Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận sinh thái môi trường tìm hiểu về đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.29 KB, 17 trang )

Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
Đất là gì? Đất hình thành như thế nào?
• Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Ðất có hai nghĩa:
đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là
mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp.
• Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập
lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí
hậu, địa hình và thời gian.
• Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ
phì (độ mầu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực).
Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự
nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật". Gồm19
nhóm, và 54 đơn vị đất . Trong đó có 11 nhóm chính sau:
1. Đât cát : 533.433 ha
2. Đất mặn thời vụ : 825.255 ha
3. Đất mặn thường xuyên : 446.991 ha
4. Đất phèn : 587.771 ha
5. Đất phù sa : 3.400.059 ha
6. Đất xám : 2.347.829 ha
7. Đất đen than bùn : 250.773 ha
8. Đất đỏ badan : 2.683931 ha
9. Đât đỏ vàng : 14.808.931 ha
10.Đất mùn đỏ vàng trên núi : 3.503.024 ha
11.Đất thung lũng: 378.914 ha
12.Đất sói mòn trơ sỏi đá : 405.727 ha
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43
1
Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và
các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v Thành
phần chính của đất được trình bày trong hình sau:


Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có
thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:
• Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau.
• Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và
dinh dưỡng của đất.
• Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.
• Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên.
• Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.
• Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi.
Mỗi một loại đất phát sinh trên mỗi loại đá, trong điều kiện thời tiết và
khí hậu tương tự nhau đều có cùng một kiểu cấu trúc phẫu diện và độ dày.
Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ,
khoáng hữu cơ và chất hữu cơ. Khoáng vô cơ là các mảnh khoáng vật hoặc
đá vỡ vụn đã và đang bị phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh. Chất hữu
cơ là xác chết của động thực vật đã và đang bị phân huỷ bởi quần thể vi
sinh vật trong đất. Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ
sau khi phân huỷ tạo thành. Ngoài các loại trên, nước, không khí, các sinh
vật và keo sét tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác
các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng nitơ, phôtpho, v.v
Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu
cơ có hàm lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất.
Thành phần hoá học của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình
thành đất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Về sau, thành phần hoá học của đất
phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất, các quá trình hoá, lý, sinh học
trong đất và tác động của con người.
Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các
quá trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích
luỹ và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và
vật liệu hữu cơ trong đất. Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Đá
gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa hình, thời gian. Các yếu tố trên tương tác

phức tạp với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch
quyển. Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bề mặt trái đất còn chịu
sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng tự nhiên khác như động đất, núi
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43
2
Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nước mưa, dòng chảy, sóng
biển, gió, băng hà và hoạt động của con người.
• Tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất
đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng.
• Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32%
là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh
tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả
năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là
36%. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như
đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu
như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến
40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất
dốc, tầng đất mỏng, vv.
Tài nguyên đất là gì?
Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Ðất có hai nghĩa:
đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là
mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp.
Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu
đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu,
địa hình và thời gian. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng
chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%. Giá trị tài
nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ mầu
mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực). Tài nguyên đất
của thế giới theo thống kê như sau:

Tổng diện tích 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và
13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất
canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy.
Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn
1.500 triệu ha. Tỷ trọng đất đang canh tác trên đất có khả năng canh tác ở
các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36%.
Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói
mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi
khí hậu. Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá.
"Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng
hợp các điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát
triển tốt".
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43
3
Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
Những điều kiện đó là:
• Đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng.
• Độ ẩm thích hợp.
• Nhiệt độ thích hợp.
• Chế độ không khí thích hợp cho hô hấp của thực vật và hoạt động
của vi sinh vật.
• Không có độc chất.
• Không có cỏ dại, đất tơi xốp đảm bảo cho hệ rễ phát triển.
Do đó, muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn
định, cần phải tác động đồng thời các yếu tố đối với đời sống cây trồng. Có
thể dùng các biện pháp như thuỷ lợi, kỹ thuật làm đất, phân bón, chế độ
canh tác, để cải tạo đất.
Vai trò của đất
Đất có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình tự nhiên như:
1- Môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an

ninh sinh thái và an ninh lương thực;
2- Nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải;
3- Nơi cư trú của động vật đất;
4- Lọc và cung cấp nước,
5- Địa bàn cho các công trình xây dựng
Đất là tài nguyên vô giá, giá mang và nuôi dưỡng toàn bộ các hệ sinh
thái trên đất, trong đó có hệ sinh thái nông nghiệp hiện đang nuôi sống toàn
nhân loại.
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43
4
Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
Tập quán khai thác tài nguyên đất phân hoá theo cộng đồng, phụ thuộc
vào điều kiện địa lý, khí hậu, đặc trưng tập đoàn cây trồng, đặc thù văn
hoá, trình độ khoa học công nghệ, mục tiêu kinh tế.
- Tài nguyên đất việt nam
• Diện tích Việt Nam là 33.168.855 ha, đứng thứ 59 trong hơn 200
nước trên thế giới.
• Theo Lê Văn Khoa, đất bằng ở Việt Nam có khoảng >7 triệu ha, đất
dốc >25 triệu ha. >50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích đất
đồi núi là đất có vấn đề, đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc
màu gần 3 triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất
dốc trên 25
o
gần 12,4 triệu ha.
• Bình quân đất tự nhiên theo đầu người là 0,4 ha. Theo mục đích sử
dụng năm 2000, đất nông nghiệp 9,35 triệu ha, lâm nghiệp 11,58 triệu ha,
đất chưa sử dụng 10 triệu ha (30,45%), chuyên dùng 1,5 triệu ha. Đất tiềm
năng nông nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu ha. Bình quân đất tự nhiên ở
Việt Nam là 0,6 ha/người. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp
và giảm rất nhanh theo thời gian, năm 1940 có 0,2 ha, năm 1995 là 0,095

ha. Đây là một hạn chế rất lớn cho phát triển. Đầu tư và hiệu quả khai thác
tài nguyên đất ở Việt Nam chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá thấp,
hiệu quả dùng đất thấp, chỉ đạt 1,6vụ/năm, năng suất cây trồng thấp, riêng
năng suất lúa, cà phê và ngô đã đạt mức trung bình thế giới.
Suy thoái tài nguyên đất Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều
quá trình tự nhiên xã hội khác nhau đồng thời tác động. Những quá trình
thoái hoá đất nghiêm trọng ở Việt Nam là:
1- Xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không
hợp lý, chăn thả quá mức. Theo Trần Văn ý – Nguyễn Quang Mỹ (1999)
>60% lãnh thổ Việt Nam chịu ảnh hưởng của xói mòn tiềm năng ở mức
>50tấn/ha/năm;
2- Chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu,
mất cân bằng dinh dưỡng, Tỷ lệ bón phân N : P2O5 : K2O trung bình
trên thế giới là 100 : 33 : 17, còn ở Việt Nam là 100 : 29 : 7, thiếu lân và
kali nghiêm trọng. Việt Nam phấn đấu đến 2010 đất nông nghiệp sẽ đạt 10
triệu ha, trong đó có 4,2 - 4,3 triệu ha lúa, 2,8 - 3 triệu ha cây lâu năm, 0,7
triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo cung ứng 48 - 55 triệu tấn
lương thực (cả màu); Đất lâm nghiệp đạt 18,6 triệu ha (50% độ che phủ),
trong đó có 6 triệu ha rừng phòng hộ, 3 triệu ha rừng đặc dụng, 9,7 triệu ha
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43
5
Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
rừng sản xuất; Cảnh quan tự nhiên (chủ yếu là sông, suối, núi đá, ) còn 1,7
triệu ha.
* Các thống kê về tài nguyên đất:
Mục tiêu: cung cấp thông tin về sự xói mòn, đưa ra tiêu chuẩn về
khả năng sử dụng TN môi trường đất và cung cấp cơ sở TN đất cho việc
quy hoạch sử dụng TN đất ở cấp Quốc gia và cấp vùng. Ngoài ra nó còn có
ý nghĩa trong việc thiết lập chiến lược khai thác sử dụng đất.
Khi thống kê TN đất thì cần phải xây dựng bản đồ các đơn vị quản

lý đất đai, trong đó bao gồm các thuộc tính tự nhiên về tài nguyên tự nhiên
và đánh giá khả năng sử dụng TN đất.
Một cách khái quát thì kế hoạch về khả năng sử dụng đất cần phải
có 4 loại thông tin sau:
• Dữ liệu về kiểu đá, địa mạo, xói mòn, sự thoát thủy, tỉ lệ che phủ/ tỉ
lệ sử dụng đất.
• Phân chia thứ cấp các quan cảnh đất vào các đơn vị bản đồ mà thể
hiện các đặc tính tương tự.
• Giải thích các kiểu và mức độ của các hạn chế đặc ra cho việc phát
triển các mô hình sử dụng đất trong mỗi đơn vị bản đồ.
• Đánh giá tổng thể khả năng để xếp vào lớp từ thấp đến cao.
Có rất nhiều khó khăn trong việc kết hợp các dữ liệu TN đất vào
trong quy hoạch:
• Thuyết phục các nhà quy hoạch Quốc gia chấp nhận kế hoạch phân
loại TN đất.
• Hầu hết các nhà quy hoạch không quan tâm nhiều đến các chi tiết về
các kiểu đất.
Tài nguyên đất đang bị lãng phí
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43
6
Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
Hàng loạt động thái gần đây của các cơ quan chức năng cho thấy, Nhà
nước đang ráo riết phát hiện và tìm phương án xử lý triệt để vi phạm trong
quản lý, sử đụng đất đai của các tổ chức, doanh nghiệp.
Sau một thời gian dài rà soát, đánh giá, Bộ Tài nguyên và Môi trường
vừa chính thức có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ kết quả kiểm kê đất
công trên toàn quốc. Số liệu mới nhất cho thấy, tình trạng sử dụng đất sai
mục đích, bỏ đất hoang hóa, lãng phí là khá nghiêm trọng.
Hơn 250.000 ha đất… bỏ hoang!
Thống kê mới nhất từ cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, Bộ Tài

nguyên và Môi trường cho biết, cả nước hiện đang có 144.485 tổ chức đang
quản lý, sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê. Trong đó, có tới 3.311
tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích được giao, được thuê với diện
tích 25.587,82ha. Không những thế, những cơ quan, doanh nghiệp này còn
cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng trái phép để kiếm chênh lệch.
Tỏ ra khá bi quan về tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, Bộ
Tài nguyên và Môi trường nhận định, vấn nạn này “xảy ra ở hầu hết các
loại hình tổ chức”. Trong số các loại đối tượng vi phạm, các tổ chức sử
dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu, với
1.527 đơn vị trên diện tích 21.499,68 ha, chiếm 84,02%. Rà soát cho thấy
có tới 1.828 tổ chức sử dụng làm nhà ở với diện tích 4.088,24 ha. Phần lớn
diện tích đất này được dành xây nhà cho cán bộ, công nhân viên! Ấy là
chưa kể tới hơn 1.200 đơn vị khác đang sử dụng đất cho thuê trái phép với
diện tích 2.918,65 ha, tập trung lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long, sau đó tới vùng Đông Bắc, vùng Đông Nam Bộ. Những trường hợp
cho mượn, chuyển nhượng trái phép cũng lên tới con số hàng nghìn
Theo Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường),
diện tích đất chưa đưa vào sử dụng của các tổ chức được giao, thuê
cũng lên tới trên 299.719 ha. Trong đó, diện tích còn để hoang hóa xấp
xỉ 250.862 ha do 2.455 tổ chức quản lý. Diện tích đầu tư, xây dựng
chậm (dự án “treo”) cũng lên tới 48.888 ha, tập trung chủ yếu là các
trường học và những dự án phát triển đô thị mới, dự án xây dựng khu
công nghiệp Số dự án “treo” tập trung chủ yếu tại Bắc Trung Bộ,
chiếm tới 56,1% tổng diện tích đất chưa sử dụng.
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43
7
Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
“Treo”nhiều, thu hồi ít
Tại Hà Nội, trong vòng 6 năm (từ 1/1/2003 đến 31/12/2008), 3.401 dự
án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất tại Hà

Nội nhưng cũng có tới 505 dự án trong số đó bị phát hiện “treo” dưới nhiều
dạng Hà Nội phân các dự án chậm triển khai này thành nhiều loại. Loại bị
ách tắc do chậm giải phóng mặt bằng. Loại không sử dụng đất trong 12
tháng liền kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc chậm 24 tháng so
với tiến độ được duyệt. Cuối cùng là đất bị chuyển nhượng trái pháp luật,
bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích chủ đầu tư chậm thực hiện
nghĩa vụ tài chính với Nhà nước Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội, nguyên nhân khiến các chủ đầu tư chậm triển khai dự án là do Nhà
nước thay đổi, bổ sung chính sách làm phát sinh khó khăn, vướng mắc khi
xử lý giai đoạn chuyển tiếp giữa các thời kỳ, nhất là các dự án quy mô lớn,
thời gian thực hiện dài khiến dân thắc mắc, khiếu kiện. Ở một số trường
hợp khác, chủ đầu tư thiếu vốn, chưa nỗ lực, có tâm lý chờ thị trường bất
động sản bớt “trầm lắng” mới triển khai. Nhiều trường hợp chủ đầu tư là
doanh nghiệp nhỏ, năng lực yếu nhưng lại được giao dự án quy mô lớn.
Một số khác đủ điều kiện khởi công nhưng lại xin điều chỉnh cục bộ quy
hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất để nâng cao hiệu quả đầu tư - cũng
khiến dự án “treo” thời gian dài.
Số dự án “treo” nhiều như vậy song con số bị xử lý dường như còn
quá khiêm tốn và cứ “tuột” dần theo thời gian. UBND TP Hà Nội cho biết,
từ 2001 - 2005, Thành phố chỉ quyết định thu hồi đất hoang, sử dụng sai
mục đích của 67 đơn vị với tổng diện tích 59,73ha. Thành phố cũng buộc
117 tổ chức đã tự khắc phục tình trạng để đất hoang hóa, 15 tổ chức khác
trong giai đoạn này đã lập dự án sử dụng đất đúng mục đích với 36,7ha.
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43
8
Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
Năm 2006, tại Hà Nội, 29 dự án với tổng diện tích 250ha đất chậm triển
khai 12 hoặc 24 tháng đã bị xử lý. Tương tự, 63 dự án bị xử lý trong năm
2007 và thành phố Hà Nội quyết định thu hồi 41.148m2 đất của 4 đơn vị
trong năm 2008. Tiếp đó, trong 6 tháng đầu năm 2009, Thành phố mới chỉ

ra quyết định thu hồi đất dự án “treo” của 1 đơn vị!
Hứa hẹn xử lý gắt gao
Phân tích thêm về nguyên nhân “đẩy” vào dự án vào thế “treo”, Phó
Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Vũ Hồng Khanh cho rằng: “Mỗi dự án
“treo” đều có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Thành phố sẽ phân
tích nguyên nhân, từ đó có biện pháp xử lý để đảm bảo các công trình khi
đã có quyết định giao đất thì phải thực hiện đúng cam kết. Nếu là khách
quan, thành phố sẽ cùng chủ đầu tư và các đơn vị liên quan tháo gỡ. Còn
nếu là thuộc về ý thức, trách nhiệm của chủ đầu tư, thành phố sẽ có thái độ
xử lý dứt khoát. Tất cả các dự án có thời gian triển khai chậm hơn 12 tháng
tuy chưa xử lý ngay được, song Thành phố sẽ phải thanh tra, kiểm tra rồi
mới đưa ra quyết định cuối cùng.” Tuy nhiên, vị Phó Chủ tịch UBND TP
cũng không chối bỏ được trách nhiệm. “Có nguyên nhân từ chủ đầu tư song
cũng còn vì Thành phố lựa chọn, thẩm định năng lực của chủ đầu tư chưa
chuẩn nên mới có chuyện như thế”, ông Khanh nói.
Giải thích về kết quả xử lý khiêm tốn đối với dự án “treo”, đất bỏ
hoang hóa từ đầu năm 2009 tới nay, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, UBND TP đã quyết định thu
hồi được… gần 402 m2 đất của Công ty Du lịch Hà Nội sử dụng đất hoang
hóa tại 15 - 17 Yên Phụ, quận Tây Hồ. Cùng thời gian đó, UBND các quận,
huyện, thị xã cũng đã lập hồ sơ thu hồi đất của 5 đơn vị có vi phạm .
Theo lãnh đạo Sở chuyên ngành quản lý đất đai của Hà Nội, tới đây,
thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP sẽ tiếp tục làm gắt
gao hơn, tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên các dự án đầu tư có sử
dụng đất chậm triển khai thực hiện và vi phạm Luật Đất đai để có ngay
những giải pháp xử lý kịp thời, rốt ráo.
Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam
Người không có khả năng nộp tiền sử dụng đất được ghi nợ
Ngày 16/8, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2746 xin đính chính
lại Thông tư 70/2006/TT-BTC ban hành ngày 2/8 về việc hướng dẫn thực

hiện thủ tục và đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất trên giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, các hộ gia đình, cá nhân được chuyển
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43
9
Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở hoặc
chuyển từ đất nông nghiệp đã được quy hoạch khu dân cư sang sử dụng
vào mục đích làm nhà ở phải nộp tiền sử dụng đất;
Dân nôn nóng, chính quyền đủng đỉnh!
Nghị định 17/CP về cho ghi nợ tiền sử dụng đất đã được ban hành từ
hơn nửa năm qua. Thế nhưng, đến nay các cơ quan chức năng vẫn đủng
đỉnh chưa triển khai trong khi người dân nôn nóng chờ đợi.
Tiền sử dụng đất: Luật miễn sao thuế vẫn thu?
Theo luật định, những trường hợp sử dụng đất trước 15-10-1993 đều
được cấp “sổ đỏ” và không phải nộp tiền sử dụng đất. Thế nhưng tại
TP.HCM, nói vậy mà không phải vậy.
Tiền sử dụng đất: Luật miễn nhưng Thuế vẫn thu
Theo luật định, những trường hợp sử dụng đất trước 15/10/1993 đều
được cấp sổ đỏ và không phải nộp tiền sử dụng đất. Thế nhưng tại TP
HCM thì không phải vậy
Nợ tiền sử dụng đất theo qui định mới: có thể phải trả gấp nhiều lần!
Theo qui định mới, sắp tới người được ghi nợ tiền sử dụng đất phải trả
nợ theo giá đất ở tại thời điểm trả nợ. Với hình thức này, một cán bộ thuế
cho rằng người dân phải trả tiền cao gấp nhiều lần.
Dân khổ vì nghị định "đá” luật
Luật qui định không nộp tiền sử dụng đất nhưng nghị định hướng dẫn
lại yêu cầu người dân phải nộp. Chính vì nghị định này "đá” luật khiến
hàng loạt hồ sơ cấp giấy chủ quyền nhà đất ở TP.HCM bị ách tắc do chưa
biết nộp thuế theo qui định nào. Nghe đọc nội dung toàn bài:
Kinh phí dự thầu dự án sử dụng đất không quá 2tỷ

Nhà đầu tư tham dự đấu thầu phải nộp kinh phí bảo đảm dự thầu bằng
1% giá trị tiền sử dụng đất Đây là một trong những nội dung của Quyết
định số 15/2007/QĐ- UBND về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử
dụng đất vừa được UBND TP. Hà Nội ban hành. Quyết định mới này thay
thế Quyết định số 71/2006/QĐ- UB. Theo đó, các quy định liên quan đến
việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án đã ban hành trái với quy định này
đều bị bãi bỏ.
Dân không chịu nhận “sổ đỏ” vì mất quá nhiều tiền
Trước đây, nhiều người dân bị gây khó dễ khi làm các thủ tục cấp
“sổ đỏ”. Nay tình trạng đó đã giảm bớt, nhưng lại xuất hiện vấn đề mới:
người dân không chịu đến nhận “sổ đỏ” của mình! Lý do, để nhận sổ đỏ
người dân phải nộp một khoản tiền không nhỏ cho nhà nước.
Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm sử dụng đất
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43
10
Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo, trong năm 2004, trường hợp chủ
sử dụng đất để hoang hoá hoặc chưa sử dụng, thành phố sẽ kiên quyết thu
hồi đất giao cho UBND các quận, huyện quản lý và tổ chức lập phương án
sử dụng đất có hiệu quả, đồng thời công khai trên phương tiện thông tin đại
chúng để lựa chọn chủ đầu tư đủ năng lực thực hiện.
2007 : dân được ghi nợ tiền sử dụng đất
TP - Trong dự thảo nghị định vừa trình Chính phủ xem xét, Bộ Tài
chính đã thống nhất quy định mọi người dân đều được ghi nợ nghĩa vụ tài
chính là tiền sử dụng đất. Quy định nhằm tạo sự công bằng về quyền lợi
cho mọi người dân đang sử dụng đất.
Tiền sử dụng đất: Bất ổn từ những con số
Ông Nguyễn Văn Xa, Cục phó cục Quản lý công sản, khẳng định,
thu tiền sử dụng đất đối với người sử dụng đất trước năm 1993 (mà không
phải của công) không chỉ là bất hợp lý mà còn trái với Luật đất đai.

Giao đất cho doanh nghiệp sẽ nhanh hơn
Dự thảo Quy định về thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất về cơ bản đã được Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM hoàn
tất. Dự kiến UBND TPHCM sẽ ban hành quy định này khi Luật Đất đai sửa
đổi có hiệu lực vào ngày 1/7 tới. Theo nội dung dự thảo, thủ tục giao đất
cho doanh nghiệp sẽ thông thoáng hơn, chẳng hạn khi xin sử dụng đất dự
án chỉ cần nộp hồ sơ vào một nơi và nhận kết quả ở chính nơi nộp là Sở Tài
nguyên và Môi trường.
Hà Nội: Muốn tiếp tục thuê đất phải chứng minh được hiệu quả sử
dụng đất
Tất cả hồ sơ xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để
thực hiện các dự án đầu tư mà không sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên
địa bàn TP Hà Nội đều phải được Hội đồng Thẩm định nhu cầu sử dụng đất
thành phố thẩm định - đó là nội dung trong Quy định tạm thời về trình tự,
thủ tục hồ sơ, nội dung và thẩm định nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn
thành phố vừa được ban hành.
Đà Nẵng: “Cẩm nang” giải tỏa - đền bù (Kỳ 2)
+ Người được UBND thành phố bố trí đất ở hoặc xác nhận chứng
chuyển cấp có thẩm quyền giao cấp đất trước ngày 15-10-1993 được hỗ trợ
đối với phần diện tích ghi trong giấy tờ nhưng không quá 50% hạn mức.
Chậm nộp tiền sử dụng đất sẽ bị phạt
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành nghị định 198/2004/NĐ-CP
về thu tiền sử dụng đất. Nghị định này đã đưa ra chế tài xử lý: “chậm nộp
tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước thì mỗi ngày chậm nộp chịu phạt
0,02% tính trên số tiền sử dụng đất chậm nộp”.
Treo hàng ngàn sổ đỏ
Tại TP.HCM, hàng ngàn sổ đỏ vẫn chưa thể phát cho người dân chưa
hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Số tiền sử dụng đất quá cao trong khi cơ
quan thuế lại không cho phép họ ghi nợ.
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43

11
Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
Tổng kiểm tra tình trạng qui hoạch “treo”, dự án “treo”
Ngày 2-8, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường đã ra quyết định
kiểm tra tình hình sử dụng đất của các khu qui hoạch và dự án đầu tư trên
phạm vi cả nước nhằm đánh giá tình trạng qui hoạch có nội dung sử dụng
đất nhưng không thực hiện (qui hoạch “treo”), tình trạng chậm sử dụng đất
đối với các dự án đầu tư (dự án “treo”) và đề ra giải pháp xử lý trước ngày
30-6-2007.
Kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất tại TPHCM: Hàng loạt sai
phạm cần sớm xử lý
Trong suốt từ năm 2002 đến tháng 9/2003, tình hình quản lý sử dụng
đất tại 6 quận huyện được kiểm tra toàn diện tại TPHCM đã bộc lộ nhiều
sai phạm. Kết quả tổng hợp của Thanh tra TP từ thực tế của 4 đoàn kiểm
tra theo chỉ đạo của Thành Ủy cho thấy cần phải có những biện pháp mạnh
hơn nữa mới có thể lập lại trật tự trong lĩnh vực này.
1/1/2005 tổng kiểm kê đất đai toàn quốc
Tại hội nghị tập huấn kiểm kê đất đai tổ chức tại Hà Nội ngày 20/12,
thời điểm thực hiện kiểm kê được xác định thống nhất trên phạm vi cả
nước bắt đầu từ ngày 1/1/2005. Công tác kiểm kê sẽ được thực hiện ở tất cả
các cấp chính quyền từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, vùng lãnh thổ và cả
nước sẽ hoàn thành trước ngày 31/10/2005.
Tổng kiểm tra tình trạng qui hoạch “treo”, dự án “treo”
Ngày 2/8, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường đã ra quyết định
kiểm tra tình hình sử dụng đất của các khu qui hoạch và dự án đầu tư trên
phạm vi cả nước nhằm đánh giá tình trạng qui hoạch có nội dung sử dụng
đất nhưng không thực hiện (qui hoạch “treo”), tình trạng chậm sử dụng đất
đối với các dự án đầu tư (dự án “treo”) và đề ra giải pháp xử lý trước ngày
30/6/2007.
Đừng lãng phí tài nguyên đất

Lãng phí đất công: Sự thật được phơi bày
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43
12
Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
(Dân trí) - “Gần 300.000 ha đất được Nhà nước giao cho các tổ chức
quản lý, sử dụng nhưng thực tế lại chưa… sử dụng, trong đó hơn 250.000
ha để hoang hoá, còn lại là các dự án treo…” - Thống kê trên vừa được Bộ
Tài nguyên Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Nhiều dự án sau giao đất là treo (ảnh minh họa).
Sử dụng sai mục đích, lấn chiếm tràn lan
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) gửi Thủ tướng
Chính phủ về kết quả kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức đang quản
lý, sử dụng được nhà nước giao đất, cho thuê đất thì tình trạng sử dụng đất
sai mục đích, bỏ hoang hoá, lãng phí là rất nghiêm trọng.
Điển hình là tại Hà Nội, một trong những địa phương mà các doanh
nghiệp (chủ yếu là ngoài quốc doanh) luôn kêu khó vì thiếu quỹ đất thì
trong số 3.401 dự án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất,
cho thuê đất, có tới 505 dự án bị “treo” dưới nhiều dạng (từ 2003 - 2008).
Có dự án bị ách tắc do chậm GPMB, có dự án không sử dụng đất trong
12 tháng liền từ khi nhận bàn giao đất trên thực tế hoặc chậm 24 tháng so
với tiến độ được duyệt. Bên cạnh đó, không thể thiếu các trường hợp đất bị
chuyển nhượng trái phép, bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích…
Theo kết quả kiểm kê quỹ đất trên toàn quốc năm 2008, tổng số tổ
chức sử dụng đất cho thuê trái phép là 1.205 tổ chức với diện tích gần
3.000 ha. Trong đó, diện tích đất cho thuê trái pháp luật đối với khối các tổ
chức cơ quan nhà nước là 1.890 ha, chủ yếu ở các tổ chức là UBND cấp xã,
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị.
Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích được giao, thuê xảy ra
ở hầu hết các loại hình tổ chức. Cả nước có 3.311 tổ chức được giao,
thuê với diện tích là 25.587 ha đã sử dụng không đúng mục đích, chủ

yếu nhằm vào sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm nhà ở cho cán
bộ công nhân viên…
“Lãng phí đất công suốt nhiều năm qua là sự thật khách quan dễ nhận thấy
nhưng đây là lần đầu tiên sự thật đó được thống kê đầy đủ, chi tiết bởi cơ quan
quản lý Nhà nước về đất đai” - một quan chức Bộ TNMT nhận định.
Cũng theo báo cáo trên, tổng diện tích bị lấn chiếm lên tới 254.000 ha
do 3.915 tổ chức, cá nhân đang quản lý. Nguyên nhân là do tình trạng sử
dụng đất không hiệu quả, sử dụng chưa hết diện tích được giao, quản lý
lỏng lẻo ở hầu hết các loại hình tổ chức.
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43
13
Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
Mặt khác, thời gian giao đất trước đây đã quá lâu, thủ tục không đầy
đủ dẫn đến để cho các cá nhân, tổ chức khác lấn chiếm. Cá biệt có tổ chức
không biết ranh giới đất của đơn vị mình sử dụng đến đâu… Chính điều đó
dẫn tới tình trạng tranh chấp đất đai xảy ra thường xuyên và kéo dài.
Hơn 250.000 ha đất để hoang
Một trong những vấn đề gây bức xúc lớn trong dư luận chính là việc
các tổ chức được giao, thuê đất đã không sử dụng, để hoang hoá.
Thống kê từ Bộ TNMT, có tới gần 300.000 ha đất của 4.120 tổ chức
được giao, thuê nhưng chưa sử dụng, trong đó số diện tích còn để hoang
hoá lên tới hơn 250.000 ha, còn lại gần 49.000 ha là đầu tư, xây dựng chậm
(hay còn gọi là dự án “treo”).
Các dự án này bị triển khai chậm do gặp khó khăn, vướng mắc trong
công tác bồi thường, GPMB, tái định cư. Một số dự án tiến độ chậm do các
chủ đầu tư thiếu vốn để thực hiện…
Qua kiểm kê quỹ đất, Bộ TNMT còn phát hiện nhiều trường hợp các
tổ chức được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sự chênh lệch với
hiện trạng sử dụng đất.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức cũng

là một bất cập. Nhiều nơi chưa quan tâm đến việc làm thủ tục xin cấp giấy
này nên tỷ lệ được cấp giấy chứng nhận rất hạn chế.
Trước tình hình đó, Bộ TNMT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho
phép xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, sử dụng đất của các tổ chức thống nhất
trên toàn quốc. Bộ cũng đề xuất cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của
người đứng đầu nếu xảy ra tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích.
Để tăng cường biện pháp quản lý, Bộ TNMT cho rằng cần lập thủ
tục thu hồi và giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý, lập kế
hoạch khai thác sử dụng đối với diện tích đất đang cho mượn, chuyển
nhượng trái phép…
Đối với các dự án đầu tư chậm tiến độ do khó khăn trong công tác bồi
thường, GPMB, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo xem xét và đề xuất việc gia
hạn hoặc chấm dứt đối với từng dự án cụ thể.
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43
14
Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
DÂN SỐ VÀ TÀI NGUYÊN ĐẤT
Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông
nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện
tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn
đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động
gián tiếp của sự gia tăng dân số. Ở Việt Nam từ năm 1978 đến nay,
130.000 ha bị lấy cho thủy lợi, 63.000 ha cho phát triển giao thông, 21 ha
cho các khu công nghiệp.
Theo số liệu của viện tài nguyên thế giới năm 1993 quỹ đất của tòan
thế giới khỏang 13 tỉ ha
-Mật độ dân số 43 người/km2
-Một số nước có quỹ đất hạn hẹp như Hà Lan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,
Ấn Độ, Singapore (chỉ 0,3ha/người)
-Diện tích nước ta là trên 33 triệu ha đứng thứ 55 trên 200 nước, diện

tích bình quân đầu người khỏang 0,4ha
Quỹ đất trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số tăng nhanh nên
diện tích đất trên đầu ngừơi ngày càng giảm
- Suy giảm tài nguyên đất
- Đất ngày bị sa mạc hóa, bạc màu… do sự khai thác của con người
Theo số liệu của viện tài nguyên thế giới năm 1993 quỹ đất của tòan
thế giới khỏang 13 tỉ ha
-Mật độ dân số 43 người/km2
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43
15
Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
-Một số nước có quỹ đất hạn hẹp như Hà Lan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,
Ấn Độ, Singapore (chỉ 0,3ha/người)
-Diện tích nước ta là trên 33 triệu ha đứng thứ 55 trên 200 nước, diện
tích bình quân đầu người khỏang 0,4ha
Quỹ đất trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số tăng nhanh nên
diện tích đất trên đầu ngừơi ngày càng giảm
-Đất ngày bị sa mạc hóa, bạc màu… do sự khai thác của con người
- Mất rừng
Tòan thế giới có khỏang 3,8 tỷ ha rừng. Hàng năm mất đi khỏang trên
15 triệu ha.
- Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khỏang 2% /năm.
Châu Á mỗi năm mất khỏang 5 triệu ha rừng
Việt nam trước 1945 rừng chiếm 43% diện tích, hiện nay chỉ còn
khỏang 33%, mặc dù có nhiều nỗ lực trồng và bảo vệ rừng.
- Hiện trạng suy giảm tài nguyên đất trên thế giới
• Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái
nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá,
mặn hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40%
đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do

biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc
Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ.
Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương
thực thế giới trong 25 năm tới.
• Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%,
khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi, ) 7%, chăn thả gia súc quá
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43
16
Bài tiểu luận Sinh thái và môi trường
mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây ô
nhiễm 1%. Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục
không giống nhau: ở Châu Âu, châu á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân
hàng đầu, châu Đại Dương và châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò
chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu do hoạt động nông nghiệp.
• Xói mòn rửa trôi : Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên
nhân thoái hoá đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp
28% vai trò, mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên
thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi
xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh
30 - 50 triệu tấn lương thực.
• Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện
tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc
hoá đe doạ và hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất
khả năng canh tác do những hoạt động của con người.
- Kết luận
• Đất đai được xem là tài sản của một Quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ
yếu, đồng thời cũng là đối tượng của lao động và là sản phẩm của lao động.
• Khoa học về sinh thái Môi trường cũng xem đất như là một “cơ thể
sống”. Do đó, môi trường đất cũng như Tài nguyên Môi trường đất phải có
quá trình hình thành và cả sự tàn lụi nữa.

• Chính vì vậy, cần phải hiểu rõ được tầm quan trọng của Tài nguyên
Môi trường đất. Từ đó, đưa ra những kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn tài
nguyên này một cách hợp lý nhằm phụ vụ mục tiêu phát triển bền vững cho
nhu cầu của hiện tại những không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ
tương lai.
SVTH: Tống Thị Lê Uyên Lớp: CĐ trồng trọt 43
17

×