Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Ứng dụng phần mềm dự toán acitt để tính dự toán xây dựng công trình trường tiểu học gio mỹ số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.8 KB, 40 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo định
hướng Xã hội chủ nghĩa. Trãi qua hơn 20 năm đổi mới đã gặt hái được những
thành tựu quan trọng góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước. Đặc biệt, với
việc không ngừng tăng cường thu hút mọi nguồn lực trong đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng. Nhiều đô thị đã trở thành trung tâm kinh tế - xã hội từng vùng,
từng miền trong cả nước. Trong đó có sự đóng góp to lớn của ngành xây dựng
cơ bản.
Tuy nhiên, ngành xây dựng muốn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của xã hội như đảm bảo được chất lượng, đúng tiến độ thi công, chi phí hao
tổn thấp nhất Thì vấn đề đặt ra đối với các nhà thầu phải có chiến lược đầu
tư và đấu thầu các công trình hợp lý. Giá cả và công nghệ là một trong những
yếu tố quan trọng vì nó góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành xây dựng,
đảm bảo tiến độ thi công, tăng lợi nhuận, tạo thế cạnh tranh lành mạnh trên thị
trường.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin thì việc
ứng dụng các phần mềm dự toán trong xây dựng là nhu cầu cấp thiết. Hiện
nay dự toán Acitt là một trong những phần mềm được sử dụng phổ biến rộng
rãi. Đây là một phần mềm có nhiều tính năng ưu việt và hơn hẳn các phần
mềm khác. Chính vì vậy mà tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng phần mềm dự
toán Acitt để tính dự toán xây dựng công trình: Trường tiểu học Gio Mỹ số
2”
1
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Hệ thống văn bản pháp lý hướng dẫn lập dự toán xây dựng cơ bản
và hướng dẫn áp dụng các văn bản theo thời điểm lập dự toán
• Quyết định số 957: Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây
dựng công trình (Công bố kèm theo văn bản số 957/QĐ-BXD ngày 29 tháng
9 năm 2009 của Bộ Xây dựng).


• Định mức 1776: Định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng
(Công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của
Bộ Xây dựng).
• Định mức 1777: Định mức dự toán xây dựng công trình phần lắp đặt
(Công bố kèm theo văn bản số 1777/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của
Bộ Xây dựng).
• Định mức 1778: Định mức dự toán sửa chữa công trình xây dựng (Công
bố kèm theo văn bản số 1778/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ
Xây dựng).
• Định mức 1779: Định mức dự toán xây dựng công trình phần khảo sát
xây dựng (Công bố kèm theo văn bản số 1779/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm
2007 của Bộ Xây dựng).
• Định mức 1784: Định mức vật tư trong xây dựng (Công bố kèm theo văn
bản số 1789/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng).
 Chú ý: Bộ Xây dựng công bố công bố các bộ định mức mới áp dụng theo
hướng dẫn tại thông tư 05-2007: Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình (Số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng).
• Thông tư 07-2007: Hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và
thiết bị thi công xây dựng (Số 07/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm
2007 của Bộ Xây dựng).
• Thông tư 05-2009: Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình
(Số 05/2009/TT-BXD ngày 15 tháng 4 năm 2009 của bộ Xây dựng):
2
 Điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng:
- Điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy thi công: chi phí nhân
công, chi phí máy thi công trong dự toán chi phí xây dựng được nhân với hệ
số điều chỉnh (K
ĐC
NC) và (K
ĐC

MTC) tại bảng 2.1;
- Các khoản mục chi phí tính bằng định mức tỉ lệ (%) trong dự toán chi
phí xây dựng;
Trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị
gia tăng và chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi
công được tính bằng định mức tỉ lệ (%) theo quy định.
 Điều chỉnh dự toán chi phí khảo sát xây dựng:
- Chi phí nhân công trong dự toán khảo sát xây dựng được nhân với hệ số
điều chỉnh (K
ĐC
NCKS) trong bảng 2.2.
 Điều chỉnh dự toán chi phí thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng:
- Chi phí nhân công trong dự toán thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây
dựng xác định theo định mức, đơn giá thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng
ban hành kèm theo Quyết định số 32/2001/QĐ-BXD ngày 20/12/2001 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng được nhân với hệ số điều chỉnh (K
ĐC
NCTN) theo bảng 2.3.
 Một số chi phí khác tính bằng định mức tỉ lệ (%) trong dự toán xây
dựng công trình được tính theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Bảng 2.1 Hệ số điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng
Mức lương
tối thiểu
Hệ số vùng
điều chỉnh
Vùng I
800.000
đồng/tháng
Vùng II
740.000

đồng/tháng
Vùng III
690.000
đồng/tháng
Vùng IV
650.000
đồng/tháng
Chi phí nhân công
(K
ĐC
NC)
1.78 1.64 1.53 1.44
Chi phí máy thi
công (K
ĐC
MTC)
1.20 1.18 1.16 1.14
3
Bảng 2.2 Hệ số điều chỉnh dự toán chi phí khảo sát xây dựng
Mức lương tối
thiểu vùng
Hệ số
điều chỉnh
Vùng I
800.000
đồng/tháng
Vùng II
740.000
đồng/tháng
Vùng III

690.000
đồng/tháng
Vùng IV
650.000
đồng/tháng
Chi phí nhân công
K
ĐC
NCKS
1.78 1.64 1.53 1.44
Bảng 2.3 Hệ số điều chỉnh dự toán chi phí thí nghiệm vật lệu và cấu kiện xây dựng
Mức lương tối
thiểu vùng
Hệ số
điều chỉnh
Vùng I
800.000
đồng/tháng
Vùng II
740.000
đồng/tháng
Vùng III
690.000
đồng/tháng
Vùng IV
650.000
đồng/tháng
Chi phí nhân công
K
ĐC

NCKS
4.2 3.88 3.62 3.41
Bảng 2.4 Quy định danh mục các địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng
Vùng Địa bàn
I
- Các quận thuộc thành phố Hà Nội;
- Các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
II
- Các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm,
Thường Tín, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, và Thị
xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Các huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Các quận và các huyện Thuỷ Nguyên, An Dương thuộc thành
phố Hải Phòng;
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Các quận Ninh Kiều, Bình Thuỷ thuộc thành phố Cần Thơ;
4
- Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh và các huyện Nhơn;
Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát,
Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu.
III
- Các thành phố trực thuộc tỉnh (trừ các thành phố thuộc tỉnh nêu
tại vùng II);
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên
Du, Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh;

- Thành phố Bắc Giang và các huyện Việt Yên, Yên Dũng thuộc
tỉnh Bắc Giang;
- Thành phố Hưng Yên và các huyện Mỹ Hào, Văn Lâm, Văn
Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Thành phố Hải Dương và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí
Linh, Kim Thành, Kinh Môn thuộc tỉnh Hải Dương;
- Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
- Thành phố Móng Cái, các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả thuộc tỉnh
Quảng Ninh;
- Thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hoà;
- Huyện Trảng Bàng thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Bình Dương;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
5
- Thị xã Tân An và các huyện Đức Hoà, Bến Lức, Cần Đước thuộc
tỉnh Long An;
- Các quận, huyện còn lại thuộc thành phố Cần Thơ;
- Thị xã Bà Rịa và các huyện Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ,
Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
IV - Gồm các địa bàn còn lại
2.2. Dự toán xây dựng công trình
2.2.1. Nội dung dự toán xây dựng công trình
Dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi là dự toán công trình) được lập
cho từng công trình, hạng mục công trình xây dựng.
Dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng (G
XD
); chi phí thiết bị
(G

TB
); chi phí quản lý dự án (G
QLDA
); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (G
TV
); chi
phí khác (G
K
) và chi phí dự phòng (G
DP
).
2.2.2. Phương pháp xác định dự toán công trình
Dự toán công trình được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết
kế bản vẽ thi công.
• Công thức xác định dự toán công trình:
G
XDCT
= G
XD
+ G
TB
+ G
QLDA
+ G
TV
+ G
K
+ G
DP
(2.1)

6
Bảng 2.5 Bảng dự toán công trình
Tên công trình :
     Đơn vị tính: đồng
Stt Khoản mục chi phí
Chi phí
trước thuế
Thuế
GTGT
Chi phí
sau thuế
[1] [2] [3] [4] [5]
1 Chi phí xây dựng G
XD
2 Chi phí thiết bị G
TB
3 Chi phí quản lý dự án G
QLDA
4 Chi tư vấn đầu tư xây dựng G
TV
4.1 Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc
4.2 Chi phí thiết kế xây dựng công trình
… …………………………………….
5 Chi phí khác G
K
5.1 Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ
5.2 Chi phí bảo hiểm công trình
… ……………………………………
6 Chi phí dự phòng (G
DP1

+ G
DP2
) G
DP
6.1 Chi phí dự phòng cho yếu tố khối
lượng phát sinh
G
DP1
6.2 Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá G
DP2
TỔNG CỘNG ( 1+ 2 + 3 + 4 + 5+ 6) G
XDCT
7
Người tính Người kiểm tra Cơ quan lập
2.2.2.1. Chi phí xây dựng (G
XD
)
Chi phí xây dựng công trình, hạng mục, bộ phận…gồm: chi phí trực tiếp,
chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng và chi phí nhà
tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được xác định như bảng 2.6
Bảng 2.6 Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng
STT
KHOẢN MỤC CHI PHÍ CÁCH TÍNH KÝ HIỆU
I
Chi phí trực tiếp
1
Chi phí vật liệu
n
Σ Q
j

x D
j
vl
j=1
VL
2
Chi phí nhân công
n
Σ Q
j

x D
j
nc
x (1 + K
nc
)
j=1
NC
3
Chi phí máy thi công
n
Σ Q
j

x D
j
m
x (1 + K
mtc

)
j=1
M
4
Chi phí trực tiếp khác
(VL+NC+M) x tỷ lệ TT
Chi phí trực tiếp
VL+NC+M+TT T
II
Chi phí chung
T x tỷ lệ C
III
Thu nhập chịu thuế tính trước
(T+C) x tỷ lệ TL
Chi phí xây dựng trước thuế
(T+C+TL) G
IV
Thuế giá trị gia tăng
G

x T
GTGT-XD
GTGT
Chi phí xây dựng sau thuế
G + GTGT G
XD
V
Chi phí xây dựng nhà tạm
G x tỷ lệ x (1+ T
GTGT-XD

) G
XDNT
TỔNG CỘNG
G
XD


+ G
XDNT
G
XD
8
Trong đó:
+ Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định
theo khối lượng và đơn giá xây dựng tổng hợp:
- Q
j
là khối lượng một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận
thứ j của công trình (j=1÷n).
- D
j
vl
, D
j
nc
, D
j
m
là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá
xây dựng tổng hợp một nhóm công tác hoặc một đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của

công trình.
+ Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công được xác định
theo cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết:
- Q
j
là khối lượng công tác xây dựng thứ j (j=1÷n).
- D
j
vl
, D
j
nc
, D
j
m
là chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn
giá xây dựng chi tiết của công tác xây dựng thứ j.
Chi phí vật liệu (D
j
vl
), chi phí nhân công (D
j
nc
), chi phí máy thi công (D
j
m
)
trong đơn giá chi tiết và đơn giá tổng hợp được tính toán và tổng hợp theo
thông tư số 05/2009/TT - BXD. Tổng hợp đơn giá xây dựng công trình (gồm
đơn giá xây dựng chi tiết và đơn giá xây dựng tổng hợp) là một phần trong hồ

sơ dự toán công trình.
+ K
nc
, K
mtc
: hệ số điều chỉnh nhân công, máy thi công (nếu có).
+ Định mức tỷ lệ chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước được
quy định tại thông tư số 05/2009/TT - BXD.
+ G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần
việc, công tác trước thuế.
+ T
GTGT-XD
: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng.
+ G
XD
: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần
việc, công tác sau thuế.
+ G
XDNT
: chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
9
+ G
XD
: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần
việc, công tác sau thuế và chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và
điều hành thi công.
• Trường hợp chi phí xây dựng lập cho bộ phận, phần việc, công tác thì chi phí xây
dựng trong dự toán công trình, hạng mục công trình được tính theo công thức sau:
n
G

XD
= Σ g
i

(2.2)
i=1
Trong đó:
+ g
i
: chi phí xây dựng sau thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của
công trình, hạng mục công trình (i=1÷n).
• Đối với các công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công hoặc
các công trình đơn giản, thông dụng thì dự toán chi phí xây dựng có thể được
xác định bằng suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công
trình hoặc bằng định mức tỷ lệ.
2.2.2.2. Chi phí thiết bị (G
TB
)
Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết
bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển
giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh.
• Chi phí thiết bị xác định theo công thức sau:
G
TB
= G
MS
+ G
ĐT
+ G


(2.3)
Trong đó:
+ G
MS
: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ.
+ G
ĐT
: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ.
+ G

: chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh.
• Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ được tính theo công thức sau:
n
G
STB
= Σ [Q
i
M
i
x (1 + T
i
GTGT-TB
)]

(2.4)
i=1
10
Trong đó:
+ Q
i

: trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i
(i=1÷n).
+ M
i
: giá tính cho một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i
(i=1÷n), được xác định theo công thức:
M = G
g
+ C
vc
+ C
lk
+ C
bq
+ T

(2.5)
Trong đó:
- G
g
: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng
thiết bị tại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập
khẩu) đã gồm cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo.
- C
vc
: chi phí vận chuyển một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm thiết bị)
từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam đến công trình.
- C
lk
: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu Container một tấn hoặc một cái thiết

bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu.
- C
bq
: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một tấn hoặc một cái thiết bị (nhóm
thiết bị) tại hiện trường.
- T: thuế và phí bảo hiểm thiết bị (nhóm thiết bị).
+ T
i
GTGT-TB
: mức thuế suất thuế GTGT quy định đối với loại thiết bị
(nhóm thiết bị) thứ i (i=1÷n).
Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể tạm tính theo báo
giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị
trường tại thời điểm tính toán hoặc của của công trình có thiết bị tương tự đã
thực hiện.
Đối với các thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công thì
chi phí này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công
và giá sản xuất, gia công một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính
chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc
11
căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa
chọn hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương tự của công trình đã thực hiện.
• Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được tính bằng cách lập dự
toán tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án.
• Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán như đối
với chi phí xây dựng. Trường hợp thiết bị được lựa chọn thông qua đấu thầu
thì chi phí thiết bị bao gồm giá trúng thầu và các khoản chi phí theo các nội
dung nêu trên được ghi trong hợp đồng.
Bảng 2.7 Tổng hợp chi phí thiết bị
Tên công trình:

Đơn vị tính:
đồng
STT
TÊN THIẾT BỊ HAY
NHÓM THIẾT BỊ
CHI PHÍ
TRƯỚC
THUẾ
THUẾ GIÁ
TRỊ GIA
TĂNG
CHI PHÍ
SAU
THUẾ
[1] [2] [3] [4] [5]
1 Chi phí mua sắm thiết bị
1.1 …
1.2 …
2
Chi phí đào tạo và chuyển
giao công nghệ
3
Chi phí lắp đặt thiết bị và
thí nghiệm, hiệu chỉnh
TỔNG CỘNG G
TB
12
Người tính Người kiểm tra Cơ quan lập
2.2.2.3. Chi phí quản lý dự án (G
QLDA

)
Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công
việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn
thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:
- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư
hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật ;
- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái
định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư ;
- Chi phí tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc ;
- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng
mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi
công, dự toán xây dựng công trình ;
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng ;
- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi
phí xây dựng công trình ;
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình ;
- Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình ;
- Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công
trình theo yêu cầu của chủ đầu tư ;
- Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình ;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh
toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình ;
- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo ;
- Chi phí tổ chức thực hiện một số công việc quản lý khác.
13
Trong trường hợp chủ đầu tư chưa đủ căn cứ để xác định chi phí quản lý
dự án (chưa thể xác định được tổng mức đầu tư của dự án) nhưng cần triển
khai các công việc chuẩn bị dự án thì chủ đầu tư lập dự toán chi phí cho công
việc này để trình người quyết định đầu tư phê duyệt làm cơ sở dự trù kế hoạch

vốn và triển khai thực hiện công việc. Các chi phí trên sẽ được tính trong chi
phí quản lý dự án của tổng mức đầu tư.
• Chi phí quản lý dự án được tính theo công thức sau:
G
QLDA
= T x (G
XDtt
+ G
TBtt
) (2.6)
Trong đó :
+ T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án.
+ G
XDtt
: chi phí xây dựng trước thuế.
+ G
TBtt
: chi phí thiết bị trước thuế.
2.2.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (G
TV
)
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:
- Chi phí khảo sát xây dựng ;
- Chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo
kinh tế - kỹ thuật ;
- Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc ;
- Chi phí thiết kế xây dựng công trình ;
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây
dựng công trình ;
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi

phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa
chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư
thiết bị, tổng thầu xây dựng ;
- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám
sát lắp đặt thiết bị ;
- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ;
14
- Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình ;
- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định
mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng, ;
15
- Chi phí tư vấn quản lý dự án ;
- Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình
theo yêu cầu của chủ đầu tư ;
- Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình ;
- Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án có thời
gian thực hiện trên 3 năm ;
- Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.
• Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính theo công thức sau:
n m
G
TV
= ∑ C
i
x (1 + T
i
GTGT-TV
) + ∑ D
j
x (1 + T

j
GTGT-TV
) (2.7)
i=1 j=1
Trong đó:
+ C
i
: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ
(i=1÷n).
+ D
j
: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán (j=1 ÷ m).
+ T
i
GTGT-TV
: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với
khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỷ lệ.
+ T
j
GTGT-TV
: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với
khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán.
2.2.2.5. Chi phí khác (G
K
)
Chi phí khác là các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi
phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản
lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên, bao gồm:
- Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư ;
- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ ;

- Chi phí bảo hiểm công trình ;
- Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường ;
- Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình ;
16
- Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình ;
- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư ;
- Các khoản phí và lệ phí theo quy định ;
- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động ban
đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong
thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy
trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được ;
- Một số chi phí khác( một số chi phí khác của dự án nếu chưa có quy định
hoặc chưa tính được ngay thì được tạm tính để đưa vào tổng mức đầu tư).
• Chi phí khác được tính theo công thức sau:
n m
G
K
= ∑ C
i
x (1 + T
i
GTGT-K
) + ∑ D
j
x (1 + T
j
GTGT-K
) (2.8)
i=1 j=1
Trong đó :

+ C
i
: chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i=1÷n).
+ D
j
: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (i=1÷n).
+ T
i
GTGT-K
: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với
khoản mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ.
+ T
j
GTGT-K
: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với
khoản mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán.
2.2.2.6. Chi phí dự phòng (G
DP
)
Đối với các công trình có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự
phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí
quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
• Chi phí khác được tính theo công thức:
G
DP
= 10% x (G
XD
+ G
TB
+ G

QLDA
+ G
TV
+ G
K
) (2.9)
Đối với các công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự
phòng được xác định bằng 2 yếu tố:
17
- Dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính
bằng 5% tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường giải phóng
mặt bằng và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
và chi phí khác ;
- Dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực
hiện dự án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công trình theo từng khu
vực xây dựng.
Chỉ số giá xây dựng dùng để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá
được tính bình quân của không ít hơn 3 năm gần nhất và phải kể đến khả năng
biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế. Thời gian
để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá là thời gian thực hiện dự án đầu
tư xây dựng công trình.
Trường hợp này chi phí dự phòng được tính theo công thức sau:
G
DP
= G
DP1
+ G
DP2
(2.10)
Trong đó:

+ G
DP1
: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được
tính theo công thức:
G
DP1
= 5% x (G
XD
+ G
TB
+ G
QLDA
+ G
TV
+ G
K
) (2.11)
+ G
DP2
: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xây
dựng của từng loại công trình xây dựng, khu vực và độ dài thời gian xây dựng.
2.2.3. Hướng dẫn cụ thể cách lập dự toán công trình xây dựng
2.2.3.1. Yêu cầu đối với việc đo bóc khối lượng xây dựng công trình
- Khối lượng xây dựng công trình phải được đo, đếm, tính toán theo trình
tự phù hợp với quy trình công nghệ, trình tự thi công xây dựng công trình.
Khối lượng đo bóc cần thể hiện được tính chất, kết cấu công trình, vật liệu
chủ yếu sử dụng và phương pháp thi công thích hợp đảm bảo đủ điều kiện để
xác định được chi phí xây dựng.
- Tùy theo đặc điểm và tính chất từng loại công trình xây dựng, khối
lượng xây dựng đo bóc có thể phân định theo bộ phận công trình (như phần

ngầm (cốt 00 trở xuống), phần nổi (cốt 00 trở lên), phần hoàn thiện và phần
18
xây dựng khác) hoặc theo hạng mục công trình. Khối lượng xây dựng đo bóc
của bộ phận công trình hoặc hạng mục công trình được phân thành công tác
xây dựng và công tác lắp đặt.
- Các thuyết minh, ghi chú hoặc chỉ dẫn liên quan tới quá trình đo bóc
cần nêu rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và đúng quy phạm, phù hợp với hồ sơ thiết
kế công trình xây dựng. Khi tính toán những công việc cần diễn giải thì phải
có diễn giải cụ thể như độ cong vòm, tính chất của các chất liệu (gỗ, bê tông,
kim loại ), điều kiện thi công (trên cao, độ sâu, trên cạn, dưới nước ).
- Các kích thước đo bóc được ghi theo thứ tự chiều dài, chiều rộng, chiều
cao (hoặc chiều sâu); khi không theo thứ tự này phải diễn giải cụ thể.
- Các ký hiệu dùng trong bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình,
hạng mục công trình phải phù hợp với ký hiệu đã thể hiện trong bản vẽ thiết
kế. Các khối lượng lấy theo thống kê của thiết kế thì phải ghi rõ lấy theo số
liệu thống kê của thiết kế và chỉ rõ số hiệu của bản vẽ thiết kế có thống kê đó.
- Đơn vị tính: Tuỳ theo yêu cầu quản lý và thiết kế được thể hiện, mỗi
một khối lượng xây dựng sẽ được xác định theo một đơn vị đo phù hợp có
tính tới sự phù hợp với đơn vị đo của công tác xây dựng đó trong hệ thống
định mức dự toán xây dựng công trình. Đơn vị đo theo thể tích là m3; theo
diện tích là m2; theo chiều dài là m; theo số lượng là cái, bộ, đơn vị ; theo
trọng lượng là tấn, kg
 Trường hợp sử dụng đơn vị tính khác với đơn vị tính thông dụng (Inch,
Foot, Square foot…) thì phải có thuyết minh bổ sung và quy đổi về đơn vị
tính thông dụng nói trên.
- Mã hiệu công tác trong bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình,
hạng mục công trình phải phù hợp với hệ mã hiệu thống nhất trong hệ thống
định mức dự toán xây dựng công trình hiện hành.
2.2.3.2. Hướng dẫn về đo bóc công tác xây dựng cụ thể
Tuỳ theo yêu cầu, chỉ dẫn từ thiết kế mà bộ phận công trình có thể gồm

một số hoặc toàn bộ các nhóm loại công tác xây dựng và lắp đặt như sau:
• Công tác đào, đắp:
19
- Khối lượng đào phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác, loại bùn,
cấp đất, đá, điều kiện thi công và biện pháp thi công (thủ công hay cơ giới).
- Khối lượng đắp phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác, theo loại
vật liệu đắp (đất, đá, cát ), độ chặt yêu cầu khi đắp, điều kiện thi công, biện
pháp thi công (thủ công hay cơ giới).
- Khối lượng đào, đắp khi đo bóc phải trừ khối lượng các công trình
ngầm (đường ống kỹ thuật, cống thoát nước ).
• Công tác xây:
- Khối lượng công tác xây được đo bóc, phân loại riêng theo loại vật liệu
xây (gạch, đá…), mác vữa xây, chiều dày khối xây, chiều cao khối xây, theo
bộ phận công trình và điều kiện thi công.
- Khối lượng xây dựng được đo bóc bao gồm cả các phần nhô ra và các
chi tiết khác gắn liền với khối xây và phải trừ khối lượng các khoảng trống
không phải xây trong khối xây, chỗ giao nhau và phần bê tông chìm trong
khối xây.
• Công tác bê tông:
- Khối lượng bê tông được đo bóc, phân loại riêng theo phương thức sản
xuất bê tông (bê tông trộn tại chỗ, bê tông thương phẩm), theo loại bê tông sử
dụng (bê tông đá dăm, bê tông at phan, bê tông chịu nhiệt, bê tông bền
sunfat ), kích thước vật liệu (đá, sỏi, cát…), mác xi măng, mác vữa bê tông,
theo chi tiết bộ phận kết cấu (móng, tường, cột ), theo chiều dày khối bê
tông tông, theo cấu kiện bê tông (bê tông đúc sẵn), theo điều kiện thi công và
biện pháp thi công. Đối với một số công tác bê tông đặc biệt còn phải được đo
bóc, phân loại theo cấu kiện, chiều cao cấu kiện, đường kính cấu kiện.
- Khối lượng bê tông được đo bóc là toàn bộ kết cấu bê tông kể cả các
phần nhô ra, không trừ các kết cấu kim loại dạng lập thể, cốt thép, dây buộc,
các chi tiết tương tự và phải trừ đi các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu

bê tông và chỗ giao nhau được tính một lần.
- Những yêu cầu đặc biệt về các biện pháp đầm, bảo dưỡng hoặc biện pháp
kỹ thuật xử lý đặc biệt theo thiết kế hoặc tiêu chuẩn quy phạm cần được ghi rõ
trong Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình.
20
• Công tác ván khuôn:
- Khối lượng ván khuôn được đo bóc, phân loại riêng theo chất liệu sử
dụng làm ván khuôn (thép, gỗ, gỗ dán phủ phin )
- Khối lượng ván khuôn được đo bóc theo bề mặt tiếp xúc giữa ván
khuôn và bê tông (kể cả các phần ván khuôn nhô ra theo tiêu chuẩn kỹ thuật
hoặc chỉ dẫn) và phải trừ các khe co giãn, các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê
tông có diện tích >1m2 hoặc chỗ giao nhau giữa móng và dầm, cột với tường,
dầm với dầm, dầm với cột, dầm và cột với sàn, đầu tấm đan ngàm
tường được tính một lần.
• Công tác cốt thép:
- Khối lượng cốt thép phải được đo bóc, phân loại theo loại thép (thép
thường và thép dự ứng lực, thép trơn, thép vằn), mác thép, nhóm thép, đường
kính cốt thép theo chi tiết bộ phận kết cấu (móng, cột, tường ) và điều kiện
thi công. Một số công tác cốt thép đặc biệt còn phải được đo bóc, phân loại
theo chiều cao cấu kiện.
- Khối lượng cốt thép được đo bóc bao gồm khối lượng cốt thép và khối
lượng dây buộc, mối nối chồng, miếng đệm, con kê, bu lông liên kết (trường
hợp trong bản vẽ thiết kế có thể hiện ).
- Các thông tin cường độ tiêu chuẩn, hình dạng bề mặt và các đặc điểm
về nhận dạng khác cần được ghi rõ trong bảng tính toán, đo bóc khối lượng
công trình, hạng mục công trình.
• Công tác cọc:
- Khối lượng cọc phải được đo bóc, phân loại theo loại vật liệu chế tạo
cọc (cọc tre, gỗ, bê tông cốt thép, thép), kích thước cọc (chiều dài mỗi cọc,
đường kính, tiết diện), phương pháp nối cọc, độ sâu đóng cọc, cấp đất đá, điều

kiện thi công (trên cạn, dưới nước, môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn)
và biện pháp thi công (thủ công, thi công bằng máy).
- Các thông tin liên quan đến công tác đóng cọc như các yêu cầu cần
thiết khi đóng cọc cần được ghi rõ trong bảng tính toán, đo bóc khối lượng
công trình, hạng mục công trình.
21
- Đối với cọc khoan nhồi, kết cấu cọc Barrete, việc đo bóc khối lượng
công tác bê tông, cốt thép cọc như hướng dẫn về khối lượng công tác bê tông
và cốt thép ở hai mục nói trên.
• Công tác khoan:
- Khối lượng công tác khoan phải được đo bóc, phân loại theo đường
kính lỗ khoan, chiều sâu khoan, điều kiện khoan (khoan trên cạn hay khoan
dưới nước, môi trường nước ngọt, nước lợ, nước mặn), cấp đất, đá; phương
pháp khoan ( khoan thẳng, khoan xiên) và thiết bị khoan (khoan xoay , khoan
guồng xoắn, khoan lắc…), kỹ thuật sử dụng bảo vệ thành lỗ khoan ( ống vách,
bentonit ).
- Các thông tin về công tác khoan như số lượng và chiều sâu khoan và
các yêu cầu cần thiết khi tiến hành khoan cần được ghi rõ trong bảng tính
toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình.
• Công tác làm đường:
- Khối lượng công tác làm đường phải được đo bóc, phân loại theo loại
đường (bê tông xi măng, bê tông át phan, láng nhựa, cấp phối ), theo trình tự
của kết cấu (nền, móng, mặt đường), chiều dày của từng lớp, theo biện pháp
thi công.
- Khối lượng làm đường khi đo bóc phải trừ các khối lượng lỗ trống trên
mặt đường (hố ga, hố thăm) và các chỗ giao nhau.
- Các thông tin về công tác làm đường như cấp kỹ thuật của đường, mặt
cắt ngang đường, lề đường, vỉa hè, dải phân cách, lan can phòng hộ, sơn kẻ,
diện tích trồng cỏ, biển báo hiệu cần được ghi rõ trong Bảng tính toán, đo
bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình.

- Các công tác xây, bê tông, cốt thép…thuộc công tác làm đường, khi đo
bóc như hướng dẫn về đo bóc khối lượng công tác xâycông tác bê tông và
công tác cốt thép nói trên.
• Công tác kết cấu thép:
- Khối lượng kết cấu thép phải được đo bóc, phân loại theo chủng loại
thép, đặc tính kỹ thuật của thép, kích thước kết cấu, các kiểu liên kết (hàn, bu
lông ), các yêu cầu kỹ thuật cần thiết khi gia công, lắp dựng, biện pháp gia
công, lắp dựng (thủ công, cơ giới, trụ chống tạm khi lắp dựng kết cấu thép …).
- Khối lượng kết cấu thép được đo bóc theo khối lượng các thanh thép,
các tấm thép tạo thành. Khối lượng kết cấu thép bao gồm cả mối nối chồng
22
theo quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật, khối lượng cắt xiên, cắt vát các đầu
hoặc các khối lượng khoét bỏ để tạo ra các rãnh, lỗ cũng như khối lượng hàn,
bu lông, đai ốc, con kê và các lớp mạ bảo vệ.
• Công tác hoàn thiện:
- Khối lượng công tác hoàn thiện được đo bóc, phân loại theo công việc
cần hoàn thiện (trát, láng, ốp, lát, sơn ), theo chủng loại vật liệu sử dụng
hoàn thiện (loại vữa, mác vữa, gỗ, đá ), theo chi tiết bộ phận kết cấu (dầm,
cột, tường, trụ ), theo điều kiện thi công và biện pháp thi công.
- Khối lượng công tác hoàn thiện khi đo bóc phải trừ đi khối lượng các lỗ
rỗng, khoảng trống không phải hoàn thiện trên diện tích phần hoàn thiện (nếu
có) và các chỗ giao nhau được tính một lần.
- Các thông tin về đặc tính kỹ thuật của vật liệu cần được ghi rõ trong
bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình.
• Công tác lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình:
Khối lượng lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình như cấp điện, nước,
thông gió, cấp nhiệt, điện nhẹ được đo bóc, phân loại theo từng loại vật tư,
phụ kiện của hệ thống kỹ thuật công trình theo thiết kế sơ đồ của hệ thống, có
tính đến các điểm cong, gấp khúc theo chi tiết bộ phận kết cấu
• Công tác lắp đặt thiết bị công trình:

- Khối lượng lắp đặt thiết bị công trình được đo bóc, phân loại theo loại
thiết bị, tổ hợp, hệ thống thiết bị cần lắp đặt, biện pháp thi công và điều kiện
thi công (chiều cao, độ sâu lắp đặt)
- Khối lượng lắp đặt thiết bị công trình phải bao gồm tất cả các phụ kiện
để hoàn thiện tại chỗ các thiết bị, tổ hợp, hệ thống thiết bị.
2.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.3.1. Mục đích nghiên cứu
Dự toán được tổng giá thành xây dựng công trình “Trường tiểu học Gio
Mỹ số 2”
2.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đọc bản vẽ và bóc tách được khối lượng
Nghiên cứu phần mềm dự toán Acitt
Sử dụng phần mềm để tính giá thành xây dựng cho công trình “Trường
tiểu học Gio Mỹ số 2”.
23
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phần mềm dự toán Acitt
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đây là phương pháp giúp người làm dự toán tiếp cận bản vẽ; cập nhật
các thông tin như thông tư nghị định, những văn bản mới nhất do Chính phủ,
Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư… và các ngành liên quan
ban hành. Từ đó người lập có thể tính toán giá thành công trình một cách
chính xác nhất.
Các tài liệu cần nghiên cứu đã được giới thiệu trong phần 2.1 nêu trên.
3.2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Là phương thức hỏi trực tiếp những người có kinh nghiệm làm dự toán
lâu năm cũng như các kĩ sư và kiến trúc sư để hiểu rõ hơn những vấn đề khúc

mắc chưa giải quyết được như thông số bản vẽ hay phân tích vật tư…
3.2.3. Phương pháp khảo sát giá cả vật liệu
Vật liệu để xây công trình có rất nhiều loại mà giá cả của nó luôn biến
động vì vậy người làm dự toán cần thường xuyên tham khảo giá thị trường để
có bảng tính chính xác.
3.2.4. Phương pháp sử dụng phần mềm để tính tổng giá thành công trình
Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã giúp ích nhiều cho
xã hội nói chung và lĩnh vực lập dự toán xây dựng nói riêng. Vì vậy, mà việc
sử dụng phần mềm để tính giá thành xây dựng trở nên dễ dàng và tiết kiệm
được nhiều thời gian hơn.
24
PHẦN 4
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Giới thiệu phần mềm dự toán Acitt
• Giới thiệu phần mềm:
- Dự toán Acitt 2007 professional là chương trình tính, thẩm định dự
toán, quyết toán các công trình xây dựng.
- Dự toán Acitt bao gồm một đĩa CD cài đặt chương trình, một khóa
cứng và một sách hướng dẫn sử dụng phần mềm.
- Nhóm tác giả chương trình:
+ Phạm Quốc Toàn Email:
+ Đào Ngọc Hải Email:
- Bản quyền chương trình thuộc Công ty CP tư vấn đầu tư và chuyển
giao công nghệ tự động hóa – Acitt JSC.
- Địa chỉ liên hệ: Số 23 – T
2
TW hội NDVN – Dịch Vọng – Cầu Giấy –
Hà Nội hoặc 49/20N tổ 52 – Quang Trung – Gò Vấp – TP Hồ Chí Minh
- Điện thoại liên hệ: 04.7910232 – 08.8801609
- Website: www.acitt.com

• Ưu điểm:
- Vận hành trên Excel với giao diện thân thiện và dễ thao tác.
- Đầy đủ định mức đơn giá của tất cả các tỉnh thành về xây dựng và các
chuyên ngành khác.
- Đầy đủ các bảng biểu với nhiều tính năng tiện ích kèm theo giúp người
lập dự toán tiết kiệm tối đa thời gian và thao tác.
4.2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm dự toán Acitt
4.2.1. Cài đặt chương trình
- Chạy chương trình SETUP.EXE trong đĩa CDROM của chương trình
dự toán.
Cài đặt từ đĩa CDROM:
Nếu cài đặt mới chạy: \DTSETUP\SETUP.EXE
Cài nâng cấp chạy: \UPDATE\ SETUP.EXE
25

×