Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Ứng dụng CNTT (CNTT) trong quản lý và dạy học là một bước
chuyển hóa tiến bộ của ngành Giáo dục trong những năm qua. CNTT đã
thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đổi mới trong giáo dục, tạo ra công nghệ giáo
dục (Educational Technology) với nhiều thành tựu rực rỡ.
CNTT làm thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp dạy học
một cách phong phú. Việc ứng dụng CNTT trong công tác dạy học có
hiệu quả rút ngắn khoảng cách giáo dục giữa các đơn vị trường, tiện cho
trao đổi thông tin chương trình, phương pháp giảng dạy, tạo ra môi
trường tương tác; tiến đến đưa ứng dụng CNTT vào việc giao ban trực
tuyến. Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá
nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT. Mối giao lưu giữa
người và máy đã trở thành tương tác hai chiều với các phương tiện đa
truyền thông (multimedia) như âm thanh, hình ảnh, video, mà đỉnh cao
là e-learning (học trực tuyến qua mạng Internet).
Nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, mỗi một giáo viên (GV)
nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng
CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại và phát huy mạnh mẽ tư
duy sáng tạo, kĩ năng thực hành, hứng thú học tập của học sinh (HS) để
nâng cao chất lượng dạy và học.
Vật lý là môn khoa học của thực nghiệm. Môn vật lí là một môn
khoa học rất gần gũi với đời sống của con người nên việc học tốt môn
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
1
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
này sẽ giúp giải thích được rất nhiều vấn đề trong cuộc sống tự nhiên.
Thực hiện các thí nghiệm trong quá trình dạy học Vật lý sẽ làm tăng tính
hấp dẫn của môn học, giúp HS hiểu sâu thêm bài học và tăng tính nhạy
bén trực quan của HS.
Việc lồng ghép các thí nghiệm vào trong các bài học Vật lý là một
khâu quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng dạy và học, và góp
phần tích cực trong hoạt động truyền đạt kiến thức cho HS. Việc đổi mới
nội dung và phương pháp dạy học vật lý cần phải gắn liền với việc tăng
cường sử dụng các thí nghiệm trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, do
điều kiện thời gian giảng dạy và do điều kiện vật chất không thể sử dụng
các thí nghiệm thật. Do đó, việc ứng dụng CNTT và thực hiện các thí
nghiệm ảo trên máy tính, là giải pháp thiết thực, giúp HS tiếp thu kiến
thức một cách nhanh chóng, sâu sắc, và tạo sự hứng thú học tập cho HS
trong từng bài học
Xuất phát từ những vấn đề thực tế, tôi quyết định chọn đề tài: “
Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ trợ
cho việc nghiên cứu Vật lý ” nhằm giúp HS nắm chắc được kiến thức
cơ bản, mở rộng và hiểu sâu kiến thức. Từ dó nâng cao được chất lượng
bộ môn Vật lí và biết vận dụng vào thực tế.
II/ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Giới thiệu một số trang web và phần mềm làm thí nghiệm ảo phục
vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu vật lý HS và GV.
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
2
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
Giúp HS nắm được kiến thức cơ bản, mở rộng và hiểu sâu thêm kiến
thức. Tăng tính trực quan, phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kĩ năng
thực hành, hứng thú học tập.
Rèn luyện kỹ năng vận dụng thực nghiệm để giải thích các hiện
tượng Vật lý trong đời sống.
Hỗ trợ cho GV trong việc dạy học bằng CNTT.
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Nêu được ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng CNTT trong
việc giảng dạy.
Giới thiệu trang web và phần mềm vật lý
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
3
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
B. NỘI DUNG
I. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC ĐẨY MẠNH ỨNG
DỤNG CNTT VÀO CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
CNTT là một phát minh lớn nhất của loài người cho đến ngày nay.
CNTT đang là một xu thế mà cả nhân loại đang cố gắng để tiếp cận và
khai thác tất cả các ứng dụng để phục vụ tốt nhất nhu cầu về mọi mặt
của mình. Sự ứng dụng của nó rất thần kỳ và sâu rộng. Chính vì lẽ đó
mà ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong giai đoạn hiện nay lại trở nên
rầm rộ hơn bao giờ hết
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ
thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc
đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện
đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân
lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và
đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành
giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-
TTg.
Hiện nay, hầu hết các trường phổ thông đều trang bị phòng máy,
phòng đa năng, nối mạng Internet, một số trường còn trang bị thêm thiết
bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder),
máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng
CNTT cho GV sử dụng vào quá trình dạy học của mình.
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
4
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp và
hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến
tạo, dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có
nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy
học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong
môi trường CNTT và truyền thông. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh
tới phương pháp dạy sao cho HS nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng
tâm là hình thành và phát triển cho HS các phương pháp học chủ động.
Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ
kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến
phát triển năng lực sáng tạo của HS. Như vậy, việc chuyển từ “lấy GV
làm trung tâm” sang “lấy HS làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Do sự phát triển của CNTT và truyền thông mà mọi người đều có
trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần
mềm dạy học nói riêng. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó
các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ
Office, Crocodile, Maple/Mathenatica, ChemWin, LessonEditor/VioLet
… hệ thống www, Elearning và các phần mền đóng gói, tiện ích khác.
Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà HS có thể hoạt động tốt
trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng
sẽ nối dài cánh tay của GV tới từng gia đình HS thông qua hệ thống
mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy
trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn
so với cách dạy theo phương pháp truyền thống. Thông qua giáo án điện
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
5
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
tử, GV cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho
HS hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu
việt này của CNTT và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách
sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là
cách ra quyết định của con người.
Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học
là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho HS, tạo ra một môi
trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là
“thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, HS được khuyến khích và
tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự
học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
Bản thân tôi tiếp cận và nắm bắt CNTT do các lý do sau:
- Nhà có sẵn máy tính mà mình thì không biết gì về CNTT thì cảm
thấy uổng phí.
- Có nhu cầu đọc báo, xem phim, nghe nhạc, tìm kiếm các thông tin
cần thiết, trao đổi thông tin với bạn bè.
- Muốn tự mình soạn bài dạy, đề kiểm tra, chỉnh sửa bài, làm điểm,
làm hồ sơ sổ sách cho mình và chủ động điều khiển bài giảng mà mình
dạy.
- Bước đầu tiếp cận đã có sự hứng thú đối với CNTT. Càng biết
nhiều, càng có sự hứng thú.
- Nhà trường phát động việc giảng dạy trên máy tính. Đây cũng là
một nguyên nhân nhưng không phải là nguyên nhân chính.
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
6
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT vào bài giảng lúc nào cũng là cần
thiết, cũng không phải lúc nào cũng nhất thiết biến một tiết dạy trở thành
giờ học bằng máy tính, cho dù ở trường có đủ khả năng về cơ sở vật chất
cũng như các kĩ năng thích hợp cho công việc. Mỗi GV cần lựa và tận
dụng tối đa ưu việt của máy tính về phương diện cung cấp thông tin cho
người học, về tính hấp dẫn của bài giảng, chí ít cũng có hiệu quả hơn bài
giảng với bảng viết thông thường. Vậy làm thế nào ứng dụng CNTT đạt
hiệu quả cao chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
II. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM TRONG VIỆC ỨNG DỤNG
CNTT TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÝ
2.1 Ưu điểm
- Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera
… với âm thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo
kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa
giác quan; Các hiệu ứng màu sắc, kiểu chữ…rất tiện lợi cho việc xử lí
một bài giảng linh hoạt, hấp dẫn và sư phạm.
- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với
nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet …
có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và
nhiều khi không thể thiếu để học nâng cao hoạt động tự giác, tích cực và
sáng tạo, trong học tập hoặc giao lưu.
Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình,
kênh chữ, âm thanh sống động làm cho HS dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng
suy luận có lý, HS có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
7
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
luật mới. Đây là một công dụng lớn của CNTT và truyền thông trong
quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi
trường CNTT và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự
phát triển trí tuệ của HS và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học
tập mới.
- Khả năng sử dụng hiệu quả các hình ảnh, phim, các tư liệu dạy học
nhanh chóng và chất lượng. - Tiết kiệm nhiều thời gian viết, vẽ trên lớp.
2.2 Nhược điểm
Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa CNTT vào lĩnh
vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.
Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn,
vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề
nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn:
- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học
nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không
thể hỗ trợ GV hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu
quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do
nhiều nguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn,
không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống
sẽ thuận lợi hơn cho HS, vì GV sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên
một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà
không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử.
Những mạch kiến thức “ vận dụng” đòi hỏi GV phải kết hợp với phấn
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
8
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện
được kĩ năng cho HS.
- Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn
hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né
tránh. Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó
thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian
tới. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy
phương pháp tư duy sáng tạo cho HS, cũng như dạy HS cách biết, cách
làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối
với GV và đòi hỏi GV phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học
đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế
những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm
cho CNTT, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát
huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
- Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được
nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, đúng lúc,
nhiều khi lạm dụng.
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có
chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ
đường truyền.
- Tốn khá nhiều kinh phí để đào tạo GV sử dụng máy tính, cán bộ kĩ
thuật đảm bảo cho việc thực hiện của GV được thông suốt, máy móc
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
9
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
không bị hư hỏng một cách vô lí và mua sắm máy móc trang bị cho các
đơn vị giáo dục.
- Vấn đề kĩ thuật sử dụng máy tính, máy chiếu còn là một khó khăn
chưa thể vượt qua ở nhiều GV. - Nếu không có ý thức sử dụng CNTT
tốt- ví dụ sử dụng powerpoint - thì các ưu thế của phần mềm này có lẽ sẽ
trở thành nhược điểm lớn và cơ bản: HS thích học vì mới lạ nhưng tâm lí
bị phân tán, không theo dõi được bài học, không ghi được nội dung cơ
bản của bài…
III. CÁC KỸ NĂNG CẦN PHẢI CÓ KHI ỨNG DỤNG CNTT
TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÝ
Để ứng dụng được CNTT trong dạy học có hiệu quả thì theo tôi GV
cần phải có được những kỹ năng cơ bản sau:
1. Soạn thảo văn bản (MS Word, ): Dùng để soạn giáo án, văn
bản,…
2. Bảng tính điện tử (MS Excel): Dùng để thống kê, tính điểm,…
3.Trình diễn điện tử (MS PowerPoint, Violet, ): Dùng để soạn và
dạy bài giảng điện tử, báo cáo, trình bày một vấn đề nào đó,…
4. Sử dụng phần mềm Math Type để đánh công thức Vật lý, Toán,
…
5. Sử dụng phần mềm Crocodile Physics và các phần mềm thí
nghiệm khác.
6. Sử dụng trình duyệt web (Mozilla FireFox, Internet Explorer, ):
Dùng để trao đổi và tìm kiếm thông tin trên mạng Internet hoặc mạng
nội bộ của cơ quan.
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
10
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
7. Sử dụng email: Dùng để trao đổi thư từ với đồng nghiệp, phụ
huynh, HS,
8.Thiết kế trang web, blog cá nhân: Dùng để trao đổi thông tin liên
quan đến chuyên môn, giúp HS học tập thông qua mạng, mở rộng không
gian giao tiếp giữa thầy-trò, đồng nghiệp,
9. Cũng cần phải biết chụp ảnh, quay phim và chuyển tư liệu vào
máy tính.
10. Nếu ta biết được việc cài đặt hệ điều hành, downdload và cài đặt
các phần mềm ứng dụng tốt thì ta sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng
máy tính.
IV. MỘT SỐ ĐỊA CHỈ WEBSIDE VÀ PHẦN MỀM VẬT LÝ HỖ
TRỢ CHO VIỆC GIẢNG DẠY VẬT LÝ
Thiết kế bài giảng cần có sự linh hoạt trên máy vi tính, thể hiện sự
thuận lợi, và bảo đảm tính chính xác, khoa học. Bài giảng trên máy tính
là nguồn tài liệu đáng tin cậy cho người dạy, người học, do đó cần tranh
thủ sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp và cũng cần bổ sung, cập nhật
tư liệu cho hay hơn, phù hợp hơn. Thiết kế bài giảng trên máy vi tính là
sự kết hợp hài hoà giữa phương tiện truyền thống (phấn, bảng) và
phương tiện hiện đại (máy chiếu, máy vi tính), hoạt động của thầy và
trò…Cần có sự dung hòa giữa phương pháp hiện đại với phương pháp
truyền thống. Khi thiết kế bài giảng Vật lý trên máy tính ta có thể tìm tư
liệu ở các nguồn sau
4.1 Địa chỉ Webside
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
11
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
Trang web này có các bài giảng vật lý, các đoạn video hình ảnh phục vụ
cho việc giảng dạy, các tài liệu- đề thi do nhóm GV Vật lý sư phạm
xây dựng.
Ngoài các bài giảng, các đoạn video hình ảnh phục vụ cho việc
giảng dạy, các tài liệu- đề thi của bộ môn vật lý, trang web này còn cung
cấp rất nhiều tư liệu của các bộ môn khác, dành cho THPT cũng như
THCS do nhóm cựu sinh viên Đại học Sư Phạm xây dựng.
Đây là trang web của Viện Vật lý và Điện Tử, nghiên cứu các vấn
đề khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực sau:
* Nghiên cứu lý thuyết cấu trúc vĩ mô của vật chất: lý thuyết trường
lượng tử, lý thuyết hạt cơ bản, phương pháp toán lý.
* Nghiên cứu vật lý và kỹ thuật hạt nhân.
* Nghiên cứu tính chất vật lý của các loại vật liệu.
* Nghiên cứ vật lý và ứng dụng của quang học và laser.
* Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật điện tử, kỹ thuật thông tin liên
lạc, kỹ thuật viễn thám, kỹ thuật tự động hoá, chế tạo thiết bị khoa học.
/>Website Thư Viện Khoa Học(Vietnamese Library of Science,
VLoS): là nơi lưu trữ các loại văn bản khoa học bao gồm thư viện đề thi,
nghiên cứu khoa học, quy trình công nghệ, tài liệu giảng dạy, giới thiệu
sách và ngân hàng ý tưởng.
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
12
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
/> Website của Câu lạc bộ Vật lý và Tuổi trẻ (Physics and Youth
Club) là trang web mà một người yêu Vật lý không thể không biết đến.
Trang web có bài viết phong phú về nhiều chủ đề: Lịch sử vật lý, Danh
nhân Vật lý, Vật lý lý thú, Vật lý hiện đại, Thiên văn học, Đề thi Có
cả Tài liệu Vật lý cho download miễn phí.
/>Diễn đàn Vật Lý Việt Nam là nơi tập hợp những thông tin khá
phong phú qua các mục: Tin tức khoa học, Vật lý phổ thông, Vật lý chất
rắn, Vật lý hạt nhân, Vật lý lượng tử, Vật lý năng lượng cao, Vật lý thiên
văn, Lịch sử vật lý, Vật lý và triết học, Vật lý và cuộc sống , tập hợp
những kiến thức hay, vừa sâu về chuyên môn vừa trải rộng về mọi lĩnh
vực. Các bạn muốn học tập từ những chủ đề đa dạng thì nên vào diễn
đàn này.
/> Đây là website khoa học do các nhà khoa học gốc Việt đang làm
việc ở các trường đại học lớn trên thế giới, du HS và cộng đồng Người
Việt lập lên.
Website này cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích về nhiều lĩnh vực,
trong đó Vật Lý là một mảng đồ sộ các bài viết chất lượng về: thiên văn
học, lịch sử thiên văn, lịch sử vật lý, tiểu sử các danh nhân, các phát
minh, các giải vật lý, thuật ngữ về vật lý, từ vựng vật lý, từ vựng thiên
văn
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
13
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
Đây là trang chủ của tổ chức phi lợi nhuận Contemporary Physics
Education Project (Chương trình giảng dạy Vật Lý hiện đại). Ở đây dẫn
bạn đến những tài nguyên sinh động và dễ hiểu nhất về những lĩnh vực
lớn của Vật Lý hiện đại: Fundamental Particles and Interactions (Hạt cơ
bản và các Tương tác), Plasma Physics and Fusion (Vật Lý Plasma và
Nhiệt hạch), Nuclear Science (Khoa học về Hạt nhân), The History and
Fate of the Universe (Lịch sử và số mệnh Vũ trụ). Ở trong website này
các bạn có thể download tài liệu. Tổ chức CPEP này được hỗ trợ bởi
những nhà Vật Lý hàng đầu trong các lĩnh vực hiện đại, nên sẽ là dễ
hiểu khi ta thấy họ có thành viên đoạt giải Nobel (George Smoot).
Đây là chương trình hỗ trợ cộng đồng của công ty Oracle, ở đó họ tổ
chức cho sinh viên (và HS) tự thể hiện những hiểu biết của mình, mỗi
nhóm sinh viên làm một trang web để trình bày cho các sinh viên khác
xem cho ấn tượng, hàng năm họ tổ chức các đợt bình chọn những sản
phẩm mới và trao giải, các trang web của sinh viên làm sẽ được cho vào
ThinkQuest Library này cho mọi người cùng tham khảo.
Trang web lý tưởng trình bày khá đầy đủ về lý thuyết từ Vật lý cổ
điển đến Vật lý hiện đại.
Trang web mô phỏng một cách sinh động chuyển động của hệ con
lắc đơn, con lắc lò xo bằng ngôn ngữ lập trình Java với những tham số
có thể thay đổi.
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
14
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
/>Trang web hay, trình bày các vấn đề: Cơ, Sóng, Điện và từ được
viết bằng ngôn ngữ lập trình Java, mô phỏng rất trực quan với những
thông số thay đổi tùy ý.
/> Trang web mô phỏng trực quan các hiện tượng vật lý được viết
bằng Java với những thông số thay đổi tùy thích.
/> Trang web giới thiệu sản phẩm: mô phỏng các hiện tượng Điện,
Quang , Chuyển động cơ học, Sóng có tiện ích thú vị là nó cho phép
thiết kế và lắp ghép các dụng cụ điện thành mạch điện , các dụng cụ
quang học thành hệ quang học qua đó biểu diễn luôn hoạt động của hệ.
4.2 Phần mềm vật lý hỗ trợ thiết kế thí nghiệm ảo
4.2.1 Phần mềm Plysics Simulations
Plysics Simulations là một phần mềm mô phỏng các hiện tượng vật lí,
đồng thời là công cụ giúp bạn tính nhanh các đại lượng khi biết các đại
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
15
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
lượng có liên quan, chẳng hạn tính hiệu điện thế bằng định luật Ôm; tính
chu kỳ tần số dao động…
Plysics Simulations 1.3 có giao diện rất đơn giản giống như một quyển
sách và nó cung cấp cho bạn các công cụ:
+ Electricity: gồm có các công cụ Ohm’s Law; Parallel/Serial resistor
connection (điện trở mắc song song/nối tiếp); Resistivity of conductor
(điện trở suất của dây dẫn); Parallel/Serial copacitors connection (điện
dung mắc song song/ nối tiếp); Semiconductor diode (điốt bán dẫn).
+ Magnetism: gồm các vấn đề liên quan đến từ trường: Electromagnet
(mô tả về hoạt động của nam châm điện); Electromagnetic relay (bộ kế
điện từ); Faraday’s experiment (thí nghiệm Faraday); Magnetic
induction (cảm ứng từ); Transformer (máy biến thế).
+ Ticker: đề cập đến các công thức dao động của con lắc: Spring ticker
(con lắc lo xo); Math ticker (con lắc dây).
+ Electrostatics: gồm các chủ đề về tĩnh điện học: Charge/Discharge of
solids (truyền điện tích); Field intensity of dot charge (tính năng lượng
điện trường); Attraction/Repulsion forces between two charge (tính lực
hút/ đẩy giữa hai điện tích); Cathode-ray Tube (mô tả tia catốt).
+ Light and Optics: giúp bạn kiểm tra các kiến thức quang học:
Refraction circle (độ khúc xạ của tia sáng); X-ray Tube (mô tả hoạt động
của tia X); Ruby laser (tia laze đỏ); Photoeffect (hiện tượng quang điện);
Lens (tia sáng qua các thấu kính)
4.2.2 Phần mềm Crococdile Physics
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
16
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
Crocodile Physics là phần mềm ứng dụng dùng để mô phỏng thí nghiệm
vật lý. Để vào chương trình ứng dụng, ta có thể Double Click vào biểu
tượng Crocodile Physic trên màn hình Desktop. Sau khi nhấp vào biểu
tượng Crocodile Physics ta sẽ thấy biểu tượng chương trình:
Ưu điểm
Thiết lập được hầu hết các thí nghiệm trong chương trình Vật Lý
phổ thông. Các thí nghiệm có thể xây dựng một cách nhanh chóng và
cho kết quả chính xác cao.
Các thí nghiệm vật lý ảo có thể thiết kế trực tiếp ngay tại lớp và
hướng dẫn HS tham gia các bước tạo, đưa các thông số trong thí
nghiệm, biểu diễn chúng trên đồ thị nếu GV có chuẩn từ trước.
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
17
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
Một số thí nghiệm có sẵn trong kho của chương trình, GV và HS có
thể chỉnh sửa sao cho phù hợp với mục đích của bài học
*Một số điểm mới của phần mềm Crococdile Physics 605
Phiên bản Crocodile Physics 605, ra đời vào năm 2006 với rất nhiều tính
năng mới so với các phiên bản trước đó. Sau đây là giới thiệu về một số
điểm mới nhất của phiên bản này.
Mở rộng không gian thí nghiệm
Một tính năng hoàn toàn mới đó là giao diện thiết kế và thực hiện thí
nghiệm là toàn bộ màn hình như hình bên, thêm vào đó có bổ sung phần
“Getting Start” trong folder “Contents” giúp cho người sử dụng học một
số bước cơ bản nhất để có thể thiết kế và sử dụng phần mềm này.
Contents
Đây là một số phần và modun xây dựng sẵn phù hợp với các chủ điểm
trong chương trình giảng dạy tại trường phổ thông.
Không gian sóng 2D
Trước đây công cụ quan sát các dải sóng là 1D, tức là các đường sóng
hình sin hay cosin nhưng trong phiên bản này chúng ta có thể quan sát
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
18
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
sóng ở dạng 2D, như trong hình bên bạn có thể quan sát thấy một thí
nghiệm khá trực quan, sống động, gây chú ý cho HS bởi vì trông nó
giống một hòn bi được thả vào nước và ta nhìn thấy sóng nước đang lan
truyền.
Dây nối thiết bị điện
Mặc định dây nối giữa các thiết bị điện là căng ngay cả khi di chuyển
các thiết bị như hình bên.
Quang học
Phần này cũng được cải tiến nhiều so với phiên bản trước về giao diện
sử dụng.
Máy móc
Như hình bên ta có thể thấy hình ảnh dụng cụ thí nghiệm ảo này rất gần
với vật thật, đây là một bước đột phá rất quan trọng góp phần đưa các thí
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
19
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
nghiệm trực quan hơn, giúp cho HS dễ dàng liên hệ với thực tế và nhớ
bài dễ dàng hơn.
Chuyển động
Chuyển động là một cải tiến mới và được sử dụng linh hoạt.
Đồ thị
Đồ thị giúp dễ dàng thiết lập thí nghiệm hơn.
Mô tả
Đây là phần trợ giúp để thiết kế các thí nghiệm nhìn chuyên nghiệp hơn.
Ngữ cảnh
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
20
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
Bạn có thể tạo ngữ cảnh vào và ra logic của bạn trên một ảnh nền.
4.2.3 Phần mềm mô phỏng "CƠ SỞ CỦA QUANG HỌC-PhenOpt"
(phiên bản tiếng Việt) được các tác giả CHLB Đức (GS.TS. Mikelskis
thuộc ĐHTH Potsdam, các cộng sự ở ĐHTH Tự Do Berlin…) và TS.
Phạm Xuân Quế thuộc ĐHSP Hà Nội, Việt nam hoàn thành (với tư cách
là quà tặng các đồng nghiệp ở Việt nam) dùng để hỗ trợ dạy học phần
Quang hình học trong chương trình Vật lí phổ thông cũng như đại học.
Phần mềm có thể dùng để dạy học trên lớp (trong tất cả các pha
của quá trình dạy học: nghiên cứu kiến thức mới, ôn tập, củng cố) hay tự
học tại nhà về các hiện tượng quang học như:
• Tán xạ,
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
21
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
• Phản xạ tại các loại gương phẳng, lồ, lõm, parabol
• Khúc xạ, tán sắc qua lăng kính
• Khúc xạ (qua thấu kính)
• Tạo ảnh qua các phần tử và các dụng cụ quang học
• Tạo ảnh qua mắt (bình thường, mắt cận, viễn thị và mắt người cao
tuổi)
• Nguyên lí Huy-ghen
• Giao thoa sóng
Đặc biệt là ở phần mềm này, ánh sáng vừa được coi như tia sáng
vừa được coi như sóng ánh nên giúp việc hiểu các hiện tượng quang học
một cách toàn diện và sâu sắc.
Ngoài ra, với ý đồ giúp GV và HS nghiên cứu các hiện tượng, quá
trình Quang học không những định mà cả định lượng, phần mềm đã
được xây dựng trong đó các đại lượng vật lí liên quan đến các quá trình
này có thể thay đổi định lượng một cách dễ dàng.
Đây là món quà dành cho các đồng nghiệp để hỗ trợ việc giảng dạy
học phần Quang hình học thuộc chương trình phổ thông và Đại học.
Chương trình miễn phí, không cần cài đặt.
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
22
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
C. KẾT LUẬN
- Môn vật lý là môn khoa học thực nghiệm, nên yêu cầu GV cần phải
nghiên cứu kĩ bài và phân tích tính sư phạm của bài dạy, xác định trọng
tâm kiến thức, kĩ năng của bài học khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
- Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học tạo điều kiện thuận lợi để
HS tự đổi mới phương pháp học tập, tự chủ hành động xây dựng kiến
thức, đồng thời phát huy được vai trò tương tác của tập thể lớp đối với
quá trình nhận thức của mỗi HS. Song để thực sự sử dụng một phương
tiện dạy học đa tác dụng thì đòi hỏi GV phải tự rèn luyện, tự học nhiều
hơn, phải sử dụng thành thạo máy vi tính, nâng cao kĩ năng về soạn
giảng giáo án điện tử và các kĩ năng sư phạm.
- Khi tiếp xúc với thí nghiệm đã giúp HS có lòng say mê nghiên cứu
tìm hiểu, ham học hỏi, yêu thích môn học, từ đó giúp các em phát triển
tư duy trí tuệ, óc sáng tạo trong học tập.
- Qua thực tế thí nghiệm HS ghi nhớ kiến thức một cách sâu hơn, liên
hệ và giải quyết một số hiện tượng trong thực tế được dễ đàng và chính
xác hơn.
- Thông qua Internet GV và HS có thể trao đổi, giải đáp những thắc
mắc của bài học bằng các trang web và mail dễ dàng và thuận tiện.
Mỹ Tho, ngày 12 tháng 1
năm 2012
Người thực hiện
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
23
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
Trương Thị Hồng
Nhung
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
24
Tham Luận “ Giới thiệu một số địa chỉ webside và phần mềm thí nghệm ảo hỗ
trợ cho việc nghiên cứu Vật lý ”
MỤC LỤC
Tiêu đề Trang
A. MỞ ĐẦU 1
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2.MỤC TIEU CỦA ĐỀ TÀI 2
3.NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 2
B. NỘI DUNG 3
I. NHỮNG NGUYÊN NHÂN
DẪN ĐẾN VIỆC ĐẨY MẠNH
ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG
TÁC GIẢNG DẠY TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3
II. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC
ĐIỂM TRONG VIỆC ỨNG
DỤNG CNTT TRONG GIẢNG
DẠY VẬT LÝ
4
2.1 Ưu điểm 4
2.2 Nhược điểm 5
III. CÁC KỸ NĂNG CẦN PHẢI
CÓ KHI ỨNG DỤNG CNTT
TRONG GIẢNG DẠY VẬT LÝ
6
IV. MỘT SỐ ĐỊA CHỈ
WEBSIDE VÀ PHẦN MỀM
VẬT LÝ HỖ TRỢ CHO VIỆC
GIẢNG DẠY VẬT LÝ
7
4.1 Địa chỉ Webside 7
I4.2 Phần mềm vật lý hỗ trợ thiết
kế thí nghiệm ảo
9
Trương Thị Hồng Nhung Trường THPT Chuyên Tiền Giang
25