Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

GIỚI THIỆU MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VÀ THAO TÁC THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT DẠY SINH HỌC 7, 8 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ẾCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.91 KB, 11 trang )



BÁO CÁO SÍNH HOẠT CHUYÊN MÔN
MÔN SINH HỌC - HÈ 2009
CHUYÊN ĐỀ:
GIỚI THIỆU MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VÀ THAO TÁC THỰC HIỆN
THÍ NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT DẠY SINH HỌC 7, 8
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ẾCH

NỘI DUNG:
A. Giới thiệu chung :
I. Nhiệm vụ:
- Thực hiện chủ trương đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS) trong quá trình học tập.
- Giúp HS và giáo viên (GV) có điều kiện tự kiểm tra lại kiến thức cơ bản và kỹ
năng thực hành của mình.
- Làm căn cứ đánh giá nhận thức và hiệu quả học tập của HS dễ dàng hơn.
II. Mục tiêu: Qua thí nghiệm giúp HS
- Hình thành kiến thức và kỹ năng mới.
- Xây dựng thái độ niềm tỉn trong kỹ năng thực hành.
- Rèn luyện khả năng tư duy giải quyết tình huấn.
III. Yêu cầu:
- Đảm bảo tính khoa học
- Có điều kiện và theo yêu cầu tiết học thì tổ chức thực hiện thí nghiệm.
IV. Các kỹ năng cơ bản cần rèn cho HS trong các tiết thực hành:
1. Kỹ năng quan sát:
1


- Biết quan sát tinh tường, tập trung, đi sâu vào những chi tiết tập trung vào những quan


trọng nhất của đối tượng.
- Từ quan sát mẫu vật phải liên hệ được với các sơ đồ, tranh vẽ…
- Sau quan sát phải biết miêu tả, trình bày được quá trình quan sát thí nghiệm.
- Kèm theo quan sát là phát triển kỹ năng mô tả bằng ngôn ngữ để sử dụng các thuật ngữ sinh
học ngày càng phong phú và chính xác hơn.
- Cần tập dượt các kỹ năng thu lượm nhận dạng phân loạI các mẫu vật đơn giản. cố định
mẫu sống, thói quen tự học, tự quan sát, bồI dưỡng ý thức bảo vệ môi trường.
2. Kỹ năng làm thí nghiệm:
Làm thí nghiệm để phát hiện được bản chất, quy luật của hoạt động quá trình nào đó hoặc
thực hiện các mối quan hệ với nhau. Chủ thể nhận thứcchủ động đề xuấtgiả thuyết trên cơ sở đó
tách ra từng hiện tượng nghiên cứu cho đơn giản hơn sau đó nhận thức đầy đủ hơn.
Trong chương trình này yêu cầu học sinh có khả năng mổ được ếch, cá; xác định được các
yêu cầu tường trình bài thực hành cụ thể…; phải phân tích, so sánh được giữa thực nghiệm và lý
thuyết như thế nào, từ đó rút ra kết luận.
GV cần chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, phảI có năng lực tổ chức tốt để quá trình làm thí
nghiệm không xảy ra sai sót. Từ đó giúp HS xem, làm thí nghiệm tốt hơn.
3. Kỹ năng vận dụng:
Các kiến thức do quan sát và thí nghiệm đem lại chỉ là những kiến thức sự kiện cụ thể, riêng
lẻ. Chúng chỉ thực sự có ý nghĩa khoa học khi được khái quát hoá, trừu tượng hoá thành những
kiến thức lý thuyết (khái niệm, định luật, học thuyết), HS có thể được hướng dẫn để tự học, tự
thực hiện bằng suy luận quy nạp.
Kết luận rút ra từ suy luận, quy nạp chỉ có giá trị khái quát khi đã dựa trên một số lượng sự
kiện đủ lớn.
Suy luận quy nạp cần cho quá trình hình thành các kiến thức khái niện, quy luật. Khi vận
dụng các khái niệm quy luật đã biết vào trường hợp cụ thể lại cần suy luận diễn dịch, suy luận quy
nạp và diễn dịch cần bổ sung cho nhau trong quá trình vận động của tư duy.
2


* GV chú ý: Phát triễn tư duy thực nghiệm quy nạp trên cơ sở rèn luyện kỹ năng quan sát và

thí nghiệm.
- Cần phải biết khái quát hóa các kiến thức quan sát được hình thành từ những quy luật, khái
niệm…
- Không nên đi từ một số kiến thức đơn giản mà áp đặt cho một vấn đề nào đó lớn hơn, đôi
lúc có khả năng không đúng với kiến thức thực tế, làm ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của thí
nghiệm.
- Biết quan sát và hiểu một số vấn đề cơ bản trong tiết học để giải thích các vấn đề liên quan,
làm nền tảng cho sự tiếp thu kiến thức mới.
V. Giới thiệu sơ bộ về bộ đồ mổ và kỹ thuật sử dụng :
* Bộ đồ mổ gồm: kéo con, dao, panh, dùi, kim mũi mác, kim mũi nhọn…
- Kéo 2 loại:
• Kéo con hai mũi nhọn mổ động vật không xương
• Kéo nhỏ dài mổ động vật có xương sống nhỏ, có loại kéo một mũi nhọn dùng chung cho
2 loại mổ trên.
Dao mổ dày để cắt, rạch: Có loại cán liền lưỡi. có loại cán lưỡi tách nhau (Chú ý cách tháo
lắp dao).
- Mẫu vật: Yêu cầu: Phải sống, đảm bảo yêu cầu thí nghiệm.
- Kính lúp, kính hiển vi: Phải sử dụng được.
- Khay mổ (bằng, nhựa, nhôm, sắt tráng men)
- Ống thí nghiệm sinh học: có tác dụng dùng trong thí nghiệm như lọ có nút đậy, sử dụng lọ,
đồ chứa mẫu vật. Dùng các nút có lỗ và ống dẫn.
- Nút cao su, ống chữ T, L, cốc thủy tinh, đĩa pêtri, ống nhỏ giọt, kim găm…
• Lưu ý: Tất cả các đồ dùng này đều phải bảo quản tốt, không sử dụng đồ dùng này vào
công việc khác, bảo quản nơi khô ráo, tránh vỡ…
3


B. Những ví dụ cụ thể:
1. Bài 36: Thực hành quan sát cấu tạo trong của ếch đồng qua mẫu mổ (Sinh 7)
- Bài này không yêu cầu học sinh tiến hành mổ, muốn có mẫu để quan sát thì giáo viên phải

trực tiếp mổ tạo mẫu.
- Khi thực hiện mẫu mổ, giáo viên lưu ý:
+ Thao tác chọc tủy: Không trình bày (sách hướng dẫn giảng dạy). Song qua thực tế, chúng
tôi xin rút ra những kinh nghiệm như sau:
Hiện nay ếch có hai loại (tự nhiên và nuôi). Trước đây chúng ta quen sử dụng ếch tự nhiên
nhưng hiện nay phần lớn là sử dụng ếch nuôi. Ếch nuôi có đặc điểm khác với ếch tự nhiên là bụng
to, độ nhớt nhiều, xương cứng hơn ếch tự nhiên. Vì vậy, khi chọc tủy lưu ý tư thế cầm ếch sao
cho chắc không bị tụt, chọc tủy phải mạnh hơn, chính xác hơn. Cụ thể ta nên cầm ếch ở phần sau
của hai chi trước bằng ngón cái và ngón giữa, còn ngón trỏ đưa về phía trước chi giữa phần đầu.
Cầm kim chọc tủy bằng ngón cái, ngón giữa và ngón trỏ. Ngón áp út đè lên phần trên hàm, ngón
út móc giữ phần dưới hàm dưới, cùi chỏ tay nên tỳ vào mặt bàn. Có như vậy mẫu vật mới không
cử động, ta dễ thực hiện.
Theo tôi, trong bài này phần thu hoạch có yêu cầu trả lời thí nghiệm trong sách giáo khoa,
giáo viên nên chú ý thời gian để tăng độ chính xác cho thí nghiệm.
2. Bài 13: Thí nghiệm thành phần máu (Sinh 8)
- Dụng cụ: Đồ mổ, xi-lanh, kim tiêm, ống nghiệm, trái chanh, ếch…
+ Bước 1: Mổ lộ tim ếch (Hình tam giác đỉnh ở mõm xương ức, đấy là đường nối hai góc chi
trước).
+ Bước 2: Cắt bao tim để lộ tim.
+ Bước 3: Lẩy máu ếch:
* Cách lấy:
• Cho 0.2 cc nước chanh vào ống nghiệm (chống đông)
4


• Dùng xi lanh luồn vào động mạch ngành trái rút máu từ tim ếch (theo nhịp đập lấy toàn
bộ máu)
• Bơm vào ống nghiệm (nếu có máy li tâm thì thực hiện nhanh, không có máy thì để ống
nghiệm khoảng 3 đến 4 giờ, máu tạo hai lớp, lớp trên màu hơi vàng là huyết tương, lớp dưới màu
hồng là hồng cầu, lớp giữa trắng đục là bạch cầu).

3. Thí nghiệm quan sát sự chảy máu trong mạch (Bồi dưỡng Sinh 8)
- Mục đích: Cho học sinh quan sát được màu sắc của máu, chiều máu chảy, nhận biết vận tốc
di chuyển của hồng cầu trong động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
- Vật liệu gồm: Bộ đồ mổ, tấm gỗ bảng có lỗ, kính hiển vi, bông, dung dịch sinh lý NaCl,
con ếch.
* Phương pháp tiến hành:
- Thí nghiệm sự vận chuyển của máu ở phổi:
• Phá tủy ếch, đặt ếch nằm sấp trên tấm gỗ có lỗ.
• Dùng kéo nhỏ cắt da cơ ở cạnh sườn theo chiều dọc khoảng 1,5cm, ấn tay vào lưng ếch
phổi sẽ phồng lên và lồi ra ngoài thân; hoặc dùng ống dẫn luồn vào khí quản, thổi cho
phổi phồng lên và lòi qua vết rạch. (Hình vẽ).
• Cho phổi ếch vào giữa 2 lam, đặt lên lỗ, quan sát kính hiển vi.
- Thí nghiệm sự vận chuyển máu ở màng bơi:
Căng vừa phải màng bơi chân ếch giữa ngón hai và ba trên tấm gỗ có lỗ. Quan sát dưới kính
hiển vi sự tuần hoàn máu trong mai mạch, động mạch và tĩnh mạch.
4. Thí nghiệm quan sát các tiêu bản máu (Bồi dưỡng)
* Mục đích: tìm hiểu hình dạng và cấu tạo của hồng cầu có liên quan đến chức năng và sự
vận chuyển O
2
và CO
2
trong quá trình hô hấp.
* Vật liệu: Kim nhọn, lam, La-men, kính hiển vi, bông, cồn 45
0
, dung dịch iốt hoặc cồn 75
0
, mực tím hoặc xanh mêtilen.
5

×