Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHỎE NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.22 KB, 13 trang )

Bài kiểm tra học phần kinh tế môi trường GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng


 !"#$%&"'(
Học viên thực hiện: Trần Cẩm Linh
1
Bài kiểm tra học phần kinh tế môi trường GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng
)*+, /0
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc hạ lưu vực sông Mê Công, có
đặc điểm sinh thái đặc thù, có địa hình thấp, với hệ thống sông ngòi chằng chịt,
thông ra Biển Đông và Biển Tây, tạo ra vùng đất gần như một bán đảo. Chế độ
thủy văn chịu tác động dòng chảy của hệ thống sông Mê Công và tác động của
hai loại thủy triều Biển Đông và thủy triều Biển Tây, có mức độ chênh lệch lớn.
Đồng thời, khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm, là những
điều kiện thuận lợi để năng suất sinh học của cây trồng, vật nuôi cao. Có thể nói,
ĐBSCL được thiên nhiên ban tặng cho những điều kiện tự nhiên lý tưởng để
phát triển kinh tế -xã hội theo hướng sinh thái, đồng thời là vựa lúa lớn, là vùng
sản xuất nông nghiệp lớn của cả nước. Sản lượng lúa của Vùng trong những
năm qua tăng cao từ 19298,5 nghìn tấn năm 2005 tăng lên 23186,3 nghìn tấn
năm 2011
1
, năng suất lúa tăng từ 50,4 tạ/ha lên 56,7 tạ/ha. Đạt được kết quả khả
quan như vậy là nhờ nông dân trong vùng biết ứng dụng thành tựu khoa học kỹ
thuật vào sản xuất như phát triển các giống lúa mới, năng suất cao, thực hiện có
hiệu quả các chương trình sản xuất nông nghiệp như “1 phải, 5 giảm” (1 phải: sử
dụng giống xác nhận; 5 giảm: giảm lượng giống, giảm phân đạm, giảm thuốc
bảo vệ thực vật, giảm nước tuới, giảm thất thoát sau thu hoạch), chương trình
IPM (chương trình quản lý dịch hại tổng hợp), chương trình ICM (chương trình
quản lý cây trồng tổng hợp),…Tuy nhiên, việc tăng năng suất và sản lượng lúa
cũng có tác động đến sức khỏe của nông dân qua việc sử dụng các loại thuốc
bảo vệ thực vật. Câu hỏi đặt ra là tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe


của người nông dân như thế nào? Những yếu tố nào có tác động mạnh/nhẹ và
trực tiếp đến sức khỏe của người nông dân? Bài viết này sẽ làm sáng tỏ những
câu hỏi nêu trên.
1)#23456.7849.:;6
Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ cuộc Điều tra kinh tế sản xuất lúa thông
qua phỏng vấn 112 nông dân (từ số thứ tự 55 đến 170), tại 5 xã thuộc vùng
Đồng bằng sông Cửu Long trong 2 năm 1996 và năm 2000.
<)=.8.78>?:@:A4B.+CD.7E23456.7849.:;6
- Index; số thứ tự nông dân
- na: Tổng số lần sử dụng thuốc
- na1: Tổng số thuốc BVTV nhóm I&II đã sử dụng
- na2: Tổng số thuốc BVTV nhóm III&IV đã sử dụng
- smoke (hút Thuốc): nhận giá trị là 1 nếu có hút thuốc và nhận giá trị là 0 nếu
không hút thuốc
1
Niên giám thống kê cả nước, Tổng Cục Thống kê, năm 2011
Học viên thực hiện: Trần Cẩm Linh
2
Bài kiểm tra học phần kinh tế môi trường GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng
- drink (uống bia rượu): nhận giá trị là 1 nếu có uống bia rượu và nhận giá trị là
0 nếu không uống bia rượu.
- IPM (áp dụng kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh tổng hợp): nhận giá trị là 1 nếu có
thực hiện chương trình IPM và nhận giá trị là 0 nếu không thực hiện chương
trình.
- varwt: biến số đại diện cho thể lực : cân nặng/chiều cao
- lntopest: Tổng lượng thuốc đã áp dụng
- lnca1: Tổng lượng thuốc BVTV nhóm I&II đã sử dụng lấy logarit
- lnca2: Tổng lượng thuốc BVTV nhóm IIII&IV đã sử dụng lấy logarit
- lnhc: Chi phí sức khỏe của nông dân
- lnage: tuổi của nông dân

F)GH8I.8.7849.:;6
Trong nghiên cứu này chúng tôi đề xuất 2 mô hình nghiên cứu về tác
động của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe của người nông dân.
GH8I.8
lnhc = constant (intercept) + IPM + smoke + drink + na1+ na2 + varwt +
lnage+ lntopest
GH8I.81
lnhc = constant (intercept) + IPM + smoke + drink + na + varwt +lnage +
lnca1+ lnca2
J)B+K6L.7849.:;6
?MGH8I.8
Sử dụng công cụ SPSS for Window phiên bản 16.0 tiến hành phân tích
hồi qui theo mô hình 1:
GH8I.8
lnhc = constant (intercept) + IPM + smoke + drink + na1+ na2 + varwt + lnage+
lntopest
Biến phụ thuộc: lnhc
Biến độc lập: IPM, smoke, drink, na1, na2, varwt, lnage, lntopest
Sau khi phân tích hồi qui với dữ liệu nghiên cứu được xác định tại mục 2
theo mô hình 1, kết quả hồi qui như sau:
Học viên thực hiện: Trần Cẩm Linh
3
Bài kiểm tra học phần kinh tế môi trường GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng
Bảng 1Model Summary
Model
R R Square Adjusted R Square
Std. Error of the
Estimate
1 .478
a

.228 .169 3.29515
a. Predictors: (Constant), lntopest, smoke, drink, lnage, varwt, ipm, na1, na2
Hệ số Adjusted R Square bằng 0,169 cho ta biết 16,9% biến thiên chi phí
sức khỏe của nông dân có thể giải thích được bởi biến thiên của các biến độc
lập.
Bảng 2ANOVA
b
Model
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 334.152 8 41.769 3.847 .001
a
Residual 1129.233 104 10.858
Total 1463.384 112
a. Predictors: (Constant), lntopest, smoke, drink, lnage, varwt, ipm, na1, na2
b. Dependent Variable: lnhc
Giá trị Sig. = 0,001 rất nhỏ cho thấy rằng mô hình hồi qui phù hợp với dữ
liệu nghiên cứu và có thể sử dụng được.
Bảng 3Coefficients
a
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig.B Std. Error Beta
1 (Constant) -11.992 9.299 -1.290 .200
ipm .094 .736 .012 .127 .899
smoke 1.251 .777 .140 1.610 .110
drink .349 .645 .048 .541 .589
na1 .025 .203 .012 .124 .901
na2 .320 .184 .166 1.738 .085

varwt 137 .156 078 874 .384
lnage 2.478 1.537 .144 1.612 .110
lntopest 2.126 .719 .298 2.957 .004
a. Dependent Variable: lnhc
Bằng phương pháp OLS các hệ số trong mô hình được ước lượng ở cột B
trong bảng 3.
Quan sát giá trị Sig trong bảng 3 của các biến độc lập, ta thấy rằng biến
smoke, na2, lnage có ý nghĩa thông kê với mức ý nghĩa 15%, biến lntopest có ý
Học viên thực hiện: Trần Cẩm Linh
4
Bài kiểm tra học phần kinh tế môi trường GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng
nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Các biến còn lại như IPM, drink, na1,
varwt không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Ý nghĩa các hệ số trong mô hình:
Nếu người nông dân có hút thuốc (smoke = 1), các biến độc lập còn lại
không đổi thì chi phí sức khỏe của người nông dân sẽ tăng 125,1%.
Nếu số thuốc BVTV nhóm III&IV mà nguời nông dân đã sử dụng tăng
lên 1 đơn vị, các biến độc lập còn lại không đổi thì chi phí sức khỏe của người
nông dân tăng 32,0%.
Nếu tuổi của nguời nông dân tăng 1,0%, các biến độc lập còn lại không
đổi thì chi phí sức khỏe của nguời nông dân tăng 247,8%. Trong mô hình này,
nguời nông dân càng lớn tuổi thì chi phí sức khỏe cho bản thân sẽ rất cao và tất
nhiên sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu tổng lượng thuốc đã sử dụng tăng lên 1,0%, các biến độc lập còn lại
không đổi thì chi phí sức khỏe của nguời nông dân sẽ tăng 212,6%. Trong mô
hình này, nguời nông dân càng sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật thì chi phí
sức khỏe càng cao, sức khỏe của nguời nông dân bị ảnh hưởng rất lớn.
AMGH8I.81
Sử dụng công cụ SPSS for Window phiên bản 16.0 tiến hành phân tích
hồi qui theo mô hình 2:

GH8I.81
lnhc = constant (intercept) + IPM + smoke + drink + na + varwt +lnage + lnca1+
lnca2
Biến phụ thuộc: lnhc
Biến độc lập: IPM, smoke, drink, na, varwt, lnage, lnca1, lnca2
Sau khi phân tích hồi qui với dữ liệu nghiên cứu được xác định tại mục 2
theo mô hình 2, kết quả hồi qui như sau:
BL.7FNModel Summary
Model
R R Square Adjusted R Square
Std. Error of the
Estimate
1 .425
a
.181 .117 3.39575
a. Predictors: (Constant), lnca2, na, ipm, lnage, smoke, varwt, drink, lnca1
Hệ số Adjusted R Square bằng 0,117 cho ta biết 11,7% biến thiên chi phí
sức khỏe của nông dân có thể giải thích được bởi biến thiên của các biến độc
lập.
Học viên thực hiện: Trần Cẩm Linh
5
Bài kiểm tra học phần kinh tế môi trường GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng
BL.7JANOVA
b
Model
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 264.147 8 33.018 2.863 .006
a
Residual 1199.238 104 11.531
Total 1463.384 112

a. Predictors: (Constant), lnca2, na, ipm, lnage, smoke, varwt, drink, lnca1
b. Dependent Variable: lnhc
Giá trị Sig. = 0,006 rất nhỏ cho thấy rằng mô hình hồi qui phù hợp với dữ
liệu nghiên cứu và có thể sử dụng được.
BL.7OCoefficients
a
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized
Coefficients
t Sig.B Std. Error Beta
1 (Constant) .971 8.107 .120 .905
ipm 182 .742 022 245 .807
smoke .918 .805 .103 1.140 .257
drink .030 .682 .004 .044 .965
na .239 .251 .090 .953 .343
varwt 211 .162 120 -1.302 .196
lnage 2.357 1.567 .137 1.504 .136
lnca1 .264 .170 .150 1.549 .124
lnca2 .614 .173 .334 3.544 .001
a. Dependent Variable: lnhc
Bằng phương pháp OLS các hệ số trong mô hình được ước lượng ở cột B
trong bảng 6.
Quan sát giá trị Sig trong bảng 6 của các biến độc lập, ta thấy rằng biến
lnage, lnca1 có ý nghĩa thông kê với mức ý nghĩa 15%, biến lnca2 có ý nghĩa
thống kê với mức ý nghĩa 5%. Các biến còn lại như IPM, smoke, drink, na,
varwt không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Ý nghĩa các hệ số trong mô hình:
Nếu tuổi của nguời nông dân tăng 1,0%, các biến độc lập còn lại không
đổi thì chi phí sức khỏe của nguời nông dân tăng 235,7%. Trong mô hình này,

nguời nông dân càng lớn tuổi thì chi phí sức khỏe cho bản thân sẽ rất cao và tất
nhiên sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm I và II đã sử dụng tăng
lên 1,0%, các biến độc lập còn lại không đổi thì chi phí sức khỏe của nguời nông
Học viên thực hiện: Trần Cẩm Linh
6
Bài kiểm tra học phần kinh tế môi trường GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng
dân sẽ tăng 26,4%. Trong mô hình này, nguời nông dân càng sử dụng nhiều
thuốc bảo vệ thực vật thì chi phí sức khỏe càng cao, sức khỏe của nguời nông
dân bị ảnh hưởng rất lớn.
Nếu tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm IIII và IV đã sử dụng
tăng lên 1,0%, các biến độc lập còn lại không đổi thì chi phí sức khỏe của nguời
nông dân sẽ tăng 61,4%. Trong mô hình này, nguời nông dân càng sử dụng
nhiều thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm III và IV thì chi phí sức khỏe sẽ tăng
cao và cao hơn so với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm I và II.
O)@:8P.:8B:Q?RH8I.8
?M@:8P.:8B:Q?RH8I.8
Khả năng giải thích độ biến thiên của chi phí sức khỏe nguời nông dân
bằng mô hình hồi qui nêu trên còn rất thấp. Nếu như ở mô hình 1, 16,9% biến
thiên chi phí sức khỏe của nông dân có thể giải thích được bởi biến thiên của các
biến độc lập thì ở mô hình 2 chỉ có 11,7% biến thiên chi phí sức khỏe của nông
dân có thể giải thích được bởi biến thiên của các biến độc lập.
Các biến độc lập được xác định trong mô hình tuy đa dạng (8 biến đối
với mỗi mô hình) tuy nhiên ý nghĩa thống kê của các biến trong mô hình còn
thấp, nếu như ở mô hình 1: có 4 biến có ý nghĩa thống kê thì ở mô hình 2 chỉ có
3 biến có ý nghĩa thống kê.
AM82.7A4B.ST:U./VW:AXS6.7,YD.82.7.7849.:;6+4BZ+8[D
Bên cạnh các biến độc lập được xác định trong 2 mô hình nêu trên, nhằm
khắc phục được hạn chế của 2 mô hình trên, cần bổ sung thêm các biến sau đây
cho những nghiên cứu tiếp theo.

Biến giới tính: nhận giá trị là 1 nếu là nam và nhận giá trị là 0 nếu là nữ,
biến giới tính cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của nguời nông dân trong quá trình
sản xuất lúa.
Biến tổng số khẩu trong hộ: số khẩu trong hộ cũng ảnh hưởng đến sức
khỏe của nguời nông dân trong quá trình sản xuất lúa có sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật nếu gia đình đông con thì buộc phải sản xuất lúa nhiều và sản xuất lúa
nhiều sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến ảnh huởng đến sức khỏe của
nguời nông dân.
Biến soil (đất): nhận giá trị là 1 nếu đất là đất phù sa phù hợp với khả
năng sinh trưởng và phát triển của cây lúa và nhận giá trị là 0 nếu đất không
phải là đất phù sa. Nếu đất tốt thì cây lúa sẽ sinh trưởng nhanh cho năng suất
cao, người nông dân sẽ hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Học viên thực hiện: Trần Cẩm Linh
7
Bài kiểm tra học phần kinh tế môi trường GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng
1
\]"^GG"_`a`bc)%G
`defghG"^G
Học viên thực hiện: Trần Cẩm Linh
8
Bài kiểm tra học phần kinh tế môi trường GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng
)GH+L, /0H.84iRRH4+CVj.7.Vk:l+8Y.8Z8Tm8nG4.8
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là đô thị lớn nhất cả nước, một trung
tâm lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị
trí chính trị quan trọng của cả nước Tuy kinh tế tăng trưởng khá cao so với
mức bình quân của cả nước, nhưng chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tiềm
năng và lợi thế của thành phố. Song song với thành quả về tăng trưởng kinh tế là
mức độ ô nhiễm về môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí
Minh đã được Tổ chức Ngân hàng thế giới (World Bank) xếp vào 1 trong 10
thành phố có mức độ ô nhiễm cao nhất thế giới. Hiện tại, môi trường thành phố

Hồ Chí Minh phải đối mặt với nhiều loại ô nhiễm khác nhau: ô nhiễm môi
trường không khí (bụi, tiếng ồn), ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường
nước,… Trong bài viết này sẽ đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở
thành phố Hồ Chí Minh.
Chất lượng môi trường nước
- Chất lượng nước mặt
Trên địa bàn TP.HCM có 20 trạm quan trắc chất lượng nước mặt, 16 trạm
quan trắc nước dưới đất. Theo kết quả quan trắc nước mặt từ năm 2004 đến
tháng 6/2008, kết quả cho thấy chất lượng nước mặt trên sông Sài Gòn - Đồng
Nai, trong các năm qua đều đạt tiêu chuẩn nguồn nước mặt loại B, ngoại trừ
nồng độ vi sinh gây bệnh đường ruột (Coliform) vượt tiêu chuẩn cho phép do
hầu hết nước thải sinh hoạt, nước sử dụng trong chăn nuôi và một số cơ sở sản
xuất chưa được xử lý vẫn xả trực tiếp ra sông. Chất lượng nước tại các trạm
quan trắc thuộc khu vực cấp nước đều không đạt tiêu chuẩn nguồn nước loại A,
nhưng các chỉ tiêu COD, BOD
5
thì vượt tiêu chuẩn cho phép. Trên các nhánh
sông khác và khu vực cửa biển, chất lượng nước vẫn khá tốt để cấp nước cho
nhà máy kênh Đông, tuy nhiên nồng độ Coliform vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép.
4o6/m@:+8H.7STK6?.+Cp:+C9.SH.7Y4q.rm.7?4
Học viên thực hiện: Trần Cẩm Linh
9
Bài kiểm tra học phần kinh tế môi trường GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng
Nguồn: Báo cáo môi trường TP.HCM năm 2008
- Chất lượng nước kênh rạch nội thành
Kết quả quan trắc cho thấy nhiều thông số vẫn còn ô nhiễm ở mức cao,
vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Kênh rạch tại TP.HCM bị ô nhiễm trầm
trọng. Hàng ngày các kênh rạch TP.HCM nhận một khối lượng lớn nước thải
chủ yếu là nước thải sinh họat và công nghiệp)Theo khảo sát của Sở Tài nguyên
& Môi trường TP.HCM, hiện nay mỗi ngày có đến 60-70% chiều dài của các

tuyến kênh rạch trong nội thành phải hứng chịu khoảng 40 tấn rác sinh hoạt và
70.000 m
3
nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất chưa qua xử lý.Đến nay,
thành phố chỉ có một nhà máy xử lý nước thải tại xã Bình Hưng, huyện Bình
Chánh đi vào hoạt động với công suất giai đoạn I là 141.000 m
3
/ngày đêm.
Lượng nước thải sinh hoạt rất lớn chỉ xử lý đơn giản bằng bể tự hoại vẫn thải ra
môi trường hàng ngày. Ngoài ra, vẫn còn một số cơ sở sản xuất nằm xen lẫn
trong các khu dân cư chưa có hệ thống xử lý chất thải. Kết quả quan trắc chất
lượng nước kênh rạch nội thành cho thấy các thông số cơ bản (COD, BOD
5
,
Coliform) ô nhiễm ở mức cao, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, mặc dù hầu
hết các chỉ tiêu ô nhiễm đang có xu hướng giảm so với những năm trước đây.
- Chất lượng nguồn nước ngầm
Chất lượng nước ngầm tại TP.HCM bị ô nhiễm chủ yếu là mặn, chất dinh
dưỡng, phèn sắt, hữu cơ và vi sinh. Nước ngầm cả 3 tầng chứa nước đều có ranh
mặn 1.000 mg/lít Cl
-
hình vòng cung nằm ở phía Nam, khu vực mặn bị bao phủ
hầu hết các huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, quận 7, quận 4, quận 2, quận Bình
Thạnh và một phần huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận Thủ Đức, quận 9.
Một số thông số quan trọng như nồng độ các chất lơ lửng, vi sinh, pH…
tại các trạm quan trắc đều không đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước ngầm, trong
đó pH trong nước ngầm tại một số khu vực trong thành phố vẫn rất thấp và chỉ
đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước ngầm loại C (nếu vượt mức loại C thì không
Học viên thực hiện: Trần Cẩm Linh
10

Bài kiểm tra học phần kinh tế môi trường GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng
được thải ra môi trường). Mức độ ô nhiễm vẫn tập trung ở các trạm ngoại thành
và có xu hướng ngày càng tăng. Đáng lưu ý trong 6 tháng đầu năm 2008, nồng
độ nitrat tại các trạm thuộc khu vực ngoại thành như Đông Thạnh, Gò Cát, Linh
Xuân, Trường Thọ, Đông Hưng Thuận và Bình Hưng đột ngột tăng cao. Đồng
thời, Coliform từ năm 2004 đến tháng 06/2008 ở hầu hết các trạm đều thấy xuất
hiện, chứng tỏ chất lượng nước tại tầng Pleistocen hầu như đã bị ô nhiễm vi
sinh.
Hiện nay, vẫn còn một bộ phận lớn dân cư ở khu vực ngoại thành sử dụng
nước ngầm cho sinh hoạt và nguồn nước ngầm được đưa vào sử dụng mà không
qua bất kỳ giai đoạn xử lý nào.
1)@:Z8Vs.7Z8@Z74L4K6tB+, /0H.84iRRH4+CVj.7
Nhằm giải quyết bài toán về ô nhiễm môi trường môi trường các nhà kinh
tế học môi trường thường sử dụng phương pháp đánh giá giá trị lợi ích. Phương
pháp đánh giá này được phân thành 2 nhóm, đó là nhóm phương pháp trực tiếp
và nhóm phương pháp gián tiếp. Mỗi nhóm phương pháp được ứng dụng để giải
quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường khác nhau. Sau đây là các phương pháp
đánh giá giá trị lợi ích.
8Vs.7Z8@Z .7Eu.7RH4+CVj.7
8vRZ8Vs.7Z8@Z+Cw:+4BZxSyEu.774@+8=+CVj.7M
1. Thay đổi năng suất Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe.
Ảnh hưởng ô nhiễm lên đến nông nghiệp,
tài nguyên thiên nhiên.
2. Chi phí chăm sóc sức khỏe Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe.
3. Thiệt hại vốn nhân lực Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe.
4. Chi phí thay thế/phục hồi thiệt hại tài
sản, kinh doanh
Thiệt hại ô nhiễm gây ra cho cơ sở vật
chất.
Thiệt hại hệ sinh thái (ví dụ tràn dầu).

8vRZ8Vs.7Z8@Z74@.+4BZxSyEu.774@Sz.3q.7+CLM
1. Chi tiêu bảo vệ/giảm thiệt hại Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí, nước,
tiếng ồn, tầm nhìn đến người tiêu dùng,
các ngành công nghiệp, hệ sinh thái.
2. Đánh giá hưởng thụ:
Giá trị tài sản
Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, bãi
chứa chất thải độc hại.
Học viên thực hiện: Trần Cẩm Linh
11
Bài kiểm tra học phần kinh tế môi trường GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng
Sự chênh lệch lương Ảnh hưởng ô nhiễm đến sức khỏe.
3. Thịtrường đại diện
Chi phí du hành
“Hàng hóa xanh”
Lợi ích giải trí từ việc nâng cao chất
lượng môi trường.
Hàng hóa thân thiên môi trường thay thế
cho hàng hóa có hàm lượng ô nhiễm cao
(chẳng hạn giấy có thể tái chế).
4. Đánh giá ngẫu nhiên Chất lượng môi trường hiện tại và tương
lai.
Tất cả các loại ô nhiễm.
<)8Vs.7Z8@Z+8w:845..7849.:;6
Trên cơ sở dựa vào các phương pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường và
ứng dụng môi trường của các phương pháp, chúng tôi đề xuất sử dụng nhóm
phương pháp gián tiếp (sử dụng giá sẵn lòng trả), trong nhóm phương pháp này
chúng tôi sử dụng phương pháp chi tiêu bảo vệ/giảm thiệt hại và phương pháp
đánh giá ngẫu nhiên nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Hồ
Chí Minh.

<))8Vs.7Z8@Z:84+496ALD,5{74LR+845+8P4
Ô nhiễm nước có thể tác động nhiều đến sức khỏe cư dân thành phố Hồ
Chí Minh, từ tức ngực nhẹ, đau đầu đến những bệnh cấp tính cần chăm sóc tại
bệnh viện. Con người thường chi tiêu để tránh, ngăn ngừa các tác động này. Chi
tiêu loại này là một cách thể hiện giá sẵn lòng trả của họ để tránh các tác động.
<)1)8Vs.7Z8@Z/@.874@.7|6.849.
Chúng ta thực hiện một cuộc khảo sát và hỏi cư dân thành phố Hồ Chí
Minh sẵn lòng trả bao nhiêu để giảm ô nhiễm môi trường nước tác động đến nhà
họ và sức khỏe của họ. Phương pháp khảo sát trực tiếp này khá linh động, nó có
thể đánh giá giá trị tài nguyên môi trường nước ở thành phố Hồ Chí Minh.
F)B+36}.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội, khoa học
công nghệ lớn nhất cả nước, thành phố có sự đóng góp rất lớn vào tăng trưởng
chung của cả nước và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Song song với thành
tựu vế phát triển kinh tế, thành phố hiện phải đối mặt rất lớn về vấn đề ô nhiễm
môi trường. Trong đó, vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở thành phố hiện nay đã
đến mức báo động, tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Một số chất
gây ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Hồ Chí Minh như: COD, BOD
5
,
Coliform, các chất lơ lửng, vi sinh, nhiễm mặn, phèn sắt, hữu cơ Nguyên nhân
Học viên thực hiện: Trần Cẩm Linh
12
Bài kiểm tra học phần kinh tế môi trường GVHD: TS. Nguyễn Hữu Dũng
ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Hồ Chí Minh là mỗi ngày thành phố nhận
một khối lượng lớn nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt và công nghiệp
chưa qua xử lý của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, lượng nước thải sinh
hoạt rất lớn chỉ xử lý đơn giản bằng bể tự hoại vẫn thải ra môi trường hàng
ngày.
Nhằm giải quyết và kiểm soát vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở thành

phố Hồ Chí Minh hiện có rất nhiều phương pháp: phương pháp trực tiếp (sử
dụng giá thị trường) và phương pháp gián tiếp (sử dụng giá sẵn lòng trả).
Phương pháp chi tiêu bảo vệ và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên thuộc nhóm
phương pháp gián tiếp được sử dụng để giải quyết và kiểm soát vấn đề ô nhiễm
môi trường nước ở thành phố Hồ Chí Minh.
Học viên thực hiện: Trần Cẩm Linh
13

×