Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở TỈNH VĨNH PHÚC
THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA GIAI ĐOẠN
(1995 - 2005)
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 1986 trở về trước, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế sản xuất nhỏ mang
tính tự cung tự cấp vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Mặt khác do
những sai lầm trong nhận thức về mơ hình kinh tế xã hội chủ nghiã, nền kinh tế
nước ta ngày càng tụt hậu, khủng hoảng trầm trọng kéo dài, đời sống nhân dân
thấp.Muốn thoát khỏi tình trạng đó con đường duy nhất là phải đổi mới kinh tế.
Sau qúa trình đổi mới, Nước ta đã dạt được những thành tựu nhất định: Nước
ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nhưng một số mặt vẫn còn chưa vững
chắc.Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuyển đổi cơ cấu
ngành kinh tế thực hiện cơng nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển
sang thời kỳ mới đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
Vĩnh Phúc được cả nước biết đến là quê hương của “Khoán 1” với những bứt
phá trong đổi mới về cơ chế khoán trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với cả nước
đẩy mạnh CNH-HĐH, Vĩnh Phúc lại tạo nên dấu ấn trong chuyển dịch nhanh cơ cấu
kinh tế.Hiện nay Vĩnh Phúc đang trở thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế
vượt bậc của cả nước, đặc biệt là trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc nên
tơi quyết định chọn đề tài nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Vĩnh Phúc
theo hướng CNH-HĐH
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đây là một đề tài rất rộng mang tính khái qt cao,tơi đã được cơ Nguyễn
Phương Lan hướng dẫn về phần trình bày bố cục, đưa ra những chuyên đề tham
khảo, mặc dù rất cố gắng song bài viết của tôi sẽ không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót về nội dung cũng như hình thức.Kính mong các thầy cơ xem xét và góp ý
để bài viết của tơi được hồn thiện hơn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá là con
đường đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là hướng đi tất yếu để phát triển kinh
tế, đưa đất nước thốt khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc
gia văn minh, hiện đại. Chính sách chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH-HĐH ở
Vĩnh Phúc- một tỉnh đang có tiềm lực kinh tế và thu hút được sự đầu tư tư nhân
khơng những ở trong nước mà cịn cả ở nước ngồi.Vì vậy tơi viết đề tài này là
muốn hiểu rõ thêm tình hình và thực trạng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc để từ đó học
hỏi những thành cơng trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để mai này có
thể đóng góp một phần cơng sức nhỏ của mình cho cơng cuộc phát triển của địa
phương mình
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Vĩnh
Phúc theo hướng CNH-HĐH là muốn giải quyết được tình hình và thực trạng của
nên kinh tế Việt Nam hiện nay mà tiêu biểu là tỉnh Vĩnh Phúc đang có những bước
chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực và bên cạnh những mặt trái của nó để từ đó
Đảng và nhà nước ta sẽ đưa ra những biện pháp khắc phục những điểm yếu và phát
huy được những thế mạnh để Việt Nam ngày càng phát triển và sánh vai với các
cường quốc năm châu.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài của tôi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH-HĐH trên phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc – một tỉnh đã có tiềm năng phát
triển kinh tế trong giai đoạn từ năm (1995 – 2005)
Phương pháp nghiên cứu của tơi đó là tìm hiểu thơng tin mà tỉnh mình định
làm, và vấn đề hiện nay được cho là vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển
nền kinh tế đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, sử dụng các số
liệu thống kê mà mình thu thập được, những bảng biểu thể hiện rõ nhất việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và phần mềm Microsoft Word để thực hiên bản báo cáo chuyên
đề này.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ: Gồm 3 phần
Lời mở đầu
Chương I: Cơ sở lý luận về các cơ cấu ngành kinh tế và xu hướng chuyển dịch
trong quá trình phát triển.
Chương II: Thực trạng của việc chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Vĩnh
Phúc theo hướng CNH-HĐH đất nước trong giai đoạn (1995-2005)
Chương III: Hệ thống các giải pháp và kiến nghị về việc chuyển đổi cơ cấu
ngành kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng CNH-HĐH.
Kết luận
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương I: Cơ sở lý luận về các cơ cấu ngành kinh tế và
xu hướng chuyển dịch trong quá trình phát triển:
1. Khái niệm:
1.1. Cơ cấu ngành kinh tế:
Là tương quan giữa các ngành kinh tế trong tổng thể, thể hiện mối quan hệ
hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành với nhau .Các
mối quan hệ được hình thành trong những điều kiện xã kinh tế - xã hội nhất định,
ln ln có sự vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Từ đầu thế kỷ thứ 19, các nhà kinh tế học Collin Class căn cứ vào tính chất
chun mơn hóa của sản xuất đã chia thành 3 nhóm ngành:
+ Khai thác tài nguyên thiên nhiên (gồm nơng nghiệp và khai thác khống sản)
+ Cơng nghiệp chế biến
+ Sản xuất sản phẩm mơ hình
Ngun tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân cơng lao động xã hội, biểu
hiện cụ thể qua sự khác nhau về quy trình cơng nghệ của các ngành trong quá trình
tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ.Các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực:
+ Khu vực I: gồm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp
+ Khu vực II: gồm các ngành công nghiệp và xây dựng
+ Khu vực III: gồm các ngành dịch vụ
Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành với
nhau.Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số lượng và chất lượng.Mặt số lượng thể
hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao động, vốn…) của mỗi ngành trong tổng thể nền
kinh tế quốc dân cịn khía cạnh chất lượng chất lượng phản ánh vị trí và tầm quan
trọng của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau.
Nóichung mối quan hệ của các ngành cả số lượng và chất lượng đều thường xuyên
biến đổi và ngày càng trở nên phức tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất
và phân công lao động xã hội trong nước và quốc tế.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành:
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Là quá trình trình thay đổi cơ cấu ngành kinh tế từ trạng thái này sang trạng
thái khác để phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển.Chuyển dịch cơ cấu
không chỉ thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng mỗi ngành mà cịn bao gồm sự
thay đổi về vị trí , tính chất, mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành.
Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội
dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây
dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến đổi cơ cấu cũ
thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
1.3.Ý nghĩa nghiên cứu cơ cấu ngành và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế:
Là cơ cấu ngành kinh tế phản ánh sự phát triển khoa học công nghệ, lực lượng
sản xuất và phân công lao động trong xã hội, chun mơn hóa trong sản xuất.
Trạng thái cơ cấu ngành kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế ở mỗi quốc
gia
Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành với sự phát triển chung của nền
kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng vì gắn với nó là một động thái về phân bổ các
nguồn lực hạn hẹp của mỗi quốc gia trong thời điểm nhất định vào những hoạt động
sản xuất riêng.Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng phát triển
thì việc lựa chọn và chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện được các lợi thế tương đối
và khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, là cơ sở cho sự
chủ động tham gia và thực hiện hội nhập thắng lợi.
2. Những vấn đề mang tính quy luật về xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế:
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.1. Quy luật tiêu dùng của E.Engel:
Quy luật phản ánh mối quan hệ của bộ phận dân cư với thu nhập và tiêu dùng:
Đường Engel là một đường biểu thị mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng cá
nhân về một loại hang hóa cụ thể.Đườn Engel được minh họa dưới đây:
Tiêu dùng
Đường Engel
Thu nhập
Hình 1.1 Đường Engel
Độ dốc của đường này ở bất kỳ điểm nào chính là xu hướng tiêu dùng biên của
hàng hóa đó và cho thấy tỷ số thay đổi tiêu dùng so với thay đổi thu nhập, nó phản
ánh độ co giãn của tiêu dùng một loại hàng hóa cụ thể đối với thu nhập dân cư.Như
vậy, đường Engel thể hiện quy luật tiêu dùng đối với hàng hóa, khi thu nhập của con
người tăng lên thì tiêu dùng cho lương thực, thực phẩm giảm dẫn đến tỷ trọng ngành
nông nghiệp giảm làm cho tiêu dùng về công nghiệp và dịch vụ tăng lên.
Quy luật tiêu dùng của Engel đã chia hàng hóa ra làm 3 loại:
+ Hàng hóa nơng sản (hàng hóa thiết yếu)
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Hàng hóa cơng nghiệp (hàng hóa lâu bền)
+ Hàng hóa dịch vụ (hàng hóa cao cấp)
2.2. Quy luật tăng năng suất lao động của A.Fisher:
Năm 1935, trong cuốn “Các quan hệ kinh tế của tiến bộ kỹ thuật”, trên cơ sở
quan niệm nền kinh tế gồm 3 khu vực:
+ Khu vực thứ nhất: gồm ngành nông – lâm – ngư nghiệp, và khai thác khoáng
sản
+ Khu vực thứ hai: gồm các ngành công nghiệp chế biến và xây dựng
+ Khu vực thứ ba: gồm các ngành dịch vụ
Ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ kỹ thuật phát triển năng suất lao động
kết quả là vẫn tạo ra một lượng thực phẩm đủ cho xã hội đó mà khơng cần lượng lao
động đủ như cũ nữa.Ngành nơng nghiệp là ngành có thể dễ thay thế bằng lao động
nhất dẫn đến xu hướng giảm lực lượng lao động trong khu vực I.
Khu vực II: khả năng thay thế lao động là rất khó, do tính chất phức tạp hơn
của việc sử dụng cơng nghệ kỹ thuật mới, mặt khác độ co giãn xủa nhu cầu tiêu
dung sản phẩm này là đại lượng lớn hơn 0 vì vậy theo sự phát triển kinh tế, tỷ trọng
lao động cơng nghiệp có xu hướng tăng lên.
Khu vực III: là khu vực rất khó thay thế lực lượng lao động do đặc thù, đặc
điểm của sản phẩm mơ hình.Trong khi đó, độ co giãn của nhu cầu sản phẩm dịch vụ
khi nền kinh tế ở trình độ phát triển là cao hơn 1 tức là tốc độ tăng cầu tiêu dùng lớn
hơn tốc độ tăng cầu thu nhập.
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Từ những cơ sở lý thuyết nêu trên có thể rút ra xu hướng có tính quy luật
chung của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chuyển dịch theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn chuyển một nền kinh tế nông nghiệp sang
nền kinh tế công nghiệp đều phải trải qua các bước: chuyển từ kinh tế nông nghiệp
sang kinh tế cơng- nơng nghiệp để từ đó chuyển sang kinh tế cơng nghiệp phát
triển.Từ đó giảm tỷ trọng nơng nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương II: Thực trạng của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế
ở tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng CNH-HĐH đất nước trong giai
đoạn (1995-2005):
1.Cái nhìn tổng quan về tỉnh Vĩnh Phúc:
* Vĩnh Phúc được tái lập ngày 01/01/1997, có ví trí địa lý thuận lợi, tiếp
giáp với Thủ đơ Hà Nội về phía Tây Bắc. Vĩnh Phúc nằm trong vùng đồng bằng
thuộc châu thổ sông Hồng, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, Việt Nam. Dân số 1,020 triệu người, diện tích hơn 1.231 km2.
* Vĩnh Phúc có 8 đơn vị hành chính, gồm 01 thành phố, 06 huyện và 01 thị
xã, trong đó thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố của tỉnh,
cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 30km, cách
các cảng biển: Cái Lân -Tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng- Thành phố Hải Phòng
khoảng150km.
* Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng
năm là 24,20 C. Do nằm sâu trong đất liền nên Vĩnh Phúc không bị bão lụt. Vùng
đồng bằng có độ cao trung bình khoảng +9m so với mực nước biển. Do đặc điểm
vị trí địa lý, Vĩnh Phúc hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và
miền núi rất thuận tiện cho phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ, nhất là
công nghiệp và du lịch.
Vĩnh Phúc nằm trong vùng quy hoạch du lịch trọng điểm quốc gia: Có khu
nghỉ mát Tam Đảo, với độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, nằm trong khu
rừng nguyên sinh khoảng 1.500ha. Các hồ có diện tích vài trăm ha mặt nước như
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đại Lải, Làng Hà, Đầm Và, Đầm Vạc… khi được đầu tư sẽ trở thành những nơi vui
chơi, nghỉ ngơi cuối tuần lý tưởng. Nhiều di tích lịch sử, văn hố được xếp hạng
quốc gia như: Tây Thiên, đền thờ Hai Bà Trưng, Tháp Bình Sơn… được du khách
trong và ngồi nước ngưỡng mộ.Vĩnh Phúc đang xây dựng 06 sân golf đạt chuẩn
quốc tế, trong đó sân golf Tam Đảo đã đi vào hoạt động từ tháng 10/2005.
Vĩnh Phúc đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công
nghiệp các tỉnh phía Bắc; Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang giao thông
quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa tỉnh xích gần hơn với các trung
tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế như: Hành
lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phịng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung
Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà
Nội...
* Do những điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội, cũng như khả
năng lớn về ngân sách nhà nước, Vĩnh Phúc trong khoảng một thập kỷ vừa qua
là địa bàn hấp dẫn đầu tư và có mức đầu tư xã hội cao. Tổng mức đầu tư xã hội
trong những năm 2002-2005 (tính chung theo giá thực tế hàng năm) đạt 16.337
tỷ đồng. Theo số liệu này, tỷ lệ đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc so GDP
luôn ở mức khá cao: trên 37%, năm 2003 đạt mức cao nhất 62, 5%.
2. Thực trạng của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc theo
hướng CNH-HĐH trong giai đoạn từ năm (1995 – 2005):
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa
trong suốt thời kỳ từ 1997 đến nay.
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng nhanh, từ 12,7% năm 1995 lên
39,0% năm 2000 và 49,7% năm 2004; dự kiến đạt 50,4% vào năm 2005, trong
đó, cơng nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành (87-90%). Một
số ngành công nghiệp đã chuyển sang sử dụng công nghệ cao, nhiều khu cụm
công nghiệp tập trung đã được xây dựng, tạo môi trường hấp dẫn đầu tư.
Tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp từ 55,7% năm 1995 giảm xuống 31,2%
năm 2000 và còn 24,1% năm 2004, dự kiến 21,3% vào năm 2005.Lĩnh vực dịch
vụ - thương mại chiếm tỷ trọng khoảng 28-31%.
Biểu 5: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh giai đoạn 1995-2005.
Cơ cấu
1. Nông lâm ngư
1995
55,7%
2000
31,2%
2004
24,1%
KH 2005
21,3%
nghiệp
2. Công nghiệp
12,7%
39,0%
49,7%
50,4%
và xây dựng
3. Dịch vụ
31,6%
29,8%
26,2%
28,3%
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Tính tốn của chun gia
Viện CLPT và Sở KH&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc
Biểu đồ 4:
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cơ cấu kinh tế năm 1995
Cơ cấu kinh tế năm 2004
Sau 8 năm phát triển nền kinh tế, từ một tỉnh nông nghiệp,Vĩnh Phúc đã
nhanh chóng trở thành tỉnh có cơ cấu cơng nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tuy
nhiên, trong nội bộ mỗi ngành cũng còn một số tồn tại sau:
- Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực xây dựng còn thấp, chiếm tỷ trọng 8,1%
trong cơ cấu ngành;
- Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ còn chậm, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế
tỉnh có xu hướng giảm, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu
phát triển của nền kinh tế.
Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế so với mục tiêu quy hoạch đã phê
duyệt năm 1998
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nhanh hơn mức dự kiến. Năm 2004, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng của
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tỉnh chiếm 49,7%, cao hơn mức dự báo 40-45% cho năm 2010 trong quy
hoạch.
- Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2004 là 24,1% và dự
kiến năm 2005 đạt 21,4%, là mức dự báo cho sau năm 2010 trong quy hoạch.
Hiện nay lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng còn nhỏ trong cơ cấu kinh tế tỉnh
Kinh tế công nghiệp phát triển cao thường đi đôi với khu vực dịch vụ
mạnh.Tuy nhiên, do Vĩnh Phúc có xuất phát điểm thấp, dân số nơng nghiệp cịn
chiếm tới gần 90%, ngành dịch vụ phát triển không theo kịp công nghiệp nên tỷ
trọng ngành khó có thể đạt 39 - 40% vào năm 2010 như mục tiêu dự báo.
Biểu 6: So sánh kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh
với mục tiêu của quy hoạch.
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kết quả thực
Chỉ tiêu
tế 2001-2005
Mục tiêu
2001-
2005
14,4
6,1
21,1
12,3
2005
21,3
50,4
28,3
5,1
471
I. Tốc độ tăng GDP (%)
1. Nông-lâm-ngư nghiệp
2. Công nghiệp + xây dựng
3. Dịch vụ
II. Cơ cấu kinh tế (%)
1. Nông-lâm-ngư nghiệp
2. Công nghiệp + xây dựng
3. Dịch vụ
IIIa. GDP BQ đầu người giá ss 94, tr.đồng/người
IIIb. GDP bình quân đầu
QH dự kiến
12,0
4,5
17,1
13,5
2005
24,0
36,5
39,5
3,8
355
người giá ss 94, USD
Nguồn: NGTK cả nước năm 200, 2002, TCTK; NGTK tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương III: Hệ thống các giải pháp về việc chuyển đổi cơ
cấu ngành kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng CNH-HĐH
đất nước:
Càng phát triển cơng nghiệp, Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi hơn để càng
quan tâm đến nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mơ nơng thơn mới và không
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ngừng cải thiện đời sống nông dân Từ tháng 12-2006, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị
quyết 03 về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Vĩnh Phúc đã đi trước cả nước về
thực hiện chính sách 'tam nơng'. Tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế,
chính sách mới hỗ trợ nông dân; huy động các nguồn lực đầu tư cho khu vực
nơng nghiệp, nơng thơn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm
nghèo, xây dựng nơng thơn mới.Chỉ riêng giai đoạn 2006-2010, kinh phí đầu tư
từ nguồn ngân sách tỉnh cho khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 2.300
tỷ đồng.Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, nhất
là các cơng trình trọng điểm, các tuyến giao thơng chính, hạ tầng đơ thị và nơng
thơn.
Trong nhiệm kỳ qua, Ðảng bộ Vĩnh Phúc xác định coi phát triển nông
nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, nhằm không ngừng
nâng cao đời sống của nông dân, xây dựng nông thôn mới, từng bước khắc phục
sự chênh lệch giữa các vùng, các địa phương về đời sống, thu nhập. Trong quá
trình CNH, HÐH, Vĩnh Phúc chủ trương phát triển công nghiệp làm nền tảng để
tạo sự tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển của các khu vực kinh tế khác, tạo thêm
nhiều việc làm mới, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch phần lớn lao động từ khu
vực nông nghiệp, nông thôn sang làm công nghiệp; thu được ngân sách cao để
tăng tích lũy, tăng đầu tư phát triển, nhất là tái đầu tư cho khu vực nơng nghiệp,
nơng thơn, hỗ trợ nơng dân, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống nơng dân.
Trong q trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các
cấp ủy Ðảng, chính quyền các cấp đã biết dựa vào dân, phát huy dân chủ, tính
chủ động, sáng tạo của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân;
thường xuyên tổng kết thực tiễn để kịp thời bổ sung, điều chỉnh, xây dựng các
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cơ chế, chính sách mới cho phù hợp, đúng pháp luật, bảo đảm lợi ích của nhân
dân.
Ðể phát triển nhanh và bền vững
Những thành tựu, kinh nghiệm sau gần 25 năm đổi mới, nhất là sau 14 năm
tái lập tỉnh, đã tạo cho Vĩnh Phúc vị thế và tiềm lực mới để tiếp tục đẩy mạnh sự
nghiệp CNH, HÐH.Sự đoàn kết thống nhất trong Ðảng bộ, sự đồng thuận trong
nhân dân, sự ổn định về chính trị tiếp tục là tiền đề, là động lực quan trọng cho
sự phát triển. Trong nhiệm kỳ tới, yêu cầu đặt ra đối với Ðảng bộ là phải bảo
đảm tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng phải bền vững; giải quyết tốt mối quan hệ
giữa tăng trưởng và phát triển, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, giải
quyết tốt các vấn đề xã hội, giữ vững sự ổn định về chính trị, tạo mơi trường
thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền
vững; không ngừng nâng cao quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh
tế; khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Cùng với phát triển
kinh tế, Vĩnh Phúc chú trọng phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội;
đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, giảm
nghèo; bảo đảm an sinh xã hội; từng bước thu hẹp khoảng cách về thu nhập, đời
sống giữa các vùng, các khu vực và giữa các tầng lớp dân cư.
Ðảng bộ tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo về đổi mới và nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; trong đó tập trung nâng cao năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng
viên; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
các cấp; tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; trở
thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành
phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21.
Kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, trong đó lấy kinh tế công nghiệp làm nền tảng, Ðảng bộ và nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong
nhiệm kỳ 2010-2015. Ðảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc luôn khắc ghi và quyết
tâm thực hiện mong muốn của Bác Hồ khi về thăm tỉnh, ngày 2-3-1963, căn dặn:
'Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở
miền bắc nước ta'.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như chính trị ở Việt Nam nước tab hiện
nay thì chúng tab có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm.Song có lẽ vấn đề nóng
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
bỏng nhất hiện nay khơng chỉ có Việt Nam chúng ta quan tâm mà nó được cả thế
giới quan tâm đó là vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Như vậy từ những lý do phân tích trên, cũng như tình hình thực tế hiện nay ở
Việt Nam ta có thể thấy được tầm quan trọng trong việc quản lý nhà nước đối với
các chính sách như ngày nay.Có được điều đó là phụ thuộc vào mỗi con người trong
chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước, những nhà quản trị, những cán bộ
tương lai của đất nước thì đây là vấn đề chúng tab phải hết sức quan tâm.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Phương Lan đã truyền
đạt cho em những kiến thức quan trọng cần thiết để em hoàn thành báo cáo
này.Trong quá trình nghiên cứu cũng như phân tích chắc chắn sẽ khơng thể tranhd
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ tận tình của cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Báo điện tử:
(Báo điện tử Đảng CS Việt Nam)
PHỤ LỤC
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
1
Kết cấu chuyên đề
4
Chương I: Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và xu hướng chuyển
5
dịch trong quá trình phát triển.
1.Khái niệm
5
2.Những vấn đề mang tính quy luật về xu hướng chuyển dịch
7
cơ cấu kinh tế
Chương II:Thực trạng của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở tỉnh
11
nước giai đoạn từ năm (1995-2005)
2.Thực trạng của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở tỉnh Vĩnh
12
Phúc theo hướng CNH-HĐH trong giai đoạn từ năm (1995-2005)
Chương III:Hệ thống các biện pháp của việc chuyển đổi cơ cấu
17
ngành kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc
Kết luận
20
Tài liệu tham khảo
21
22