Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nghiên cứu công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần nước khoáng khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 136 trang )



i








ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là kết quả nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của cô
giáo hướng dẫn Ths.Võ Thị Thùy Trang.Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong
đề tài này là trung thực, hợp lý và số liệu phản ánh đúng tình hình doanh nghiệp.
Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá tình
hình hoạt động của doanh nghiệp do chính doanh nghiệp cung cấp số liệu.
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
Hội Đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.

Nha trang, ngày…tháng…năm
Tác giả


Trương Thị Thu Hiền

















iii
LỜI CẢM ƠN

Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Ths. Võ Thùy Trang, giáo viên đã trực
tiếp hướng dẫn em làm đồ án tốt nghiệp cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong
công ty, đặc biệt là chị Linh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp số liệu cung
như giải đáp một số thắc mắc giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Trương Thị Thu Hiền




























iv
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ i

Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các sơ đồ x
LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC
KHOẢN THANH TOÁN 3
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN: 4
1.1.1. Những vấn đề chung: 4
1.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa: 4
1.1.1.2. Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền: 4
1.1.2. Kế toán tiền mặt tại quỹ: 5
1.1.2.1. Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết : 5
1.1.2.2. Kế toán tổng hợp : 5
1.1.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng: 7
1.1.3.1. Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết: 7
1.1.3.2. Kế toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng: 7
1.1.4. Kế toán tiền đang chuyển: 10
1.1.4.1. Chứng từ và thủ tục chứng từ: 10
1.1.4.2. Kế toán tổng hợp: 10
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN: 11
1.2.1. Khái quát chung: 11
1.2.1.1. Nội dung các khoản thanh toán: 11
1.2.1.2. Nguyên tắc kế toán các khoản thanh toán: 11
1.2.2. Kế toán phải thu khách hàng: 11
1.2.2.1. Nội dung và kế toán chi tiết: 11
1.2.2.2. Kế toán tổng hợp: 12
1.2.3. Kế toán các khoản ứng trước: 13
1.2.3.1 Nội dung: 13


v
1.2.3.2 Kế toán các khoản tạm ứng: 14
1.2.4 Kế toán các khoản phải thu khác: 15
1.2.4.1 Nội dung: 15

1.2.4.2 Tài khoản sử dụng: 15
1.2.4.3 . Phương pháp hạch toán: 16
1.2.5 Dự phòng các khoản phải thu: 17
1.2.5.1 Khái niệm,đối tượng và điều kiện: 17
1.2.5.2 Phương pháp lập: 17
1.2.5.3 Tài khoản sử dụng: 18
1.2.5.4 Phương pháp hạch toán: 18
1.2.6 Kế toán phải trả người bán: 18
1.2.6.1 Nguyên tắc hạch toán : 18
1.2.6.2 Tài khoản sử dụng: 19
1.2.6.3 Phương pháp hạch toán: 20
1.2.7 Kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước: 20
1.2.7.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán: 20
1.2.7.2 Tài khoản sử dụng: 21
1.2.7.3 Phương pháp hạch toán: 22
1.2.8 Kế toán tiền vay: 22
1.2.8.1 Nội dung: 22
1.2.8.2 Nguyên tắc hạch toán: 23
1.2.8.3 Tài khoản sử dụng: 23
1.2.8.4 Phương pháp hạch toán: 24
1.2.9.1 Nội dung: 25
1.2.9.2 Tài khoản sử dụng: 25
1.2.9.3 Phương pháp hạch toán: 26
1.2.10 Các khoản nhận ký quỹ,ký cược: 26
1.2.10.1 Nội dung: 26
1.2.10.2 Tài khoản sử dụng: 26
1.2.10.3 Phương pháp hạch toán : 26


vi

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ VỐN BẰNG
TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC
KHOÁNG KHÁNH HÒA 27
2.1 Khái quát về tình hình công ty: 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty: 28
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ: 29
2.1.2.1 Chức năng: 29
2.1.2.2 Nhiệm vụ: 29
2.1.3 Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất: 30
2.1.3.1 Tổ chức quản lý: 30
2.1.3.2 Tổ chức sản xuất: 33
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 33
2.1.4.1 Nhân tố vĩ mô: 33
2.1.4.2. Nhân tố vi mô: 34
2.1.5 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 35
2.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty: 37
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán: 37
2.2.1.1 Tổ chức nhân sự trong phòng kế toán: 37
2.2.1.2 Tổ chức công tác kế toán: 38
2.2.2 Tổ chức chứng từ kế toán: 39
2.2.3 Tổ chức tài khoản tại công ty: 39
2.2.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán: 39
2.2.4.1 Sơ đồ tổ chức sổ kế toán: 39
2.3 Thực trạng về công tác kế toán vốn bằng tiền: 42
2.3.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ: 42
2.3.1.1 Kế toán tăng tiền : 42
2.3.1.2 Kế toán giảm tiền: 51
2.3.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng: 62
2.3.2.1 Kế toán tăng tiền gửi ngân hàng: 63
2.3.2.2 Kế toán giảm tiền gửi vào ngân hàng: 66

2.3.3 Kế toán tiền đang chuyển: 76
2.3.3.1 Chứng từ,sổ sách: 76


vii
2.3.3.2 Tài khoản sử dụng: 76
2.3.3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ: 76
2.3.3.4 Định khoản kế toán: 78
2.3.3.5 Sơ đồ chữ T: 78
2.3.3.6 Nhận xét 78
2.4 Thực trạng công tác kế toán các khoản thanh toán của công ty: 79
2.4.1 Kế toán các khoản phải thu: 79
2.4.1.1 Kế toán tăng các khoản phải thu: 79
2.4.1.2 Kế toán giảm các khoản phải thu: 82
2.4.2 Kế toán các khoản tạm ứng: 85
2.4.2.1 Kế toán tăng tạm ứng: 85
2.4.2.2 Kế toán giảm tạm ứng: 85
2.4.3 Kế toán các khoản dự phòng phải thu 86
2.4.3.1 Chứng từ,sổ sách: 87
2.4.3.2 Tài khoản sử dụng: 87
2.4.3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ: 87
2.4.3.4 Định khoản kế toán: 88
2.4.3.5 Sơ đồ chữ T: 88
2.4.3.6 Nhận xét . 88
2.4.4 Kế toán các khoản phải trả người bán: 88
2.4.4.1 Kế toán tăng phải trả người bán: 88
2.4.4.2 Kế toán giảm phải trả người bán: 91
2.4.5 Kế toán các khoản phải nộp ngân sách nhà nước: 94
2.4.6 Kế toán vay: 94
2.4.6.1 Chứng từ,sổ sách,trình tự luân chuyển chứng từ: 94

2.4.6.2 Tài khoản sử dụng: 94
2.4.6.3 Trình tự luân chuyển chứng từ: lưu đồ 2.37 94
2.4.6.4. Định khoản kế toán: 95
2.4.6.5 Sơ đồ chữ T: 95
2.4.6.6 Nhận xét 95
2.4.7 Kế toán phải trả công nhân viên 95
2.4.8. Kế toán dự phòng trợ cấp mất việc làm: 96


viii
2.4.8.1 Chứng từ,sổ sách: 96
2.4.8.2 Tài khoản sử dụng: 96
2.4.8.3 Trình tự luân chuyển chứng từ: 96
2.4.8.4 Định khoản kế toán: 96
2.4.8.5 Sơ đồ chữ T: 97
2.4.8.6 Nhận xét: 97
2.5. Phân tích tình hình tài chính công ty: 97
2.5.1 Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: 97
2.5.1.1 Khả năng thanh toán tổng quát 99
2.5.1.2 Khả năng thanh toán hiện hành 99
2.5.1.3 Khả năng thanh toán nhanh 99
2.5.1.4 Khả năng thanh toán bằng tiền 100
2.5.1.5 Khả năng thanh toán lãi vay 100
2.5.2 Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân: 100
2.5.3 Phân tích tình hình công nợ ngắn hạn của công ty: 102
CHƯƠNG 3:KIẾN NGHỊ 108
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 112
PHỤ LỤC 112





ix
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

 BCTC : Báo Cáo Tài Chính
 BHXH : Bảo Hiểm Xã Hội
 CCDC : Công cụ dụng cụ
 CSDL : Cơ sơ dữ liệu
 GĐ : Giám đốc
 GĐPX/BP : Giám đốc phân xưởng/bộ phận
 GTGT : Giá trị gia tăng
 KTT : Kế toán trưởng
 KTTT : Kế toán thanh toán
 KTTP : Kế toán thành phẩm
 KTTL : Kế toán tiền lương
 KTVT : Kế toán vật tư
 NVL : Nguyên vật liệu
 PX : Phân xưởng
 TSCĐ : Tài sản cố định

















x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 35
Bảng 2.2: Dự phòng trợ cấp mất việc làm 96
Bảng 2.3 : Phân tích khả năng thanh toán tại công ty: (2007_2009) 98
Bảng 2.4: Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân (2007_2009) 101
Bảng 2.5:Bảng phân tích tình hình công nợ ngắn hạn của công ty: (2007_2009) 103





















xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1:Kế toán tiền mặt Việt Nam tại quỹ: 6
Sơ đồ 1.2:kế toán tiền gửi ngân hàng 8
Sơ đồ 1.3:Kế toán tiền gửi ngân hàng(ngoại tệ): 9
Sơ đồ 1. 4:Kế toán tiền đang chuyển 10
Sơ đồ 1.5: Kế toán phải thu khách hàng 13
Sơ đồ 1. 6: Hạch toán tạm ứng 15
Sơ đồ 1.7:Kế toán phải thu các khoản phải thu khác: 16
Sơ đồ 1.8: Kế toán dự phòng các khoản phải thu 18
Sơ đồ 1.9: Kế toán các khoản phải trả người bán: 20
Sơ đồ 1.10:Kế toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà Nước 22
Sơ đồ 1.11: Kế toán tiền vay: 24
Sơ đồ 1.12: Kế toán lãi vay dài hạn: 25
Sơ đồ 1.13: Kế toán các khoản phải trả công nhân viên: 26
Sơ đồ 1.14 kế toán các khoản nhận ký quỹ,ký cược 26
Sơ đồ 2.15:Sơ đồ tổ chức quản lý 30
Sơ đồ 2.16:Sơ đồ tổ chức sản xuất: 33
Sơ đồ 2.17:Sơ đồ tổ chức nhân sự ở phòng kế toán: 37
Sơ đồ 2.18:Sơ đồ mô hình kế toán tập trung 38
Sơ đồ 2.19: Sơ đồ tổ chức sổ kế toán 40
Sơ đồ 2.19: Sơ đồ tổ chức sổ kế toán 41
Lưu đồ 2.20: Lưu đồ luân chuyển chứng từ tăng tiền do thu nợ khách hàng 42
Lưu đồ 2.21: Lưu đồ luân chuyển chứng từ tăng tiền do rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ 45

Lưu đồ 2.22:Lưu đồ luân chuyển chứng từ tăng tiền do thu tạm ứng 47
Lưu đồ 2.23:Lưu đồ luân chuyển chứng từ tăng tiền do bán hàng thu tiền ngay 49
Lưu đồ 2.24: Lưu đồ luân chuyển chứng từ giảm tiền do chi tạm ứng 52
Lưu đồ 2.25: Lưu đồ luân chuyển chứng từ giảm tiền do chi lương 55
Lưu đồ 2.26:Lưu đồ luân chuyển chứng từ giảm tiền do mua văn phòng phẩm và các khoản
chi khác 57
Lưu đồ 2.27: Lưu đồ luân chuyển chứng từ giảm tiền do gửi tiền vào ngân hàng 60
Lưu đồ 2.28: Lưu đồ luân chuyển chứng từ tăng tiền gửi ngân hàng do thu nợ 64


xii
Lưu đồ 2.29: Lưu đồ luân chuyển chứng từ giảm tiền gửi ngân hàng do trả NCC 67
Lưu đồ 2.30:Lưu đồ luân chuyển chứng từ giảm tiền gửi ngân hàng do nộp ngân sách nhà
nước. 70
Lưu đồ 2.31: Lưu đồ luân chuyển chứng từ giảm tiền gửi ngân hàng do trả nợ vay và lãi
vay: 73
Lưu đồ 2.32: Lưu đồ luân chuyển chứng từ tiền đang chuyển 76
Lưu đồ 2.33 :Lưu đồ luân chuyển chứng từ kế toán tăng phải thu khách hàng 79
Lưu đồ 2.34:Lưu đồ luân chuyển chứng từ kế toán giảm phải thu khách hàng 82
Lưu đồ 2.35: Lưu đồ luân chuyển chứng từ kế toán dự phòng phải thu 87
Lưu đồ 2.36: Lưu đồ luân chuyển chứng từ kế toán tăng phải trả người bán 89
Lưu đồ 2.37: Lưu đồ luân chuyển chứng từ kế toán giảm phải trả người bán 92






1



LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài:
Trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, tác động rất lớn sự tồn tại và phát
triển của nền kinh tế thế giới vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải quản lý chặt
chẽ hơn nữa tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như trong công tác quản
lý các hoạt động kế toán tại doanh nghiệp, đặc biệt là công tác quản lý kế toán vốn
bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán luôn là một trong những vấn đề quan tâm
hàng đầu của các nhà quản trị. Bởi vì việc quản lý vốn bằng tiền và các khoản thanh
toán có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, các quan hệ kinh tế
của công ty với thị trường cũng như ngay trong nội bộ đơn vị. Thông qua sự luân
chuyển của các loại tiền và các hoạt động thanh toán, người ta có thể kiểm tra, đánh
giá hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính cũng như việc chấp
hành kỉ luật tài chính, tín dụng đối với khách hàng và nhà nước của doanh nghiệp.
Do đó việc quản lý công tác hạch toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán một
cách hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong tổ chức hạch toán kế toán cũng như
hoạt động quản trị mỗi đơn vị.
Với nhận định về tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh
toán có vai trò quan trọng và là một trong những bộ phận chủ yếu trong công tác kế
toán tại các doanh nghiệp nói chung và tại công ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh
Hòa nói riêng. Vì vậy em chọn đề tài “Tìm hiểu công tác kế toán vốn bằng tiền
và các khoản thanh toán tại công ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh Hòa”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản
thanh toán tại công ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh Hòa.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty nước khoáng
Khánh Hòa, số liệu minh họa tháng 12 năm 2009.



2


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Tóm tắt cơ sở lý luận kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán theo quy
định của chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 do Bộ
tài chính ban hành, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán Vốn bằng tiền và các khoản
thanh toán tại công ty nước khoáng Khánh Hòa. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị
nhằm giúp Công ty hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh
toán tại Công ty.
4. Nội dung và kết cấu của đề tài:
Tên đề tài: ”Nghiên cứu công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các
khoản thanh toán tại công ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh Hòa”.
Nội dung của đề tài: ngoài phần mở đầu, các phụ lục và kết luận, đề tài gồm các
chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Thực trạng công tác hạch toán kế toán và quản lý vốn bằng tiền
và các khoản thanh toán tại công ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh Hòa.
- Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán vốn
bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty Cổ Phần Nước Khoáng Khánh Hòa.
5. Một số hạn chế của đề tài:
Mặc dù rất cố gắng trong công tác thu thập tài liệu và nghiên cứu song do thời
gian thực tập còn hạn hẹp, kinh nghiệm thức tiễn và khả năng nhận thức còn hạn
chế, và tính nhạy cảm của công tác kế toán nên chắc chắn đồ án này không thể
không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô, các cô chú, anh chị để nội dung đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực tập
Trương Thị Thu Hiền






3





CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN
BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN



















CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN
VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN
THANH TOÁN


4


1.1 . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN:
1.1.1 Những vấn đề chung:
1.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa:
Vốn bằng tiền là tài sản dưới hình thức giá trị bao gồm tất cả các loại tiền do Ngân
Hàng Nhà Nước phát hành kể cả ngân phiếu và các loại ngoại tệ, vàng bạc đá quý.
Vốn bằng tiền có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Với
tính linh động cao nhất, vốn bằng tiền có thể thanh toán ngay các khoản nợ, thực
hiện ngay các nhu cầu mua sắm, chi phí.
Vốn bằng tiền gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
1.1.1.2 Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền:
Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị thống nhất đó là đồng Việt Nam.
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng đồng tiền khác để làm đơn vị tiền tệ kế toán,
nhưng phải được sự cho phép của Bộ Tài Chính.
Việc quy đổi ngoại tệ sang đồng Việt Nam phải theo tỷ giá thực tế do Ngân Hàng
Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán.
Cuối kỳ: các khoản mục có gốc ngoại tệ, phải có sự đánh giá lại theo tỷ giá thực
tế ngày cuối kỳ.
Ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại ngoại tệ trên tài khoản 007 ngoại
tệ các loại.
 Nhiệm vụ kế toán :
Phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác số hiện có và tình hình luân chuyển vốn

bằng tiền.
Theo dõi chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi và quản lý tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng, quản lý ngoại tệ, vàng bạc đá quý.
Tổ chức hệ thống sổ chi tiết (sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ,
vàng bạc, đá quý…) để ghi chép, đối chiếu, kiểm tra sự biến động của vốn bằng tiền.




5


1.1.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ:
1.1.2.1 Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết :
Chứng từ hạch toán tiền mặt tại quỹ:
 Phiếu thu, mẫu số 01_TT
 Phiếu chi, mẫu số 02_TT
 Biên lai thu tiền mẫu số 05_TT
 Bảng kiểm kê quỹ, mẫu số 07a_TT và 07b_TT
Kế toán chi tiết:
Kế toán quỹ tiền mặt chịu trách nhiệm mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hàng
ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc
đá quý và tính ra số tồn quỹ tiền mặt ở mọi thời điểm.
Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối
chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế
toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và đề biện pháp xử lý
chênh lệch.
Kế toán tiền mặt cũng căn cứ vào các chứng từ thu chi tiền mặt để phản ánh tình
hình luân chuyển của tiền mặt trên sổ kế toán.
1.1.2.2 Kế toán tổng hợp :

Tài khoản sử dụng
Tài khoản 111 _Tiền mặt để phản ánh tình hình thu chi và tồn quỹ tiền mặt của
doanh nghiệp.
Kết cấu nội dung của tài khoản tiền mặt
Bên nợ:
 Các loại tiền mặt nhập quỹ
 Số tiền thừa ở quỹ khi phát hiện khi kiểm kê
Bên có:
 Các khoản tiền mặt xuất quỹ
 Số tiền thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê
Số dư nợ: Các khoản tiền tồn quỹ

6


Phương pháp hạch toán:
Kế toán căn cứ vào chứng từ thu chi tiền mặt (phiếu thu, phiếu chi) để phản ánh
tình hình thu chi, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi sổ sách kế toán:
Kế toán tiền Việt Nam:
Sơ đồ 1.1:Kế toán tiền mặt Việt Nam tại quỹ:


7


1.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng:
1.1.3.1 Thủ tục chứng từ và kế toán chi tiết:
Tiền của doanh nghiệp phần lớn gửi ở ngân hàng, kho bạc công ty tài chính để
tiến hành thanh toán không dùng tiền mặt. Kế toán tiền gửi ngân hàng phải mở
nhiều sổ chi tiết khác nhau để theo dõi từng loại tiền, từng ngân hàng mà doanh

nghiệp có tài khoản.
Chứng từ: Căn cứ vào các giấy báo nợ, giấy báo có hoặc các bảng sao kê
ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc… để
ghép vào các sổ kế toán liên quan.
Kế toán chi tiết: Mở sổ theo dõi chi tiết cho từng ngân hàng, từng loại tiền.
Kế toán tiền gửi ngân hàng: phải tiến hành đối chiếu giữa các chứng từ
gốc với các chứng từ của ngân hàng để phát hiện kịp thời chênh lệch. Nếu đến cuối
tháng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo giấy báo
hay bản sao kê ngân hàng. Số chênh lệch được ghi vào tài khoản 1388 hoặc 3388.
Sang tháng sau phải tiếp tục kiểm tra đối chiếu để tìm nguyên nhân để điều chỉnh lại
chênh lệch.
1.1.3.2 Kế toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng:
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 112 _Tiền gửi ngân hàng
Bên nợ: Các khoản tiền được gửi vào ngân hàng hoặc kho bạc, công ty tài
chính.
Bên có: Các khoản rút từ ngân hàng ra.
Số dư nợ: Số tiền hiện còn gửi tại ngân hàng.
Tài khoản 112 gồm 3 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 1121:Tiền Việt Nam: phản ánh các khoản tiền Việt Nam của đơn vị
gửi tại ngân hàng.
Tài khoản 1122:Tiền ngoại tệ: phản ánh giá trị ngoại tệ đang gửi tại ngân hàng
đã quy đổi ra đồng Việt Nam.
Phương pháp hạch toán:

8


Các khoản thu vào tài khoản tiền gửi ngân hàng được ghi vào sổ căn cứ vào giấy
báo có của ngân hàng và các chứng từ gốc kèm theo.

Kế toán tiền gửi ngân hàng bằng tiền Việt Nam:
Sơ đồ 1.2:kế toán tiền gửi ngân hàng


9


Kế toán tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ:
Một số khái niệm và nguyên tắc:
Ngoại tệ là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp.
Tỷ giá hối đoái là tỷ giá trao đổi giữa 2 loại tiền tệ .
Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc
quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷ giá
hối đoái khác nhau.
Tỷ giá hối đoái cuối kỳ là tỷ giá hối đoái sử dụng tại ngày lập bảng cân đối kế
toán
Tỷ giá thực tế là tỷ giá hối đoái mua bán thực tế hoặc tỷ giá thực tế bình quan
liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước việt nam công bố tại thời điểm phát sinh
nghiệp vụ.
Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ 1.3:Kế toán tiền gửi ngân hàng(ngoại tệ):


10


1.1.4 Kế toán tiền đang chuyển:
1.1.4.1 Chứng từ và thủ tục chứng từ:
Tiền đang chuyển là các khoản tiền đã nộp vào ngân hàng, kho bạc nhưng chưa
nhận được giấy báo có của ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính hoặc đã nộp vào bưu

điện để chuyển thanh toán nhưng chưa nhận được giấy báo có của đơn vị thụ hưởng.
Kế toán phải căn cứ vào chứng từ gốc như phiếu chi tiền mặt, giấy nộp tiền, biên
lai nộp tiền, giấy báo nợ, giấy báo có… để phản ánh tình hình biến động của tiền
đang chuyển vào các sổ sách liên quan.
1.1.4.2. Kế toán tổng hợp:
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 113_Tiền đang chuyển
Bên nợ: Các khoản tiền đang chuyển đã nộp vào ngân hàng hoặc chuyển vào
bưu điện nhưng chưa nhận được giấy báo của ngân hàng hoặc của người hưởng thụ.
Bên có: Các khoản tiền đang chuyển đã nhận được giấy báo của ngân hàng
hoặc của người thụ hưởng.
Số dư nơ: Các khoản tiền còn đang chuyển.
Phương pháp hạch toán:
Sơ đồ 1. 4:Kế toán tiền đang chuyển



11


1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THANH TOÁN:
1.2.1 Khái quát chung:
1.2.1.1 Nội dung các khoản thanh toán:
Thanh toán giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp: thanh toán với người bán
vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, nhà thầu xây dựng, sữa chữa lớn…
Thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng: thanh toán với người mua, người
đặt hàng.
Thanh toán giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước: thanh toán về thuế, phí,
lệ phí…
Các khoản thanh toán khác:thanh toán với ngân hàng về thanh toán tiền vay,

thanh toán về khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược, các khoản phải thu, phải trả khác…
1.2.1.2 Nguyên tắc kế toán các khoản thanh toán:
Nợ phải thu cần hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu. Kế toán phải
theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải thu và kiểm tra đôn đốc từng khoản nợ, tránh
tình trạng chiếm dụng vốn.
Đối với các khoản nợ có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có dư nợ lớn thì
định kỳ hoặc cuối tháng kế toán doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra, đối chiếu
từng khoản nợ đã phát sinh, đã thu hồi và số còn nợ. Nếu cần có thể yêu cầu khách
hàng xác nhận văn bản.
Đối với các khoản nợ có gốc là ngoại tệ thì phải quy đổi theo tỷ giá thực tế cuối kỳ.
Nên phân loại nợ phải thu, nợ phải trả theo thời gian thanh toán.
Không được bù trừ số dư nợ và số dư có của các tài khoản 131, 331 mà phải lấy
số dư chi tiết lên bản cân đối kế toán.
1.2.2 Kế toán phải thu khách hàng:
1.2.2.1 Nội dung và kế toán chi tiết:
Nội dung:
Các khoản phải thu: là giá trị các loại vật tư, tài sản, hàng hóa, dịch vụ mà khách
hàng hay trong nội bộ doanh nghiệp đã nhận nhưng chưa thanh toán tiền hàng.


12


Kế toán chi tiết:
Nợ phải thu cần hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, từng nội dung
phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng
lần thanh toán.
Kế toán phải tiến hạnh phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn,
khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi được, để có căn cứ xác định số
trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với các khoản nợ

phải thu không đòi được.
1.2.2.2 Kế toán tổng hợp:
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 131_phải thu khách hàng
Bên nợ:
 Số tiền bán vật tư, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải thu khách hàng
 Số tiền phải trả khách hàng
 Điều chỉnh chênh lệch do thay đổi tỷ giá ngoại tệ
Bên có:
 Tiền đã thu ở khách hàng kể cả khoản ứng trước
 Các khoản, chiết khấu giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trừ vào nợ phải thu.
 Các khoản làm giảm khoản phải thu, khoản chênh lệch tỷ giá, thanh toán bù
trừ, xóa số nợ khó đòi, không đòi được.
Số dư bên nợ: Số tiền doanh nghiệp phải thu khách hàng
Số dư bên có: Số tiền người mua đặt trước hoặc trả thừa cho doanh nghiệp.








13


Phương pháp hạch toán:
 Truờng hợp bán hàng thu tiền sau:
Sơ đồ 1.5: Kế toán phải thu khách hàng


1.2.3 Kế toán các khoản ứng trước:
1.2.3.1 Nội dung:
Các khoản ứng trước bao gồm:
 Các khoản tiền tạm ứng cho công nhân viên để thực hiện việc mua sắm
chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh, công tác phí…
 Các khoản chi cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh không đã phát sinh nhưng
không tính hết vào chi phi của đối tượg chịu chi phí.
 Các khoản tiền, vật tư, tài sản doanh nghiệp đang dùng để thế chấp, ký quỹ,
ký cược ngắn hạn ở kho bạc, ngân hàng, các tổ chức kinh tế khác…



×