Bể đẻ được vệ sinh sạch sẽ trước khi cấp nước vào. Tùy số lượng cá mà lượng
nước cấp vào hợp lý. Nếu thả nhiều cá thì lượng nước cấp vào là 2/3 bể, nếu cá ít thì
cấp vào khoảng 1/2 bể.
19
Sau khi cấp nước vào thì tiến hành thả cá.Cá đực và cá cái được thả chung một
bể. Để cá ổn định sức khỏe trong bể, không nên cho nước chảy quá mạnh, không gây
ồn ào làm cá hoạt động nhiều sẽ không có lợi cho cá.
Quan tâm đến thời gian hiệu ứng của cá, Biết được mức độ tiêu hao oxy của cá,
dựa trên quan hệ tỷ trọng giữa trọng lượng cơ thể và thể tích nước, người ta sẽ dịnh
lượng số lần thay nước và lượng nước cần thay để dảm bảo oxy cho cá.
Khi cá bắt đầu đẻ không nên cho nước chảy. Sau khi cá đẻ được 30 phút, cho
nước chảy nhẹ để trứng trương nước và nổi, không bị ứ đọng ở đáy dẫn đến thiếu oxy.
Sau khi cá đẻ 1- 2 giờ thì tăng tốc độ dòng chảy lên 0,2 m/s, nước chảy theo hình
vòng xoáy mục đích là tập trung trứng giữa bể để tiện thu trứng.
• Bể thu trứng: đặt liền kề với bể đẻ.
- Cấu tạo: Hình vuông, đáy có đường dẫn thông với bể đẻ. Một góc bể được bố
trí hệ thống cống bậc thang để thoát nước và chống tràn. Chính giữa bể là ống nối liền
với ống dẫn từ bể đẻ sang, ống này được buộc lưới để giữ và thu trứng.
- Trứng được thu và chuyển sang bể ấp.
4.2 Kỹ thuật cho đẻ đối với cá đẻ trứng dính: cá chép…
Nhiệt độ cho cá chép đẻ thích hợp nhất từ 18- 25
o
C. Trời lạnh dưới 18
o
C cá

chép không đẻ. Trước khi cho cá đẻ, phải nghe dự báo thời tiết để tránh những đợt có
gió mùa đông bắc sắp tràn về.
Tuyển chọn cá cho đẻ
Hình 6. Chọn cá bố mẹ cho đẻ
20
Trước khi cho cá đẻ phải kiểm tra cá bố mẹ. Nếu thấy cá có hiện tượng nhô
vây, hở đuôi, hay lượn sát ven bờ là trứng, sẹ của cá đã già, cá đã muốn đẻ. Ta bắt vài
con lên để kiểm tra cho chính xác. Cách kiểm tra như sau:
Con cái: Khi sắp đẻ, bụng to kềnh, lật ngửa cá lên thấy giữa bụng có một ngấn
hằn lõm vào kéo dài từ vây ngực đến tận hậu môn (dọc theo giữa hai buồng trứng). Sờ
bụng thấy mềm nhũn, da bụng mỏng, nhất là phía cuối. Lỗ sinh dục đỏ thẫm và hơi lồi.
Nếu vuốt nhẹ vào thành bụng, trứng sẽ chảy ra, màu vàng sẫm, trong suốt và rời thành
từng cái là trứng đã già. Những cá này có thể cho đẻ ngay đợt đầu.
Kinh nghiệm ở một số cơ sở cho cá chép đẻ cho biết: Những con cá cái bụng to
quá mức bình thường, bành ra như bụng cóc, sờ vào thấy mềm nhão thường rất khó đẻ
(cá đã thoái hoá). Ngược lại, những con cá cái khi vuốt thấy trứng màu vàng đục hoặc
vàng xanh dính vào nhau từng chùm là trứng còn non.
Cá đực: Lúc sắp phóng tinh trùng, nếu vuốt nhẹ hoặc cầm mạnh cá, tinh dịch
cũng chảy ra, có màu trắng như nước vo gạo và đặc sền sệt như sữa hộp. Trường hợp
tinh dịch còn loãng, tuy vẫn có màu trắng nhưng không đặc quánh là sẹ còn non.
* Chọn ao cho cá đẻ: Diện tích ao rộng hay hẹp tuỳ theo số lượng cá cho đẻ
nhiều hay ít. Chọn ao có đáy trơ, tốt nhất là cát pha sét. Nguồn nước đưa vào ao phải
sạch, không chua mặn, không ô nhiễm. Ao được tẩy dọn kỹ, có mức nước sâu khoảng
1m. Có thể dùng bể đẻ cá mè, trôi, trắm, bể ấp hoặc bể chứa nước để cho cá chép đẻ.
* Chuẩn bị ổ đẻ
Thường chọn các loại xơ mềm có nhiều lông tơ nhỏ để làm ổ cho cá chép đẻ
trứng cá dễ bám, như: bèo tây, xơ dừa, sợi nilông. Phổ biến nhất là dùng bèo tây, nếu
dùng bèo phải chọn loại rễ bánh tẻ. Bỏ hết rễ bèo thối, rửa sạch đất, cặn bám ở rễ và
sát trùng bằng nước muối 5% (0,5kg muối ăn pha trong 10 lít nước). Dùng cây nứa
quây bèo thành khung hình chữ nhật, để khi cá vật đẻ không làm bèo tản mát. Kết quả

nghiên cứu của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I cho thấy: Số lượng trứng của
mỗi cá mẹ tỷ lệ thuận với khối lượng cá. Cá nặng 1kg thường đẻ 120.000 – 140.000
trứng; cá nặng 1,5kg đẻ 180.000 – 210.000 trứng… Tỷ lệ trứng nở thành cá bột thường
đạt 30- 40% (100 trứng nở được 30 – 40 con cá bột). Một khung bèo rộng 1m2 thường
có khoảng 180 cây bèo. Mỗi cây bèo thường có 700 trứng bám, vậy cứ 1 con cá cái cỡ
21
1kg cho đẻ cần 1m2 khung bèo. Bèo thả kín vào khung, khung đặt cách bờ ít nhất 1m
ở chỗ nước sâu để khi cá vật đẻ không làm nước bị đục.
* Thành lập nhóm cá đẻ
Sau khi kiểm tra cá thấy trứng, sẹ đạt yêu cầu cho đẻ, chuẩn bị xong ao và ổ
cho cá đẻ, nếu thời tiết thuận lợi thì bắt cá cho vào nơi vật đẻ. Trước khi cho cá đẻ, cần
xác định tỷ lệ đực cái thích hợp, để lượng tinh dịch đủ đảm bảo cho số trứng đẻ ra
được thụ tinh hoàn toàn. Cá chép thụ tinh ngoài, tinh dịch của cá đực phóng vào nước
bị pha loãng, nếu ít tinh dịch sẽ không đảm bảo cho tinh trùng gặp được trứng để thụ
tinh. Trong điều kiện nuôi vỗ tốt có thể ghép 1 cá cái + 2 cá đực, cũng có nơi ghép 2
cá cái + 3 cá đực, tỷ lệ trứng thụ tinh vẫn cao. Khi ghép cá đực vào nhóm đẻ nên xen
kẽ giữa con to và con nhỏ để tăng cường kích thích khi cá vật đẻ, tỷ lệ trứng rơi vãi ít
hơn vì bèo không đảo lộn và nước không bị xoáy nhiều như khi dùng toàn bộ cá đực
to.
5 .Thụ tinh nhân tạo
* Chọn cá cho đẻ: Đối với cá cái, chọn những cá thể bụng to mềm, phần phụ
sinh dục có màu hồng. Trứng rời nhau, căng đều, màu trắng (dùng que thăm trứng
kiểm tra). Cá đực được chọn là những cá thể khi vuốt nhẹ phần bụng gần phần phụ
sinh dục có sẹ đặc màu trắng sữa chảy ra.
* Kích dục tố: Kích dục tố thường dùng là Luteotropin releasing hormoned
TRP analog (LRH-A) kết hợp với Domperidone (DOM: Motilium- M là tên thương
mại). Liều lượng LRH-A: 30- 35 mg/kg cá cái; 10- 15 mg/kg cá đực và DOM: 10 -15
mg/kg cá cái; 3 - 5 mg/kg cá đực.
LRH-A và DOM được trộn lẫn ngay trước khi tiêm cho cá. Cá cái thường được
tiêm 2 lần. Lần 1 tiêm 1/4 - 1/5 lượng thuốc cần tiêm, sau khoảng 6 - 8 giờ tiêm nốt số

thuốc còn lại. Cá đực thường tiêm 1 lần cùng hoặc trước khi tiêm lần 2 cho cá cái
khoảng 2 giờ, tuỳ thuộc vào chất lượng sẹ.
Cá sẽ đẻ sau khi tiêm kích dục tố lần thứ 2 khoảng 6 - 8 giờ. Tỷ lệ cá cái đẻ 80 - 90%.
22
Hình 7: Chọn cá cho đẻ
* Thu trứng và sẹ: Sử dụng khăn mềm dễ thấm nước, thấm khô nước trên mình cá,
phần phụ sinh dục cũng như giữ cá khi cho cá đẻ. Thao tác vuốt trứng cũng như vuốt sẹ cần
nhẹ nhàng, tránh làm tổn hại đến phủ tạng của cá cũng như tróc vẩy cá.

Hình 8: Thu trứng Hình 9: Thu sẹ
Trứng
cá được
vuốt vào bát
men hoặc bát
nhựa có
đường kính 18
- 22 cm, lòng bát phải trơn bóng. Sau khi đã thu được trứng cần nhanh chóng vuốt sẹ vào bát
trứng để thụ tinh cho trứng. Trứng của mỗi cá cái cần được thụ tinh ít nhất bởi tinh của 3 cá
đực.
* Thụ tinh cho trứng: Sử dụng lông vũ khô của gia cầm khuấy nhẹ nhàng,
đảo đều trứng với sẹ, sau đó cho 5 - 10 ml nước sạch vào bát trứng rồi tiếp tục khuấy
thêm 1- 3 phút.
* Khử dính cho trứng: Trứng sau khi thụ tinh được khử dính bằng dung dịch
nước dứa 2- 3% (dung dịch khử dính- DDKD). Lượng DDKD thường gấp 5-7 lần khối
lượng trứng cần được khử dính. Đổ khoảng 1/3 - 1/4 lượng DDKD cần dùng vào bát
trứng đã được thụ tinh khuấy đều để trứng tách rời nhau. Sau đó bổ sung lượng DDKD
còn lại và nhẹ nhàng khuấy đều 20- 25 phút, tuỳ thuộc vào nhiệt độ không khí tại thời
23
điểm khuấy trứng. Trứng có thể được khấy trong bát nếu lượng trứng ít hoặc trong
chậu men nếu lượng trứng nhiều. Sau 20 - 25 phút kiểm tra độ dính của trứng bằng

cách rửa một ít trứng vài ba lần bằng nước sạch, gạn bỏ hết nước láng trứng qua lại
trong bát không thấy dính với nhau là được. Trong khi rửa trứng cần lưu ý loại bỏ
những vẩn bẩn và vẩy cá có trong dụng cụ khuấy trứng.
Hình 10: Thụ tinh cho trứng Hình 11: Khử dính cho trứng
6 .Kỹ thuật ấp trứng
Ở trại giống chủ yếu ấp trong bể vòng chứ ít sử dụng bình Vây.
* Cấu tạo của bể vòng:
Hình 12.Bể ấp trứng
- Vòng ương trứng: được xây dựng bằng xi măng, cao khoảng 1m. bên trong có
trụ thoát nước( được bao bọc bởi lưới để giữ trứng và cá con). Mặt bên trong của bể
nhẵn bóng để tránh làm xaay xát cá con. Trong bể bố trí 3-4 vòi phun nước, đặt ở đáy
và tạo với đáy một góc 45

để tạo dòng chảy kích thích trứng nở.
- Trụ thoát nước: đặt giữa bể để thoát nước và chống tràn. Xung quanh trụ này
được bọc lưới để giữ trứng.
24
* Mật độ ấp: 1,5- 2 triệu trứng/ bể.
* Thời gian ấp: 15- 20 giờ.
* Quản lý bể ấp: Trước khi cấp nước vào chúng ta phải vệ sinh bể sạch sẽ, loại
bỏ những vật có thể gây hại cho cá con. Kiểm tra lại các vòi cấp nước, hệ thống thoát
nước để đảm bảo là chúng hoạt động bình thường. Bên cạnh đó chúng ta phải kiểm tra
lại lưới để đảm bảo trứng không bị thất thoát ra ngoài.
Nước cấp vào bể phải sạch, không có sinh vật gây hại. Các yếu tố trong môi trường nước
cũng phải ổn định, không dao động quá nhiều, nhất là nhiệt độ. Nhiêt độ thuận lợi nhất cho sự
ấp nở là 28
0

C, thấp hơn hoặc cao hơn đều bất lợi cho quá trình ấp.
Sau khi cấp nước vào, để nước ổn định rồi mới thả trứng vào.

Lưu tốc dòng chảy là một yếu tố quan trọng phải duy trì suốt quá trình ấp trứng,
nên tạo dòng chảy với lưu tốc 0,2- 0,3 m/s. Về sau nên giẩm lưu tốc xuống còn 0,1-
0,2 m/s. Khi phôi thoát ra khỏi vỏ trứng thì tăng lưu tốc lên 0,3 m/s để cá nở rộ đồng
thời làm vỏ trứng chóng tan. Sauk hi cá nở rộ thì giảm lưu tốc xuống và duy trì ở mức
0,1 m/s để cá con không bị mất sức. Duy trì lưu tốc đó đến giai đoạn cá bột.
* Cho ăn: 2 ngày sau khi cá nở, dùng lòng đỏ trứng gà luộc đánh vào bể. Lượng
thức ăn được tính như sau: 2 quả/10 vạn cá bột. Nên đánh trực tiếp vào bể qua lớp
màng vải hoặc đánh ra ngoài thau khuấy đều rồi tạt vào bể. Trước khi cho cá ăn, phải
giảm lưu tốc dòng chảy rồi dừng hẳn, để cá sử dụng thức ăn dễ dàng hơn. Sau khi
đánh thức ăn vào bể 3-5 phút, tăng dòng chảy trở lại dần dần.
Cá được 3 ngày thì tiêu hết noãn hoàng, mang cá ra ao ương.
III. Kỹ thuật ương nuôi cá
1. Kỹ thuật ương nuôi cá bột thành cá hương.
1.1 Điều kiện ao ương: Thường bố trí ương trong các giai đặt ở ao. Điều này
giúp cá dễ sinh trưởng và phát triển trong môi trường nuôi sau này.
Hình 13.Giai ương cá bột
25

×