Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

cải cách hệ thống ngân hàng một số nước châu Á sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.09 KB, 16 trang )



Bộ giáo dục Viện khoa học x hội
v đo tạo việt nam


Viện kinh tế v chính trị thế giới
--------------------------------


Phạm Thị Nguyệt




Cải cách hệ thống ngân hng một số nớc Châu á sau
khủng hoảng ti chính - tiền tệ khu vực: trờng hợp
Thái Lan, Hn Quốc v Malaysia





Chuyên ngành : Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế quốc tế
Mã số : 62.31.07.01




Tóm tắt Luận án tiến sĩ kinh tế








H Nội, 2009

Công trình hoàn thành tại: Viện kinh tế và Chính trị thế giới.
Viện Khoa học xã hội Việt Nam



Ngời hớng dẫn khoa học:



1. PGS.TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn

2. TS. Nguyễn Văn Tâm




Phản biện 1: PGS.TS. Lê Hoàng Nga

Phản biện 2: PGS.TS. Trịnh Thị Hoa Mai

Phản biện 3: PGS.TS. Trần Đình Thiên





Luận án đợc bảo vệ trớc hội đồng chấm luận án cấp nhà nớc tại Hội
trờng tầng 4 Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, 176 Thái Hà, Hà Nội.
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2009.






Có thể tìm hiểu luận án tại: Th viện Quốc gia
Th viện Viện Kinh tế và Chính trị thế giới

Danh mục công trình đ công bố liên quan đến
luận án


1. Phạm Thị Nguyệt (2004), Chỉ số giá hàng tiêu dùng đã hạ nhiệt - thị
trờng ngoại hối và thị trờng tiền tệ ổn định, Tạp chí Chứng
khoán (Số 10/2004), tr.37 39.
2. Phạm Thị Nguyệt (2006), Thành công trong cơ cấu lại hệ thống Ngân
hàng Thơng mại cổ phần, Tạp chí Thị trờng Tài chính Tiền tệ
(Số 1 + 2/2006), tr. 42 44.
3. Phạm Thị Nguyệt (2006), Cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng Thơng mại
cổ phần. Kết quả và giải pháp tăng cờng hoạt động, Tạp chí
Khoa học và Đào tạo Ngân hàng (Số 48/2006), tr. 22 25.
4. Phạm Thị Nguyệt (2007), Thành công trong cơ cấu lại NHTMCP nhìn
từ góc độ diễn biến giá cổ phiếu, Tạp chí Thị trờng Tài chính

Tiền tệ (Số 1+2, 1/2007), tr. 43 46.
5. Phạm Thị Nguyệt (2007), Hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP:
nhìn từ góc độ tăng giá vững chắc của cổ phiếu, Tạp chí Thơng
mại (Số 1+2, 2007) tr. 24 25.
6. Phạm Thị Nguyệt (2007), 6 tháng đầu năm 2007 HĐHTNHTMCP
tiếp tục phát triển vững chắc, Tạp chí Thị trờng Tài chính Tiền
tệ (Số 15, 1/8/2007), tr. 21 22.
7. Phạm Thị Nguyệt (2007), Hệ thống NHTMCP trong cuộc cạnh tranh
mới về dịch vụ, Tạp chí Ngân hàng (Số 19, 10/2007), tr. 41 - 43.



1
Mở ĐầU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực Châu á xảy ra đầu tiên ở Thái Lan vào đầu tháng 7- 1997, sau
đó lan rộng sang một loạt quốc gia khác trong khu vực. Các nớc Châu á sau khủng hoảng đã áp dụng nhiều giải
pháp ở các cấp độ khác nhau, cả quốc tế và khu vực, cả vi mô lẫn vĩ mô trong đó tập trung chủ yếu vào củng cố hệ
thống ngân hàng, tích cực thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực nhằm lấy lại niềm tin của giới đầu t. Hệ thống tài
chính - ngân hàng là một trong những điểm yếu của các nền kinh tế Châu á. Do vậy, việc cải cách hệ thống tài
chính - ngân hàng, xây dựng một thể chế tài chính - ngân hàng lành mạnh là giải pháp trọng tâm của các nớc Châu
á nhằm khắc phục khủng hoảng, phục hồi kinh tế. Các chính sách nhằm cơ cấu lại các tổ chức tài chính đã đổ vỡ
nh sáp nhập hoặc chuyển giao các cơ sở tài chính yếu kém vào các cơ sở làm ăn hiệu quả hơn. Các ngân hàng mới
này phải đợc sắp xếp và cải cách phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; thực hiện công khai, minh bạch tài chính và
để cho kiểm toán quốc tế đánh giá hiệu quả của các ngân hàng. Điều này buộc các ngân hàng phải xoá bỏ hoàn toàn
các khoản cho vay không sinh lời (NPLs), hạn chế cho vay tới các doanh nghiệp, dự án không hiệu quả. Các khoản
nợ khó đòi sẽ đợc cơ cấu lại dới dạng phát hành trái phiếu ngân hàng hoặc chuyển giao cho công ty quản lý và
mua bán nợ ở mức độ nào đó, các chính sách và giải pháp này đã thành công trong việc ngăn chặn khủng hoảng,
khắc phục những tổn thất do nó gây ra và phát triển hệ thống ngân hàng theo hớng lành mạnh và minh bạch hơn.
Tuy nhiên, quy mô, mức độ trầm trọng, tính thờng xuyên và đặc biệt là tính lây lan của khủng hoảng tài chính -

tiền tệ trong những năm gần đây đã khiến cho các nhà kinh tế học nghi ngờ về hiệu quả hoạt động của hệ thống và
đa ra các giải pháp khác nhau nhằm cải tổ nó.
Năm 2001, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chơng trình cải cách ngân hàng tổng thể kết hợp với triển
khai Cải cách doanh nghiệp Nhà nớc. Do đó, việc nghiên cứu và vận dụng linh hoạt các bài học từ thực tiễn cải
cách ngân hàng của một số nớc Châu á là hết sức cần thiết, nhằm xây dựng, điều chỉnh chính sách và biện pháp
trong quá trình tái cơ cấu và tiếp tục đổi mới hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Cho đến nay cha có đề tài hay công
trình nghiên cứu nào đề cập có tính hệ thống và toàn diện về vấn đề trên. Với lí do đó, tôi chọn đề tài: Cải cách hệ
thống ngân hàng một số nớc Châu á sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực: trờng hợp Thái Lan, Hàn
Quốc và Malaysia.
2. Tình hình nghiên cứu
Các nớc Châu á đã vợt qua khủng hoảng, phục hồi với tốc độ nhanh và đang từng bớc phát triển. Cải
cách hệ thống ngân hàng là một trong những giải pháp đẩy nhanh quá trình phục hồi đã và đang đợc thực hiện ở
các nớc này. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của các học giả, các nhà nghiên cứu và các nhà kinh tế trong và
ngoài nớc. Đã có một số cuốn sách, công trình nghiên cứu, bài báo, tham luận hội thảo khoa học bàn tới những
vấn đề tổng thể hoặc từng khía cạnh riêng biệt về quá trình cải cách hệ thống ngân hàng ở các nớc Châu á,
từ đó
đề xuất những giải pháp đẩy mạnh cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay. Đặc biệt
là một số cuốn sách nh: Chủ nghĩa t bản hiện đại - Khủng hoảng kinh tế và điều chỉnh chủ biên: PGS.TS Lê Bộ
Lĩnh; Khủng hoảng tài chính tiền tệ: Đặc trng và các chỉ số báo động của PGS. TSKH Võ Đại Lợc, Cải cách
hệ thống tài chính Nhật Bản những năm cuối thập kỷ 90 và bài học cho Việt Nam của Nguyễn Minh Phong, Luận
án tiến sỹ Đánh giá sự tăng trởng kinh tế của các nớc ASEAN dới góc độ ngân hàng và áp dụng kinh nghiệm
Việt Nam của TS. Nguyễn Phơng Thảo. Một số cuốn sách tiêu biểu của phơng Tây đã lý giải và đa các giải
pháp khắc phục và ngăn ngừa khủng hoảng nh: Tính bất ổn của hệ thống tài chính quốc tế (Oliver Davanne, 2000);
Kinh tế chính trị của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á (Stephan Haggard, 2000).
Tuy nhiên, việc khảo cứu vấn đề này một cách có hệ thống vẫn đòi hỏi nhiều công sức của các nhà nghiên
cứu. Còn nhiều thách thức đang đặt ra cho quá trình cải cách kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng ở
các nớc Châu á. Trớc tình hình đó, tác giả muốn tiếp tục nghiên cứu quá trình cải cách hệ thống ngân hàng ở một
số nớc Châu á sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu đã
có.
3. Đối tợng và mục đích nghiên cứu



2
Đối tợng và mục đích bao trùm là phân tích quá trình cải cách ngân hàng tại một số nớc Châu á từ sau
khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực 1997 - 1998 đến nay. Luận án tập trung nghiên cứu cải cách ngân hàng tại
một số nớc Châu á để rút ra các bài học kinh nghiệm cho quá trình cải cách hệ thống ngân Việt Nam. Do đó mục
đích cụ thể là: Thứ nhất, khảo sát khung khổ lý thuyết và thực tiễn của cải cách ngân hàng ở các nớc Châu á. Thứ
hai, phân tích thực tiễn cải cách ngân hàng tại một số nớc Châu á, tập trung phân tích 3 trờng hợp: Thái Lan,
Hàn Quốc và Malaysia. Thứ ba, khái quát, đánh giá quá trình cải cách ngân hàng Việt Nam và từ những bài học
của Châu á, trình bày những hàm ý chính sách đối với Việt Nam trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của đề tài chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu cải cách hệ thống ngân hàng ở một số nớc Châu á từ sau
khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực 1997 - 1998 đến nay, trong đó tập trung phân tích ngân hàng Thơng mại là chủ
yếu, sự phân tích ngân hàng Trung ơng chỉ có ý nghĩa làm rõ vai trò đối với sự phát triển an toàn của hệ thống. Một số
nớc Châu á ở đây chỉ giới hạn phân tích 3 trờng hợp: Thái Lan, Hàn Quốc và Malaysia. Đây là những nớc nằm ở
trung tâm của khủng hoảng, tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, mức độ ảnh hởng khác nhau, do đó bên cạnh
những biện pháp chung, mỗi nớc đã áp dụng những biện pháp khắc phục khủng hoảng riêng. Vì vậy, sự phân tích tập
trung vào 3 nớc này để có so sánh, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm trong phòng ngừa cũng nh khắc phục
vợt qua khủng hoảng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung vào ba câu hỏi chính: (1) Vì sao phải cải cách ngân hàng xét ở giác độ lý luận? (2) Thực
tiễn cải cách ngân hàng ở các nớc Châu á có đặc điểm gì và chính sách, biện pháp của mỗi quốc gia nh thế nào?
(3) Triển vọng và những bài học kinh nghiệm để rút ra những gợi ý chính sách cho Việt Nam trong cải cách ngân
hàng là gì?
6. Phơng pháp nghiên cứu
Phơng pháp nghiên cứu chủ yếu là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Xem xét cuộc khủng hoảng tài
chính tiền tệ Châu á diễn ra ở mức độ nghiêm trọng khác nhau ở từng nớc, với những nguyên nhân và biện pháp
khắc phục khác nhau; tuy nhiên, đều có những biểu hiện chung của khủng hoảng tài chính, tiền tệ, ngân hàng. Phân
tích cải cách ngân hàng trong quá trình cải cách các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Nghiên cứu cải cách ngân hàng
ở Châu á nhằm vào những đòi hỏi thực tiễn của đất nớc hiện nay. Từ đó thấy đợc tác động của cuộc khủng hoảng

và những cải cách đối với các nớc, và chúng ta có thể học đợc những gì từ kinh nghiệm vợt qua khủng hoảng đó.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phơng pháp nghiên cứu cụ thể khác nh: tổng hợp, phân tích, so sánh để làm
nổi bật kết quả nghiên cứu.
7. Đóng góp của luận án
Luận án có thể có đợc một số đóng góp nh sau: Thứ nhất, Luận án cho rằng, việc tái cơ cấu hệ thống
ngân hàng phải dựa trên nguyên tắc bảo vệ lợi ích ngời gửi tiền và trách nhiệm về thiệt hại trớc hết phải do cổ
đông gánh chịu. Thứ hai, việc tái cơ cấu phải phải gắn với việc duy trì các chuẩn mực tín dụng và khuyến khích
hoặc bắt buộc tăng vốn từ khu vực t nhân. Thứ ba, quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần cân nhắc thận
trọng các yếu tố nh chi phí tài chính, thời gian, uy tín của hệ thống ngân hàng đối với ngời gửi tiền, trong đó uy
tín và lòng tin có ý nghĩa quyết định. Thứ t, Luận án đa ra phơng pháp tiếp cận nhằm xây dựng một hệ thống
ngân hàng hoạt động an toàn, minh bạch và tuân thủ luật pháp sau những phân tích lôgíc về tiến trình tổng thể tái
cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Thái Lan, Hàn Quốc và Malaysia. Phơng pháp luận chiến lợc này bao gồm các giải
pháp cơ bản và thực thi một cách đồng bộ nhằm xây dựng một hệ thống tài chính - ngân hàng lành mạnh - huyết
mạch của nền kinh tế thị trờng. Cuối cùng, Luận án tập trung vào tính khả dụng của 3 giải pháp đối với Việt Nam
gồm: i) Cải cách thể chế, theo đó cải cách ngân hàng phải đợc tiến hành triệt để và đồng bộ với các lĩnh vực khác
của nền kinh tế, chú trọng đặc biệt đến tính độc lập của ngân hàng trung ơng. ii) Nâng cao năng lực tài chính của
các ngân hàng thơng mại. iii) áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro cũng nh các giải pháp giảm thiểu nợ xấu. Luận
án cho rằng quản lý nhà nớc đối với hệ thống ngân hàng thơng mại cần dựa trên nguyên tắc khách quan, điều


3
hoà lợi ích của các bên có liên quan và đảm bảo cân đối vĩ mô. Chống lại các hoạt động ngầm tay 3: nhà nớc -
ngân hàng - doanh nghiệp là chủ đề cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển trong tơng lai.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án đợc kết cấu thành 3
chơng:
Chơng 1: Bối cảnh của công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng ở các nớc Châu á.
Chơng 2: Cải cách hệ thống ngân hàng ở các nớc Châu á sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực.
Chơng 3: Bài học kinh nghiệm và những gợi ý chính sách cho Việt Nam trong quá trình đổi mới hoạt động ngân
hàng.


×