Sốc mất máu
Mục lục
1. Đại cương
2. Nguyên nhân
3. Triệu chứng lâm sàng
4. Chẩn đoán
5. Xử trí
1. Đại cương
- Sốc mất máu là tình trạng sốc do giảm đột ngột thể tích máu lưu hành gây ra:
+ Giảm tưới máu tổ chức (thiếu oxy tế bào)
+ Rối loạn chuyển hóa tế bào
- Tình trạng thiếu oxy tế bào kéo dài dẫn đến tổn thương tế bào các tạng, nếu muộn gây sốc trơ
dẫn đến tử vong.
- Cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân
Chảy máu ngoài.
Chảy máu trong.
Tan máu cấp do sốt rét ác tính, nhiễm khuẩn cấp vi khuẩn yếm khí, truyền máu nhầm nhóm.
Mất huyết tương: bỏng rộng, viêm phúc mạc, tắc ruột.
Bệnh nhiễm khuẩn cấp, nhiễm độc cấp (phospho hữu cơ), không được ăn uống.
3. Triệu chứng lâm sàng
Hệ cơ quan Shock sớm Shock muộn
Thần kinh Trạng thái tâm thần thay đổi Mất tri giác
Tuần hoàn Nhịp tim nhanh
Hạ huyết áp tư thế
Suy tim
Loạn nhịp tim
Hạ huyết áp
Thận Thiểu niệu Vô niệu
Hô hấp Thở nhanh Thở nhanh
Suy hô hấp
Gan Không thay đổi Suy gan
Tiêu hóa Không thay đổi Xuất huyết niêm mạc
Huyết học Thiếu máu Rối loạn đông máu
Chuyển hóa Không Toan
Hạ canxi
Hạ magne
Phân loại chảy máu
Bledsoe et al., Essentials of Paramedic Care: Division 1II
© 2006 by Pearson Education, Inc. Upper Saddle River, NJ
Xuất huyết ngoại
Do chấn thương mô mềm
Hầu hết vết thương mô mềm kết hợp xuất huyết vừa và không đe dọa tính
mạng
◦
Có thể kèm theo những nguy cơ mắc bệnh và biến dạng đáng kể
Mức độ nghiêm trọng của chấn thương phụ thuộc vào:
◦
Vị trí giải phẩu của nơi xuất huyết ( động mạch, tĩnh mạch, mao mạch)
◦
Mức độ của sự vỡ mạch máu
◦
Lượng máu mất mà có thể dung nạp của bệnh nhân
Bledsoe et al., Essentials of Paramedic Care: Division 1II
© 2006 by Pearson Education, Inc. Upper Saddle River, NJ
Xuất huyết nội (1 of 2)
Có thể do:
◦
Vết thương cùn hoặc xuyên thấu
◦
Bệnh nội khoa cấp tính hoặc mạn tính
Xuất huyết nội có thể do rối loạn huyết động thường xảy ra ở một trong bốn khoang cơ thể:
◦
Lồng ngực
◦
Bụng
◦
Chậu
◦
Khoang sau màng bụng
Bledsoe et al., Essentials of Paramedic Care: Division 1II
© 2006 by Pearson Education, Inc. Upper Saddle River, NJ
Xuất huyết nội (2 of 2)
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể gợi ý xuất huyết nội đáng
kể bao gồm:
◦
Máu đỏ tươi từ miệng, trực tràng hoặc lỗ khác
◦
Chất nôn màu bã cà phê
◦
Phân đen (màu đen, hắc ín)
◦
Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi ngồi hoặc đứng.
◦
Hạ huyết áp tư thế đứng
Bledsoe et al., Essentials of Paramedic Care: Division 1II
© 2006 by Pearson Education, Inc. Upper Saddle River, NJ
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán xác định
- Các triệu chứng mất máu
Mạch nhanh, nhỏ, huyết áp hạ
Vật vã, lờ đờ, rối loạn ý thức nhất là ở người già.
Da niêm mạc lạnh, nhợt nhạt
Thở nhanh, tím môi và đầu chi.
Khát nước, đái ít, vô niệu
Xét nghiệm máu: hồng cầu giảm, hematocrite giảm. Kết quả xét nghiệm thường là chậm
4.2. Chẩn đoán phân biệt
Sốc do tim: áp lực tĩnh mạch trung tâm thường tăng. Cung lượng tim giảm.
Sốc nhiễm khuẩn: có sốt, có ổ nhiễm khuẩn, bạch cầu tăng
Sốc phản vệ cũng có phần giảm thể tích tuần hoàn. Chẩn đoán khó nếu sốc muộn.
Chẩn đoán mức độ
5. Cận lâm sàng
- Nhóm máu
- Các xét nghiệm máu: thường là chậm mất nhiều giờ so với lúc chảy máu (đếm hồng cầu, định
lượng huyết cầu tố, thể tích hồng cầu) urê máu tăng phản ánh mức độ nặng của chảy máu
nhưng thường không biết rõ Urê máu của bệnh nhân từ trước).
ĐIỀU TRỊ
Xử trí nhằm 3 mục đích:
1)Hồi sức
2)Điều trị phối hợp
3)Điều trị nguyên nhân.
Hồi sức sốc mất máu
Hồi sức tuần hoàn
1. Cầm máu:
- Băng ép, ga rô, kẹp mạch máu đứt, mổ cấp cứu cầm máu
2. Bồi hoàn lượng máu mất:
- Truyền máu hoặc dịch thay thế máu.
- Nguyên tắc bù máu mất phải đảm bảo Hct khoảng 30%.
- Tốc độ truyền dựa vào HAĐM và HA tĩnh mạch trung tâm. Tránh truyền quá nhanh gây suy
tim hay phù phổi cấp.
2.1. Truyền dịch là chủ yếu để bù lại thể tích máu.
Đặt 2 đường truyền ngoại vi lớn
Truyền dịch dựa vào các thông số: mạch, huyết áp, nước tiểu.
Mạch nhanh và huyết áp hạ dần mặc dù truyền dịch tích cực: chứng tỏ mất máu còn đang tiếp tục.
Nên đặt catête tĩnh mạch trung tâm để đo CVP (áp lực tĩnh mạch trung tâm) ở bn suy tim
Theo dõi lượng nước tiểu: thông số có giá trị.
2.2. Lựa chọn các loại dịch:
Nói chung trong sốc mất máu, bất kỳ dung dịch đẳng trương nào có dưới tay cũng
đều tốt nếu không được lựa chọn
- Máu, huyết tương, dung dịch cao phân tử (heasteril ): tỷ lệ bù thể tích 1:1.
- Natriclorua 0,9% chỉ hồi phục được 1/4 và glucose chỉ được 1/10 thể tích đã mất
trong lòng mạch.
- Truyền máu: khi hematocrit < 25%. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhóm máu
hiếm truyền ngay máu nhóm O trong khi chờ máu cùng nhóm.
2.3. Tốc độ truyền dịch và lượng cần thiết:
- Ngay lập tức phải truyền một dung dịch thay thế trong lúc chờ đợi lấy nhóm máu.
- Tốc độ truyền nhanh khi huyết áp không đo được và máu vẫn chảy.
- Phải truyền bằng nhiều đường tĩnh mạch lớn (cánh tay, đùi, cảnh trong, dưới
đòn ) để đạt được 500 ml trong 15 phút. Khi huyết áp lên đến 70 - 80 mmHg giảm
tốc độ truyền.
- Dấu hiệu truyền dịch đầy đủ: huyết áp tâm thu trên 100mmHg, mạch dưới 110l/p,
da dẻ hồng hào, người nóng, tiểu được trên 50ml/h, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc
tốt.
3. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực:
-
Tiến hành khi có hiện tượng ngưng tim (không được để lâu quá 4 phút).
-
Bóp tim trong lồng ngực nếu lồng ngực đã được mở
4. Phá rung thất:
-
Quan sát điện tâm đồ thấy có rung thất phải sốc điện càng sớm càng tốt.
5. Dùng thuốc vận mạch:
- Nếu HA hạ thấp dưới ngưỡng thận, song song với truyền dịch có thể dùng thêm
thuốc vận mạch (Dopamin)
II. Hồi sức hô hấp
Mất máu giảm thể tích tuần hoàn giảm O2 tế bào cung cấp thêm O2 cho bệnh nhân.
1. Làm thông khí đạo:
- Hút sạch đờm dãi, máu cục, lấy hết dị vật đường thở
2. Cung cấp oxy
2.1 Thở dưỡng khí:
-
Cho BN thở dưỡng khí với nồng độ 40%-60%
-
Không nên dùng dưỡng khí 100% để tiến hành hô hấp nhân tạo kéo dài vì có thể
bị ngộ độc dưỡng khí.
2.2 Hô hấp nhân tạo:
-
Hà hơi thổi ngạt
-
Thở máy.
2.3 Đặt NKQ và mở khí quản:
-
Đặt NKQ khi có điều kiện để cấp cứu nhanh chống suy hô hấp.
-
Xét thấy đăt NKQ khó hay quá trình hô hấp nhân tạo kéo dài, BN không thể tự
thở sau 24h hoặc cần hút đờm dãi lâu thì có chỉ định mở khí quản