Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Khảo sát một số thông số chất lượng nước vùng cửa sông cái – nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN




VÕ LÊ THẢO CHÂU



KHẢO SÁT MỘT SỐ THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
VÙNG CỬA SÔNG CÁI – NHA TRANG




ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
Ngành: Quản Lý Môi Trường Và Nguồn Lợi Thủy Sản








Nha Trang, tháng 6 năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN






VÕ LÊ THẢO CHÂU



KHẢO SÁT MỘT SỐ THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
VÙNG CỬA SÔNG CÁI – NHA TRANG


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
Chuyên Ngành Quản lý Môi trường và Nguồn lợi Thủy Sản



GVHD: Ths. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi
SVTH: Võ Lê Thảo Châu
MSSV: 4913063001
Lớp: 49 NTMT




Nha Trang, tháng 6 năm 2011
i

LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành bài báo cáo này, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến:

- Quý thầy cô Khoa Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nha Trang đã
cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại
trường để tôi có đủ kiến thức để hoàn thành đợt thực tập và bài báo cáo
này.
- Thầy giáo Nguyễn Văn Quỳnh Bôi – Bộ môn Quản lý môi trường và
nguồn lợi thủy sản cũng đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong suốt quá
trình thực tập.
- Thầy giáo Nguyễn Đình Trung – Bộ môn Quản lý môi trường và nguồn
lợi thủy sản đã chỉ dẫn tận tình và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt
quá trình phân tích mẫu.
- Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các cán bộ
thuộc Ủy ban nhân dân phường Vĩnh Thọ, Vĩnh Phước, Vạn Thạnh,
Xương Huân, các anh chị ở Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang
đã cung cấp cho tôi những thông tin và tài liệu quý báu.
Xin chân thành cảm ơn

Võ Lê Thảo Châu






ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH vi
I. Danh mục các bảng: vi

II. Danh mục các hình: vi
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG LUẬN 3
I. Vai trò của nước và vấn đề ô nhiễm nước: 3
1. Vai trò của nước: 3
2. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: 4
3. Phân loại nước thải: 4
4. Các thành phần gây ô nhiễm nước: 7
5. Dấu hiệu đặc trưng của nguồn nước bị ô nhiễm: 8
II. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước: 8
III. Sơ lược về tình hình ô nhiễm môi trường nước trên thế giới và Việt Nam:12
1. Thế giới: 12
2. Việt Nam: 14
3. Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở Nha Trang - Khánh Hòa: 16
a) Nước thải sinh hoạt: 16
b) Nước thải công nghiệp: 17
c) Nước thải từ hoạt động giao thông vận tải: 18
IV. Sự cố môi trường ở tỉnh Khánh Hòa: 19
1. Bão, lũ lụt: 19
2. Xói lở: 20
3. Tràn dầu: 20
4. Xâm nhập mặn: 20
V. Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người: 21
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
iii

I. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 23
1. Địa điểm: Cửa sông Cái - Nha Trang 23
2. Thời gian: 23
II. Phương pháp nghiên cứu: 23

1. Sơ đồ khối nghiên cứu: 23
2. Mục tiêu nghiên cứu: 24
3. Nội dung nghiên cứu: 24
4. Phương pháp thu thập số liệu: 25
a) Thu thập số liệu thứ cấp: 25
b) Thu thập số liệu sơ cấp: 25
5. Phương pháp thu mẫu: 26
6. Phương pháp bảo quản và phân tích mẫu: 26
a) Phương pháp bảo quản mẫu: 26
b) Phương pháp phân tích mẫu: 26
7. Phương pháp xử lý số liệu: 27
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
I. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu: 28
1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu: 28
a) Vài nét về sông Cái Nha Trang: 28
b) Khí hậu: 29
c) Thủy văn: 34
2. Tình hình kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu: 35
a) Phường Vĩnh Phước: 35
b) Phường Vĩnh Thọ: 36
c) Phường Xương Huân: 36
d) Phường Vạn Thạnh: 37
II. Kết quả khảo sát chất lượng môi trường nước khu vực nghiên cứu: 38
III. Đánh giá sơ bộ hiện trạng chất lượng môi trường nước khu vực nghiên cứu:
46
iv

1. Đánh giá sơ bộ hiện trạng chất lượng môi trường nước từng điểm trong
khu vực nghiên cứu: 46
a) Chất lượng nước ở điểm 1: 47

b) Chất lượng nước ở điểm 2: ……….50
c) Chất lượng nước ở điểm 3:…………… 54
d) Chất lượng nước ở điểm 4: 56
e) Chất lượng nước ở điểm 5: 59
2. Đánh giá sơ bộ và so sánh hiện trạng chất lượng môi trường nước khu vực
nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây: 63
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 68
I. Kết luận: 68
II. Đề xuất ý kiến: 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70



v

CÁC TỪ VIẾT TẮT

DO: Hàm lượng oxy hòa tan
COD: Nhu cầu oxy hóa học
BOD: Nhu cầu oxy sinh học
TSS: Tổng chất rắn lơ lửng
BVTV: Bảo vệ thực vật
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT: Bộ Tài nguyên môi trường
UBND: Ủy Ban Nhân Dân




















vi

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ CÁC HÌNH

I. Danh mục các bảng:
Bảng 1: Ý nghĩa các phân tích thông số chất lượng nước 9
Bảng 2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong các năm tại trạm Nha Trang 30
Bảng 3: Nhiệt độ trung bình các năm tại trạm Nha Trang 31
Bảng 4: Phân bố lượng mưa các tháng trong các năm tại trạm Nha Trang 32
Bảng 5: Giá trị thông số thủy lý môi trường nước tại các điểm thu mẫu 39
Bảng 6: Giá trị thông số thủy hóa môi trường nước tại các điểm thu mẫu 40
Bảng 7: Giá trị COD/BOD
5
tại điểm 1 49
Bảng 8: Giá trị COD/BOD
5

tại điểm 2 52
Bảng 9: Giá trị trung bình các thông số môi trường nước ở 5 điểm thu mẫu 64
Bảng 10: Giá trị thống kê các thông số môi trường nước cửa sông Cái Nha Trang 65
Bảng 11: Tổng lượng chất rắn lơ lửng ở cửa sông Cái Nha Trang 66
Bảng 12: Lưu lượng trung bình sông Cái 66
II. Danh mục các hình:
Hình 1: Sơ đồ các điểm thu mẫu 26
Hình 2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2006, 2007, 2008, 2009 31
Hình 3: Lượng mưa các tháng trong năm 2006, 2007, 2008, 2009 33
Hình 4: Giá trị trung bình các thông số môi trường nước ở mỗi đợt thu mẫu 42
Hình 5: Giá trị các thông số môi trường nước (điểm 1) 47
Hình 6: Giá trị các thông số môi trường nước (điểm 2) 51
Hình 7: Giá trị các thông số môi trường nước (điểm 3) 54
Hình 8: Giá trị các thông số môi trường nước (điểm 4) 57
Hình 9: Giá trị các thông số môi trường nước (điểm 5) 60
1

MỞ ĐẦU
Tài nguyên nước là một trong những thành phần môi trường gắn liền với sự
phát triển của xã hội loài người. Nước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao
thông vận tải, thủy điện, nuôi trồng thủy sản, du lịch, Tuy nhiên trong bối cảnh
của sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vấn đề về ô nhiễm môi trường
nước đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Ô nhiễm môi trường nước là một
trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tính đa dạng sinh học, mất cân bằng
sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ở nước ta, môi trường nước cũng đang chịu sức ép mạnh mẽ của việc tăng
dân số, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai thác, các dịch vụ du lịch, chế
xuất,…Trong các hoạt động đó, tất cả các chất thải đã được xử lý hoặc chưa xử lý
đều được đổ xuống sông, suối và đi ra biển. Do đó ở lưu vực các con sông lớn, mức

độ ô nhiễm ngày càng tăng. Cũng như các quốc gia đang phát triển khác, nguồn gây
ô nhiễm chính ở Việt Nam là do chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp (phân
bón, hóa chất bảo vệ thực vật), chất thải công nghiệp (dầu mỡ từ hoạt động giao
thông thủy).
Xem xét cụ thể, có thể nói hiện nay khu vực cửa sông Cái – Nha Trang đang
chịu sức ép mạnh mẽ từ các hoạt động của con người như việc neo đậu tàu thuyền,
tình trạng xả nước thải và rác thải bừa bãi xuống dòng sông của các hộ gia đình,
ngư dân và các nhà hàng xung quanh khu vực. Chính vì những nguyên nhân này đã
làm cho chất lượng nước vùng cửa sông Cái có nhiều thay đổi.
Do đó, kiểm soát chất lượng nước ở đây là một công việc hết sức cần thiết,
để từ đó có thể giúp đưa ra các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nước có
hiệu quả. Trên cơ sở này, tôi đã quyết định thực hiện đề tài “Khảo sát một số thông
số chất lượng nước vùng cửa sông Cái – Nha Trang” với mục tiêu: tìm hiểu sự biến
động một số thông số chất lượng nước tại khu vực cửa sông Cái – Nha Trang dưới
tác động của hoạt động con người.
2

Với mục tiêu trên, đề tài của tôi bao gồm các nội dung sau:
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Khảo sát một số thông số chất lượng nước ở khu vực nghiên cứu.
Tôi hy vọng việc thực hiện đề tài này sẽ cung cấp được những thông tin hữu
ích giúp hiểu rõ tình trạng chất lượng nước ở khu vực cửa sông Cái – Nha Trang
hiện nay. Mặc dù bản thân đã cố gắng để thực hiện đề tài đạt hiệu quả tốt nhất
nhưng do còn hạn chế về trình độ, kinh nghiệm, thời gian và kinh phí nên trong khi
thực hiện không khỏi mắc phải các sai sót, kính mong thầy cô và các bạn đóng góp
ý kiến để báo cáo của tôi hoàn thiện hơn.
Nha Trang, tháng 6 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Võ Lê Thảo Châu












3

PHẦN I: TỔNG LUẬN
I. Vai trò của nước và vấn đề ô nhiễm nước:
1. Vai trò của nước:
Thủy quyển là một trong các thành phần cơ bản của môi trường tự
nhiên, bao gồm toàn bộ các đại dương, sông, suối, hồ, ao, nước ngầm, băng
tuyết và hơi ẩm trong đất và không khí.
Khối lượng toàn bộ nguồn nước trên trái đất được ước tính trên
1.454.000.000 km
3
. Diện tích mặt nước chiếm đến 70% diện tích bề mặt trái
đất. Khối lượng của các loại nguồn nước rất khác nhau. Hơn 94% lượng
nước trên thế giới là nước mặn. Nước ngọt (chủ yếu có ở sông hồ, nước
ngầm, băng tuyết, ) chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ ( khoảng 2,7%) (Lê Trình, 1997).
Nước là một tài nguyên vô cùng quan trọng đối với nhân loại. Nước
không chỉ cần cho sự sống muôn loài, mà còn là nhân tố quyết định sự phát
triển văn minh của loài người. Trong bối cảnh phát triển của khoa học và
công nghệ, nhiều loại nguyên liệu này có thể được thay thế bằng loại nguyên

liệu khác; riêng nước thì chưa có một loại nguyên liệu nào có thể thay thế
được.
Nước có tầm quan trọng đặc biệt. Nước là thành phần không thể thiếu
trong ăn uống sinh hoạt của con người, là thành phần cần thiết trong nhiều
quy trình sản xuất công, thương, dịch vụ, du lịch, giao thông, thể thao,…;
nước còn được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp với lượng rất
lớn (Nguyễn Ngọc Dung, 2008).
Tài nguyên nước gồm nhiều nguồn nước khác nhau hợp thành:
- Tài nguyên nước ngọt là một trong nhiều yếu tố cơ bản nhất trong
quá trình phát triển cơ thể con người, động vật, thực vật. Nước ngọt là yếu tố
không thể thiếu trong phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Theo đà
phát triển của nhân loại, nhu cầu nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất công –
4

nông - ngư nghiệp ngày càng tăng. Do vậy, tình trạng thiếu nước ngọt đã và
đang xảy ra ở nhiều nơi, nhất là ở cùng núi phía Bắc và đồng bằng ven biển
miền Trung (Lê Quốc Hùng, 2006).
- Tài nguyên nước mặn cũng giữ vị trí hết sức quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế. Tài nguyên nước mặn bao gồm các đầm phá, các vùng đất
thấp ở bờ biển, là nơi cung cấp hải sản, muối ăn, có thể làm bãi tắm hay nơi
du lịch, nghỉ ngơi cho con người (Nguyễn Ngọc Dung, 2008).
Con người đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của tài nguyên
nước và có nhiều cố gắng để bảo vệ nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên, gần
đây do khai thác, sử dụng nước quá tải và không có biện pháp phòng ngừa
hiệu quả nên tình trạng ô nhiễm nước ngày càng trầm trọng.
2. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các

loài hoang dã".
 Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ
lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật
có hại kể cả xác chết của chúng.
 Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô
nhiễm nước: ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân
vật lý.
3. Phân loại nước thải:
5

Giáo trình Ô nhiễm môi trường nước, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998
đã phân loại nước thải theo 3 cách là phân loại theo cách xác định nguồn
thải, phân loại theo tác nhân ô nhiễm, phân loại theo nguồn gốc phát sinh của
chúng. Có thể nêu các cách phân loại kể trên như sau:
- Phân loại dựa theo cách xác định nguồn thải:
+ Nguồn gây ô nhiễm xác định (nguồn điểm): Nguồn ô nhiễm có
thể xác định được vị trí, kích thước, bản chất, lưu lượng xả thải của các tác
nhân gây ô nhiễm.
+ Nguồn không xác định (nguồn không điểm): Nguồn gây ô nhiễm
không có điểm cố định, không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng các
tác nhân gây ô nhiễm.
- Phân loại theo tác nhân ô nhiễm:
+ Ô nhiễm cơ học (vật lý): Thể hiện ở các đặc điểm độ màu, độ
đục, nhiệt độ , vị của nước và mùi của nước.
+ Ô nhiễm hóa học:
Ô nhiễm do các hợp chất vô cơ: Trong nước thải từ khu dân cư
luôn có các ion Cl

-
, SO
4
2-
, NO
3
-
, PO
4
3-
, Na
+
, K
+
, NH
4
+
. Trong nước thải công
nghiệp ngoài các ion trên còn có các chất độc vô cơ có tính độc cao như
Hg
2+
, Pb
2+
, Cd
2+
, Cr
6+
, F
-
sẽ gây hại tài nguyên thủy sinh và sức khỏe con

người.
Ô nhiễm do các hợp chất hữu cơ: Nguồn gây ô nhiễm này khá đa
dạng, trong đó nhiều nhất là các chất thải từ vùng dân cư và công nghiệp.
Chúng sẽ làm cho nước có tính độc hại, mùi hôi thối,…
+ Ô nhiễm vi sinh vật: Nguồn nước bị ô nhiễm do phân có thể chứa
nhiều loại vi trùng, virus, trứng giun sán gây bệnh, Các loại bệnh lây lan
qua đường nước hiện nay rất phổ biến ở các nước nghèo, điều kiện vệ sinh
6

môi trường kém. Có 3 nhóm vi sinh chỉ thị ô nhiễm phân là nhóm Coliform,
nhóm Streptococci, nhóm Clostridia.
+ Ô nhiễm nhiệt: được thải ra chủ yếu từ nhà máy nhiệt điện hoặc
các nhà máy cần nước để làm lạnh máy móc. Nó gây nên các hậu quả như
làm nồng độ oxy hòa tan trong nước bị giảm sút, có thể gây nên tình trạng
yếm khí; nước nóng có thể làm thay đổi các quá trình sống và thậm chí có
thể thay đổi cả thành phần các quần thể động, thực vật; khi nhiệt độ tăng lên
thì các loại nấm có trong nước thải sinh hoạt và cỏ nước phát triển mạnh, sự
phân hủy của chúng sẽ tạo nên H
2
S.
+ Ô nhiễm phóng xạ: Các sự cố phóng xạ có khả năng gây tác hại
nghiêm trọng đến con người và sinh vật chủ yếu do nổ hoặc rò rỉ các lò phản
ứng nguyên tử (Lê Quốc Hùng, 2006).
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
+ Nước thải sinh hoạt: Thành phần nước thải chứa đựng các chất
thải trong đời sống con người. Đặc điểm của nước thải sinh hoạt là chứa
đựng nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng đối với sinh
vật, vi khuẩn và có mùi khó chịu. Nước thải sinh hoạt chứa khoảng 58% là
chất hữu cơ, 42% là các chất vô cơ và lượng lớn các vi sinh vật, chủ yếu là
các vi khuẩn gây bệnh. Nước thải sinh hoạt sau khi thải ra thường dần trở

nên có tính axit vì thối rữa. Nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng dinh dưỡng
khá cao đôi khi vượt quá nhu cầu cho quá trình xử lý sinh học.
+ Nước thải công nghiệp: Đặc điểm chung của nước thải này là
chứa các hóa chất độc hại (kim loại nặng Pb, Hg, Cd, Cr,…), các chất hữu cơ
khó phân hủy sinh học (phenol, chất hoạt động bề mặt,…), chất hữu cơ dễ
phân hủy sinh học từ các cơ sở sản xuất công nghiệp thực phẩm.
+ Nước thải nông nghiệp: Xét về nước tưới tiêu, 2/3 lượng nước
tưới bị tiêu hao do bốc hơi lên mặt lá, phần còn lại chảy ra các kênh dẫn hoặc
thấm xuống nước ngầm. Về chất thải động vật nuôi, phân và nước tiểu của
7

chúng là nguồn gây ô nhiễm khá lớn đối với các nguồn nước, chất thải động
vật có chứa hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy và mang nhiều loại vi sinh
gây bệnh. Nước chảy tràn trên mặt đất do nước mưa hoặc từ đồng ruộng
thường cuốn theo thuốc trừ sâu, phân bón là nguồn gây ô nhiễm nước sông,
hồ.
4. Các thành phần gây ô nhiễm nước:
Theo giáo trình Ô nhiễm môi trường nước, Đại học Quốc gia Hà Nội,
1998, nước bị xem là ô nhiễm khi chứa các thành phần sau:
- Các chất thải hữu cơ nguồn gốc động hay thực vật làm cho nồng độ
oxy hòa tan trong nước bị giảm hay mất đi do quá trình phân hủy sinh học.
- Các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải sinh hoạt và nước thải
của một số ngành công nghiệp.
- Các chất dinh dưỡng cho thực vật (các chất hòa tan của nitơ,
photpho, kali,…) làm cho tảo, cỏ nước phát triển quá mức.
- Các hóa chất hữu cơ tổng hợp bao gồm những chất diệt sâu bệnh, trừ
cỏ, các chất tẩy rửa có tính độc hại đối với các loài thủy sinh vật có thể gây
hại đối với sức khỏe con người.
- Các hóa chất vô cơ tạo ra từ các quá trình sản xuất, khai thác mỏ,
phân bón hóa học nông nghiệp,…gây cản trở cho quá trình làm sạch của

nước, gây hại cho cá và các loài thủy sinh vật khác, làm cho nước có độ cứng
cao.
- Các chất lắng đọng gây bồi lấp dòng chảy, kênh mương, hồ chứa,
hải cảng, gây ăn mòn các thiết bị thủy điện và máy bơm, tác hại đến cá và
quần thể giáp xác do chúng phủ lấp bãi đẻ và nguồn thức ăn.
- Các chất phóng xạ từ các quá trình khai thác chế biến quặng và bụi
phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân.
8

- Nước thải có nhiệt độ cao từ các quá trình làm lạnh trong công
nghiệp làm cho nhiệt đô của nguồn nước nước tiếp nhận tăng lên. Mặc khác,
sự ngăn dòng tạo hồ chứa cũng làm tăng nhiệt độ của nước. Sự tăng nhiệt độ
của nước gây hại đến cá và các loài thủy sinh vật, làm giảm khả năng tự làm
sạch của nước.
5. Dấu hiệu đặc trưng của nguồn nước bị ô nhiễm:
Nguồn nước bị ô nhiễm có thể có các dấu hiệu đặc trưng sau:
- Xuất hiện các chất nổi lên trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm
xuống đáy nguồn.
- Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ, )
- Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng các chất vô cơ và hữu
cơ, xuất hiện các chất độc hại,…)
- Lượng oxy hòa tan trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để
oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
- Các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lượng. Xuất hiện các vi
trùng gây bệnh.
II. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước:
Theo khả năng thực hiện, một vài thông số nghiên cứu được lựa chọn để
khảo sát chất lượng nước ở khu vực là nhiệt độ, độ trong, màu nước, mùi
nước, TSS, độ mặn, độ kiềm, pH, DO, CO
2

, COD, BOD
5
, H
2
S, NH
3
, NH
4
+
,
NO
2
-
, PO
4
3-
. Các thông số được lựa chọn dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10: 2008/BTNMT).




9

Bảng 1: Ý nghĩa các phân tích thông số chất lượng nước
Thông số Ý nghĩa phân tích

Nhiệt độ
Đóng vai trò quan trọng đối với các quá trình sinh hóa diễn ra trong
nước. Nó có ảnh hưởng đến sự hoà tan oxy, đến khả năng tổng hợp

quang hoá của tảo và các thực vật thủy sinh. Thông số nhiệt độ còn
được dùng để nghiên cứu mức độ bão hoà của oxy, cacbonat, tính
toán độ muối và các hoạt động thí nghiệm khác và nó cũng rất cần
thiết khi chuyển các đại lượng đo đạc hiện trường về điều kiện tiêu
chuẩn.
Độ trong
Độ trong của nước ở các thủy vực chủ yếu phụ thuộc vào số lượng và
đặc tính khối chất cái (seston) trong nước, đó là tập hợp các sinh vật
sống trong tầng nước và thể vẩn lơ lửng trong nước.
Độ trong là chỉ tiêu đánh giá cường độ chiếu sáng.
Màu nước
Màu trong nước tự nhiên có thể do chất hữu cơ trong cây cỏ bị phân
rã, nước có sắt và mangan dạng keo hoặc hòa tan. Đây là sự đánh giá
trực quan của người phân tích. Trong nghiên cứu này dùng để đánh
giá mỹ quan.
Mùi nước
Đánh giá cảm quan của người phân tích
TSS
Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung có ảnh hưởng
đến chất lượng nước trên nhiều phương diện. Phân tích chất rắn lơ
lửng để đánh giá sự phù hợp của nước thải với tiêu chuẩn giới hạn
cho phép và đánh giá quá trình xử lý vật lý nước thải.
Độ mặn
Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa áp suất thẩm thấu của
thủy sinh vật.
10

Độ kiềm
Độ kiềm là thước đo khả năng đệm của nước vì vậy được sử dụng
nhiều trong kỹ thuật xử lý nước thải.

Số liệu đo đạc độ kiềm được dùng để kiểm soát việc xả thải. Thường
quy định không được xả thải nước thải có độ kiềm hydroxit lớn vào
các thể nước mà không thông qua xử lý.
Cùng với pH, độ kiềm là một yếu tố dùng để chọn phương pháp xử lý
nước thải.
pH
pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường
xuyên nhất trong hoá nước, dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của
nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, khả
năng ăn mòn và trong nhiều tính toán về cân bằng axit-bazơ.
DO
DO là yếu tố quyết định các quá trình phân hủy sinh học các chất ô
nhiễm trong nước diễn ra trong điều kiện yếm khí hay hiếu khí.
Số liệu đo đạc DO rất cần thiết để có biện pháp duy trì điều kiện hiếu
khí trong nguồn nước tự nhiên tiếp nhận chất ô nhiễm.
Trong kiểm soát ô nhiễm các dòng chảy, đòi hỏi phải duy trì DO
trong giới hạn thích hợp cho các loại động vật thủy sinh.
Việc xác định DO được dùng làm cơ sở cho việc xác định BOD để
đánh giá mức độ ô nhiễm do các hợp chất hữu cơ dễ bị phân hủy
trong nước thải.
CO
2

Khí CO
2
đóng vai trò quan trọng trong đời sống của vùng nước. CO
2
là bộ phận cơ bản tham gia vào sự tạo thành chất hữu cơ trong quá
trình quang hợp. CO
2

gắn liền với vòng tuần hoàn của các chất trong
vùng nước, trong đó có việc tạo và phân hủy các chất hữu cơ và với
sự chuyển hóa bicacbonat (HCO
3
-
) thành monocacbonat (CO
3
2-
)
11

trong nước.

COD
Nhu cầu oxy hoá học là lượng oxy cần thiết để oxy hoá hoàn toàn các
chất hữu cơ khi mẫu nước được xử lý với chất oxy hoá mạnh
(K
2
Cr
2
O
7
), trong những điều kiện nhất định.
COD là chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải,
nước mặt, nước sinh hoạt) kể cả chất hữu cơ dễ phân huỷ và khó
phân huỷ sinh học.
BOD
5

BOD

5
được dùng để xác định mức độ ô nhiễm của các chất hữu cơ dễ
phân hủy trong chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
Nó là một trong những thông số dùng để kiểm soát ô nhiễm, khả
năng tự làm sạch của thủy vực, cũng là cơ sở để đánh thuế việc xả
nước thải của các nguồn gây ô nhiễm.
Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong công tác thiết kế các công trình
xử lý và đánh giá các công đoạn xử lý trong quá trình vận hành.
H
2
S
Đây là loại khí tan trong nước có mùi trứng thối, nó hình thành trong
lớp bùn đáy dưới điều kiện yếm khí và là chất có độc tính cao đối với
thủy động vật. Trong môi trường nước có pH thấp sẽ phát huy tính
độc của H
2
S, do trong điều kiện đó tỷ lệ của H
2
S cao.

NH
3
, NH
4
+

Amoniac là sản phẩm chuyển hoá của các hợp chất chứa niơ trong
nước tự nhiên, do các chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Amoniac
rất độc với cá và các động vật thuỷ sinh khác. Để kiểm soát ô nhiễm
nước thải và quan trắc nguồn nước uống, amoniac cần được giám sát

thường xuyên. Khi nước có pH thấp amoniac chuyển sang dạng muối
amoni (NH
4
+
). Với sự có mặt của oxy, amoni chuyển thành nitrat
theo phương trình:
12

NH
4
+
+ 2O
2
> NO
3
-
+ H
2
O + 2H
+
Amoniac còn được tạo ra do sự khử nitrat trong điều kiện yếm khí
của các vi khuẩn.

NO
2
-

Nitrit có mặt trong nước là sản phẩm trung gian trong vòng tuần hoàn
nitơ. Nitrit rất độc với cá và động vật thủy sinh. Nitrit cần phải được
kiểm soát chặt chẽ đối với nước thải và nước uống. Sự có mặt của

NO
2
-
là dấu hiệu ô nhiễm của chất hữu cơ.
PO
4
3-

Nó thường phát sinh trong nước thải của một số ngành công nghiệp
như sản xuất phân lân, thực phẩm và cũng là nguyên nhân gây nên
hiện tượng phú dưỡng. Việc xác định hàm lượng PO
4
3-
là điều cần
thiết trong vận hành các nhà máy xử lý nước thải.
(Nguồn: Sổ tay quan trắc và phân tích môi trường, 12/2002; Giáo trình Ô nhiễm
môi trường, 1998; Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, 2004)
III. Sơ lược về tình hình ô nhiễm môi trường nước trên thế giới và Việt
Nam:
Phát triển kinh tế xã hội sẽ làm gia tăng sức ép lên tài nguyên nước do
nhu cầu sử dụng cho các hoạt động: sinh hoạt dân cư, nhu cầu nước sản xuất
công nghiệp, dịch vụ, du lịch,…
1. Thế giới:
Tình hình dân số thế giới ngày càng tăng đã làm cho vấn đề về môi
trường nước trở nên hết sức cấp bách đối với tất cả các quốc gia.
Trong các năm 1979 - 1984 khoảng 25% số trạm quan trắc trên thế
giới phát hiện được hóa chất hữu cơ chứa clo như DDT, aldrin, dieldrin và
PCB với nồng độ thường nhỏ hơn 10 nanogram/L (ng/L). Tuy nhiên, ở một
số dòng sông nồng độ các hóa chất này khá cao (100 – 1000 ng/L) như sông
Trent ở Anh, hồ Biwa và Yodo ở Nhật Bản. Ô nhiễm do clo hữu cơ nặng

13

nhất (trên 1000ng/L) ở một số sông thuộc Columbia (DDT và dieldrin),
Indonesia (PCB), Malaysia (dieldrin) và Tanzania (dieldrin) (Lê Trình,
1997).
Ở nhiều khu vực nghèo trên thế giới, chất thải được đổ trực tiếp xuống
sông của địa phương bởi trên thực tế người dân không còn sự lựa chọn nào
khác.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính trong năm 2008, thế giới vẫn
có 2,6 tỷ người không được tiếp cận với những điều kiện tối thiểu về vệ sinh.
Bên cạnh đó việc không có một hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh
hoạt mà đổ thẳng chất thải ra các kênh rạch, sông ngòi làm cho nguồn nước ở
nhiều khu đô thị bị nhiễm độc nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn
nước cấp sinh hoạt của chính người dân trong khu vực đó.
( />d=3982).
Việc gây ô nhiễm nước do các chất hữu cơ cũng đang xảy ra phổ biến
trong các sông, hồ. Các tác nhân ô nhiễm này có nồng độ lớn trong nước thải
sinh hoạt và nước thải một số ngành công nghiệp. Từ số liệu của hàng trăm
trạm quan trắc cho thấy trên thế giới có khoảng 10% số dòng sông bị ô
nhiễm hữu cơ rõ rệt (BOD > 6.5 mg/L hoặc COD > 44 mg/L); 50% số dòng
sông trên thế giới bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ (BOD khoảng 3 mg/L, COD
khoảng 18 mg/L) (Lê Trình, 1997).
Trong những năm gần đây, ở các nước đã phát triển mức độ ô nhiễm
hữu cơ trong sông hồ giảm rõ rệt. Tại Thụy Điển, tổng lượng BOD từ công
nghiệp đưa vào sông là 600.000 tấn từ năm 1950 tới năm 1980 chỉ còn trên
300.000 tấn. Tại một số quốc gia đang phát triển, nhờ sự quan tâm xử lý ô
nhiễm, tải lượng BOD đưa vào nguồn nước cũng giảm dần. Tại Malaysia, tải
lượng BOD từ công nghiệp chế biến dầu được xử lý 76% vào năm 1978,
96% vào năm 1980 và 99% vào năm 1982. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia đang
14


phát triển, tải lượng BOD đưa vào nguồn nước ngày càng tăng (Lê Trình,
1997).
Nói đến rác thải và vật liệu phóng xạ thì chúng là những nguồn phát
thải phóng xạ dưới nhiều hình thức và nhiều cấp độ, có ảnh hưởng tới sức
khoẻ con người. Chất thải từ quá trình gia công và khai thác các mỏ urani là
một ví dụ. Urani chủ yếu được khai thác từ những nước có thu nhập thấp. Nó
chủ yếu thuộc các nước đang phát triển như: Kazakhstan, Nga, Niger,
Namibia, Uzbekistan, Ukraina, Thông thường hàm lượng urani trong quặng
chỉ xấp xỉ mức 0,1 - 0,2%, điều đó có nghĩa là trên 99% lượng đất đá sau
khai thác quặng được thải loại. Sau khi khai thác, urani được làm giàu và
chiết xuất thành dạng urani nguyên liệu có thể sử dụng. Các quá trình này
thường sử dụng đến các loại axit như H
2
SO
4
. Ngoài ra, quá trình khai thác và
làm giàu quặng urani còn thải ra các chất độc như asen và chì. Loại bùn thải
độc hại chứa cả chất phóng xạ và các kim loại nặng này làm cho nhiều vùng
khai thác mỏ bị ô nhiễm nặng nề. Chúng có thể theo các dòng nước và làm ô
nhiễm một vùng rộng lớn.
( />d=3982).
2. Việt Nam:
Môi trường Việt Nam đang chịu sức ép của việc gia tăng dân số, sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai thác khoáng sản, dịch vụ với tốc độ cao,
đặc biệt ở lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai - Sài Gòn, đồng bằng sông
Cửu Long và ven biển miền Trung. Ở các vùng này mật độ dân cư cao nhưng
chưa có hệ thống xử lý chất thải, phần lớn lượng nước thải sinh hoạt, công
nghiệp và một phần chất thải rắn đổ vào sông, hồ gây ô nhiễm nguồn nước
(Lê Trình, 1997).

Tương tự như các quốc gia đang phát triển khác, các nguồn chính gây
ô nhiễm nước ở Việt Nam là chất thải sinh hoạt, phân bón, hóa chất BVTV
15

và giao thông thủy. Ô nhiễm do công nghiệp chỉ tập trung ở một số đô thị,
khu công nghiệp (Lê Trình, 1997).
Bên cạnh đó, hoạt động của con người đã tác động mạnh mẽ đến
nguồn nước về mặt số lượng và chất lượng. Hàng triệu ha rừng bị tàn phá
khiến tỷ lệ che phủ bị giảm xuống, dẫn đến tình trạng phù sa tăng, dòng chảy
bị suy thoái cạn kiệt. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và phát triển đô thị
nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt ngày càng trở nên rõ rệt. Hầu hết nước thải
đô thị đều chưa được xử lý, thải trực tiếp ra hệ thống sông, suối, mương thoát
nước. Từ năm 2005, các khu đô thị và khu công nghiệp mỗi ngày thải
khoảng 3.110.000m
3
nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất xả trực tiếp
vào nguồn nước mặt. Lượng nước thải công nghiệp được xử lý đảm bảo tiêu
chuẩn môi trường còn rất thấp (4,26%) (Nguyễn Ngọc Dung, 2008).
Trong nông nghiệp, hàng năm, lượng hóa chất BVTV được sử dụng
khoảng 0,5 – 3,5 kg/ha/vụ, lượng hóa chất BVTV và phân bón trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp dư thừa gây phú dưỡng hoặc ô nhiễm nước
(Nguyễn Ngọc Dung, 2008).
Hoạt động của các làng nghề cũng tạo nên một lượng chất thải xả vào
môi trường không được xử lý hiệu quả gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước
tại nhiều điểm, đặc biệt là các làng nghề sản xuất giấy, giết mổ gia súc, dệt
nhuộm, (Nguyễn Ngọc Dung, 2008). Ví dụ, tại tỉnh Bắc Ninh, có trên 60
làng nghề đã có từ lâu đời. Nơi đây cũng còn có các ngành chế biến lâm sản,
kỹ nghệ giấy và tái sinh giấy. Các kỹ nghệ này đã phát thải nhiều hóa chất
hữu cơ độc hại trong đó các chất tẩy trắng chứa clo là một nguy cơ ô nhiễm
cao nhất.

(
Bên cạnh đó, tại các vùng ven biển hiện tượng xâm nhập mặn là khá
phổ biến. Do chế độ khai thác không hợp lý, lượng nước khai thác vượt quá
khả năng cung cấp của tầng chứa nước làm nước mặn xâm nhập vào phá
16

hỏng tầng chứa nước ngọt. Những hiện tượng trên đã xảy ra không ít ở các
đô thị như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà
Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Minh Hải,
Kiên Giang (Nguyễn Ngọc Dung, 2008).
Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường
biển và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê cho thấy,
khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ đất liền, xuất phát
từ các chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ các ngành công
nghiệp, xây dựng, hoá chất Trong đó đáng kể nhất và nguy hại nhất là các
chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống cống rãnh, xả thải ra biển và đại
dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hoá chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và
thậm chí cả các chất phóng xạ. Ngoài ra, hàng năm, trên 100 con sông ở
nước ta thải ra biển 880 km
3
nước, 270 - 300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều
chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng
và nhiều chất độc hại khác từ các khu dân cư tập trung; từ các khu công
nghiệp và đô thị; từ các khu nuôi trồng thuỷ sản ven biển và từ các vùng sản
xuất nông nghiệp. Đến năm 2010, dự tính lượng chất thải sẽ tăng rất lớn ở
vùng nước ven bờ, trong đó dầu khoảng 35.160 tấn/ngày, nitơ tổng số 26 - 52
tấn/ngày và tổng amonia 15 - 30 tấn/ ngày.
( />m_ngay_cang_nghiem_trong).
3. Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở Nha Trang - Khánh Hòa:
a) Nước thải sinh hoạt:

Hiện nay, tại các khu vực nội thị (thành phố Nha Trang, thị xã, thị
trấn), nước thải sinh hoạt của người dân hầu như chỉ được xử lý qua bể tự
hoại trước khi thải ra môi trường. Một số khu dân cư nằm dọc theo các kênh
mương hay các cửa sông tại thị trấn Ninh Hòa, Vạn Giã, Diên Khánh,…
phần lớn nước thải sinh hoạt của dân đều được xả thải trực tiếp xuống kênh
17

mương, sông suối (Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa 5 năm
giai đoạn 2006 – 2010).
Tại thành phố Nha Trang, một phần nước thải sinh hoạt từ các hộ dân
đấu nối (trái phép) theo cống thoát nước mưa chảy ra các cửa xả sông Quán
Trường, sông Cái Nha Trang. Nước thải sinh hoạt từ các khách sạn được xử
lý qua bể tự hoại cho thấm đất. Đối với một số khách sạn lớn, nước thải sau
xử lý hầu như đều được đấu nối theo cống thoát nước mưa để thải ra sông.
Hiện nay, dự án “Cải thiện vệ sinh môi trường thành phố Nha Trang” đang
được triển khai giai đoạn 2 là xây dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt
của thành phố Nha Trang để dẫn về xử lý tại 2 trạm xử lý nước thải phía Bắc
và phía Nam của thành phố (Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa
5 năm giai đoạn 2006 – 2010).
b) Nước thải công nghiệp:
Đối với nước thải công nghiệp, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tập trung
chủ yếu ở các lĩnh vực: chế biển thủy sản, sản xuất giấy, dệt nhuộm, sản xuất
bia, nước giải khát, khai thác - chế biến khoáng sản,…Hiện nay trên địa bàn
tỉnh Khánh Hòa có trên 50 cơ sở chế biến thủy sản, gồm các ngành chủ yếu:
ngành chế biến thủy sản đông lạnh, chế biến thủy sản khô, chế biến phụ
phẩm hải sản, chế biến nước mắm. Các cơ sở chế biến thủy sản chủ yếu tập
trung tại khu vực Bình Tân - Nha Trang, thị xã Cam Ranh và khu công
nghiệp Suối Dầu. Với số lượng nhà máy như vậy đã làm ảnh hưởng đến chất
lượng nguồn nước mặt khá đáng kể (Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh
Khánh Hòa 5 năm giai đoạn 2006 – 2010).

Theo thống kê của Chi cục Thú y Khánh Hòa, toàn tỉnh Khánh Hòa
hiện có 173 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm. Phần lớn các cơ sở giết mổ nằm
xen kẽ trong khu dân cư và hầu như hông có hệ thống xử lý nước thải, thu
gom chất rắn theo quy định. Hoạt động của các cơ sở này đã và đang gây ra

×