1
XÂY DỰNG SỰ ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT
TRONG CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
Thạc sĩ: Lê Thu Hòa
Khoa: Xây Dựng Đảng
2
1. Mở đầu:
Để đấu tranh, chiến thắng giai cấp tư sản và các thế lực phản động, giai
cấp VS cần có 1 chính Đảng lãnh đạo. Chính Đảng đó phải là 1 tổ chức thống
nhất về ý chí và hành động.
Đoàn kết thống nhất (ĐKTN) là quy luật trưởng thành của Đảng, thường
thì theo quy luật Đảng càng trưởng thành thì càng phải cố kết lại, nhưng không
hoàn toàn như vậy. Thực tế, Đảng trưởng thành đến 1 lúc nào đó lại dễ mất
đoàn kết. Vì sao vậy? Khi chưa có chính quyền thì việc ĐKTN khá tốt, khi có
chính quyền việc xây dựng khối ĐKTN rất khó. Vì sao?
XÂY DỰNG SỰ ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG
CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
3
2. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được ý nghĩa, tầm quan trọng của sự ĐKTN trong Đảng và trong
các tổ chức cơ sở Đảng, tình hình ĐKTN, biểu hiện, nguyên nhân của sự đoàn
kết thống nhất trong các tổ chức cơ sở Đảng.
- Nắm chắc những biện pháp chủ yếu xây dựng sự ĐKTN. Trên cơ sở đó
liên hệ với tình hình ĐKTN ở tổ chức cơ sở Đảng đang công tác và các tổ chức
cơ sở Đảng khác, có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng củng cố,
sự ĐKTN trong các tổ chức Đảng ở cơ sở.
XÂY DỰNG SỰ ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT
TRONG CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
4
3. Kết cấu; thời gian:
*Thời gian: 1 buổi
* Kết cấu
I/ Ý nghiã, tầm quan trọng của ĐKTN trong Đảng (2 tiết)
II/ Biện pháp chủ yếu xây dựng sự ĐKTN trong TC. CSĐ. (2 tiết)
4. Tài liệu tham khảo:
Giáo trình trung cấp chính trị phần xây dựng Đảng.
Tạp chí cộng sản, Tạp chí giáo dục lý luận về ĐKTN.
Văn kiện Đảng từ Đại hội IV đến Đại hội X.
5. Câu hỏi:
Nước Việt Nam ta mạnh hay chưa mạnh?
Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? Vì sao?
XÂY DỰNG SỰ ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT TRONG
CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
5
- Mác- Ăngghen đã giành phần
lớn trí tuệ và sức lực để xây dựng lý
luận chính Đảng độc lập của giai cấp
công nhân. Hai ông rất coi trọng việc
xây dựng khối ĐKTN.
“ Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại”
I/ Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐKTN TRONG ĐẢNG:
1. Những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I Lênin, Hồ
Chí Minh và Đảng ta về ý nghĩa tầm quan trọng của ĐKTN trong
Đảng:
a. Quan điểm của C.Mác, Ph. Ăngghen:
C.Mác:5/5/1818 Ph. Ăngghen: 28/10/1820
6
- Tháng 10/1864 trong
"Điều lệ tạm thời của hội liên hiệp công nhân quốc
tế"
hai ông khẳng định:
"Sự thành công của phong trào công nhân trong mỗi
nước chỉ có thể được đảm bảo bằng sức mạnh của sự thống nhất và sự có tổ
chức"
(Mác- Ăngghen toàn tập T3 tr26 NXB ST HN).
- các ông cho rằng: cần đặc biệt coi trọng việc củng cố, tăng cường sự
ĐKTN trong Đảng trong những bước ngoặt của cách mạng
I/ Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐKTN TRONG ĐẢNG:
1. Những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I Lênin, Hồ
Chí Minh và Đảng ta về ý nghĩa tầm quan trọng của ĐKTN trong
Đảng:
a. Quan điểm của C.Mác, Ph. Ăngghen:
7
1. Những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I Lênin,
Hồ Chí Minh và Đảng ta về ý nghĩa tầm quan trọng của ĐKTN
trong Đảng:
a. Quan điểm của C.Mác, Ph. Ăngghen:
- Trong thư gửi Ph.Vônte (01/1871) tổng kết sự hoạt động quốc
tế I Mác kết luận:
"Quốc tế không thể tồn tại được nếu không đập tan
chủ nghĩa bè phái."
(Mác- Ăngghen toàn tập T4tr558).
- Sau công xã Pari (1871) Mác- Ăngghen thấy rằng một trong
những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của công xã Pari là
công xã không có một chính Đảng thống nhất ý chí và hành động,
lãnh đạo, nội bộ công xã phân chia thành phe phái.
I/ Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐKTN TRONG ĐẢNG:
8
1. Những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I Lênin, Hồ Chí
Minh và Đảng ta về ý nghĩa tầm quan trọng của ĐKTN trong Đảng:
b. Quan niệm của Lênin:
Kế thừa và phát triển những tư tưởng của Mác-Ăngghen trong
điều kiện lịch sử mới, Lênin đã luận chứng sâu sắc tính tất yếu, ý nghĩa
lịch sử to lớn của ĐKTN. Ông đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng khối
ĐKTN trong đảng, là người đấu tranh không mệt mỏi vì sự thống nhất
trong đội ngũ Đảng….
I/ Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐKTN TRONG ĐẢNG:
9
1. Những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I Lênin, Hồ Chí
Minh và Đảng ta về ý nghĩa tầm quan trọng của ĐKTN trong Đảng:
b. Quan niệm của Lênin:
-Lênin cho rằng: "ĐKTN trong Đảng bắt nguồn từ bản chất vốn có
của GCCN, đó là nguồn sức mạnh vô địch và vô tận của Đảng."
- Khi có chính quyền, càng đặc biệt quan tâm: nội bộ Đảng càng
đoàn kết, càng ít dao động thì ảnh hưởng của Đảng trước quần chúng
càng rộng lớn.
- Ông khẳng định: "ĐKTN trong Đảng là điều kiện và hạt nhân của
khối đoàn kết của GCCN và nhân dân lao động."
- XD, củng cố Đảng chủ yếu là xây dựng và củng cố sự ĐKTN trong
Đảng
- Sự chia rẽ trong Đảng là cực kỳ nguy hiểm khi Đảng cầm quyền.
I/ Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐKTN TRONG ĐẢNG:
10
V.I. Lênin: 22/4/1870
“ Vô sản toàn thế giới, các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại
11
1. Những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I Lênin,
Hồ Chí Minh và Đảng ta về ý nghĩa tầm quan trọng của ĐKTN
trong Đảng:
I/ Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐKTN TRONG ĐẢNG:
c. Quan điểm của Hồ Chí Minh và
Đảng ta về ĐKTN:
Trong suốt cuộc đời hoạt động
cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn chú ý giáo dục cho cán bộ,
đảng viên, nhân dân ý thức xây
dựng và giữ gìn sự ĐKTN và chính
người là hiện thân của khối ĐKTN.
19/5/1890
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
12
1. Những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I Lênin, Hồ Chí
Minh và Đảng ta về ý nghĩa tầm quan trọng của ĐKTN trong Đảng:
c. Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về ĐKTN:
Trong di chúc: "Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự
hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu
thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các Đảng anh em.
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động góp phần đắc lực vào việc khôi
phục lại khối đoàn kết giữa các Đảng anh em trên nền tảng CN Mác-Lênin và
chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình."
Đối với Đảng ta điều đầu tiên trong di chúc, Bác nói về ĐKTN và căn dặn:
"Toàn Đảng từ cơ sở đến trung ương phải chăm lo sự ĐKTN như giữ gìn con
ngươi của mắt mình, bè phái là tội ác lớn nhất đối với Đảng."
I/ Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐKTN TRONG ĐẢNG:
13
1. Những quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I Lênin, Hồ Chí
Minh và Đảng ta về ý nghĩa tầm quan trọng của ĐKTN trong Đảng:
c. Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về ĐKTN:
03/1931 BCH TW đã ra nghị quyết
"Đảng không bao giờ dung
túng bè phái".
02/1935 ĐH Đảng họp thông qua điều lệ và ngay trong
điều lệ đó Đảng ghi rõ: "Đảng là một khối thống nhất về chính trị- tư
tửơng- tổ chức" Đảng có kỷ luật sắt.
** "
Sự ĐKTN trong Đảng là điều kiện, là hạt nhân của sự đoàn
kết GCCN, nhân dân lao động và khối đoàn kết dân tộc".
Đặc biệt trong
tình hình hiện nay thế giới và diễn biến hoà bình, đòi hỏi Đảng ta càng
phải xây dựng sự ĐKTN.
I/ Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐKTN TRONG ĐẢNG:
14
2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của ĐKTN trong các tổ chức cơ sở Đảng:
a. Đối với bản thân tổ chức cơ sở Đảng:
Sự ĐKTN trong các tổ chức cơ sở Đảng là nguồn sức mạnh vô
địch và vô tận của tổ chức cơ sở Đảng.
b. Đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở:
Sự ĐKTN trong TCCS Đảng là:
* Điều kiện, hạt nhân của khối ĐKTN quần chúng ở cơ sở.
* Điều kiện để xây dựng, củng cố sự ĐKTN trong từng tổ chức
thuộc hệ thống chính trị ở cơ sở.
* Hạt nhân của sự đoàn kết các tổ chức trong hệ thống chính trị ở
cơ sở.
I/ Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐKTN TRONG ĐẢNG:
15
2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của ĐKTN trong các tổ chức cơ sở
Đảng
c. Đối với tổ chức Đảng cấp trên và với toàn Đảng
:
Sự ĐKTN trong tổ chức cơ ở Đảng là cơ sở nền tảng của sự ĐKTN
trong Đảng, nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự ĐKTN trong các tổ
chức Đảng cấp trên và trong toàn Đảng.
Kết luận: ĐKTN là vấn đề sống còn của cách mạng, là quy luật
trưởng thành của Đảng- Đảng chỉ có thể trưởng thành vững mạnh khi
Đảng xây dựng được khối ĐKTN.
I/ Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐKTN TRONG ĐẢNG:
16
1. Xung quanh khái niệm ĐKTN:
* Ăngghen: "Đoàn kết có nghĩa là lực lượng phải được huy động thành 1
đạo quân duy nhất, dưới cùng một ngọn cờ và nhằm cùng một mục đích".
* Lênin: Đoàn kết là trong Đảng không có sự phân chia thành những bộ
phận không tín nhiệm nhau, không muốn cùng nhau cộng tác, trong Đảng
không có mầm mống, khả năng sinh ra 1 tổ chức mới, trong Đảng không có
những tập đoàn có cương lĩnh, những kế hoạch hành động riêng.
* Hồ Chí Minh: "Đoàn kết là trong Đảng không có tình trạng trống đánh
xuôi kèn thổi ngược". "Đoàn kết là phải thống nhất ý chí và hành động, không
có tình trạng kèn cựa, bới móc, nói xấu không có tình trạng bằng mặt nhưng
không bằng lòng".
II/ NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG SỰ ĐKTN TRONG
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG:
17
2. Truyền thống đoàn kết của Đảng ta:
- ĐH VII khẳng định: "Từ khi ra đời đến nay Đảng luôn luôn thực sự là một
khối ĐKTN".
- ĐH IV khẳng định: "Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn luôn giữ vững
được khối ĐKTN trong Đảng trước mọi thử thách qua các cuộc đấu tranh".
- ĐH V khẳng định: "Đảng ta có truyền thống ĐKTN về đường lối, sự ĐKTN ở
trong Đảng được thể hiện rõ trong sự hoạt động của BCH TW".
- ĐH VI: Sự ĐKTN phải trên cơ sở CN Mác Lênin, trên cơ sở đường lối chính
sách, trên cơ sở của những nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, luôn luôn là
vấn đề sống còn của Đảng cách mạng".
Một trong 6 bài học được rút ra từ ĐH VIII đưa đến thành công cách
mạng Việt Nam là:
"Mở rộng và tăng cường khối đoàn kết toàn dân, phát huy
sức mạnh của cả dân tộc".
II/ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG SỰ ĐKTN TRONG
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG:
18
2. Truyền thống đoàn kết của Đảng ta:
- ĐH IX: "Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với việc phát huy dân
chủ trong đời sống XH dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện dân chủ trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở tất cả các cấp, các ngành
- Tổng kết 15 năm đổi mới ĐH IX tiếp tục rút ra những bài học: "phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược là nguồn sức mạnh và
động lực to lớn của sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ văn minh.
Kết luận: ĐKTN là truyền thống quý báu của Đảng ta, nhân dân ta từ khi
ra đời đến nay Đảng ta đã luôn giữ được khối ĐKTN.
II/ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG SỰ ĐKTN TRONG
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG:
19
3.Thực trạng về vấn đề đoàn kết:
Tác hại:
- Cản trở việc thực hiện đường lối chính sách gây tác hại về kinh tế -
chính trị- xã hội, tác hại rõ nhất trong công tác cán bộ: do mất đoàn kết mà
phân công cán bộ không đúng.
- Nội bộ nghi kị, phân tán, tổ chức rối loạn, thật giả không rõ ràng, trắng
đen lẫn lộn. Kẻ thù, bọn xấu lợi dụng kích động.
- Làm cho niềm tin của quần chúng đối với Đảng bị giảm sút nghiêm
trọng.
* Theo Lênin:
nếu mất đoàn kết thì không chỉ phá vỡ tận gốc nguồn sức
mạnh của Đảng mà còn cắt đứt mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng, phá hoại
khối đoàn kết toàn dân, thậm chí còn dẫn tới nguy cơ Đảng mất chính quyền.
II/ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG SỰ ĐKTN TRONG
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG:
20
3. Thực trạng về vấn đề đoàn kết:
- Nguyên nhân dẫn đến sự mất đoàn kết?
+ Do chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân bao trùm xuyên suốt.
+ Do không thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.
- Ở đâu dễ mất đoàn kết: ở những nơi, những cơ quan có quyền lực,
đảm nhận kinh tế có nhiều quyền lợi, ở những bộ phận chủ chốt của
chính quyền
- Trong điều kiện Đảng có chính quyền dễ mất đoàn kết hơn khi chưa
giành được chính quyền (quyền lực, kinh tế dễ đẩy CNCN phát triển).
II/ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG SỰ ĐKTN TRONG
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG:
21
II/ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG SỰ ĐKTN TRONG
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG:
4. Trình bày những biện pháp chủ yếu
nhằm xây dựng sự ĐKTN trong tổ
chức cơ sở Đảng?
22
4. Biện pháp chủ yếu:
*
ĐKTN trên cơ sở CN Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối chính sách đúng đắn của Đảng:
* Thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng,
trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ:
*
Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ quy định về tự phê bình
và phê bình
*
Thường xuyên giáo dục và bồi dưỡng tình thân ái đồng chí
giữa cán bộ, Đảng viên với nhau:
*
Bí thư, ban thường vụ và tập thể cấp uỷ phải thực sự là
trung tâm đoàn kết của tổ chức cơ sở Đảng.
23
24
5. Giải quyết tình trạng mất đoàn kết hiện nay.
a. Bố trí đúng người đứng đầu tổ chức Đảng và cơ quan chính quyền cơ sở
b. Thực hiện đúng nguyên tắc TTDC:
c. Có quy chế công tác rõ ràng, chặt chẽ, nhất là về công tác cán bộ.
d. Thường xuyên tự phê bình và phê bình
đ. Giải quyết đúng đắn những ý kiến khác nhau khi thảo luận, tranh luận
trong tổ chức cơ sở Đảng:
e. Ra sức chống chủ nghĩa cá nhân, vô kỷ luật, xử lý nghiêm và
công bằng những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng và pháp
luật nhà nước.
f. Phát hiện sớm hiện tượng mất đoàn kết, tập trung và giải quyết
dứt điểm
25
Kết luận:
Xây dựng khối ĐKTN vững chắc là quy luật trưởng thành của ĐCS.
"Đoàn kết là truyền thống quý báu của Đảng ta và nhân dân ta là di sản
vô giá mà HCT đã để lại, là nguồn gốc sức mạnh tất thắng của cách
mạng Việt Nam".
Việc giữ gìn và phát huy truyền thống đó là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân ta. Thực hiện tốt di chúc của Bác Hồ: "Ra sức giữ gìn và
bảo vệ sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt
mình".
II/ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG SỰ ĐKTN TRONG
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG: