Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Luyện thi học sinh giỏi lịch sử 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.38 KB, 25 trang )

TÀI LIỆU LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI LICH SỬ10

BUỔI HỌC NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
BUỔI 1
-Hướng dẫn cách học và làm bài Lịch sử
-Trung Quốc thời phong kiến.
-Ấn Độ thời phong kiến.
BUỔI 2
-Đông nam á phong kiến
-Tây Âu hậu kỳ trung đại
-Luyện đề
BUỔI 3
-Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV
-Phong trào tây sơn và công cuộc thống nhất đất nước
-Luyện đề
BUỔI 4
Luyện đề thi
BUỔI 5
Luyện đề thi
A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1 . Kiến thức.
-Luyện tập, củng cố, khái quát các kiến thức đã được học, yêu cầu của câu
hỏi đề ra, giúp các em học và làm bài,hoặc áp dụng vào cuộc sống một cách
có hiệu quả nhất.
2.Kỹ năng.
Rèn luyện cho các em có kỹ năng phân tích, khái quát một cách hệ thống các
kiến thức đã học trong quá trình hoạt động học-rèn luyện.
3 . Tư tưởng.
Giúp các em có thái độ lao động học tập đúng đắn sáng tạo,lòng yêu chuộng
hoà bình ,độc lập tự do.
B.CẤU TRÚC ĐỀ THI:


MĐĐG
NỘI DUNG
BIẾT
THÔNG
HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG
TN TL TN TL TN TL
Bài.5 Trung quốc thời
Phong kiến
Câu 1
(5đ)

1
Bài. 7 Tây Âu hậu kỳ
trung đại
Câu 2
(4,0)
5,0
Bài. 21 Những biến
đổi của nhà nước PK
trong các thế kỷ XVI-
XVIII
Câu 3
(5đ)
Bài. 19 Những cuộc
k/c chống ngoại xâm
ở các thế kỷ X-XV
Câu 4
(6,0)

C.THỜI GIAN LÀM BÀI (150phút)
Phân phối thời gian làm bài :
Câu 1 : khoảng 40-45 phút
Câu 2 : khoảng 35-40 phút
Câu 3 : khoảng 40-45 phút
Câu4 : khoảng 45-50 phút
D.CÁCH ÔN LUYỆN MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI :
-Hướng dẫn phương pháp làm bài thi
-Nguyên nhân : Cần nêu. +Chủ quan
+ Khách quan
-Hoàn cảnh : Cần nêu. + Thế giới
+ Trong nước
-Thành tựu hoặc tình hình phát triển kinh tế :
Cần nêu : +Kinh tế : * Công nghiệp
*Nông nghiệp
+ Khoa học-Kỷ thuật
+Văn hoá -Giáo dục
+ Chính trị –Xã hội
-Diễn biến :Nêu mốc thời gian, sự kiện, một cách chính xác không bịa đặt.
D. NỘI DUNG ÔN TẬP :
1.CÁCH ÔN TẬP :
-Học sinh soạn đề cương theo ngân hàng câu hỏi do GV đưa ra.
2
-Giáo viên hướng dẫn cho Học sinh ôn tâp.
-Học sinh hoàn chỉnh đề và ghi nhớ nội dung ôn thi
2. NỘI DUNG CỤ THỂ
*Giới hạn nội dung ôn tập:
-Bài 5: Trung Quốc thời Phong kiến
-Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn
-Bài 9: Vương quốc Cam pu chia và vương quốc Lào

-Bài 11: Tây Aâu thời hậu kỳ trung đại
-Bài. 19 Những cuộc k/c chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV
-Bài. 21 Những biến đổi của nhà nước PK trong các thế kỷ XVI- XVIII
-bài 23: Phong trào Tây Sơn và công cuộc thống nhất đất nước.
*Kiến thức cơ bản cần nắm
1/ Bài 5: Trung Quốc thời Phong kiến
-sựï hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc
-Hệ thống các triều đại phong kiến tiêu biểu ở Trung Quốc
-Tìm hiểu về sự phát triển thịnh đạt của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới
thời nhà Đường.
-Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc Thời Phong kiến
2/ Bài 9: Vương quốc Cam pu chia và vương quốc Lào
-Những nét chính về sự hình thành, phát triển và suy tàn của vương quốc Cam
pu chia và vương quốc Lào.
3/ Bài 1: Bài 11: Tây Aâu thời hậu kỳ trung đại
-Những cuộc phát kiến địa lý-hệ quả
4/ Bài. 19 Những cuộc k/c chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV
-cuộc kháng chiến chống Tống (thời Tiền Lê- thời Lý)
-Kháng chiến chống Mông –Nguyên thời Trần
-Chống quân xâm lược Minh (thời nhà Hồ -khởi nghĩa Lam sơn)
5/ bài 23: Phong trào Tây Sơn và công cuộc thống nhất đất nước.
-kháng chiến chống xâm lược Thanh năm 1788-1789.
-kháng chiến chống Xiêm 1785
3
01 Anh Sơn: 15/1/2011
A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1 . Kiến thức.
-Luyện tập, củng cố, khái quát các kiến thức đã được học, yêu cầu của câu
hỏi đề ra, giúp các em học và làm bài,hoặc áp dụng vào cuộc sống một cách
có hiệu quả nhất.

2.Kỹ năng.
Rèn luyện cho các em có kỹ năng phân tích, khái quát một cách hệ thống các
kiến thức đã học trong quá trình hoạt động học-rèn luyện.
3 . Tư tưởng.
Giúp các em có thái độ lao động học tập đúng đắn sáng tạo,lòng yêu chuộng
hoà bình ,độc lập tự do.
B.CÂU HỎI ÔN TẬP.
*Hướng dẫn cách học và làm bài môn Lịch Sử.
Bài 5:Trung Quốc thời phong kiến.
Bài 9 : Vương quốc Cam pu chia và vương quốc Lào
C. HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
*Hướng dẫn cách học và làm bài môn Lịch Sử.
* “Làm thế nào để học giỏi, thi đỗ đạt cao. đó là suy nghĩ chung của mỗi học
sinh, giá trị của mỗi bài viết không chỉ có nội dung quyết định mà còn phụ thuộc
vào phương pháp diễn đạt.một bài viết hay được đánh giá cao phải thể hiện một
cách hoàn chỉnh ở tất cả các khâu của bài từ mở đề,giải quyết vấn đề đến kết
thúc vấn đề.
4
-Để có kết quả làm bài tốt, phải theo các bước sau đây.
+ Nắm vững các kiến thức, sự kiện lịch sử, mốc thời gian diễn ra sự kiện.
+soạn đề cương theo câu hỏi, nội dung đề ra theo ngân hàng câu hỏi do giáo
viên bộ môn giới hạn trong khóa trình học.
+lập bảng tích hợp các mốc thời gian,các sự kiện lịch sử dân tộc ,thế giới
-Tự giác trong học tập,ghi nhớ các kiến thức theo đề cương đã soạn, khi học nên
tách các câu hỏi mỗi câu ra mội tờ giấy riêng tránh ôm đồm một lúc học hai đến
ba câu một lúc.
*Cách làm bài lịch sử cũng giống như một bài làm văn.Phải có mở bài(Nguyên
nhân,hoàn cảnh hay bối cảnh lịch sử). thân bài (diễn biến) kết bài (kết quả, ý
nghĩa ,bài học kinh nghiệm)
-Làm bài lịch sử phải đảm bảo trình bày đúng mốc thời gian, đúng sự kiện lịch

sử mà câu hỏi đề ra, không xuyên tạc ,bóp méo sự thật và phải tinh lọc những sự
kiện tiêu biểu.
*Trung Quốc thời Phong kiến
a.Vì sao kinh tế Trung Quốc dưới thời Đường phát triển cao hơn các thời kì
trước?
-Dưới thời Đường, nhà nước quân tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn
diện:
-Nông nghiệp:Thực hiện chích sách quân điền,với nội dung:
+Nhà nước đêm ruộng đát của mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy.
+Các quan lại tuỳ theo chức vụ cao thấp,được cấp ruộng đất làm bổng lộc.
Ruộng trồng lúa,người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho Nhà nước,ruộng
trồng dâu được cha truyền con nối.
-Nhà nước còn giảm tô thuế,bớt sưu dịch.
-Nông dân áp dụng những phương pháp mới vào trong sản xuất:dùng phân
bón,xác định thời vụ=>năng xuất lao động tăng.
-Về thủ công nghiệp:các nghề dệy,in gốm,sứ phát triển.Phường hội xuất hiện.
-Về thương nghiệp:được mở rộng,con đường tơ lụa hình thành
b.Em hãy nêu những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến
5
a.Tư tưởng:
- Nho giáo: là công cụ sắc bén, cơ sở lí luận và chỗ dựa của CĐPK. Người sáng
lập: Khổng Tử
+ Đề cao chữ “nhân” trong trị quốc
+ Tam cương: ba mối quan hệ giường cột trong xã hội, kỉ cương của đạo đức PK
( vua – tôi, cha – con, chồng – vợ)
+ Ngũ thường: năm đức tính của người quân tử ( nhân, lễ, nghĩa, trí, tín)
- Phật giáo: Phát triển thịnh đạt dưới thời Đường
b. Sử học: “ Sử kí” – Tư Mã Thiên, có giá trị cao về tư liệu và tư tưởng
- Là di sản văn hóa vô cùng quý giá của nhân dân TQ
- Là cống hiến to lớn của nhân dân TQ đối với nền văn minh thế giới, có ảnh

hưởng đối với Châu Á (VN)
c. Văn học:
+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường
+ Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Minh - Thanh.
*Vương quốc Cam pu chia và vương quốc Lào
a.Thời kỳ hình thành, phát triển và nét văn hóa đặc sắc của Vương quốc
Campuchia
a. Thời kì hình thành:
-Chủ nhân: Người Khơ – me.
-Địa bàn sinh tụ: cao nguyên Cò Rạt và trung lưu sông Mê kông ( phía Bắc CPC
hiện nay)
-Thể kỉ VI, vương quốc CPC được hình thành (Chân Lạp)
b. Sự phát triển: rực rỡ nhất thời kì Ăng Co (802 - 1432)
+ KT: Nông nghiệp, ngư nghiệp, TCN đều phát triển
+ CT: không ngừng mở rộng lãnh thổ, trở thành cường quốc trong khu vực. Đặc
biệt dưới thời vua Giay – a – vác – man VII (1181 – 1201)
-Thế kỉ XIII, CPC bắt đầu suy yếu, bị vương quốc Thái tấn công  bỏ kinh đô
Ăng Co chạy về miền Nam Pháp xâm chiếm 1863
c. Văn hóa:
6
- Sáng tạo chữ Khơ-me cổ trên cơ sở chữ Phạn (Ấn Độ)
- Văn học dân gian và văn học viết phát triển: truyện cười, truyện Trạng…
- Kiến trúc: quần thể kiến trúc Ăng co vát và Ăng co thom…
b.Thời kỳ hình thành, phát triển và nét văn hóa đặc sắc của Vương quốc Lào?
a. Thời kì hình thành:
- Chủ nhân: Người Lào Thơng
- TKỉ XIII, một nhóm người nói thiếng Thái di cư sống hòa hợp với người Lào
Thơng  người Lào Lùm
- Năm 1353, Pha Ngừm thống nhất các mường Lào lập nên nước Lan Xang
(Triệu Voi)

b. Sự phát triển: thịnh vượng nhất từ thế kỉ XV – XVII ( dưới triều vua Xu – li
– nha Vông – xa )
+Chia đất nước thành các mường, cử quan cai trị
+Xây dựng quân đội do vua chỉ huy
+Buôn bán với người Châu Âu
+Giữ quan hệ hòa hiếu với CPC và Đại Việt, chống quân xâm lược Mi-an-ma.
_Thế kỉ XVIII, Lào suy yếu  1 tỉnh của Xiêm thuộc địa của Pháp (1893)
c. Văn hóa:
- Sáng tạo chữ viết riêng trên cơ sở chữ CPC + Mianma
- Thích ca nhạc, ưa múa hát
- Kiến trúc: Thạt Luổng  thể hiện tinh thần đoàn kết

02 Anh Sơn: 18/1/2011
7
A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1 . Kiến thức.
-Luyện tập, củng cố, khái quát các kiến thức đã được học, yêu cầu của câu
hỏi đề ra, giúp các em học và làm bài,hoặc áp dụng vào cuộc sống một cách
có hiệu quả nhất.
2.Kỹ năng.
Rèn luyện cho các em có kỹ năng phân tích, khái quát một cách hệ thống các
kiến thức đã học trong quá trình hoạt động học-rèn luyện.
3 . Tư tưởng.
Giúp các em có thái độ lao động học tập đúng đắn sáng tạo,lòng yêu chuộng
hoà bình ,độc lập tự do.
B.CÂU HỎI ÔN TẬP.
Bài. 19 Những cuộc k/c chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV
-cuộc kháng chiến chống Tống (thời Tiền Lê- thời Lý)
-Kháng chiến chống Mông –Nguyên thời Trần
-Chống quân xâm lược Minh (thời nhà Hồ -khởi nghĩa Lam sơn)

bài 23: Phong trào Tây Sơn và công cuộc thống nhất đất nước.
C. HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
*Phong trào Tây Sơn
+Trình bày sự chia cắt và thống nhất lãnh thổ nước ta trong các thế kỉ XVI –
XVIII. Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất
nước.
a. Sự chia cắt và thống nhất lãnh thổ nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII
-Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp, một số thế lực phong kiến nổi lên tranh
chấp quyền hành. Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy sự bất
8
lực và suy sụp của dòng họ Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường
ngôi và thành lập triều đại mới – triều Mạc
-Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê,
đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi
dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là
Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc.
-Chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ năm 1545 và kéo dài cho đến cuối thế kỉ
XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại.
-Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn
bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào
trấn thủ đất Thuận Hoá. Từ đây, một thế lực cát cứ ở mạn Nam hình thành – thế
lực phong kiến họ Nguyễn.
-Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm
1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng
Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai: Đàng Ngoài và Đàng Trong, với
hai chính quyền riêng biệt.
Tình trạng chia cắt đất nước kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVIII, gây nên hậu quả
hết sức nặng nề cho đất nước.
-Năm 1771, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng lên ở ấp Tây Sơn (Bình Định)
do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Sau nhiều năm

chiến đấu kiên cường, cuộc khởi nghĩa phát triển, tiến lên đánh đổ chính quyền
chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.
-Trong những năm 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập
đoàn phong kiến Trịnh, Lê và làm chủ toàn bộ đất nước. Sự nghiệp thống nhất
đất nước bước đầu được hoàn thành.
b. Công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước (0.5 điểm):
-Lật đổ tập đoàn phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong, Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài,
chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước.
-Tạo điều kiện thống nhất về lãnh thổ, chính quyền trong cả nước.
9
+Trình bày nguyên nhân ,diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống
xâm lược Thanh năm 1788-1789.
a. Nguyên nhân.
Năm 1788 chính quyền Lê- Trịnh ở đàng ngoài bị nhà Tây sơn tiêu diệt, Vua Lê
Chiêu Thống sang cầu viện nhà Thanh,lấy cớ giúp nhà Lê chống lại nhà Tây
Sơn Vua thanh cử Tôn Sĩ Nghị đưa 29 vạn quân thanh sang xâm lược nước ta.
Ngày 25.11.1788 quân thanh do Tôn Sĩ Nghị-tổng đốc Lưỡng Quảng chỉ huy,
chia làm 4 cánh tiến vào Đại Việt.
b. Diễn biến.
Cuộc hành binh tiêu diệt 29 vạn quân thanh xâm lược do Nguyễn Huệ lãnh
daaoj và chỉ huy. Theo kế sách của Ngô Thì Nhậm, quân Tây Sơn ở Bắc
Hà(Ngô Văn Sở chỉ huy) tiến hành cuộc rút lui chiến lược khỏi Thăng Long về
Tam Điệp-Biện sơn, để bảo toàn lực lượng và chờ quân chủ lực từ Phú Xuân ra,
hội quân ở Tam Điệp.
ngày 25.1.1789, quân Tây Sơn chia thành 5 đạo, hành quân thần tốc hướng về
Thăng Long vượt sông Gián Khẩu (25.1); bức hàng đồn Hạ Hồi (28.1); tiêu diệt
đồn Ngọc Hồi và dồn tàn quân Thanh vào Đầm Mực để diệt (30.1).
Cùng ngày, một cánh quân khác (kì binh) tiến đánh Khương Thượng và Thăng
Long. Bị thọc sâu bất ngờ, quân Thanh tan vỡ, Tôn Sĩ Nghị và lực lượng còn lại
phải vượt sông Hồng bằng cầu phao. Trong cảnh rút lui hỗn độn, cầu phao bị

đứt, một số lớn quân Thanh bị chết đuối
c. Kết quả.
Cuộc KCCT kết thúc thắng lợi bằng một cuộc hành binh thần tốc và một trận
quyết chiến chiến lược táo bạo vào Thăng Long và ngoại vi.
*Những cuộc k/c chống ngoại xâm ở các thế kỷ X-XV
+Trình bày khái lược cuộc kháng chiến chống Mông –Nguyên, vì sao nhân
dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ nước?
*khái lược
10
Trong vòng 30 năm từ 1/1258 đến cuối 4/1288 ba lần giắc Mông –Nguyên sang
xâm lược nước ta (1258, 1285 và 1287-1288) cả ba lần chúng đều bị quân dân
Đại Việt đánh bại.
Tiêu biểu trận Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp, đặc biệt chiến thắng trên sông Bạch
Đằng 1288,kết thúc dã tâm xâm lược của giặc Mông -Nguyên.
*vì sao: Nhà Trần đã thi hành kế sách “ vườn không –nhà trống” chiến thắng
của nhà Trần có được nhờ vào sự sáng suốt của các tướng lĩnh trong chiến thuật,
đứng đầu là Trần Hưng Đạo. Trong khi tác chiến, các tướng lĩnh nhà Trần chủ
động tránh lực lượng hùng hậu người Mông mà đánh vào các đạo quân người
Hán bị cưỡng bức theo quân Mông sang Đại Việt. Tâm lý của những người mất
nước và phải chịu sự quản thúc của người Mông khiến các đạo quân này nhanh
chóng tan rã, sức kháng cự thấp. Một cánh quân tan rã có tác động tâm lý lớn tới
các đạo quân còn lại trên toàn mặt trận
là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc nhà
Trần có những người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị
mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng
Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của nhà Trần là đội ngũ
tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần.
Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu
nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn
lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến

công như nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân
Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử
Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản

03
Anh Sơn: 22/1/2011
11
A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1 . Kiến thức.
-Luyện tập, củng cố, khái quát các kiến thức đã được học, yêu cầu của câu
hỏi đề ra, giúp các em học và làm bài,hoặc áp dụng vào cuộc sống một cách
có hiệu quả nhất.
2.Kỹ năng.
Rèn luyện cho các em có kỹ năng phân tích, khái quát một cách hệ thống các
kiến thức đã học trong quá trình hoạt động học-rèn luyện.
3 . Tư tưởng.
Giúp các em có thái độ lao động học tập đúng đắn sáng tạo,lòng yêu chuộng
hoà bình ,độc lập tự do.
B.CÂU HỎI ÔN TẬP.
Bài 10-11: Tây Aâu thời trung đại
-Thành thị trung đại.
-Những cuộc phát kiến địa lý-hệ quả
Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn
C. HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
Bài 11: Tây Aâu thời hậu kỳ trung đại
**Khi đánh giá về các thành thị Tây Âu thời trung đại, Mác viết : “Thành thị
trung đại như những bông hoa rực rỡ, xuất hiện trên những vũng bùn đen tối là
xã hội phong kiến lúc bấy giờ”(Ph. Ăngghen). Dựa vào hiểu biết của mình, em
hãy cho biết :
a) Thành thị Tây Âu trung đại ra đời trong những điều kiện lịch sử như thế nào?

b) Mô tả bộ mặt của thành thị trung đại.
c) Vai trò của thành thị trung đại Tây Âu.
*Trả lời
a. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của thành thị Tây Âu thời trung đại.
12
- Từ thế kỉ XI sản xuất nông nghiệp ở Tây Âu phát triển dẫn đến sự tăng nhanh
sản phẩm xã hội.(0,25 điểm)
- Xuất hiện nhiều sản phẩm dư thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.(0,25
điểm)
- Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá của người thợ thủ công.(0,25 điểm)
- Những người thợ thủ công tìm cách tách khỏi lãnh địa đến những nơi thuận
tiện để sản xuất, mua bán (các bến sông, các đầu mối giao thông…). tại những
nơi này dần dần hình thành “thành thị”.(0,25 điểm)
b. Mô tả bộ mặt thành thị.
- Gồm một bức thành xây dựng bao quanh thành, ngăn cách vùng đất của thành
thị với vùng đất của lãnh chúa, thường đóng cổng về ban đêm.(0,25 điểm)
- Thành thị có bến cảng và chợ phiên lớn.Các thợ thủ công tập trung theo nghề
nghiệp trong các phường hội. Các thương nhân tập hợp tạo thành các thương
hội.(0,25 điểm)
- Các phố là những đường trục có cửa hiệu, phổ biến là các nhà bằng gỗ, mặt
tiền hẹp (vì sợ đóng thuế) có tầng gác, cửa hiệu trông ra ngoài phố, vừa là xưởng
thủ công sản xuất hàng hoá, vừa là nơi bày bán.(0,25 điểm)
- Các thành thị thường có các nhà thờ xứ của thị dân, trong đó các tháp canh
được gắn đồng hồ lớn.Đường phố thường hẹp không lát đá, không điện thắp
sáng (từ thế kỉ XIV mới có đèn chùm thắp bằng dầu).(0,25 điểm)
=>Bức tranh đời sống sinh hoạt của thành thị trung đại châu Âu tuy còn nhiều
hạn chế song đã thể hiện sự sầm uất và sự tập trung sản xuất.
c. Vai trò của thành thị
- Kinh tế :
Thành thị trung đại là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp. Từ khi có thành

thị trung đại thì các lãnh chúa phong kiến chủ yếu sản xuất nông phẩm để trao
đổi lấy hàng hoá thủ công của thành thị, dẫn đến sự phân công lao động giữa
nông nghiệp ở nông thôn với thủ công nghiệp ở thành thị, Do đó hai ngành có
điều kiện cải tiến để phát triển. Cùng với sự ra đời của thành thị, các phường
13
hội, thương hội cũng xuất hiện, phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho
nền kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển, thống nhất thị trường quốc gia dân tộc.
- Xã hội :
Người lao động trong xã hội phong kiến trước kia chỉ có nông nô, là người phụ
thuộc vào giai cấp phong kiến, nay bắt đầu có người lao động tự do là thị dân.
Vì vậy nông nô sẽ noi theo gương thị dân đấu tranh giành quyền tự do, giải
phóng hoàn toàn khỏi chế độ nông nô, bằng cách bỏ trốn khỏi lãnh địa, hay
chuộc thân.
- Chính trị :
Thành thị đấu tranh giành quyền tự trị, có chính quyền do thị dân bầu ra để
quản lí thành thị.Tiếp đó, thị dân giúp đỡ nhà vua xoá bỏ chế độ phong kiến
phân quyền, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền. Thị dân dần được tham gia
vào chính quyền phong kiến như làm quan toà, quan tài chính, tham gia hội nghị
3 đẳng cấp.
- Văn hoá – Giáo dục :
Thành thị trung đại còn mang một không khí tự do và phát triển tri thức; thành
thị mở các trường đại học để đào tạo tầng lớp tri thức cho thị dân (Đại học
Oxphowt, Xoocbon…). Thị dân quan tâm đến các hoạt động văn hoá, tinh thần
như sáng tác văn thơ, điêu khắc, kiến trúc…làm sinh hoạt văn hoá ở thành thị
sôi nổi hẳn lên.
=> Vì vậy, nói về vai trò của thành thị trung đại có nhận định cho rằng : “Thành
thị trung đại như những bông hoa rực rỡ, xuất hiện trên những vũng bùn đen tối
là xã hội phong kiến lúc bấy giờ”. Vì nó đánh dấu bước ngoặc lớn trong lịch sử
trung đại thế giới, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Sự ra đời
của thành thị trung đại Tây Âu là tiền đề cho sự phồn vinh của các thành phố

hiện nay.
**Trình bày nguyên nhân, các cuộc phát kiến địa lí và hệ quả của các cuộc phát
kiến địa lí trong thế kỉ XV – XVI?
* Nguyên nhân:
- Sản xuất vàng bạc dẫn đến nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường cao
14
- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập
độc chiếm
- Khoa học kĩ thuật có bước tiên quan trọng như kĩ thuật mới trong đóng tàu, sa
bàn, hải đồ…
* Các cuộc phát kiến địa lí:
- Năm 1487, Điaxơ (người BĐN) đi vòng cực nam của lục địa Phi, đặt tên mũi
Hảo Vọng
- 1492, Cô lômbô (TBN) đến được Cuba và một số đảo vùng Ăng ti. Phát hiện
ra châu Mĩ
- 1498, VaxcođơGama (BĐN) đã đến Ca li cút (Ấn Độ)
- 1519- 1521, Magienlăng (TBN) đi vòng quanh thế giới
* Hệ quả:
- Đem lại hiểu biết mới về trái đất là hình cầu, tìm ra con đường mới, dân tộc
mới.
- Thị trường thế giới được mở rộng, giao lưu văn hoá thế giới được mở rộng.
- Thúc đẩy nhanh sự tan rã của QHSX phong kiến và sự ra đời của CNTB.
- Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ
Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn
*Thời kỳ các quốc gia đầu tiên
- Khoảng 1500 năm TCN ở đồng bằng sông Hằng đã hình thành một số nước,
thường xảy ra tranh giành ảnh hưởng nhưng mạnh nhất là nước Magađa.
- Vua mở nước là Bimbisara, nhưng kiết xuất nhất (vua thứ 11) là Asôca (thế kỷ
III TCN).
+ Đánh dẹp các nước nhỏ thống nhất lãnh thổ.

+ Theo đạo Phật và có công tạo điều kiện cho đạo Phật truyền bá rộng khắp.
Ông cho dựng nhiều "cột Asôca".
* Thời kỳ vương triều Gúp ta và sự phát triển của Văn Hóa truyền thống Ấn Đô.
a.Quá trình hình thành và vai trò về mặt chính trị:
15
- Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất - nổi bật vương triều
Gúpta (319 -467), Gúpta đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn
bộ miền trung Ấn Độ.
- Về văn hoá dưới thời Gúpta.
+ Đạo Phật: Tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra nhiều
nơi. Kiến trúc Phật giáo phát triển (Chuà Hang, tượng phật bằng đá).
+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hinđu ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính: Thần Sáng
tạo, Thần Thiện, Thần Aùc. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây
dựng.
+ Chữ viết: từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ
sanskrit Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hinđu, mang tinh thần và triết lý
Hinđu giáo rất phát triển.
Tóm lại, thời Gúp ta đã định hình văn hoá truyền thống Ấn Độ với những tôn
giáo lớn và những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm văn học tuyệt
vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ có giá trị văn hoá vĩnh cửu.
- Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn hoá truyền thống truyền bá ra
bên ngoài mà Đông Nam Á là ảnh hưởng rõ nét nhất. Việt Nam củng ảnh hưởng
của văn hoá Ấn Độ (tháp Chàm, đạo Phật, đạo Hinđu)
*Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ.
- Đến thế kỷ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. Nổi lên vai trò
của Pala ở vùng Đông Bắc và nước Palava ở Miền Nam.
- Về văn hoá, mỗi nước lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hoá riêng của
mình trên cơ sở văn hoá truyền thống Ấn Độ - chữ viết văn học nghệ thuật
Hinđu.
- Văn hoá Ấn Độ thế kỉ VII - XII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ

và có ảnh hưởng ra bên ngoài.
* Vương triều Hồi giáo Đê Li
- Hoàn cảnh ra đời: Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để
chồng lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.
- Quá trình hình thành: 1206 người Hồi giáo chiếm vào đất Ấn Độ lập nên
16
vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi tên là Đêli.
- Chính sách thống trị: truyền bá, áp đặt Hồi Giáo, tự dành cho mình quyền ưu
tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
- Về tôn giáo, thi hành chính sách mềm mỏng, song xuất hiện sự phân biệt tôn
giáo.
- Về văn hoá, văn hoá Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.
- Về kiến trúc, xây dựng một ốs công trình mang dấu nấ kiến trúc Hồi giáo, xây
dựng kinh đô Đê li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới.
b. Vị trí của Vương triều Đê li:
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây.
+ Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
04 Anh sơn: 22/1/2011
Đề 01
A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1 . Kiến thức.
-Luyện tập, củng cố, khái quát các kiến thức đã được học, yêu cầu của câu
hỏi đề ra, giúp các em học và làm bài,hoặc áp dụng vào cuộc sống một cách
có hiệu quả nhất.
2.Kỹ năng.
Rèn luyện cho các em có kỹ năng phân tích, khái quát một cách hệ thống các
kiến thức đã học trong quá trình hoạt động học-rèn luyện.
17
3 . Tư tưởng.
Giúp các em có thái độ lao động học tập đúng đắn sáng tạo,lòng yêu chuộng

hoà bình ,độc lập tự do.
B.CÂU HỎI THI HSG
Câu 1: Trình bày những biểu hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung
Quốc dưới thời Minh (1368-1644)? Vì sao thời kì này, kinh tế tư bản chủ nghĩa
không phát triển ở Trung Quốc?
Câu 2: Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và
chống Mông Nguyên thời Trần?
Câu 3: Nêu tóm tắt cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên( thế kỉ XIII) của
quân và dân ta dưới thời Trần.Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng
lợi
C. HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
Câu 1: Trình bày những biểu hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung
Quốc dưới thời Minh (1368-1644)? Vì sao thời kì này, kinh tế tư bản chủ nghĩa
không phát triển ở Trung Quốc?
+Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khắc phục, phát triển
kinh tế. Đầu thế kỷ XIV quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện ở TQ, biểu hiện
trong các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
+Thủ công nghiệp: Xuất hiện của các công trường thủ công, sản xuất trờn quy
mô lớn, có lao động làm thuê; quan hệ giữa chủ xưởng với người làm thuê là
“chủ xuất vốn”, “thợ sản xuất”.
+Thương nghiệp: Phát triển, đặc biệt là ngoại thương. Thành thị xuất hiện
nhiều và mở rộng, tập trung dân cư,sầm uất như Nam Kinh,Bắc Kinh
+Nông nghiệp: Có bước tiến về kĩ thuật canh tác, sản lượng lương thực tăng.
Tuy nhiên, tình trạng chiếm ruộng đất của địa chủ quý tộc vẫn gia tăng.Trong
nông nghiệp có hình thức bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau (hình thức bao mua).
+Giải thích: Tuy nhiên, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển được do bị
kìm hãm bởi :
18
Quan hệ sản xuất phong kiến duy trì và nền kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế.Chế
độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến. như những chính sách thống trị

lỗi thời, lạc hậu của quan hệ sản xuất phong kiến như : chính sách “áp bức dân
tộc” , chính sách “bế quan toả cảng”…
Câu 2: Phân tích sự khác nhau giữa hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý
và chống Mông Nguyên thời Trần?
- Về tình hình đất nước trước khi bị xâm lược:
+ Nhà Tiền Lê, Lý: tình hình chính trị ở triều đình trung ương không ổn định,
mâu thuẫn nội bộ
+ Nhà Trần: triều đình nhà Trần mạnh
- Về cách thức tổ chức đánh giặc:
+ Tiền Lê: bố trí trận địa mai phục đợi giặc ở vùng Đông Bắc
+ Lý: thực hiện chủ trương đem quân sang đất Tống tiêu diệt các cơ sở hậu cần,
quân sự của địch, chủ động rút về xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt đợi
giặc
+ Trần: chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, đợi quân giặc mệt mỏi mới tổ
chức phản công giành thắng lợi.
- Về cách kết thúc cuộc chiến tranh:
+ Tiền Lê, Lý: chủ động giảng hoà, đặt quan hệ hoà hiếu
+ Trần: dùng thắng lợi quân sự để làm nhụt ý chí xâm lược của kẻ thù.
Câu 3: Nêu tóm tắt cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên( thế kỉ XIII) của
quân và dân ta dưới thời Trần.Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng
lợi
* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên.
- Thế kỉ XIII, nhân dân Đại Việt đương đầu với thử thách lớn lao kéo dài 30
năm: 3 lần kháng chiến chống Mông-Nguyên( 1258;1285;1288).
- Dưới sự chỉ huy của nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo và các vua Trần yêu
nước cùng hàng loạt các tướng lĩnh tài năng, cả nước quân và dân quyết tâm
chống giặc bảo vệ Tổ quốc.
19
- Kinh thành Thăng long ba lần vó ngựa quân Mông-Nguyên giày xéo nhưng với
tinh thần “Sát thát” quân dân Đại Việt đánh bại quân xâm lược

- Đặc biệt chiến thắng trên sông Bạch Đằng (1288) mãi mãi đi vào lịch sử như
một biểu tượng của truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta
* Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi.
-Ý nghĩa lịch sử:
+ Đập tan mưu đồ xâm lược của đế chế Mông-Nguyên,bảo vệ nền độc lập dân
tộc .
+ Thắng lợi này khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân
dân.
+ Góp phần xây đắpthêm truyền thống chiến đấu chống kẻ thù
+ Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược Mông-Nguyên đối với Nhật Bản
và các nước Phương Nam, mở đầu cho sự sụp đổ của đế chế Mông-Nguyên trên
toàn châu Á.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Sự đoàn kết đồng lòng nhất trí của quân và dân nhà Trần với hào khí “Đông
Á” bất diệt, cùng với truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân
tộc
+ Sự chuẩn bị chu đáo của quân dân nhà Trần cho cuộc kháng chiến
+ Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của vua tôi nhà Trần ( Trần Hưng Đạo).
+ Nhà Trần đặt quyền lợi dân tộc lên quyền lợi cá nhân, chủ động gải quyết
những bất hòa trong nội bộ để đoàn kết chiến đấu chống quân xâm lược.
Đề 02
A.CÂU HỎI THI HSG
Câu 1 :Em hãy nêu những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến
20
Câu 2: Thời kỳ hình thành, phát triển và nét văn hóa đặc sắc của Vương quốc
Lào
Câu 3: Vào cuối thế kỉ XVIII, đất nước ta thống nhất lại trong hoàn cảnh nào?
Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn.
B. HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
Câu 1 :Em hãy nêu những thành tựu văn hóa Trung Quốc thời phong kiến

a.Tư tưởng:
- Nho giáo: là công cụ sắc bén, cơ sở lí luận và chỗ dựa của CĐPK. Người sáng
lập: Khổng Tử
+ Đề cao chữ “nhân” trong trị quốc
+ Tam cương: ba mối quan hệ giường cột trong xã hội, kỉ cương của đạo đức PK
( vua – tôi, cha – con, chồng – vợ)
+ Ngũ thường: năm đức tính của người quân tử ( nhân, lễ, nghĩa, trí, tín)
- Phật giáo: Phát triển thịnh đạt dưới thời Đường
b. Sử học: “ Sử kí” – Tư Mã Thiên, có giá trị cao về tư liệu và tư tưởng.
- Là di sản văn hóa vô cùng quý giá của nhân dân TQ
- Là cống hiến to lớn của nhân dân TQ đối với nền văn minh thế giới, có ảnh
hưởng đối với Châu Á (VN)
c. Văn học:
+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường
+ Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Minh - Thanh
Câu 2: Thời kỳ hình thành, phát triển và nét văn hóa đặc sắc của Vương quốc
Lào
a. Thời kì hình thành:
- Chủ nhân: Người Lào Thơng
- TKỉ XIII, một nhóm người nói thiếng Thái di cư sống hòa hợp với người Lào
Thơng  người Lào Lùm
- Năm 1353, Pha Ngừm thống nhất các mường Lào lập nên nước Lan Xang
(Triệu Voi)
21
b. Sự phát triển: thịnh vượng nhất từ thế kỉ XV – XVII ( dưới triều vua Xu – li
– nha Vông – xa )
+ Chia đất nước thành các mường, cử quan cai trị
+ Xây dựng quân đội do vua chỉ huy
+ Buôn bán với người Châu Âu 0,25
+ Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam Pu Chia và Đại Việt, chống quân xâm lược

Mi-an-ma 0,5
-Thế kỉ XVIII, Lào suy yếu  1 tỉnh của Xiêm thuộc địa của Pháp (1893)
c. Văn hóa:
- Sáng tạo chữ viết riêng trên cơ sở chữ CPC + Mianma
- Thích ca nhạc, ưa múa hát 0,25
- Kiến trúc: Thạt Luổng  thể hiện tinh thần đoàn kết
Câu 3: Vào cuối thế kỉ XVIII, đất nước ta thống nhất lại trong hoàn cảnh nào?
Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn.
* Trong các thế kỉ XVI – XVIII đất nước ta bị chia cắt, biểu hiện:
- Đất nước bị chia cắt về mặt lãnh thổ và chính trị với sự tồn tại của tập đoàn
phong kiến Lê- Trịnh ở Đàng Ngoài và phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong.
- Nền kinh tế có bước chuyển biến: nông nghiệp ngày càng sa sút, thủ công
nghiệp và thương nghiệp đang phát triển mạnh.
- Hoàn cảnh đó đã đặt ra cho vương triều Tây Sơn sau khi thành lập phải giải
quyết những vấn đề: chính trị, kinh tế, văn hoá…
* Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn:
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.
- Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
- Chiến thắng chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, hoàn thành sự nghiệp giải
phóng dân tộc.
- Xây dựng một vương triều mới, tiến bộ.
Đề 03
22
A.CÂU HỎI THI HSG
Câu 1: Thế nào là phát kiến địa lý? Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát
kiến địa lý
Câu 2: Trình bày nguyên nhân ,diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống
xâm lược Thanh năm 1788-1789
Câu 3: Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại
xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Tại sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết

với triều đình chống giặc giữ nước?
B. HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
Câu 1: Thế nào là phát kiến địa lý? Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát
kiến địa lý
a. Phát kiến địa lý:
- Là những cuộc hành trình tìm ra những vùng đất mới, dân tộc mới diễn ra chủ
yếu ở thế kỉ XV – XVI.
b. Nguyên nhân:
- SX phát triển  nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường cao
- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả rập độc
chiếm
- KH – KT có nững bước tiến quan trọng: đóng tàu, sa bàn, hải đồ…
c. Hệ quả:
- Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức, lần đầu tiên có
hình ảnh chính xác về Trái Đất hình cầu.
- Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất: Tìm ra những vùng đất mới, con
đường mới, dân tộc mới.
Thúc đẩy sự tan rã của QHPK,làm thay đổi phương thức sản xuất mới tiến bộ
hơn quan hệ sản xuất TBCN
Nảy sinh cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ
Câu 2: Trình bày nguyên nhân ,diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống
xâm lược Thanh năm 1788-1789.
a. Nguyên nhân.
23
Năm 1788 chính quyền Lê- Trịnh ở đàng ngoài bị nhà Tây sơn tiêu diệt, Vua Lê
Chiêu Thống sang cầu viện nhà Thanh,lấy cớ giúp nhà Lê chống lại nhà Tây
Sơn Vua thanh cử Tôn Sĩ Nghị đưa 29 vạn quân thanh sang xâm lược nước ta.
Ngày 25.11.1788 quân thanh do Tôn Sĩ Nghị-tổng đốc Lưỡng Quảng chỉ huy,
chia làm 4 cánh tiến vào Đại Việt.
b. Diễn biến.

Cuộc hành binh tiêu diệt 29 vạn quân thanh xâm lược do Nguyễn Huệ lãnh
daaoj và chỉ huy. Theo kế sách của Ngô Thì Nhậm, quân Tây Sơn ở Bắc
Hà(Ngô Văn Sở chỉ huy) tiến hành cuộc rút lui chiến lược khỏi Thăng Long về
Tam Điệp-Biện sơn, để bảo toàn lực lượng và chờ quân chủ lực từ Phú Xuân ra,
hội quân ở Tam Điệp.
ngày 25.1.1789, quân Tây Sơn chia thành 5 đạo, hành quân thần tốc hướng về
Thăng Long vượt sông Gián Khẩu (25.1); bức hàng đồn Hạ Hồi (28.1); tiêu diệt
đồn Ngọc Hồi và dồn tàn quân Thanh vào Đầm Mực để diệt (30.1).
Cùng ngày, một cánh quân khác (kì binh) tiến đánh Khương Thượng và Thăng
Long. Bị thọc sâu bất ngờ, quân Thanh tan vỡ, Tôn Sĩ Nghị và lực lượng còn lại
phải vượt sông Hồng bằng cầu phao. Trong cảnh rút lui hỗn độn, cầu phao bị
đứt, một số lớn quân Thanh bị chết đuối
c. Kết quả.
Cuộc KCCT kết thúc thắng lợi bằng một cuộc hành binh thần tốc và một trận
quyết chiến chiến lược táo bạo vào Thăng Long và ngoại vi.
Câu 3: Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại
xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Tại sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết
với triều đình chống giặc giữ nước?
* Bảng thống kê các cuộc kháng chiến
tt Các cuộc
kháng chiến
Thời gian Các trận thắng tiêu biểu Kết quả
1 Chống Tống 981 Vùng Đông Bắc thắng lợi
2 Chống Tống 1075-1077 Hoa Nam, phòng tuyến
sông Như Nguyệt
thắng lợi
3 Chống Mông- Lần1: 1258 Đông Bộ Đầu. Chương thắng lợi
24
Nguyên Lần2: 1285
Lần3: 1288

Dương, Hầu Tử, Tây Kết,
Bạch Đằng
4 Khởi nghĩa
Lam Sơn
1418-1427 Tân Bình, Thuận Hoá, Chi
Lăng- Xương Giang.
thắng lợi
* Nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc giữ vì:
- Chống giặc giữ nước chính là bảo vệ cuộc sống của nhân dân.
- Nhân dân có truyền thống yêu nước không chịu khuất phục trước kẻ thù, thể
hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc.
- Triều Trần mạnh, những chính sách tiến bộ của nhà Trần “chính sách Đại đoàn
kết dân tộc”làm cho nhân dân tin tưởng vào đường lối đánh giặc của nhà Trần,
do đó sẵn sàng đoàn kết với triều đình đánh giặc giữ nước.
- Nhà Trần có nhiều vị tướng tài giỏi như Trần Hưng Đạo ,Phạm Ngũ Lão
Trần Nhật Duật
25

×