1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Cơng tác quản lý sức khỏe, khám, chữa bệnh (KCB) cho các
đối tượng quản lý, giam giữ và giáo dục cải tạo (QLGG) là một chính
sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta. Điều đó thể hiện tính ưu việt của
Nhà nước XHCN, truyền thống đạo lý của người Việt Nam và đảm bảo
nhân quyền của người bị giam giữ. Đảng, Nhà nước ta đã thể chế hố
quan điểm trên thơng qua hệ thống văn bản của Nhà nước, Chính phủ
và của Bộ Công an.
Hiện nay, hệ thống y tế Công an nhân dân (CAND) đã triển khai
đến tất cả các cơ sở giam giữ (CSGG) trong cả nước với 01 BV và 128
BX để KCB cho các đối tượng QLGG. Tuy nhiên, y tế CAND chưa có
tuyến cuối để điều trị cho các đối tượng QLGG. Hàng năm, các BV nhà
nước phải KCB, khám giám định cho hàng chục nghìn đối tượng
QLGG do bệnh xá (BX) các CSGG chuyển lên. Tuy nhiên, trên thực tế
công tác KCB cho các đối tượng QLGG tại các bệnh viện (BV) cịn
nhiều khó khăn, bất cập như: công tác QLGG (thông cung, tự sát, trốn
khỏi BV, mất nhiều nhân lực đi canh giữ), ảnh hưởng đến tâm lý của
các BN khác của BV nằm điều trị chung và hoạt động chuyên môn của
BV do chưa xây dựng được các khu điều trị dành riêng cho các đối
tượng QLGG. Mặt khác, kinh phí KCB cho các đối tượng QLGG mà
các CSGG phải thanh toán trực tiếp cho BV còn cao hơn so với quy
định. Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây
dựng và đánh giá hiệu quả mơ hình tổ chức cơ sở điều trị dành
riêng cho các đối tượng quản lý, giam giữ tại một số bệnh viện đa
khoa tỉnh/thành phố (2011-2012)”
2. Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả thực trạng nhu cầu và tổ chức khám, chữa bệnh cho
các đối tượng quản lý và giam giữ (2009-2010).
2. Xây dựng, triển khai và bước đầu đánh giá hiệu quả mô hình
tổ chức cơ sở điều trị cho các đối tượng quản lý và giam giữ tại một số
bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố (2011-2012).
2
3. Những đóng góp mới về khoa học thực tiễn của đề tài
- Luận án đã đánh giá được nhu cầu và thực trạng công tác tổ
chức KCB cho các đối tượng QLGG tại BX các CSGG và tại BV.
- Xây dựng, triển khai và bước đầu đánh giá hiệu quả mơ hình tổ
chức cơ sở điều trị cho các đối tượng QLGG tại BVĐK tuyến tỉnh.
4. Bố cục luận án
Luận án gồm 138 trang (không kể phần tài liệu tham khảo, phụ
lục), kết cấu thành 4 chương:
Đặt vấn đề:
02 trang
Chương 1. Tổng quan:
31 trang
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
22 trang
Chương 3. Kết quản nghiên cứu:
46 trang
Chương 4. Bàn luận:
34 trang
Kết luận:
02 trang
Kiến nghị:
01 trang
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Nhu cầu và tổ chức KCB của các đối tượng QLGG
1.1.1. Nhu cầu KCB của các đối tượng QLGG
1.1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ
- Đối tượng QLGG, giáo dục cải tạo bao gồm: can phạm (CP)
tại các trại tạm giam (TTG), nhà tạm giữ; phạm nhân (PN) tại các trại
giam (TG), TTG; trại viên (TV) các Cơ sở giáo dục (CSGD) và học
sinh các Trường giáo dưỡng (TGD).
- CSGG bao gồm: TG, TTG, CSGD, TGD và nhà tạm giữ. Các
TG, CSGD, TGD do Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư
pháp-Bộ Cơng an trực tiếp quản lý.
- Bệnh tật: Theo định nghĩa của WHO: “Bệnh tật là tình trạng mất
cân bằng về thể xác và tinh thần dưới tác động của một loạt yếu tố ngoại
môi và nội môi lên con người”.
3
- Mơ hình bệnh tật: Mơ hình bệnh tật của một xã hội, một cộng
đồng, một quốc gia nào đó sẽ là một tập hợp tất cả những tình trạng mất
cân bằng về thể xác và tinh thần dưới tác động của những yếu tố khác nhau
xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó, quốc gia đó trong một khoảng
thời gian nhất định.
1.1.1.2. Nhu cầu KCB của PN một số nước trên thế giới
Cho đến nay, ở mỗi quốc gia lại có những quan niệm, cách làm đa
dạng, linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn, hoàn cảnh phát triển của đất
nước. PN ở các nước trên thế giới ngoài việc được KCB tại các cơ sở y
tế nhà tù cịn có nhu cầu KCB tại các bệnh viện của nhà nước.
1.1.1.3. Nhu cầu KCB của đối tượng QLGG tại Việt Nam
- Trong những năm qua, tình hình bệnh tật, nhu cầu KCB của các
đối tượng QLGG là rất lớn. Do đặc thù các đối tượng QLGG bị bệnh từ
ngoài cộng đồng khi bị bắt, đặc biệt tỷ lệ nghiện ma túy, mắc Lao, nhiễm
HIV/AIDS, các bệnh viêm gan B, C...rất cao so với cộng đồng (khoảng
10-20 lần)
- Nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở các đối tượng QLGG là do
HIV/AIDS. Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong thứ 2 là Lao phổi. Đây là
một sự đặc thù trong mơ hình bệnh tật của các đối tượng QLGG. Bệnh
lây nhiễm luôn chiếm tỷ lệ lớn trong các mô hình bệnh tật của các đối
QLGG.
1.1.2. Cơng tác KCB cho các đối tượng QLGG
1.1.2.1. Công tác KCB cho PN ở một số nước trên thế giới
Chăm sóc sức khỏe đối với PN của một số nước trên thế giới đặc
biệt là các nước phát triển đã đạt được những thành tích đáng kể. Chăm
sóc sức khỏe (CSSK) cho PN ở mỗi nước khác nhau, có nước có tổ chức
hệ thống y tế nhà tù, nhưng chủ yếu do ngành y tế nhà nước đảm nhận và
phương thức thực hiện cũng khác nhau nhưng chủ yếu về quản lý bệnh
tật khi mới vào tù và quản lý bệnh dịch phát sinh từ PN trong tù.
4
1.1.2.2. Công tác KCB cho các đối tượng QLGG tại Việt Nam
Trách nhiệm công tác KCB cho các đối tượng QLGG trước hết
do Bộ Công an (Y tế các CSGG) đảm nhận, các cơ sở y tế thuộc Bộ Y
tế có trách nhiệm phối hợp với y tế các CSGG thuộc Bộ Cơng an: Khám
sức khỏe, khám giám định, phịng, chống dịch bệnh và điều trị cho các
đối tượng QLGG tại các BV từ tuyến huyện đến tuyến tỉnh và các BV
chuyên khoa được quy định tại Luật Thi hành án hình sự năm 2010 và
các Nghị định của Chính phủ. Đây là đặc thù đối với các CSGG tại Việt
Nam, công tác KCB do hệ thống y tế CAND đảm nhận, bên cạnh đó ở
một số nước trên thế giới, công tác KCB cho các PN do y tế nhà tù đảm
nhận (thuộc Bộ Tư pháp).
1.2. Các mơ hình tổ chức cơ sở điều trị cho các đối tượng QLGG
1.2.1. Các mơ hình tổ chức điều trị cho phạm nhân ở một số nước trên thế giới
Việc KCB cho PN do y tế nhà tù đảm nhận. Việc phòng bệnh và
ngăn chặn bệnh dịch do giám đốc nhà tù quyết định. Một số bệnh lây
truyền nguy hiểm như HIV/AIDS, Viêm gan...được giam giữ riêng hoặc
chuyển lên các BV truyền nhiễm của nhà nước điều trị như tại Ba Lan,
Ai Cập...Một số nước đã tổ chức bố trí khu điều trị dành riêng cho các
PN tại BV nhà nước như Tây Ban Nha, Thái Lan...Việc bố trí này là hợp
lý đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ giam giữ và khám, điều trị cho PN.
1.2.2. Các mơ hình tổ chức điều trị cho các đối tượng QLGG tại Việt Nam
1.2.2.1. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan
Luật thi hành án hình sự số: 53/2010/QH12; Nghị định số:
89/1998/NĐ-CP; Nghị định số: 64/2011/NĐ; Thông tư liên Bộ số:
12/TTLB; Thông tư liên Bộ số: 04/2010/TTLB-BCA-BYT; Quyết định số:
910/2004/QĐ-BCA(X13); Quyết định số: 799/2004/QĐ-BCA(H11).
1.2.2.2. Hệ thống tổ chức, y tế của các CSGG tại Việt Nam
- Bộ Quốc phòng: Hiện tại, Bộ Quốc phòng quản lý 21 TG,
TTG (8 TG), 54 nhà tạm giữ với quy mô: 10 người/nhà tạm giữ.
- Bộ Công an: có 70 TTG, 696 nhà tạm giữ; 49 TG, 6 CSGD và
4 TGD.
5
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, chất liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Các mơ hình tổ chức cơ sở điều trị, các tuyến
điều trị cho các đối tượng QLGG; Cán bộ lãnh đạo Cục Y tế, các Cục nghiệp
vụ của Bộ Cơng an, Cục Điều tra hình sự- Bộ Quốc phòng; Ban Giám đốc
các BV, lãnh đạo các CSGG nghiên cứu; Cán bộ lãnh đạo BX của các
CSGG nghiên cứu; CBYT của BX CSGG và BV đã tham gia KCB cho đối
tượng QLGG; Các đối tượng QLGG được KCB tại BV.
2.1.2. Chất liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu sử dụng nhiều chất liệu như: Các
văn bản pháp quy liên quan; Các báo cáo, số liệu, tài liệu tổng kết công
tác quản lý sức khỏe, KCB cho các đối tượng QLGG.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu thực trạng: Tại10 BVĐK tỉnh/thành phố;
5 BV huyện; 5 BV chuyên khoa; 6 BV CAND; 31 CSGG (13 TTG, 15
TG, 02 CSGD, 01 TGD).
- Địa điểm triển khai mơ hình: Từ các BV tỉnh/thành phố đã điều tra
thực trạng, chọn 6/10 BV để triển khai mơ hình tổ chức cơ sở điều trị dành riêng
cho các đối tượng QLGG và đánh giá kết quả hoạt động bước đầu: Điện Biên,
Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Đơng, Bình Thuận.
2.1.4. Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu 4 năm (từ tháng
1/2009 đến tháng 6/2012)
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Đề tài sử dụng 2 thiết kế nghiên cứu chính:
- Nghiên cứu mơ tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng,
định tính và mơ tả hồi cứu dựa trên các số liệu thứ cấp.
- Nghiên cứu can thiệp với việc xây dựng, triển khai và đánh
giá hiệu quả mơ hình tổ chức cơ sở điều trị tại các BVĐK tỉnh/thành
phố được chọn.
6
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu: 26 BV (10 BVĐK tỉnh/thành phố; 05 BV
huyện; 05 BV chuyên khoa; 06 BV Công an); 31 BX CSGG chuyển đối
tượng QLGG đi KCB tại 26 BV nghiên cứu.
Cỡ mẫu để điều tra xã hội học: 100 CBYT công tác tại BX CSGG
nghiên cứu; 60 CBYT của BV nghiên cứu; 100 cán bộ lãnh đạo CSGG
nghiên cứu; 170 đối tượng QLGG.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp mô tả hồi cứu: Tổng hợp công tác KCB cho các
đối tượng QLGG trong những năm gần đây.
- Phương pháp mô tả cắt ngang: Qua khảo sát thực tế để mô tả
các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp xã hội học: Phỏng vấn 100 CBYT công tác tại BX
CSGG; 60 CBYT của BV nghiên cứu; 100 cán bộ lãnh đạo CSGG; 170 đối
tượng QLGG. Hội thảo khoa học, xin ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp logic.
- Phương pháp can thiệp.
2.2.4. Các biến số nghiên cứu và chỉ tiêu đánh giá
Thực trạng công tác KCB cho các đối tượng QLGG (20092010): Số lượng đối tượng QLGG được KCB, tử vong, cơ cấu bệnh tật
tại BX, BV; Số lượng đối tượng QLGG được chuyển KCB tại BV...
2.2.5. Biện pháp khống chế sai số: Thiết kế bộ cơng cụ đầy đủ, mã hóa
phiếu, tập huấn điều tra viên, làm sạch phiếu trước khi xử lý…
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu: Số liệu được xử lý bằng
các phần mềm thống kê y học: Epiinfor 6.04, Excel.
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu
- Đây là nghiên cứu về cơng tác tổ chức mơ hình cơ sở điều trị
cho các đối tượng QLGG tại BV, trong quá trình nghiên cứu cũng như kết
quả nghiên cứu khơng gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ, hoạt động của các
CSGG và các BV cũng như tâm lý, sức khỏe của các đối tượng QLGG,
CBYT của CSGG và BV, cán bộ lãnh đạo các CSGG.
7
- Các đối tượng phỏng vấn trên cơ sở tự nguyện, các thông tin
thu thập từ các cá nhân chỉ dùng trong mục đích nghiên cứu, đã được
mã hóa trên máy và được giữ kín (bí mật).
2.2.8. Tổ chức nghiên cứu, lực lượng tham gia nghiên cứu
Là đề tài nằm trong chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ
Công an đồng thời cũng là nhiệm vụ của cơ quan. Trong q trình thực
hiện đề tài, có sự phối hợp nghiên cứu điều tra của cán bộ các CSGG.
Đề tài đã nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các CSGG, các BV và
các cán bộ đang công tác tại các CSGG và các BV nghiên cứu. Nghiên
cứu sinh là chủ nhiệm đề tài.
2.2.9. Hạn chế của đề tài
- Do đề tài triển khai ở các địa điểm nghiên cứu khác nhau do
đó khơng tổ chức khảo sát đầy đủ cùng các chuyên gia.
- Cán bộ phỏng vấn bao gồm các đối tượng QLGG, CBYT các
CSGG, cán bộ lãnh đạo các CSGG, CBYT BV, các ý kiến đánh giá chủ
yếu dựa vào nhận định chủ quan cá nhân của từng người, do vậy độ tin
cậy của các ý kiến còn hạn chế.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng nhu cầu và tổ chức KCB cho các đối tượng QLGG (2009-2010)
3.1.1. Thực trạng nhu cầu KCB của các đối tượng QLGG (2009-2010)
* Tại BX của 31 CSGG nghiên cứu:
- Hiện tại, chỉ có khối TTG khơng có tổ chức phân trại, TG có tổ
chức các phân trại; CSGD, TGD có tổ chức các phân khu, phân hiệu:
Khối TG có 64 phân trại/15 TG; Khối CSGD có 04 phân khu/02 CSGD.
Khối TGD có 02 phân hiệu/01 TGD. Tổng số CBYT trong các CSGG
nghiên cứu là 395 người trong đó có 78 BS, 32 DSĐH, còn lại là các
cán bộ khác.
- Đánh giá của lãnh đạo các CSGG về tình hình CBYT của bệnh xá
CSGG: Thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu: Khối TG: 57,78%; Khối TTG:
8
60%; Khối CSGD-TGD: 46,67%. Đủ và đáp ứng được yêu cầu: Khối TG:
42,22%; Khối TTG: 40%; Khối CSGD-TGD: 53,33%.
- Đánh giá của lãnh đạo các CSGG về chất lượng TTBYT: Chất
lượng tốt và đáp ứng được yêu cầu: Khối TG: 68,89%; Khối TTG: 80%;
Khối CSGD-TGD: 46,67%. Chất lượng kém và chưa đáp ứng được yêu
cầu: Khối TG: 31,11%; Khối TTG: 20%; Khối CSGD-TGD: 53,33%.
- Về chất lượng cơ sở hạ tầng của BX CSGG: Chất lượng tốt,
đáp ứng được yêu cầu: Khối TG: 77,78%; Khối TTG: 65%; Khối
CSGD-TGD: 46,67%. Chất lượng kém, chưa đáp ứng được yêu cầu:
Khối TG: 22,22%; Khối TTG: 35%; Khối CSGD-TGD: 53,33%.
Số lượt khám bệnh, phát thuốc, điều trị cho các đối tượng QLGG
tại các BX CSGG đều tăng nhiều qua các năm. Cơ cấu bệnh tật: Với khối
TG: Tỷ lệ bệnh nhân Lao: Năm 2009: 5,11%, 2010: 5,32%; Tỷ lệ bệnh
nhân nhiễm HIV: Năm 2009: 7,1%, 2010: 6,8%. Với khối TTG: Tỷ lệ bệnh
nhân Lao: Năm 2009: 7,21%, 2010: 7,14%; Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV:
Năm 2009: 6,89%, 2010: 5,98%.
* Tại 26 BV nghiên cứu: Tổng số giường bệnh dành riêng cho
các đối tượng QLGG tại các BV nghiên cứu là 497/8.780 (5,66%). Theo
đó, mỗi BV Công an dành khoảng 20-24 giường; BVĐK tỉnh, thành phố
dành khoảng 22-24 giường; BV huyện, CK dành khoảng 10-12 giường
bệnh để điều trị cho các đối tượng QLGG. Theo quy định phân tuyến kỹ
thuật của Bộ Y tế: 80,7% BV nghiên cứu có đủ khả năng chẩn đốn và
điều trị; 19,3% BV nghiên cứu không đủ khả năng chẩn đoán và điều trị
nên phải chuyển BN lên tuyến trên.
- Tỷ lệ BV nghiên cứu có khả năng xét nghiệm cơ bản đáp ứng
được yêu cầu chẩn đoán, điều trị: BV Công an, BV tỉnh, thành phố,
chuyên khoa: 100%; BV huyện: 60%. Tỷ lệ BV nghiên cứu có labo xét
nghiệm HIV quy chuẩn: BV Công an: 16,67%; BV tỉnh, thành phố,
chun khoa: 53,33%. Các BV đã bố trí 184 phịng bệnh với 497 giường
bệnh và 65 phịng cách ly. Có 22/26 BV thực hiện theo quy trình 1; 4/26
9
BV thực hiện theo quy trình 2.
- Tổng số lượt khám bệnh tại BV trong 02 năm 2009-2010: 67.137
lượt; Tổng số nằm điều trị: 8.364 lượt; tổng số tử vong: 886 người. Tỷ lệ
bệnh nhân Lao tăng qua 02 năm: 2009: 18,4% và 2010: 23,71% . Tỷ lệ bệnh
nhân nhiễm HIV cũng tăng qua 02 năm: 2009: 48,16% và 2010: 51,76%. Tỷ
lệ này tương đối đồng đều ở các tuyến điều trị.
* Sự đáp ứng giữa nhu cầu, thực trạng khám, điều trị cho các
đối tượng QLGG: Nhu cầu khám bệnh, điều trị của các đối tượng
QLGG tại BX CSGG và BV là rất lớn. Cơ cấu bệnh tật của các đối
tượng QLGG chủ yếu là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như
HIV/AIDS, Lao, Viêm gan...Thực trạng đáp ứng công tác khám bệnh,
điều trị cho các đối tượng QLGG tại bệnh xá CSGG là chưa đảm bảo.
Công tác khám bệnh, điều trị cho các đối tượng QLGG tại BV chưa có
quy định cụ thể, thống nhất.
3.1.2. Tổ chức KCB của các đối tượng QLGG (2009-2010)
Mặc dù chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc KCB cho các
đối tượng QLGG tại BV nhưng các CSGG vẫn chuyển đối tượng đi các
các BV của Nhà nước trên địa bàn để KCB, khám giám định. 100% các
CSGG đều có BX để KCB cho các đối tượng QLGG. 100% khối TG,
CSGD, TGD có tổ chức buồng y tế phân trại, phân khu, phân hiệu; 58,06%
CSGG có tổ chức buồng y tế phân trại, phân khu, phân hiệu.
3.2. Xây dựng, triển khai và bước đầu đánh giá hiệu quả mơ hình tổ chức cơ
sở điều trị cho các đối tượng QLGG tại BVĐK tuyến tỉnh (2011-2012)
3.2.1. Đề xuất mơ hình cơ sở điều trị dành riêng cho các đối tượng
QLGG bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố
3.2.1.1. Các căn cứ và nguyên tắc để đề xuất mơ hình
* Căn cứ để đề xuất mơ hình: Nhu cầu KCB cho các đối tượng
QLGG; Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; Thông tư liên Bộ số
04/2010/TTLB-BCA-BYT ngày 09/8/2010. Điều kiện thực tiễn trên địa
10
bàn; Hệ thống tổ chức của ngành y tế; Mặt bằng cơ sở điều trị tại BV;
Công tác nghiệp vụ giam giữ.
* Nguyên tắc: Các BV CA, Quân đội và dân y phải bố trí khu,
phịng điều trị dành riêng cho các đối tượng QLGG tại BV; Những nơi có
nhiều CSGG trên một địa bàn sẽ xây dựng một khu điều trị chung cho đối
tượng QLGG tại BV, đồng thời giao cho một CSGG quản lý; Tại những
nơi chỉ có một CSGG, xây dựng các phòng điều trị dành riêng cho các đối
tượng QLGG tại BV; Xây dựng khu, phòng điều trị dành riêng cho các đối
tượng QLGG tại BVĐK tỉnh, thành phố và một số BV chuyên khoa, BV
huyện; Tùy theo điều kiện của từng BV trong quy hoạch, diện tích đất mà
BV dành cho khu điều trị dành riêng cho các đối tượng QLGG áp dụng xây
dựng thống nhất mơ hình cho phù hợp; Các BV khơng bố trí được quỹ đất
thì dành những đơn ngun riêng để điều trị cho các đối tượng QLGG; Đề
xuất bố trí các phòng tại khu điều trị: Phòng cán bộ quản giáo bảo vệ,
Phòng thăm gặp, Phòng BN nam, Phòng BN nữ, Phịng lây nhiễm, Khu
điều trị có TTG xây dựng phịng riêng cho CP; Các BV bố trí quỹ đất để
xây dựng khu, phòng điều trị riêng cho các đối tượng QLGG theo đúng
quy định của nghiệp vụ giam giữ; Xây dựng hành lang pháp lý: Thông tư
liên Bộ Y tế-Cơng an-Quốc phịng-Tài chính về việc các BV dân y và các
BV quân y đảm bảo tham gia công tác KCB cho các đối tượng QLGG trên
địa bàn phụ trách; Giường bệnh tại khu, phòng điều trị dành riêng cho các
đối tượng QLGG là giường biên chế của BV; Đề nghị có chế độ đặc thù
cho cán bộ y tế của BV khi tham gia điều trị cho các đối tượng QLGG tại
khu, phòng điều trị riêng trong BV.
3.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của khu điều trị dành riêng cho các đối
tượng quản lý và giam giữ
* Chức năng điều trị cho các đối tượng QLGG: Đảm bảo KCB theo
đúng yêu cầu của chuyên môn đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
như: Lao, HIV/AIDS...; Không ảnh hưởng đến hoạt động chung của BV.
11
* Chức năng thực hiện nghiệp vụ QLGG: Đảm bảo nghiệp vụ
QLGG không để đối tượng trốn khỏi BV, thông cung, tự sát...
* Kết hợp với BV: Làm các thủ tục hành chính, thanh tốn viện
phí, chuyển BV tuyến trên và tăng cường công tác dinh dưỡng theo chế
độ bệnh lý và phối hợp điều trị cho các đối tượng QLGG.
3.2.1.3. Tổ chức, biên chế và bố trí các mơ hình
- Tên mơ hình:
+ Với BV có khu, đơn ngun điều trị dành riêng cho các đối tượng
QLGG:
KHU ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN
(Trại giam A-Trại tạm giam B)
+ Với BV chỉ có phịng điều trị dành riêng cho đối tượng QLGG:
PHỊNG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN
(Trại tạm giam A)
- Tổ chức biên chế: Tổ chức, biên chế của Khu điều trị dành
riêng được xác định căn cứ vào: Nhiệm vụ và phân cấp chuyên môn kỹ
thuật cho Khu điều trị dành riêng; Thực trạng tổ chức, nhân lực của BV;
Số đối tượng QLGG nằm điều trị tại BV; Tình hình dịch bệnh, cơ cấu
bệnh tật và đặc điểm nghiệp vụ giam giữ.
- Trang thiết bị: Trang thiết bị y tế, dụng cụ hộ lý, vũ khí, cơng
cụ hỗ trợ, trang thiết bị sinh hoạt khác.
- Quy trình điều trị: Quy trình 1 (Hàng ngày cán bộ y tế của
các khoa liên quan xuống khu, phòng điều trị dành riêng cho các đối
tượng QLGG để điều trị và thực hiện các kỹ thuật chuyên môn).
- Quy chế phối hợp giữa BV và CSGG: Căn cứ vào ý kiến của
các CBYT CSGG và BV, đề xuất quy chế phối hợp giữa BV và CSGG:
có hợp đồng trách nhiệm, hội ý thường xuyên và giao ban 6 tháng/lần
giữa BV và CSGG.
12
3.2.2. Triển khai mô hình tổ chức cơ sở điều trị cho các đối tượng
quản lý, giam giữ tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phôs
3.2.2.1. Ban hành Thông tư liên Bộ Công an và Bộ Y tế
Theo Thông tư liên Bộ số: 04/2010/TTLB-BCA-BYT ngày
09/8/2010 của Bộ Công an-Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện KCB cho CPN, trại
viên, học sinh tại các cơ sở y tế Nhà nước và Theo quy định của Bộ Công an,
đối với những đối tượng QLGG mắc bệnh nặng, hiểm nghèo được chuyển lên
BV nhà nước tuyến cao hơn, nhưng tình trạng này vẫn chưa được đáp ứng
trong nhiều năm qua do thiếu kinh phí xây dựng phịng tại các BV. Chính vì
thế vẫn cịn tình trạng đối tượng QLGG bỏ trốn trong q trình đi điều trị tại
các BV (Năm 2011-2012 có 8 đối tượng).
Năm 2012, theo báo cáo của các CSGG có 1.896 GB, trong đó
có 1.065 giường BX của các TG, CSGD, TGD và 831 giường BX các
TTG với 301 phịng điều trị tại BX. Tởng sớ lượt khám bệnh, phát thuốc
cho các đối tượng QLGG là gần 3 triệu lượt; số lượt đối tượng QLGG
nằm điều trị tại BX hơn 140.000 lượt, khám và điều trị.
3.2.2.2. Triển khai mô hình tổ chức cơ sở điều trị cho các đối tượng
quản lý, giam giứ tại 6 BVĐK tỉnh/thành phố
Để triển khai thí điểm mô hình, chúng tôi chọn 6 BVĐK
tỉnh/thành phố đại diện cho các vùng miền của đất nước để tổ chức cơ
sở điều trị dành riêng cho đối tượng QLGG bao gồm: Điện Biên, Vĩnh
Phúc, Hải Dương, Hà Đơng, Ninh Bình, Bình Thuận. Bộ Cơng an đã
giao cho các CSGG trên địa bàn phối hợp với BV để bố trí địa điểm,
quy mô, kinh phí để xây dựng. Việc bố trí TTBYT, TTB sinh hoạt, vũ
khí, công cụ hỗ trợ do Bộ Công an đảm bảo.
3.2.3. Hiệu quả của mơ hình tổ chức cơ sở điều trị cho các đối tượng
quản lý, giam giữ tại bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố
3.2.3.1. Kết quả hoạt động bước đầu của mô hình tổ chức cơ sở điều trị
dành riêng cho các đới tượng QLGG tại 6 BV ĐK tỉnh/thành
phớ
Tính đến hết tháng 6/2012 đã có 86/129 CSGG, trong đó: khối
TTG có 40/70 tại BVĐK tỉnh, thành phố; khối TG có 46/59 tại các BVĐK
13
tỉnh, thành phố (32/46), huyện, chuyên khoa (14/46)) với tổng số 1.896
giường bệnh. 06 BVĐK tỉnh, thành phố đã bố trí khu, phịng điều trị riêng
theo Thơng tư 04, bố trí 89 phịng bệnh với 206 giường bệnh. Trong 02
năm 2011-2012 đã điều trị cho 1.827 lượt đối tượng, đã đáp ứng cho 18
CSGG. Trong 6 BVĐK tỉnh, thành phố tiến hành triển khai thí điểm tở chức
khu, phịng điều trị dành riêng cho các đối tượng QLGG: Có 3 BV tổ chức
xây dựng khu điều trị dành riêng cho đối tượng QLGG, 3 BV do không bố
trí được quỹ đất xây dựng nên bố trí đơn nguyên riêng; 5 BV được Bộ
Công an bố trí kinh phí để xây dựng, sửa chữa; 1 BV được UBND tỉnh bố
trí kinh phí xây dựng (Ninh Bình).
Tổng số lượt đối tượng được điều trị tại các BV: 2009-2010:
1.818 lượt; 2011-2012: 1.827 lượt. Tổng số tử vong tại các BV: 20092010: 280 đối tượng; 2011-2012: 281 đối tượng. Tổng số bỏ trốn tại các
BV: 2009-2010: 2 đối tượng (Hà Đơng); 2011-2012: khơng có đối tượng
bỏ trốn khỏi BV. Hầu hết các CSGG và BV có hợp đồng trách nhiệm
(79% & 90%); Chế độ giao ban, hội ý thường xuyên (82% & 81,67%);
Chuyển viện do vượt quá khả năng chuyên môn, đúng tuyến (95% &
93,33%); Đối tượng có bị phân biệt đối xử (15%); không phân biệt đối xử
(85%); Đối tượng không hợp tác (16,67%); Chưa có chế độ chính sách
đặc thù cho CBYT của BV (100%).
Các ý kiến cho rằng các biện pháp tăng cường công tác KCB
cho các đối tượng QLGG bao gồm: Xây dựng khu điều trị riêng tại BV
(93,00% và 91,66%); Xây dựng quy chế phối hợp CSGG-BV (61% và
71,6%); Tăng cường công tác KCB tại BX (47% và 61,66%); Thêm
nhân lực (56% và 75%); Tăng cường KCB tại BX CSGG (47% và
61,66%). Trong công tác KCB cho các đối tượng QLGG: Khó khăn
nhất là kinh phí phải chi trả cho BV (81% và 91,66%); trong việc quản
lý đối tượng (68% và 78,33%); Chăm sóc, ni dưỡng (71% và
86,66%). Quan tâm y tế của CSGG: 170/170 (100%) đánh giá là được.
Sự phân biệt đối xử đối với đối tượng: 167/170 (98,23%) không bị phân
14
biệt đối xử; có 3/170 (1,77%) đối tượng có bị phân biệt đối xử. Q trình
chăm sóc tại BV: 170/170 (100%) đánh giá là tốt. Cơ sở khu, phòng điều trị
dành riêng tại BV: 97,64% đảm bảo; 2,36% không đảm bảo. 67,64% đối
tượng nằm riêng phòng khi đi điều trị tại BV và 32,36% đối tượng phải nằm
chung với BN khác.
* BVĐK tỉnh Điện Biên:BV đã bố trí các phòng điều trị liền nhau
nằm trong khoa lây nhiễm của BV, bao gồm 5 phòng và 11 giường bệnh.
TTBYT đã được trang bị đầy đủ theo quy định. Có phòng riêng cho TTG
công an tỉnh Điện Biên. Năm 2011-2012, đã tổ chức khám, điều trị cho 84
lượt đối tượng và không có đối tượng nào bỏ trốn trong thời gian nằm điều
trị tại BV.
* BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc:BV đã triển khai xây dựng khu điều trị
riêng cho các đối tượng QLGG với 8 phòng và 15 giường bệnh. Khu này
chưa có hàng rào bảo vệ riêng. Khu điều trị này chưa có phòng dành riêng
cho TTG Công an tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện tại khu có bố trí 01 y sỹ làm việc
thuộc biên chế của TG Vĩnh Quang. Các phòng bệnh đều có khu vệ sinh
khép kín. TTBYT đã được trang bị theo quy định. Khó khăn nhất đối với
khu này đó là việc thanh toán viện phí còn cao. Năm 2011-2012, đã điều trị
cho 387 đối tượng, không có đối tượng nào bỏ trốn.
* BVĐK Hà Đông: Đơn nguyên riêng có diện tích khoảng 500 m2,
20 phịng với quy mơ khoảng 40 GB. Hiện tại BV đã phục vụ công tác
KCB cho các CPN của các trại: TTG số 1, 3, T16 và TG Thanh Xuân. Từ
2011-2012, BVĐK Hà Đông đã khám cho 789 lượt đối tượng, điều trị nội
trú cho 381 lượt người, khơng có đối tượng trốn khỏi BV.
* BVĐK tỉnh Hải Dương: BV đã bố trí toàn bộ tầng 3 của Khoa
Truyền nhiễm, bao gồm 10 phòng và 15 giường bệnh. TTBYT đã được
trang bị đầy đủ. Năm 2011-2012, đã điều trị cho 462 đối tượng, không có
đối tượng nào bỏ trốn.
* BVĐK tỉnh Ninh Bình: Hiện tại BV đang dành một khu nhà 2
tầng kiên cố, mới được xây dựng mới với diện tích đất khoảng hơn
15
2
2000 m để điều trị riêng cho các đối tượng QLGG của 3 CSGG: TG
Ninh Khánh, TGD số 2 và TTG Cơng an tỉnh Ninh Bình. Khu điều trị
riêng này có 40 phịng bệnh và 150 GB chiếm tỷ lệ 25% so với quy mô
giường của BV. Khu điều trị dành riêng này chịu sự quản lý trực tiếp
của TG Ninh Khánh và BV ĐKtỉnh Ninh Bình chịu trách nhiệm về công
tác chuyên môn y tế.
Trong khu điều trị riêng có bố trí các phịng: phịng thăm gặp,
phịng trực y tế, phòng cán bộ quản giáo bảo vệ, phòng bệnh nhân nam,
phòng bệnh nhân nữ, phòng lây nhiễm, phòng ăn riêng cho các đối
tượng. Đơn nguyên và các phòng được thiết kế có cửa thép bảo vệ. Các
phịng bệnh được thiết kế theo đúng yêu cầu giam giữ và chuyên mơn:
Có khóa cửa sắt, giường bệnh nhân, điện nước, vệ sinh khép kín và bình
nóng lạnh. Trong 02 năm (2011-2012), BVĐK tỉnh Ninh Bình đã khám
cho 808 lượt đối tượng, điều trị nội trú cho 557 lượt đối tượng, tử vong tại
BV là 60 trường hợp, khơng có đối tượng nào bỏ trốn trong thời gian nằm
điều trị tại BV.
* BVĐK tỉnh Bình Thuận:BV đã bố trí khu điều trị riêng cho
các đối tượng, bao gồm 6 phòng và 15 giường. TTBYT đã được trang bị
đầy đủ, có hàng rào bảo vệ riêng. Năm 2011-2012, đã khám, điều trị
cho 1.005 đối tượng, không có đối tượng nào bỏ trốn.
3.2.3.2. Đánh giá mơ hình đã triển khai khu, đơn ngun dành riêng để
điều trị cho các đối tượng QLGG tại BV ĐK tỉnh/thành phố
Trong 6 BVĐK tỉnh/thành phố đã triển khai xây dựng khu điều
trị dành riêng cho các đối tượng QLGG, chúng tôi thấy 2 BV triển khai
mô hình và hoạ t độ ng là phù hợp, hiệ u quả : BVĐK tỉ nh Ninh Bì nh
bố trí xây dự ng khu điề u trị dà nh riêng cho cá c đối tượ ng QLGG.
BVĐK Hà Đông bố trí đơn nguyên dành riêng để điều trị cho các đối
tượng QLGG.
16
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng nhu cầu và tổ chức KCB cho các đối tượng QLGG (2009-2010)
4.1.1. Thực trạng và nhu cầu KCB của các đối tượng QLGG (2009-2010)
- Tại bệnh xá 31 CSGG: Hệ thống tổ chức KCB cho các đối tượng
QLGG thuộc BCA chỉ dừng ở cấp BX các CSGG; hiện tại chỉ có duy nhất
01 BV dành để điều trị riêng cho các đối tượng QLGG là BV Chí Hịa chỉ
phục vụ riêng cho TTG Cơng an TP. HCM với quy mơ 120 GB, chưa có
tuyến cuối để điều trị cho các đối tượng QLGG. Vì vậy, khi các đối tượng
QLGG mắc bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của BX sẽ phải chuyển
đến các BV nhà nước trên địa bàn để khám bệnh, điều trị.
Về tổ chức, biên chế cán bộ y tế tại BX: Số lượng cán bộ y tế chủ yếu tập
trung ở khối TG và khối TTG (379/395 cán bộ y tế). Số lượng bác sỹ và dược sỹ đại
học cũng tập trung chủ yếu ở TG (97/125 bác sỹ 23/32 dược sỹ đại học). Hiện tại,
các TTG nghiên cứu chưa có dược sỹ đại học. Cán bộ y tế chủ yếu vẫn là y sỹ, y tá
và dược sỹ trung học. Tỷ lệ cán bộ y tế/ BX cao nhất ở khối TG (18,86 người/BX) và
thấp nhất ở khối TTG (6,61 người/BX). Tương tự như vậy, tỷ lệ bác sỹ/bệnh xá của
khối trại giam vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (3,53 người/bệnh xá) và thấp
nhất ở khối trại tạm giam (1,46 người/bệnh xá). Tuy nhiên, tỷ lệ dược
sỹ đại học/BX thấp nhất là CSGD (chưa có dược sỹ đại học) và cao
nhất ở khối TGD (2,00 người/ BX), sau đó đến khối TG (1,53
người/BX). Theo ý kiến đánh giá của lãnh đạo các CSGG về tình hình
cán bộ y tế là thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu chiếm tỷ lệ 57%.
Thực tế về số lượng cán bộ y tế đủ theo quy định nhưng cơ cấu cán bộ
y tế chủ yếu có trình độ trung cấp, tỷ lệ cán bộ y tế có trình độ đại học
trở lên thấp, đặc biệt là bác sỹ và dược sỹ đại học. Do vậy, theo đánh
giá chỉ có 43% cán bộ y tế đủ và đáp ứng được yêu cầu.
Về TTBYT và phương tiện vận chuyển của BX các CSGG: Trong
những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của BCA, TTBYT của các
17
CSGG đã được trang bị bổ sung, tăng cường song cán bộ y tế sử dụng chưa
được đào tạo đầy đủ nên chưa phát huy hết hiệu quả của TTB, cần tăng
cường công tác đào tạo, tập huấn.
Trong các cuộc hội thảo về tổ chức khối y tế các CSGG được tổ
chức tại Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Công an, đa số ý kiến đều cho rằng
cán bộ y tế khối CSGG đã nâng cao y đức, hoạt động trong môi trường phức
tạp; các đối tượng QLGG là những người vi phạm pháp luật với đầy đủ các
tội danh từ xâm phạm ANQG, TTXH, tội phạm kinh tế, ma túy và các tội
đặc biệt nguy hiểm...; đối tượng là người Việt Nam và cả người nước ngoài
vi phạm pháp luật Việt Nam và được xử theo pháp luật Việt Nam (năm 2008
là 296 đối tượng).
Về kinh phí dùng để KCB cho các đối tượng QLGG: Kinh phí y tế
được phân bổ tăng dần theo các năm phù hợp với sự tăng quy mô giam giữ
và trượt giá thị trường. Vì vậy đã gây khó khăn rất nhiều cho việc đảm bảo y
tế tại các CSGG. Hàng năm, cấp kinh phí cho cơng tác xét nghiệm các
trường hợp trong diện có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao đều phải xét
nghiệm máu để phát hiện HIV theo quy định tại Thông tư liên tịch số
05/2003/TTLT-BCA-BTC-BYT. Nhu cầu KCB cho các đối tượng QLGG
tại bệnh xá các CSGG là rất lớn: Theo khảo sát trên 85% CPN có nhu cầu về
CSSK và lo lắng về sức khỏe. Về tỷ lệ sử dụng GB: Mặc dù các BX đã
triển khai kê thêm GB ngoài giường biên chế theo quy định, tuy nhiên
tỷ lệ sử dụng GB vẫn bị quá tải (TG: 130,9%; TTG: 147,0%).
Cơ cấu bệnh tật của các đối tượng QLGG tại BX đa dạng và
đặc thù là các bệnh lây nhiễm nguy hiểm như: Lao, HIV/AIDS…Tuy
nhiên việc xét nghiệm phát hiện CPN bị nhiễm HIV/AIDS ở các TTG chưa
thường xuyên do điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí khó khăn, các TTG phải
chủ động phối hợp với cơ quan y tế bên ngoài xét nghiệm theo định kỳ và
cũng chỉ có điều kiện lấy mẫu máu xét nghiệm cho một số CPN trong
nhóm nguy cơ cao như gái mại dâm, đối tượng nghiện chích ma túy…chưa
thể phát hiện hết được số CPN bị HIV trong TTG. Chưa có kinh phí xét
nghiệm và thuốc điều trị đặc hiệu cho CPN nghiện ma túy, HIV/AIDS,
thiếu phương tiện y tế bảo hộ phòng dịch như ủng, găng tay, khẩu trang…
18
Một số nước trên thế giới đề xuất và tiến hành xét nghiệm HIV cho PN
ngay trong nhà tù như Mỹ.
Do phân tuyến kỹ thuật và trình độ chun mơn tại BX các
CSGG, phải chuyển các đối tượng QLGG mắc bệnh vượt quá khả năng
chuyên môn lên BV tuyến trên của nhà nước để KCB đều tăng qua các
năm (năm 2009: 2698 người; 2010: 3.161 người) tại tất cả các CSGG
nghiên cứu. Các đối tượng được chuyển đi tất cả các BVĐK tỉnh, thành
phố; BV huyện và BV chuyên khoa gần nơi đơn vị đóng quân. Nhu cầu
chuyển viện là rất lớn, do vậy các BV đã tiếp nhận KCB có hiệu quả và
hỗ trợ cho cơng tác điều trị cho các BX và đảm bảo nghiệp vụ giam giữ.
Khi chuyển đối tượng đi điều trị chủ yếu tại BV ĐK tỉnh/thành phố. Tỷ
lệ đối tượng QLGG mắc lao và HIV/AIDS tại các CSGG cao hơn so với
cộng đồng, nên cơng tác truyền thơng, giáo dục đồng đẳng, phịng
chống và điều trị được y tế các cơ sở giam giữ quan tâm thực hiện và
triển khai.
- Tại 26 BV nghiên cứu: Tất cả các BV ĐK tỉnh, thành phố, BV
hạng I của BCA cơ bản đáp ứng được yêu cầu về xét nghiệm, chẩn đoán
điều trị bệnh cho các đối tượng QLGG và theo phân tuyến kỹ thuật. Do
vậy, việc đề xuất xây dựng khu điều trị dành riêng cho các đối tượng
QLGG tại BVĐK tỉnh/thành phố là phù hợp để đảm bảo yêu cầu
chuyên môn.
Về nhân lực, cơ sở hạ tầng và quy trình KCB cho các đối tượng
QLGG tại BV: Cán bộ y tế có nhiệm vụ phối hợp với BV điều trị cho
đối tượng, tổ chức khám bệnh, xét nghiệm đến các khoa trong BV và
làm các thủ tục hành chính giữa CSGG và BV. Hiện nay, chưa có quy
định cụ thể về cán bộ y tế làm việc tại khu điều trị. Cán bộ quản giáo
bảo vệ có từ 3-10 đồng chí cho mỗi khu điều trị dành riêng tại BV, có
nhiệm vụ canh giữ, áp giải, bảo vệ khi cán bộ y tế của BV đến KCB và
thực hiện nghiệp vụ giam giữ.
Các đối tượng phải chuyển BV tuyến trên chủ yếu tại BV Công
an là 42 (năm 2009), 52 (năm 2010) và BV huyện là 32 (năm 2009), 35
(năm 2010). Các BV Công an có các BV cơng an tỉnh, thành phố mới
triển khai (BV 7/5 Công an tỉnh Điện Biên, BV Công an tỉnh Nam
Định) và BV Chí Hịa (Cơng an TPHCM) theo phân tuyến kỹ thuật là
BV hạng III nên khả năng chuyên môn chưa đáp ứng được. Khi từ các
19
BV dân y chuyển đối tượng lên BVtuyến trên, về hậu tống y tế do BV
đảm nhận cịn cơng tác canh giữ do CSGG đảm nhận.
Cơ cấu bệnh tật của các đối tượng QLGG tại các BV cũng
giống như cơ cấu bệnh tật của các đối tượng tại BX các CSGG, chủ yếu
là lao, HIV/AIDS và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Kết quả này cũng
tương ứng với kết quả NC của một số nước trên thế giới. Ở nhiều quốc
gia HIV/AIDS là mối đe dọa rất lớn đến sức khỏe PN. Lây nhiễm HIV, bệnh
viêm gan, bệnh lao phổi và các loại bệnh lây nhiễm qua đường tình dục tạo
ra những thách thức rất lớn đối với các cơ quan quản lý TG. Tại Tây Ban
Nha, các TG đang phải đối mặt với hiện tượng thẩm lậu ma túy vào
trong TG theo hai con đường: do PN sau khi ra ngoài làm việc mang
vào hoặc do người nhà PN đưa vào, trong nhóm nghiện ma túy có
25,9% tiêm chích ma túy. Tỷ lệ CPN bị lây nhiễm HIV trong TG năm
2000 là 5,1%, năm 2009 là 1,5%.
4.1.2. Tổ chức KCB cho các đối tượng QLGG (2009-2010)
Tất cả các CSGG đều có BX để KCB cho các đối tượng QLGG.
Khối TG, CSGD, TGD có tổ chức buồng y tế phân trại, phân khu, phân
hiệu. Việc tổ chức KCB cho các đối tượng tại CSGG: Hàng ngày
CBYT xuống khám bệnh, phát thuốc tại các buồng giam và các
buồng y tế phân trại. Trường hợp nặng, phải chuyển lên BX trung
tâm. Trong trường hợp cần thiết BX sẽ chuyển đối tượng đi BV
trên địa bàn để KCB. Về phạm vi cứu chữa: Theo quy định phân
tuyến kỹ thuật của Cục Y tế BCA, BX các CSGG là tuyến y tế cơ
sở làm nhiệm vụ quản lý sức khỏe, KCB ban đầu, vệ sinh phịng dịch
và các cơng tác khác của y tế.
4.2. Xây dựng, triển khai và bước đầu đánh giá hiệu quả mơ hình tổ chức cơ sở
điều trị cho các đối tượng QLGG tại BVĐK tuyến tỉnh (2011-2012)
4.2.1. Đề xuất mơ hình cơ sở điều trị dành riêng cho các đối tượng
QLGG tại bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố
Để xây dựng mô hình cần đảm bảo một số nguyên tắc: Các BV
Công an, Quân y và dân y cần phải bố trí khu, phịng điều trị dành riêng
cho các đối tượng QLGG tại BV; Những nơi có nhiều CSGG trên một
địa bàn sẽ xây dựng một khu điều trị chung cho đối tượng QLGG tại
BV, đồng thời giao cho một CSGG quản lý; Tại những nơi chỉ có một
20
CSGG, xây dựng các phòng điều trị dành riêng cho các đối tượng
QLGG tại BV; Xây dựng khu, phòng điều trị dành riêng cho các đối
tượng QLGG tại BVĐK tỉnh/thành phố và một số BV chuyên khoa, BV
huyện; Tùy theo điều kiện của từng BV trong quy hoạch, diện tích đất
mà BV dành cho khu điều trị dành riêng cho các đối tượng QLGG mà
áp dụng xây dựng thống nhất mơ hình cho phù hợp; Các BV khơng bố
trí được quỹ đất thì dành những đơn nguyên riêng để điều trị cho các
đối tượng QLGG.
4.2.2. Triển khai mô hình tổ chức cơ sở điều trị cho các đối tượng
quản lý, giam giữ tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố
4.2.2.1. Ban hành Thông tư liên Bộ Công an và Bộ Y tế
Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Y tế xây dựng và ký kết Thông
tư liên Bộ số 04/2010/TTLB-BCA-BYT ngày 9/8/2010 của Bộ Công
an-Bộ Y tế về hướng dẫn việc KCB cho người bị tạm giữ, tạm giam,
PN, trại viên CSGD, học sinh TGD tại BV Nhà nước nhằm huy động sự
hỗ trợ của y tế dân y trong công tác khám bệnh, điều trị cho các đối
tượng QLGG vừa đảm bảo công tác chuyên môn, nhân quyền và yêu
cầu nghiệp vụ giam giữ là hết sức cần thiết.
4.2.2.2. Triển khai mơ hình tại 06 Bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố
Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Đơng, Ninh Bình, Bình
Thuận, đảm bảo đáp ứng KCB cho 18 CSGG, với 36-47 phòng và 98163 giường bệnh.
4.2.3. Hiệu quả của mơ hình tổ chức cơ sở điều trị cho các đối tượng
quản lý, giam giữ tại bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố
4.2.3.1. Kết quả hoạt động bước đầu của mơ hình tổ chức cơ sở điều trị
dành riêng cho các đối tượng QLGG tại 06 BV ĐK tỉnh/thành phố
Trong 06 BV ĐK tỉnh/thành phố tiến hành triển khai thí điểm tổ
chức khu điều trị dành riêng cho các đối tượng QLGG: Có 03 BV tổ
chức xây dựng khu điều trị dành riêng cho đối tượng QLGG; 03 BV do
không bố trí được quỹ đất xây dựng nên bố trí đơn nguyên riêng; 05 BV
21
được BCA bố trí kinh phí để xây dựng, sửa chữa; 01 BV được UBND
tỉnh bố trí kinh phí xây dựng (Ninh Bình). Riêng khu điều trị dành riêng
cho đối tượng QLGG tại BV ĐK tỉnh Ninh Bình đã bố trí cả bếp ăn
phục vụ cho đối tượng; Cơ bản đã dành các phòng riêng cho TTG,
CSGD, TGD. Về chuyên mơn, các BV ĐK tỉnh, thành phố có đầy đủ
các điều kiện đảm bảo về xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị hầu hết tất cả
các bệnh ở các chuyên ngành như: nội, ngoại, truyền nhiễm, hồi sức cấp
cứu…Do vậy, việc đề xuất xây dựng các khu, phòng điều trị dành riêng cho
các đối tượng QLGG tại BV ĐK tỉnh, thành phố là phù hợp. Đồng thời, việc
đảm bảo yêu cầu chun mơn tại khu, phịng điều trị dành riêng cho các đối
tượng QLGG chủ yếu do khoa Truyền nhiễm của BV đảm nhận vì đối tượng
chủ yếu mắc các bệnh truyền nhiễm như: Lao, HIV/AIDS…
Một khó khăn khơng nhỏ đối với việc KCB và thực hiện các kỹ
thuật chuyên môn cho các cán bộ y tế tại BV đó là các đối tượng không
hợp tác (16,67%), số đối tượng này bị mất quyền công dân nhưng vẫn được
quyền KCB. Hơn nữa, số đối tượng này thường bị xử với mức án cao như
chung thân…và mắc một số bệnh rất nặng như Lao, HIV/AIDS giai đoạn
cuối, ung thư, suy thận…Do vậy, các đối tượng thường bi quan, tỏ thái đội
bất hợp tác. Cán bộ y tế các BV nghiên cứu cho rằng chỉ cán bộ y tế của
khoa Truyền nhiễm được hưởng chế độ đặc thù, độc hại còn các khoa
khác mặc dù cũng khám, điều trị cho các đối tượng QLGG mắc các
bệnh trên lại không được hưởng. Đây là một bất hợp lý về chế độ, chính
sách cho cán bộ y tế.
Về các biện tăng cường công tác KCB cho các đối tượng
QLGG: Đây là những ý kiến rất hợp lý, bởi nếu xây được khu điều trị
dành riêng cho các đối tượng QLGG tại các BV mới đảm bảo được
nghiệp vụ giam giữ và yêu cầu chuyên môn. Mặt khác, không ảnh
hưởng chung đến hoạt động chung của BV đặc biệt không ảnh hưởng
đến tâm lý của những BN khác của BV khi phải nằm điều trị chung
22
phòng với các đới tượng QLGG. Về những khó khăn trong công tác
KCB cho các đối tượng QLGG: Khi chưa có khu điều trị dành riêng cho
các đối tượng QLGG tại BV thì việc quản lý các đối tượng nằm viện rất
khó khăn, phải tốn nhiều nhân lực canh giữ bảo vệ, các đối tượng có thể
lợi dụng để thông cung, tự sát, bỏ trốn khỏi BV. Khi các đối tượng đi
nằm điều trị tại BV phải ăn theo chế độ ăn bệnh lý trong khi quy định
mức ăn là rất thấp so với nhu cầu thực tế, giá cả thị trường (mặc dù các
CSGG và người nhà các đối tượng có hỗ trợ tiền ăn và gửi quà cho các
đối tượng). CBCS công an phải đi mua đồ ăn cho các đối tượng QLGG
khi đi nằm điều trị tại BV. Việc thanh toán viện phí chi trả cho BV theo
chế độ thực chi bao gồm tất cả kinh phí GB, kỹ thuật, thuốc, hóa chất,
vật tư tiêu hao do BCA chi trả tương đương với kinh phí thường xuyên
theo quy định. Vì vậy, việc phân bổ thêm chỉ tiêu GB tại khu điều trị
cho BV sẽ làm giảm chi phí thanh toán viện phí cho các đới tượng. Qua
đó, có thể thấy việc xây dựng khu điều trị dành riêng cho các đối tượng,
quy chế phối hợp giữa CSGG và BV đồng thời đề xuất có những chính
sách đặc thù cho cán bộ y tế của bệnh viện khi tham gia khám, điều trị
cho các đối tượng QLGG, tăng chỉ tiêu giường biên chế cho BV (GB tại
khu, phòng điều trị dành riêng cho các đối tượng là giường biên chế của
BV) và chế độ ăn theo bệnh lý cho các đối tượng là hết sức cần thiết.
4.2.3.2. Đánh giá mơ hình đã triển khai khu, đơn ngun dành riêng để điều trị
cho các đối tượng QLGGG tại BVĐK tỉnh Ninh Bình và BVĐK Hà Đông
Tại BV ĐK tỉnh Ninh Bình: Đây là mơ hình cơ bản phù hợp với
những BV có thể bố trí được quỹ đất để xây dựng khu điều trị dành
riêng cho các đối tượng QLGG tại BV với mô hình khu điều trị 2 tầng
đã đề x́t. Tại BVĐK Hà Đơng: Việc bố trí đơn nguyên với điều kiện
của các BV hạn chế về quỹ đất như mơ hình đơn ngun dành để điều
trị riêng cho các đối tượng QLGG tại BVĐK Hà Đông là phù hợp theo
như đề xuất.
23
4.2.4. Hoàn thiện mơ hình cơ sở điều trị dành riêng cho các đối
tượng QLGG tại bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố
Sau khi đánh giá kết quả hoạt động của các khu, đơn nguyên dành
riêng để điều trị cho các đối tượng QLGG tại 06 BVĐK tỉnh/thành phố thí
điểm triển khai mô hình, đã đảm bảo theo yêu cầu đề xuất.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng nhu cầu và tổ chức KCB cho các đối tượng QLGG (2009-2010)
Nhu cầu KCB cho các đối tượng QLGG là rất lớn, số lượng đối
tượng QLGG KCB tại BX và BV đều tăng qua các năm. Tại BX: năm
2009 là 581.583 lượt khám bệnh, phát thuốc; năm 2010 là 660.046 lượt
khám bệnh, phát thuốc. Tại BV: năm 2009 là 22.603 lượt khám bệnh;
năm 2010 là 25.284 lượt khám bệnh. Số lượng đối tượng QLGG tử
vong tại BV năm 2009-2010 là 886 trường hợp. Cơ cấu bệnh tật của các
đối tượng QLGG khi KCB tại bệnh viện chủ yếu là Lao (9,1-45,11%),
HIV/AIDS (43,29-51,2%), viêm gan B, C...
Tất cả các CSGG đều tổ chức BX để KCB cho các đối tượng
QLGG. Khối TG, CSGD, TGD có tổ chức buồng y tế phân trại, phân
khu, phân hiệu. Hệ thống tổ chức KCB cho các đối tượng QLGG thuộc
BCA chỉ dừng ở cấp BX các CSGG, nhân lực, trang thiết bị còn hạn
chế. Về phạm vi cứu chữa: Theo quy định phân tuyến kỹ thuật, BX các
CSGG là tuyến y tế cơ sở làm nhiệm vụ QLSK, KCB ban đầu, vệ sinh
phịng dịch và các cơng tác khác của y tế. Hiện tại chỉ có duy nhất 01
BV dành để điều trị riêng cho các đối tượng QLGG là BV Chí Hịa chỉ
phục vụ riêng cho TTG Cơng an TP. HCM với quy mơ 120 GB. Hiện
nay, chưa có tuyến cuối để điều trị cho các đối tượng QLGG. Vì vậy,
khi các đối tượng mắc bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của BX sẽ
phải chuyển đến các BV nhà nước trên địa bàn để khám, điều trị. Do
vậy, cần phải có tuyến cuối để KCB cho các đối tượng QLGG.
24
2. Xây dựng, triển khai và bước đầu đánh giá hiệu quả mơ hình tổ chức cơ sở
điều trị cho các đối tượng QLGG tại BVĐK tuyến tỉnh (2011-2012)
Triển khai thí điểm mơ hình tại 06 BVĐK tỉnh, thành phố bao gồm
03 BV tổ chức khu, 03 BV tổ chức đơn nguyên với 89 phòng bệnh và
206 GB, qua 02 năm 2011-2012 đã điều trị cho 1.827 lượt đối tượng. Có
02 khu điều trị được bố trí CBYT trung cấp là BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc và
BVĐK tỉnh Ninh Bình.
Hiệu quả hoạt động của mơ hình: Tăng cường chất lượng điều trị;
khơng có đối tượng bỏ trốn khỏi BV; giảm đáng kể nhân lực đi canh giữ;
không làm ảnh hưởng đến tâm lý của những BN khác và hoạt động
chuyên môn của BV.
Việc triển khai xây dựng khu điều trị dành riêng cho các đối tượng
QLGG tại BVĐK tỉnh/thành phố vừa đáp ứng yêu cầu chuyên môn đồng
thời đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ giam giữ là phù hợp và cần thiết.
KIẾN NGHỊ
1.
2.
3.
Đề nghị triển khai xây dựng khu điều trị dành riêng cho các đối
tượng QLGG tại BVĐK tuyến tỉnh (bao gồm cả BV Công an và
Quân y) đến năm 2020 phải hoàn thành.
Giường bệnh tại khu điều trị dành riêng cho các đối tượng
QLGG thuộc số giường biên chế của BV và có chế độ đặc thù
cho những CBYT trực tiếp tham gia KCB cho các đối tượng
QLGG tại khu.
Xây dựng hành lang pháp lý: Thông tư liên Bộ Cơng an-Quốc
phịng-Y tế-Tài chính về KCB cho các đối tượng QLGG tại BV
quân, dân y.